1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài giảng môn học nguyên lý kế toán chương 2 cân đối – tổng hợp

34 638 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 711,17 KB

Nội dung

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài

Trang 1

CHƯƠNG 2 CÂN ĐỐI – TỔNG HỢP Mục tiêu học tập:

1 Hiểu được phương pháp tổng hợp, cân đối của kế toán

2 Giới thiệu tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

3 Hiểu nội dung chính của Bảng cân đối kế toán và thực hành lập Bảng cân đối kế toán

cơ bản

4 Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến Bảng cân đối kế toán

5 Hiểu nội dung của chính của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thực hành lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cơ bản

+ Về mặt xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu – Chi phí = Lãi (hoặc Lỗ)

+ Về mặt vận động vật chất của một đối tượng kế toán trong quá trình SXKD:

Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ

Hoặc

Số dư đầu kì + Phát sinh tăng trong kỳ - Phát sinh giảm trong kỳ = Số dư cuối kỳ

Trang 2

1.2 Tổng hợp

Tổng hợp chính là sự sàng lọc, lựa chọn và liên kết những thông tin riêng lẻ đã được định hình trên sổ sách kế toán để hình thành những thông tin tổng quát nhất dưới dạng các chỉ tiêu cơ bản, phản ánh tình hình tài chính cũng như hoạt động SXKD của đơn vị

1.3 Tổng hợp – Cân đối

Tổng hợp – Cân đối là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán để hình thành những chỉ tiêu tổng quát phản ánh tình hình đơn vị với những nét đặc trưng nhất và được trình bày trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán

II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a Tài sản

b Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

c Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác

d Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

e Thuế và các khoản nộp Nhà nước

f Các luồng tiền

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong

“Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính

2.2 Đối tượng áp dụng

Trang 3

Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3 Phân loại báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên

độ

2.3.1 Báo cáo tài chính năm

Báo cáo tài chính năm, gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

2.3.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược

(1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN

Trang 4

(2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN

2.4 Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:

- Trung thực và hợp lý

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

 Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng

 Trình bày khách quan, không thiên vị

 Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

 Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị

Trang 5

2.5 Thời gian nộp và nơi nộp Báo cáo tài chính

2.5.1 Thời gian nộp Báo cáo tài chính

2.5.1.1 Đối với doanh nghiệp nhà nước

a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:

- Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày

- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định

b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:

- Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định

2.5.1.2 Đối với các loại doanh nghiệp khác

a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày; b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định

2.5.2 Nơi nhận Báo cáo tài chính

(1) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp báo cáo tài chính cho

Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp)

- Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải

Trang 6

nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng) Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

(2) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp báo cáo tài chính cho

Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)

(3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên Đối với doanh nghiệp khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên

(4) Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên

Nơi nhận báo cáo

CÁC LOẠI

DOANH NGHIỆP

(4)

Kỳ lập báo cáo

Cơ quan tài chính (1)

Cơ quan Thuế (2)

Cơ quan Thống

DN cấp trên (3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Trang 7

III BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BCĐKT)

3.1 Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành nên những tài sản đó của một doanh nghiệp

(DN), tại một thời điểm nhất định

3.2 Tác dụng của việc lập Bảng cân đối kế toán

- Bảng cân đối kế toán trình bày được cơ cấu tài sản trong DN, từ đó ta có thể phân tích, đánh giá được sự hợp lý về việc phân bố nguồn vốn cuả DN vào từng loại tài sản

- BCĐKT cung cấp những số liệu để kế toán tính toán các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của DN

- Bảng cân đối cần thiết cho việc phân tích tình hình tài chính của DN

3.3 Nội dung và kết cấu

3.2.1 Nội dung kết cấu tổng quát

BCĐKT bao gồm hai phần: Tài sản (TS) và Nguồn vốn (NV)

* Phần TS: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo

Tài sản được chia thành hai loại lớn: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn

* Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành nên các tài sản của DN tại thời

điểm lập báo cáo NV được phân thành hai loại lớn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả

Mỗi phần của BCĐKT đều được phản ánh theo 3 cột số liệu: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ

3.2.2 Nội dung, kết cấu chi tiết

Trong từng bên của BCĐKT bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng loại, mục, khoản theo một trình tự khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý

Trên BCĐKT ta luôn luôn có: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn

Hay: Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Trang 8

3.2.3 Tính cân đối

Đây là tính chất quan trọng nhất của BCĐKT Tính cân đối được thể hiện ở: Tổng TS

và Tổng NV luôn luôn bằng nhau

Tính cân đối của BCĐKT có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán và lập các báo cáo kế toán

Tính cân đối của BCĐKT là một tất yếu khách quan, bởi lẽ:

 Các loại TS được hình thành từ những nguồn vốn nhất định

 Tổng các nguồn vốn hình thành nên toàn bộ TS của DN

 Đó là hai mặt của số vốn mà DN dùng cho hoạt động của DN

Trong quá trình hoạt động của DN, tài sản và nguồn vốn thường xuyên biến động Sự biến động này làm cho bảng CĐKT ở những thời điểm khác nhau có điểm khác nhau

Ví dụ: Bảng CĐKT ngày 31/12/201X của một DN như sau:

Phần nguồn vốn

Vay ngắn hạn Nguồn vốn cuả chủ sở

hữu

50

155

Tổng cộng tài sản 205 Tổng cộng nguồn vốn 205

Sau thời điểm lập bảng CĐKT có các nghiệp vụ phát sinh như sau (ĐVT: triệu đồng):

1 Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ,

giá mua là 2

3 Mua một số nguyên vật liệu với giá là

10, còn nợ người bán

Trang 9

2 Chi tiền mặt trả bớt nợ vay ngắn hạn

Trang 10

- NV2

- NV3

- NV4

3.4 Nhận xét về các ảnh hưởng trên bảng cân đối kế toán

- Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng ít nhất đến hai đối tượng kế toán (2 khoản khác nhau trên BCĐKT)

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 1 bên (phần) của BCĐKT thì số tổng cộng của BCĐKT không đổi, nếu ảnh hưởng đến 2 bên (phần) của BCĐKT thì tổng cộng của BCĐKT thay đổi (tăng hoặc giảm)

- Mọi NVKT phát sinh đều không làm mất đi tính cân đối của BCĐKT

3.5 Các bài tập minh họa cho bảng cân đối kế toán

Bài 1: Một DN thành lập với vốn ban đầu do chủ DN bỏ ra, dưới dạng các loại tài sản như

sau (triệu đồng):

- Tài sản cố định hữu hình mới 100%, nguyên giá 20.000;

- Tiền gửi ngân hàng 15.000;

Trang 11

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại Ngày

Bài 2: Lấy lại số liệu ở bài tập 1, và có tình hình sau (triệu đồng):

1 Nhập kho nguyên vật liệu giá thực tế 200, chưa trả tiền người bán

2 Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 100

3 Nhập kho một số công cụ, dụng cụ giá thực tế 50 trả bằng tiền gởi ngân hàng

4 Nhập kho một số nguyên liệu, giá thực tế là 20, trả bằng tiền mặt

5 Mua thêm một tài sản cố định trị giá 300, đã trả bằng tiền gởi ngân hàng

6 Chủ doanh nghiệp góp thêm vốn kinh doanh bằng tiền mặt 50.000

Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán cuả DN sau khi có tình hình trên xảy ra

Trang 12

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại Ngày

Bài 3: Tình hình tài sản của một DN sx tính đến ngày 31/12/201X như sau (triệu đồng):

1 Quỹ tiền mặt: 300 6 Tiền gửi NH: 4.000

2 Nguyên vật liệu: 2.500 7 Phải trả người bán: 1.200

3 Công cụ dụng cụ: 200 8 Vay ngắn hạn: 2.800

4 Thành phẩm: 1.000 9 Lãi chưa phân phối: 3.000

5 Tài sản cố định: 10.000 10 Phải thu khách hàng: 2.000

- Nguyên giá: 12.000 11 Vốn kinh doanh: 15.000

- Giá trị hao mòn: 2.000 12 Thuế GTGT được khấu trừ: 2.000

Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán theo các số liệu trên

Trang 13

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại Ngày

Bài 4: Lấy số liệu bài 3 và trong tháng 01/201X có các NVKT phát sinh như sau (ĐVT: trđ):

1 DN cho nhập kho 1 số nguyên vật liệu có giá thực tế 500, chưa trả tiền người bán

2 Người mua trả nợ 600 bằng TGNH DN dùng tiền đó trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng

3 DN dùng tiền mặt mua một phụ tùng thay thế là 50 Phụ tùng thay thế vừa mua được cho nhập kho

4 DN dùng lãi chưa phân phối để bổ sung nguồn vốn kinh doanh là 2.000

5 DN rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 500

Yêu cầu: Hãy lập BCĐKT toán sau mỗi NVKT phát sinh và cho nhận xét về tính cân

đối của BCĐKT

Trang 15

Bài 5: Tình hình của một DN tính đến ngày 31/12/201X như sau (triệu đồng):

1 TSCĐ HH (nguyên giá): 25.000 10 Quỹ tiền mặt: 200

2 Nguyên vật liệu: 6.000 11 TGNH: 4.800

3 Công cụ dụng cụ: 500 12 Phải trả người bán: 2.000

4 Sản phẩm dở dang: 1.500 13 Phải thu khách hàng: 3.500

5 Thành phẩm: 2.500 14 Các khoản phải trả khác: 1.400

6 Thuế các khoản nộp NN: 500 15 Quỹ đầu tư phát triển: 300

7 Khoản phải thu khác: 500 16 Quỹ dự phòng tài chính: 200

8 Vốn kinh doanh: 30.000 17 Vay ngắn hạn: 1.500

9 N.vốn đầu tư XDCB: 1.000 18 Hao mòn TSCĐ: 5.000

19.Lãi chưa phân phối: X

Yêu cầu: 1 Tìm X

2 Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X của DN

Trang 16

IV BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4.1 Khái niệm

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác

4.3 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào các Tài khoản loại 5 đến loại 9

4.4 Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 02 – DN

Địa chỉ:………… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm………

Đơn vị tính:

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 - 02)

10

Trang 17

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp

51

60

(60 = 50 – 51)

Trang 18

Lập, ngày tháng năm

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

4.5 Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4.5.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư

và cung cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp

4.5.2 Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong

kỳ, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và

thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo

4.5.3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán

bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mã số 10= Mã số 01 - Mã số 02

4.5.4 Giá vốn hàng bán (Mã số 11)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo

4.5.5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

Ngày đăng: 31/05/2016, 11:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w