Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. Từ việc phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Agribank – CN Tây Đôqua đó rút ra những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Agribank – CN Tây Đô.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên của WTO, việc hội nhập nềnkinh tế toàn cầu đã mở ra một xu thế mới , thời kỳ của sự tăng trưởng và phát triểncủa tất cả các ngành , các lĩnh vực Đặc biệt là những sự thay đổi mang tính chấtbước ngoặt của nền kinh tế nói chung , có thể nhận thấy một cách rõ nét , điểnhình,và nổi bật nhất là giai đoạn phát triển đỉnh cao của ngành Tài chính – Ngânhàng nói riêng – Thể hiện bằng sự gia tăng cả về số lượng các Ngân hàng thươngmại và chất lượng sản phẩm dịch vụ mà các Ngân hàng cung ứng
Hiện nay việc đầu tư theo chiều sâu vào tất cả các ngành , các lĩnh vực đangđược chú trọng Đầu tư theo dự án do vậy mà cũng tăng lên cả về số lượng và quy
mô Doanh số cho vay và lợi nhuận cho vay theo dự án cũng tăng lên Chính vì vậy,vấn đề an toàn , hiệu quả đối với các khoản vay đang rất được quan tâm Việc xemxét , thẩm định tính khả thi của dự án để đi đến quyết định đầu tư có liên quan chặtchẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công tác thẩm định DAĐT là công
cụ đắc lực giúp Ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng này đồng thời bảo đảm lợinhuận cho Ngân hàng
Với ý nghĩa đó việc thẩm định DAĐT góp phần cực kỳ quan trọng đối với sựthành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Vì tính cấp bách , tầm quan
trọng của công tác này nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư tạingân hàng thương mại
Trang 2- Từ việc phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự ánđầu tư tại ngân hàng Agribank – CN Tây Đôqua đó rút ra những kết quả đã đạtđược, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tạingân hàng Agribank – CN Tây Đô
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân
hàng thương mại Thẩm định dự án đầu tư là nội dung quá rộng, tác giả xin giới hạnnghiên cứu chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Agribank – CN Tây Đô
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng thẩm định tài chính dự án tại
Agribank – CN Tây Đô trong giai đoạn 2012 đến 30/06/2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả sửdụng các phương pháp sau để nghiên cứu luận văn:
- Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp
- Phương pháp logic
- Phương pháp so sánh, kết hợp phân tích định tính, định lượng.
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, luận văn gồm có 3 chươngnhư sau:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Agribank – CN Tây Đô
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Agribank – Chi nhánh Tây Đô
Trang 31 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
Đầu tư:
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiếnhành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất địnhtrong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó Các kết quả ởđây chính là vốn, chất xám, tài nguyên thiên nhiên, thời gian … và lợi ích dự kiến
có thể lượng hóa được (tức là đo được hiệu quả bằng tiền như sự tăng lên của sảnlượng, lợi nhuận …) mà cũng có thể không lượng hóa được (như sự phát triển tronglĩnh vực giáo dục, quốc phòng, giải quyết các vấn đề xã hội …)
Đầu tư là một hoạt động kinh tế dài hạn, cần có sự tham gia của nhiều chủ thể:người tìm kiếm cơ hội đầu tư, người bỏ vốn đầu tư và đặc biệt không thể thiếu sựgóp mặt của Nhà nước với tư cách nhà quản lý vĩ mô Các chủ thể này đều mongmuốn đạt được mục đích cuối cùng của đầu tư là khả năng sinh lợi Người ta khôngthể đầu tư nếu không thấy có khả năng sinh lợi Nhưng đầu tư là một việc làm đầymạo hiểm, do vậy để đảm bảo sinh lợi tối đa thì họ cần đến một dự án đầu tư
Đầu tư là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của một doanhnghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lựchiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương lai Hay nói khác
đi, đó là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, sức lao động, tài nguyênthiên nhiên, trí tuệ con người và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc giántiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nềnkinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, cơ quan quản
Trang 4lý và xã hội nói riêng Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp
Từ đó, có thể thấy rằng “Đầu tư là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận trong khoảng thời gian dài trong tương lai” (PGS.TSNguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển
(2007), Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Học viện tài chính, tr.164) Những kết
quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, xưởng sản xuất, đường xá, máy móc thiết bị, của cải vật chất khác ) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ
điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội
Ngày nay, nhằm tối đa hiệu quả đầu tư , các hoạt động đầu tư đều được thựchiện theo dự án Vậy dự án đầu tư được hiểu như thế nào ?
Dự án đầu tư:
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăngtrưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặcdịch vụ trong một khoảng thời gian xác định Có thể nói, dự án đầu tư chính là luậnchứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho chủđầu tư và các chủ thể có liên quan có đủ độ tin cậy cần thiết để quyết định thực hiệnđầu tư
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ
Trang 5Từ việc xem xét bản chất của đầu tư phát triển từ trước đến nay, tất cả các lýthuyết kinh tế đều cho rằng đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh
tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng
Một dự án đầu tư có sự góp mặt của rất nhiều chủ thể và vai trò cụ thể của dự
án đầu tư với họ cũng rất khác nhau, thể hiện ở những điểm chính sau:
Trước hết đối với chủ đầu tư, dự án đầu tư được các chuyên gia xây dựng rấtchặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố thị trường, kỹ thuật, quản lý…
Do đó chủ đầu tư sẽ yên tâm với quyết định thực hiện đầu tư hơn Nó cũng là cơ sở
để họ xây dựng các kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, thi công xây lắp…, và dự
án cũng là tài liệu quan trọng để giúp họ nhận được sự tài trợ của các tổ chức tíndụng
Đối với các nhà tài trợ các nội dung của dự án, đặc biệt là chỉ tiêu hiệu quả tàichính sẽ là căn cứ để để đi đến quyết định có tài trợ vốn cho dự án hay không Nếu
đã chấp nhận tài trợ vốn thì dự án lại là cơ sở để họ xây dựng kế hoạch cấp vốn vàthu hồi nợ
Đối với Nhà nước: Tùy từng thời kì, Nhà nước đề ra các mục tiêu phát triển vàđầu tư cho các ngành nghề và khu vực khác nhau Nếu dự án có mục tiêu phù hợpvới định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mặt khác lại có hiệu quả kinh
tế xã hội, và ảnh hưởng tốt đến môi trường thì đó sẽ là cơ sở để Nhà nước phê duyệt
và cấp giấy phép đầu tư
Phân loại dự án đầu tư
Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thờihạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Sau đây là một số cách phânloại dự án nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi và đề ra các biện pháp đểnâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư theo dự án
- Theo tính chất của dự án đầu tư:
Trang 6Dự án đầu tư mới: Là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hình thành cáccông trình mới Thực chất trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trìnhmới đòi hỏi có bộ máy quản lý mới.
Dự án đầu tư chiều sâu: Là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo,
mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ
sở các các công trình đã có sẵn Thực chất trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cảitạo mở rộng và nâng cấp các công trình có sẵn được tiến hành với bộ máy quản lý
đã hình thành từ trước khi đầu tư
Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án nhằm tăng cường năng lực sản xuất, dịch vụhiện có nhằm tiết kiệm và tận dụng có hiệu quả công suất thiết kế của năng lực sảnxuất đã có
- Theo nguồn vốn:
Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước: Vốn trong nước là vốn hình thành
từ nguồn vốn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Vốn ngân sáchNhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, các nguồn vốn khác
Dự án đầu tư có vốn huy động từ nước ngoài: Vốn ngoài nước là vốn hìnhthành không bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Vốnthuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dànhcho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA), vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài FDI, vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quannước ngoài khác đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, vốn vay nước ngoài doNhà nước bảo lãnh đối với doanh nghiệp
- Theo ngành đầu tư:
Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng các
Trang 7công trình giao thông vận tải, thông tin liên lạc,cấp thoát nước.Trong điều kiệnnước
ta hiện nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đểthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế
Dự án đầu tư phát triển công nghiệp: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây
dựng các công trình công nghiệp
Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây
dựng các công trình nông nghiệp
Dự án đầu tư phát triển dịch vụ: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây
dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác …)
1.1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
Thẩm định dự án đầu tư là việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, kháchquan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng địnhtính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư
Đối với các nhà tài trợ vốn, tổ chức cho vay: Thẩm định DAĐT tại NHTM được hiểu là việc các cán bộ thẩm định thực hiện việc thẩm tra, so sánh một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án để đánh gía về tính hợp
lí, tính hiệu quả và khả thi của dự án, từ đó sẽ có những quyết định tài trợ về vốn hay không.
Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư:
Giúp Chủ đầu tư, các cấp đưa ra quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư,lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt đượclợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đầu tư mang lại
Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhànước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ
Trang 8Thực thi luật pháp và các các chính sách hiện hành.
Lựa chọn phương án khai thác, sự dụng có hiệu quả các nguồn lực của đấtnước
Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tính thần của nhândân
Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
1.1.2.2 Nội dung, quy trình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
Nội dung thẩm định DADT của NHTM
Nội dung thẩm định dự án đầu tư của các NHTM được thể hiện qua các nộidung có liên quan đến dự án đầu tư, kể cả liên quan đến chủ đầu tư thực hiện dự ánđầu tư Thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng được phản ánh qua các nội dungsau:
Thẩm định tư cách của chủ đầu tư:Dựa trên hồ sơ pháp lý khách hàng cung
cấp như: đăng ký kinh doanh, mã số thuế, điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệmGiám đốc, Kế toán trưởng, giấy chứng nhận đầu tư… cán bộ ngân hàng thẩm địnhđánh giá tính đầy đủ về mặt pháp lý của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh có giấy phép không, ngành nghề kinh doanh đúng quy định củapháp luật không
Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư :Thông qua đánh giá các báo
cáo tài chính cùng chi tiết các khoản mục, chuyên viên thẩm định đánh giá đượctình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không thông qua một số chỉtiêu cơ bản: vốn lưu động ròng dương hay âm, tỷ suất lợi nhuận, các chỉ tiêu thanhtoán, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu sinh lời… và so sánh với các chỉ tiêu của ngành
Thẩm định khả năng trả nợ:Thẩm định các nội dung liên quan đến dự án đầu
tư để thấy được dự án khả thi, có lợi nhuận để trả nợ: Cơ sở pháp lý của dự án đầutư; Mục tiêu của dự án đầu tư; Phương diện thị trường; Phương diện kỹ thuật, công
Trang 9nghệ; Phương diện tài chính của dự án; Phương diện tổ chức quản lý; Vấn đề môitrường sinh thái.
Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay :Qua việc xem xét hồ sơ tài sản đảm
bảo bao gồm giấy chứng nhận sở hữu đối với tài sản bảo đảm, chứng từ chứng minhmối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu tài sản (nếu là tài sản của bên bảolãnh)… để đánh giá pháp lý của tài sản có phù hợp với quy định của pháp luật vàcủa ngân hàng, đánh giá tính khả mại của tài sản trên thị trường từ đó ngân hàng cóphương thức quản lý tài sản phù hợp và đề xuất tỷ lệ cho vay hợp lý, đảm bảo antoàn cho ngân hàng khi tài trợ
Quy trình thẩm định DAĐT của NHTM
Mỗi Ngân hàng tự xây dựng và áp dụng cho nội bộ đơn vị mình một quy trìnhthẩm định riêng sao cho phù hợp với điều kiện của ngành, của Ngân hàng mình vàtuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, về cơ bản mộtquy trình thẩm định bao gồm 7 bước (xem sơ đồ 1.1)
Trang 10Kiểm tra hồ sơ vay vốn và kiểm tra thực tế đối với khách hàng
Tập hợp các căn cứ để thẩm định
Thẩm định khách hàng vay vốn
Thẩm định dự án đầu tư và phương án cho vay, thu nợ
Thẩm định các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến dự án đầu tư
Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Bước 1 của quy trình nhằm đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp và thống nhất củacác hồ sơ Mặt khác, kiểm tra thực tế đối với khách hàng ở bước này giúp cho cán
bộ tín dụng có những hình dung ban đầu cần thiết về cơ sở vật chất, con người vàcách tổ chức quản lý kinh doanh của đơn vị xin vay
Bước 2 nhằm thu thập các thông tin tín dụng theo những nguồn thông tin như
đã nêu trên
Các bước còn lại 3, 4, 5, 6 là những bước chính của quy trình, thường đượcxem là những yếu tố của thẩm định dự án sẽ được nghiên cứu cụ thể trong phần sau
Trang 111.1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
Thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp
Bất cứ một dự án khả thi nào cũng được lập trên một cơ sở nền tảng về khảnăng tài chính của chính chủ đầu tư đó Vì thế mà công tác thẩm định tài chínhdoanh nghiệp của chủ đầu tư là hết sức quan trọng Trong công tác này người phântích chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích Đây là một phương pháp rấthiệu quả để đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó Các chỉ
số thường sự dụng bao gồm trong 4 nhóm cơ bản sau:
Các chỉ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanhnghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổchức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ
Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), cáckhoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổinhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán
Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợtiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hànghóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuếchưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)
Các chỉ số về khả năng hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh
nghiệp hoạt động tốt như thế nào Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra cácchỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động” Các chỉ số về lợi nhuận hoạtđộng cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạtđộng cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào
Trang 12Các chỉ số về khả năng cân đối vốn:
Đây là nhóm các chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chínhcủa doanh nghiệp Để phân tích, thông thường hay sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng tổng tài sản
được tài trợ bằng nợ của DN
Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu:Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ dài hạn và
vốn chủ sở hữu mà DN sử dụng để tài trợ cho tổng tài sản của nó
Các chỉ số về khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phầntrăm của lợi nhuận mà công ty kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổngthể của nó (tổng tài sản) Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quantrọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính,chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính Không giống như tỷ suất sinhlời khác, chẳng hạn như khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đo lườngROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của công ty - bao gồm cả những phát sinh từ cáckhoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư Vìvậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản
để tạo ra lợi nhuận, nhưng chỉ tiêu này thường ít được các cổ đông quan tâm đến sovới một số chỉ tiêu tài chính khác như ROE
Công thức:ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại nhưmột tỷ lệ vốn chủ sở hữu Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của mộtcông ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó
ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất Nó thường đượcxem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty Nó là chỉtiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư
Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Trang 13Một cách phổ biến để chia tách ROE thành ba thành phần quan trọng là côngthức DuPont, còn được gọi là mô hình chiến lược lợi nhuận Tách ROE thành baphần làm cho nó dễ dàng hơn để hiểu những thay đổi trong ROE theo thời gian.ROE ( công thức DuPont) = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanhthu/Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu)
Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE)
Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) là một thước đo khả năng tạo ralợi nhuận của một doanh nghiệp từ vốn được sử dụng Vốn sử dụng được tính bằngvốn chủ sở hữu cộng với nợ dài hạn của một công ty (hoặc tổng nguồn vốn - Nợngắn hạn), nói cách khác đó là tất cả các nguồn vốn dài hạn được sử dụng bởi công
ty ROCE cho thấy hiệu quả từ việc tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư vốn củamột công ty
Công thức: ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn sử dụng = Lợinhuận trước thuế và lãi vay/Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)
Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) là thước đo hiệu suất sử dụng để đánhgiá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nó là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhấtđược sử dụng để đánh giá các kết quả tài chính, đầu tư kinh doanh Nếu một cơ hộiđầu tư có ROI cao và không có cơ hội khác có ROI cao hơn, nên việc đầu tư cầnđược thực hiện
ROI là một thước đo tài chính quan trọng cho:
- Quyết định mua tài sản (chẳng hạn như hệ thống máy tính, máy móc, phươngtiện dịch vụ)
- Quyết định phê duyệt và tài trợ cho các dự án và các chương trình khác nhau(ví dụ như các chương trình tiếp thị, các chương trình tuyển dụng, và các chươngtrình đào tạo)
- Quyết định đầu tư truyền thống (ví dụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoánhoặc sử dụng vốn liên doanh)
Công thức: ROI = (Lợi nhuận từ đầu tư - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư
Trang 14Cần lưu ý rằng định nghĩa và công thức của chỉ tiêu ROI có thể được sửa đổicho phù hợp với đối tượng phân tích Ví dụ để đo lường khả năng sinh lợi của mộtcông ty thì công thức sau đây có thể được sử dụng để tính toán lợi nhuận trên đầutư.
ROI = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)
Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánhgiá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạtđộng" ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trảtiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu, … (nhưngtrước lãi vay và thuế)
Khả năng sinh lời trên doanh thu có thể được sử dụng như một công cụ đểphân tích hiệu suất của một công ty và để so sánh hiệu suất giữa các công ty tương
tự nhau Tỷ lệ này rất khác nhau đối với các ngành khác nhau nhưng lại rất hữu íchcho việc so sánh giữa các công ty khác nhau trong cùng một doanh nghiệp Cũngnhư các chỉ tiêu khác, tốt nhất ta nên so sánh ROS của công ty trong một chuỗi thờigian để tìm xu hướng, và so sánh nó với các công ty khác trong ngành Một tỷ lệROS sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn,trong khi một tỷ lệ giảm có thể là dấu hiệu lờ mờ khó khăn về tài chính Mặc dù,trong một số trường hợp, một tỷ lệ lợi nhuận thấp trên doanh thu bán hàng có thểđược bù đắp bằng doanh thu bán hàng tăng lên
Công thức: ROS = EBIT / Doanh thu
Thẩm định nguồn vốn của dự án đầu tư
Thẩm định tài chính nhằm đánh giá khả năng sinh lời để nhằm đáp ứng cácnghĩa vụ tài chính của dự án, thông qua việc tổng hợp các biến số tài chính kĩ thuật
đã được tính toán trong phần thẩm định trước để đưa ra những số liệu đầu vào choviệc tính toán hiệu quả kinh tế xã hội
- Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư:
Trang 15Trên thực tế, đối với các dự án chưa được thẩm định một cách kỹ lưỡng,khithực hiện thường không tránh khỏi tình trạng vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quálớn so với dự kiến, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệuquả và khả năng trả nợ của dự án Vì vậy mục đích của việc thẩm định tổng vốn đầu
tư là nhằm xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế, tạo cơ sở tính toán hiệu quả tàichính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là giá trị toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết đểlập và đưa dự án vào hoạt động
Tổng vốn đầu tư = Vốn cố định + Vốn lưu động + Vốn dự phòng
- Thẩm định cơ cấu nguồn vốn của dự án
Một dự án thường được tài trợ từ các nguồn sau:
Vốn tự có: để xác định nguồn vốn tự có của chủ đầu tư dự án, các ngânhàng cần phải phân tích, xem xét tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp chủ đầu tư ít nhất là trong hai năm gần nhất
Vốn từ Ngân sách Nhà nước: đây là nguồn có tính an toàn cao, thường chỉđược cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh mà sản phẩm của doanh nghiệp mangtính chiến lược đối với nền kinh tế
Vốn vay từ các NHTM khác
Vốn vay trực tiếp từ nước ngoài: nguồn này thường chỉ xuất hiện trong các
dự án lớn, chuyển giao công nghệ hay nhập thiết bị từ nước ngoài
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt, thông qua việc xem xét quy
mô các nguồn tài trợ, ngân hàng sẽ xác định được số vốn còn thiếu và mức độ chovay đối với dự án Trong trường hợp các ngân hàng tham gia hợp vốn để cho vay thìcác yếu tố về nguồn tài trợ phải được tất cả các ngân hàng đồng tài trợ cùng xemxét, bàn bạc rồi mới đi đến quyết định thống nhất
Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án
Dựa trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuận rònghàng năm theo công thức:
Thu nhập chịu = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác
Trang 16thuế trong kỳ trong kỳ trong kỳ trong kỳ
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế trong kỳ * thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp
Lợi nhuận ròng = Thu nhập chịu thuế - Thuế thu nhập
Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án
Dòng tiền của dự án được định nghĩa là phần chênh lệch trong dòng tiền củadoanh nghiệp trong giai đoạn mà dự án được thực hiện so với lúc không thực hiện
dự án Để đơn giản hóa và tiết kiệm chi phí thực hiện, trong các dự án dòng tiềnthường được giả định là xuất hiện vào cuối năm
Đứng trên góc độ của các NHTM, với tư cách là nhà tài trợ dự án, các dự án
mà ngân hàng thẩm định được tài trợ bởi các nguồn vốn hỗn hợp bao gồm vốn tự cócủa doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Sau khi xem xét, phân tích dòng tiền hàng năm do dự án đem lại, công việctiếp theo của CBTĐ ngân hàng là lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp có thểđánh giá được một cách chính xác hiệu quả tài chính của dự án Trong thực tế có rấtnhiều phương pháp được áp dụng để có thể đánh giá hiệu quả tài chính dự án Tuynhiên, mỗi phương pháp xem xét hiệu quả dự án ở những khía cạnh khác nhau,chúng có những ưu điểm và nhược điểm riêng Vì thế, CBTĐ cần phân tích, so sánhmặt mạnh và yếu của từng phương pháp từ đó kết hợp với những đặc thù của dự án
để lựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý
Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án thường được các NHTMsử dụng là:
- Đánh giá giá trị hiện tại ròng (NPV):
Khái niệm: NPV (Net present vaule) là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của
dòng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tưban đầu
Công thức xác định :
Trang 171 (1 )
n
t t t
CFt: dòng tiền ròng năm thứ t
i: lãi suất chiết khấu
n: số năm hoạt động của dự án
Nguyên tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu NPV:
Như vậy lựa chọn dự án A để đầu tư
Ý nghĩa của chỉ tiêu: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư
- Đánh giá tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR):
Khái niệm: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại
ròng của dự án bằng không
Cách xác định:
Trong đó: - k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 > 0 gần tới 0
- k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2< 0 gần tới 0
- NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1
IRR =k1+ NPV1( k2− k1)
| NPV1|+| NPV2|
Trang 18- NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2.
Trong quá trình tính toán cần chú ý không nên nội suy quá rộng, cụ thể làkhoảng cách giữa hai lãi suất k1, k2 không nên vượt quá 5%
Theo phương pháp IRR, dự án được chọn khi IRR lớn hơn hoặc bằng mức lãisuất thị trường (mức lãi suất được dùng để tính NPV) Đó là bởi vì lãi suất thịtrường phản ánh chi phí cơ hội của vốn Do vậy, để được lựa chọn, một dự án phảitạo ra được tỷ lệ lợi nhuận ít nhất phải bằng với tỷ lệ sinh lời sẵn có trên thị trườngvốn
Đối với dự án độc lập thì lựa chọn các dự án có IRR > chi phí vốn bình quâncủa dự án
Đối với các dự án phụ thuộc, loại trừ lẫn nhau thì trong các dự án có IRR > chiphí vốn bình quân của dự án, lựa chọn dự án nào có IRR lớn nhất
- Đánh giá thời gian hoàn vốn (PP):
Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là thời gian trong đó tổng vốn đầu tư vào
TSCĐ được thu lại bằng lợi nhuận và khấu hao hàng năm
Cách xác định:
Lợi nhuận + Khấu hao
Ý nghĩa của chỉ tiêu: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư, chỉ tiêu này
cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra thực hiện dự án
Với các dự án độc lập, dự án được lựa chọn khi thời gian hoàn vốn của nó nằmtrong khoảng thời gian hoàn vố tiêu chuẩn Thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn của dự án
có thể được xác định dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, thời gian hoàn vốn trungbình của ngành hoặc dựa trên khả năng dự đoán của nhà đầu tư…
Với các dự án loại trừ nhau, các dự án sẽ được sắp xếp theo tốc độ hoàn vốngiảm dần Dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất và nằm trong khoản thời giantiêu chuẩn sẽ được lựa chọn
Đánh giá chỉ số lợi nhuận (PI)
Trang 19Phương pháp PI đo lường giá trị hiện tại của những khoản thu nhập kỳ vọng
mà dự án đem lại chia cho khoản đầu tư ban đầu
CF i PI
CF
Theo phương pháp này các dự án có PI > 1 sẽ được lựa chọn Tuy nhiên, dự
án cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng
- Phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy của dự án là việc lần lượt cho từng yếu tố của dự án thayđổi trong khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên để nghiên cứu tác động của yếu tố đótới kết quả (NPV, IRR…) hay tính khả thi của dự án
Phân tích độ nhạy giúp cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro bằng cáchxác định những biến cố có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án vàlượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng Từ đó giúp cho các Ngân hàng nhận biếtđược những điểm yếu của dự án và chỉ ra sự cần thiết phải thu thập thông tin về một
số biến số
- Phân tích tình huống
Phương pháp này phân tích sự thay đổi của các biến số trong phạm vi có thể
và được tính toán dựa trên sự phân bố xác suất Với phương pháp này nhà phân tíchcần phải có số liệu về xác suất tương ứng dành cho các tình huống (xấu nhất, cơ sở,tốt nhất) Tuy nhiên việc tính toán các xác suất này trên thực tế cũng rất khó khăn.Trên cơ sở các tình huống và xác suất đó, các nhà phân tích tính toán hệ số biếnthiên của NPV hay IRR Nhà phân tích sẽ tiến hành so sánh hệ số này với hệ số biến
Trang 20thiên của dự án trung bình của doanh nghiệp để xác định mức độ rủi ro tương đốicủa dự án đang xem xét Hệ số biến thiên này càng lớn thì rủi ro của dự án đangxem xét càng lớn.
- Phân tích tình huống mô phỏng
Đây là phương pháp phân tích kết hợp dựa trên cả hai phương pháp trên.Phương pháp này đề cập đến phạm vi các kết cục có khả năng xảy ra chứ không chỉmột vài kết cục rời rạc Khi đó đường biểu diễn hàm mật độ xác suất là một đườnglien tục nên việc tính toán các hệ số đo lường rủi ro sẽ chính xác hơn Tuy nhiên khithay đổi tất cả các yếu tố cùng một lúc cùng với các xác suất xảy ra tương ứng dẫnđến khối lượng tính toán sẽ rất lớn và phức tạp
1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại
1.2.1 Quan niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là một chỉ tiêu trừu tượng và rấtkhó lượng hoá Tuỳ thuộc vào góc độ xem xét và mục tiêu đánh giá của chủ thểnghiên cứu sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng thẩm định tài chính dự
án Thông thường, người ta xem xét chất lượng thẩm định tài chính dự án trên 3 góc
độ chính, đó là các chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước và nhà tài trợ dự án(NHTM)
Đứng trên góc độ của các nhà đầu tư, chất lượng thẩm định tài chính dự ánđược hiểu là khả năng cung cấp cơ sở, luận chứng chính xác giúp cho nhà đầu tưlựa chọn được phương án đầu tư khả thi và đạt hiệu quả tối ưu nhất
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, chất lượng thẩm định tài chính dự án đượcxem là mức độ tin cậy trong nội dung thẩm định về hiệu quả tài chính cũng nhưhiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại Trên cơ sở đó giúp các cơ quan này xemxét, đưa ra quyết định chấp nhận, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư
Trang 21Đứng trên lập trường của các nhà tài trợ dự án (NHTM), hoạt động thẩm địnhtài chính dự án được xem là có chất lượng khi dự án mà ngân hàng đã thẩm định và
tài trợ hoạt động suôn sẻ, thuận lợi, trả được gốc và lãi vay theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng tài trợ.
Một dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính khi dự án đó đã thẩm định phải có khảnăng trả nợ (cả gốc và lãi) theo dự kiến, thời gian thẩm định nhanh, có hiệu quả vềmặt xã hội, rủi ro tín dụng thấp, không phát sinh các khoản nợ khó đòi, quá hạn, từ
đó giúp ngân hàng có lợi nhuận Một dự án thẩm định tồi không có hiệu quả về mặttài chính không chỉ làm cho Ngân hàng không thu được vốn, suy giảm lợi nhuận màcòn có khả năng dẫn đến bờ vực phá sản Do đó nâng cao chất lượng thẩm định tàichính dự án đầu tư là nhiệm vụ quan trọng của mỗi ngân hàng, nó đòi hỏi phải đượclàm thường xuyên có khoa học và nghiêm túc
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính:
- Sự đầy đủ của hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án: Đây là cơ sởhướng dẫn cán bộ thẩm định trong suốt quá trình thẩm định Sự đầy đủ của hệ thốngchỉ tiêu này sẽ giúp cán bộ làm tốt hơn công việc của mình từ đó nâng cao chấtlượng thẩm định Thông thường hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đượccoi là đẩy đủ khi thẩm định đủ các chỉ tiêu sau: Mức độ phù hợp của tổng vốn đầu
tư và tiến độ tham gia của nguồn vốn; Cơ cấu nguồn vốn huy động đầu tư dự án;Hiệu quả về mặt tài chính của dự án (Tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầutư; Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra; Đánhgiá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào; Tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng hàng năm của dự án; Chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với
dự án; Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ); Dự kiến nguồn, khả năng trả nợhàng năm và thời gian trả nợ; NPV; IRR…); Nguồn trả nợ hàng năm; Thời gian
Trang 22hoàn trả vốn vay; DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án); Độnhạy của dự án
- Quy trình, cơ cấu tổ chức thẩm định tài chính dự án đầu tư: Quy trình thẩmđịnh là cơ sở hướng dẫn cán bộ thẩm định trong suốt quá trình thẩm định Việctuân thủ quy trình này sẽ giúp cán bộ làm tốt hơn công việc của mình từ đó nângcao chất lượng thẩm định Trong đó, cán bộ thẩm định nên vận dụng một cách sángtạo quy trình trên, tôn trọng những nội dung cơ bản, thực hiện đúng trình tự từthẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết và tránh bỏ sót bất cứ nội dung thẩmđịnh nào
- Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: Mỗi dự án có những đặc thùkhác nhau về quy mô, lĩnh vực, khu vực kinh doanh… cho nên chất lượng thẩmđịnh dự án còn thể hiện ở việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thẩm địnhphù hợp áp dụng với từng loại dự án Tuy nhiên cũng có thể nghiên cứu xây dựng
hệ thống chỉ tiêu tương đương cho những dự án tương tự nhau
- Mức độ đáp ứng nhu cầu, sự thỏa mãn của khách hàng
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng cho dự án đầu tư
- Để phản ánh rõ nét hơn chất lượng của khoản tín dụng nói chung và cho vaytheo dự án đầu tư thì còn xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn trung và dài hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn trung và dài hạn
Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Tỷ lệ này mà cao chứng tỏ có quá nhiều khoản vay đã quá hạn trong số nhữngkhoản vay được ngân hàng giải ngân hay đồng thời phản ánh chất lượng công tácthẩm định là kém khi mà không loại bỏ được các dự án xấu kém hiệu quả và có thểlàm tổn hại đến vốn đầu tư của ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Nợ quá hạn khó đòi trung và dài hạn
Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Trang 23Cũng giống như chỉ tiêu ở trên chỉ tiêu này cao thì chất lượng thẩm định cũng
là thấp
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đầu tư dự án
Các chỉ tiêu về lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dàihạn, qua đó phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, chỉ tiêu này càngcao thì càng tốt
Tỷ lệ lợi nhuận cho vay đầu tư dự án trên tổng dư nợ cho vay ĐTDA
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận từ cho vay đầu tư dự án
Tổng dư nợ cho vay ĐTDA
Tỷ lệ lợi nhuận tín dụng
= Lợi nhuận từ cho vay đầu tư dự án
Tổng lợi nhuận từ tín dụng Đây là chỉ tiêu trên phản ánh mức độ quan trọng của hoạt động tín dụng trung
và dài hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ
NH có một nguồn lợi nhuận rất lớn từ hoạt động tín dụng trung dài hạn
Thời gian thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Thời gian thẩm định cũng tác động đến chất lượng thẩm định dự án Dự án làmột tập hợp nhiều vấn đề phức tạp và có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, vì thế thờigian thẩm định quá ngắn sẽ không đủ cho ngân hàng đánh giá toàn diện, chính xáctính khả thi, hiệu quả của dự án, ngược lại thời gian thẩm định quá dài có thể làmmất thời cơ kinh doanh của khách hàng - một điều rất dễ xảy ra trong môi trườngcạnh tranh gay gắt như hiện nay và do đó bỏ qua một cơ hội đầu tư tốt của ngânhàng Thời gian thẩm định hợp lý khi vừa đủ để ngân hàng đánh giá đúng dự án vừaphù hợp với nhu cầu kinh doanh của khách hàng Vì vậy, ngân hàng không nên quyđịnh một cách cứng nhắc về thời gian thẩm định chung cho tất cả các loại dự án màcần phân biệt các dự án theo độ lớn, lĩnh vực, tính chất… để có những quy định cụthể về thời gian thẩm định tối thiểu cần thiết
Trang 241.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
Với tư cách là nhà tài trợ cho các dự án, NHTM luôn mong muốn nâng caochất lượng thẩm định tài chính dự án chất lượng của công tác thẩm định tài chính
dự án bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, dựa vào các nghiên cứu trước đó, tác giả đãchia thành các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự ánnhư sau:
1.3.1 Yếu tố thuộc về Ngân hàng
Đây là nhóm yếu tố xuất phát từ NHTM, mà ngân hàng có thể chủ động điềuchỉnh và kiểm soát được Nhóm yếu tố này bao gồm:
Cán bộ thẩm định
Có thể nói thẩm định tài chính DAĐT là một công việc rất phức tạp và hết sứcnhạy cảm, không thể chỉ dựa vào những công thức và biểu mẫu sẵn có Nó đòi hỏingười CBTĐ không những phải nắm vững những kiến thức về nghiệp vụ chuyênmôn mà còn phải có những hiểu biết tổng hợp về khoa học - kinh tế - xã hội Khôngnhững vậy, trong quá trình công tác CBTĐ phải thường xuyên cập nhật thông tin vềtất cả các lĩnh vực và tích luỹ kinh nghiệm để nâng cao trình độ và khả năng củamình Có như vậy họ mới có thể đánh giá dự án một cách toàn diện và chính xác.Công tác thẩm định tài chính DAĐT, ở một chừng mực nhất định, mang tínhchủ quan của CBTĐ Do đó, một yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu đượcđối với người CBTĐ chính là phẩm chất đạo đức Nếu một người cán bộ có trình
độ, kinh nghiệm, kiến thức tổng hợp về mọi lĩnh vực nhưng anh ta lại thiếu thiphẩm chất đạo đức thì cuối cùng kết quả thẩm định cũng sẽ bị bóp méo, sai lệchthực tế Điều này dễ đưa ngân hàng đến nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinhdoanh
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng, con người chính là một trongnhững yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT
Trang 25đó, một quy trình thẩm định hợp lý và khoa học sẽ giúp cho CBTĐ thu thập đượccác thông tin liên quan đến dự án một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác Mặtkhác nó cũng sẽ tránh được các thủ tục phiền hà và tiết kiệm thời gian cho chủ đầutư.
Phương pháp thẩm định chính là cách thức xử lý những thông tin thu đượcliên quan đến dự án Có nhiều phương pháp thẩm định tài chính DAĐT nên việc lựachọn phương pháp nào cho phù hợp với dự án, với ngân hàng để đưa ra kết luậncuối cùng về hiệu quả của dự án là hết sức cần thiết
Như vậy, một quy trình và phương pháp thẩm định khoa học, hợp lý và kháchquan là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho chất lượng thẩm định
Công tác thanh tra giám sát
Công tác thanh tra giám sát đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượngthẩm định tài chính dự án đầu tư Ngay từ khi khách hàng lập hồ sơ vay vốn, Ngânhàng đã phải thường xuyên thực hiện công tác thanh tra giám sát để đảm bảo côngtác thẩm định được thực hiện theo đúng quy định Nếu như công tác thanh gia giámsát lỏng lẻo, không được thực hiện thường xuyên hay không thực hiện theo đúngquy định sẽ không ngăn chặn được các giao dịch trái pháp luật hay không phù hợp,làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng
1.3.2 Yếu tố về doanh nghiệp và chủ đầu tư
Những phát sinh từ phía doanh nghiệp hay chủ đầu tư ảnh hưởng đến chấtlượng thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu là:
Trang 26 Thông tin cung cấp
Chủ đầu tư chính là người lập dự án và trình bộ hồ sơ dự án lên ngân hàng đểxin tài trợ Những thông tin dự án và bộ hồ sơ đó được coi là nguồn thông tin chủyếu để ngân hàng đánh giá và thẩm định DAĐT Có thể nói rằng chủ đầu tư là mộtyếu tố không nhỏ tác động đến chất lượng thẩm định dự án Tính trung thực, đầy
đủ, kịp thời của những thông tin do chủ đầu tư cung cấp là một trong những điềukiện đảm bảo cho chất lượng thẩm định Vì thế trình độ lập dự án cũng như thái độhợp tác của chủ đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng mà ngân hàng cần xemxét khi thẩm định dự án
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò chính trong việc đảm bảokhoản vay được thanh toán đầy đủ và đúng hạn Một doanh nghiệp có năng lực tàichính tốt đồng nghĩa với việc khi Ngân hàng đầu tư cho một dự án của doanhnghiệp, Ngân hàng sẽ có cơ sở đảm bảo cho khoản vay của mình được hoàn trả.Ngược lại, một doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém sẽ không đưa ra đượcmột kế hoạch trả nợ hợp lý, nếu Ngân hàng đầu tư có thể tạo ra một khoản nợ xấucho Ngân hàng và thậm chí có khả năng mất vốn Vì vậy năng lực tài chính củadoanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.3.3 Yếu tố môi trường
Trang 27 Môi trường kinh tế
Công tác thẩm định DAĐT tại ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từnhững tác động của môi trường kinh tế Môi trường kinh tế phát triển ổn định, cácchính sách vĩ mô đồng bộ, hiệu quả, hệ thống thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác sẽtạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định đạt kết quả cao Trái lại, nếu cơ chếkinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ gây cản trởcho việc cung cấp thông tin chính xác, phản ánh sai lệch mối quan hệ cung - cầu,diễn biến thị trường về giá cả, xu hướng của nền kinh tế Từ đó sẽ gây không ít khókhăn cho công tác thẩm định dự án tại các ngân hàng
Như vậy qua những phân tích ta thấy rằng công tác thẩm định tài chính dự ánđầu tư có đạt chất lượng hay không không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng màcòn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định
dự án, ngân hàng cần nghiên cứu kỹ lưỡng mức độ tác động của từng yếu tố cũngnhư mối quan hệ tổng thể giữa chúng
Trang 282 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Agribank Chi nhánh Tây Đô)
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây
Đô là chi nhánh loại II trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam
Agribank – Chi nhánh Tây Đô có tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bùi Thị Xuân, được thành lập từ tháng04/2008 theo Quyết định số 146/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh có trụ sở chính tại
số 40 Bùi Thị Xuân, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Ngày 22/12/2008, Agribank Chi nhánh Bùi Thị Xuân được đổi tên thànhAgribank Chi nhánh Tây Đô theo Quyết định số 1445/QĐ/HĐQT-TCCB ngày25/11/2008 của Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Đồng thời, trụ sở Chi nhánh được chuyển từ địa chỉ 40 Bùi Thị Xuân sang địachỉ mới là 91 Phố Huế, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà NộiQuy mô hoạt động từ khi thành lập năm 2008 của Chi nhánh còn khá khiêmtốn, tuy nhiên, đến nay Chi nhánh Tây Đô đã đạt được tầm vóc của một Chi nhánhloại II với tổng nguồn vốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 1.000 tỷđồng Chi nhánh Tây Đô đã có những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng
và phát triển Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, Chi
Trang 292.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô
Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, ban như sau:
Ban Giám đốc: gồm Giám đốc Chi nhánh và 03 Phó giám đốc
Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh, tổchức quản lý, điều hành hoạt động chung trong Chi nhánh, quyết định những vấn đềchiến lược hoạt động, kế hoạch phát triển kinh doanh của Chi nhánh; Phân công
Trang 30nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các Phó Giám đốc và cácPhòng ban nghiệp vụ, trực tiếp phụ trách một số nghiệp vụ nhất định theo phâncông
Các Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chinhánh khi Giám đốc vắng mặt và báo cáo lại công việc với Giám đốc; trợ giúpGiám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách vàchịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình
Bộ phận Kế hoạch kinh doanh:
Bộ phận kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh gồm 03 Phòng: Phòng kế hoạch– nguồn vốn, Phòng Tín dụng và Phòng quản lý rủi ro Chức năng, nhiệm vụ củacác Phòng ban như sau:
- Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xâydựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn việt Nam và tổ chức thực hiện trong phạm vi Chi nhánh Tây Đô;Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, quy trình được NHNo&PTNT Việt Namphê duyệt, phân bổ chỉ tiêu cho các phòng ban trong Chi nhánh và tổ chức thựchiện; Nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất huy động vốn của các TCTD trên địa bàn
để đề xuất các hình thức, giải pháp huy động vốn và xử lý về lãi suất cho phù hợp;Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công
- Phòng Tín dụng: Tiếp nhận và thực hiện cho vay đối với từng đối tượngkhách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biếntiêu thụ, xuất khẩu…; gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng Tiến hànhnghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuấthướng giải quyết Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chinhánh trực thuộc trên địa bàn
- Phòng Quản lý rủi ro: Giám sát và kiểm soát các khoản vay của kháchhàng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý các khoảnvay có dấu hiệu bất thường hoặc các khoản vay bắt đầu chuyển nhóm nợ xấu, giám
Trang 31sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR, quản lý danh mục các khoản nợxấu.
Phòng Kế toán và ngân quỹ:
Phòng kế toán và ngân quỹ có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toánthống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT ViệtNam; tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ, phối hợp với bộ phận Thanh toán quốc tếtrong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối liên quan
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh; kiểm tra giám sát việc chấp hànhcác quy trình, nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, của Ngân hàngnông nghiệp Giám sát việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạtđộng tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tàichính…
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàngnăm của Chi nhánh
- Bộ phận Marketing: Giao dịch trực tiếp với khách hàng, tiếp thị giới thiệusản phẩm của Chi nhánh, tổng hợp ý kiến đánh giá của Khách hàng và đề xuấtphương hướng cải tiến phát triển các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Xây dựng kếhoạch quảng bá thương hiệu, tuyên truyền hình ảnh của Chi nhánh với báo chí, cácphương tiện truyền thong
Trang 32- Bộ phận Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoạihối, công tác thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thực hiện các nghiệp vụ tài trợthương mại quốc tế, chiết khấu và bảo lãnh bằng ngoại tệ.
Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh
Nhiệm vụ chính của các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh bao gồm: Khaithác, nhận tiền gửi; phát hành, chiết khấu giái tờ có giá do NHNo&PTNT Việt Nam
ủy quyền; Thực hiện cho vay ngắn hạn; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trừTTQT; các sản phẩm dịch vụ khác của Chi nhánh
2.1.3 Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2012 đến 30/06/2014
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ 2012 đến 30/06/2015
III Các chỉ tiêu hiệu quả
2 LNTT bình quân đầu người 0.69 0.66 0.75 0.3875
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Tây Đô qua các năm)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 30/06/2015 của Chi nhánh Tây Đô đã đạt được những kết quả khả quan Tổng dư
2012-nợ tín dụng cuối kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 8.4%, tổng nguồn vốnhuy động cuối kỳ, lợi nhuận trước thuế, thu dịch vụ ròng đều có sự tăng trưởng
Trang 332.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn được tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạoAgribank – Chi nhánh Tây Đô chú trọng phát triển và coi là yếu tố đầu tiên của quátrình kinh doanh, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh tronggiai đoạn hiện nay
Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn từ các khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư chođến các khoản tiền thanh toán của những tổ chức lớn Chi nhánh cũng chú trọng đadạng hóa các hình thức huy động, với nhiều loại tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ,phong phú về thời hạn từ 01 tuần đến 5 năm, lãi suất và nhiều chính sách phù hợp
Do đó, nguồn vốn của Chi nhánh đều được duy trì và tăng trưởng qua các năm
Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Tây Đô từ 2012- 30/06/2015
+ Theo loại tiền tệ 1,634 2,306 2,271 2,288
VND 1,175 1,845 1,565 1,399 Ngoại tệ quy đổi 459 461 700 894
+ Theo hình thức huy động 1,634 2,306 2,271 2,288
Tiết kiệm 784 633 769 941
Kỳ phiếu - - - - Trái phiếu - - - - Chứng chỉ tiền gửi - 100 - - Tiền gửi thanh toán 260 1,489 854 1,144 Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 589 83 642 208
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Tây Đô qua các năm)
Trang 34Trong những năm gần đây, toàn hệ thống NHTM chịu ảnh hưởng nặng nề củasuy thoái kinh tế và lạm phát, song tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫntiếp tục duy trì và có mức tăng nhẹ Thời điểm 30/06/2015, tổng số vốn huy độngđạt 2.288 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn là 55% và tỷ trọng huyđộng vốn ngoại tệ là 39% Giai đoạn 2012 – 30/06/2015 tổng nguồn vốn huy độngcủa Agribank – Chi nhánh Tây Đô đã đạt được những thành tích khả quan về quy
mô và cơ cấu
Chi nhánh thường xuyên theo dõi diễn biến mặt bằng lãi suất huy động trênđịa bàn, hàng tháng tính toán lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra để đưa ra các sảnphẩm huy động vốn, mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp; đảm bảo đúng giớihạn quy định và chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên; đảm bảo khả năng thanh toánnhanh, kịp thời, chủ động cân đối vốn tại chỗ, sử dụng hạn mức điều chuyển vốnnội bộ hiệu quả
Có thể thấy rằng công tác huy động vốn trong thời gian vừa qua tại Chi nhánhTây Đô là khá tốt trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thươngmại trên địa bàn nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và đem lại nguồn thu nhậplớn nhất của các Ngân hàng thương mại nói chung và Agribank – Chi nhánh Tây
Đô nói riêng Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụcấp tín dụng do Hội sở chính giao và đã triển khai có hiệu quả hoạt động cấp tíndụng đối với các đối tượng khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp.Tình hình dư nợ của Chi nhánh giai đoạn từ 2012 đến 30/06/2015 như sau:
Trang 35Bảng 2.3 Sử dụng vốn tại Agribank – Chi nhánh Tây Đô từ 2012 đến 30/06/2015
Ngoại tệ quy đổi 110.85 106 91 41.85
Phân loại theo thành phần kinh tế 663 789 812 837
Cá nhân, hộ gia đình 304 420 442 499
Nợ quá hạn 30.44 37.10 54.22 32.56
0-10 ngày 13.92 11.84 15.27 16.82 10-90 ngày 11.27 14.36 16.32 8.37 90-180 ngày 5.25 10.91 22.64 7.37 180-360 ngày - - - -
>360 ngày - - - -
Phân nhóm theo TT02 (*) 663 789 812 837
Nhóm 1 417.74 564.90 610.48 636.12 Nhóm 2 228.74 198.83 177.00 183.30 Nhóm 3 11.27 14.36 16.32 15.74 Nhóm 4 5.25 10.91 8.20 1.84 Nhóm 5 - - - -
(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)
Góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng của Agribank – Chi nhánh Tây Đô thờigian qua là hoạt động cho vay ngắn hạn, hoạt động này chiếm tỉ trọng lớn và tăngtrưởng nhanh Tuy nhiên, dư nợ trung dài hạn cũng có xu hướng tăng và dần cânbằng tỉ trọng với dư nợ cho vay ngắn hạn
Trang 36Biểu đồ 2.1 Tình hình dư nợ tại Agribank Tây Đô từ 2012 đến 30/06/2015
dư nợ vay của Chi nhánh tiếp tục giữ được mức tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơnnăm trước Thời điểm 30/06/2015, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 837 tỷ đồng
2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ
Ngoài hoạt động tín dụng và huy động vốn, các sản phẩm dịch vụ khác cũngngày càng được Chi nhánh đẩy mạnh phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT – Chi nhánh Tây Đô nóiriêng, ngày càng chú trọng đầu tư về công nghệ, đa dạng hơn về loại hình, chấtlượng, tính năng, tiện ích Ngoài những dịch vụ truyền thống đã được cung cấp từlâu như phát hành bảo lãnh, mở L/C, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước…Chinhánh nói riêng còn mở rộng thêm các dịch vụ khác như: ebanking, BSMS, thanhtoán hóa đơn điện nước, nạp thẻ điện thoại, thanh toán vé máy bay, phát hành cácloại thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, hoán đổi sản phẩm… đáp ứng tốt nhucầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác
Trang 37Bảng 2.4: Kết quả hoạt động dịch vụ Agribank – Chi nhánh Tây Đô
giai đoạn 2012 đến 30/06/2015
các dịch vụ khác ( ebanking, phí
BSMS, W.U, phí hoa hồng bảo
hiểm)
3.54 2.04 2.32 1.98
(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)
Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy nguồn thu từ dịch vụ ròng có xu hướng tăng
từ năm 2012 đến 30/06/2015 Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh thực hiện chủ yếulà: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảohành, cam kết mở thư tín dụng (L/C) Dịch vụ thanh toán: bao gồm thanh toán trongnước và thanh toán quốc tế Trong đó, phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toánquốc tế chiếm khoảng 23%/tổng phí thanh toán của Chi nhánh Dịch vụ kinh doanhngoại tệ: Với các sản phẩm hiện có của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh luônđáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách hàng, đảm bảo cạnh tranh và hiệucủa Chi nhánh Dịch vụ khác: dịch vụ thẻ, thanh toán hóa đơn, thu hộ, ngân quỹ,bảo hiểm… tăng đều qua các năm
2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Agribank – Chi nhánh Tây Đô
2.2.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Đô
Các dự án đầu tư tại Agribank Tây Đô được phân chia theo đối tượng kháchhàng: Các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh Trong đó, số lượng dự
án của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp khoảng 18% tổng số dự
án, với mức dư nợ chiếm khoảng 26% tổng dư nợ trung dài hạn đầu tư dự án Con
Trang 38số tương ứng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 82% tổng số dự án vàmức dư nợ chiếm khoảng 74% tổng dư nợ vay trung dài hạn đầu tư dự án tại Chinhánh Các dự án đầu tư tại Chi nhánh có một số những đặc điểm chung như sau:
Thông thường cán bộ tín dụng tại Chi nhánh cần phải tư vấn thêm và yêucầu khách hàng bổ sung các hồ sơ cần thiết cho việc giải ngân Khách hàng chưathực sự chuẩn bị tốt và chuyên nghiệp về hồ sơ dự án Đây là nguyên nhân dẫn đếnviệc tốn kém về vật chất và thời gian, có thể làm nản lòng nhiều khách hàng vàgiảm hiệu quả, mất thời gian của việc triển khai dự án
Đa số các dự án đầu tư của các doanh nghiệp quốc doanh tại Chi nhánh cóvốn lớn (10 – 100 tỷ đồng), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ hơn(1- 10 tỷ đồng) Thông thường Chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung quy địnhmức vốn đối ứng (vốn tự có và nguồn huy động khác) để nâng cao tính tự chủ củaKhách hàng
Tùy đặc điểm của từng dự án đầu tư, quy mô đầu tư mà thời gian cho vayđối với từng dự án là khác nhau Việc xác định thời gian cho vay là yếu tố để địnhgiá mức lãi suất cho vay, đánh giá rủi ro dự án, khả năng hoàn vốn của dự án
2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Agribank – Chi nhánh Tây Đô
Quy trình thẩm định dự án đầu tư mà các cán bộ tín dụng Agribank – Chinhánh Tây Đô hiện đang áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDNngày 01/08/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam “Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” Các
cán bộ tín dụng tại Chi nhánh dựa trên văn bản hướng dẫn này để thực hiện đầy đủcác khâu của quy trình, từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ vàtiền hành thẩm định
Quy trình thẩm định chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam nói chung và Agribank – Chi nhánh Tây Đô nói riêng theo 02 sơ đồdưới đây:
Trang 39Sơ đồ 2.2 Lưu đồ quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay tại Agribank –
Chi nhánh Tây Đô
Trang 40Sơ đồ 2.3 Lưu đồ quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay tại Hội sở chính (trường
hợp khoản vay vượt thẩm quyền Chi nhánh)
Đối với việc thẩm định tài chính dự án đầu tư, hiện nay, tại Agribank – Chinhánh Tây Đô thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư:
Cán bộ thẩm định/cán bộ phòng tín dụng thực hiện tiếp nhận nhu cầu vay vốn/bảo lãnh/mở LC để đầu tư dự án từ khách hàng, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghịcấp tín dụng đầu tư dự án từ khách hàng Trường hợp khách hàng đã và đang cóquan hệ tín dụng tại chi nhánh, Người thẩm định đối chiếu Danh mục hồ sơ tín dụngđểđề nghị khách hàng cung cấp bổ sung những hồ sơ còn thiếu
Thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tư (trong đó có thẩm định tài chính dự án):
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêucầu được quy định tại Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 củaTổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam v.v “Banhành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cán bộ thẩm định tại Agribank