Thực trạng tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong công ty TNHH thực phẩm Ân Nam (Trang 32 - 33)

Ban giám đốc đề ra các chính sách kế hoạch, các phương hướng mục tiêu thực hiện của hoạt động quản trị rủi ro trong công ty

Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị.

Các cá nhân trong công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm phát hiện các rủi ro có thể xảy ra và báo cáo với lãnh đạo của bộ phận mình.

Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng rủi ro xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nên công việc quản trị rủi ro hầu như có mối liên hệ với tất cả các bộ phận trong công ty, từ kinh doanh, marketing, tài chính và nhân sự. Quản trị rủi ro thường có sự gắn kết chặt chẽ với bộ phận tài chính vì liên quan giữa việc bảo vệ tài sản để không bị thiệt hại, thiệt hại tài chính và chức năng tài chính

Một bộ phận quản trị rủi ro thông thường ở công ty thường có đối tượng là bảo hiểm tài sản - trách nhiệm, quỹ bồi thường cho người lao động, mối nguy hiểm về an toàn và môi trường, giải quyết các khiếu nại doanh nghiệp và ngay cả những quyền lợi của nhân viên. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp đương đầu với các rủi ro về giá cả, lãi suất, tỷ giá nhiều (rủi ro kinh doanh), thì sẽ có bộ phận riêng đảm đương công việc này.

Nhưng hiện nay tại Công ty TNHH thực phẩm Ân Nam chưa có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác quản trị rủi ro mà nó chỉ được lồng ghép trong các hoạt động của các bộ phận và từ đó các bộ phận tự mình báo các lên ban giám đốc. Nên các thông tin không có sự tập hợp và gắn kết một cách chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong công ty TNHH thực phẩm Ân Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w