1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và sự cần thiết của việc đổi mới SGK

18 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 575 KB

Nội dung

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29NQTW8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Vì vậy chúng ta cần phải có các phương pháp dạy học hợp lý và sự sắp xếp nội dung của SGK theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC - ĐẠO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

"Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và sự cần

thiết của việc đổi mới SGK"

Năm học 2015 - 2016

Lĩnh vực: Môn sinh

Mã số: 08

Người thực hiện: Vũ Thị Huệ Chức vụ : Giáo viên

Kim Bảng, tháng 03 năm 2016

Trang 2

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Lí do chọn đề tài

Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay xu hướng đào tạo và giáo dục trong nước cũng như quốc tế là chất lượng đầu ra, phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống, các vấn đề thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp

Xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn Năm học 2015 -2016 tôi đã tổ chức các tiết học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mặc dù các em có sôi nổi với những phương pháp mới nhưng qua đó tôi thấy được 1 số tồn tại của SGK khó mà có thể giúp chúng ta dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh SGK đã quá cụ thể về kiến thức dẫn đến học sinh cảm thấy nhàm chán với việc học vì mọi thứ gần như có sẵn không cần suy nghĩ các em cũng có

ngay phần kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: " Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và sự cần thiết của việc đổi mới SGK " để trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy trong năm học này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

- Giáo viên:

+ Hình thành nhận thức đúng về dạy học phát triển năng lực học sinh

+ Nhận thấy vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học

- Học sinh:

+ Đào tạo học sinh theo định hướng phát triển năng lực nhận thức

+ Biến học sinh trở thành chủ thể của việc học, biết phát triển các kĩ năng cơ bản + Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu

+ Học sinh lớp 10D2,10A3, 10A5đối chứng

+ Học sinh lớp 10D1 thí điểm

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nêu và giải quyết 1 số vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

- Cơ sở thực tiễn và hiện trạng của việc thực hiện

- Các minh chứng về "Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng

lực của học sinh và sự cần thiết của việc đổi mới SGK "

Trang 3

- Kết quả đạt được

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016 Phạm vi đề tài: Chương trình sinh học THPT

Phạm vi áp dụng: Cấp tỉnh

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW8 về đổi mới

căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các

yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người Vì vậy chúng ta cần phải

có các phương pháp dạy học hợp lý và sự sắp xếp nội dung của SGK theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên

cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua

hệ thống các năng lực Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện

Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể

(i) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động

Trang 5

(ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những

hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn

đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử

lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề

(iii) Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong

những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp

(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá

được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng

mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học

Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng

phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao

Trang 6

gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực:

Học nội dung

chuyên môn

Học phương pháp -chiến lược

Học giao tiếp - Xã

hội

Học tự trải nghiệm -đánh giá

- Các tri thức

chuyên môn (các

khái niệm, phạm trù,

quy luật, mối quan

hệ…)

- Các kỹ năng

chuyên môn

- Úng dụng, đánh

giá chuyên môn

- Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc

- Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin

- Các phương pháp chuyên môn

- Làm việc trong nhóm

- Tạo điều kiện cho

sự hiểu biết về phương diện xã hội

- Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột

- Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu

- XD kế hoạch phát triển cá nhân

- Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng

Năng lực chuyên

môn

Năng lực phương

pháp

2 Cơ sơ thực tiễn

Hiện nay xã hội ngày một phát triển bên cạnh những mặt tích cực của nó như giúp con người tiếp cận nhanh với tri thức, nắm thế giới trong tay, thì nó cũng mang lại những tiêu cực rất lớn như đại bộ phận học sinh gần như không thích thú với việc học,

vì các em bị quá nhiều có trò chơi thu hút Đa số học sinh dành quá nhiều thời gian cho facebook và các trò chơi điện tử trên điện thoại, dẫn đến tình trạng các em đến lớp mà không có động lực, ngồi trong giờ không chú ý chỉ mong hết giờ để tiếp tục các trò chơi của mình Đặc biệt là các môn học mà các thầy cô vẫn dạy theo phương pháp định hướng nội dung, mang tính hàn lâm thì các em ngần như chán nản, tinh thần uể oải, thậm chí có những em bất hợp tác thể hiện bằng việc ngục đầu trên bàn và ngủ

Với phương pháp dạy học định hướng nội dung ở thời điểm hiện nay cho dù giáo viên có tích cực tìm các dẫn chứng minh họa hay đến đâu, hấp dẫn như thế nào cùng không thể thu hút được 100% học sinh chú ý như những năm trước kia Ví dụ khi học bài " Công nghệ gen" lớp 12, nếu như trước đây giáo viên giới thiệu về những sinh vật chuyển gen như chuột phát quang, gạo vàng, lúa chịu hạn và lụt thì học sinh sẽ chăm

Trang 7

chú lắng nghe bài giảng của giáo viên, thậm chí hăng hái đặt ra các câu hỏi có liên quan

về các sinh vật đó Nhưng 2 năm trở lại đây học sinh đã thay đổi, các em không muốn cũng như không quan tâm đến những gì giáo viên giảng trên lớp vì các em cho rằng nó quá hàn lâm, không thực tiễn và không có ý nghĩa đối với đời sống của các em Vì vậy chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy học, chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức

Năm học 2014 - 2015 và 2015-2016 theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bước đầu

đã có những biến đổi trong nhận thức học tập của học sinh, các em hứng thú với tiết học

và có những ý tưởng áp dụng vào đời sống Vậy để dạy học định hướng phát triển năng lực học chúng ta cần có những phương pháp nào và SGK cần được trình bày như thế nào để học sinh hứng thú hơn với việc học?

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

3.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

a Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

* Bản chất

Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề

* Quy trình thực hiện

- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;

- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;

- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;

- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ;

- So sánh kết quả các cách giải quyết ;

- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;

- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;

- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác

b Phương pháp dạy học nhóm

* Bản chất

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên

cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày

và đánh giá trước toàn lớp

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS

* Quy trình thực hiện

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

(1) Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ

Trang 8

- Giới thiệu chủ đề

- Xác định nhiệm vụ các nhóm

- Thành lập nhóm

(2) Làm việc nhóm

- Chuẩn bị chỗ làm việc

- Lập kế hoạch làm việc

- Thoả thuận quy tắc làm việc

- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

- Chuẩn bị báo cáo kết quả

(3) Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

- Các nhóm trình bày kết quả

- Đánh giá kết quả

c Phương pháp đóng vai

*Bản chất

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng

xử nào đó trong một tình huống giả định `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này

mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy

* Quy trình thực hiện

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

- Các nhóm lên đóng vai

- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử

- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho

d Phương pháp dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)

* Bản chất

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một

nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành Nhiệm

vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được

* Quy trình thực hiện

- Lập kế hoạch

+ Lựa chọn chủ đề

+ Xây dựng tiểu chủ đề

+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

- Thực hiện dự án

+ Thu thập thông tin

+ Thực hiện điều tra

+ Thảo luận với các thành viên khác

+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn

- Tổng hợp kết quả

+ Tổng hợp các kết quả

Trang 9

+ Xây dựng sản phẩm

+ Trình bày kết quả

+ Phản ánh lại quá trình học tập

VD: Bài 29 Cấu trúc các loại virut; bài 30 sự nhân của virut trong tế bào chủ; bài 31 virut gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực tiễn có thể sự dụng các phương pháp trên để dạy học theo dự án kết hợp với các phương pháp tích cực để dạy học theo chủ

đề:"Virut và ảnh hưởng của virut đến đời sống con người" tiến trình như sau:

Nội

dung

Bước 1: Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Virut và chuyển giao nhiệm vụ

Đặt

vấn

đề

vào

bài

*Phương pháp: đóng vai

*Tổ chức: Giáo viên cho HS

xem tiểu phẩm 1 "Tám nhiều

chuyện" tạo tình huống có vấn

đề

ĐVĐ: Vậy virut là gì? Có thật

muỗi có thể truyền HIV từ

người này sang người khác

không? Để trả lời được câu hỏi

đó chúng ta sẽ nghiên cứu chủ

đề: Virut và ảnh hưởng của

chúng đến đời sống con người

- 3 Học sinh trong lớp đóng tiểu phẩm

- 45 Học còn lại theo dõi

Tìm

hiểu

về

cấu

trúc

các

loại

virut

* Sử dụng

- Phương pháp: Thảo luận

nhóm

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật

chia nhóm, kĩ thuật đọc hợp

tác

*Tổ chức dạy học: cho học

sinh học nhóm tự hoàn thiện

khái niệm, cấu tạo, hình thái,

phân loại virut

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu

cầu mỗi nhóm có 1 nhóm

trưởng, 1 thư kí

- Phát phiếu học tập (PHT) số

1, yêu cầu học sinh đọc đoạn

thông tin, thảo luân nhóm và

trả lời các câu hỏi trong PHT

(slide 3)

+ Hướng dẫn các nhóm thảo

luận và hoàn thiện phiếu học

tập

- Yêu cầu đại diện 2 nhóm

I Cấu trúc các loại virut

- HS làm việc theo nhóm + 3 bàn 1 nhóm

+ mỗi nhóm phân 1 thư kí, 1 nhóm trưởng

- Các nhóm làm việc + Nhận PHT, đọc + Nghe hướng dẫn của giáo viên + Thảo luận và thống nhất ý kiến

- Đại diện 2 nhóm được giáo viên chỉ định lên bảng trình bày kiến thức

Trang 10

(Giáo viên chọn ngẫu nhiên 2

nhóm trong 4 nhóm) lên bảng

trình bày (slide 4)

+ 1 nhóm: Trình bày khái niệm

virut và điểm khác biệt giữa

virut với sinh vật khác

+ 1 nhóm: Trình bày cấu tạo

virut

- Yêu cầu các học sinh khác

theo dõi để nhận xét và bổ

sung

- Yêu cầu HS 2 nhóm học sinh

còn lại lên chữa bài cho 2

nhóm trên và đánh giá điểm

cho nhóm bạn

- Yêu cầu HS 2 nhóm trước

nhận xét và cho điểm 2 nhóm

vừa nhận xét bổ sung

- Nhận xét cho điểm mỗi nhóm

và kết luận để học sinh đối

chiếu (chiếu slide 5,6)

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu

SGK trả lời các câu hỏi:

+ Dựa vào hình thái nêu các

cấu trúc cơ bản của virut? Phân

biệt cấu trúc đó?

+ Nêu các căn cứ phân loại

virut? Từ đó liệt kê các loại

virut theo các cách phân loại

đó? (slide 7,8)

- Các học sinh khác theo dõi phần trình bày của bạn

- 2 Nhóm còn lại nhận xét - bổ sung và đánh giá điểm cho các nhóm đã trình bày trên bảng

- Dựa vào phần nhận xét bổ sung để cho cho điểm nhóm bạn

- Cùng GV thống nhất kiến thức bài học

1 Khái niệm

- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ ( đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic ( ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin

- Đặc điểm của virut khác với nhóm sinh vật khác:

+ Có kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào

+ Chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN)

+ Sống kí sinh nội bào bắt buộc

2 Cấu tạo

- Gồm 2 thành phần cơ bản : + Lõi là axit nuclêic, có thể là ADN 1 mạch hay ADN 2 mạch hoặc ARN 1mạch hay 2 mạch

+Vỏ là phân tử prôtêin ( gọi là capsit) : được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme

 Tổ hợp axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nucleôcapsit

- Một số virut còn có thêm vỏ bao ngoài vỏ capsit

+ Cấu tạo từ lớp kép lipit và prôtêin gọi là vỏ ngoài

+ Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprôtêin đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ

- Tự nghiên cứu trả lời câu hỏi của giáo viên + Các kiểu cấu trúc của virut

+Nêu các căn cứ và liệt kê các loại virut

3 Hình thái

Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut Hạt virut có 3 loại cấu trúc :

Ngày đăng: 03/06/2016, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w