1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH hương hải hạ long

67 214 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 157,17 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt độngkinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động nhất định như là tiền đề bắt buộ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt độngkinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động nhất định như là tiền đề bắt buộc.Vốn lưu động có vai trò, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũngnhư hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xuhướng quốc tế hóa ngày càng cao và sự kinh doanh trên thị trường càng mạnh mẽ Dovậy nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh nhất là nhu cầu vốn dài hạn củacác doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn Trong khi nhu cầu về vốn lớnnhư vậy thì khẳ năng tạo lập và huy động vốn của doanh nghiệp lại bị hạn chế Vì thếnhu cầu đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quảnhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-Hệ thống các lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động tại công ty TNHHHương Hải Hạ Long

- Phân tích thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH HươngHải Hạ Long

- Trên cơ sở kết quả phân tích được, đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trịvốn lưu động tại công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: vốn lưu động tại công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu tại công ty TNHH HươngHải Hạ Long số 22, lô C, khu biệt thự sân vườn, Cái Dăm, Bãi Cháy, Hạ Long, QuảngNinh, Việt Nam

+ Thời gian nghiên cứu: các số liệu được thu thập trong giai đoạn 2013-2015

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thống kê các thông tin, số liệu cấn sửdụng trong đề tài như quá trình thành lập và phát triển của công ty, báo cáo kết quảkinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013-2015của công ty TNHH Hương Hải Hạ Long để tiến hành phân tích

- Phương pháp xử lý số liệu: trên cơ sở số liệu đã được thu thập, tiến hành đánhgiá thực trạng công tác quản tri vốn lưu động tại công ty Từ đó đề ra các biện phápnhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công tyTNHH Hương Hải HạLong

5 Kết cấu của chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì được chia làm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH HươngHải Hạ Long

Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHHHương Hải Hạ Long

Do thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu không thật đầy đủ nên đề tài không tránhkhỏi thiếu xót Em rất mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp để đề tài có ýnghĩa thực tiễn cao hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô Hoàng Hải Yến,cùng sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty TNHH Hương Hải Hạ Long,các anh chị nhân viên phòng kế toán, phòng kinh doanh,…đã giúp em hoàn thành đềtài này

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI HẠ LONG 1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Tên công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI HẠ LONG Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : HUONG HAI HA LONG COMPANYLIMITED

Tên công ty viết tắt: HUONG HAI HA LONG CO.,LTD

Giám đốc công ty: BÙI ĐỨC LONG

Trụ sở chính: Tổ 2, khu 2, Vườn Đào, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long , T QuảngNinh, Việt Nam

Văn phòng đại diện: Số 22, lô C, khu biệt thự sân vườn, Cái Dăm, p Bãi Cháy, tp

Hạ Long , Quảng Ninh, Việt Nam

Trang 4

+ Tổ chức tốt công tác cán bộ, đào tạo một đội ngũ bán hàng có trình độ chuyênmôn cao Tạo điều kiện làm việc thân thiện và hiệu quả cho nhân viên Chế độ lươngthưởng được quan tâm đúng mức và đầy đủ

+ Hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường và các tổ chức từ thiện địa phương.Khuyến khích những đóng góp vào lĩnh vực y tế, giáo dục, tái đầu tư vào các cộngđồng địa phương nhằm trở thành một phần có trách nhiệm trong sự phát triển củangành du lịch Việt Nam

+ Quản lý và sử dụng tối đa hiệu quả vốn, bảo toàn và phát triển vốn, không ngừngnâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Và hội nhập trên thịtrường nước ngoài

- Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dướiquyền mình Theo cơ chế này là thể hiện chế độ một thủ trưởng

- Kiểu tổ chức này giản đơn, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng đòi hỏi người cán

bộ quản lý phải có năng lực toàn diện

Trang 5

GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN

KẾ HOẠCH

BỘ PHẬN THỐNG KÊPHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN BỘ PHẬN KINH

DOANHCHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRI

- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được áp dụng theo nguyên tắc tập

chung dân chủ thống nhất từ trên xuống dưới

(Nguồn: www.huonghaihalong.com)

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

+ Chủ tịch hội đồng quản trị : là người có quyền hành cao nhất trong công ty,

cũng là người có số cổ phần cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanhcủa công ty theo đúng kế hoạch đề ra, theo đúng điều lệ của công ty, đúng chính sáchpháp luật của nhà nước có trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty

+ Giám đốc :là người có quyền hạn cao thứ 2 trong công ty đứng ra xây dựng triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh; kiểm soát việc thực hiện quyết định

lương phụ cấp với người lao động trong công ty, kiểm soát viêc thưc hiện kế hoạchkinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng

Trang 6

mua bán, hợp đồng kinh tế dao dịch trực tiếp kí kết phải thực hiện bằng văn bản có giátrị

+ Phó giám đốc : do giám đốc bổ nhiệm và là người thay thế giám đốc thực hịên

chức năng quản lý công ty khi giám đốc đi công tác Giúp giám đốc bàn bạc nhữngchiến lược và những kế hoạch quan trọng nhằm đảm bảo công ty hoạt động có hiệuquả

+ Bộ phân kinh doanh: là nơi tham mưu cho giám đốc về chỉ tiêu kế hoạch, chiến

lược của cômg ty, chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số kế hoạch của phòng do công ty

đề ra Lập kế hoạch phương án chỉ tiêu thực hiện theo quý, năm về doanh số cho công

ty Có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng kế hoạch với các phòng ban

+ Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính kế toán của công ty

theo đúng chế độ quy định Thực hiện ghi chép đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty tham mưu chogiám đốc trong lĩnh vực tài chính của công ty

+ Bộ phận thống kê: có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm tra tổ chức thực hiện kế

hoạch và điều hành quá trình nhập xuất hàng hóa

+ Bộ phân kế hoạch: chịu trách nhiệm về việc thực hiện và báo giá cho từng đơn

đặt hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản báo giá, tổ chức thực hiện đơn đặthàng, theo dõi tiến độ xử lý các sự cố phát sinh

Trang 7

Năm 2015

So sánh 2014/2013 2015/2014

- Lượng khách du lịch tăng liên tục từ năm 2013 đến 2015: năm 2013 lượng khách

du lịch là 5.870 người, đến năm 2014 tăng thêm 3.156 khách, tăng 52,9%; năm 2015lượng khách lại tiếp tục tăng thêm 1.281 người, tăng 14,27%

- Tổng số vốn cũng tăng qua 3 năm: vốn tăng mạnh nhất là từ năm 2013 đến 2014,

2013 vốn chỉ có 38,267 tỷ nhưng đến năm 2014 tăng thêm 15,372 tỷ, tăng 40,17 %

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần qua mỗi năm: 2014 là 30,772

tỷ, giảm 3,585 tỷ so với 2013, tương ứng mức giảm 10,4 %; 2015 so với 2014, doanhthu giảm khá nhiều 22,239 tỷ, giảm 72,3%

- lợi nhuận năm 2014 tăng 2,17, tăng 34,7 % so với năm 2013 Nhưng đến năm

2015 lợi nhuận giảm 6,11 tỷ tương ứng 72,5%

- Thu nhập bình quân 1 lao động năm 2013 chỉ có 2,221 triệu đ, nhưng đến năm

2014 đã là 2,834 triệu đ, tăng 27,7%; 2015 thu nhập là 3,473 triệu đ, tăng 22,6% so với2014

Trang 8

1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty

+ Khai thác và chế biến khoáng sản: Hương Hải đầu tư vào lĩnh vực công nghiệpkhai thác khoáng sản, tập trung khai thác vôi và chế biến thành một số sản phẩm phục

vụ công nghiệp luyện kim, hóa chất, xây dựng, bảo vệ môi trường…ngành này có quan

hệ mật thiết và hỗ trợ rất nhiều cho các ngành dịch vụ của công ty Hương Hải đã đầu

tư cho ngành này các máy xúc, xe cẩu nhỏ, thuyền cỡ lớn chuyên chở khoáng sản, rấtnhiều máy móc thiết bị hỗ trợ, phân xưởng, dây truyền sản xuất Ngành này mang tínhchất hỗ trợ các ngành khác nên chiếm tỷ trọng thấp nhất: năm 2013 là 21,19% năm

2014 là 19,86%, năm 2015 là 11,58%

+ Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp: đáp ứng nhu cầu ăn uống,nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, Hương Hải đã mở rộng liên doanh liên kết với các nhàhàng, khu nghỉ dưỡng, khu mua sắm trên địa bàn để có được một chuyến du lịch trọnvẹn nhất cho du khách Dịch vụ này cũng tương đối quan trọng: năm 2013 chiếm tỷtrọng 32,03%, 2014 chiếm 34,14%, 2015 chiếm 32,56%

Bảng 1.2 Tỷ trọng ngành kinh doanh của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

Trang 9

Nhận yêu cầu Phân tích và tư vấn

Tổ chức hoạt động, dịch vụ

Lập kế hoạch và báo giá

Kết thúc tour Chuẩn bị tour

Ký hợp đồng

(Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Hương Hải Hạ Long)

1.4.2 Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ

Công ty TNHH Hương Hải là công ty kinh doanh dịch vụ Sau đây là quy trìnhhoạt động kinh doanh của 1 tour du lịch:

(Nguồn: huonghaihalong.com)

Sơ đồ 1.2 Quy trình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty Hương Hải

Doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ (tỷ đ)

Tỷtrọng(%)

Doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ (tỷ đ)

Tỷtrọng(%)

Doanh thubánhàng vàcung cấpdịch vụ (tỷđ)

Tỷtrọng(%)

Trang 10

-Nhận yêu cầu: Nhân viên tư vấn nhận yêu cầu của khách hàng để biết nhu cầukhách hàng về chất lượng, hình thức tour, loại phương tiện, dịch vụ, những yêu cầuriêng của khách hàng,… nhân viên cũng phải xác định được số người du lịch, ngày giờchuyến đi

-Phân tích và tư vấn: Dựa trên những yêu cầu của khách hàng, nhân viên tư vấn sẽtổng hợp lại để đưa ra tour du lịch thích hợp nhất Bên cạnh đó, nhân viên cũng cầnđưa ra gợi ý về một số tour đang được khuyến mãi hay một số sự kiện sắp tổ chức đểkhách hàng nắm rõ hơn về công ty

-Lập kế hoạch, báo giá: Cung cấp cho khách hàng thông tin cụ thể về ngày giờ, lộtrình, các hoạt động khách được tham gia,….để khách hàng có thời gian chuẩn bị

- Ký hợp đồng: sau khi xác nhận đầy đủ thông tin, khách hàng có nhu cầu sử dụngdịch vụ, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng

Thủ tục ký hợp đồng cần phải tiến hành nhanh gọn, chính xác, đảm bảo quyền lợicủa khách hàng cũng như của công ty

-Chuẩn bị tour: khâu này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận, bộ phận kếhoạch lên kế hoạch tổ chức làm hài lòng mong muốn của khách, tạo sự mới mẻ chotour du lịch; bộ phận kinh doanh lên kế hoạch và có những biện pháp cụ thể để manglại doanh thu từ hoạt động bán hàng; bộ phận kĩ thuật đảm bảo tàu thuyền, phương tiệnđường bộ, các cơ sở vật chất,…không bị hỏng hóc

-Tổ chức hoạt động, dịch vụ: khâu quan trọng nhất để quảng cáo hình ảnh công ty

Bộ phận kế hoạch cần có những chiến lược mới, sáng tạo để hấp dẫn du khách, bêncạnh đó cũng cần sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ công nhân công ty

-Kết thúc tour: xin ý kiến đánh giá, đề xuất của khách hàng để công ty có thể hoànthiện hơn Tạo ấn tượng tốt đẹp, gửi lời chào Hứa hẹn những đổi mới hấp dẫn chochuyến du lịch lần sau

1.4.3 Tình hình lao động, tiền lương

Tình hình lao động:

Trang 11

- Nhân viên công ty đều được tuyển chọn kỹ lưỡng đảm bảo có trình độ năng lựccao, có kĩ năng kĩ thuật tốt, khả năng giao tiếp, ngoại hình ưa nhìn, năng động linhhoạt, có sức khỏe, nhiệt huyết với công việc.

- Nhân viên cũng thường xuyên được tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ do công

ty tổ chức

- Thời gian làm việc là 8h/ ngày, làm việc luân phiên, làm theo ca để đảm bảophục vụ khách hàng 24/24

Trang 12

Bảng 1.3 Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

Trang 13

Nhận xét:

- Nhìn chung từ năm 2013 đến năm 2015, cơ cấu lao động theo giới tính củaCông ty có tỷ lệ lao động nam và nữ là ngang nhau, cụ thể tỷ lệ nam - nữ lần lượtnhư sau: 2013 là 51% - 49%, 2014 là 52% - 48%,2015 là 50% - 50% Và lượng laođộng nam nữ cũng được phân bố tương đối đồng đều ở mỗi bộ phận và nhiệm vụkhác nhau Nhân viên công ty có trình độ khác nhau phù hợp với từng vị trí Trong

đó 100% cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kĩ thuật, nhân viên kếhoạch, kế toán có trình độ trên Đại học

- Tuy không biến động nhiều, nhưng từ 2013 đến 2015 Công ty vẫn có sự thayđổi về lượng lao động

+ Tổng số lao động tăng dần qua mỗi năm: Năm 2013 là 37 lao động, đến 2014

là 46 lao động, tăng 9 lao động, năm 2015 tăng 2 lao động, nâng tổng số lao độngcủa Công ty lên thành 48 lao động

+ Từ năm 2013 đến 2014, cán bộ quản lý, nhân viên kế hoạch, nhân viên kĩthuật, kế toán không thay đổi, nhân viên kinh doanh và nhân viên sản xuất đều tăng

2 lao động thành 5 nhân viên kinh doanh và 7 nhân viên sản xuất: từ năm 2014 đến

2015 nhân viên kĩ thuật và kế toán không đổi, cán bộ quản lý, nhân viên kế hoạch

và nhân viên kinh doanh giảm 1, nhân viên sản xuất giảm 2, hiện tại chỉ còn 1 nhânviên quản lý, 3 nhân viên kế hoạch, 4 nhân viên kinh doanh và 5 nhân viên sản xuất.+ Nhân viên phục vụ và bảo vệ đều tăng dần số lượng qua các năm: năm 2014

bổ sung thêm 2 nhân viên phục vụ và 2 nhân viên bảo vệ so với 2013: năm 2015 có

20 phục vụ và 10 bảo vệ, tăng 5 phục vụ và 2 bảo vệ so với 2014

=>Như vậy cơ cấu lao động thay đổi nhưng vẫn đảm bảo cân bằng giới tính dođặc thù ngành du lịch cần cả nam và nữ Năm 2014 do đầu tư tàu du lịch Hương HảiSealife nên thu hút thêm khách du lịch, việc tăng nhân viên kd và tăng nhân viên sx

là hợp lý Năm 2015, nhận thấy các ngành nghề của công ty có thể kết hợp tốt chonhau để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất nên cần một người

có trình độ cao có thể bao quát tất cả các khâu, nên công ty quyết định chỉ giữ lạimột cán bộ quản lý Nhu cầu cuộc sống càng cao, khách du lịch tăng, lượng phục vụ

Trang 14

và bảo vệ cũng tăng theo để đảm bảo cung ứng kịp thời các dịch vụ cho khách hàng.Đây cũng là một quyết định đúng đắn của Công ty.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.947 0 0

(Nguồn: bảng cân đối kế toán)

Trang 15

+ Năm 2014, tài sản cố định hữu hình có giá trị 40,174 tỷ đ, giá trị hao mòn là1.091 tỷ đ; tài sản cố định vô hình có nguyên giá là 2,500 tỷ đ, không có hao mòn.+ Năm 2015, tài sản cố định hữu hình có giá trị là 40,108 tỷ đ trong đó nguyêngiá là 40,111 tỷ đ, hao mòn luỹ kế khá lớn là 3,055 tỷ đ; tài sản cố định vô hình cógiá trị 4,150 tỷ, tăng gần 2 tỷ đ so với 2014, không có hao mòn.

Nhìn chung cơ sở vật chất của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long tươngđối hiện đại, kỹ thuật tiên tiến phù hợp với sự tăng trưởng cả về mặt lượng và chấtcủa Công ty

- Các khoản mục của công ty gồm: đầu tư ngắn hạn và dài hạn

+ Đầu tư ngắn hạn gồm: đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư ngắnhạn

+ Đầu tư dài hạn gồm: bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tưvào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư

Trang 16

Bảng 1.5 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty ( Đơn vị: tỷ đ)

Số tiền(tỷ đ)

Tỷ trọng(%)

Sốtiền(tỷ đ)

Tỷtrọng(%)

Sốtiền(tỷ đ)

Tỷtrọng

+ Tài sản: năm 2013 là 58,267 tỷ đồng, đến 2014 là 53,639 tỷ đồng, giảm 4,

628 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 7,94%, năm 2015 tăng 3,643 tỷ đồng, tăng6,79%

+ Nguồn vốn: Năm 2013 là 51,993 tỷ đồng đến 2014 là 53,639 tỷ đồng,tăng1,646 tỷ đồng, tăng 3,17%, năm 2015 là 57,282 tỷ đồng, tăng 3,643 tỷ đồng,tăng 6,79%

- Tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn qua từng năm như sau:

+Tài sản có ngắn hạn và dài hạn

Năm 2013, tài sản ngắn hạn chiêm 30,86, tài sản dài hạn chiếm 69,13%

Trang 17

Năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 20,4%, tài sản dài hạn chiếm 79,6%

Năm 2015, tài sản ngắn hạn chiếm 22,7%, tài sản dài hạn chiếm 77,3%

=> Như vậy tài sản ngắn hạn và dài hạn mỗi năm đều có sự thay đổi, nhưng cóthể thấy tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong công ty Công ty đã chú trọngtới việc đầu tư cho những tài sản sử dụng lâu dài, không phải thay mới thườngxuyên, sử dụng được nhiều năm

+ Nguồn vốn gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu

Năm 2013, vốn vay chiếm 20,2%, vốn chủ sỡ hữu chiếm 79,8%

Năm 2014, vốn vay chiếm 27,3%, vốn chủ sỡ hữu chiếm 72,7%

Năm 2015, vốn vay chiếm 21,0%, vốn chủ sỡ hữu chiếm 79,0%

=> Nguồn vốn vay của công ty qua các năm đều chỉ hơn 20%, nhưng vốn chủ

sở hữu lại rất cao, trên 70% Điều này cho thấy công ty rất chủ động về vốn,có thể

tự huy động vốn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào việc đi vay, nên công ty cóthể đứng vững trước những biến đổi bất thường

Trang 18

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI HẠ LONG 2.1 Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động trong các doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về đối tượng lao động vàtiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo,thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ hoặc là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sảnxuất và tài sản lưu thông ứng ra bằng số vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trìnhtái sản xuất được thực hiện thường xuyên liên tục Vốn lưu động luân chuyển giá trịtoàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sảnxuất

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuấtkinh doanh Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận độngcủa vật tư Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vất

tư Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâunhiều hay ít Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh sốlượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưuthông có hợp lý hay không Vì thế, thông qua tình hình luân chuyển vốn luu độngcòn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sàn xuất và tiêu thụ củadoanh nghiệp

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia Tại doanhnghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hện chặt chẽ vớinhững chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp Doanh nghiệp đảm bảo đầy dủ.kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bố vốn hợp lý trên cácgiai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thì với số vốn ít nhất cóthể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm là điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 19

2.1.2 Ý nghĩa, vai trò của vốn lưu động

2.1.2.1 Ý nghĩa của vốn lưu động

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có

ba yếu tố đó là vốn, lao động và kỹ thuật – công nghệ Cả ba yếu tố này đều đóngvai trò quan trọng song vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu Bởi vì hiện nay,đang có một nguồn lao động dồi dào, việc thiếu lao động chỉ xảy ra ở các ngànhnghề cần đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng vấn đề này có thể khắc phục được trongmột thời gian ngắn nếu chúng ta có tiền đề để đào tạo lại Vấn đề là công nghệ cũngkhông gặp khó khăn phức tạp vì chúng ta có thể nhập chúng cùng kinh nghiệm quản

lý tiên tiến trên thế giới, nếu chúng ta có khả năng về vốn, ngoại tệ Như vậy yếu tố

cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệuquả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnhtranh Đáp ứng yêu cầu công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu

mă sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ cóhạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêutăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nângcao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động…vìkhi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy

mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của ngườilao động ngày càng cải thiện Điều đó giúp cho năng suất lao động ngày càng đượcnâng cao, tạo sự phát triển của doanh nghiệp và các ngành khác có liên quan Đồngthời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho nhà nước

Thông thường các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định bằngcách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như doanhthu, lợi nhuận… với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được kết quả đó Hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được kếtquả cao nhất Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp làm cho chi

Trang 20

phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà đem lại kết quả cuối cùngcao nhất.

2.1.2.2 Vai trò của vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhàxưởng… Doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền mặt nhất định để mua sắm hànghóa, nguyên vật liệu… cho quá trình sản xuất

- Vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để công ty đi vào hoạt động hay nói cáchkhác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được tiến hànhthường xuyên liên tục Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trìnhmua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của công ty

- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định quy mô hoạt động của công ty.Trong nền kinh tế thị trường, công ty hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nênkhi muốn mở rộng quy mô của công ty phải huy động phải huy động một lượng vốnnhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa Vốn lưu động còn giúpcông ty chớp được thời cơ kinh doanh bà tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty

- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm dođặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Gía trị hàng hóa bán rađược tính trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợinhuận

=> Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóabán ra

2.1.3 Phân loại vốn lưu động.

2.1.3.1 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: giá trị nguyên vật liệu chính – phụ,công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Gía trị sản phẩm dở dang bán thành phẩm,các khoản chi phí chờ kết chuyển

- Vốn trong khâu lưu thông: Gía trị tiền mặt, các khoản trong tiền, các khoản

Trang 21

đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn.

Ý nghĩa: Cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâucủa quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưuđộng hợp lý, hiệu quả sử dụng cao nhất

2.1.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện

- Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thànhphẩm

- Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Ý nghĩa: Giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và

khả nằn thanh toán của doanh nghiệp

2.1.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn

- Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt

- Vốn vay: Vay ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính khác, vay thôngqua phát hành trái phiếu

Ý nghĩa:

- Giúp đánh giá cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay.

+ Vốn chủ sở hữu: Đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính

+ Vốn vay: Chi phí tăng > Thuế TNDN phải nộp sẽ ít hơn

- Đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp

2.1.3.4 Phân loại theo nguồn hình thành

- Vốn điều lệ

- Vốn tự bổ sung

- Vốn hình thành từ liên doanh liên kết

- Vốn đi vay

- Vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Ý nghĩa : Cho thấy cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong

kinh doanh Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụngcủa nó Doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí

Trang 22

- Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thường là để đáp ứngcác nhu cầu thương ngày trong giao dịch như: mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanhtoán các khoản chi phí cần thiết Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứngphí với những bất thường chưa dự đoán được và động lực trong việc dự trữ tiền mặttrong các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.

- Việc duy trì một mức dữ trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo cho doanh nghiệp cóđiều kiện thu được chiết khấu trên hàng hóa mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ sốthanh toán nhanh của doanh nghiệp

- Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trongcác thời kỳ trước, song việc quản trị vốn bằng tiền mặt không phải là một công việcthụ động

Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo cho doanhnghiệp có đủ lượng vốn tiền mặt dữ trữ cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu thanhtoán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số tiền hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãisuất hoặc tỷ giá hối đoái và tối đa hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời

2.1.4.2 Quản trị hàng tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ:

- Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ

đẻ sản xuất hoặc bán ra sau này Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữthường ở 3 dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang,các thành phẩm chờ tiêu thụ Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loạitài sản dự trữ trên có khác nhau

Trang 23

- Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng,không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kểtrong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

+ Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu nhiên liệu thường phụ thuộc vào:quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp,khả năng sẵn sang cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận chuyển

và giá cả các loại nguyên vật liệu

+ Đối với tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào:đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm,

độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất củadoanh nghiệp

+ Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thương chịu ảnh hưởng bởi cácnhân tố như: sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ:

Phương pháp tổng chi phí tối thiểu:

- Mục tiêu của quản trị vốn tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hóa các chi phí dựtrữ tài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh được hoạt động bình thường

- Việc lưu giữ một lương hàng tồn kho làm phát sinh các chi phí Tồn khocàng lớn, vốn tồn kho càng lớn thì không thể sử dụng cho các mục đích khác và làmtăng chi phí cơ hội của số vốn này

Phương pháp tồn kho bằng không

- Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồnkho dự trữ đến mức tối thiểu với điều iện các nhà cung cấp phải cung ứng đầy đủcác loại vật tư, hàng hóa khi cần thiết Do đó có thể giảm được các chi phí lưu khocũng như các chi phí thực hiện hợp đồng

2.1.4.3 Quản trị các khoản phải thu và phải trả

Quản trị các khoản phải thu:

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua doanh

Trang 24

nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng Điều này có thểlàm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của kháchhàng: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro… Đổi lại doanhnghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêuthụ.

- Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố:

+ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng

+Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sản xuất cótính thời vụ, trong những thời kỳ doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần khuyếnkhích tiêu thụ để thu hồi vốn

+ Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đối với cácdoanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sửdụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sảnphẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản

Quản trị các khoản phải trả:

- Là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo hợpđồng cung cấp, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền côngcho người lao động

- Việc quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thườngxuyên duy trì một lượng tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung ứng mà còn làkhoản tiền để doanh nghiệp dự trữ dùng cho các hoạt động tài chính khác của doanhnghiệp

2.1.5 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị vốn lưu động

2.1.5.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốnlưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động

- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quayđược trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

Trang 25

L DVM

L: Vòng quay của vốn lưu động

M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

L: Vòng quay của vốn lưu động

Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt vàngược lại Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mậtthiết với nhau và thực chất là một vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càngngắn và ngược lại

2.1.5.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển

Mức tiết kiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết kiẹmđược trong kỳ kinh doanh Mức tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉtiêu:

Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyểnvốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưuđộng hoặc tăng với quy mô không đáng kể

Công thức tính toán như sau:

- Mức tiết kiệm tương đối: Là mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn

lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm M, song không cần tăng thêm hoặctăng thêm không đáng kể quy mô vốn lưu động

Trang 26

- Mức tiết kiệm tuyệt đối: Là mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn

Trong đó:

Vtk: Mức tiết kiệm vốn lưu động

K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo

K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch

MO: Tổng mức luân chuyển kỳ báo cáo

2.1.5.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân làbao nhiêu Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vàngựoc lại

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

2.1.5.4 Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần

Là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận về vốn lưu động trên doanh thu Chỉ tiêunày cao hay thấp được đánh giá ở các ngành khác nhau Đối với ngành công nghiệpnhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất cao, còn đối với ngànhcông nghiệp nặng thì hàm lượng vố lưu động chiếm trong doanh thu thấp

Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt

2.1.5.5 Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận / Vốn lưu động = x100%

Mo Vtktđ  

Trang 27

- Suât hao phí vốn lưu động =

- Tỷ suất lợi nhuận / Vốn sản xuất =

2.1.5.6 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêunày phản ánh tình hình sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càngtốt

2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quan trị vốn lưu động.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vốn lưu động nguồn vốn lưu động và cách

sử dụng nguồn vốn lưu động một cách có hiệu quả nhưng nhân tố chủ quan và nhân

tố khách quan là 2 nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị của doanh nghiệp:

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

- Nhân tố chính sách kinh tế của Nhà nước: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn

đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhnói riêng Vì tùy theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà nhà nước có nhữngchính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụthể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngànhnghề khác Bởi vậy khi tiến hành kinh doah bất cứ một ngành nghề nào cũng phảiquan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

- Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn tới sự mất

giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giácủa đồng tiền hay các nhân tố tác động đến cung – cầu đối với hàng hóa của doanhnghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm hàng hóa của doanh nghiệp khótiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảmxuống

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

Trang 28

- Nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp hay nói cách khác làdoanh thu và lợi nhuận Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn lưuđộng hiệu quả hay không hiệu quả Do đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp làphải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

- Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơcấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn

- Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đốivới hiệu quả sử dụng vốn Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dư án khả thi và thờiđiểm đầu tư đúng lúc thù sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng

- Chất lượng công tác quản trị vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Bởi vì, công tác quản lư vốn lưuđộng sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đẩm bảođược khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặclăng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dưthừa hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được lien tục mà không bị dưthừa gây ứ đọng vốn Ngoài ra công tác quản lý vốn lưu đồng còn làm tăng được sốlượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại

- Khả năng thanh toán: Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ

bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn

- Nhân tố về tính chất đặc điểm ngành nghề và mức độ hoạt động của doanhnghiệp (quy mô kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, tính chất thời vụ trong kinh doanh,công nghệ sản xuất thay đổi ảnh hưởng đến vốn, vòng quay của vốn…)

2.2 Phân tích thực trạng hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long

2.2.1 Đánh giá khái quát sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty

Trang 29

Bảng 2.1: Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty

III Các khoản đầu tư tài chính dài

Trang 31

Nhưng đến năm 2015 tổng tài sản đă tăng lên và tăng thêm 2,059 tỷ đồng, điềunày cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng mở rộng quy mô kinh doanh Nguyên

nhân tăng chủ yếu là do sự tăng vượt trội của tài sản cố định ( từ 30,567 tỷ đồng năm 2014 xuống 28 453 tỷ đồng tức giảm 6,92 %) Sở dĩ giảm tài sản cố định là vì

năm 2014 công ty phải thực hiên một loạt các hợp đồng lớn ở xa khu vực kinhdoanh điều này đòi hỏi công ty phải có các phương tiện vận tải tốt đảm bảo quátrình vận chuyển an toàn, đúng tiến độ cho nên công ty đã đầu tư một số tài sảnnhư xe oto tải, máy nghiền, cùng với đó là giá trị hao mòn lũy kế tăng không đáng

kể hay là do công ty không thanh lý bất cứ TSCĐ nào vì loạt tài sản này luôn đượcbảo dưởng và còn nhiều thời gian sử dụng Mặt khác ta có thể thấy rằng khoản tiền

và các khoản tương đương tiền tăng mạnh từ 106.497.724 đồng lên 158.378.756đồng tức tăng 148,72 % việc công ty tăng lượng tiền mà lợi nhuận sau thuế củacông ty có xu hướng tăng lên chứng tỏ rằng công ty sử dụng tốt lượng tiền mặt sẵn

có của mình, nhưng với lượng tiền này công ty cần phải huy động thêm để đảm bảo

uy tín hay tạo sự tín nhiệm đối với các bạn hàng

Qua bảng phân tích ta cũng có thể thấy nguồn vốn của công ty có xu hướngtăng rõ rệt Cụ thể:

Năm 2013 nợ phải trả của công ty tăng từ 0,495 tỷ đồng lên 0,708 tỷ đồng tức

tăng 43,03 % cho thấy rằng công ty đã không chú trọng thanh toán các khoản nợngắn khi đến hạn điều này khiến cho công ty tăng một lượng lớn vốn mà vốn đó có

Trang 32

thể sử dụng cho kinh doanh.

Năm 2015 nguồn vốn của công ty đã tăng lên và tăng 17,17% dù lượng tăngnày ít ỏi và chủ yếu là tăng do sư tăng của vốn chủ sở hữu điều này là tín hiệu tốtcho công ty Nó khẳng được khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty đangngày một tăng lên, đồng thời khoản nợ ngắn hạn giảm bớt Điều này sẽ tạo ra lợi thếcho công ty trong việc canh tranh trên thị trường

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động của công ty

* Kết cấu vốn lưu động

Phân tích kết cấu vốn lưu động cho thấy công ty phân bố vốn lưu động vào cáckhoản mục qua các chu kỳ kinh doanh có hợp lư hay không, để từ đó có biện phátnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 33

Bảng 2.2: Kết cấu vốn lưu động từ năm 2013 đến 2015

ĐVT: tỷ đồng

VỐN LƯU

ĐỘNG

-1 Thuế giá trị gia

Năm 2014 quỹ tiền mặt giảm tương ứng chiếm 0,04% tổng vốn lưu động năm

2014 Trong khi đó năm 2015 lượng tiền mặt tăng đáng kể tương ứng chiếm 0,04%tổng số vốn lưu động năm 2015

- Các khoản phải thu

Ngày đăng: 05/06/2016, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w