1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa từ chức

21 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

tiểu luận về văn hóa từ chức trong xã hội Việt Nam hiện nay, Từ chức được hiểu xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ. Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền. Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự trọng.Vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận.

Trang 1

Đề tài: Mối quan hệ giữa Văn hóa từ chức và tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

I PHẦN MỞ ĐẦU

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự pháttriển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triểnlàm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệthại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo,tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng Hơn nữa, nó làm xói mòn lòngtin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suyyếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đếnsụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệmrằng, chống tham ô, lãng phí là cách mạng, là dân chủ

Sự nghiệp cách mạng do toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể quầnchúng nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh Đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu diệt chế độ thực dân, phongkiến, xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa là nội dung, mục tiêu củacách mạng Hồ Chí Minh khẳng định: "tham ô, lãng phí, quan liêu là nhữngxấu xa của xã hội cũ"1, tham ô là đặc trưng, gắn liền với thực dân, phongkiến Đấu tranh chống thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải baohàm cả đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu Cách mạng không thểthành công hoàn toàn nếu vẫn còn tham ô, lãng phí Vì vậy, chống tham ô,lãng phí là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của cách mạng

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Quyền lực thuộc

về nhân dân Tất cả tài sản là của nhân dân Nhân dân đóng góp mồ hôixương máu, tiền của cho công cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước Vìvậy, bảo vệ tài sản công, chống tham ô, lãng phí là bảo vệ tài sản của nhândân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân Hồ Chí Minh chỉ rõ: "phong trào

Trang 2

chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì

mới thành công" Dân chủ tức là nhân dân làm chủ Cán bộ là người đượcgiao quản lý tài sản để thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó Vìvậy, nhân dân có quyền và nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranhchống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí Sự tham gia của quầnchúng quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh phòng, chốngtham ô, lãng phí Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo thì cuộc đấutranh càng mang lại hiệu quả cao Hồ Chí Minh khẳng định: "Quần chúngtham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng"2

Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng và văn hóa từ chức ở nước ta hiện nay

là một vấn đề không mới nhưng đang đặt ra cho xã hội những bức xúc.Những người tham nhũng liệu đã có văn hóa từ chức hay chưa? Văn hóa từchức đã được nhận thức như thế nào? Làm thế nào để hạn chế được vấn đềtham nhũng và nâng cao nhận thức về văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộquản lý của nước ta hiện nay

Vì vậy tác giả đã chọn đề tài về Mối quan hệ giữa văn hóa từ chức

và tham nhũng để làm rõ hơn về vấn đề này.

II PHẦN NỘI DUNG

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm “Văn hóa từ chức”

"Văn hóa" là một khái niệm rất rộng Văn hóa: tiếng Anh: "culture", tiếng Latin: "cultura", đều có gốc là "vun trồng" Để tạo ra một nền tảng và cung bậc "văn hóa" cho một người, một cộng đồng xã hội, hay một chế độ,

nó phải được trải qua rất nhiều tích lũy, vun đắp mới có được Văn hóa làthói quen, là tập quán, là quá trình giáo dục, đào tạo, kế thừa, tích lũy vàchắt lọc Văn hóa luôn phải được đặt trong một môi trường nhất định vềthời gian và không gian

Trang 3

Từ chức được hiểu xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ Như

vậy, từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền Từ chứcmột cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính mình, biết xấu

hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổchức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự trọng

Vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu

đề cập đến Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta

tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội Ở các nước phát triển, từchức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trởthành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấpnhận

1.2 Khái niệm “Tham nhũng”

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào

có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức

vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Tài liệu hướng dẫn củaLiên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969)

định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực

nhà nước để trục lợi riêng

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định

(tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của

người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ

trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác

là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản củaNhà nước Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống nhữnghành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm,

3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 8

Trang 4

trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống thamnhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơquan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

2 Phân tích mối quan hệ giữa “Văn hóa từ chức” và vấn đề tham nhũng

Từ chức tức là tự mình tự nguyện xin từ bỏ chức vụ của mình Nhưvậy, từ chức chỉ có thể xảy ta ở những người có chức, có quyền Đó là biểuhiện của sự dũng cảm và lòng tự trọng Từ chức là một nét đẹp văn hoá vàcần thiết trong đời sống xã hội, là một trong những cơ chế xã hội tự điềuchỉnh mình Việc từ chức vừa là thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với đấtnước vừa thể hiện trách nhiệm đạo lý đối với người khác trong xã hội Từchức cũng là thể hiện lòng tự trọng của mình, cảm thấy “xấu hổ” khi khônghoàn thành nhiệm vụ được giao

Trong xã hội phong kiến xưa mà sử sách còn lưu lại được thì có ChuVăn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…, họ đều là những bậc trungthần, tài năng và đức độ của các triều đại phong kiến dám rời bỏ danhvọng, quyền lực, tiền bạc Đó là những tấm gương phẩm chất nhân cáchcao, tính liêm sỉ, cái tôi cá nhân tự ý thức, khẳng định mình Trong cải cáchruộng đất những năm 50 của thế kỉ trước, bản thân Tổng Bí thư TrườngChinh lúc bấy giờ là người lãnh đạo cao nhất của cải cách ruộng đất đã xin

từ chức bởi những sai lầm trong tổ chức thực hiện

Từ chức cũng có vô vàn lý do khác nhau Chu Văn An từ quan về ở

ẩn sau khi “Thất trảm tấu” không được Nhà Vua chấp nhận Ông Nguyễn

Kế Hào xin từ chức Vụ trưởng Vụ cấp I vì không chấp nhận kiểu cách O

-E và một số trường hợp khác… Cũng có thể xin thôi việc vì gia cảnh khókhăn hoặc không chịu nổi áp lực bè phái, quan liêu, kèn cựa lẫn nhau…Những trường hợp này thật đáng tiếc khi xã hội không dùng được nhữngngười có tài thực sự Nhưng cũng có trường hợp từ chức do bất lực hoặc

Trang 5

yếu sức không cáng đáng được công việc Họ là những người có lươngtâm, có lòng tự trọng và rất đáng được hoan nghênh.

Ở các nước phát triển, việc từ chức khá dễ dàng, vì văn hoá từ chức

đã trở thành một phần của đời sống công Văn hoá này lại được nuôi dưỡngtrong môi trường xã hội thuận lợi Không làm quan thì người ta có thể làmrất nhiều việc khác Ở nước ngoài, nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, trưởngngành ở địa phương hay viên chức công vụ thường xuyên từ chức để nhậntrách nhiệm về một vụ việc nào đó liên quan đến công vụ mà mình đảmtrách khi có khuyết điểm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton khi còn đương chức lươngbình quân chỉ khoảng 200.000 USD/năm Nhưng khi thôi chức, ông có thểkiếm tới 300.000 USD/giờ bằng cách làm diễn giả Đó là văn hoá từ chứctại các nước phát triển, còn ở nước ta thì sao văn hóa từ chức nghe có vẻrất xa lạ đối với người Việt Nam bởi lẽ vấn đề từ chức liên quan nhiều đếnnghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ nỗ lực

ối với nghĩa vụ thành quả, anh phải đem lại một kết quả như mong đợi màanh có nghĩa vụ thực hiện để đáp ứng lợi ích của bên có quyền thì lúc đóanh mới được xem là người đã hoàn thành nghĩa vụ Còn nếu anh khôngđem lại kết quả như mong đợi mà anh có nghĩa vụ thực hiện để đáp ứng lợiích của bên có quyền thì xem như anh đã không hoàn thành nghĩa vụ, mặc

dù anh có lỗi hay không có lỗi, lúc này trách nhiệm pháp lý và trách nhiệmđạo lý được đặt ra

Đối với nghĩa vụ nỗ lực, anh là người có nghĩa vụ và anh đã cố gắng hếtsức thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ đó thì xem như anh đã hoàn thànhnghĩa vụ, cho dù kết quả không đạt được như mong đợi để đáp ứng lợi íchcho bên có quyền Thường thì trong nghĩa vụ nỗ lực này rất khó để xácđịnh trách nhiệm pháp lý nhưng trách nhiệm đạo lý vẫn đặt ra

Trang 6

Chúng tôi cho rằng cán bộ, công chức ở Việt Nam ít quan tâm đến vấn đề

từ chức và văn hóa từ chức là bởi lẽ nghĩa vụ mà họ thực hiện thôngthường là nghĩa vụ nỗ lực, mà nghĩa vụ nỗ lực thì họ đã cố gắng hết sức đểthực hiện nhiệm vụ công vụ được xem như họ đã hoàn thành nghĩa vụ, cho

dù kết quả công vụ họ thực hiện như thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn làngười “có công” như những cán bộ, công chức “mẫn cán, chăm chỉ” trongcông việc

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, thậm chí có không ít sự việcnghiêm trọng xảy ra nhưng lại chẳng mấy ai chịu từ chức Vì sao vậy?Trước tiên đó là vấn đề về tư tưởng cá nhân chủ nghĩa Những người cóquyền thường không muốn từ bỏ quyền lợi của mình Thậm chí, người cóquyền lực thường có xu hướng sử dụng tối da quyền của mình, kể cả nhữngnhân viên, công chức nhỏ, tuy quyền lực họ có không nhiều nhưng cũngluôn muốn sử dụng quyền đó một cách tối đa Ngoài ra, ở một nước có nềnkinh tế tập trung, kế hoạch hoá thì hầu như không tạo ra nhiều cơ hội Do

đó khi bạn từ chức, sẽ rất khó tìm được công việc thích hợp Một khíacạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó là thủ tục Nhiềukhi anh cũng muốn từ chức nhưng thủ tục miễn nhiệm phức tạp đến độ anhkhông còn muốn từ chức nữa Một bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải quarất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn, có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏphiếu miễn nhiệm,… Như vậy quá nặng nề và mất thời gian Thêm vào đó,chúng ta cũng chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩmquyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu có sở đểngười dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát

Ngày nay, văn hóa từ chức được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó baogồm ý thức, sự tự ý thức về từ chức và thói quen từ chức Nghị quyết TW4cũng đã đề cập đến vấn đề này trong đó khuyến khích những người không

Trang 7

đủ năng lực đảm đương chức vụ hoặc có khuyết điểm, sai phạm tự giác rútkhỏi vị trí, nhưng cho đến nay chưa thấy ai từ chức Nhìn ra thế giới, việc

từ chức của những chính trị gia không phải là chuyện hiếm Lấy ví dụ ởNhật Bản, chỉ đơn giản là một hành động không đẹp, một sai phạm, mộtcâu nói lỡ lời….họ sẵn sàng rút khỏi vị trí nắm giữ Còn ở ta, ý thức từchức thấp mà thói quen từ chức lại chưa có Nhiều người tham quyền cố vị,

cố giữ lấy cái ghế của mình, bởi vậy nên nhiều người nói: văn hóa từ chức

ở Việt Nam là một cái gì đó rất xa xỉ Có lẽ không thể gọi là văn hóa từchức được bởi ở nước ta không hề có văn hóa từ chức, một bộ phận cán bộ,đảng viên chưa có tinh thần tự giác, tự ý thức, tự trọng và liêm sỉ

Tại sao việc từ chức lại khó và ở ta chưa có văn hóa từ chức? Quanhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khái quát như sau:

Từng có ý kiến giải thích việc ở ta khó xây dựng văn hoá từ chức vì,khác với ở các nước, chính khách làm chính trị như một sự thôi thúc chứkhông phải để kiếm sống, do đó chuyện từ chức với họ dễ dàng hơn rấtnhiều, còn ở Việt Nam, không khéo người ta trở thành quan chức vì mụcđích kinh tế, do đó dễ dẫn tới tệ tham nhũng Một nguyên nhân nữa là dưluận xã hội: thấy mình chưa tròn trách nhiệm, lương tâm cắn rứt, anh từchức, nhưng đi đâu bà con, anh em cũng dị nghị là “ông đó thế nọ thế kianên phải từ chức” Dư luận xã hội nhiều khi không đánh giá là anh có liêm

sỉ mà coi là anh có vấn đề

Quan trọng hơn, lâu nay chúng ta vẫn quan niệm rằng chức vụ củamột ai đó là do nhân dân uỷ thác và do Đảng chịu trách nhiệm trước nhândân bố trí hoặc giới thiệu ra ứng cử… Với quan niệm như vậy, cán bộ,công chức, quan chức các cấp xem việc bố trí, bổ nhiệm, lên xuống, ra vào

là chuyện của tổ chức, còn bản thân chỉ biết tuân thủ

Theo TS Đằng Minh Tuấn: “Cái mà chúng ta hay gọi là văn hóa từchức ở đây cần được hiểu là sức ép chính trị, gồm nhiều vấn đề tác động

Trang 8

dẫn đến việc một quan chức phải xin từ chức như là một hành động cầnthiết chứ không đơn thuần là chuyện anh làm sai, anh thấy anh có lỗi và xin

từ chức Đây là cơ chế đã vận hành từ lâu mà khi anh hành xử không phùhợp với vị trí của mình, anh phải từ chức trước sức ép của dư luận, cơ quankiểm soát Và nếu anh không từ chức thì sẽ có những cơ chế buộc anhphải từ chức, cho nên khi anh rơi vào bối cảnh đó thì anh cần phải từ chức

dù luật không bắt anh từ chức Nghĩa là ở đây không nói văn hóa từ chứctrong luật nhưng cơ chế hình thành trách nhiệm đối với người nắm quyền(vốn đã hình thành lâu đời) đặt anh vào thế khi mà anh làm không được thìanh phải từ chức.”

Cách hiệu quả và tương thích với xu hướng xây dựng nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam: quyền lực và trách nhiệm phải minh bạch, rõ ràng.Những vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước không phải làmột đặc quyền, đó là một vị trí đầy thách thức dành cho những cá nhân cóhoài bão phục vụ lợi ích công cộng, có khát vọng và có nhân cách mạnhmẽ: dám hành động, dám chịu trách nhiệm và luôn ý thức rõ ràng rằng, họ

có đối tượng phục vụ là nhân dân Lợi ích của công chức gắn với chấtlượng dịch vụ công mà họ cung ứng cho xã hội Đó là điểm cốt lõi của một

xã hội dân chủ

Hiện nay, người đứng đầu cơ quan công quyền vẫn chưa được toànquyền quyết định tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền trong

cơ quan Ngoài ra, trong bộ máy hành chính hiện nay vẫn có tình trạng một

số cán bộ, công chức do cơ quan này sử dụng (như giao trách nhiệm, quyềnhạn, nội dung công tác chuyên môn…) nhưng do một cơ quan khác quản lý(như đánh giá, đề nghị đề bạt, cách chức, xử lý…) Tại diễn văn từ nhiệmđọc trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, nguyên Thủ tướng Phan VănKhải nói lên điều trăn trở của mình sau nhiều năm giữ cương vị người đứngđầu bộ máy hành chính là “công tác cán bộ nhiều khi vượt khỏi tầm tay”

Trang 9

Ông cho rằng, cần phải gắn quyền hạn của người sử dụng công chức vớiviệc quản lý cán bộ công chức Quả thật, khi có liên quan đến việc xử lýcán bộ cao cấp, nhiều bộ trưởng khi giải trình trước Quốc hội đều viện dẫnvăn bản của Đảng, ý kiến kết luận của uỷ ban Kiểm tra Trung ương Thậmchí có trường hợp bị chất vấn về những bê bối có liên quan đến cá nhân thìviện lý do “đã trả lời với uỷ ban Kiểm tra Trung ương nên không trả lờitrước Quốc hội”.

- Chức tước thường đi đôi với quyền lực, thường gắn với lợi ích,bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người cóchức vụ, quyền hạn Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, côngchức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quannghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn

vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệpcủa Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn gópcủa Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ,công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3,

Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).

Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với cácnhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác

và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, lànhững chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan

hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế.Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gâykhó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng

- Học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức người Việt và

vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt cao nhất

Trang 10

- Dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ việc

tự nguyện từ chức Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụĐảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lýtưởng, giảm sút ý chí chiến đấu…, từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, đểthoát tội, để hạ cánh cho an toàn…

Rõ ràng, quyền lực thể chế nào cũng liên quan tới lợi ích cá nhân.Một khi động cơ lợi ích cá nhân lớn đến mức, nhà tư sản “sẵn sàng treo cổkhi lợi nhuận tới 300% - Các Mác”, thì người có quyền, có chức càngkhông thể dễ dàng từ bỏ nó, nếu quyền lực chính là phương tiện có thể

“vinh thân, phì gia”

Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá nhân của những người cóchức, có quyền Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội tôn trọng khi ở họ cónhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương Nếu không có nhân cách

và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càngtrầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hảiquan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáodục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cảchính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêmtrọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi Theo thống kê của

Tổ chức Minh bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thếgiới qua các năm, Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011

Bảng: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm (2002 – 2011) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Chỉ

số,

điểm

Ngày đăng: 31/05/2016, 12:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công thương, Báo cáo số 32/BC-BCT ngày 29/3/2013 “Công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Côngtác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2013
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) tại Đại hôi toàn quốc lần thứ X Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2009) NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội"6. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
7. Nguyễn Đình Phách, “Phòng chống tham nhũng và phòng, chống “tự diễn biến, “tự chuyển hóa””(2013), Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày đăng 11/4/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phòng chống tham nhũng và phòng,chống “tự diễn biến, “tự chuyển hóa””(2013)
Tác giả: Nguyễn Đình Phách, “Phòng chống tham nhũng và phòng, chống “tự diễn biến, “tự chuyển hóa””
Năm: 2013
8. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội Việt Nam trong Nhà nướcpháp quyền
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
9. Nguyễn Đăng Dung (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ trongNhà nước pháp quyền, Đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung (Chủ nhiệm đề tài)
Năm: 2008
10. Trần Đơn, “Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh là giải pháp đột phá, quyết định hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”(2013), Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày đăng 7/5/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh là giải pháp đột phá, quyết định hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”(2013)
Tác giả: Trần Đơn, “Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh là giải pháp đột phá, quyết định hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”
Năm: 2013
2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Khác
w