NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAMILK. Trong thời kì mở cửa nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh và cơ cấu công tác tổ chức của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển và có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài.Trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì vai trò chủ đạo của mình trên thị trường. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam 8 năm liền. Để đạt được những thành tựu trên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng dễ dàng đạt được. Chắc chắn công ty đã có một cơ cấu tổ chức tốt, đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt giúp Vinamilk đứng vững trên thị trường suốt 30 năm qua.I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT:1.Khái niệm, mục đích và vai trò của tổ chức:a)Khái niệm:Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt mục tiêu.Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu.Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là phân chia tổ chức ra thành các bộ phận; hai là, xác lập mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận.b)Mục đích:Tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:•Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu.•Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực.•Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức.•Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức.•Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức.•Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức.•Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường.c)Vai trò:Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng. Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải được tổ chức so cho phù hợp và hiệu quả.Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kĩ thuật. Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt nhất năng lực sở trường của họ. Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị.2.Cấu trúc tổ chức:a)Khái niệm:Cấu trúc tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đợn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định.b)Đặc điểm:Tính tập trung: Phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho các cá nhân hay bộ phận.Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức. Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao và ngược lại.Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc hoạt động, hành vi của mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế… Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức.3.Phân quyền trong công tác tổ chức:a)Khái niệm và các hình thức phân quyền:Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhệm vụ đó.Các hình thức phân quyền:•Phân quyền theo chức năng: Là hình thức phân quyền theo các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.•Phân quyền theo chiến lược: Là hình thức phân quyền cho các cấp bậc trung gian phía dưới để thực hiện các chiến lược để thực hiện các chiến lược.b)Các yêu cầu khi phân quyền:Phải biết rộng rãi với cấp dưới, tạo cơ hội cho họ tự thể hiện mình.Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể cả quyền ra quyết định.Phải biết tin tưởng ở cấp dưới.Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới.Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi tình hình nhiệm vụ và sử dụng quyền hạn của cấp dưới.c)Quá trình phân quyền:Bước 1: Xác định mục tiêu phân quyền.Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ.Bước 3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ và chỉ rõ cho người đó thấy được trách nhiệm của mình.Bước 4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm.4.Hệ thống tổ chức không chính thức:a)Khái niệm và đặc điểm:Hệ thống tổ chức không chính thức là hệ thống tổ chức bao gồm các nhóm và các mối quan hệ không chính thức được hình thành một cách tự phát, tự nguyện, không theo kế hoạch và ý muốn của nhà quản trị.Đặc điểm:•Có mục tiêu mang tính chất tự phát, do các thành viên trong nhóm tự đề ra.•Có kỉ luật nhóm, có thủ lĩnh nhóm.•Sự kiểm soát mang tính xã hội.•Có những yếu tố chống đối những đổi mới.Sự tồn tại khách quan của hệ thống tổ chức không chính thức:•Do nhu cầu về hội nhập của mỗi thành viên trong tổ chức.•Do nhu cầu bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau.•Do nhu cầu về trao đổi thông tin.•Do tình cảm cá nhân.b)Những lưu ý khi sử dụng hệ thống tổ chức không chính thức:Thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tổ chức không chính thức.Cho phép hệ thống tổ chức không chính thức tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị.Thường xuyên thu thập thông tin từ phía hệ thống tổ chức không chính thức, đồng thời cũng phải cung cấp những thông tin của hệ thống tổ chức chính thức cho chúng.Cần có những biện pháp thích hợp để đối phó với những tác động tiêu cực từ phía hệ thống tổ chức không chính thức.Quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa tổ chức.Thường xuyên kiểm tra, theo dõi những sự thay đổi từ phía hệ thống tổ chức không chính thức.II.NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAMILK:1.Giới thiệu về công ty Vinamilk:Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, Tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ.Năm 1978, Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên Hòa. Công ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I.Năm 1989, Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam.Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lầnlượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng).Đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,… Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồngnăm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Công ty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phômai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, công ty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. 2.Sơ đồ tổ chức của công ty:a)Sơ lược về tổ chức và nhân sự của công ty:•Sau đây chính là sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty Vinamilk:
Trang 1Mục lục:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì mở cửa nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh và cơ cấu công tác tổ chức của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển và
có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài
Trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì vai trò chủ đạo của mình trên thị trường Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam 8 năm liền Để đạt được những thành tựu trên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng dễ dàng đạt được Chắc chắn công ty đã có một cơ cấu tổ chức tốt, đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt giúp Vinamilk đứng vững trên thị trường suốt 30 năm qua
Trang 2I CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1 Khái niệm, mục đích và vai trò của tổ chức:
a) Khái niệm:
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức
Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt mục tiêu
Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu
Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là phân chia tổ chức ra thành các bộ phận; hai là, xác lập mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận
b) Mục đích:
Trang 3Tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:
• Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu
• Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực
• Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức
• Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức
• Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
• Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức
• Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường
c) Vai trò:
Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc
tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải được
tổ chức so cho phù hợp và hiệu quả
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực và
cơ sở vật chất kĩ thuật Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt nhất năng lực sở trường của họ Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị
2 Cấu trúc tổ chức:
a) Khái niệm:
Cấu trúc tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đợn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định
b) Đặc điểm:
Tính tập trung: Phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho các cá nhân hay bộ phận
Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao và ngược lại
Trang 4Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc hoạt động, hành vi của mỗi
bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế… Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức
3 Phân quyền trong công tác tổ chức:
a) Khái niệm và các hình thức phân quyền:
Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay
cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhệm vụ đó
Các hình thức phân quyền:
• Phân quyền theo chức năng: Là hình thức phân quyền theo các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức
• Phân quyền theo chiến lược: Là hình thức phân quyền cho các cấp bậc trung gian phía dưới để thực hiện các chiến lược để thực hiện các chiến lược
b) Các yêu cầu khi phân quyền:
Phải biết rộng rãi với cấp dưới, tạo cơ hội cho họ tự thể hiện mình
Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể cả quyền ra quyết định
Phải biết tin tưởng ở cấp dưới
Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới
Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi tình hình nhiệm vụ và sử dụng quyền hạn của cấp dưới
c) Quá trình phân quyền:
Bước 1: Xác định mục tiêu phân quyền
Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ
Bước 3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ và chỉ rõ cho người đó thấy được trách nhiệm của mình
Bước 4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm
4 Hệ thống tổ chức không chính thức:
a) Khái niệm và đặc điểm:
Trang 5Hệ thống tổ chức không chính thức là hệ thống tổ chức bao gồm các nhóm và các mối quan hệ không chính thức được hình thành một cách tự phát, tự nguyện, không theo kế hoạch và ý muốn của nhà quản trị
Đặc điểm:
• Có mục tiêu mang tính chất tự phát, do các thành viên trong nhóm tự đề ra
• Có kỉ luật nhóm, có thủ lĩnh nhóm
• Sự kiểm soát mang tính xã hội
• Có những yếu tố chống đối những đổi mới
Sự tồn tại khách quan của hệ thống tổ chức không chính thức:
• Do nhu cầu về hội nhập của mỗi thành viên trong tổ chức
• Do nhu cầu bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau
• Do nhu cầu về trao đổi thông tin
• Do tình cảm cá nhân
b) Những lưu ý khi sử dụng hệ thống tổ chức không chính thức:
Thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tổ chức không chính thức
Cho phép hệ thống tổ chức không chính thức tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị
Thường xuyên thu thập thông tin từ phía hệ thống tổ chức không chính thức, đồng thời cũng phải cung cấp những thông tin của hệ thống tổ chức chính thức cho chúng
Cần có những biện pháp thích hợp để đối phó với những tác động tiêu cực từ phía hệ thống tổ chức không chính thức
Quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa tổ chức
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi những sự thay đổi từ phía hệ thống tổ chức không chính thức
II NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAMILK:
1 Giới thiệu về công ty Vinamilk:
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, Tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ
Năm 1978, Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên Hòa Công ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản
lý và Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I.
Trang 6Năm 1989, Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam
Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển Vớiđịnh hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lầnlượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máyđang tiếp tục được xây dựng)
Đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam Vinamilk không những chiếmlĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ranhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,…
Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng Công ty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà… Sản phẩm đềuphải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn Hiện nay, công ty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc Giá cả cạnh tranh cũng
là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam
2 Sơ đồ tổ chức của công ty:
a) Sơ lược về tổ chức và nhân sự của công ty:
• Sau đây chính là sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty Vinamilk:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY VINAMILK
Trang 7Đây chính là mô hình trực tuyến chức năng
Ưu điểm:
- Các bộ phận làm việc sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên
- Phát huy đầy đủ hơn ưu thế chuyên môn ngành theo chức năng của từng đơn vị
- Giữ sức mạnh và uy tín các chức năng chủ yếu
- Đơn giản hóa việc đào tạo
- Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên
- Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất
- Hiệu quả tác nghiệp cao đối với nhiệm vụ làm đi làm lại hàng ngày
Nhược điểm:
- Dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu hay chi phí chiến lược
- Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng
Trang 8- Chuyên môn hóa cao cán bộ nhân viên có tầm nhìn hạn hẹp vì chỉ giỏi chuyên môn của mình , không biết không quan tâm đến chuyên môn khác
- Hạn chế phát triển đội ngũ quản lý chung
- Trách nhiệm thực hiện vấn đề mục tiêu chung của tổ chức thường được gán cho cấp lãnh đạo cao : Tổng giám đốc
• Sơ lược về nhân sự công ty Vinamilk:
Vinamilk có đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp, với đội ngũ lao động trên 5.000 người với nhiều trình độ chuyên môn khác nhau
Trong đó, ban lãnh đạo chủ chốt của công ty gồm:
Hội đồng quản trị:
Bà Mai Kiều Liên: chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc.
Ông Lê Song Lai: Thành viên HĐQT không điều hành Ông Lê Anh Minh: Thành viên HĐQT không điều hành Ông Ng Jui Sia: Thành viên HĐQT không điều hành
Bà Lê Thị Băng Tâm: Thành viên HĐQT độc lập
Bà Ngô Thị Thu Trang: Thành viên HĐQT, kiêm Giám đốc Điều hành Tài chính Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Trung Kiên: Trưởng ban Ông Nguyễn Đình An: Thành viên
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai: Thành viên Ông Vũ Trí Thức: Thành viên
Ban điều hành
Bà Mai Kiều Liên: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc.
Ông Mai Hoài Anh: Giám đốc Điều hành Kinh doanh.
Ông Trịnh Quốc Dũng: Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa:Giám đốc Điều hành Chuỗi cung ứng.
Bà Bùi Thị Hương: Giám đốc Điều hành, kiêm Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại.
Ông Nguyễn Quốc Khánh: Giám đốc Điều hành Sản xuất.
Ông Phan Minh Tiên: Giám đốc Điều hành Marketing.
Bà Ngô Thị Thu Trang: Thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Điều hành Tài chính Ông Trần Minh Văn: Giám đốc Điều hành Dự án.
Sơ lược nhân sự:
Số lao động bình quân 4510 5570 5738
Giới tính
Nam 74,3%3.605 74,4%4.143 74,5%4.267
Nữ 25,7%1.248 25,6%1.427 26,5%1.462 Ngành nghề Sản xuất – chế biến 1.703 1.813 1.812
35,1% 28,7% 31,58% Bán hàng trực tiếp 6,3%307 6,00%334 6,12%351 Hoạt động nông nghiệp 4,8%235 4,51%251 5,47%314 Các hoạt động hộ trợ (mua hàng, kế toán, nhân sự…) 2.608 3.172 3.261
Trang 953,7% 60,75% 56,83%
Độ tuổi
< 30 1.448 1.835 1.727
29,8% 32,94% 31,1%
30 -> 40 42,2%2.046 40,63%2.263 42,31%2.428
40 -> 50 20,8%1.009 19,75%1.100 21,63%1.241
>50 7,2%350 6,68%372 5,96%342
Trình độ học vấn
Bằng nghề 47,9%2.322 44,33%2.469 42,91%2.462 Cao đẳng 8,2%396 9,07%505 8,49%487 Đại học 2.075 2.515 2.694
42,8% 45,15% 46,95%
1,1% 1,45% 1,66%
b) Các yếu tố tác động cơ cấu tổ chức của công ty:
Các yếu tố tác động cơ cấu tổ chức của công ty vinamilk bao gồm đặc điểm hoạt động, mục tiêu chiến lược phát triển, quy mô hoạt động, khả năng về nguồn lực
và môi trường hoạt động
+ Đặc điểm hoạt động:
- Chuyên cung cấp sữa, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm, dịch vụ khác
+ Mục tiêu chiến lược phát triển:
- Trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới
- Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận
- Trở thành một trong những doanh nghiệp nhân viên đánh giá lý tưởng để làm việc
- Xây dựng được nhiều nhà máy trong cả nước
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm
- Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm mới
+ Quy mô hoạt động:
- Quy mô sản xuất lớn và nhiều hệ thống nhà máy sản xuất sữa trên cả nước
- Có 3 chi nhánh bán hàng, 16 đơn vị trực thuộc, 6 công ty con, 2 công ty liên kết Trong đó có 13 nhà máy sản xuất sữa đáp ứng nhu cầu 3 miền
+ Khả năng về nguồn lực:
- Máy móc trang bị hiện đại hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Nguồn vốn ổn định ( 80% cổ phần nhà nước )
- Nhân sự năm 2014 là 5738 nhân viên
+ Môi trường hoạt động
- Trong hoàn cảnh có nhiều sản phẩm sữa trên thị trường đa dạng và phong phú cả trong và ngoài nước như sữa abbott, sữa cô gái hà lan, sữa nutifood,…
- Lượng khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng cùng với sự mở rộng và phát triển của công ty
c) Đánh giá:
Trang 10Vinamilk là công ty sản xuất và kinh doanh về mặt hàng sữa làm trọng tâm chính, ngoài ra còn có thêm các phòng ban, phòng nghiên cứu hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thêm các thị trường tiềm năng khác nhưng vẫn không lơ là với sản phẩm chính của công ty, chính
vì vậy đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong công tác tổ chức cao
Không những thế với quy mô lớn ở cả 3 miền, số lượng lao động lớn gồm nhiều trình
độ, độ tuổi, giới tính… đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn so với quy mô hoạt động của các công
ty nhỏ
Các sản phẩm và cơ sở, điều kiện sản xuất của công ty không ngừng hoàn thiện và đổi mới, các phòng ban được tổ chức phân công theo chức năng, nhiệm vụ và có liên hệ với nhau nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của người tiêu dùng
Trên thị trường hiện tại đa dạng các sản phẩm từ sữa, để tạo vi thế cho công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài, các ban, phòng ban phải có sự chuyên môn hóa công việc
và hoạt động liên kết với nhau nhằm đưa ra những phương án tối ưu hóa cho công ty
Từ những tác động trên nhằm tối ưu hóa nhất về sự linh hoạt, tính kinh tế và tin cậy nhất, công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức trực tuyến – chức năng
d) Nguyên tắc quản trị:
Nguyên tắc Quản trị công ty bao gồm:
- Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật
- Tôn trọng đạo đức kinh doanh, có trách nhiệm đối với xã hội
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông
- Đối xử công bằng giữa các cổ đông
- Đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan đến Công ty
- Minh bạch trong hoạt động của Công ty
- Hội đồng quản trị định hướng và giám sát và Ban kiểm soát kiểm soát Công ty có hiệu quả
3 Chức năng và nhiệm vụ các cấp, phòng ban, tiểu ban:
a) Hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ chương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty
Cơ cấu cổ đông: