1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHÍNH NHÁNH đà NẴNG

26 612 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 222,16 KB

Nội dung

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng... - Công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đà Nẵng- Năm 2013

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VÕ THỊ THÚY ANH

Phản biện 1: PGS TS LÂM CHÍ DŨNG

Phản biện 2: PGS TS ĐỖ TẤT NGỌC

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 12 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những hình thức cấp tín dụng truyền thống và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời nó cũng là hoạt động có rủi ro cao nhất Trong quá trình cho vay, ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất chính là rủi ro tín dụng Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng có nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh Do đó, việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung của Chi nhánh Chính vì lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Đà Nẵng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

- Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Đà Nẵng

Trang 4

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng những biện pháp

nào để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp? Các tiêu chí để đánh giá kết quả của công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp?

- Công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

có những ưu, nhược điểm gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

- Để hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng cần thực hiện những giải pháp nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2010-2012 và

đề xuất giải pháp trong những năm kế tiếp

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn đi từ lý luận đến thực tiễn dựa trên nền tảng lý luận hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương mại và kế thừa những đề tài nghiên cứu có liên quan để vận dụng vào một chi

Trang 5

nhánh cụ thể

- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp các phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Một là, hệ thống hóa và khái quát hóa các lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

- Hai là, từ việc phân tích, đánh giá để rút ra những nhận xét, kết luận về thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Nêu ra được những nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết

- Ba là, trên cơ sở các phân tích, đánh giá thực trạng đó đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Đà Nẵng đến mức thấp nhất

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

8 Tổng quan tài liệu

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

[

1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm về cho vay

Để tìm hiểu khái niệm cho vay trước hết phải hiểu được khái niệm tín dụng là gì?

Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái

xã hội khác nhau Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn vốn trên nguyên tắc có hoàn trả, trong đó, hai chủ thể là người

đi vay và người cho vay sẽ thoả thuận theo một thời hạn nợ và một mức lãi cụ thể Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu theo nguyên tắc hoàn trả

Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận

Với cách hiểu như trên, có các hình thức cấp tín dụng là cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác, trong đó: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Trang 7

1.1.2 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng

Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời Các nguyên tắc đó là:

• Khách hàng vay vốn phải cam kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

• Khách hàng vay vốn phải cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vốn

vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

• Khách hàng phải có bảo đảm theo quy định của ngân hàng

1.1.3 Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại

Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà cho vay có các hình thức như sau:

a Căn cứ theo phương thức cho vay

Cho vay từng lần; Cho vay theo hạn mức tín dụng; Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay theo hạn mức thấu chi; Cho vay trả góp;

Cho vay hợp vốn; Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử

dụng thẻ tín dụng; Các phương thức cho vay khác

b Căn cứ vào thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn; trung hạn; dài hạn

c Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản; Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

1.1.4 Rủi ro tín dụng trong cho vay

a Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng

Trang 8

Rủi ro tín dụng trong cho vay là rủi ro về sự tổn thất tài

chính xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả

nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán

b Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay

- Nếu căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro: Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch, rủi ro danh mục

- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro: Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro khách quan và rủi

ro chủ quan

c Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay

Rủi ro tín dụng luôn đem đến hậu quả khó lường đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngân hàng nói riêng

d Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

• Nguyên nhân khách quan

• Nguyên nhân chủ quan

1.2 HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM

1.2.1 Khách hàng doanh nghiệp của NHTM

a Khái niệm doanh nghiệp

Có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp tuỳ theo góc

độ nghiên cứu Tuy nhiên, xét một cách khái quát, doanh nghiệp được hiểu như sau:

“Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng”

Trang 9

Theo Luật doanh nghiệp 2005 “Doanh nghiệp là tổ chức kinh

tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

b Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp

c Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

- Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp dễ phát sinh

- Hậu quả rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thường lớn

- Khi phát sinh rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, việc xử lý rủi ro thường khó khăn hơn

1.2.2 Quan điểm và nội dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM

Theo cách hiểu thông thường thì hạn chế là các hoạt động

nhằm phòng ngừa để giảm thiểu khả năng xảy ra sự việc không mong muốn nào đó và đưa ra các biện pháp xử lý sự việc đó khi đã xảy ra nhằm giảm thiểu tổn thất

V ới cách hiểu như trên, hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay

là các hoạt động mà ngân hàng đưa ra nhằm phòng ngừa để giảm thiểu khả năng xuất hiện rủi ro tín dụng trong cho vay và đưa ra các biện pháp xử lý khi rủi ro tín dụng đã xảy ra nhằm giảm thiểu tổn thất

Với quan niệm đó, việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại bao gồm các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Trang 10

a Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, trước hết ngân hàng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay, cụ thể:

- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng;

- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, khả thi;

- Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng;

- Thiết lập hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh;

- Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp phù hợp;

- Thực hiện chính sách bảo đảm tiền vay hợp lý, đảm bảo thu hồi nợ vay khi phát sinh rủi ro tín dụng;

- Thực hiện tốt quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng;

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro;

b Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Bên cạnh các biện pháp để phòng ngừa rủi ro, khi rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp xảy ra làm phát sinh nợ nhóm 2,

nợ xấu, ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo thu hồi nợ như sau:

- Cho vay duy trì hoạt động doanh nghiệp;

- Tái cấu trúc các khoản nợ:

- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;

- Khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ;

- Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý;

- Bán các khoản nợ;

Trang 11

- Khoanh nợ, xóa nợ;

- Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần;

1.2.3 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

a Sự thay đổi cơ cấu các nhóm nợ

b Mức giảm tỷ lệ các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên:

e Mức giảm lãi treo

Mức giảm lãi treo: Số lãi treo phát sinh - Số lãi treo đã thu hồi được

f Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

Trang 12

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi

ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

a Nhân tố bên trong

- Trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng;

- Đạo đức cán bộ ngân hàng;

- Công nghệ ngân hàng;

b Nhân tố bên ngoài

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước;

- Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới;

- Đạo đức kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp;

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.1 Bối cảnh kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

a Tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

b Đặc điểm hoạt động của Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 13

2.2.2 Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

a Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

đảm bảo tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng

Để đảm bảo không tập trung quyền lực vào 1 cá nhân, các cấp phê duyệt cho vay kiểm soát chéo lẫn nhau, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của giám đốc Chi nhánh đối với công tác quản trị rủi

ro, giám đốc Chi nhánh trực tiếp phụ trách phòng Quản lý rủi ro và

Nợ có vấn đề, phó giám đốc phụ trách phòng Khách hàng doanh nghiệp

 Quan tâm công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ

Chi nhánh cử cán bộ tham gia đầy đủ các khoá đào tạo do Vietinbank tổ chức, yêu cầu cán bộ phải thường xuyên tự nghiên cứu

văn bản, quy chế, quy trình Tổ chức thi sát hạch nghiệp vụ hàng năm

 Tuân thủ nghiêm túc thẩm quyền phán quyết tín dụng được giao

Chi nhánh đã tuân thủ nghiêm túc thẩm quyền phán quyết tín dụng theo quy chế cho vay và mức phán quyết tín dụng được Vietinbank giao cho Chi nhánh hàng năm

 Chủ động từ chối cho vay khi khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện

Để có cơ sở sàng lọc khách hàng vay vốn, Vietinbank quy định Chi nhánh Vietinbank chỉ được quyết định cho vay đối với các khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về khả

Trang 14

năng tài chính, về xếp hạng tín dụng, về vốn tự có tham gia vào phương án/dự án, tính khả thi, hiệu quả của phương án/dự án

 Rà soát hồ sơ vay vốn định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và có các biện pháp xử lý kịp thời

Để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro và có các biện pháp

xử lý kịp thời, Chi nhánh thực hiện rà soát hồ sơ vay vốn theo định

kỳ bao gồm rà soát việc cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, kiểm tra tình hình tài chính, SXKD của khách hàng, kiểm tra, đánh giá hiệu quả dự án, kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ

• Hạn chế cho vay thông qua việc hạn chế nhận TSBĐ, giảm mức cho vay tối đa so với TSBĐ

Chi nhánh không nhận những TSBĐ có tính thanh khoản thấp, khó quản lý, giám sát nhằm hạn chế rủi ro Đối với những TSBĐ nhận thế chấp, cầm cố, Chi nhánh giảm mức cho vay tối đa so với TSBĐ nhằm hạn chế tổn thất nếu xảy ra rủi ro

 Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay

Nhằm kịp thời đánh giá việc sử dụng vốn của khách hàng, đưa

ra các biện pháp xử lý kịp thời, Chi nhánh tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay theo quy định của Vietinbank

 Phân loại nợ, trích lập dự phòng đầy đủ

Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định Tuy nhiên, năm 2011, Chi nhánh không đủ khả năng tài chính nên không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ đối với một số khách hàng

b Các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa rủi ro, Chi nhánh đã thực

Ngày đăng: 09/01/2015, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w