Hiểu được các phương pháp theo dõi hàng tồn kho, các phương pháp tính thuế GTGT ảnh hưởng đến giá trị của hàng tồn kho, tài sản cố định.. 4 1.2.5 Nguyên tắc nhất quán Các chính sách và
Trang 11
CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
1 Hiểu được khái niệm về hàng tồn kho, tài sản cố định
2 Hiểu được khái niệm tính giá và các nguyên tắc tính giá cần tuân thủ
3 Hiểu được các phương pháp theo dõi hàng tồn kho, các phương pháp tính thuế GTGT ảnh hưởng đến giá trị của hàng tồn kho, tài sản cố định
4 Tính được nguyên giá tài sản cố định, trị giá nhập kho và đơn giá nhập kho của hàng tồn kho
5 Hiểu và phân biệt được các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho như: Phương pháp nhập trước – xuất trước, PP bình quân gia quyền liên hoàn (PP bình quân gia quyền thời điểm), PP bình quân gia quyền cuối kỳ (PP bình quân gia quyền cố định), PP thực tế đích danh
6 Tính được giá trị xuất kho, đơn giá xuất kho hàng tồn kho theo các phương pháp tính giá xuất khác nhau
7 Định khoản các nghiệp vụ liên quan đến tăng TSCD, tăng HTK, giảm HTK
I.KHÁI NIỆM YÊU CẦU CỦA VIỆC TÍNH GIÁ
1.1.Khái niệm
Trong mỗi doanh nghiệp, đối tượng kế toán bao gồm rất nhiều loại khác nhau, rất đa dạng về hình thái vật chất Do đó, muốn tổng hợp được tình hình tài sản, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp thì cần thiết phải biểu hiện các đối tượng khác nhau về hình thái giá trị thông qua thước đo tiền tệ Đây cũng chính là thước đo chủ yếu của
kế toán, thông qua thước đo tiền tệ kế toán mới thực hiện được chức năng cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau
Để biểu hiện giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau thì kế toán phải sử dụng phương pháp tính giá Để phản ánh và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách
Trang 22
trung thực phục vụ cho nhu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau thì việc tính giá cần phải: chân thực, tuân thủ chặt chẽ các qui định được Nhà nước ban hành thống nhất
Vậy, tính giá là phương pháp kế toán biểu hiện giá trị của đối tượng kế toán bằng tiền, phù
hợp với các nguyên tắc và quy định của Nhà nước
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp chi 1.000 triệu đồng mua một căn nhà dùng làm văn phòng doanh nghiệp, thì chi phí mua được ghi chép vào sổ kế toán là 1.000 triệu đồng Giá trị trong sổ kế toán
sẽ không thay đổi cho dù giá cả thì trường của tài sản này biến động liên tục
1.2.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục
Hầu hết các doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không ngừng, không có thời gian gián đoạn,
vì vậy báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục
và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không
có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính Nguyên tắc giá gốc xuất phát từ giả thiết hoạt động liên tục Khi một doanh nghiệp mua và duy trì tài sản dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị của những tài sản này có thể thay đổi theo thời gian Theo nguyên tắc giá gốc và giả thiết hoạt động liên tục thì những tài sản này không được điều chỉnh giá để phản ánh giá trị thị trường thay đổi, trừ khi có chứng cứ mạnh mẽ ngược lại Cơ
sở của nguyên tắc này là: doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản sử dụng là để phục vụ cho
Trang 33
hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó giá thị trường của chúng thật sự là không thích hợp và không cần thiết Hơn nữa, không có sự mua bán xảy ra thì giá thị trường thường không thể xác lập một cách khách quan như yêu cầu của nguyên tắc khách quan
1.2.3 Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi người kế toán phải luôn đứng về phía bảo thủ, nếu lựa chọn giữa
2 phương pháp hoặc quan điểm báo cáo thì phương pháp nào tạo ra thu nhập ít hơn hay có giá trị tài sản nhỏ hơn sẽ được lựa chọn, vì như vậy, người ta tin tưởng có một sự đảm bảo cho thu nhập
và tài sản Chẳng hạn hàng tồn kho đòi hỏi phải được phản ánh theo giá thị trường khi giá thị trường thấp hơn giá vốn
1.2.4 Nguyên tắc khách quan
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo, phù hợp với bản chất của sự kiện, dữ liệu kế toán ghi nhận phải kiểm chứng được qua những bằng chứng khách quan như các tài liệu, chứng từ kế toán Có thể xem nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc giá gốc là do tài sản phải được ghi chép theo chi phí chứ không phải theo một lượng giá trị như giá thị trường dự kiến Giá thị trường rất khó ước tính
vì thường xuyên biến động nên mang tính chất chủ quan còn chi phí là khách quan, vì chúng thường được người mua và người bán có hiểu biết xác lập trên cơ sở thương lượng sao cho họ cảm thấy có lợi hơn đối phương
Trang 44
1.2.5 Nguyên tắc nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm, có như vậy số liệu trên các báo cáo tài chính của các kỳ liên tiếp nhau mới có thể so sánh được dựa trên số liệu của các báo cáo từ năm này sang năm khác.Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, để người đọc báo cáo tài chính có thể thấy được thu nhập của đơn vị tăng lên hoặc giảm xuống là do thay đổi phương pháp chứ không phải từ hoạt động có hiệu quả hay kém hiệu quả hơn của đơn vị
1.2.6 Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi
Nguyên tắc giá gốc yêu cầu việc tính giá của đối tượng phải dựa trên chi phí thực tế tạo nên bản thân đối tượng Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự biến động (như lạm phát) làm cho mức giá chung của đối tượng kế toán có sự biến động và thay đổi lớn thì cần thiết phải điều chỉnh giá gốc
đã được xác định trước đây (giá lịch sử) theo sự thay đổi của mức giá chung Tuy nhiên việc điều chỉnh này không phải do doanh nghiệp tự tiện thực hiện mà cần tuân thủ qui định của Nhà nước trên các mặt: thời điểm điều chỉnh, đối tượng phải điều chỉnh, mức hoặc tỷ lệ điều chỉnh, xử lý chênh lệch sau điều chỉnh…
1.2.7 Yêu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp có một số đối tượng kế toán mà giá phí của nó biến động thường xuyên và không ít phức tạp nên gây khó khăn cho việc đáp ứng yêu cầu kịp thời khi cần có những thông tin về mặt giá trị của đối tượng kế toán Để khắc phục khó khăn này thì doanh nghiệp có thể sử dụng giá cố định, còn gọi là giá hạch toán để phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán Có thể lấy giá thực tế của cuối kỳ trước, hoặc giá kế hoạch để làm giá hạch toán Giá hạch toán được sử dụng ổn định trong kỳ kế toán, cuối kỳ phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá trị thực tế để xác định các chỉ tiêu tổng hợp và lập báo cáo tài chính.Việc sử dụng giá hạch toán chỉ có tính chất tạm thời trong kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ cũng như để đơn giản hóa công tác kế toán Giá hạch toán không phải là giá gốc, không thể thay thế cho giá gốc và việc điều chỉnh theo giá gốc chính là tuân thủ nguyên tắc giá gốc như đã nêu
Trang 55
II TÍNH CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
Trong môn Nguyên lý kế toán chỉ giới thiệu phương pháp tính giá cho hai đối tượng chủ yếu: Tài sản cố định và hàng tồn kho
2.1.Tài sản cố định
2.1.1 Khái niệm
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSCĐ được phân thành: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
Tài sản cố định hữu hình Theo Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) 03, “Tài sản cố định
hữu hình” “là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình” Tài sản cố định hữu hình như nhà cửa, xe, máy móc thiết bị, máy vi tính, …
Tài sản cố định vô hình Theo VAS số 04, “Tài sản cố định vô hình” là những tài sản
không có hình thái vật chất, xác định được và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định”
Tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, giấy phép và giấy phép nhượng quyền,
2.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được xác định như sau:
Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
(2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
(3) Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
(4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Trang 66
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi
bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó là cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là một TSCĐ độc lập
2.1.3 Nguyên tắc tính giá TSCĐ, công thức tính nguyên giá TSCD
- Tài sản cố định tính giá theo nguyên tắc giá gốc Tuy nhiên, do đặc điểm của loại tài sản này mà giá gốc được thể hiện ở thời điểm ban đầu và ở thời điểm hiện tại, nghĩa là tài sản
cố định được phản ánh theo 2 loại giá: Nguyên giá và giá trị còn lại
- Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theo dự tính Đó chính là giá gốc ở thời điểm ban đầu (tài sản xuất hiện ở đơn vị)
TSCĐ tăng do nhiều nguyên nhân như:
1 Mua sắm mới trong nước (theo hình thức trả tiền ngay)
2 Mua sắm mới do nhập khẩu (theo hình thức trả tiền ngay)
3 Tự xây dựng hoặc tự chế tạo
4 Do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu
5 Do mua sắm mới theo hình thức trả góp
Trang 77
Tùy thuộc vào từng trường hợp tăng TSCD sẽ có cách tính nguyên giá TSCD khác nhau Ở
mức độ nguyên lý kế toán, chúng ta chỉ tính nguyên giá TSCD theo hình thức mua sắm mới
trong nước theo hình thức trả tiền ngay, không trả góp
Nguyên giá TSCĐ hữu hình = {Giá mua + các khoản thuế không hoàn lại + các chi phí liên quan
− các khoản giảm trừ } (4.1)
Trong đó:
Các khoản thuế không hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ
môi trường, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi
phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí lãi vay phát sinh
từ khi bắt đầu mua sắm TSCĐ đến khi TSCD sẵn sàng sử dụng
Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu , giảm giá hoặc trả lại TSCĐ
2.1.4 Công thức tính số hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của TSCĐ:
- Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do
tham gia vào hoạt động
- Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu
hao của tài sản cố định
- Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện
việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ
- Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản
xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo
- Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ
kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo
- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ
sách kế toán:
Giá trị còn lại trên = Nguyên giá của - Số hao mòn luỹ kế
Trang 88
- Nội dung của phương pháp khấu hao đường thẳng: Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của tài sản cố định =
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
Ví dụ minh họa 1: Mua TSCĐ hữu hình sử dụng ở phân xưởng sản xuất, trị giá mua chưa thuế
GTGT là 400tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 20tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng
420,000,000 = 84,000,000 đ/năm
5 năm Năm Nguyên giá Số khấu hao lũy kế
Giá trị còn lại
1 420,000,000 84,000,000
336,000,000
2 420,000,000 168,000,000
Trang 99
252,000,000
3 420,000,000 252,000,000
168,000,000
4 420,000,000 336,000,000
84,000,000
5 420,000,000 420,000,000
-
Ví dụ minh họa 2: Mua TSCĐ vô hình sử dụng ở sản xuất, trị giá mua chưa thuế GTGT là
400tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 20tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng
Nguyên giá tscd vô hình= 420,000,000 đ
Số khấu hao mỗi năm = 420,000,000 =
84,000,000
đ/năm
5 năm Năm Nguyên giá
Số khấu hao mỗi năm
Số khấu hao lũy kế Giá trị còn lại
1 420,000,000 84,000,000 84,000,000
336,000,000
2 420,000,000 84,000,000 168,000,000
Trang 1010
252,000,000
3 420,000,000 84,000,000 252,000,000
168,000,000
4 420,000,000 84,000,000 336,000,000
84,000,000
Cụ thể hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh
doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán mà trình
bày là tài sản dài hạn
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu
kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối
kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn
2.2.2 Phương pháp quản lý hàng tồn kho
Để quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ
Trang 1111
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường
xuyên, liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho của vật tự nhiên, hàng hóa, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất
Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thể hiện qua công thức sau:
Trị giá hàng tồn cuối kỳ = {Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ −
Trị giá hàng xuất trong kỳ } (4.2)
Ưu điểm của phương pháp này là quản lý hàng tồn kho chặt chẽ, xác định nhanh kịp thời số dư hàng tồn kho phục vụ cho kinh doanh và quản lý Tuy nhiên cũng có nhược điểm là khối lượng công việc kế toán chi tiết quá nhiều Vì vậy thường áp dụng cho những đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn, ít chủng loại
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp mà trong kỳ kế toán chỉ theo dõi các nghiệp vụ
nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá, rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ
Mối quan hệ giữa trị giá nhập xuất tồn được thể hiện qua công thức:
Trị giá hàng xuất trong kỳ =
{Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ −
Trị giá hàng tồn cuối kỳ } (4.3) Khi sử dụng phương pháp này, cần phải cẩn thận khi tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, vì nếu
có sai sót thì sẽ gây nên sai lầm trị giá vật tư xuất dùng, giá vốn hàng hóa bán ra, lãi gộp, tài sản… không những của kỳ này mà còn tính cho các kỳ tiếp theo và sai lầm này sẽ làm ảnh hưởng đến tính hữu dụng của báo cáo tài chính
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường chỉ áp dụng thích hợp ở các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách và các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ, chỉ sản xuất tiêu thụ duy nhất một loại sản phẩm
2.2.3 Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho
Trường hợp hàng nhập kho
Trang 1212
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế
biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại do không đúng qui cách phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường
Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Hàng tồn kho tăng do nhiều nguyên nhân như:
1 Mua trong nước (theo hình thức trả tiền ngay)
2 Mua do nhập khẩu (theo hình thức trả tiền ngay)
3 Do mua theo hình thức trả góp
4 Do trao đổi
5 Do biếu tặng
Trang 1313
6 Do được cấp
7 Do được góp vốn
8 Do nguyên nhân khác
Tùy thuộc vào từng trường hợp tăng HTK sẽ có cách tính trị giá nhập kho HTK khác nhau Ở
mức độ nguyên lý kế toán, chúng ta chỉ tính trị giá nhập kho HTK theo hình thức mua trong
nước theo hình thức trả tiền ngay, không trả góp
Trị giá nhập kho HTK = {Giá mua + các khoản thuế không hoàn lại + các chi phí liên quan trực tiếp
Trong đó:
Các khoản thuế không hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ
môi trường, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa HTK vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi
phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí bảo quản
Các khoản giảm trừ: chiết khấu thương mại do mua HTK với số lượng nhiều, giảm giá
hàng mua do HTK bị kém phẩm chất, hàng mua trả lại do HTK bị kém phẩm chất
nghiệm trọng
VD:
1 Mua NVL nhập kho, số lượng 100kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT 2000đ/kg, thuế
GTGT 10%, chưa trả tiền người bán Chi phí vận chuyển NVL này về nhập kho là 300đ/kg, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt
Phải trả cho người bán
Đơn giá nhập kho= 2,300 đ/kg
Trang 1414
2 Mua CC - DC nhập kho, số lượng 100kg, đơn giá có thuế GTGT 5500đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền mặt Chi phí vận chuyển CC - DC này
về nhập kho là 44.000đ (đã gồm thuế GTGT), thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt
Phải trả cho người bán
Đơn giá nhập kho= 5,400 đ/kg
a Mua CC - DC nhập kho, số lượng 200kg, trị giá mua có thuế GTGT 1.540.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền mặt Chi phí vận chuyển CC - DC này về nhập kho là 88.000đ (đã gồm thuế GTGT), thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt
Phải trả cho người bán
Đơn giá nhập kho= 14,800 đ/kg
b Mua Nguyên vật liệu không qua nhập kho, sử dụng ngay cho trực tiếp sản xuất sản phẩm, số lượng mua 200kg, trị giá mua có thuế GTGT 1.540.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền mặt
Phải trả cho người bán
1,400,000 đ
Trang 1515
140,000
Có tk 111
1,540,000 đ
c Mua Nguyên vật liệu không qua nhập kho, sử dụng ngay 60% cho trực tiếp sản xuất sản phẩm, 20% cho phục vụ chung cho sản xuất, 20% phục vụ BP bán hàng, số lượng mua 200kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT 8000đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền mặt
Phải trả cho người bán
1,600,000
960,000 Đ
320,000 Đ
320,000 Đ
160,000 Đ
1,120,000 Đ
Trường hợp hàng xuất kho
Theo Quy định BTC, doanh nghiệp được phép sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định trị giá hàng tồn kho bao gồm:
- Thực tế đích danh
- Nhập trước xuất trước (FIFO – First in, first out)
- Bình quân gia quyền ( Bình quân gia quyền cố định và Bình quân gia quyền thời điểm)
Trang 1616
Giá thực tế vật liệu, hàng hóa nhập kho được căn cứ vào đơn giá thực tế của hàng hóa vật liệu nhập kho theo từng lô hàng, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần
Phương pháp này có ưu điểm:
- Thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng hóa
- Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất trong các phương pháp
- Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị hàng tồn kho được đánh giá đúng theo trị giá thực tế của nó
Nhược điểm của phương pháp này là chỉ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại hàng hóa, mặt hàng ổn định và nhận diện được, đơn giá hàng tồn kho lớn và có giá trị cao
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước sẽ được xuất bán và sử dụng trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ
Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Ưu điểm của phương pháp này là trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó, do đó hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát với giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo
Nhược điểm của phương pháp này là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại, doanh thu hiện tại được tạo ra
Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua vào hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi
Trang 1717
nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp Phương pháp này có hai cách tính:
- Tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ (bình quân gia quyền cố định)
- Tính theo giá bình quân gia quyền liên hoàn (cho từng lần xuất ra)
o Bình quân gia quyền cuối kỳ
Theo phương pháp này thì đến cuối kỳ kế toán mới tính trị giá xuất của hàng tồn kho trong kỳ, tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn
cứ vào trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và trị giá nhập của hàng tồn kho trong kỳ để tính đơn giá bình quân theo công thức:
𝑇𝑟𝑖̣ 𝑔𝑖𝑎́ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘𝑦̀ = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎ𝑜 𝑥 Đơ𝑛 𝑔𝑖𝑎́ 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (4.4)
Đơ𝑛 𝑔𝑖𝑎́ 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝑇𝑟𝑖̣ 𝑔𝑖𝑎́ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘𝑦̀+ 𝑇𝑟𝑖̣ 𝑔𝑖𝑎́ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘𝑦̀
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘𝑦̀+𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘𝑦̀ (4.5)
Phương pháp này khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là công tác kế toán dồn vào cuối kỳ và chưa đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
o Bình quân gia quyền liên hoàn
Theo phương pháp này thì kế toán mới tính trị giá xuất của hàng tồn kho theo từng lần xuất kho Đơn giá bình quân tính cho từng lần xuất ra nếu trước đó có nhập vào (gọi là bình quân liên hoàn) Như vậy, sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa, kế toán phải tính lại giá trị thực của hàng tồn kho và đơn giá bình quân theo công thức:
Đơ𝑛 𝑔𝑖𝑎́ 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑚ỗ𝑖 𝑙ầ𝑛 𝑛ℎậ𝑝 = 𝑇𝑟𝑖̣ 𝑔𝑖𝑎́ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑚ỗ𝑖 𝑙ầ𝑛 𝑛ℎậ𝑝
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑚ỗ𝑖 𝑙ầ𝑛 𝑛ℎậ𝑝 (4.6)
Và tính trị giá hàng xuất kho tương tự như công thức 4.4
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ Tuy nhiên, việc tính toán cũng phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Vì vậy, Phương pháp thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho,
có lưu lượng nhập xuất ít, hoặc có ứng dụng tin học hóa trong công tác kế toán