1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện quy trình khai thác kho bãi hàng Xuất Nhập Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng

112 835 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hànghóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.Kho bãi cảng cũng đóng vai trò như kho

Trang 1

Quá trình thực hiện, nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp là khoảng thời gian có

ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi sinh viên Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằmtrang bị cho em những kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và vận dụng nhữngkiến thức thực tiễn hết sức hữu ích cho việc học tập hiện tại và công việc trongtương lai

Để hoàn thành được khóa luận này, trước hết em chân thành cảm ơn các thầy

cô khoa TCNH & QTKD, đặc biệt các thầy cô trong ngành Quản Trị Kinh Doanh

đã chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt bốn năm học tạitrường Quy Nhơn làm nền tảng cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này Emchân thành cảm ơn thầy Hồ Xuân Hướng đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý vàđịnh hướng cách tư duy, cách làm việc khoa học trong quá trình làm khóa luận của

em Đây là những góp ý hết sức quý báu không chỉ trong suốt quá trình thực hiệnkhóa luận mà còn là giúp chúng em có được những kỹ năng cần thiết để tiếp bướctrong quá trình học tập và bước vào đời sau này

Bên cạnh đó, em trân trọng cảm ơn công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã tạođiều kiện cho em được thực tập và tìm hiểu tại Công ty, các anh chị ở phòng KinhDoanh đặc biệt là anh Hiếu, chị Hà, đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho emtrong suốt gần ba tháng thực tập tại công ty Em xin cảm ơn cô Thu người đã trựctiếp hướng dẫn cho em về đề tài quy trình khai thác kho bãi này và cho em nhữngtrải nghiệm thực tế tại Xí nghiệp Cảng Tiên Sa

Con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba má, các thành viên trong giađình, bạn bè, những người luôn động viên, khuyến khích và hỗ trợ tối đa cho việchoàn thành khóa luận Đây chính là động lực rất lớn thúc đẩy sự phấn đấu của emtrong suốt thời gian qua

Bình Định, ngày 22 tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Cẩm Thanh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO BÃI 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO BÃI 3

1.1.1 Kho bãi cảng 3

1.1.1.1 Khái niệm 3

1.1.1.2 Vai trò kho bãi Cảng 3

1.1.1.3 Chức năng của kho bãi 3

1.1.1.4 Các loại hình kho 5

1.1.2 Trách nhiệm các bên liên quan trong quy trình khai thác kho 6

1.1.2.1 Cảng 6

1.1.2.2 Chủ hàng xuất nhập khẩu 6

1.1.2.3 Hải quan 7

1.1.2.4 Người giao nhận 7

1.2 Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 8

1.2.1 Chứng từ hải quan 8

1.2.2 Chứng từ với cảng và tàu 9

1.2.3 Chứng từ trong quá trình giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng Container tại Cảng 11

1.2.4 Chứng từ khác 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình khai thác kho 12

1.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài 12

1.3.2 Môi trường bên trong 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO BÃI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG 20

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng 20

2.1.1 Tên, địa chỉ Công ty 20

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 21

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 23

2.1.4.1 Chức năng của Cảng Đà Nẵng 23

2.1.4.2 Nhiệm vụ của Cảng Đà Nẵng 23

2.1.4.3 Quyền hạn của Cảng Đà Nẵng 24

Trang 3

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 24

2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 24

2.1.6 Nguồn lực kinh doanh của Công ty 28

2.1.7 Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2013- 2015 32

2.1.7.1 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013- 2015 32

2.1.7.2 Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015 37

2.1.6.3 Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015 40

2.2 Đánh hoạt động khai thác kho bãi trong những năm gần đây 42

2.2.1 Giới thiệu về kho bãi chứa hàng tại Cảng 42

2.2.2 Hệ thống kho tại Cảng Đà Nẵng 44

2.2.3 Năng lực kho bãi 46

2.2.4 Đánh giá hoạt động khai thác kho/bãi Cảng trong những năm gần đây 48

2.2.4.1 Tình hình kinh doanh dịch vụ khai thác kho/bãi Cảng trong những năm gần đây 48

2.2.4.2 Doanh thu hoạt động kho bãi 51

2.3 Quy trình khai thác kho bãi hàng xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng Đà nẵng 56

2.3.1 Quy trình khai thác kho bãi 56

2.3.2 Quy trình xuất nhập hàng tại kho CFS Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng 64

2.3.2.1 Quy trình đóng hàng tại kho CFS Cảng Đà Nẵng 64

2.3.2.2 Quy trình nhập hàng tại kho CFS Cảng Đà Nẵng 68

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình khai thác kho bãi hàng xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng 71

2.4.1 Yếu tố môi trường bên ngoài 71

2.4.2 Yếu tố môi trường bên trong 72

2.5 Đánh giá quy trình khai thác kho kho tại Cảng Đà nẵng 75

2.5.1 Ưu điểm 76

2.5.2 Những hạn chế 76

2.5.3 Nguyên nhân 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG 78

3.1 Mục tiêu và định hướng của Công ty 78

Trang 4

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kho bãi tại Công ty

Cổ phần Cảng Đà Nẵng 87 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng giai đoạn năm

2013 - 2015 36Bảng 2.9: Doanh thu hoạt động kho bãi Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng giai đoạn

2013 - 2015 51Bảng 2.12: Nhóm khách hàng là chủ tàu Của Cảng 55

Trang 6

1 APL – NOL American presiden Lines- Neptune Oriel Lines

4 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 CATOS Phần mềm quản lý Container

7 CBCNVC Cán bộ công nhân viên

9 CFS Container Freight Station

12 Cut of CY Cut of Container Yard

Trang 7

16 GT Gross Tonnage

18 ISO International Organization for Standardization

19 LCL Less than container Load

22 MIS Management Information System

33 RTG Rubber - Tyred Gantry Crane

34 SAFI Sea Air Freight International

35 TEUS Twenty Foot Equivalent

Trang 8

1 Bảng kê danh mục hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho CFS

2 Bảng liệt kê hàng hóa

10 Ticket for Payment (2 bản)

11 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Thông quan) (2 bản)

Trang 9

1 Phạm Mạnh Hiền, 2005 Nghiệp vụ giao nhận vận tải bảo hiểm trong ngoại thương Nhà xuất bản Thống Kê

2 Đoàn Thị Hồng Vân, 2011 Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu Nhà xuất bản

Lao động – Xã hội

3 Hoàng Văn Châu, 2009 Giáo trình Logistics vận tải quốc tế Trường Đại Học

Ngoại Thương

4 Hà Thanh Việt, 2013 Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp Nhà xuất bản

Đại Học Kinh tế quốc dân

5 Website: danangport.com

6 Bộ Công thương - WTO Việt Nam - Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thịtrường http://wto.nciec.gov.vn

7 Hải Quan Online - Cơ quan của tổng cục Hải Quan http://www.baohaiquan.vn

8 Hải quan Việt Nam Htttp://www.customs.gov.vn

9 Quy trình hàng nhập CFS, trinh-khai-thac-hang-nhap-cfs/> [Ngày truy cập: 22 tháng 4 năm 2016]

<http://vi.avinalogistics.com/consulting/1/107/quy-10 Quy trình hàng xuất CFS, trinh-khai-thac-hang-xuat-cfs/> [Ngày truy cập: 22 tháng 4 năm 2016]

<http://vi.avinalogistics.com/consulting/1/106/quy-11 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào kho CFS,

TCHQ-2015-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-281906.aspx>[Ngày truy cập: 19 tháng 4 năm 2016]

Trang 10

<http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-1966-QD-MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển kéo theo sự giao lưu buôn bán giữacác quốc gia ngày càng nhộn nhịp và phong phú hơn, đặc biệt là khi Việt Nam thamgia các hiệp định thương mại Các tổ chức thương mại quốc tế ra đời khẳng định vaitrò của mình trong việc kết nối kinh tế giữa các quốc gia, các hoạt động ngoạithương phát triển đồng nghĩa với việc hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh tạonên sự tấp nập cảng biển Việt Nam cụ thể là hoạt động logistic Trong đó dịch vụkinh doanh kho bãi giữ một vai trò quan trọng và không thể thiếu tại Cảng

Hoạt động giao nhận hàng hóa tại kho là một trong những hoạt động chủchốt của dịch vụ kinh doanh kho bãi tại Cảng biển Kho bãi là một bộ phận khôngthể thiếu đối với bất kỳ Cảng biển nói chung và Cảng biển Đà Nẵng nói riêng Hiệnnay, Cảng đã và đang đầu tư phát triển hệ thống Cảng biển trong đó gồm mở rộngkho bãi Cảng Tuy nhiên, nhu cầu xuất nhập khẩu qua hệ thống Cảng biển ngàycàng tăng, khả năng quản lí, khai thác chưa được hiệu quả của hệ thống Cảng vàkho bãi Việt Nam so với các nước có điều kiện tương tự Cùng với diện tích khohạn chế và năng suất xếp dỡ tại Cảng chưa cao, môi trường kinh doanh ngày càngcạnh tranh vì thế để giảm thiểu các chi phí kinh doanh đồng thời gia tăng tính hiệuquả trong việc khai thác kho bãi thì yêu cầu cấp thiết phải đặt ra là phải tiếp tụcnghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện quy trình khai thác kho bãi một cách cụ thể và khoahọc

Đó cũng là lý do đề tài “Hoàn thiện quy trình khai thác kho bãi hàng XuấtNhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình khai thác kho bãi

- Phân tích quy trình khai thác kho bãi Công ty Cổ phần Cảng Đà nẵng

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình khai thác kho bãi tại Công

ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng

Trang 11

- Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kho bãi và hoàn thiệnquy trình khai thác kho bãi tại Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình khai thác kho bãi bãi Công ty Cổ phần

Cảng Đà nẵng

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm phân tích quy trình khai

thác kho bãi tại Công ty Cổ Phần Cảng Đà Nẵng với số liệu thu thập tại các phòngban từ năm 2013 đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn

như sách báo, mạng Internet, các tài liệu ghi chép tại Công ty, báo cáo của phòngKinh doanh, phòng Kế toán,…

- Phương pháp xử lý số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số

liệu qua các năm 2013 – 2015, phương pháp phân tích,…

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và kết luận đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình khai thác kho bãi

Chương 2: Phân tích quy trình khai thác kho bãi hàng xuất nhập khẩu tại Công ty

Cổ phần Cảng Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình khai thác kho bãi tại Công ty Cổ phầnCảng Đà Nẵng

Trang 12

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Cẩm Thanh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO BÃI

1.1 Tổng quan về quy trình khai thác kho bãi

1.1.1 Kho bãi cảng

1.1.1.1 Khái niệm

Kho là một bộ phận của hệ thống logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản

Trang 13

nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hànghóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.

Kho bãi cảng cũng đóng vai trò như kho bãi thông thường tuy nhiên kho bãicảng chủ yếu phục vụ các hàng hóa xuất nhập khẩu và các hàng hóa vận chuyểnbằng đường biển là chủ yếu

1.1.1.2 Vai trò kho bãi Cảng

Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa củadoanh nghiệp vậy vai trò của kho là:

- Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định Đảm bảo tính liên tục cho quá trìnhsản xuất và phân phối hàng hóa Là nơi giúp doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ sản phẩm

và quản lý được số lượng sản phẩm trên toàn bộ hệ thống

- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối

- Hổ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông quaviệc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng, trạng thái lô hàng giao,góp phần giao hàng dung thời gian và địa điểm

- Giúp doanh nghiệp có thể đương đầu với những thay đổi của thị trường (dotính thời vụ, nhu cầu thay đổi, cạnh tranh, )

- Giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, đồngthời giúp thỏa mãn được nhu cầu khách hàng với chi phí logistics thấp nhất

1.1.1.3 Chức năng của kho bãi

Các công ty kinh doanh phân phối hàng ngày càng phát triển, thì mức độphức tạp trong vận hành quản lí kho hàng càng cao Hàng trong kho ngày càng lớn,chủng loại sản phẩm càng phong phú, điều này thường dẫn đến nhu cầu mặt bằng

Trang 14

kho bãi và nhân lực quản lí đòi hỏi ngày càng lớn

Nhiều nhà phân phối đã từng phải đối mặt với những khoản chi phí khổng lồcho việc gom hàng và dọn hàng trong kho, quản lí vòng nhập hàng và chuyển về nơigom hàng Sự không phù hợp của kho hàng cũng trở thành vấn đề nan giải nếu bạnkhông thể quản lí một cách chính xác hàng trong kho với kho hàng lớn hơn hoặc vịtrí kho hàng ở nhiều nơi

Kho bãi hiện đại thường có những chức năng sau:

- Người gom hàng nhận các lô hàng từ nhiều người gửi hàng tại trạm giao nhận

đóng gói hàng lẻ (CFS)

- Tập hợp lại thành lô hàng nguyên, kiểm tra hải quan và đóng vào container tại

CFS

- Gửi các container này bằng đường biển (đường sắt, đường hàng không, ) cho

đại lú của mình tại nơi đến

- Đại lý của người gom hàng ở nơi đến nhận các container này, dỡ hàng ra và

giao hàng cho cac người nhận tại CFS của nơi đến

Vận đơn gom hàng là một chứng từ vận tải do người gom hàng cấp cho chủ

Trang 15

hàng lẻ khi người gom hàng nhận hàng từ các chủ hàng để vận chuyển bằng cácphương tiện vận tải đường biển hoặc đường không Vận đơn này thường dùng vớivận đơn chủ (Master B/L hoặc Master Air Waybill) do người vận tải cấp khi họnhận hàng từ người gom hàng (Hoàng Văn Châu, 2009, trang 255).

Phối hợp:

Tổ chức các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặthàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp vàghép loại hàng hóa khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hóasẵn sàng cho quá trình bán hàng

Bảo đảm và lưu giữ hàng hóa:

Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trìnhtác nghiệp, tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho, chăm sóc giữ gìn hàng hóatrong

- Tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra định kỳ

 Kho ngoại quan: Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hảiquan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuấtkhẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam Các dịch vụ được thực hiện tạikho gồm:

- Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấphàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa

- Lấy mẫu hàng hóa về để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan

Trang 16

- Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng để chứa hóa chất, xăng dầu nếuđáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nướcchuyên ngành liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

 Kho bảo thuế: Là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hóa đã được thôngqua nhưng chưa nộp thuế để xuất hàng hóa xuất khẩu cho chủ kho bảo thuế Cácdịch vụ được thực hiện tại kho bảo thuế:

- Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế chỉ được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu

của chủ kho bảo thuế

- Khi đưa nguyên liệu, vật tư sản xuất doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi

theo quy định của pháp luật kế toán thống kê

 Các loại kho công cộng: Bao gồm kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh, khohải quan, kho gửi hàng cá nhân, kho đặc biệt, kho hàng rời, …

1.1.2 Trách nhiệm các bên liên quan trong quy trình khai thác kho

- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng

- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quátrình giao nhận vận chuyển xếp dỡ Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổnthất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minhđược là cảng không có lỗi

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:

Trang 17

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫnnguyên vẹn

+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ(dẫn đến nhầm lẫn mất mát)

1.1.2.2 Chủ hàng xuất nhập khẩu

- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng

- Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảnghoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng

- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng

- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu

- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá

 Ðối với hàng xuất khẩu: Gồm các chứng từ:

+ Lược khai hàng hoá (cargo manifest): Lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lýtàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu

+ Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cungcấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu

 Ðối với hàng nhập khẩu:

+ Lược khai hàng hoá

+ Sơ đồ xếp hàng

+ Chi tiết hầm tàu (hatch list)

+ Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng

Trang 18

- Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh

- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nạicác bên có liên quan

- Thanh toán các chi phí cho cảng

1.1.2.4 Người giao nhận

Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển gomhàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấndịch vụ liên quan đến vấn đề hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh toán, Người kinhdoanh dịch vụ giao nhận là người giao nhận (Forwarder/Fright Forwarder/Forwader agent) Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, haykho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có đăng kýkinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa (Hoàng Văn Châu, 2009, trang 129)

Ngày nay sự phát triển vận tải biển, vận tải đa phương thức, người giao nhậnkhông chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trònhư người chuyên chở Ngoài ra, người giao nhận còn cung cáp các dịch vụ đặc biệttheo yêu cầu của chủ hàng như: Vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trìnhxây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các Container,

1.2 Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2.1 Chứng từ hải quan

- 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý

chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phảinộp

- 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.

Trang 19

- 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương

đương như hợp đồng

- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã

số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tạimỗi điểm làm thủ tục hải quan)

- 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất).

Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuấttrình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qualãnh thổ quốc gia

Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hảiquan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốcgia Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều

bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành

Hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự cótrụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyểnvào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá Bênnhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã

số doanh nghiệp

Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7chữ số do Bộ Thương mại cấp Hiện giờ tất cả các doanh nghiệp hội đủ một số điềukiện (về pháp lý, về vốn ) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp

Trang 20

Sau khi nghị định 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực, các doanh nghiệp được cấp

Mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế, dấu pháp nhân thể hiện Mã số doanhnghiệp này.Từ thời điểm này, các doanh nghiệp thành lập trước khi có hiệu lực củanghị định 43/2010/NĐ-CP, nếu có sự thay đổi Đăng ký kinh doanh, sẽ phải làm thủtục gộp số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và số Giấy chứng nhận Đăng kýthuế làm một, đồng thời đổi dấu pháp nhân

Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list)

Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng Nótạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá Ngoài ra nó có tác dụng bổsung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau vàphẩm cấp khác nhau

1.2.2 Chứng từ với cảng và tàu

Ðược sự uỷ thác của chủ hàng người giao nhận liên hệ với cảng và tàu để loliệu cho hàng hóa được xếp lên tàu Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn nàygồm:

- Chỉ thị xếp hàng (shipping note)

- Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)

- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)

- Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)

- Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)

- Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)

Chỉ thị xếp hàng:

Trang 21

Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lýcảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đếncảng để xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết.

Biên lai thuyền phó

Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp chongười gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng

Sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp Việc cấp biênlai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lýmột cách thích hợp và cẩn thận Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếuthấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó

Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đườngbiển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở

Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển dongười chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việchàng hóa đã được tiệp nhận để vận chuyển

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạtđộng nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng vớingười nhận hàng Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, làbằng chứng có hợp đồng chuyên chở

Bản khai lược hàng hoá

Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảngkhác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên

Trang 22

Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khiđang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tụccho tàu rời cảng.

Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và

là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng

Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu

Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoámột bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá saunày

Sơ đồ xếp hàng

Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu Nó có thể dùng các màukhác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡhàng lên xuống các cảng Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hànggửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm

sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu cân bằng trong quátrình vận chuyển

1.2.3 Chứng từ trong quá trình giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng Container tại Cảng

Trang 23

• Dischargings Sequence Sheet (bảng trình tự dỡ hàng)

Mục đích: Liên hệ với chủ tàu, chủ hàng để biết những thông tin hàng đượcbốc dỡ tại Cảng và được thể hiện trên Bảng trình tự dỡ hàng với những phương ánbốc dỡ nhanh chóng, hợp lý, tạo sự an toàn cho hàng

Nội dung: Tên tàu, chuyến, ngày cập bến; số hiệu Container; vị trí ô chứa; vịtrí xếp bãi

• Tally Report (Phiếu kiểm giao nhận hàng)

Mục đích: Chứng nhận chủ hàng đã giao hàng cho kho của Cảng và là chứng

từ để nhận hàng tại Cảng đến Dựa vào thông tin trên phiếu giao nhận hàng hóaCảng có thể tính những chi phí liên quan đến hàng hóa như thời gian lưu kho, bãi

để thanh toán với chủ hàng

Nội dung: Tally report được lập thành 2 bản: 01 bản cho chủ hàng và 01 bảncho bộ phận quản lý kho hàng Trên Tally report phải có chữ ký của đại diện khohàng của Cảng và đại diện chủ hàng Thể hiện đầy đủ những thông tin sau:

• Equiment Intercharge Receipt (Phiếu giao nhận Container)

Mục đích: Là căn cứ để nhận Container từ tàu, ghi chép tình trạng của hànghóa

Nội dung: Được phát hành bởi người có trách nhiệm với hàng hóa trên tàu và

Trang 24

được thể hiện những thông tin sau:

+ Tên người được ủy quyền nhận hàng

+ Tên đại lý người phát hành

+ Đánh dấu rõ tình trạng Container, sử dụng mã quy ước

+ Ghi chú hư hỏng nếu có

+ Có chữ ký người giao nhận, nhân viên ra/vào cổng, người phát hành

1.2.4 Chứng từ khác

Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, người giaonhận được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ vềhàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán Trong đó có thể đề cậpđến một số chứng từ chủ yếu sau:

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing list)

- Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)

- Chứng từ bảo hiểm

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình khai thác kho

1.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài

Môi trường kinh tế

Trang 25

25.60%

21.10% 2.10%

1.90%

Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Đại Dương Châu Phi

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các Châu

lục năm 2015

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷUSD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD,tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2013 và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng12% so với cùng kỳ năm 2013

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9

tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%)trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa ViệtNam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với nămtrước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhất

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD,tăng 9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt5,79 tỷ USD, giảm tới 16,2%

Trang 26

8.40% 7.40%

1.50% 1.20%

Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Đại Dương Châu Phi

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang các Châu

lục năm 2015

Theo Cục Hàng hải VN, tổng hợp khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống

cảng biển Việt Nam 10 tháng năm 2015 đạt hơn 349 triệu tấn, tăng 12% so với cùng

kỳ năm 2014 và đạt 86% kế hoạch cả năm 2015 Trong đó, hàng container đạt 9,281triệu TEU, tăng 9% so với cùng kỳ và đạt 80% kế hoạch năm 2015

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ghi nhận sự gia tăng đáng kể vào năm 2015,GDP 2015 ước tăng 6,68% bức phá so với con số 5,98% của năm 2014 và đạt mứccao nhất trong 5 năm trở lại đây Sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất không đồng đềuvới sự nổi trội về khối FDI Cầu tiêu dùng và cầu đầu tư nội địa phục hồi ở mức vừaphải Cùng với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩuliên tục tăng qua các năm, đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập mở cửa ViệtNam chính thức trở thành thành viên hiệp định TPP tạo ra nhiều cơ hội cho nềnkinh tế Việt Nam cũng là thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuấtnhập khẩu bằng đường biển nói riêng Hàng hóa thông qua cảng biển tăng thì nhucầu lưu kho bãi không ngừng tăng và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với cácchủ hàng Bên cạnh thuận lợi, nền kinh tế iếp tục phải đối mặt với nhưng biến độnglớn trên thế giới, đặc biệt là giảm tốc và rủi ro bất ổn từ nền kinh tế Trung Quốc

Trang 27

Lạm phát giá cả năm 2015 chỉ tăng 0,6% thấp kỷ lục trong 15 năm VND mất giákhoảng 5% so với USD Những thuận lợi, rủi ro kinh tế trên sẽ trực tiếp ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hoạtđộng kinh doanh kho bãi nói riêng.

Môi trường khoa học công nghệ

Việc luôn quan tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư,nâng cấp trang thiết bị và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và cung cấpdịch vụ, qua đó góp phần gia tăng năng suất, cải tiến hình thức và chất lượng dịch

vụ, khâu quảng bá thương hiệu được triển khai mạnh, việc ứng dụng tin học vàocông tác quản lý được chú trọng và nâng cao từ đó đem lại hiệu quả cao hơn trongquá trình phục vụ khách hàng

Môi trường văn hoá xã hội

Hiện nay, Đà Nẵng đang tăng cường nhiều chính sách văn hóa, xã hội nhằm

ổn định và phát triển bền vững trên mọi mặt Ngoài chích sách 5 không (không có

hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang, xin ăn, không có matúy trong cộng đồng, không có tội phạm giết ngườii cứu của) đã tạo đựơc hiệu quảbước đầu, thành phố tiếp tục tổ chức áp dụng chính sách 3 có (có nhà ở, có việc làm

và có nếp sống văn hóa, văn mình đô thị) Những chủ trương chính sách này đã làm

ổn định và nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo môitrường kinh doanh ổn định Người dân Đà Nẵng nói riêng và miềng Trung nóichung cần cù, chịu khó, ham học hỏi Điều này, góp phần tạo nên nguồn lao độngdồi dào, chăm chỉ, đáp ứng công việc được giao, góp phần vào việc phát triển chiếnlược nguồn nhần lực cho nền kinh tế đất nước trong thời gian tới

Môi trường pháp luật

Tại Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số1601/QĐ-TTgngày 15/10/2009, mục tiêu về hệ thống cảng biển đã được xác địnhcho giai đoạn 2020, định hướng đến 2030 là tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại

Trang 28

hệ thống cảng biển và luồng vào cảng Tiếp theo đó, tại Quy hoạch phát triển hệthống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009cũng đã xác định mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổngthể và thống nhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.Đặc biệt trong quy hoạch nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (nhóm 3), Cảng ĐàNẵng được đầu tư là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), về lâu dài cóthể phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung.

Chính sách và công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của nhà nước

Nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách để điều tiết nền kinh tế, điềutiết hoạt động của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy Trong đó, chính sách vàcông cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu mà nhà nước ban hành là để điều tiết hoạtđộng xuất nhập khẩu nói chung cũng như hoạt động kinh doanh kho bãi tại Cảngnói riêng

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải biết được những quy định cụ thể

và đặc điểm chính sách quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước nhằm đảm bảo kinhdoanh theo đúng phương hướng, chính sách và luật pháp của quốc gia Đây là vấn

đề có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Luật pháp quốc tế

Hoạt động kinh doanh kho bãi bao gồm các hoạt động giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu không chỉ các hàng hóa trong nước mà còn mua bán hàng hoá từnước ngoài cho nên nó không chỉ chịu sự tác động của luật pháp của các quốc giatham hợp đồng dịch vụ kho bãi mà còn chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế,các tập quán quốc tế

Trong quá trình tổ chức quy trình khai thác kho bãi, doanh nghiệp cần phảihết sức chú ý đến các nguồn luật điều chỉnh ở mỗi nước đối tác để có thể tiến hànhnghiệp vụ khai thác một cách thuận lợi, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế

Trang 29

Môi trường kinh doanh của doanh nhiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh tế - văn hoá

- chính trị - xã hội nhất định Mối quan hệ này luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau,nên cần có sự hoà nhập giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh Hoạt độngnhập khẩu là một hoạt động cần thiết của nền kinh tế quốc dân nhưng nó cũngkhông ra khỏi quy luật chung của sự hoà hợp này Nó đòi hỏi mỗi bước đi phải có

sự chọn lọc cẩn thận, nhập khẩu phải thoả mãn nhu cầu trong nước và góp phần tíchcực vào công cuộc xây dựng đất nước

Các nhân tố chủ yếu của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt độngnhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường kinh tế, yếu tố văn hoá chính trị,yếu tố khoa học công nghệ… Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mức độ tácđộng của các yếu tố môi trường là khác nhau Sự tác động ở mức độ nào là do khảnăng thích ứng của mỗi doanh nghiệp

1.3.2 Môi trường bên trong

Kho bãi

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics của cảng đóng vai trò quantrọng và không thể thiếu đối với ngành vận tải biển Quản trị kho và lưu kho cóquan hệ mật thiết với vận chuyển Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian

và địa điểm cho sản phẩm Quản trị kho tốt sẽ nâng chất lượng dịch vụ khách hàngvới chi phí thấp nhất

Chính vì vậy mà dịch vụ kho hàng cần được chú ý, quan tâm và hoàn thiện.Thực hiện tốt công tác này không những giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho kháchhàng mà còn là yếu tố tác động đến tâm lý của khách hàng, lôi kéo khách hàng đếnvới doanh nghiệp

Hệ thống công nghệ thông tin

Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới.Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động

Trang 30

của xã hội loài người Chất lượng của bất ký một sản phẩm nào cũng gắn liền với sựphát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ của sản phẩm đượcrút ngắn, công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nhưng cũngchính vì vậy mà không bao giờ thoả mãn với mức chất lượng hiện tại mà phảithường xuyên theo dõi những biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học

kỹ thuật liên quan đến nguyên vật liệu kỹ thuật, công nghệ, thiết bị để điều chỉnhkịp thời nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật được cải tiến, nângcấp thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nắm bắt kịp thời những thông tin quan trọng

về sự biến động của thị trường nước ngoài, về các bạn hàng truyền thống cũng nhưbạn hàng mới của doanh nghiệp Mặt khác, hệ thống kho hàng hiện đại giúp choviệc giữ gìn, bảo quản hàng hoá được tốt hơn, phương tiện vận chuyển hiện đại giúpcho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình vận chuyển Hệ thống khobãi, cửa hàng hiện đại sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ và thu hút được nhiềukhách hàng, do đó làm nâng cao doanh số bán cho công ty

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Vốn là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung vàhoạt động kinh doanh kho bãi nói riêng Vốn kinh doanh quyết định khả năng thanhtoán các hợp đồng dịch vụ kho bãi, hợp đồng giao nhận hàng xuất nhập khẩu màcông ty đang thực hiện Trong một số trường hợp nếu doanh nghiệp không sẵn cónguồn vốn lưu động thì sẽ chậm thực hiện hợp đồng

Ngược lại, quá trình kinh doanh với sự trợ giúp của nguồn vốn đầy đủ sẽ cóhiệu quả hơn, từ đó đem lại tích luỹ cho doanh nghiệp, bổ sung thêm nguồn vốnkinh doanh Chính vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động khai thác kho bãi,doanh nghiệp phải biết huy động vốn bằng mọi cách, nguồn vốn có thể là vốn chủ

sở hữu, vốn góp mà cũng có thể là vốn vay ngân hàng

Nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là một tất yếu khách quanđối với doanh nghiệp, với từng người lao động công việc này có ý nghĩa to lớn đốivới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ trong thời kỳ kinh tế cạnh

Trang 31

tranh như hiện nay.

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhânlực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự tiến hoá và phát triển của khoahọc kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao độnggiỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạnhiện nay khi thế giới đang dần chuyển sang một phương thức sản xuất mới, hùnghậu hơn trước đây, nền kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phảithích ứng tốt đối với môi trường kinh doanh và phải đáp ứng được yêu cầu của cạnhtranh Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ càng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng

và công tác này còn làm cải thiện được mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới xoá

bỏ được sự thiếu hiểu biết, sự tranh chấp, sự ngăn chặn sự căng thẳng mâu thuẫn tạo

ra bầu không khí đoàn kết thân ái cùng phấn đấu phát triển để đạt được hiệu quả caohơn và khả năng công tác tốt hơn

Và ngược lại, khi hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như hoạt động khaithác kho bãi được nâng cao được hiệu quả thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ

có điều kiện tốt hơn để hoàn thiện và nâng cao trình độ Hiện nay, trong xu thế toàncầu hoá và môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt khiến cho TMQT ngày càngphát triển đòi hỏi lực lượng lao động phải rất tinh nhuệ, có trình độ cao Một độingũ cán bộ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả vàtăng khả năng kinh doanh của mình trên thị trường

Nhân tố quản trị

Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị,

nó giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người, gắn với công việc của họtrong bất cứ tổ chức nào

Quản trị nhân sự là lĩnh vực để theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh, kiểm tra sựtrao đổi tính chất giữa con người với các yếu tố của tự nhiên trong quá trình tạo racủa cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người Nhằm duy trì, bảo

vệ và sử dụng phát huy tiềm năng của mỗi con người

Quản trị nhân sự bao gồm việc hoạch định tổ chức chỉ huy, kiểm soát liênquan đến công việc hình thành, phát triển duy trì nguồn sự nhằm đạt được các mụctiêu của tổ chức Quản trị nhân sự là thành tố quan trọng của chức năng quản trị, mà

Trang 32

trong bất cứ một tổ chức nào, việc quản lý là quan trọng nhất nó có thể ở sự hiệuquả của công việc cũng như kết quả của công việc Quản trị nhân sự giữ vai tròquan trọng trong những hoạt động của công việc quản trị, giúp các nhà quản trị cónhững giải pháp thích hợp đối với những tình huống trong quản lý cũng như kinhdoanh.

Vận tải

Nguyên vật liệu, hàng hoá,…chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùngnhờ các phương tiện vận tải Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trongLogistics Để chuyên chở hàng hoá người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch

vụ Logistics có thể chọn một trong số các phương thức vận tải sau: Đường biển,đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp hai hay nhiềuphương thức lại với nhau - được gọi là vận tải đa phương thức Mỗi một phươngthức vận tải có ưu và nhược điểm riêng vì vậy khi thực hiện phải căn cứ vào điềukiện cụ thể để quyết định Điều này quyết định hàng có đến đúng thời gian và địađiểm yêu cầu

Quản trị dự trữ

Dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá là một nội dung quan trọng củahoạt động Logistics Nhờ có dự trữ mà Logistics mới có thể diễn ra liên tục, nhịpnhàng

Dự trữ là yếu tố khách quan, nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung và hoạtđộng Logistics nói riêng, mới có thể diễn ra nhưng nói như vậy không có nghĩa là

dự trữ càng nhiều càng tốt Dự trữ là một sự đầu tư vốn cần thiết, tốn kém và có liênquan mật thiết đến mức độ dịch vụ khách hàng Nếu dự trữ được quản lý tốt, công

ty sẽ đẩy nhanh vòng vốn, sớm thu hồi được vốn đầu tư, có điều kiện phục vụ kháchhàng tốt Ngược lại, nếu quản lý dự trữ kém, sẽ làm cho lượng tồn kho lớn, quayvòng vốn chậm, vốn bị ứ đọng, lợi nhuận suy giảm và kém hiệu quả

Vậy, chi phí dự trữ có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động Logistics nêncần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí Logistics khác Quản trị

dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống Logistics

Dịch vụ khách hàng

Trang 33

Doanh nghiệp muốn tồn tại phải bán được sản phẩm, dịch vụ của mình,muốn tiêu thụ được phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và dịch vụ gần như

là yếu tố quyết định việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp Dịch vụkhách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉgiúp tổ chức giữ chân được khách hàng cũ mà có thể lôi kéo, thu hút thêm đượckhách hàng mới Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp đứng vữngtrên thương trường và thành công

Trang 34

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO BÃI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng

2.1.1 Tên, địa chỉ Công ty

Cảng Đà Nẵng nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một thành phố năngđộng đóng vai trò trung tâm về kinh tế - xã hội của miền Trung - Việt Nam và cũng

là một thành phố du lịch ngày càng phát triển đã và đang thu hút một số lượng lớnkhách du lịch trong và ngoài nước Bên cạnh chức năng về vận tải, Cảng Đà Nẵngcàng góp phần phát triển ngoại thương, công nghiệp, lâm nghiệp và phát triển dulịch, dịch vụ,

Cảng Đà Nẵng bao gồm khu Cảng chính là xí nghiệp Cảng Tiên Sa và cáccông ty thành viên, sở hữu gần 1.200 m cầu bến cùng các thiết bị xếp dỡ hiện đại và

hệ thống kho bãi, đê chắn sóng được đầu tư mở rộng, có năng lực khai thác lên đến

8 triệu tấn/năm

Nằm ở vị trí thuận lợi Cảng Đà Nẵng được bao bọc bởi đèo Hải Vân và bánđảo Sơn Trà kín gió có nhiều thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu và làm hàng quanhnăm Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics củaMiền Trung Việt Nam và Hành lang Kinh tế Đông Tây Cảng Đà Nẵng vừa là đầu

ra vừa là đầu vào quan trọng cho hàng hóa của Thái Lan, Myanmar, Lào và cácnước lân cận như Trung Quốc, Campuchia Hệ thống giao thông đường bộ nối liềngiữa Cảng Đà Nẵng với Sân bay quốc tế Đà nẵng, Ga đường sắt, Vùng hậu phươngrất rộng rãi và thông thoáng, thuận lợi trong việc xuất nhập hàng hóa cho khu vực

Tọa lạc phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng có dãy núi Hải Vân và núi SơnTrà che chắn, không chịu ảnh hưởng lớn của sóng gió, Cảng Đà Nẵng đã và đangphát triển các bên cảng lớn có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến50.000DWT, tàu container đến 2.500 TEUS, tàu khách loại lớn đến 100.000 GRT

Hiện nay cảng Đà Nẵng đang thực hiện các kế hoạch phát triển và mở rộngbao gồm lập các khu Logistic, bãi trung chuyển, mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2

Trang 35

và Cảng Sơn Trà; phát triển Cảng Đà Nẵng trở thành một trong những cảng biểnhàng đầu Việt Nam bằng việc hiện đại hóa Cảng theo hướng container và là điểmđến cho các tàu du lịch Nhìn chung Cảng Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trongcông cuộc xây dừng và phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng nói riêng và kinh

tế khu vực Miền Trung nói chung

Tên viết tắt : Cảng Đà Nẵng

Tên tiếng anh : DANANG PORT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt tiếng anh : DANANG PORT

Địa chỉ : 26 Bạch Đằng, Quận Hải Châu,Thành phố Đà nẵng

Điện thoại : 0511.382114/ Fax: 0511.3822565

Trang 36

- Lai dắt, hỗ trợ tàu tại cảng

- Vận tải đường thủy, đường bộ

- Cung ứng xăng dầu

- Sửa chữa phương tiện vận tải

- Xây dựng công trình vừa và nhỏ

- Kinh doanh các dịch vụ hàng hải khác

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Cảng Đà Nẵng trước ngày giải phóng: Cảng Đà Nẵng đã có từ lâu, nhưng

chỉ đến năm 1924, chính quyền cũ mới bắt đầu xây dựng 6 cầu cảng Sông Hàn.Việc xây dựng được tiến hành trong 2 năm và hoàn thành vào năm 1926 Mãi đếnnăm 1966, Mỹ mới xây dựng 2 cầu cảng Tiên Sa (4 bến) để phục vụ cho chiến tranhtại Việt Nam và chính quyền Sài Gòn cho xây dựng tiếp cầu 7 và 8 Sông Hàn

Sau khi Mỹ rút quân về nước theo Hiệp định Pari, chính quyền Sài Gòn sátnhập cảng Tiên Sa vào Nha thương Cảng Đà Nẵng và đặt dưới sự quản lý của TổngNha Thương cảng Nha thương Cảng Đà Nẵng về tổ chức gồm có:

+ 4 phân cuộc (hành kế, công tác, khu khai thác Sông Hàn, Tiên Sa)

+ 3 ty (Ty hải cảng: Quy Nhơn-Ba Ngòi-Nha Trang)

+ 1 phòng An ninh

Cảng Đà Nẵng sau ngày giải phóng: Ngày 29/3/1975, thành phố Đà Nẵng

hoàn toàn giải phóng Ban Giao thông liên khu 5 tiếp quản Cảng Đà Nẵng, tiếp thutoàn bộ cơ sở vật chất và tổ chức lại lực lượng nhanh chóng đi vào hoạt động bốc

dỡ hàng hóa cho tàu các nước XHCN vận chuyển hàng hóa viện trợ và quan hệ hợptác với Việt Nam Ngày 19/1/1976, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số:222/QĐTC thành lập Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Đường biển Việt Nam Nhiệm

Trang 37

Ngày 19/01/1976, Cảng Đà Nẵng được Bộ Giao thông Vận tải giao Cục

đường biển trực tiếp quản lý tại Quyết định số 222-QĐ/TC

Ngày 15/6/1993, Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của

Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Quyết định số 1163/QĐ-TCLĐthành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Hàng hải ViệtNam

Ngày 08/5/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số

91/1998/QĐ-TTg chuyển Cảng Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

Ngày 12/10/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết

định số 3089/QĐ-BGTVT về việc chuyển Cảng Đà Nẵng – Công ty thành viênhạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty TNHHMột thành viên Cảng Đà Nẵng

Ngày 01/4/2008, Cảng Đà Nẵng hoàn thành các thủ tục chuyển đổi và

đăng ký kinh doanh, chính thức hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên

Ngày 06/05/2014, Tổng công ty hàng hải Việt Nam có quyết định số

216/QĐ-HHVN ngày 6/5/2014 của Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng thành Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng

Ngày 25/07/2014, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh lần 2 chính thức chuyển đổi từ Công ty TNHH MTVCảng Đà Nẵng thành Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.4.1 Chức năng của Cảng Đà Nẵng

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, biển ngày càng đóng vai trò quantrọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và của ngành công nghiệp

Trang 38

Xu thế phát triển kinh tế hàng hải của thế giới hiện nay thì ngành vận tải biểnvẫn là ngành chủ đạo chiếm ưu thế tuyệt đối (80% khối lượng) trong việc trao đổithương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân à 8-9%/năm Cáccảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua lớn nhất đều nằm trong khu vực châuÁ-Thái Bình Dương Từ đó cho thấy cảng biển đóng vai trò hết sức quan trọngtrong sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và của nền kinh tế nói chung.Trong đó một số chức năng chính của cảng có thể kể ra như sau:

- Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra vào hoạt động.

- Kí kết hợp đồng bốc dỡ giao nhận, bảo quản lưu kho hàng hóa.

- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu

- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng

hoá và đón trả hành khách

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi

- Bảo quản giao hàng và nhận hàng.

- Lai dắt, hỗ trợ tàu ra vào cảng, để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú

ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợpkhẩn cấp

- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá.

- Dịch vụ đại lý vận tải, sửa chữa phương tiện vận tải và container.

- Dịch vụ tàu khách.

- Cung ứng các dịch vụ chủ tàu và khách hàng qua cảng.

- Cung ứng xăng dầu, cấp nước cho tàu biển và các dịch vụ sau hậu cần cảng

khác

2.1.4.2 Nhiệm vụ của Cảng Đà Nẵng

- Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký

- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên trực tiếp quản lý và kết quảhoạt động kinh doanh của Cảng

Trang 39

- Xây dựng phát triển, lập kế hoạch kinh doanh toàn diện phù hợp với mụctiêu đề ra.

- Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiệnchế độ khen thưởng, kỹ luật nghiêm minh công bằng và hiệu quả

- Thực hiện nộp thuế đối với Nhà nước

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế,

- bảo toàn phát triển vốn Nhà nước đảm bảo trang trải về tài chính, thực hiệnvới ngân sách Nhà nước

- Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách hợpđồng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên

- Xác định và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Cảng theo đúngpháp luật của Nhà nước hiện hành

2.1.4.3 Quyền hạn của Cảng Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có đầy đủ tưcách pháp nhân có tên gọi giao dịch trên thị trường và có đầy đủ quyền hạn của mộtđơn vị kinh doanh Cảng có một số quyền hạn cơ bản sau:

- Được quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và mặt hàng kinh doanh theođúng pháp luật Được quyền ký kết các hợp đồng, tổ chức các hợp đồng liên doanh,liên kết đầu tư với các tổ chức hoặc cá nhân hợp pháp trong và ngoài nước

- Được quyền tham gia các hoạt động thương mại như: Triển lãm, quảngcáo…

- Được quyền mở tài khoản tại ngân hàng và vay vốn các ngân hàng, huy động

từ các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm phục vụ quá trình hoạt động kinhdoanh Có quyền tự chủ và bình đẳng trước pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Bộ luật Hànghải Việt Nam và pháp luật có liên quan đến hoạt động hàng hải tại vùng nước Cảngbiển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng

- Có quyền tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu kinh doanh

- Có các quyền khác theo luật kinh doanh

2.1.5 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty

Trang 40

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Chú thích :

: Quan hệ hành chính

: Quan hệ giám sát

Ngày đăng: 01/06/2016, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w