1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT hà huy tập – hà tĩnh

134 566 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

1 Biểu đồ 3.1 Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và hướng ngoại với mức độ stress của học sinh THPT Hà Huy Tập 62 2 Biểu đồ 3.2 Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của h

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là do công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện những số liệu trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực Các đoạn trích được trích dẫn rõ ràng, đúng quyền tác giả Các kết quả nghiên cứu trongluận văn chưa từng được công bố

Trang 2

Lời cảm ơn ! Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học sư

phạm Đà Nẵng, Thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – giáo dục đã tận tình chỉbảo giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học tập tạitrường cũng như trong quá trình nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô giáo ThS Tô Thị Quyên cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám hiệu nhà trường, cácthầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Sử - Địa và bộ môn Giáodục công dân, giáo viên chủ nhiệm và tập thể học sinh các lớp 10a1, 10a13,12b1 và 12b6 cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Hà Huy Tập – HàTĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác để em có thể hoàn thành khó luận tốtnghiệp này

Cảm ơn các bạn trong lớp và các anh chị khóa trước đã chia sẽ tài liệu vàgiúp đỡ tôi rất trong quá trình thực hiện đề tài này

Báo cáo tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhậnđược sự chia sẻ, góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để bài đề tài đượchoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 5 năm 2010

Trang 3

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Viết Hưng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 3

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

6.2.1 Phương pháp quan sát 3

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 3

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn 3

6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 3

6.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu 4

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về khí chất 4

1.1.2 Tổng quan về nghiên cứu về stress 8

1.1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 10

1.2 Những vấn đề chung về khí chất 12

Trang 4

1.2.1 Khái niệm về khí chất 13

1.2.1.1 Định nghĩa 13

1.2.2.1 Những thuộc tính cơ bản của khí chất 14

1.2.2 Cơ sở hình thành của khí chất 14

1.2.2.1 Cơ sở sinh lý của khí chất 14

1.2.2.2 Bản chất xã hội của khí chất 17

1.2.3 Đặc điểm của các kiểu khí chất 18

1.2.3.1 Kiểu khí chất Xăngghanh: linh hoạt 18

1.2.3.2 Kiểu khí chất nóng nảy - kiểu Côlêric 19

1.2.3.3 Kiểu khí chất bình thản - Phlecmatic 19

1.2.3.4 Khí chất ưu tư - Mêlăngcôlic 20

1.3 Những vấn đề chung về stress 22

1.3.1 Khái niệm chung về stress 22

1.3.1.1 Stress là gì? 22

1.3.1.2 Cơ chế gây bệnh của stress 26

1.3.2 Cách phân loại stress 28

1.3.2.1 Stress tích cực (Eustress) 28

1.3.2.2 Stress tiêu cực (Distress) 29

1.3.2.3 Hyperstress 29

1.3.2.4 Hypostress 29

1.3.3 Các giai đoạn của trạng thái stress 30

1.3.4 Nguyên nhân gây ra stress 31

1.3.4.1 Những yếu tố sinh học và sức khỏe 31

1.3.4.2 Môi trường sống 34

1.3.4.3 Yếu tố tâm lý 34

1.3.5 Dấu hiệu nhận biết stress 35

1.3.5.1 Dấu hiệu về stress về mặt cơ thể 35

1.3.5.2 Dấu hiệu về mặt tâm lý 35

1.3.5.3 Dấu hiệu về hành vi 37

Trang 5

1.3.6 Ảnh hưởng của stress đối với con người 38

1.3.6.1 Ảnh hưởng tiêu cực 38

1.3.6.2 Ảnh hưởng tích cực 39

1.3.7 Cách phòng và điều trị stress 40

1.3.7.1 Các cách phòng ngừa stress 40

1.3.7.2 Các cách tiếp cận trong điều trị stress 41

1.4 Cơ sở lý luận mối liên hệ giữa khí chất và stress 43

1.4.1 Khái niệm liên hệ 43

1.4.2 Cơ sở lý luận mối liên hệ giữa khí chất và stress 43

1.5 Những vấn đề chung về học sinh THPT 46

1.5.1 Khái niệm học sinh THPT 46

1.5.2 Sự phát triển thể chất của học sinh THPT 46

1.5.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 46

1.5.3.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh THPT 47

1.5.3.3 Đặc điểm tình cảm của học sinh THPT 48

1.5.4 Đặc điểm hoạt động học tập ở học sinh THPT 49

1.5.5 Một số vấn đề về stress của học sinh THPT hiện nay 50

Kết luận chương 1 53

Chương 2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP 55

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát 55

2.2 Mô tả quá trình nghiên cứu 56

2.3 Mô tả các phương pháp nghiên cứu 56

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 56

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 56

2.3.2.1 Phương pháp trắc nghiệm 56

2.3.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 59

2.3.2.3 Phương pháp quan sát, dự giờ 60

2.3.2.4 Phương pháp phỏng vấn 60

2.3.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 60

2.3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 61

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62

Trang 6

3.1 Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của học sinh trường

THPT Hà Huy Tập 62

3.1.1 Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và hướng ngoại với mức độ stress của học sinh THPT Hà Huy Tập 62

3.1.2 Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 64

3.1.3 Mối liên hệ giữa khí chất với stress theo mức độ stress của các khối của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 65

3.1.4 Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress theo giới tính của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 67

3.2 Mối liên hệ giữa khí chất và nguyên nhân gây ra stress của học sinh THPT Hà Huy Tập 69

3.3 Mối liên hệ giữa khi chất và biểu hiện của stress của hóc sinh trường THPT Hà Huy Tập 70

3.3.1 Mối liên hệ giữa khí chất và biểu hiện của stress về cơ thể học sinh trường THPT Hà Huy Tập 70

3.3.2 Mối liên hệ giữa khí chất và biểu hiện stress về mặt tâm lý của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 72

3.4 Mối quan hệ giữa khí chất và cách ứng phó với stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 74

3.5 Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 76

3.6 Tác động của gia đình đối với các kiểu khí chất khi học sinh bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 79

3.7 Mong muốn của học sinh ở các kiểu khí chất đối với bố mẹ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập 81

3.8 Nghiên cứu trường hợp điển hình bị stress 83

Kết luận chương 3 86

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87

1 Kết luận 87

1.1 Về lý luận 87

1.2 Về thực tiễn 88

2 Khuyến nghị 89

2.1 Về phía nhà trường 89

Trang 7

2.2 Về phía học sinh 90 2.3 Về phía gia đình 91 2.4 Đối với xã hội 92

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

g

2 Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa khí chất và cách ứng phó với

stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

74

3 Bảng 3.2 Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị

stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

76

4 Bảng 3.3 Đối tượng học sinh ở các kiểu khí chất chia sẻ

khi gặp khó khăn của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

77

5 Bảng 3.4 Tác động của gia đình đến học sinh khi học sinh

bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

79

6 Bảng 3.5 Mong muốn của học sinh ở các kiểu khí chất

đối với bố mẹ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà

Huy Tập

81

Trang 9

1 Biểu đồ 3.1 Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và

hướng ngoại với mức độ stress của học sinh THPT Hà Huy

Tập

62

2 Biểu đồ 3.2 Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của

học sinh trường THPT Hà Huy Tập

64

3 Biểu đồ 3.3 Mối liên hệ giữa khí chất với mức độ stress theo

khối của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

65

4 Biểu đồ 3.4 Mối liên hệ giữa khí chất với mức độ stress theo

giới tính của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

67

5 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí chất và

nguyên nhân gây stress của học sinh THPT Hà Huy Tập

69

6 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và biểu

hiện stress về mặt tâm lý của học sinh trường THPT Hà Huy

Tập

71

7 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và biểu

hiện stress về mặt tâm lý của học sinh trường THPT Hà Huy

72

Trang 10

8 Biểu đồ 3.8 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và việc

chia sẻ vấn đề của mình với người khác nhằm giải tỏa stress

của học sinh THPT Hà Huy Tập

76

9 Biểu đồ 3.9 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa kiểu khí chất và

đối tượng chia sẻ của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

77

10 Biểu đồ 3.10 Biểu đồ thể hiện tác động của gia đình đối với

các kiểu khí chất khi học sinh bị stress của học sinh trường

THPT Hà Huy Tập

80

11 Biểu đồ 3.11 Mong muốn của học sinh ở các kiểu khí chất đối

với bố mẹ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy

âu ám sợ; phản ứng với stress trầm trọng và các rối loạn sự thích ứng

Stress nói chung là trạng thái căng thẳng về tâm lý Stress xuất hiện ở conngười nói chung và trong cuộc sống, trong hoạt động học tập của học sinhnói riêng, có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến hiệu quả hoạt độnghọc tập của họ

Trang 11

Theo một nghiên cứu gần đây “Stress trong học tập của học sinh THPT”của Phạm Thanh Bình, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm HàNội phần lớn số học sinh được điều tra đang ở mức độ báo động có tới143/150 học sinh, chiếm 95,23% học sinh trong tổng số học sinh được điềutra (tức là từ 60 đến 90 điểm) theo phân loại của Soly – Bensabal.

Như vậy, stress của học sinh hiện nay là vấn đề báo động, nếu như chúng

ta không có những biện pháp và hướng giải quyết khoa học thì để lại nhữnghậu quả khôn lường không chỉ đối với chính những học sinh đó mà cả giađình và xã hội

Đã có nhiều nghiên cứu về stress và cũng như mối liên hệ giữa stress vớicác yếu tố khác như stress với ung thư, stress với nhận thức hay stress vớinghề nghiệp, Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu vềmối liên hệ giữa khí chất và stress, nhất là mối liên hệ giữa khí chất và stresscủa học sinh THPT

Với tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất

và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh” Đề tài khôngnhững cho chúng ta biết được thực trạng các kiểu khí chất và stress, mối liên

hệ giữa khí chất và stress mà cả xu hướng stress của các kiểu khí chất, trên

cơ sở đó đề ra một số giải pháp giúp học sinh phòng chống stress phù hợpvới kiểu khí chất của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh THPT

- Đề ra một số giải pháp giúp các em phòng chống stress phù hợp với kiểukhí chất của mình

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về khí chất, stress và mối liên hệ giữachúng

Trang 12

3.2 Nghiên cứu thực trạng kiểu khí chất và stress ở học sinh, xác địnhnhững yếu tố gây ra stress học sinh, từ đó khảo sát mối liên hệ giữa khí chất

và stress

3.3 Đề ra phương hướng giải toả và cách thức ngăn ngừa stress theo kiểukhí chất ở lứa tuổi học sinh

4 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa khí chất và stress của học sinhTHPT Hà Huy Tập, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

- Khách thể nghiên cứu: học sinh THPT

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Trường THPT Hà Huy Tập, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

+ Thời gian nghiên cứu: học kỳ II năm học 2009 - 2010

+ Khách thể khảo sát: 187 học sinh trường THPT Hà Huy Tập, Cẩm Xuyên,

Hà Tĩnh

5 Giả thuyết khoa học

Khí chất có mối liên hệ nhất định với stress và có sự khác nhau giữa cácnhóm khách thể:

- Người có các kiểu khí chất hướng nội có xu hướng dễ bị stress hơnnhưng học sinh có khí chất hướng ngoại

- Người có khí chất ưu tư và nóng nảy dễ bị stress hơn người có khí bìnhthản và linh hoạt

- Kiểu khí ảnh hưởng đến phản ứng của con người đối với stress và stresscũng có ảnh hưởng không giống nhau đối với kiểu khí chất đó

- Tác động của các gia đình đối với các kiểu khí chất khác nhau có sự khácnhau

Trang 13

- Các kiểu khí chất khác nhau mong muốn với bố mẹ khi bị stress cũngkhác nhau.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn

6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

6.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về khí chất

Từ lâu các nhà tâm lý học đã chú ý đến những sự khác nhau có tính cá biệttrong hành vi của con người Ngay từ thời cổ đại, những người có kinh

Trang 14

nghiệm đã ghi nhận rằng có những “hình ảnh hành vi” tiêu biểu cho một cánhân Trong một tình huống nào đó, một người có những đặc tính hành vinhất định sẽ hành động chỉ như thế này mà không như thế khác.

Ở Phương Đông, những người Ấn Độ cổ đại theo chủ nghĩa khổ hạnh từ

chối hoạt động thể lực, tính lực đã nêu nên một số quy luật trong sự khácnhau cá biệt của những người tách khỏi sự vận động Họ cố gắng “tới gầnthượng đế” bằng cách nằm hoặc đứng bất động hàng ngày trong bãi lầy đồngthời ngẫm nghĩ về “cái tôi” của mình Họ cho rằng những người trong cuộcsống hàng ngày luôn nóng nảy, dễ xúc cảm thì hoàn toàn không thể chịu được

sự cố tình từ bỏ cảm xúc trong lúc im lặng không vận động (tức cái gọi là

“chủ nghĩa khổ hạnh bên trong”) Còn những người rơi vào trạng thái xúccảm (ý bệnh hysterin) là những người giữ được thăng bằng để chịu đựng hơn

“chủ nghĩa khổ hạnh bên trong” như vậy

Trong Chu dịch (hay còn gọi là Kinh dịch) cũng bàn đến vấn đề khí chất

Sự phân loại khí chất mà Chu dịch là phương pháp phân loại sớm nhất, lànguồn gốc phân loại khí chất của Nội kinh, là mẫu mực hợp nhất của tâm chất

và thể chất, cũng là điểm phạm của âm dương và ngũ hành kết hợp với nhau Bát quái Chu dịch tượng trưng 8 loại thuộc tính vật chất, tức quẻ Càn ☰ làtrời, tính mạng; quẻ Khôn ☷ là đất, tính nhu; quẻ Chấn ☳ là sấm, tính cứng;quẻ Tốn ☴ là gió, tính thuận; quẻ Khảm ☵ là nước, tính nhu; quẻ Ly ☲ làlửa, tính nóng; quẻ Cấn ☶ là núi, sâu đậm; quẻ Đoài ☱ là đầm, tính thuận,tuy là Bát quái thực ra là 5 thuộc tính ngũ hành kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.Trong đó, quẻ Ly thuộc tính hoả, vì Ly là mặt trời, vì Khảm Đoài đều là thuỷ,tính nhu; Chấn là sấm, Tốn là gió đều thuộc mộc; Khôn là đất, Cấn là núi đều

Trang 15

thuộc thổ; quẻ Càn là trời, thuộc kim Vì vậy người Bát quái có thể tổng quát

là năm loại người, cụ thể như sau:

Một là, người quẻ Ly là mặt trời, khí hoả Người thuộc quẻ Ly hướngngoại cao độ Người mặt đỏ, nhiệt tình, kích động, hăng hái, đi như bay, việclàm mang tính bạo phát, tư duy nhanh như chớp, có tố chất của nhà phátminh, ánh mắt sắc bén… nhưng người này dễ tự cao huênh hoang, kiêu ngạo,hiếu chiến, dã tâm…

Hai là, người quẻ Khảm là thuỷ, nắm giữ khí thuỷ của trời, tính rất ấmnhu Người thuộc quẻ Khảm hướng nội cao độ, trầm tĩnh, giỏi mưu chước,tâm kế, có tố chất của nhà tham mưu Người thuộc loại này tính cách thuỷ khítương đối nặng tính nước (thuỷ) ẩn kín, vì vậy chất người quẻ Khảm âm nhiều

mà không biểu lộ, bề ngoài tĩnh lặng như hồ nước Dạng người này cũng cóthể có những tính cách xấu như: suy sút (ý chí), hậm hực, lạnh nhạt, tê liệt vềtình cảm, âm hiểm Người vô cùng giữ chữ tín, kiên trì và giàu cương nghị ởbên trong Tóm lại người quẻ Khảm cho dù không thuận lợi, nhưng trămnghìn trắc trở cũng không sờn lòng kiên trì mãi cuối cùng sẽ thành công

Ba là, người quẻ Khôn tượng trưng địa, tính âm mà chất thuận Về cơ bảnngười quẻ Khôn thiên về hướng nội, khoan dung độ lượng, cần mẫn chăm chỉ,ung dung khiêm tốn, có tố chất của người thực nghiệp, có ý chí mạnh mẽ,không ngừng vươn lên Hạn chế của người quẻ Khôn là phản ứng chậm, lờinói việc làm chậm chạp, ít nhạy cảm với sự việc mới, dễ có hiện tượng annhiên tự tại, không tranh giành

Bốn là, người quẻ Càn tượng trưng cho trời, thuộc khí Kim, cho nên tínhmạnh mẽ, cứng rắn Phần lớn thông minh, tính tình rộng rãi, nhìn xa trôngrộng, biết tự kiềm chế, biết tổ chức, có tố chất của người lãnh đạo Hạn chế

Trang 16

của loại người này là thường giả dối háo danh, lòng tự ái quá mạnh, thậm chí

có tư tưởng chỉ mình là nhất

Năm là, người quẻ Tốn tượng trưng cho gió, nắm giữ khí phong của trời.Tính phong thuộc dương chủ động nên loại người này hiếu động, tính gấp,nhanh nhẹn được việc, tư duy minh mẫn, giỏi về ngoại vụ, có tố chất của nhàngoại giao Người quẻ Tốn đến đi vội vàng giống như cơn gió, nhưng tínhphong nhiều biến đổi, vì vậy người quẻ Tốn phần đông không ổn định, khi thìgiống như cuồng phong, khi thì giống như gió thoảng, lúc thì nhu thuận, lúcthì mạnh mẽ Người quẻ Tốn cứng mạnh ở bên trong rất ý chí Ngoài ra,người quẻ Tốn đa nghi, đố kỵ, lòng dạ hẹp hòi

Khí chất Bát quái tuy khác nhau, nhưng đều có thể hoà hiệp cùng tồn tại.Dịch Thuyết quái viết: “Núi đầm cùng thông hơi với nhau, sấm gió cùng xôxát nhau, nước lửa chẳng cùng diệt nhau”

Biểu thị bất luận giới tự nhiên hoặc xã hội con người tuy tính khác nhau,nhưng hoàn toàn có thể hài hoà cùng ở với nhau, cho dù vật chất hoặc người

có tính chất trái ngược nhau, cũng có thể hợp thành một thể thống nhất

Ở phương Tây, ngay ở Hi Lạp cổ đại, để chỉ những đặc điểm cá biệt của cánhân, người ta đưa ra thuật ngữ “khí chất” (temperament) Lịch sử còn ghi nhận lại tên tuổi Hypocrat (377 – 460 TCN) – một bác sỹ, đồng thời là một nhà triết học – người đã phát hiện ra các loại khí chất Những công trình nghiên cứu chứng minh rằng Hypocrat đã chỉ có một tư tưởng là có bốn chất lỏng (máu, chất nhầy, mật vàng và nước mật đen) trong cơ thể người ta và tỉ

lệ khác nhau của các chất đó quyết định hành vi của con người

Một bác sỹ La Mã là Galen (130 – 250 TCN) đã hoàn thành kỹ thuật củaHypocrat và phân loại thành bốn loại tương ứng với bốn khí chất Các bác sỹ

Trang 17

Hy Lạp – La Mã cổ đại đều cho rằng mỗi một kiểu khí chất đều phụ thuộcvào tỷ lệ giữa máu, chất nhầy và mật trong cơ thể người ta Họ đều nêu lêncác đặc tính sau đây của khí chất cơ bản.

Kiểu linh hoạt là kiểu có số lượng máu trong cơ thể nhiều Kiểu người này

dễ thay đổi sự quyến luyến, thói quen Tâm trạng của người kiểu này dễ dichuyển sang các trạng thái có tính chất khác nhau Người kiểu khí chất linhhoạt là gười yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh trí, nhưng ít kiên nhẫn

Kiểu sôi nổi là kiểu có số lượng mật vàng tiết ra nhiều Vì vậy, cảm xúccủa người kiểu này biểu hiện rõ ràng, nhất là các cảm xúc xấu Người kiểu khíchất này sôi nổi, thường hay nóng nảy mặc dù sự nóng nảy qua đi rất nhanh.Người kiểu này rất nhanh nhẹn, rất có nghị lực và rất kiên quyết Khi vuisướng hay đau khổ họ đều có sự rung động sâu sắc

Kiểu điềm tĩnh là kiểu người có nhiều nước nhớt trong cơ thể Đặc điểmcủa kiểu người này là kém nhanh nhẹn, hưng phấn, cảm xúc yếu Tuy vậy,thái độ bình tĩnh, kiên định đối với hiện thực thường là điều tốt Người điềmtĩnh thường khó mất bản lĩnh Thói quen và kỹ xảo của người kiểu này rất cốđịnh và khó thay đổi

Kiểu ưu tư là kiểu có số lượng mật đen nhiều Cảm xúc của người kiểungười này mang tính chất mềm yếu Bất kỳ một thât bại nào cũng gây ức chế.Người kiểu này hầu như u sầu Tất cả mọi rung động ở người kiểu này dễ bịtổn thương Trong đại đa số trường hợp những người kiểu này đều tỏ ra thụđộng và tò mò

Đến nay tuy khoa học đã có những bước tiến vượt bậc nhưng những néttiêu biểu của các kiểu khí chất được các nhà tư tưởng Hy Lạp – La Mã cổ đại

Trang 18

mô tả là khá chính xác, đúng đắn về mặt tâm lý và ngày nay vẫn giữ nguyên ýnghĩa của mình.

Năm 1863, nhà sinh học và tâm lý học Nga I M Xechênốp đã viết côngtrình "Những phản xạ của não" Trong công trình này, Xechênốp đã đưa ra tưtưởng về tính phản xạ tâm lý và sự điều chỉnh tâm lý của hoạt động

Tư tưởng này của ông được nhà sinh lý học vĩ đại người Nga I P Pavlovphát triển trong xây dựng học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao Tronghọc thuyết của mình, Pavlov đã đưa ra những giải thích khoa học về bản chấtcủa khí chất

Bằng phương pháp phản xạ có điều kiện I P Pavlov đã khám phá ranhững quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao (gồm hai quá trình căn bản đó

là hưng phấn và ức chế và những thuộc tính của hai quá trình thần kinh gồm

có 3 thuộc tính cơ bản đó là: cường độ, cân bằng và linh hoạt

Theo I P Pavlov đặc điểm của các hoạt động thần kinh với 3 thuộc tínhbao giờ cũng có hai trạng thái đối lập nhau đó là: Mạnh – yếu, cân bằng –không cân bằng, linh hoạt – không linh hoạt

Ba thuộc tính: cường độ, cân bằng, linh hoạt kết hợp độc đáo với nhau tạonên 4 kiểu thần kinh cơ bản, đó cũng là cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý:khí chất – mỗi kiểu hình thần kinh tương ứng với một kiểu khí chất và cónhững đặc điểm tâm lý khác nhau từ đó biểu hiện ra cách ứng xử khác nhau.Trên cơ sở các dạng thần kinh này có bốn loại khí chất tương ứng: sôi nổi,linh hoạt, ưu tư và điềm tĩnh

1.1.2 Tổng quan về nghiên cứu về stress

Stress không chỉ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học củatâm lý học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác

Trang 19

nhau như sinh lý học, xã hội học, y học, tâm thần học… Các nghiên cứu đượcnghiên cứu ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nướcta.

1.1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Thuật ngữ stress lúc đầu được sử dụng trong vật lý học, để chỉ một sức nén

mà một loại vật liệu nào đó phải chịu đựng

Trong y học, từ lâu người ta đã chú ý đến vấn đề là tại sao những bệnhnhân khác nhau lại mắc những triệu chứng giống nhau Nhiều tác giả đã mô tảcác triệu chứng loét dạ dày và ruột ở những bệnh nhân bị bỏng da như Svon(1823), Kerling 1842) – người Anh hoặc ở những bệnh nhân sau một phẫuthuật lớn bị nhiễm trùng như Billrot – người Đức Viện Paster Rom và việnYersen đã mô tả tuyến thượng thận của chuột lang bị tăng trưởng và xuấthuyết khi chúng bị nhiễm bệnh bạch hầu

Chìa khóa để hiểu được khía cạnh tiêu cực của stress là khái niệm về môitrường nội tại của cơ thể (nội môi – milieu interiur), được đề xuất đầu tiên bởimột bác sĩ nổi tiếng người Pháp Claude Bernard Trong khái niệm này, ông tamiêu tả về nguyên lý của sự cân bằng động Trong cân bằng động, tính hằngđịnh - một trạng thái bền vững của môi trường trong cơ thể – là yếu tố cơ bảncủa sự sống còn Do đó, những thay đổi hay những tác động ngoại cảnh làmđảo lộn sự cân bằng nội tại này khiến cơ thể phải phản ứng lại và bù trừ nhằmtồn tại

Sau đó năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong sinh lýhọc, để chỉ các stress cảm xúc Năm 1935, ông đã đi sâu vào nghiên cứu về sựcân bằng nội môi ở động vật có vú khi chúng lâm vào tình huống khó khăn,nhất là khi thay đổi nhiệt độ Ông cũng mô tả những nhân tố cảm xúc trong

Trang 20

quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thầnkinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp

Hans Hugo Bruno Selye, một y sĩ người Canada, gốc Áo đã mở rộngthêm những quan sát của Cannon Chính Hans Selye, nhà nghiên cứu ngườiCanada, đã phát triển khái niệm stress hiện đại Năm 1936, ông đã chiết từdịch tiết của buồng trứng động vật có sừng một loại hormon và đem tiêm nócho chuột Sau khi tiêm một thời gian, chuột có những biểu hiện như:

- Vỏ tuyến thượng thận tăng trưởng mạnh và chứa một lượng không lớncác hạt lipit bài tiết

- Tuyến ức, các hạch limpho và các cấu trúc chứa limpho bị teo nhỏ lại(involution)

- Thành tá tràng , dạ dày và ruột bị loét và chảy máu

Những thí nghiệm khác đã cho thấy các chất chiết từ tuyến thượng thận,tuyến tụy và một số chất độc cũng gây nên những biến đổi tương tự

Lúc đầu những biến đổi này được gọi là “triệu chứng được gây ra bởi cáctác nhân khác nhau” Về sau chúng được đổi thành “triệu chứng thích ứngchung” hay còn gọi là “triệu chứng stress sinh học” Và ba biến đổi trên đã trởthành ba chỉ số quan trọng của stress và là cơ sở để phát triển một khái niệmđầy đủ về stress

Ông cũng là người đã phổ biến từ stress trong quần chúng khi ông pháthành cuốn “The Stress of Life” vào năm 1956

Năm 1984 nhóm các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Los Angeles bangCaliphonia đã khám phá ra vai trò của các peptids dạng opi trong sự thiếu hụtmiễn dịch liên quan đến stress, nhất là đối với các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Trang 21

Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ranhững bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng, cung cấp những lập luận vữngchắc về mối tương tác giữa stress và phản ứng miễn dịch.

Plaut và Friedman (1981) đã chứng minh stress làm tăng nguy cơ tiếp xúcvới các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng ở người Irwin và Livnat(1987) cho thấy có vô số tác nhân stress đã làm giảm sự tuần hoàn của tế bào

T Họ cũng đồng thời chứng minh các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến khảnăng miễn dịch với stress, nhưng cơ chế đích thực thì chưa rõ ràng

Tiếp đó, Sklar và Anisman (1987) cho rằng những thay đổi đột ngột trongviệc tiếp xúc với bầy đàn đã làm tăng sự phát triển của khối u trong thựcnghiệm chuột nhắt, các quan sát phản ứng với stress ở người nói chung cũngxác nhận những kết quả tương tự

Ở nước ngoài hiện nay có thể nói rằng tình hình nghiên cứu về stress rấtđược quan tâm chú ý với nhiều đề tài nghiên cứu phong phú Trước hết, cácphản ứng hoặc tình trạng stress có những biểu hiện rõ nhất trên bình diện sinh

lý học, y học và gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu stress trên bình diện tâm

1.1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, có lẽ không thừa nếu các nhà chuyên môn biết vận dụng kinhnghiệm của người xưa trong việc hóa giải stress ở người bệnh Không phảiđợi đến ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đồngthời với nhịp sống căng thẳng ngày càng tăng trên toàn thế giới, người ta mới

Trang 22

quan tâm đến stress, đến yếu tố tâm lý – cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe Yhọc cổ truyền phương Đông đã lưu ý vấn đề này từ lâu

Ở nước ta, danh y Tuệ Tĩnh, vào thế kỷ 14, trong tác phẩm “Nam dượcthần hiệu” đã xác định: "thất tình (vui sướng, giận dữ, ưu phiền, sầu thảm, tư

lự, sợ hãi, khiếp đảm) là nguyên nhân bên trong của mọi bệnh" Còn danh yHải Thượng Lãn Ông, vào thế kỷ thứ 17, đã viết trong “Vệ sinh yếu quyết” đềcập đến việc phòng bệnh có những câu sau đây:

“… Nội thương bệnh chứng phát sinh,Thường do xúc động thất tình gây nên

Lợi dục đầu mối thất tình,Chặn lòng ham muốn thì mình được an

Cần nên tiết dục thanh tâm,Giữ lòng liêm khiết chẳng tham tiền tài…”

Dưới góc độ sinh lý học và y học là nhà khoa học Tô Như Khuê, với côngtrình nghiên cứu “phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống

và trong lao động” (5/1976) Những công trình của ông và cộng sự trong thờichiến tranh (1967-1975) chủ yếu phục vụ cho việc tuyển dụng, huấn luyện vànâng cao sức chiến đấu cho bộ đội ở các binh chủng đặc biệt

Tiếp nối các nghiên cứu trên, sau Tô Như Khuê, nhiều tác giả có uy tíntrong nước đã tiếp nối các nghiên cứu trên bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết vềstress Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện - nhà sáng lập trung tâm nghiên cứu tâm lýtrẻ em N-T, đã có công biên soạn và dịch thuật giới thiệu nhiều tài liệu khoahọc bổ ích về tâm lý trẻ em Trong đó dưới góc độ nghiên cứu về stress, đángchú ý là cuốn “Tâm bệnh học trẻ em” do nhà xuất bản Y học và trung tâm N-

T phối hợp ấn hành

Trang 23

Ngoài ra, phải kể đến GS BS Đặng Phương Kiệt, bác sỹ nhi khoa chuyênnghiên cứu và tư vấn về tâm lý lâm sàng với nhiều tác phẩm như: “Stress vàđời sống”, “Stress và sức khỏe”, “Chung sống với stress”

Hai tác giả Phạm Ngọc Giao và Nguyễn Hữu Nghiêm với tác phẩm “Stresstrong thời đại văn minh” nxb Đà Nẵng, 1986 đã cảnh báo với tất cả nhữngngười đang sống trong xã hội văn minh về nguy cơ stress và hậu quả củastress Nguyễn Công Khanh, tiến sĩ tâm lý lâm sàng đã nghiên cứu về cácliệu pháp trị liệu tâm lý, các công trình nghiên cứu của các tác giả này mangmột giá trị khoa học cao, gắn liền với các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp của

họ

Hiện nay, ngoài những nghiên cứu chính thức tại Việt Nam đã có nhữngcông trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết hoặc bài dịch từ tiếng nước ngoàiđăng trên các báo và tạp chí trong nước, hoặc phổ biến trên các website giúpích cho người dân hiểu biết và phòng chống stress Luận văn thạc sỹ tâm lýcủa tác giả Lại Thế Luyện năm 2007 đã tìm hiểu về “Biểu hiện stress trongsinh viên trường Đại học sư phạm Kỹ Thuật TPHCM” Trong công trình nàytác giả Lại Thế Luyện đã đưa ra kết quả: Trong 500 khách thể nghiên cứu có10,8% SV rất căng thẳng, 49,8% SV căng thẳng, 33,8% SV ít căng thẳng,5,6% SV không có biểu hiện căng thẳng

Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Nhân ĐH Quy Nhơn “Bướcđầu tìm hiểu thực trạng hiện tượng stress của sinh viên ĐH Quy Nhơn” cũng

đã đưa ra kết quả nghiên cứu trên 300 SV, trong đó 56,7% sinh viên có biểuhiện stress ở các mức độ khác nhau

Một số nghiên cứu ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh năm 2007 cho thấy có 21% học sinh bị trầm cảm, 3% có hành vi cố ýgây thương tích, 8% đã từng bỏ nhà đi Một nghiên cứu khác của Trung tâm

Trang 24

Nghiên cứu phụ nữ (ĐHQGHN) năm 2008 khảo sát trên 200 học sinh THPT

đã chỉ ra rằng 47% học sinh bị stress từ mức độ nhẹ, vừa và nặng

Theo Tâm lý học: “Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cánhân, biểu hiện cường độ, tốc độ nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiệnsắc thái hành vi, cử chỉ cách nói năng của cá nhân”

- Cường độ: (mạnh – yếu) là chỉ số khả năng làm việc của tế bào thàn kinh

và hệ thần kinh nói chung

- Tốc độ: (nhanh – chậm) là chỉ số khả năng làm việc của tế bào thần kinh,chỉ quá trình hưng phấn và ức chế chiếm ưu thế

- Nhịp độ: (đồng đều hay thất thường) nói lên chỉ số làm việc của tế bàothần kinh

Định nghĩa trên cho thấy hành vi của con người không chỉ phụ thuộc vàođiều kiện xã hội mà con phụ thuộc vào sự tổ chức thần kinh đặc biệt của cánhân

Để hiểu rõ hơn về khái niệm khí chất, cần chú ý một số điểm sau:

Trang 25

Một là, khí chất gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh của con người, làbiểu hiện cụ thể ra bên ngoài về cường độ, tốc độ và nhịp độ các hoạt độngtâm lý của con người.

Hai là, khí chất là động lực hành vi cá nhân, nhưng nó chỉ quyết định vềcường độ, nhịp độ và tốc độ hành vi chứ không quyết định nội dung của hành

vi (như xu hướng, tình cảm, ý chí, thế giới quan…)

Ba là, nói đến khí chất là nói đến động lực của toàn bộ hành vi cá nhân,nghĩa là không chỉ nói đến động lực của từng quá trình trâm lý riêng lẻ, từnghoạt động cụ thể trong một phạm vi nhất định nào đó, mà nói lên đến đặctrưng chung nhất về cường độ, nhịp độ của toàn bộ hành vi của cá nhân, làđộng lực tương đối bền vững trong cả cuộc đời cá nhân

1.2.2.1 Những thuộc tính cơ bản của khí chất

- Tính nhạy cảm: một lực tác động bên ngoài nhỏ nhất đủ gây một phản ứngtâm lý nào đó

- Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm: chức năng của tính chất này được xácđịnh bởi sức mạnh phản ứng cảm xúc của con người đối với các tác nhân kínhthích bên ngoài và bên trong

- Tính đề kháng: là sự chống lại các điều kiện không thuận lợi làm ức chếhoạt động

- Tính cứng rắn và tính dễ uốn: tính cứng rắn thể hiện ở sự không dễ dàngthích nghi với các điều kiện bên ngoài, còn tính dễ uốn nắn thì ngược lại

- Tính chuyển hướng ngoài và chuyển hướng trong Ở đây người ta chú ýđến việc phản ứng và hoạt động của con người phụ thuộc vào cái gì nhiềuhơn

Trang 26

- Tính kích thích của sự chú ý: khi mức độ mới mẻ càng ít mà vẫn thu hút sựchú ý thì sự chú ý của người đó có tính kích thích càng cao.

Khí chất được xác định không phải bởi mỗi một tính chất riêng lẻ ,mà làbởi sự tương quan tính quy luật giữa mọi tính chất Nếu không tính đến cáctính chất đối lập nhau (ví dụ tính cứng rắn với tính dễ uốn) thì bất kỳ ngườinào, mỗi tính chất đều thể hiện ở một mức độ nhất định và chỉ mối tươngquan nhất định giữa các tính chất đó mới thể hiện khí chất của người đó

1.2.2 Cơ sở hình thành của khí chất

1.2.2.1 Cơ sở sinh lý của khí chất

Thuyết thần kinh do nhà sinh lý học vĩ đại người Nga I P Pavlov đề ra đãgiải thích một cách thực sự khoa học về các khí chất Theo ông, cơ sở sinh lýcủa các kiểu khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao quy định Trong cáccông trình nghiên cứu của mình I P Pavlov đã chú ý nhiều đến bốn kiểu hoạtđộng cấp cao mà biểu hiện thần kinh của chúng là bốn loại khí chất cổ điển.Các kiểu ấy tiêu biểu bởi một tổng hợp nhất định các chỉ số về tính chất cơbản của quá trình hưng phấn và ức chế - sức mạnh tính linh hoạt và tính cânbằng Trước hết, căn cứ vào sức bền so với kích thích tác động mạnh và kéodài mà hệ thần kinh có thể mạnh hay yếu Một hệ thần kinh yếu, nhạy cảm dễ

ức chế sẽ xá định hành vi của chủ thể ở những nét đặc trưng của kiểu khi chất

ưu tư Vì vậy, I P Pavlov đã gắn kiểu hoạt động thần kinh cao yếu với khíchất ưu tư

Ông đã xây dựng lý luận về phản xạ có điều kiện của hoạt động thần kinhcấp cao mới đẻ soi sáng vấn đề cơ sở sinh lý của khí chất

- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người gồm có hai quá trình cơ bản: hưngphấn và ức chế Đặc điểm của các kiểu hoạt động thần kinh bao giờ cũng có

Trang 27

hai trạng thái đối lập nhau: mạnh – yếu; cân bằng – không cân bằng; linh hoạt– không linh hoạt.

Mỗi người chúng ta tùy theo đặc điểm thần kinh mà ở cực A hay cực B,

có người rời vào trạng thái trung gian

Trạng thái trung gian

A B

+ Kiểu mạnh - cân bằng - linh hoạt (quá trình hưng phấn cân bằng với quátrình ức chế) - kiểu hoạt

+ Kiểu mạnh - không cân bằng, có đặc điểm là quá trình hưng phấn mạnh

và quá trình ức chế yếu - kiểu nóng

+ Kiểu mạnh - cân bằng - không linh hoạt (bề ngoài thì điềm đạm hơn,bền bỉ hơn) - kiểu trầm

+ Kiểu yếu có đặc điểm là quá trình hưng phấn cũng như hưng phấn đềuyếu - kiểu ưu

Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng bốn kiểu thần kinh trên đã bao hàm tất cảnhững thức của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân Những kiểu trên lànhững kiểu điển hình, thường hay gặp và nỗi bật nhất mà thực tế đã thể hiệnmột cách rõ ràng Ngoài ra còn có những kiểu chuyển tiếp và kiểu trung,chuyển tiếp là những kiểu thần kinh được tồn tại nhiều nhất trong hiện thực I

P Pavlov cho rằng, tự nhiên hiện thực là vô số những chuyển tiếp, những mức

độ chuyển tiếp

B M Teplov - nhà tâm lý học người Nga còn cho rằng, cùng với nhữngthuốc tính kiểu loại chung đặc trưng cho hệ thần kinh nói chung còn cónhững thuộc tính kiểu loại bộ phận đặc trưng cho từng công việc từng vùngcủa vỏ não (ví dụ vùng thính giác, thị giác, vận động) Nếu những thuộc tính

Trang 28

kiểu loại chung quy định khí chất của con người thì những thuộc tính riêng lẻ

có nhiều ý nghĩa trong khi nghiên cứu năng lực chuyên môn Những kiểuchuyển tiếp những hình thức qua độ và cuối cùng là những kiểu hoạt độngthần kinh cấp cao bộ phận có thể là kết quả của những tư chất nhất định hoặcchúng có thể được hình thành từ những kiểu cơ bản của quá trình hoạt độngsống của cá thể, do ảnh hưởng của những ấn tượng sống

Theo các nghiên cứu tâm lý học, người ta cũng đã phát hiện ra một loạtcác tính chất phối hợp một cách khác nhau sẽ có thể xác định các kiểu thầnkinh

Sức mạnh của hệ thần kinh nói lên sức mạnh của quá trình hưng phán và

ức chế là do năng lực hoạt động và sức bền của nó xác định, nghĩa là do khảnăng của tế bào thần kinh duy trì duy trì sự hưng phấn lâu dài hoặc rất mạnh

mà không chuyển sang trạng thái ức chế quá mức Khoa học đã chứng minhrừng: một hệ thần kinh càng yếu thì càng nhạy cảm Vì vậy, tính nhạy cảm thịgiác hay thính giác của một số cá thể có thể là chỉ số về sức mạnh hệ thầnkinh của người đó Điều này, càng khẳng định không có tính chất “xấu”, “tốt”của hệ thần kinh Chẳng hạn, nếu một hệ thần kinh yếu sẽ có độ bền bỉ kémhơn hệ thần kinh mạnh nhưng nó lại nhạy cảm tốt hơn hệ thần kinh mạnh.Mặc dù, trong nhiều hình thức hoạt động của con người như thể thao, sức bềnthần kinh là rất quan trọng nhưng trong trường hợp khác thì tính nhạy cảmcao của hệ thần kinh lại rất cần thiết Hơn thế nữa, nếu như hoạt đọng thầnkinh cấp cao “yếu” là “không” có giá trị thì nó đã không còn tồn tai từ lâu dochọn lọc tự nhiên

I P Pavlov đã xác định sức mạnh của hệ thần kinh cả theo tốc độ hìnhthành các định hình động lực Sau B M Teplov và V D Nebulinxki đã đề

Trang 29

nghị gọi tính chất đó là tính năng động của hoạt động thần kinh cấp cao Tínhnăng động đó quyết định các đặc điểm cá biệt của con người trong sự địnhhình động lực Sự hình thành định hình động lực càng tốt thì các kỷ xảochuyên môn của con người được tạo nên càng nhanh.

1.2.2.2 Bản chất xã hội của khí chất

Kiểu hoạt động thần kinh không phải cố định Điều đó có nghĩa là khí chấtcủa con người óc thể thay đổi được dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống– giáo dục và hoạt động của cá nhân Không phải chỉ những thuộc thì bẩmsinh của hệ thần kinh quyết định tính độc đáo của khí chất Tính độc đáo củakhí chất phụ thuộc vào những tác động ảnh hưởng liên tục đến trong suốt quátrình sống Những dấu vết xã hội, đặc biệt là những tiêu chuẩn đạo đức,những yêu cầu xã hội đã ghi lại rõ nét các hình thức hành vi của mỗi người

Vì vậy, khí chất của một con người cụ thể thường chỉ rõ những đặc điểm củadân tộc, địa phương

Mặt khác, con người là một thành viên của xã hội, chịu sự tác động của xãhội nên những biến cố trong đời sống không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sốngtinh thần và tình cảm của con người mà còn làm thay đổi khí chất của họ.Điều này muốn nói cá nhân có thể thay đổi toàn bộ hoặc một số đặc điểm nào

đó của khí chất trong quá trình sống và hoạt động Ví dụ, một người vốn hồnnhiên, lạc quan yêu đời không may bị lừa gạt hay bị cô lập, thất bại trong việc

gì đó, hay bị đối xử không công bằng dễ chuyển sang khí chất điềm tĩnh, ưutư…

Khí chất là thuộc tính tâm lý được hình thành, biểu hiện trong suốt quátrình sống và giáo dục trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định Vì vậy,khí chất hình thành, biểu hiện, thay đổi theo lứa tuổi

Trang 30

Con người là một chủ thể có ý thức trong quá trình sống, hoạt động vàgiao tiếp con người luôn tự làm chủ bản thân trong các mối quan hệ xã hộiđăc biệt trong hoạt động nghề nghiệp để thích ứng và phát triển phù hợp vớihoạt động nghề nghiệp mà con người lựa chọn Con người có thể “thay đổi”,

“chuyển đổi”, khí chất là do đặc tính của hệ thần kinh là do tính linh hoạt cao

Vì vậy, không nên quy định nghề nghiệp cho một loại khí chất nào đó Loạikhí chất nào cũng co ưu và nhược điểm riêng của nó không nên ưu ái loại khíchất này mà xem nhẹ loại khí chất kia Ví dụ, trong số các nhà văn lớn củaNga: Ghecxen có khí chất linh hoạt, Gogon có khí chất ưu tư, Puskin thì sôinổi… Ngoài ra con người là một chủ thể tích cực, có ý chí, nghị lực vượt lênnhững khó khăn của cuộc sống, làm chủ cảm xúc, làm chủ bản thân nên mộtngười thường có loại khí chất “tổng hợp” Tùy từng tình huống, hoàn cảnh

mà có loại khí chất tương ứng hoặc “tổng hợp các khí chất” để giải quyết mộtnhiệm vụ nào đó

1.2.3 Đặc điểm của các kiểu khí chất

Dựa vào kiểu thần kinh, người ta chia kiểu khí chất con người thành một

số kiểu cơ bản sau:

1.2.3.1 Kiểu khí chất Xăngghanh: linh hoạt (hay còn gọi là kiểu chất hoạt

bát, hoặc kiểu khí chất hăng hái): Kiểu thần kinh: mạnh - cân bằng - linhhoạt

Những người thuộc khí chất này có tinh lực dồi dào, các hoạt động tâm lýcủa họ biểu hiện mạnh mẽ Trong công tác họ tỏ ra quả quyết, nổ lực khắcphục khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ với tất cả sinh lực của mình

Họ có khả năng tiếp thu cái mới nhanh chóng do định hình thần kinh, có tưduy linh hoạt, hài hước, lạc quan, yêu đời trong cuộc sống Đây là người có

Trang 31

khả năng làm việc tốt, có hiệu quả cao khi công việc hấp dẫn và thích thú đốivới họ Người linh hoạt nhanh chóng hoà nhập với mọi người, dễ dàng chuyển

từ hoạt động này sang hoạt động khác Vẻ bề của họ tỏ ra nhanh nhẹn, tháovát, nhiệt tình, linh hoạt

Tuy nhiên, loại khí chất này có hạn chế: Tác phong bề ngoài bộp chộp,thiếu kiên trì sâu sắc Trong quan hệ với mọi người có tính quản giáo nhưngtình cảm không sâu sắc

1.2.3.2 Kiểu khí chất nóng nảy - kiểu Côlêric (hay còn gọi là kiểu khí chất

sôi nổi): Kiểu thần kinh: mạnh - không cân bằng

Những người thuộc khí chất này dễ dàng nhanh chóng thích nghi với môitrường luôn thay đổi Họ có khả năng hiến thân cho sự nghiệp Những ngườithuộc khí chất này có sức mạnh, có năng lực, có khả năng làm việc cao vàhoạt động trên phạm vi lớn, kiên nghị nhưng bộc lộ từng đợt

Người có khí chất này là người rất hăng hái, đầy nhiệt tình, nhanh chóngtiếp thu cái mới Loại người này say mê công việc, có nghị lực, có thể dùngnhiệt tình của mình để lôi cuốn người khác Họ làm việc hiệu quả thể hiệntrong công việc có tính chất sinh động nhiều màu, nhiều vẻ, có tính sáng tạo.Người thuộc kiểu khí chất này còn biểu hiện rất rõ ở sự nhanh nhẹn hoạtbát trong hành vi, trong hoạt động

Tuy nhiên, kiểu khí chất này có nhược điểm: Vì tính linh hoạt quá cao củaquá trình thần kinh, những người thuộc loại khí chất này thường biểu hiện rabên ngoài: hấp tấp, vội vàng, nóng nảy, thiếu thận trọng Nếu công việc khônggây cho họ sự thích thú thì họ dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ Phản ứng cảmxúc mạnh đôi khi không làm chủ được bản thân: “dễ bốc mà cũng dễ xẹp”không có lợi cho mọi người

Trang 32

1.2.3.3 Kiểu khí chất bình thản - Phlecmatic (hay còn gọi là kiểu khí chất

điềm tĩnh)

Đặc điểm của kiểu khí chất này là hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn

và ức chế bằng nhau, giống như người linh hoạt Điểm khác của người bìnhthản với người linh hoạt là hai quá trình thần kinh trên ít năng động, tức là cósức ỳ lớn Người có kiểu khí chất bình thản là người lao động trầm tĩnh, baogiờ cũng điềm đạm, kiên nhẫn và ngoan cường

Khi tham gia vào công việc nào đó thì cần phải có thời gian chuẩn bị, chứkhông thể bắt tay làm việc được ngay Họ thường là người chung thuỷ với bạn

bè, rất ít thay đổi các thói quen của mình

Họ sống không sôi động và không phản ứng mạnh trước những sự kiện củacuộc sống Trong ứng xử họ điềm đạm, thận trọng không bị xao nhãng bởinhững chuyện nhỏ nhặt Người điềm tĩnh khó thay đổi từ loại công việc nàysang loại công việc khác và được gọi là "Những người lao động suốt đời".Không ít người có tính khí loại này là những người thụ động

1.2.3.4 Khí chất ưu tư - Mêlăngcôlic

Đặc điểm thần kinh của kiểu khí chất này là cả 3 thuộc tính thần kinh:cường độ, cân bằng, linh hoạt và quá trình hưng phấn đều yếu Quá trình ứcchế mạnh hơn hưng phấn

Ở những người thuộc kiểu khí chất này hệ thần kinh yếu, rất khó quen vàkhó thích nghi với những biến đổi của môi trường, sức chịu đựng yếu, dễ bịdao động Đối với người có tính khí ưu tư thì mỗi hiện tượng của cuộc sốngđều là một tác nhân ức chế, có khi người đó không tin vào cái gì cả, không hyvọng vào điều gì, người đó chỉ nhìn thấy những điều nguy hiểm hoặc ít tốtlành trong công việc

Trang 33

Người ưu tư thường nhút nhát, mất bình tĩnh, e ngại, sợ sệt trong hoàncảnh mới, trong những cuộc gặp gỡ mới với người xa lạ Họ ít chủ động, cởi

mở, làm quen với những người xung quanh, sống thiên về những cảm xúc nộitâm kéo dài Họ cũng là người lao động cần mẫn và cực kỳ cẩn thận

Những người thuộc kiểu khí chất này, có đặc điểm cảm xúc cao, nhưngcũng chính điều đó dễ làm cho họ bị tổn thương trong tình cảm Đôi khi nảysinh ở họ nỗi bực tức tầm thường không đáng có

I P Pavlov nhận xét loại khí chất này: Kiểu thần kinh yếu rõ ràng là kiểu

ức chế của hệ thần kinh Đối với người thuộc loại khí chất này thì hiển nhiên

là mỗi hiện tượng của cuộc sống đều trở thành nhân tố ức chế ở họ Chính vìthế họ không tin tưởng gì hết; nhìn vào đâu họ cũng nhìn thấy cái xấu và nguyhiểm, nhu nhược, dễ bị ám thị, không quả quyết, đa sầu đa cảm và dễ bị chấnthương tinh thần

Ưu điểm của kiểu khí chất này là sự suy nghĩ sâu sắc và tưởng tượngphong phú đã làm cho họ nhìn thấy được những khó khăn trở ngại, lườngtrước được hậu quả xảy ra Thái độ hiền dịu, thông cảm với mọi người xungquanh Họ là người nhạy cảm hợp với người nghệ sỹ

Tuy tình cảm thiếu cởi mở nhưng chân thành, sâu sắc và bền vững

Trong điều kiện bình thường có sự động viên, tin tưởng họ cũng hoànthành tốt công việc được giao

Sự phân chia các kiểu khí chất trên chỉ mang tính chất tương đối Thực tếcho thấy, phần lớn chúng ta ít ai chỉ có đặc điểm của một loại khí chất nhấtđịnh mà thông thường mỗi người chúng ta đều có đặc điểm của hai, ba, thậmchí là có đặc điểm của cả bốn kiểu khí chất nói trên Tùy từng người có đặcđiểm nổi bật của khí chất nào đó Không có kiểu khí chất nào, cũng không có

Trang 34

kiểu khí chất xấu, mọi khí chất đều có mặt mạnh mặt yếu; tuy nhiên, mọi khíchất đều có ích cho xã hội

Bản thân của loại hình khí chất không thể quyết định cao thấp của thànhtựu xã hội của một người, mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có thể tìm ra đạidiện của loại hình khí chức không giống nhau của các loại, người mà có loạihình khí chức đồng nhất cũng có thể đưa ra cống hiến nổi bật trong một ngànhnghề không giống nhau

Khí chất vừa là một yếu tố bẩm sinh di truyền vừa là một yếu tố xã hội, khíchất cũng không bất biến, mà nó có tính dẻo dai nhất định, khí chất của mộtngười có thể phát triển và thay đổi trong các điều kiện giáo dục, cuộc sống xãhội và hoạt động Do đó, nắm bắt và khống chế khí chất trong thực tiễn sảnxuất xã hội, hạn chế mặt tiêu cực khác, phát huy mặt tích cực, quan trọng là tựbồi dưỡng bản thân Nhưng chúng ta cần phải nhìn thấy được, tính dẻo dai củakhí chất là có hạn chế, không thể xem nhẹ loại hình khí chất mà mang lại sựkhác biệt to lớn Khí chất không những ảnh hưởng đến tính chất của hoạtđộng mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất của hoạt động

Trang 35

dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn Mỗi một định nghĩa đơn bình diện (single-level)này sẽ được xem xét một cách vắn tắt để đưa những lý thuyết và nghiên cứuliên quan đến stress vào những bối cảnh lịch sử cụ thể Mỗi một trong sốnhững cách nhìn này đều không đầy đủ Khái niệm về stress vốn dĩ là mộtkhái niệm đa bình diện (multilevel), nó bao gồm những đáp ứng thuộc về cảmxúc, hành vi và sinh lý của cơ thể thông qua sự tương giao với môi trường

Các khái niệm đơn bình diện gồm có các khái niệm sau:

Một là, khái niệm stress Một đáp ứng sinh học: Walter Cannon (1927) người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress Ông quan sát một loạt phản ứngbản năng trong giới tự nhiên,gọi là phản ứng “Chống hoặc chạy” Mỗi khi cácloài vật đối mặt với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định chống cự hay chạychốn Trong cả hai tình huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịpthở, tăng hoạt động cơ bắp Thị lực và thính lực hoạt động mạnh hơn để đạtđược hiểu qua tốt hơn Theo ông, đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” vềmặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân gây

-đe dọa từ môi trường bên ngoài

Theo Hans Selye: “Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơthể trước những tình huống căng thẳng”

Theo J Delay: “Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ”

Hai là khái niệm stress - Một hiện tượng thuộc về nhận thức - hành vi:

“Căng thẳng xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó hay đáp ứng được với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnhcủa họ (R S Lazarus,1966)

Trang 36

Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồnlực (R S Lazarus and S Folkman,Stress, Appraisal and Coping New York:Springer, 1984)

Một định nghĩa đơn giản về stress có thể được sử dụng là: stress xuất hiệnkhi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó(S Palmer, 1999)

Ba là, khái niệm stress - Một sự kiện từ môi trường: Quan niệm về stressnhư một sự kiện từ môi trường được xuất phát từ các quan sát lập đi lập lạicủa tình trạng suy sụp về sinh lý và hành vi ở những người tiếp xúc với cácđiều kiện sống khắc nghiệt, như tham chiến trong quân đội (Grinker vàSpiegal, 1945) và bị những mất mát (Lindemann, 1944) Nếu như môi trườngkhắc nghiệt dẫn đến những hậu quả tiêu cực, thì sự tích lũy dần những sự kiện

ít khắc nghiệt hơn cũng có thể có những hậu quả tai hại Từ cách nhìn này,stress được định nghĩa như một sự kiện từ môi trường đòi hỏi một cá nhânphải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không bình thường (Holroyd,1979) Stress trú ngụ trong những “đòi hỏi” của sự kiện hơn là bên trong cánhân người ấy

Cách nhìn về stress theo quan điểm sinh học và môi trường cơ bản lànhững mô hình kích thích - đáp ứng (Stimulus - Response model) Chúngkhông cung cấp một cái nhìn thấu đáo vào những thông số và những quá trìnhtrung gian điều hòa mối liên quan giữa các sự kiện có hại và các đáp ứng sinhhọc Nếu những sự kiện gây stress dẫn đến hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, thìđiều đó xảy ra như thế nào?

Các khái niệm đa bình diện gồm có 3 khuynh hướng như sau:

- Stress - một quan điểm có hệ thống: Stress là một khái niệm mang tính tổchức, liên hệ đến nhiều thông số và quá trình, xảy ra trên nhiều bình diện của

Trang 37

sự phân tích: sinh lý, nhận thức - cảm xúc, hành vi và môi trường Vì thế,stress là một đáp ứng tích hợp sinh học - tâm lý - xã hội với những sự kiệnđược xem là có hại và đòi hỏi những kỹ năng ứng phó của đương sự Chúng

ta sẽ khảo sát từng bình diện một cách chi tiết và mô tả những ảnh hưởng qualại của chúng

- Stress như là một quá trình: Từ một cách nhìn hệ thống, stress là một đápứng tích hợp, đa bình diện (multilevel) của đương sự đối với các kích thíchbên trong và bên ngoài Các bình diện đáp ứng khác nhau có tính phụ thuộclẫn nhau

Có một khuynh hướng suy nghĩ về stress theo một cách thức “thẳng tắp”:kích thích - cơ thể sống- đáp ứng: Một sự kiện nào đó xảy ra, đương sự nhậnthấy sự kiện có tính đe dọa, và kế đó sinh đáp ứng về cảm xúc, hành vi vàsinh lý Mối tương giao khi ấy được hoàn tất Tuy nhiên, đây không phải là sựthể hiện đúng đắn về một mối tương giao gây stress khi nó xảy ra trong môitrường tự nhiên (Lazarus, Folkman, 1984) Stress được khái niệm hóa tốt hơnnhư là một quá trình tiếp diễn, hai chiều và lập đi lập lại (Leventhal, Nerenz,1983) Khi đối đầu với tác nhân gây stress, các đáp ứng sinh lý và sự ứng phóđầu tiên của chúng ta sẽ làm biến đổi sự kiện Kế đó, chúng ta nhận định lại

sự kiện đã bị biến đổi ấy, rồi điều chỉnh lại các đáp ứng sinh lý và ứng phócủa chúng ta sao cho phù hợp; rồi đáp ứng này lại làm biến đổi sự kiện, cứ thếtiếp diễn Việc ứng phó theo kiểu định hướng vấn đề sẽ trực tiếp ảnh hưởngđến kích thích gốc Ứng phó kiểu định hướng cảm xúc ảnh hưởng gián tiếpđến “đầu vào” bằng cách thay đổi sự nhận định hoặc phản ứng cảm xúc củađương sự đối với sự kiện Vì thế, stress và đáp ứng là một quá trình xoayvòng trong đó những cố gắng ứng phó làm biến đổi sự kiện theo một vòng

Trang 38

cung phản hồi Để thêm tính phức tạp, chúng ta lại thường ứng phó với nhiềutác nhân gây stress chồng chéo lên nhau bằng những cách thức phức tạp Tóm lại, stress có thể được xem là một đáp ứng đa bình diện của một conngười đối với các kích thích được nhận định là đe dọa hoặc có hại Đáp ứngnày có thể ít nhiều cải thiện được kích thích gây stress

- Stress là hệ quả thích nghi: Quan niệm về stress như một quá trình liêntục, lòng vòng, dẫn đến việc xem xét về những hệ quả thích nghi, hoặc nhữngtác dụng lũy tiến theo thời gian của những cố gắng ứng phó của chúng ta vớitác nhân gây stress Những hệ quả thích nghi có thể được xem như trạng tháisinh học - tâm lý của một người ở một thời điểm nào đó Hoạt động được ghitrong khuôn hình đó có thể được hiểu dựa trên những gì xảy ra trong một sốkhuôn hình trước đó (hệ quả thích nghi ngắn hạn) hoặc nhiều khuôn hìnhtrước đó (hệ quả thích nghi dài hạn) Chúng ta có thể lượng giá những hệ quảthích nghi trên các bình diện sinh lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi và xã hội.Nói cách khác, sức khỏe thể chất, cảm xúc, sự thỏa mãn, thái độ, năng lựchành vi và các mối quan hệ xã hội của con người là một phần trong kết quảchung của khả năng tương giao giữa họ với môi trường sống (nguồnhttp://www.tamlytrilieu.com)

Theo “Từ Điển Tâm Lý” của Nguyễn Khắc Viện: “Stress có hai nghĩa.Thứ nhất, stress là một mối kích động đánh mạnh vào con người Và nghĩathứ hai là, phản ứng tâm lý và sinh lý của người ấy” Theo Nguyễn Khắc Việnthuật ngữ stress có nghĩa là: “kích - ứng” Một kích động có thể làm tác nhânvật lý, hóa chất, một vi khuẩn, hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung làmột tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng

Trang 39

thích ứng Stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay trongcuộc sống của mỗi người.

Trong bản dịch “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trong trịliệu" của Giáo sư Nguyễn Việt khái niệm stress của Giáo sư Ferreri được hiểu

là mối liên quan giữa con người và môi trường xung quanh Stress vừa chỉ tácnhân công kích vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó Do đó, stress

là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể

Như vậy, khái niệm chung về stress bao gồm 2 khía cạnh:

+ Tình huống stress chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra

(stressor): đó là những tác nhân vật lý, hoá học, tâm lý, xã hội

+ Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress, bao gồm phảnứng sinh lý và tâm lý không đặc hiệu và định hình

Từ các khái niệm trên tôi đưa ra khái niệm sau: stress là trạng thái phảnứng tâm - sinh lý của chủ thể trước những tác nhân gây stress nhằm ứng phóvới các tác động mà chủ thể cảm thấy có hại đối với mình

1.3.1.2 Cơ chế gây bệnh của stress

Hàng ngày, hàng giờ chúng ta - mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tácđộng của nhiều loại stress như: điều kiện sống khó khăn, làm việc căng thẳng,thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, bất hòa với đồng nghiệp,với hàng xóm Tuy nhiên stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố phức tạp Có hai yếu tố quan trọng là tính chất gây bệnh củastress và sức chống đỡ của mỗi cá thể

- Tính chất gây bệnh của stress: Stress gây bệnh thường là những stressmạnh và cấp diễn (người thân chết đột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề ) Cónhững stress tuy không mạnh và cấp diễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây

Trang 40

căng thẳng nội tâm cũng có khả năng gây bệnh Những stress gây bệnhthường mang nhiều ý nghĩa là thông tin chứ không phải là cường độ (đượchiểu như khi một đám cháy xảy ra điều đáng nói đến là giá trị tài sản bị thiêuhủy và hậu quả cụ thể chứ không phải là cường độ ngọn lửa) Những stressgây xung đột nội tâm làm cá nhân không tìm được lối thoát cũng thường gâybệnh (ví dụ một cặp vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo dài nhưng không thể

ly dị được vì còn nhiều lo nghĩ về những đứa con) Stress tác động vào cánhân thường gây bệnh nhiều hơn stress tác động vào cộng đồng

Mô hình giải thích cơ chế hình thành stress của Hans Sylye

TÌNH HUỐNG STRESS

CẤP: Không lường trước KÉO DÀI: không mong đợi

XẢY RA MỘT LẦN LẶP LẠIMãnh liệt Trung bình

Thích nghi Thích nghiKhông thích nghi Không thích nghi

STRESS CẤP STRESS KÉO DÀI

- Sức chống đỡ của mỗi các thể: Nếu đối tượng nhận thức được tình huốngstress không nguy hiểm và có thể chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thíchhợp bình thường Ngược lại nếu đối tượng nhận thức tình huống stress là nguy

CHỦ THỂ

Ngày đăng: 03/06/2016, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Bừng (chủ biên): Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, Nxb ĐHSP, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Nhà XB: Nxb ĐHSP
2. Nguyễn Ngọc Bích: Tâm lí học nhân cách - một số vấn đề lí luận, Nxb ĐHQGHN, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học nhân cách - một số vấn đề lí luận
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
3. Ngô Công Hoàn: Những trắc nghiệm tâm lý (tập 2), Nxb ĐHSP, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trắc nghiệm tâm lý
Nhà XB: Nxb ĐHSP
4. Lê Văn Hồng (chủ biên): Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb ĐHQGHN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
5. Nguyễn Văn Hồng: Tâm lý học Sư phạm và tâm lý học lứa tuổi sư phạm, Nxb Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Sư phạm và tâm lý học lứa tuổi sư phạm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Trần Thị Nhân: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hiện tượng stress của sinh viên Đại học Quy Nhơn”, Luận văn tốt nghiệp, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hiện tượng stress của sinh viên Đại học Quy Nhơn”
7. Vũ Thị Nho: Tâm lí học phát triển, Nxb ĐHQGHN, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học phát triển
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
8. Dương Thiệu Tống: Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb KHXH, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục
Nhà XB: Nxb KHXH
10. Lê Thị Thanh Thủy: “Stress trong học tập và cách ứng phó của học sinh cuối cấp”, Tạp chí TLH số 4, tháng 4/ 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Stress trong học tập và cách ứng phó của học sinh cuối cấp”
11. Trần Trọng Thuỷ: Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học chẩn đoán tâm lý
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên): Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb ĐHSP, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học đại cương
Nhà XB: Nxb ĐHSP
13. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt thông dụng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển tâm lý, Nxb Thế giới, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý
Nhà XB: Nxb Thế giới
15.Sidney Bloch & Bruces. Singh (biên soạn), Trần Viết Nghị (chủ biên), Cơ sở của Lâm sàng Tâm thần học, Nxb Y học, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của Lâm sàng Tâm thần học
Nhà XB: Nxb Y học
16.Tim Hindle (biên soạn), Vương Long (biên dịch,), Giải toả stress, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải toả stress
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
17. Tom Rath & Donaldo. Clifton, Ph.D, Bích Thủy – Hiếu Dân – An Bình (biên dịch), Bí mật chiếc xô cảm xúc, Nxb Trẻ, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí mật chiếc xô cảm xúc
Nhà XB: Nxb Trẻ
9. Cung Kim Tiến: Từ điển Triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, 2006 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w