1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

document

25 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Trang 1

HOI DONG CHỈ ĐẠ0 XUẤT BAN _ e SACH XA, PHUONG, THI TRAN 3 % WONG Kién THUC KINH DOANH CƠBẢN DANH H0 NHA NÔNG = ee

NHA XUAT BAN NHA XUAT BAN

Trang 4

HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng TS NGUYÊN THẾ KỶ Phó Chủ tịch Hội đồng TS NGUYÊN DUY HÙNG Thành viên TS NGUYEN AN TIEM

TS KHUAT DUY KIM HAI

Trang 5

HA THI THANH MAI,

HỒ NGỌC CƯỜNG, TRẦN THỊ NHƯ NGỌC

(Biên soạn)

KIEN THUC

KINH DOANH CO BAN DANH CHO NHA NONG

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH NHÀ XUẤT BẢN

TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT VĂN HÓA DÂN TỘC

Trang 7

LOI NHA XUAT BAN

Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ Từ một nước thiếu đói triển miên, phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm vào những năm 80 của thế kỷ XX, chúng ta đã trỏ thành một trong

những nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu Những thành tựu to lớn đó có phần đóng góp quan trọng của nông dân - lực

thế giới về gạo, cà phê, thủy sản,

lượng sản xuất chính của ngành nông nghiệp

Tuy đã và đang đạt được những thành công đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nông dân Việt Nam

vẫn còn rất nghèo Thu nhập của phần lớn nông dân hiện nay rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với thu

nhập của người dân thành thị Nguyên nhân là: nông

dân sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, thời tiết khắc nghiệt nên không thuận lợi cho phát triển sản xuất; kết cấu

hạ tầng như đường sá, lưới điện, thông tin liên lạc, hệ

thống thủy lợi ở nông thôn chưa tốt Một nguyên nhân

Trang 8

như đất đai, nhân lực, giống, phân bón không hiệu quả; năng suất và chất lượng sản phẩm không cao;

không nắm bắt được các cơ hội thị trường,

Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất

ban Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn sách Kiến thức

binh doanh cơ bản dành cho nhà nông

Nội dung cuốn sách gồm hai phần, đề cập đến một số vấn đề chung về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; vai trò của kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh đối

với nhà nông: những nội dung cơ bản hướng dẫn nhà

nông quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp như thị trường nông sản, hình thành ý tưởng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất,

kinh doanh, tiến hành sản xuất

tiêu thụ sản phẩm,

tính toán kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quản lý rủi ro trong sản xuất, kinh doanh Đây là những kiến thức cơ bản, cần thiết và bổ ích về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ mang đến

những thông tin hữu ích cho nông dân, trang bị cho

nông dân những kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh cần thiết, từ đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao

thu nhập của nông dân, đặc biệt là những nông dân

nghèo ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 12 năm 2013

Trang 9

Phần I

KIEN THUC QUAN LY SAN XUAT,

KINH DOANH DOI VOI NHA NONG

1 Một số vấn dé chung về sản xuất, kinh

doanh nông nghiệp 1.1 Một số khái niệm - Sản xuất Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trên thị trường Để sản xuất ra một sản phẩm nhất định cần phải có ba yếu tố gồm: sức lao động của con người,

các công cụ lao động và đối tượng lao động Công cụ lao động là máy móc, dụng cụ dùng để truyền dẫn sức lao động của con người Ví dụ, nông dân

trông lúa cần phải có các công cụ lao động như

máy cày, cuốc, xẻng, máy bơm nước Đối tượng lao

động là các nguyên, nhiên, vật liệu cân thiết để tạo ra sản phẩm Chẳng hạn, để sản xuất lúa,

nông dân cần các loại nguyên, nhiên, vật liệu như

giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu

Trang 10

lao động tác động lên các nguyên, nhiên, vật liệu,

biến đổi chúng thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người

Ba câu hỏi quan trọng đối với bất kỳ người sản xuất nào là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản

xuất như thế nào? Do các nguồn lực đang ngày

càng trỏ nên khan hiếm, vì vậy người sản xuất phải cân nhắc rất kỹ lưỡng về việc mình sẽ lựa chọn sản phẩm nào để sản xuất thì sẽ có lợi nhất? Sản phẩm mình sản xuất ra sẽ phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình hay bán ra thị trường? Nếu sản

xuất để bán thì ai sẽ là người mua sản phẩm? Họ

có yêu câu gì về sản phẩm? Cân phải tiến hành sản xuất như thế nào để sản phẩm có chất lượng

phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nâng cao

năng suất, tiết kiệm chi phf?

- Kinh doanh

Theo Trần Đình Đằng và cộng sự (1996) “Kinh doanh là những hoạt động nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thương trường

Trang 11

Sản xuất và kinh doanh là hai hoạt động gắn

liền với nhau Nếu sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm thì kinh doanh là hoạt động cầu nối, giúp chu chuyển sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng Chẳng hạn, nếu bạn nuôi

cá và khi đến thời điểm thu hoạch, có những người thu mua đến mua cá của bạn và mang ra chợ bán thì hoạt động nuôi cá của bạn là hoạt động sản xuất, còn hoạt động của người thu mua là hoạt động kinh doanh Nhờ có hoạt động kinh doanh của người thu mua mà sản phẩm cá của bạn đã

đến được với người tiêu dùng

Để có thể đứng vững trên thị trường thì chất

lượng sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp cần đặt lên hàng đầu Giá cả là yếu tố quan trọng để người

mua cân nhắc có nên mua sản phẩm của bạn hay

không Tuy nhiên, nếu giá cả phù hợp nhưng chất

lượng sản phẩm không làm khách hàng hài lòng thì chắc chắn khách hàng sẽ không quay lại với bạn lần

thứ hai Vì vậy, để đứng vững trên thị trường, bạn

cần chú trọng tới chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

- Sản xuất, binh doanh nông nghiệp

Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp là hoạt

động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông

nghiệp và các hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp (nông sản) bao gồm các hoạt động từ sản xuất sản

Trang 12

phẩm, phân phối, chế biến đến tiêu thụ Quá trình này giúp chu chuyển nông sản từ đồng ruộng đến

tay người tiêu dùng cuối cùng Chẳng hạn, nông dân trông cà phê làm ra sản phẩm cà phê hạt Cà phê hạt được bán (phân phối) cho doanh nghiệp cà

phê Trung Nguyên Tại đây, doanh nghiệp chế biến

cà phê hạt thành cà phê hòa tan, cà phê bột và bán các sản phẩm này cho các siêu thị, các đại lý, sau đó sản phẩm được các siêu thị, đại lý cung cấp cho người tiêu dùng Các hoạt động trên là các hoạt

động sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê

Sản xuất, kinh doanh các hàng hóa phục vụ

sản xuất nông nghiệp bao gồm sản xuất, kinh

doanh các đầu vào như phân bón, thức ăn chăn

nuôi, giống cây, con, thuốc bảo vệ thực vật, máy

móc công cụ dùng trong sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, kinh doanh các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp có thể gồm các dịch vụ như làm đất,

thủy lợi, bảo vệ thực vật, tư vấn kỹ thuật

1.2 Dac điểm sản xuất, hinh doanh nông

nghiệp

- Đất đai là đầu uào chủ yếu, đặc biệt uà không

thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai là đầu vào vô cùng quan trọng trong

sản xuất nông nghiệp, vì nếu thiếu đất đai

Trang 13

đầu vào thông thường, đất đai không bị hao mòn trong quá trình sử dụng mà ngược lại còn có thể tăng độ phì, tăng chất lượng nếu sử dụng hợp lý Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả thì người

sản xuất cần phải thường xuyên cải tạo nhằm

tăng chất lượng đất Chẳng hạn, việc trông các cây họ đậu sẽ giúp tăng dinh dưỡng cho đất Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, tăng sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp nâng cao độ phì nhiêu cho đất

- Sản xuất phân bố trên không gian rộng uà

phân tán

Sản xuất nông nghiệp trải dài trên phạm vi

không gian rộng lớn nhưng phân tán Chúng ta

thấy rằng ở Việt Nam, tất cả các vùng miền từ Bắc

tới Nam, nơi nào có đất đai phù hợp cho sản xuất nông nghiệp nơi đó có sản xuất nông nghiệp Ở các tỉnh miền núi, địa hình thường bị chia cắt nên hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp phân tán Địa hình, đất đai, sinh vật, điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau hình thành nên các vùng sinh thái

khác nhau Vì thế, mỗi vùng có những lợi thế nhất định khi sản xuất những sản phẩm đặc thù của

vùng Vi du, rau cai 6 Sa Pa (Lào Cai), cam ở Hà

Giang, cà phê ở Tây Nguyên là các sản phẩm có lợi thế của các vùng Sản xuất nông nghiệp có không gian rộng nhưng phân tán sẽ dẫn đến chỉ phí vận

Trang 14

trong nội bộ một vùng sẽ khó khăn nếu hệ thống đường sá không tốt

- Sản phẩm sản xuất, bình doanh đa dạng, phong phú nhưng dễ hư hỏng

Nước ta là nước khí hậu nhiệt đới nên nông sản rất đa dạng và phong phú Mặt khác, hoạt động

chế biến nông sản đã làm tăng thêm sự phong phú của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu

khác nhau của người tiêu dùng Chẳng hạn, từ

gạo có thể chế biến thành bánh gạo, bột gạo, mì ăn

liền, bin, phd, bánh cuốn

Sản phẩm nông nghiệp là các sản phẩm tươi sống, nếu không được bảo quản, chế biến kịp thời sẽ bị giảm chất lượng và hư hỏng, dẫn đến tỷ lệ

thất thoát sau thu hoạch của nông sản rất lón Vì vậy, người sản xuất cũng như người kinh doanh

nông sản cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường của hầu hết các loại nông sản là thị

trường cạnh tranh hoàn hảo, tức là thị trường có rất

nhiều người bán và người mua, tất cả người mua và

người bán đều chấp nhận mức giá chung trên thị trường Thị trường gạo, ngô, thịt lợn, thịt bò là thị

trường cạnh tranh hoàn hảo Vì vậy, nếu sản xuất,

kinh doanh những sản phẩm này, thì không thể tùy tiện đưa ra một mức giá cao hơn giá thị trường mà ngược lại, phải chấp nhận giá thị trường

Trang 15

- San xudt kinh doanh néng nghiép mang tinh thoi vu

Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp mang tính

thời vụ bởi đối tượng của sản xuất nông nghiệp là

các cây trồng, vật nuôi - các sinh vật Mỗi sinh vật sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng

và chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường Vì thế, trong sản xuất

nông nghiệp mọi sự tác động của con người vào sinh vật không nên quá ngưỡng chịu đựng của từng loại sinh vật! Chẳng hạn, cây lúa có một ngưỡng hấp thu dinh dưỡng nhất định Vì vậy, nếu bạn bón quá 15 kg phan NÑPK cho một sào lúa

sẽ dẫn đến hiện tượng “lúa lốp”, tức là lúa rất tốt lá nhưng không có nhiều bông

Hay một ví dụ khác, mùa vải thiểu Thanh Hà (Hải Dương) thường bắt đầu từ tháng 6 cho đến

tháng 7 hằng năm Vì vậy, việc bạn muốn ăn quả

vải thiểu Thanh Hà còn tươi vào tháng 10 là một việc không thể thực hiện được bởi tháng 10 đã hết thời vụ vải chín Nếu bạn là người kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, bạn sẽ rất khó khăn khi bán thuốc chống nấm, chống nứt quả cho người trông vải vào thời điểm này vì họ không còn cần

1 Xem Đỉnh Văn Đân, Dương Văn Hiển, Nguyễn Thị Minh Thu: Gido trinh bình tế ngành sản xuất, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2010

Trang 16

đến chúng nữa Ví dụ này cho thấy, việc sản xuất

sản phẩm nông nghiệp và cung ứng các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ

1.3 Hoạt động sản xuất, binh doanh hộ

gia đình, trang trại

- Sự khác nhau giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh hộ gia đình uà trang trại

Hộ nông dân, trang trại đều là những tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phổ

ày đều

biến ở nước ta hiện nay nhưng mỗi đơn vị

mang những đặc điểm riêng biệt

Xét trên phương diện về quy mô, trình độ tổ chức và mức độ tham gia thị trường của trang trại có mức cao hơn so với hộ gia đình Đồng thời, trang trại sử dụng nhiều lao động đi thuê hơn hộ

Trang 17

Loại tổ chức Hộ Trang trại Tiêu chí

4 Tư liệu sản xuất | Chủ yếu tự có Chủ yếu thuê mướn, tư liệu sản xuất tiên tiến

5 Mức độ tham gia | Thấp Cao

thị trường

6 Đăng ký khh doanh | Hộ hoạt động công | Có thể đăng ký cấp nghiệp - tiểu thủ công | gấy chứng nhận trang nghiệp, thương mại - | trại nhưng không bắt dịch vụ thì phải có| buộc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện

Bên cạnh những nét khác biệt trên, trang trại được xác định sự khác biệt về quy mô thông qua

Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ra ngày 13-4-

2011 Theo đó, trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông

sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu

giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong

năm (nông sản hàng hóa là sản phẩm nông

Trang 18

cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp

Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được quy

định tại Điều 5 của Thông tư số 27/2011/TT-

BNNPTNT bao gồm:

(1 Trang trại trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,

sản xuất tổng hợp phải đạt: Diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam

Bộ và đồng bằng sông Cửu Long 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại; giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm (2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải

đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu

déng/nam trở lên; (3) Đối với cơ sở sản xuất lâm

nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị

sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu

đồng/năm trở lên

- Nội dung hoạt động sản xuất, bình doanh hộ

gia đình, trang trại

Sản xuất kinh doanh là quá trình phối hợp đầu

vào, tiến hành sản xuất đến khâu tiêu thụ sản

phẩm Tuy nhiên, gắn liền với việc sản xuất (phối

hợp đầu vào, tiến hành sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến ) và tiêu thụ thì những khâu đầu

tiên người sản xuất cần chú trọng là tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm hiểu khách hàng, lập kế hoạch

Trang 19

hiệu quả sản xuất cũng như quản lý rủi ro là không thể thiếu

- Yêu câu uê quản lý hoạt động sản xuất, bình

doanh nông nghiệp quy mô hộ gia đình, trang trại

Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nông

nghiệp trong các nông hộ và các trang trại là việc ra các quyết định trong tổ chức và sản xuất,

kinh doanh nhằm tối đa hóa kết quả và hiệu quả

sản xuất

+ Yêu cầu đối với người quản lý

s Người quản lý cần có kiến thức quản lý kinh

tế và kiến thức sản xuất, kinh doanh

Trong các hộ gia đình và trang trại hiện nay ở

Việt Nam, người quản lý thường là chủ hộ hoặc

chủ trang trại Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, mức độ tham gia thị trường của các nông hộ, trang trại đang ngày càng tăng lên Để đáp ứng những đòi hỏi từ thị trường, người quản lý sản xuất, kinh doanh trong nông hộ và trang

trại cần có những kiến thức nhất định về sản

xuất, kinh doanh nông nghiệp và quản lý kinh tế Để sản xuất, kinh doanh có lãi, người quản lý phải có những hiểu biết về thị trường, biết tìm hiểu nhu cầu thị trường để xác định sản phẩm mà

mình nên sản xuất, kinh doanh, xác định thời

điểm bán, giá cả, phương pháp bán hàng như thế nào thì có lợi Người quản lý cũng cần phải biết

Trang 20

trông, vật nuôi ma mình sản xuất, kinh doanh để

sử dụng các đầu vào hiệu quả nhất Bên cạnh đó, để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chỉ phí, người quản lý cũng cần có những kinh

nghiệm nhất định trong lập kế hoạch, tính toán

kết quả và hiệu quả sản xuất, quản lý lao động,

đất đai, vốn, các tài sản khác và quản lý rủi ro

© Người quản lý cần có các kỹ năng mềm Để điều hành tốt quá trình sản xuất, bên cạnh

kiến thức quản lý kinh tế và sản xuất, kinh

doanh, người quản lý cần có các kỹ năng mềm như: kha nang dan dat, lãnh đạo người khác; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tuyên truyền vận động

Các kỹ năng này sẽ giúp người quản lý tạo ra sự gắn bó giữa người quản lý với các thành viên trong hộ, trang trại, từ đó giúp tăng năng suất lao

động, tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh

doanh Những kỹ năng này cũng giúp người quản lý luôn thành công trong các cuộc đàm phán, trao

đổi với đối tác, giúp người quản lý xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác

+ Yêu cầu đối với cơng tác quản lý

© Các quyết định sản xuất, kinh doanh cần có

sự ủng hộ, đồng thuận của các thành viên trong hộ gia đình hay trang trại

Là chủ hộ hay chủ trang trại tức là bạn đang ở

vị trí một người quản lý Làm thế nào để thực hiện thành công những quyết định sản xuất, kinh doanh

Trang 21

ma ban dang du dinh ap dung cho hé gia dinh hay trang trại của mình? Trước khi bắt tay vào thực hiện quyết định, bạn hãy thông báo, bàn bạc với các thành viên trong hộ, trang trại để lắng nghe ý kiến từ họ, tạo được sự ủng hộ của người lao động Bên cạnh đó, khi người lao động được tham gia

vào việc ra quyết định, các quyết định được đưa ra sẽ là những quyết định có tính khả thì cao

« Hoạt động quản lý cần được tiến hành

thường xuyên, linh hoạt

Hoạt động quản lý cần được thực hiện một cách đều đặn Chẳng hạn, trong quản lý tài chính

nên có sự theo dõi, ghi chép tình hình thu chỉ của

từng ngày bởi nếu không sẽ bỏ sót các khoản thu chi, nhất là khi có nhiều việc phải làm cùng lúc

sẽ có thể quên mất các khoản thu chỉ chưa kịp ghi vào sổ sách Khi có một trang trại lớn phải

thuê nhiều lao động không thường xuyên, nếu

không lập kế hoạch sử dụng lao động cho từng tháng, thậm chí là từng tuần, từng ngày, trang

trại có thể sẽ bị thiếu lao động Nếu không ghi chép, thống kê số lượng lao động của từng ngày

và đánh giá khối lượng công việc mà họ hoàn thành từng ngày sẽ không thể biết trang trại đã

sử dụng bao nhiêu lao động và cần bao nhiêu tiền để trả công cho lao động

Hoạt động quản lý cần linh hoạt Môi trường sản

Trang 22

của thị trường, sự thay đổi chính sách của chính

phủ là lý do bạn luôn phải thay đổi, điều chỉnh hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của mình

Chẳng hạn, bạn đã là người tiên phong, người đầu

tiên sản xuất dế thương phẩm trong vùng Nhờ đó,

bạn đã gặt hái rất nhiều thành công trong kinh

doanh Nhưng về sau, có rất nhiều người trong vùng cũng nuôi đế như bạn và bạn phải đối mặt với nguy

cơ dế bán ra không có người mua Bạn có thể làm gì để xoay chuyển tình thế? Trong trường hợp này, bạn

phải thay đổi hướng kinh doanh Thay vì dừng sản xuất, bạn hãy chế biến dế thành các món ăn ngon để

bán cho khách hàng

2 Vai trò của kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh đối với nhà nông

lKiến thức sản xuất, kinh doanh cơ bản là rất

cần thiết đối với nông dân vì những lý do sau:

3.1 Nắm bắt tốt hơn các cơ hội thị trường

Kiến thức sản xuất, kinh doanh cơ bản sẽ giúp

nông dân tận dụng được các cơ hội thị trường Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế gi

(WTO) đã mỏ ra những cơ hội xuất khẩu nông sản

Trang 23

sản xuất những sản phẩm hướng tới xuất khẩu như gạo, cà phê, hạt điều, thủy hải sản luôn có lợi

vì so với giá bán trong nước, giá xuất khẩu những mặt hàng này luôn cao hơn Tuy vậy, để sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới,

nông dân cần phải biết hình thành các ý tưởng

sản xuất, kinh doanh để lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất Đồng thời, những

kiến thức về thị trường và sự hiểu biết về nhu câu

của khách hàng sẽ giúp nông dân tiêu thụ sản

phẩm dễ dàng hơn trong khi vẫn duy trì được mức

giá hợp lý

3.3 Sử dụng đầu uào hiệu qua

Nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo thường thiếu các đầu vào như đất đai, lao động, vốn

Đầu vào hạn chế là lý do vì sao nông dân cần sử

dụng chúng một cách có hiệu quả nhất Khi hình

thành được một ý tưởng kinh doanh tốt, có nghĩa

là nông dân lựa chọn được cây trồng, vật nuôi hay loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng

về đầu vào của gia đình và nguồn lực của địa phương Các kiến thức về lập kế hoạch sản xuất,

trong đó có lập kế hoạch sử dụng và huy động đầu vào sẽ giúp cho nông dân luôn chủ động

được đầu vào, có đủ đầu vào trong sản xuất và tiết kiệm được chỉ phí đâu vào Những hiểu biết về đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh

Trang 24

doanh sẽ giúp nông dân tính toán được doanh thu, chi phí và lợi nhuận Khi tính được các chỉ

tiêu này nông dân sẽ trả lời được câu hỏi các đầu

vào đã được sử dụng hiệu quả chưa, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp

3.3 Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất là một trong số những kiến thức sản xuất, kinh doanh cơ bản mà nông dân cần được

trang bị Ngày nay, khi mức sống của người tiêu

dùng đang dần tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm

có chất lượng cao ngày càng lớn Những hiểu biết

về hoạt động quản lý quá trình sản xuất, quá trình bảo quản, chế biến sẽ giúp nông dân duy trì

và nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Có như

vậy, nông sản sản xuất ra không những cạnh

tranh được trong nước, mà còn cạnh tranh được

trên thị trường quốc tế

3.4 Hạn chế được các rủi ro trong sản xuất, hình doanh

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực luôn gặp rủi

ro Vì vậy, những kiến thức sản xuất, kinh doanh cơ bản, trong đó có kiến thức về quản lý rủi ro sẽ giúp nông dân hạn chế được khả năng xảy ra rủi

ro và thiệt hại đồng thời biến rủi ro thành những

cơ hội

Trang 25

3.5 Tăng thu nhập, lợi nhuận

Khi nông dân nắm bat được các cơ hội thị

trường, sử dụng đầu vào có hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế được các rủi ro

Ngày đăng: 19/04/2022, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN