Quy trình quản trị rủi ro bao gồm các hoạt động, khi thực hiện đầy đủ và đúng các hoạt động này thì công tác quản trị rủi ro tại công ty đạt được hiệu quả.
Thực tế áp dụng quy trình quản trị rủi ro trong công ty TNHH thực phẩm ÂN NAM được thực như sau:
Nhận dạng, phân tích rủi ro:
Trong quá trình kinh doanh công ty luôn nhận dạng các rủi ro có thẻ xảy ra, đây là công việc đầu tiên, quan trọng giúp cho công ty có thể nhanh chóng phát hiện ra các rủi ro có thể xảy ra và tìm cách khắc phục. Công ty nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mua hàng và bán hàng, các rủi ro đến từ môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ…cùng với đó là việc phân tích, xây dựng các bước thực hiện trong các quá trình và từng khâu trong quy trình đó.
Nhận dạng các rủi ro này công ty làm việc với các bộ phận và tổ chức thanh tra kiểm tra, các nhà quản trị còn sử dụng kinh nghiệm để xác định các rủi ro có thể gặp phải và từ kho dữ liệu của các rủi ro từng xảy ra với công ty.
Khi tiến hành tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp, đối tác, khách hàng… công ty tiến hành luôn việc nhận dạng các rủi ro liên quan tới việc kí kết hợp đồng, đến khả năng thanh toán và các chính sách quy định có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ các rủi ro đã nhận dạng, công ty tiến hành phân tích dựa trên việc trả lời các câu hỏi. Điều kiện, nhân tố nào khiến rủi ro có thể xảy ra,? Nguyên nhân nòa gây ra rủi ro đó? Hiện tại có nguy cơ rủi ro đó không?
Đo lường rủi ro:
Sau khi phân tích rủi ro, công ty tổ chức đo lường bằng các phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính được sử dụng cụ thể là phương pháp cảm quan, dùng kinh nghiệm và hiểu biết trên cơ sở so sánh với các hiện tượng từng xảy ra trong quá khứ để xác định tần số của rủi ro. Trong các phương pháp định lượng phương pháp gián tiếp được sử dụng nhiều để đo lường các rủi ro, xác định biên độ của rủi ro.
Theo công ty thì việc xác định biên độ dễ dàng hơn là xác định tần số bởi vậy hoạt động đo lường rủi ro trong công ty chủ yếu là xác định biên độ của rủi ro, mức độ tác động cảu rủi ro đó tới hoạt động của công ty. Sau khi tần số và biên độ của rủi ro được xác định thì chúng được sắp xếp theo các nhóm tùy vào mức độ ảnh hưởng của chúng.
Kiểm soát rủi ro:
Khi đã phân tích rủi ro và chia rủi ro thành các nhóm. Từ đó sử dụng các công cụ và có mức độ quan tâm khác nhau đến từng rủi ro đó. Kiểm tra, kiểm soát được thực hiện trước, trong và sau mỗi quy trình để phát hiện các rủi ro có thể xảy ra và kịp thời xử lý không để ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo.
Giám đốc giao phó các công việc cho từng bộ phận phòng ban chức năng và từ đó giao nhiệm vụ cho từng cá nhân. Họ tự chịu trách nhiêm trước lãnh đạo cấp trên về hoạt động của mình và các trưởng phòng chịu trách nhiện trước giám đốc.
Tài trợ rủi ro:
Thông qua nghiên cứu các tài liệu thứ cấp cho thấy hầu hết các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động từ nội bộ công ty hoặc do sai phạm của nhân viên, hay do các yếu tố môi trường tác động. Đều được tài trợ từ chính công ty, từ các quỹ dự phòng tài trợ cho các hoạt động.
Đối với rủi ro liên quan đến các nhà cung cấp, các đối tác, khách hàng, thì rủi ro xảy ra sẽ được tài trợ giải quyết theo hợp đồng đã kí kết. Mặt khác với những trường hợp mà công ty muốn quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, các đối tác thì công ty tự giải quyết các rủi ro mà mức độ thiệt hại là không lớn.