Bất kì một doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường đề chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường. Từ đó các hoạt động quản trị công ty trong đó có quản trị rủi ro cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố đó.
Nhân tố khách quan:
Môi trường kinh tế: Lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường, sự biến động của các nhân tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của công ty. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng hoặc giảm chi phí, doanh thu và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Văn hóa xã hội: Tôn giáo, phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng…
không chỉ là những nguyên nhân gây rủi ro mà nó còn chi phối quan điểm của doanh nghiệp đối với rủi ro đó. Kinh doanh ở các vùng miền với thói quen khác nhau đòi hỏi công ty phải có các cách tiếp cận khác nhau với khách hàng để thuyết phục họ tiêu dùng sản phẩm. Nếu đi ngược lại với văn hóa đó thì rủi ro xảy ra với doanh nghiệp sẽ là doanh nghiệp có thể bị phá sản.
Chính trị- pháp luật: Các chính sách cảu nhà nước, quy định về thuế nhập
khẩu hàng hóa, các quy định của hải quan, luật lao động, luật doanh nghiệp. Tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của công ty. Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn tới giá bán sản phẩm của công ty, nếu mức thuế này cao thì giá sản phẩm của công ty cũng cao. Ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa và cũng có thể gây ra rủi ro rất lớn cho công ty…
Tự nhiên – công nghệ: Công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chu kì sống của
sản phẩm, sản phẩm trong chu kì suy thoái là một rủi ro rất lớn tới công ty. Đòi hỏi công ty cần ứng dung khoa học công nghệ để kéo dài thời gian sống của sản phẩm. Áp dụng khoa học công nghệ vào quản trị rủi ro. Sự biến động của các yếu tố tự nhiên, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động quản trị rủi ro cần phải tập trung vào các thay đổi bất thường để nhận dạng rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa
Nhân tố chủ quan:
Ban lãnh đạo công ty: Hiểu biết và trình độ quản lý của lãnh đạo công ty là
một nhân tố ảnh hưởng tiên quyết tới công tác quản trị rủi ro. Lãnh đạo công ty phải có cái nhìn đúng đắn về quản trị rủi ro, nhưng nhìn chung trong công ty lãnh đạo vẫn chỉ coi rủi ro là những bất lợi xảy ra với công ty, chưa có thấy được suy nghĩ mới về rủi ro. Lãnh đạo lựa chọn chiến lược phát triển và đề ra
các mục tiêu cụ thể , các chính sách cơ chế giải quyết các công việc dựa trên mục tiêu ngăn ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro một cách rõ ràng. Là cơ sở cho các nhân viên thực hiện hoạt động của mình.
Nhân viên: trình độ, ý thức, trách nhiệm, sức khỏe, tay nghề của nhân viên
ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị rủi ro. Nhân viên thiếu ý thức có thể làm khách hàng phật ý từ đó mất khách hàng và làm mất uy tín của công ty trên thị trường. Vì vậy mà công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo trình độ lý luận và kỹ năng cho nhân viên. Để họ có đủ bản lĩnh đối xử lý các tình huống xấu xẩy ra trong quá trình thực hiện công việc của mình.