1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình hình huy động vốn Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Định (Viettinbank)

65 291 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 594,5 KB

Nội dung

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây hệ thống các ngân hàng nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng đãhuy động được một khối lượng vố

Trang 1

MỞ ĐẦU

Đất nước ta sau những năm đổi mới, đang từng bước tiến hành công nghiệphoá hiện đại hoá nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới Để thực hiệnchiến lược đó nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn và cần thiết.Bởi vì, vốn là nguồn lực quantrọng, là chìa khoá, là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình phát triển

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây

hệ thống các ngân hàng nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng đãhuy động được một khối lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tưphát triển kinh tế Tuy nhiên để tạo được những bước phát triển mới cho nền kinh tế,công tác huy động vốn tại các ngân hàng thương mại đang đứng trước những thửthách mới, đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự quan tâm, chú ý nhằm nâng cao hiệuquả của công tác này

Huy động vốn là một trong những hoạt động giữ vai trò trọng tâm của ngânhàng, đang trở thành hoạt động nóng và được các ngân hàng quan tâm nhất trong tìnhtrạng khan hiếm vốn hiện nay

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Định là một trong nhữngngân hàng lớn mạnh nhất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Theo định hướng củatỉnh thì trong những năm tới Hiện Quy Nhơn là một trong những thành phố năng độngcủa khu vực Trung Trung bộ, với các ngành kinh tế chính gồm: công nghiệp, thươngmại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch

Mục tiêu phát triển của Quy Nhơn đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộcTrung ương trên hành lang Bắc - Nam và Đông - Tây; một trung tâm công nghiệp,thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộicủa khu vực

Việc nâng cấp thành phố Quy Nhơn lên đô thị loại 1 sẽ tạo tiền đề đầu tư xâydựng đô thị phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội đô thị, xây dựng và pháttriển thành phố Quy Nhơn thành đô thị hiện đại, bền vững, có bản sắc riêng nhằmthực hiện tốt vai trò đô thị động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vìvậy nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất lớn.Đểđáp ứng nguồn vốn cho vay cũng như đảm bảo các hoạt động khác của bản thân ngân

Trang 2

hàng, thì huy động vốn được ngân hàng hết sức chú trọng.Trong những năm qua,công tác huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi NhánhBình Định đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còntồn tại những hạn chế nhất định.

Từ những lý do trên, em chọn đề tài :“Tình hình huy động vốn Ngân

Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Định (Viettinbank)”

báo cáo thực tập

*Mục Tiêu Nghiên Cứu:

- Làm sáng tỏ một số hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và

* Phương Pháp Nghiên Cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp: là các số liệu về tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, báocáo kết quả kinh doanh được các phòng: tổng hợp, phòng quản lý công nợ, phòng kếttoán cung cấp

+ Dữ liệu sơ cấp: là những số liệu mang tính khách quan được thu thập qua phiếuphỏng vấn trực tiếp khách hàng, khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Với sốphiếu điều tra là 100 và chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

+ Phần mềm SPSS : như thống kê tần suất, phần trăm

* Kết cấu báo cáo:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại NHTM

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Công Thương Việt Nam.Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngânhàng TMCP Công Thương chi nhánh Bình Định

CHƯƠNG 1

Trang 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về nghiệp vụ Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại:

Trong những năm vừa qua, với sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tếngày càng có nhiều NHTM mới được thành lập và một số NHTM nước ngoài thamgia vào thị trường tài chính của Việt Nam.Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã tạođiều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ có thể vay với một sốvốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất.Và người dân và các tổ chức kinh tế ngày càngđược sử dụng nhiều tiện ích, các dịch vụ của ngân hàng.Năm 2010 là một năm mà hệthống các NHTM Việt Nam đạt được nhiều thuận lợi và gặt hái được nhiều thànhcông Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tạicác tổ chức tín dụng đến cuối tháng 12/2010 tăng 27,2% so với năm 2009 Huy độngvốn của các ngân hàng đều tăng điều này chứng tỏ công tác huy động vốn rất đượccác ngân hàng chú trọng và được thực hiện rất tốt trong năm vừa qua Bên cạnhnhững thành công nhất định của hệ thống NHTM Việt Nam thì vẫn còn một số khókhăn nhất định đối với một số NHTMCP có quy mô vốn nhỏ trong quá trình huy độngnguồn vốn do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước và các ngânhàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Điều đó bắt buộcmỗi ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình Trong đó, cóhoạt động huy động vốn và các NHTM đã đưa ra nhiều hình thức khác nhau để thuhút được tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước như:

- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻATM, tài khoản thanh toán với chi phí thấp nhất

- phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều thời hạn khácnhau để huy động vốn Các NHTM lớn có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát hànhcác loại giấy tờ có giá

- Cạnh tranh nhau về lãi suất huy động vốn: thực hiện chính sách lãi suất linhhoạt, lãi suất bậc thang

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa các dịch vụ về ngân hàngnhư SMS banking, phone banking, E banking…

Trang 4

- Thực hiện các chương trình khuyến mãi khi khách hàng đến gửi tiền tại ngânhàng, chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng.

1.1.1 Hoạt động Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại:

1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động Huy Động Vốn:

Bản thân thuật ngữ “ Huy động vốn” đã nêu lên tương đối công việc trongcông tác này Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người thừa vốn và những ngườithiếu vốn, có thể nói NHTM đóng vai trò điều hòa mâu thuẫn này bằng việc sử dụngcác công cụ, các nghiệp vụ của mình để huy động nguồn vốn trong xã hội

Thực chất, nghiệp vụ huy động vốn là các hoạt động thu hút nguồn vốn nhànrỗi của các cá nhân tổ chức kinh tế, xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thnahtoán, phát hành các chứng chỉ tền gửi, trái phiếu và cá giấy tờ có giá khác, tạo nênmột nguồn tài chính được ngân hàng sử dụng để kinh doanh sinh lời và trả lại mộtphần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi suất

1.1.1.2 Phân loại Huy Động Vốn:

a) Phân loại huy động vốn theo thời gian Huy Động Vốn:

Phân loại theo kỳ hạn huy động có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nóliên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy độngcũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo kỳ hạn, hình thức huy động đượcchia thành:

+ Huy động ngắn hạn:

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua việc phát hànhcác công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắnhạn, tiền gửi thanh toán… phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1năm) hoặc được chuyển hoãn kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn Do thời gianngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp tuy nhiên tính ổn định lại kém

+ Huy động trung hạn:

Đây là nguồn huy động vốn của ngân hàng thông qua phát hành các công cụ nợtrung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1-5 năm).Vốn huy độngnày ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện.Tuy nhiên lãi suất nguồnhuy động này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan

Trang 5

trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ vàcho vay trung, dài hạn với lãi suất cao,

+ Huy động dài hạn:

Đây là nguồn vốn huy động mà ngân hàng chủ yếu huy động được trên thịtrường vốn, với nguồn này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng vì có tính ổn định cao,

Do vậy, lãi suất ngân hàng phải trả cũng rất cao

b) Phân loại Huy Động Vốn theo đối tượng Huy Động Vốn:

+ Huy động vốn từ dân cư:

Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng.Ngân hànghuy động từ các khoản tiền nhàn rỗi từ người dân và sau đó cho những người cần vốn

để mở rộng đầu tư, kinh doanh vay.Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định.+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:

Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng khá lớn trongtổng vốn huy động Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanhnghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệpkhi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần.Chu kỳ tiền củacác doanh nghiệp và các tổ chức xã hội là không giống nhau Vì vậy ngân hàng luôn

có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi.Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích

mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến cho việchuy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng,cải tiến ngân hàng

+ Huy động từ các tổ chức tín dụng khác:

Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có khoản tiền gửi ở lẫn nhau

để thuận lợi cho việc giao dịch, thanh toán Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các ngânhàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song làcàn thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM Khi xuất hiện việc thiếu hụt dữtrữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa… các NHTM có thể vay lẫn nhau Qúa trình tíndụng này là một thỏa thuận giữa hai bên.Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổchức tín dụng khác nhau tuy khá dễ dàng nhưng số lượng thường không lớn và chi phíthường cao hơn Do vậy, hình thức này các ngân hàng thường không sử dụng nhiều

Trang 6

Mặt khác, trong một số trường hợp cần thiết, ngân hàng còn có thể vay từ ngân hàngtrung ương.Đây cũng là một hình thức huy động vốn khá hiệu quả.Tuy nhiên, chỉtrong những trường hợp thực sự cần thiết thì ngân hàng mới sử dụng đến hình thứcnày.

c) Phân Loại Vốn Theo Loại Tiền Huy Động Vốn:

Ngân hàng có thể huy động vốn theo loại tiền, ngoài hình thức phổ biến vàchủ đạo là tiền nội tệ, ngân hàng có thể thu hút thêm các loại ngoại tệ khác như: USD,EURO…Nguồn này xuất phát từ đặc điểm kinh tế của từng quốc gia mà có quy địnhkhác nhau Tuy nhiên phương thức huy động như thế nào còn thùy thuộc vào tìnhhình kinh tế từng thời kỳ Các NHTM nước ta thường chia làm hai mảng: tiền gửibằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ Trên cơ sở xác định mức phí ngân hàng sẽ đưa

ra lãi suất và kỳ hạn hợp lý với từng loại tiền

1.1.1.3 Các hình thức Huy Động Vốn:

Ngày nay, các hình thức huy động vốn của các NHTM rất phong phú và đadạng với nhiều hình thức khác nhau như: huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanhtoán, huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân, huy động vốn qua tài khoản tiềngửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá Và với mỗi hình thức huy động vốn cácsản phẩm sẽ được đa dạng hóa theo nhiều loại khác nhau

+ Huy động thông qua tài khoản tiền gửi.

- Tiền gửi tại NHTM bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

a) Tiền gửi không kỳ hạn:

Là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể lấy ra sử dụng bất kì lúc nào vàNgõn hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng Tiền gửi không kỳ hạn có mứclãi suất thấp hoặc không được trả lãi tuỳ theo chính sách quản lý lãi suất của NHTWmỗi nước hoặc trình độ cạnh tranh của mỗi Ngân hàng và bao gồm hai loại sau đây:

Tiền gửi thanh toán: Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng

để tiến hành thanh toán chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chiphát sinh trong kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện Tiền gửithanh toán thường được bảo quản tại Ngân hàng trên hai loại tài khoản: Tài khoản tiềngửi thanh toán và tài khoản tiền gửi vãng lai Đối với các khoản tiền gửi thanh toán,việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển

Trang 7

khoản.Khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán và

sử dụng thuận tiện dễ dàng đồng vốn khi cần.Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư

nợ, có lúc dư có.Với tài khoản này khách hàng còn có thể được Ngân hàng đáp ứngnhu cầu tín dụng trong những khoảng thời gian nhất định.Đứng trên góc độ Ngânhàng, tiền gửi không kỳ hạn là khoản nợ mà Ngân hàng luôn phải chủ động trả chokhách hàng vào bất cứ lúc nào.Tuy nhiên xét tại một thời điểm nhất định nào đó, do

có sự không khớp nhau giữa xuất và nhập trên mỗi khoản tiền gửi thanh toán tạo nênnhững tài khoản và Ngân hàng được phép sử dụng vào kinh doanh

Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Là khoản tiền kí gửi với mục đích an toàn tài sản,

không mang tính chất phục vụ thanh toán, khi cần khách hàng có thể đến Ngân hànglấy ra để chi tiêu Khác với tiền gửi thanh toán ở trên với loại tiền gửi này khách hàngkhông được sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt

b) Tiền gửi có kỳ hạn:

Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và Ngân hàng vềthời gian rút tiền Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét vềbản chất chúng được gửi với mục đích hưởng lãi Đây là nguồn tiền gửi tương đối ổnđịnh, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tài khoản vào kinh doanh.Chính vì vậy, cácNHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền giửi này bằng cách áp dụng nhiều kì hạnkhác nhau với các mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng

Ở các nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp hoá phát triển tiền tiếtkiệm là loại tiền có số lượng lớn thứ hai trong số các loại tiền gửi vào Ngân hàng.Đặcđiểm của loại tiền này là người gửi tiền được giao cầm sổ tiết kiệm, sổ này được coi làgiấy chứng nhận việc gửi tiền vào Ngân hàng của khách hàng Xét về bản chất, đây làmột phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng Họ gửivào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng lãi từ số tiền đó.Hiện nay trong các NHTM ở Việt Nam tiền tiết kiệm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổngnguồn vốn huy động ( khoảng 60% - 70%)

 Tiền gửi tiết kiệm cũng có 2 loại chủ yếu, tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm

có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn như: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng; các hìnhthức trả lãi đa dạng như: trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi cuối kỳ

Trang 8

Các loại tiết kiệm khác nhau như tiết kiệm xây dựng nhà ở: Tiết kiệm xây dựngnhà ở là một hình thức tiết kiệm của các tầng lớp dân cư do Nhà nước áp dụng nhằm

hỗ trợ cho người dân sớm có nhà ở, rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn góp phần vàoviệc thực hiện chính sách nhà ở của Đảng và Nhà nước Đối với Ngân hàng loại tiếtkiệm này tạo nguồn vốn ổn định, có thể phát triển thành những khoản cho vay, đầu tưtrung và dài hạn đối với các công trình phát triển nhà ở đô thị hay nông thôn theohướng quy hoạch của Nhà nước Ngoài ra qua sản phẩm này Ngân hàng còn phát triểnhàng loạt hoạt động nghiệp vụ như tín dụng thuê, mua, tư vấn về kinh doanh, đầu tưbất động sản… Cùng với hình thức này, Nhà nước cũng sẽ khuyến khích được quátrình hình thành các quỹ nhà ở trong xã hội giải quyết phần nào phát sinh từ vấn đềphát triển đô thị hiện nay với nguồn tài lực huy động từ dân cư là chính, dành đượcvốn ngân sách và vốn vay nước ngoài cho việc đầu tư các công trình trọng điểm thuộcchiến lược phát triển quốc gia

Theo hình thức này mọi công dân có nhu cầu mua sắm, cải tạo nâng cấp nhàcửa đều có thể gửi tiền tiết kiệm có thời hạn ít nhất một năm trở lên và được Ngânhàng cho vay vốn để cùng với số tiền tiết kiệm tạo được để làm nhà ở Tiền gửi tiếtkiệm được Ngân hàng trả lãi Lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay dùa trên nguyên tắcbình đẳng đảm bảo cho lợi ích của người gửi và chi phí của Ngân hàng.Người gửi tiền

và Ngân hàng kí hợp đồng gửi tiền tiết kiệm và vay vốn xã hội xây dựng nhà ở đểthực hiện việc gửi vốn, rút vốn, vay vốn.Người gửi tiết kiệm có thể vay vốn với mứcvốn tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm tại thời điểm xin vay

+ Huyđộng thông qua các thị trường.

Vốn đi vay và quan hệ vay mượn giữa NHTM và NHTW, hoặc giữa cácNHTM với nhau hay các tổ chức tín dụng khác Các NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sungvào vốn hoạt động của mình khi mà Ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫnkhông đủ vốn hoạt động Trong trường hợp Ngân hàng đã vay trên thị trường tiền tệliên hàng của các NHTM hay các tổ chức tín dụng mà vẫn không đáp ứng được nhucầu sử dụng vốn của mình thì Ngân hàng sẽ đi vay của NHNN Tuỳ theo mục đích sửdụng và hình thức vay vốn, vốn vay của NHNN sẽ được chia thành các loại: Vốn vay

để thanh toán và vay tái cấp vốn

Trang 9

Vốn vay để thanh toán: các NHTM vay NHNN để bù đắp thiếu hụt tạm thờitrong thanh toán ( thời hạn vay thường ngắn hạn ).

Vay tái cấp vốn: NHNN cho NHTM vay trên cơ sở chứng từ có giá Các chứng

từ này phải đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, đảm bảo an toàn Tái cấp vốn gồm haihình thức:

Tái chiết khấu: NHNN nhận các chứng từ có giá mà các NHTM đã chiết khấutrước đây để thực hiện các nghiệp vụ giống như các NHTM đã làm Tuy nhiên việc táichiết khấu đối với các NHTM đã được giới hạn trong mức cho phép

( hạn mức tái chiết khấu ) để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN

Cho vay có đảm bảo: Là hình thức các NHTM đem các giấy tờ có giá đến cácNHNN để làm vật bảo đảm xin vay vốn Căn cứ trên tổng mệnh giá các chứng từ cógiá làm vật đảm bảo, NHNN sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo việc điều hànhchính sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kì

+ Huy động thông qua phát hành những chứng từ có giá.

Vốn phát hành của Nhà nước thuộc loại " chủ động thu gom " Thực chất cuảhình thức chủ động huy động vốn này là Ngân hàng huy động vốn tiền tệ bằng việcphát hành những chứng từ có giá.Trong đó kì phiếu là phiếu nợ ngắn hạn với mệnhgiá quy định, trái phiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn Hai loại phiếu nợ trên đượcNgân hàng phát hành từng đợt, tuỳ theo mục đích với sự chấp thuận của NHNN hoặchội đồng chứng khoán Quốc gia

Trong huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các NHTMphải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động.Nghiệp vụ này chỉ được tiếnhành khi Ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ trangtrải Như vậy khi huy động vốn dưới hình thức này, các Ngân hàng phải căn cứ vàođầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháphuy động Khối lượng vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi

đã huy động được đủ khối lượng theo dự kiến các Ngân hàng sẽ ngừng việc huy động

1.1.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại:

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàngnhưng nó là một nghiệp vụ rất quan trọng Để thực hiện các hoạt động kinh doanh của

Trang 10

mình ngoài số vốn điều lệ thì ngân hàng cần phải huy động các nguồn vốn từ bênngoài đó có thể là vốn của các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức kinhtế…Do đó, nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng.

1.1.2.1 Đối với ngân hàng thương mại:

- Nguồn vốn huy động giúp Ngân hàng tự chủ trong kinh doanh

- Một Ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụcủa nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay: vay để cho vay, vay để đầu tư, vay đểthanh toán Ngược lại, một Ngân hàng với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn

tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Nguồnvốn huy động dồi dào cũng làm tăng khả năng của Ngân hàng chủ động đa dạng hóacác hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro thu được lợi nhuận cao nhất, đạt mụctiêu cuối cùng là an toàn sinh lời

- Nguồn vốn huy động ảnh hưởng quy mô tín dụng và các hoạt động khác

- Vốn huy động có ảnh hưởng to lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tíndụng cũng như các hoạt động khác Thông thường so với các Ngân hàng nhỏ, cácNgân hàng lớn có khoản mục đầu tư cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng chovay của các Ngân hàng này cũng lớn hơn Trong khi các Ngân hàng lớn cho vay ở thịtrường trong nước thậm chí quốc tế thì các Ngân hàng nhỏ lại giới hạn phạm vi hoạtđộng chủ yếu trong cộng đồng Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các Ngânhàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động của lãi suất, gây ảnhhưởng đến khả năng thu hồi vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh

tế Nếu khả năng vốn của Ngân hàng đó dồi dào thì chắc chắn Ngân hàng sẽ mở rộng

và đáp ứng được nhu cầu vay vốn, có đủ điều kiện để mở rộng thị trường tín dụng,tăng khả năng thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng

- Nguồn vốn huy động quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngânhàng trên thị trường

- Thật vậy trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạtđộng đòi hỏi Ngân hàng phải coi uy tín trên thị trường là điều quan trọng Uy tín đótrước hết phải thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng Màkhả năng thanh toán của Ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của Ngân hàng cànglớn Với tiềm năng vốn lớn, nguồn huy động dồi dào, Ngân hàng có thể hoạt động

Trang 11

kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả vừa giữchữ tín vừa nâng cao thanh thế của Ngân hàng trên thị trường.

- Quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

- Thực tế đã chứng minh: quy mô trình độ nghề nghiệp, phương tiện kĩ thuật hiện đạicủa Ngõn hàng là tiền đề cho việc thu hồi nguồn vốn Khả năng vốn lớn là điều kiệnthuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phầnkinh tế xét cả quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian gia hạn cho vaythậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng, điều này sẽ thu hút ngàycàng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của Ngân hàng tăng lên nhanh chóng vàNgân hàng có điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh

Hơn nữa vốn của Ngân hàng lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tàichính, kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mởrộng hình thức liên doanh, liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua… Và chính nhữnghình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinhdoanh và tạo thêm nguồn vốn cho Ngân hàng, đặc biệt là tăng sức cạnh tranh củaNgân hàng trên thị trường

 Do đó, có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “Đầu vào” củangân hàng

1.1.2.2 Đối với khách hàng :

Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu

tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tươnglai Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn

để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Và ngoài ra nghiệp vụ huy động vốn giúpcho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng như dịch vụthanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn sản xuất, kinhdoanh hoặc dùng chi tiêu cho cá nhân và gia đình và tổ chức

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Huy Động Vốn:

Trang 12

Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Để duy trì vàthu hút thêm nguồn vốn, thì ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh và cónhững ưu đãi cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng nhằm thỏa mãn kỳ vọng thunhập của khách hàng trong tương lai khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng Do đólãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn.

1.2.1.2 Yếu tố về đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây số lượng các NHTM được thành lập có sự tăng lênđáng kể Đó là những NHTM của nhà nước, các NHTM có vốn cổ phần trong nước,100% vốn nước ngoài hay là ngân hàng liên doanh giữa trong nước và nước ngoài

Do đó sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các NHTM với nhau trong việc huyđộng vốn

Mỗi ngân hàng có những biện pháp, cách thức khác nhau để lôi kéo kháchhàng đến với các sản phẩm dịch vụ của mình Nên trong công tác huy động vốn, việctìm hiểu các đối thủ cạnh tranh là vô cùng cần thiết, để kịp thời có các chính sách phùhợp giúp ngân hàng thu hút được nhiều nguồn vốn hơn

a) Hoạt động Marketing

Ngân hàng muốn huy động vốn có hiệu quả thì phải có các hoạt động quảng

bá, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng Và hoạtđộng này được hổ trợ bởi các công cụ marketing như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệcông chúng…Những công cụ xúc tiến này giúp ngân hàng đạt được hình ảnh, niềmtin của khách hàng với ngân hàng lúc đó các NHTM có thể huy động một khối lượnglớn tiền tệ vào hệ thống ngân hàng của mình

b) Mạng lưới huy động vốn của ngân hàng

Hoạt động HĐV của ngân hàng sẽ có một số khó khăn nhất định khi ngân hàng

có quá ít phòng giao dịch, mạng lưới hoạt động nhỏ.Bởi vì, các khoản tiền tiết kiệmcủa dân cư thường nhỏ nên việc tiếp cận với ngân hàng sẽ khó khăn khi có khoảngcách địa lý giữa ngân hàng với người gửi tiền Do đó, với một mạng lưới rộng khắpthì người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Lúc đó ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút được các khoản tiền gửi đó một cách có hiệuquả

Trang 13

Bên cạnh những yếu tố trên thì những nhân tố như: trình độ công nghệ, uy tínkhách hàng, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên hay nhu cầu vềvốn của NHTM trong từng thời kỳ cũng tác động không nhỏ tới tình hình huy độngvốn của ngân hàng.

1.2.2 Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài ngân hàng và là những nhân

tố tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng và bất kỳ một NHTMnào cũng không được xem nhẹ những nhân tố này, đó là:

1.2.2.1 Khách hàng

Khách hàng của ngân hàng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, mỗi loạikhách hàng thì có những đặc điểm khác nhau và có các yêu cầu khác nhau về cácnghiệp vụ của ngân hàng.Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của từng loạikhách hàng, ngân hàng cần có các chính sách chăm sóc khách hàng, chiến lược pháttriển phù hợp để có được hoạt động kinh doanh tốt nhất

1.2.2.2 Môi trường xã hội

Môi trường xã hội là yếu tố quan trọng trong ảnh hưởng đến các hoạt động củangân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn.Môi trường xã hội bao gồm các yếu

tố như tập quán, thói quen, tâm lý… của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng

Ngoài ra yếu tố thu nhập của người dân và phân bổ dân cư là một nguồn lựctiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô hoạt động HĐV của ngân hàng Vớinhững khu vực có đông dân cư, thu nhập người dân cao thì ngân hàng sẽ gặp nhiềuthuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn

1.2.2.3 Môi trường pháp lý

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nên chụi nhiều tácđộng bởi các chính sách, quy định của chính phủ và của NHNN Khi có sự thay đổi vềcác quy định, chính sách của chính phủ, của NHNN như về tỷ giá hối đoái, tín dụng,lãi suất… thì hoạt động của các NHTM phải có những thay đổi, điều chỉnh phù hợpnhằm phù hợp với các chính sách, quy định đó Các NHTM có thể gặp những thuậnlợi hoặc khó khăn đối với những quy định này Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khảnăng thu hút vốn của các NHTM

1.2.2.4 Môi trường kinh tế

Trang 14

Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn và khơi thôngnguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của ngân hàng Với một nềnkinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, thu nhập quốc dân cao thì các tổ chứckinh tế và người dân sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi tương đối lớn dồi dào gửi vàongân hàng Lúc đó các ngân hàng sẽ thu được nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốntrong thanh toán Và ngược lại với một nền kinh tế chậm phát triển, tốc độ tăngtrưởng thấp, lạm phát cao… Thì hoạt động HĐV của các NHTM sẽ gặp nhiều khókhăn.Bởi vì nếu lạm phát cao thì đồng tiền sẽ giảm giá trị, người dân không tin tưởnggửi tiền vào ngân hàng mà có thể dùng tiền nhàn rỗi để thực hiện các hoạt động đầu tưkhác Lúc này lượng tiền gửi vào ngân hàng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt độngHĐV của ngân hàng.

Như vậy qua những vấn đề trên cho thấy, công tác huy động vốn có vai trò vôcùng quan trọng, đặc biệt đối với các lãnh đạo ngân hàng thì việc mở rộng, tăngcường nguồn vốn huy động là vấn đề cần quan tâm hàng đầu vì mức vốn tự có củangân hàng so với tổng vốn huy động là rất nhỏ Để cân đối được nguồn vốn trongkinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngânhàng thì đòi hỏi ban giám đốc ngân hàng phải luôn coi trọng các yếu tố thị trường,nghiên cứu thị trường để có những biện pháp, những hình thức huy động vốn tốt hơngiúp NHTM đạt được các mục tiêu của mình

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Viettin Bank – Chi Nhánh Bình Định

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh

- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thànhNgân hàng Công thương Việt Nam

Trang 15

- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Côngthương Việt Nam

- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam

Vào ngày 8/7/2013 tại Hà Nội, VietinBank tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm xâydựng – phát triển, đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lậphạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng

Với lịch sử 25 năm qua, VietinBank đã đạt được 9 thành tựu to lớn, nổi bật, đó là:

Hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng cao, an toàn, hiệu quả, đóng góp lớncho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước;

Là ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu đáp ứng nhu cầu vốn phục vụphát triển kinh tế đất nước

Là NHTM cổ phần hóa thành công, bảo toàn và tăng trưởng bền vững vốn chủ

Trang 16

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản có của VietinBank tăng 14,4% so với năm2012; Nguồn vốn huy động và tín dụng đầu tư, cho vay đều tăng hơn năm trước; Lợinhuận trước thuế đạt trên 7.750 tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuậncủa toàn ngành; ROE đạt 13,9%, ROA 1,45%; nợ xấu giảm mạnh ở mức 0,82% Đặcbiệt, sự kiện VietinBank thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ đạt trên 37 nghìn

tỷ đồng trong năm 2013 trở thành ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất ViệtNam đã thu hút sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư, tiếp tục khẳng định những bước đivững chắc của VietinBank kể cả trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn

2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bình Định:

Ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam, tiền thân của Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam được thành lập tại Nghị định 53/HĐBT ngày26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vàothời kỳ đầu của tiến trình đổi mới kinh tế do Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Namkhởi xướng, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của ngành NH Việt Nam

Tháng 7/1988, Ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam - Chi nhánhBình Định được thành lập Từ đó đến nay do yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ trongtừng thời kỳ nên tên gọi của chi nhánh và cơ cấu bộ máy tổ chức cũng được thay đổinhiều lần cho phù hợp với yêu cầu thực tế

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng chuyên doanh Côngthương Việt Nam thì Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam Chi nhánhBình Định có những mốc thời gian đáng chú ý sau:

- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt NamChi nhánh Bình Định thành Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định

(theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).

- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng

Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt

Nam).

- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi

nhánh Bình Định (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt

Nam).

Trang 17

- Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định

đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK

- Ngày 20/07/2009: Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương ViệtNam Chi nhánh Bình Định thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi

nhánh Bình Định (theo quyết định số 117/BB-HĐQT-2009- của Chủ tịch

HĐQT NHTM CPCT Việt Nam).

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam Chi nhánh Bình Định có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn thứ nhất: Từ 1988 đến 1990 – Thành lập và định hình

- Giai đoạn thứ hai: Từ 1991 đến 1995 – Mở rộng và củng cố bộ máy hoạt động

- Giai đoạn thứ ba: Từ 1996 đến nay - Ổn định phát triển và trưởng thành đi lên.

Đến tháng 11/2006, Phòng giao dịch Phú Tài ( thuộc quản lý của Ngân hàng Côngthương Chi nhánh Bình Định) đã chính thức trở thành Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Phú tài và đã tách hẳn kinh doanh riêng biệt với Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Bình Định, và các số liệu trong các báo cáo năm 2006 của Chi nhành Ngânhàng Công thương Bình Định là số liệu đã được bóc tách riêng với số liệu của Chinhánh Ngân hàng Công thương Phú Tài, nó là kết quả hoạt động kinh doanh của riêngChi nhánh Ngân hàng Công thương Bình Định

Ngày 14/11, VietinBank – Chi nhánh (CN) Bình Định đã chuyển về địa điểmmới tại tại số 66A Lê Duẩn, P.Lý Thường Kiệt, Tp.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Cũng trong ngày 14/11, Phòng giao dịch (PGD) Quy Nhơn - PGD thứ 9 của CN chínhthức khai trương, đi vào hoạt động Đây là PGD loại I, đặt tại Trụ sở chính cũ, số 257

Lê Hồng Phong, P.Lê Hồng Phong, Tp.Quy Nhơn với 8 cán bộ nhân viên (2 lãnh đạo,

4 Giao dịch viên, 2 thủ quỹ phụ)

Quy mô hiện tại ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Bình Định: ngoàihội sở chính còn có 9 phòng giao dịch ở các vị trí trung tâm của địa bàn phường trongthành phố gồm: PGD Quy Nhơn đường Lê Hồng Phong, PGD Chợ Lớn đường Tăng Bạt

Hổ, PGD Trần Hưng Đạo, PGD Đống Đa, PGD Trần Phú, PGD Nguyễn Huệ, PGD NgôMây, PGD Vũ Bảo, PGD Tây Sơn để mở rộng chiếm lĩnh thị phần phát triển kênh phânphối để đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu các khách hàng NHCT VN - chi nhánhBình Định từ khi thành lập đến nay đã không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ

Trang 18

thuật, gia tăng số lượng nhân viên về số lượng và chất lượng phục vụ với mục đích cuốicùng là tạo sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng khi tiếp cận với hệ thống NH, tổng số cán

bộ, chi nhánh là 97 người, cơ cấu phòng ban gồm một giám đốc phụ trách và hai phógiám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ Các phòng ban như sau: phòng kế toán, phòngkhách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, Phòng Quản lý rủi ro, phòng Tổchức hành chính, Phòng Tiền tệ kho quỹ, Tổ thông tin điện toán, phòng kiểm tra nội bộ,các phòng giao dịch

Trải qua bao thăng trần, nhìn lại 25 năm hình thành, xây dựng và phát triển đã quacủa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định, ta có thể khẳngđịnh rằng Chi nhánh đã vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, luôn tiên phong trong cơchế thị trường, không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một ngân hàngthương mại lớn, chủ lực, hàng đầu trong tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực MiềnTrung – Tây Nguyên nói chung, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốcgia, thúc đẩy tăng truởng kinh tế thời kỳ đổi mới, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lựcsản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuất khẩu, chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Trong những năm qua Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương pháttriển; tạo được niềm tin với cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định; có được sựtín nhiệm từ khách hàng, xứng đáng là Ngân hàng hàng đầu; góp phần vào sự ổn định vàphát triển mạnh mẽ của tỉnh Bình Định nói riêng và đất nước nói chung

Tính đến thời điểm hiện tại, hoạt động của VietinBank Bình Định đã có nhữngbước phát triển mới so với những năm gần đây: Nguồn vốn huy động đến 30/10 đạttrên 945 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008, tăng 25,8% so năm 2010, đạt76% kế hoạch năm 2011; Dư nợ cho vay tăng 2,3 lần so 2008, tăng 10% so năm 2010,đạt 87% kế hoạch giao; Lợi nhuận tăng gấp 2,2 lần năm 2008, tăng 37,5% so năm

2010, đạt 80% kế hoạch; Các chỉ tiêu về thẻ ghi nợ, thẻ TDQT, lắp đặt POS tính đếnthời điểm hiện nay đã đạt và vượt chỉ tiêu TW giao;…

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định

2.1.3.1 Các lĩnh vực, nhiệm vụ của chi nhánh đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh

Trang 19

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định được thànhlập nhằm thực hiện các dịch vụ, giao dịch ngân hàng bao gồm: Huy động, nhận tiềngửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh; cho vayngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khảnăng nguồn vốn của Chi nhánh; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợthương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;quản lý Khách sạn Ngân hàng và Đại lý của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngânhàng Công thương Việt Nam; ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng khácđược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Nhiệm vụ của chi nhánh

- Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân

Trong mức thẩm quyền được Tổng Giám đốc giao, đảm bảo tuân thủ các quyđịnh hiện hành về nghiệp vụ tín dụng và mức cấp tín dụng cho một khách hàng theoquy định của NHNN, NHCT Bao gồm:

+ Cho vay

+ Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác

+ Bảo lãnh

+ Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của NHNN, NHCT

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ theo quy định của NHNN và NHCT

+Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác + Mở tài khoản cho khách hàng trong nước

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ

Trang 20

- Các hoạt động khác

+ Kinh doanh ngoại hối, vàng, tư vấn tài chính

+ Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý cho các lĩnh vực liên quan đến hoạt độngNgân hàng thương mại

+ Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật

+ Cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật

Tổ chức công táchạch toán, kế toán, thống kê, đảm bảo phản ánh đầy đủ, chínhxác, nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh Thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến hoạtđộng của chi nhánh theo quy định

Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệucung cấp các thông tin về các sảnphẩm, dịch vụ mà chi nhánh thực hiện cho khách hàng Thực hiện tiếp thị, thu hútkhách hàng gửi tiền, vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng

2.1.3.2 Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh

Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân

- Các sản phẩm thẻ VietinBank

+ Thẻ E-Partner: E-Partner G-Card, E-Partner C-Card, E-Partner

S-Card,

E-Partner Pink Card, E-Partner 12 Con giáp.

+ Thẻ tín dụng quốc tế: Visa Card, Master Card.

- Các sản phẩm tiết kiệm VietinBank

+ Không kỳ hạn: Không kỳ hạn thông thường, lãi suất bậc thang theo số dư.+ Có kỳ hạn: Thông thường, lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi, tiết kiệmthông minh, kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, lãi suất thả nổi, lãi suất siêu thả nổi

+ Các hình thức tiết kiệm khác: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm kiềuhối, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi

- Các dịch vụ chuyển tiền của VietinBank

+ Chuyển tiền trong nước

+ Chuyển tiền ra nước ngoài

- Các sản phẩm dịch vụ cho vay

Trang 21

+ Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng thông thường, cán bộ công nhân viên,đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá.

+ Mua ô tô: Cho vay mua ô tô thông thường, mua ô tô Trường Hải

+ Bất động sản: Mua nhà dự án, mua nhà dự án do VietinBank tài trợ vốn,mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở

+ Cho vay du học, xuất khẩu lao động: Cho vay du học, du học nước ngoàitrọn gói, du học trong nước trọn gói, người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, chứngminh tài chính để đi du lịch/chữa bệnh nước ngoài

+ Cho vay kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh thông thường, cá nhân kinhdoanh tại chợ, cho vay cửa hàng cửa hiệu, đối với nông dân,làm kinh tế trang trại

- Tài khoản tiền gửi thanh toán

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union

- Các sản phẩm dịch vụ khác dành cho khách hàng cá nhân

+ Nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá tại nhà

+ Gửi giữ tài sản, cho thuê ngăn tủ sắt, cho thuê tài chính

+ Thanh toán trực tuyến sử dụng ví điện tử M-Money

+ Thanh toán xuất nhập khẩu, chứng khoán

+ Thu ngân sách nhà nước qua VietinBank

+ Bảo hiểm con người kết hợp tín dụng

Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Chuyển tiền ra nước ngoài

- Thanh toán Xuất – Nhập khẩu

- Mở tài khoản Doanh nghiệp

Trang 22

+ Tài khoản tiền gửi thanh toán: Tài khoản tiền gửi của tổ chức, tài khoản tiềngửi của cá nhân, tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản.

+ Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiếtkiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,

+ Tài khoản tiền gửi khác: Tài khoản séc bảo chi, tài khoản chuyển tiền, tàikhoản tiền vay,

- Dịch vụ tiền tệ kho quỹ

- Kinh doanh ngoại tệ

Mua/Bán giao ngay (SPOT), kỳ hạn (FORWARD) ngoại tệ, hoán đổi(SWAP), quyền chọn (Option) ngoại tệ

- Sản phẩm tiền gửi

+ Tiền gửi thanh toán - Lãi suất bậc thang

+ Tiền gửi đầu tư rút gốc linh hoạt

- E-Bank: VietinBank at Home, Internet Banking.2.1.4 Bộ máy tổ chức của Ngân

hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định

2.1.4 Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định

2.1.4.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh

22

Giám Đốc

P.Giám Đốc

PGD Loại1

PGD.

Loại 2

Tổ điện toán Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng kế toán

P.Giám Đốc

Trang 23

(Nguồn Phòng Kế hoạch tổng hợp)

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý

Ban Giám Đốc Chi nhánh

- Chức năng:

Giám đốc là người điều hành cao nhất của chi nhánh theo ủy quyền của Tổnggiám đốc Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và trước phápluật trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh

- Nhiệm vụ:

Điều hành, kiểm tra, giám sát các bộ phận cấp dưới thực hiện đúng các chếđộquy trình nhiệm vụ nhằm phát triển các dịch vụ Ngân hàng nâng cao chất lượng tíndụng,an toàn vốn, giảm tỷ lệ rủi ro, hoạt động ngày càng có hiệu quả, tăng thu nhậpcho Chi nhánh và NHCT VN

Phòng

khách

hàng Doanh

Nghiệp

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng tổ chức hành chính

PGD

Chợ lớn

PGD

Quy Nhơn

PGD Vũ Bảo

PGD

Đống Đa

PGD

Tây Sơn

PGD

Trần Hưng Đạo

PGD Nguyễn Huệ

Trang 24

Xây dựng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh theo từngthời kì trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh của NHCT

Khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có tráchnhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đã được phân quyền

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

- Chức năng:

+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện, kịp thời tình hình hoạt đôngkinh doanh, việc tuân thủ pháp luật, các cơ chế, chính sách quy chế quy định, quytrình nội bộ tại các chi nhánh trong khu vực, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạmpháp luật, quy định nội bộ, đề xuất tư vấn các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót,kiến nghị xử lý những vi phạm nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, điềuhành hoạt động của các chi nhánh NHCT

+ Chủ động khai thác các thông tin, báo cáo từ hệ thống nhằm có đủ số liệuphục vụ công tác giám sát, đánh giá hoạt động hiệu quả của chi nhánh trên cơ sở phântích các chỉ tiêu kinh doanh

+ Nắm bắt phân tích nhanh các vụ việc phát sinh tại chi nhánh nhằm cảnh cáosớm những dấu hiệu rủi ro, đề xuất biện pháp xử lý

+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểmtoán của chi nhánh

Phòng khách hàng cá nhân

- Chức năng:

Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND

và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN

- Nhiệm vụ:

+ Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng cánhân có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyềnquyết định theo quy định của NHCT VN

+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch, quản lý các khoản khoảntín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT VN

Trang 25

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng Quản lý rủi ro

để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN

+ Điều hành, quản lý lao động, tài sản, tiền vay vốn huy động, hướng dẫn vàquản lý nghiệp vụ tại các Quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch cấp

Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Chức năng:

+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằngVND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩmtín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch, quản lý các khoản tín dụng

đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT VN

+ Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàngdoanh nghiệp có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp cóthẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN

+ Trực tiếp điều hành và quản lý phòng giao dịch cấp 1

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng Quản lý rủi ro

để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh NHCT VN

Phòng tổ chức hành chính

- Chức năng:

Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trươngchính sách của nhà nước và quy định của NHCT VN Thực hiện công tác quản trị và vănphòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộphù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền củachi nhánh Bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh

+ Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phươngtiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Thực hiệntheo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền

Trang 26

+ Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy địnhcủa Nhà nước và của NHCT VN

Phòng quản lý rủi ro

- Chức năng:

Thực hiện tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro củachi nhánh Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ cácgiới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự

án, phương án đề nghị cấp tín dụng

- Nhiệm vụ:

+ Theo dõi, nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch pháttriển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, chiến lược kinh doanh, chínhsách quản lý rủi ro của chi nhánh và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời

kỳ để đề xuất mức tăng trưởng tín dụng

+ Theo dõi và phân tích, đánh giá các danh mục cho vay của chi nhánh, điềuchỉnh các danh mục này để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng

 Phòng kế toán

- Chức năng:

+ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các côngviệc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Cung cấpcác dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giaodịch

+ Đề xuất các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp

vụ và các vấn đề phát sinh khác

+ Tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ liên quantrong việc thực hiện nghiệp vụ được giao

Trang 27

Phòng tiền tệ kho quỹ

- Chức năng:

Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định củaNHNN và NHCT VN Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịchtrong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn

+ Lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của NHNN

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan

Phòng thông tin điện toán

- Chức năng:

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chinhánh.Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạngmáy tính của chi nhánh

+ Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ; lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM,

cơ sở chấp nhận thẻ, giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ,triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCT VN

2.1.5 Các hoạt động chính NHCT Việt Nam – Chi nhánh Bình Định

Huy đông vốn

+Nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổchức và dân cư

Trang 28

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với các hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệmkhông kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tíchlũy,….

+ Phát hành kì phiếu, trái phiếu

Cho vay, đầu tư

+Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

+ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

+ Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

+ Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốndài

+ Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

+ Thấu chi, cho vay tiêu dùng

+ Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tàichính trong nước và quốc tế

+ Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Bảo lãnh

+ Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh

thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán

Thanh toán và tài trợ thương mại

+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh

toán thư tín dụng nhập khẩu

+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) vànhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế

+ Chuyển tiền nhanh Western Union

+Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc

+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

+ Chi trả Kiều hối…

Ngân quỹ

+ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

Trang 29

+ Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,

thương phiếu…)

+ Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

+ Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng

phát minh sáng chế

Thẻ và ngân hàng điện tử

+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,

MASTER CARD…)

+ Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).

+ Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

Hoạt động khác

+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

+ Tư vấn đầu tư và tài chính

+ Cho thuê tài chính

+ Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký

+ Phát triển nguồn nhân lực

+ Phát triển công nghệ

+ Phát triển kênh phân phối

2.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tai ngân hàng Công Thương Bình Định: (2011 – 2013)

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn, khai thác một cách có hiệu quảnhững thuận lợi cộng với sự đoàn kết nhất chí của Ban giám đốc, cùng toàn thể cán

bộ công nhân viên và sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng Công thương Việt Nam;

Trang 30

Ngân hàng Công thương Bình Định đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh Và đã đạt được những kết quả bước đầu:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng doanh

Thu từ lãi 453782 368642 314349 -85.140 -18,76 -54.293 -14,73Thu ngoài

Tổng chi

Chi trả lãi 381078 323217 243709 -57.861 -15,18 -79.508 -24,60Chi phí

ngoài lãi 95.270 80.804 60.927 -14.466 -15,18 -19.877 -24,60

Lợi nhuận 27.854 24.632 37.048 -3.222 -11,57 12.416 50,41

( Nguồn báo cáo tài chính Viettinbank)

2.2.1 Phân tích khoản mục doanh thu:

Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của ngân hàng giảm dần qua các năm từ

2011 đến 2013 Cụ thể là năm 2011 tổng doanh thu đạt được 504.202 triệu đồng, năm

2012 là 428.653 triệu đồng giảm 14,98% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 341.684triệu đồng giảm 20,29% so với năm 2012

Trong năm 2012 và 2013 nền kinh tế Bình Định nói riêng và nền kinh tế nước

ta nói chung gặp khá nhiều khó khăn.Tình trạng dịch bệnh thiên tai, sự cạnh tranh gaygắt về mặt kinh tế trong và ngoài nước cùng với đó là khủng hoảng kinh tế trên thếgiới cũng góp phần tác động không nhỏ Làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta kéotheo đó làm cho hoạt động của các ngân hàng kém phát triển

Với tình trạng khủng hoảng kinh tế mạnh các doanh nghiệp, công ty trong vàngoài nước đã thắt chặt trong đầu tư nhu cầu về vốn giảm mạnh.Mà trong tổngdoanh thu của ngân hàng tồn tại hai khoản mục chính đó là thu nhập từ lãi cho vay và

Trang 31

thu nhập khác (thu nhập ngoài lãi vay) Vì vậy, ngân hàng mất một khoản lớn doanhthu từ các doanh nghiệp, công ty trên.

2.2.1.1 Thu nhập từ lãi cho vay:

Đây là những khoản thu nhập chính của ngân hàng từ các món cho vay, nóchiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu gần 90%

Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập từ lãi cho vay từ năm 2011 đến 2013 giảm

Cụ thể là năm 2011 đạt 453.782 triệu đồng, năm 2012 đạt 368.642 triệu đồng, giảm18,76% so với năm 2011; năm 2013 là 314.349 triệu đồng, giảm 14,73% so với năm

2012 Nhưng nhìn lại thì ta thấy tỷ trọng của nguồn thu nhập này so với tổng thu nhập

có xu hướng giảm từ năm 2011 – 2012 , năm 2011 chiếm 90% nhưng đến năm 2012chỉ còn 86% Nhưng từ năm 2012 – 2013 nguồn thu nhập này đã tăng lên từ 86% -91%

Nguyên nhân của tình trạng trên là năm 2012 nền kinh tế đã xảy ra nhiều biếnđộng lớn, hoạt động xản suất của người dân chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thủyhải sản nhưng trong năm 2012 tình trạng dịch bệnh: cúm gia cầm H5N1, lở mồm longmóng… và thiên tai bão lũ diễn ra triền miên Điều này là khiến cho nhiều hộ dân trởnên trắng tay Người dân, các doanh nghiệp lại là những khách hàng chủ lực củangân hàng nên ngân hàng cũng đã thất thu một lượng tiền lãi khá lớn làm giảm tỷtrọng của thu nhập từ lãi cho vay

2.2.1.2Thu nhập ngoài lãi:

Thu nhập khác là những khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối,kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân quỹ…

Qua bảng số liệu cho thấy nhóm thu nhập này tăng trong năm 2011 – 2012từ50.420 triệu đồng tăng 9.591 triệu đồng lên thành 60.011 triệu đồng, nhưng từ năm

2012 – 2013 lại giảm từ xuống còn 27.335 triệu đồng Nguyên nhân của tình trạngtrên là do trong năm 2013 với tình trạng khủng hoảng kinh tế trên thế giới khiến chocác doanh nghiệp trong và ngoài nước hạn chế trong việc đầu tư vì vậy nhu cầu vềcác dịch vụ của ngân hàng giảm mạnh

2.2.2 Phân tích các khoản mục chi phí:

Cùng với sự giảm dần của thu nhập thì những khoản chi phí cũng giảm theo.Qua bảng số liệu cho thấy các khoản chi phí đều giảm qua các năm 2011, 2012, 2013

Trang 32

Cụ thể là năm 2011 chi phí là476.348 triệu đồng đến năm 2012 là 404.021 triệu đồnggiảm 15,18% so với năm 2011, đến năm 2013 là 304.636 triệu đồng giảm 24,6% sovới năm 2012 Để hiểu rõ nguyên nhân giảm của các khoản chi phí này thì ta cầnphải phân tích từng khoản mục chi phí cụ thể đó là chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi.

2.2.2.1 Chi phí trả lãi:

Là những khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả tiền lãi vay ( Ngân hàng nhà nước),trả lãi phát hành giấy tờ có giá Đây là những khoản chi phí của ngân hàng chiếm hơn80% tổng chi phí của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh bình định

Cụ thể là năm 2011 lượng chi phí này là 381.078 triệu đồng, năm 2012 là323.217 triệu đồng giảm 15,18% so với năm 2011, đến năm 2013 chi phí này tiếp tụcgiảm 24,6% so với năm 2012 cụ thể là từ 323.217 triệu đồng xuống còn 243.709triệu đồng Nhưng tỷ trọng của nhóm chi phí này so với tổng chi phí lãi vẫn giữ đềuqua các năm sấp xỉ gần bằng 80%, nguyên nhân của tình hình trên là do ngân hàng đã

áp dụng nhiều chính sách về lãi suất để thu hút khách hàng

2.2.2.2 Chi phí ngoài lãi:

Chi phí ngoài lãi là những khoản chi phí về dịch vụ, chi phí về nhân viên, chiphí về quản lý… Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chiphí của ngân hàng

Qua bảng số liệu cho ta thấy khoản mcuj chi phí này có xu hướng giảm quacác năm 2011, 2012, 2013 Cụ thể là năm 2011 là 95.270 triệu đồng đến năm 2012giảm còn 80.804 triệu đồng , năm 2013 là 60.927 triệu đồng giảm 19.877 triệu đồng

so với năm 2012

Nguyên nhân của tình trạng trên là do trên địa bàn bình định các ngân hàngthương mại cổ phần và tư nhân liên tiếp ra đời làm cho sự cạnh tranh diễn ra ngàycàng gay gắt cùng với đó là những khó khăn về kinh tế làm cho lượng khách hàng củangân hàng giảm mạnh điều này làm cho khoản chi phí ngoài lãi cũng giảm theo

2.2.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận:

Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2011 – 2012 giảm

từ 27.854 triệu đồng xuống còn 24.632 triệu đồng, nhưng từ năm 2012 – 2013 lợinhuận của ngân hàng đã tăng mạnh từ 24.632 triệu đồnglên 37.048 triệu đồng Trongnăm 2012 – 2013 do ngân hàng đã tăng sản phẩm và dịch vụ, tăng chất lượng của các

Ngày đăng: 01/06/2016, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, TS Nguyễn Ninh Kiều (2009), “ Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Tác giả: TS Nguyễn Ninh Kiều
Nhà XB: NXB Tàichính Hà Nội
Năm: 2009
4, PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn (2006), “ Giáo trình lý thuyết Tài chính – Tiền Tệ”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết Tài chính – Tiền Tệ
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2006
5, Tạp chí ngân hàng năm 2011, 2012, 2013 Khác
6. Thời báo kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Khác
7. Một số Wedsite:- www.vneconomy.vn - www.cafef.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w