1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên đề tài ảnh hưởng của xử lý axit hcl, bảo quản lạnh đến tỷ lệ trứng nở và kết quả nuôi tằm của cặp lai ♀09 x ♂đsktên đề tài ảnh hưởng của xử lý axit hcl, bảo quản lạnh đến tỷ lệ trứng nở và kết quả nuôi t

90 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 6,39 MB

Nội dung

Bảng 4.8 Bảng tổng hợp công thức xử lý axit có trứng nở tốt nhất và không ảnh hưởng đến kết quả nuôi tằm ở giai đoạn trứng hồng đã qua bảo quản lạnh từ 30 đến 80 ngày.... Để có tỷ lệ trứ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Phan Xuân Hảo

2 PGS.TS Nguyễn Văn Long

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn

bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Long, PGS.TS Phan Xuân Hảo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám Đốc, Ban Quản lý đào tạo,

Bộ môn Di truyền-Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt nam

đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Cơ quan Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015

Học viên

Bùi Thị Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục ii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục đồ thị ix

Danh mục ảnh x

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích, yêu cầu 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

Phần 2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Vài nét về đặc thù chu trình sản xuất dâu tằm tơ 3

2.2 Vòng đời tằm dâu 3

2.3 Giống tằm và tầm quan trọng của giống tằm 7

2.3.1 Giống tằm 7

2.3.2 Tầm quan trọng của giống tằm 7

2.4 Cơ cấu giống tằm ở nước ta 8

2.5 Một số căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở nghiên cứu đề tài 8

2.5.1 Ưu thế lai 8

2.5.2 Hóa tính 10

2.5.3 Cơ sở thực tiễn 12

2.6 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước 13

2.6.1 Xử lý trứng nở nhân tạo 13

2.6.2 Bảo quản lạnh 18

Phần 3 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 23

3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 24

Trang 6

3.1.3 Thời gian nghiên cứu 24

3.2 Nội dung nghiên cứu 24

3.2.1 Xác định công thức thích hợp xử lý axit HCl trứng trắng 24

3.2.2 Xác định công thức thích hợp bảo quản lạnh và xử lý axit HCl trứng hồng 24

3.2.3 Xác định công thức thích hợp bảo quản lạnh và xử lý axit HCl trứng đen 24

3.2.4 Xác định thời gian có thể bảo quản lạnh trứng trắng, trứng chuyển xanh 24

3.3 Phương pháp nghiên cứu 24

3.3.1 Phương pháp bảo quản lạnh, kỹ thuật xử lý axit HCl trứng tằm, ấp trứng và nuôi tằm áp dụng trong các công thức thí nghiệm 24

3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 28

3.4 Chỉ tiêu theo dõi 31

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 33

Phần 4 Kết quả và thảo luận 34

4.1 Công thức thích hợp xử lý axit HCl trứng trắng (TN1) 34

4.2 Công thức xử lý axit HCl ở các ngưỡng thời gian bảo quản lạnh 30 – 40 - 50 - 60 - 70 - 80 ngày của giai đoạn trứng hồng 36

4.2.1 Kết quả xử lý axit trứng hồng bảo quản lạnh 30 ngày (TN2) 36

4.2.2 Kết quả xử lý axit trứng hồng bảo quản lạnh 40 ngày (TN3) 38

4.2.3 Kết quả xử lý axit trứng hồng bảo quản lạnh 50 ngày (TN4) 40

4.2.4 Kết quả xử lý axit trứng hồng bảo quản lạnh 60 ngày (TN5) 41

4.2.5 Kết quả xử lý axit trứng hồng bảo quản lạnh 70 ngày (TN6) 44

4.2.6 Kết quả xử lý axit trứng hồng bảo quản lạnh 80 ngày (TN7) 45

4.3 Công thức xử lý axit HCl ở các ngưỡng thời gian bảo quản lạnh 90 - 100 - 110 - 120 ngày của giai đoạn trứng đen 48

4.3.1 Kết quả xử lý axit trứng đen bảo quản lạnh 90 ngày (TN8) 48

4.3.2 Kết quả xử lý axit trứng đen bảo quản lạnh 100 ngày (TN9) 49

4.3.3 Kết quả xử lý axit trứng đen bảo quản lạnh 110 ngày (TN10) 52

4.3.4 Kết quả xử lý axit trứng đen bảo quản lạnh 120 ngày (TN11) 54

4.4 Thời gian thích hợp bảo quản lạnh trứng trắng 57

4.4.1 Thời gian thích hợp bảo quản lạnh đối với trứng trắng trước khi xử lý axit HCl (TN12) 58

Trang 7

4.4.2 Thời gian thích hợp bảo quản lạnh trứng trắng sau khi đã xử lý axit HCl

(TN13) 60

4.4.3 Thời gian thích hợp bảo quản lạnh đối với trứng đã chuyển xanh (TN14) 64

Phần 5 Kết luận và đề nghị 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Đề nghị 69

Tài liệu tham khảo 70

Phụ lục 73

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng trắng đến tỷ lệ

trứng nở 34 Bảng 4.1B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng trắng đến kết

quả nuôi tằm 35 Bảng 4.2A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở của

trứng hồng đã qua bảo quản lạnh 30 ngày 36 Bảng 4.2B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng hồng đã qua

bảo quản lạnh 30 ngày đến kết quả nuôi tằm 37 Bảng 4.3A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở của

trứng hồng đã qua bảo quản lạnh 40 ngày 38 Bảng 4.3B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng hồng đã qua

bảo quản lạnh 40 ngày đến kết quả nuôi tằm 39 Bảng 4.4A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở của

trứng hồng đã qua bảo quản lạnh 50 ngày 40 Bảng 4.4B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng hồng đã qua

bảo quản lạnh 50 ngày đến kết quả nuôi tằm 41 Bảng 4.5A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở của

trứng hồng đã qua bảo quản lạnh 60 ngày 41 Bảng 4.5B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng hồng đã qua

bảo quản lạnh 60 ngày đến kết quả nuôi tằm 43 Bảng 4.6A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở của

trứng hồng đã qua bảo quản lạnh 70 ngày 44 Bảng 4.6B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng hồng đã qua

bảo quản lạnh 70 ngày đến kết quả nuôi tằm 45 Bảng 4.7A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở

trứng hồng đã qua bảo quản lạnh 80 ngày 46 Bảng 4.7B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng hồng đã qua

bảo quản lạnh 80 ngày đến kết quả nuôi tằm 47

Trang 10

Bảng 4.8 Bảng tổng hợp công thức xử lý axit có trứng nở tốt nhất và không

ảnh hưởng đến kết quả nuôi tằm ở giai đoạn trứng hồng đã qua bảo quản lạnh từ 30 đến 80 ngày 48 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở

trứng đen đã qua bảo quản lạnh 90 ngày 49 Bảng 4.10A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở của

trứng đen đã qua bảo quản lạnh 100 ngày 49 Bảng 4.10B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đen đã qua bảo

quản lạnh 100 ngày đến kết quả nuôi tằm 51 Bảng 4.11A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở

trứng đen đã qua bảo quản lạnh 110 ngày 52 Bảng 4.11B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đen đã qua bảo

quản lạnh 110 ngày đến kết quả nuôi tằm 53 Bảng 4.12A Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đến tỷ lệ nở

trứng đen đã qua bảo quản lạnh 120 ngày 54 Bảng 4.12B Ảnh hưởng của tỷ trọng và thời gian xử lý axit trứng đen đã qua bảo

quản lạnh 120 ngày đến kết quả nuôi tằm 56 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp công thức xử lý trứng nở tốt nhất và không ảnh

hưởng đến kết quả nuôi tằm ở giai đoạn trứng đen đã qua bảo quản lạnh từ 100 đến 120 ngày 57 Bảng 4.14A Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng trước khi xử lý

axit HCl đến tỷ lệ trứng nở 58 Bảng 4.14B Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng trước khi xử lý

axit HCl đến kết quả nuôi tằm 60 Bảng 4.15A Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng sau khi xử lý axit

HCl đến tỷ lệ trứng nở 61 Bảng 4.15B Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng sau khi xử lý axit

HCl đến kết quả nuôi tằm 63 Bảng 4.16A Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đối với trứng đã chuyển

xanh đến tỷ lệ trứng nở 64 Bảng 4.16B Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đối với trứng chuyển xanh

đến kết quả nuôi tằm 66

Trang 11

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1 Vòng đời tằm dâu 3

Sơ đồ 3.1 Quy trình tiến hành các thí nghiệm ở giai đoạn trứng trắng 24

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ nở của trứng hồng bảo quản lạnh 30, 40 ngày 38

Đồ thị 4.2 Tỷ lệ nở của trứng hồng bảo quản lạnh 50, 60 ngày 42

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ nở của trứng hồng bảo quản lạnh 70, 80 ngày 46

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ trứng nở của trứng đen đã qua bảo quản lạnh 90, 100 ngày 50

Đồ thị 4.5 Tỷ lệ trứng nở của trứng đen đã qua bảo quản lạnh 110, 120 ngày 55

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ trứng nở ở các ngưỡng thời gian bảo quản lạnh trứng trắng trước khi xử lý axit 59

Đồ thị 4.7 Tỷ lệ trứng nở ở các ngưỡng thời gian bảo quản lạnh trứng trắng sau khi xử lý axit 61

Đồ thị 4.8 Tỷ lệ trứng nở ở các ngưỡng thời gian bảo quản lạnh trứng trắng ở giai đoạn chuyển xanh 64

Trang 12

DANH MỤC ẢNH

Ảnh 3.1 Trứng trắng 25

Ảnh 3.2 Trứng hồng 25

Ảnh 3.3 Trứng đen 25

Ảnh 3.4 Trứng chuyển xanh 26

Trang 13

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Ở Việt Nam thời tiết vụ hè nắng nóng, mưa nhiều ẩm độ cao, không thích hợp cho nuôi tằm lưỡng hệ chất lượng cao Trong khi đó sản lượng lá dâu tập trung chủ yếu vào vụ hè, cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) đã được đưa vào ứng dụng để đáp ứng điều kiện thời tiết và nhu cầu trứng tằm cho vụ hè Để có tỷ lệ trứng nở tốt nhất cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) cần được nghiên cứu các công thức xử lý Axit HCl ở các giai đoạn trứng trắng, trứng hồng, trứng đen và thời gian bảo quản lạnh ở giai đoạn trứng trắng cho tỷ lệ trứng nở tốt nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng tằm Kết quả xử lý trứng ở các công thức sau cho tỷ lệ trứng nở tốt nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng tằm: trứng trắng (d = 1.065; t = 5’); trứng hồng thời gian bảo quản lạnh 30 ngày (d = 1.085; t = 5’); 40 ngày (d = 1.090; t = 5’); 50 ngày (d = 1.095; t = 6’); 60 ngày (d = 1.095; t = 6’); 70 ngày (d = 1.100; t = 5’); 80 ngày (d = 1.100; t = 5’); trứng đen thời gian bảo quản lạnh 100 ngày (d = 1.100; t = 5’); 110 ngày (d = 1.095; t = 6’); 120 ngày (d = 1.090; t = 6’) Thời gian bảo quản lạnh trứng trắng có tỷ lệ trứng nở tốt nhất mà chất lượng tằm vẫn được đảm bảo như sau: trứng trắng bảo quản lạnh không quá 10 ngày trước khi xử lý axit HCl; trứng trắng xử lý axit HCl sau đó bảo quản lạnh không quá 20 ngày; trứng chuyển xanh

có thể bảo quản lạnh được 7 ngày

THESIS ABSTRACT

It is a hot and high humidity summer in Viet Nam It is not suitable for rearing high quality bivoltine silkworm Mean while, the productivity of mulberry leaves also concentrate in the summer season, so F1 hybrid combination between bivoltine mother

and multivoltine father (♀09 x♂ĐSK) has been applied in order to meet the weather

conditions and the needfulness of eggs in the summer To have the best hatching eggs

ratio, the cross (♀09 x♂ĐSK) was studied with hydrochloric acid treatment

formulations at the egg periods of yellow colour, brownish colour, dark colour and preservation duration at the yellow colour period which gives the best hatching ratio and didn’t effect on rearing silkworm duration Results showed hydrochloric acid treatment formulations with best hatching egg ratio and didn’t effect on rearing silkworm duration: yellowcolour eggs period (d = 1.065; t = 5’); brownish colour eggs period with preservation duration 30 days (d = 1.085; t = 5’); 40 days (d = 1.090; t = 5’); 50 days (d

= 1.095; t = 6’); 60 days (d = 1.095; t = 6’); 70 days (d = 1.100; t = 5’); 80 days (d = 1.100; t = 5’); dark colour eggs period with preservation duration 100 days (d = 1.100; t

Trang 14

= 5’); 110 days (d = 1.095; t = 6’); 120 days (d = 1.090; t = 6’) Preservation duration of yellow colour egg with the best hatching ratio and didn’t effect on rearing silkworm duration such as: The preservation duration of yellow colour egg isn’t max 10 days before hydrochloric acid treatment, preservation of acid treated egg isn’t max 20 days; the blue – spot egg stage can preserve up to 7 days

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cũng như cây trồng và vật nuôi nói chung, giống tằm có một vị trí quan trọng trong sản xuất nghề tằm Giống là tiền đề, là tư liệu sản xuất dâu tằm Hàng nghìn năm qua nhân dân ta quen nuôi giống tằm nguyên đa hệ kén có màu vàng Những giống tằm này dễ nuôi nhưng năng suất và phẩm chất tơ kén thấp, không đáp ứng được nhu cầu ươm tơ công nghiệp cũng như nhu cầu chất lượng tơ lụa ngày nay

Ở Việt Nam, sau năm 1964 chúng ta đã nhập nội giống tằm lưỡng hệ kén trắng có năng suất chất lượng tơ kén tốt hơn nhiều so với giống tằm đa hệ kén vàng và giống tằm lai cũng bắt đầu được áp dụng trong sản xuất

Vùng ĐBSH và miền Trung thời gian vụ hè kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 9 Nhiệt ẩm độ ở mùa hè đều cao không phù hợp với yêu cầu sinh lý của tằm lưỡng hệ kén trắng Do đó nuôi tằm ở mùa hè thường bị bệnh nhiều đặc biệt

là bệnh virus và vi khuẩn, năng suất kén thu được không cao Trong khi đó sản lượng lá dâu ở vụ hè thường chiếm 65 - 70% tổng sản lượng lá dâu trong năm.Từ thực tế đó nhiều năm nay lợi dụng ưu thế lai dân ta nuôi giống tằm lai đa hệ với lưỡng hệ (thường gọi là giống tằm vàng lai) Vế tằm lai ♀đa hệ kén vàng x

♂lưỡng hệ kén trắng được sử dụng phổ biến trong sản xuất hơn vì trứng không ngủ đông Cặp lai♀lưỡng hệ kén trắng x ♂đa hệ kén vàng, trứng tằm có ngủ đông nên cần áp dụng biện pháp qua đông nhân tạo hoặc xử lý trứng nở nhân tạo bằng dung dịch axit HCl

Gần đây, trong sản xuất áp dụng giống tằm lai (09↔ĐSK), cặp lai (♀ĐSK

x ♂09) trứng không ngủ đông như giống tằm đa hệ nên chỉ sử dụng ngay sau khi trứng được đẻ ra Cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) trứng tằm ngủ đông nên có thể bảo quản lạnh dài ngày theo yêu cầu sản xuất nên chủ động được giống, đáp ứng nhu cầu trứng những lúc thiếu hụt Mỗi giống tằm khác nhau cần có tiêu chuẩn bảo quản lạnh và xử lý axit HCl có khác nhau Vì vậy, để đảm bảo trứng giống tằm

(♀09 x ♂ĐSK) nở tốt chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của xử lý axit HCl, bảo quản lạnh đến tỷ lệ trứng nở và kết quả nuôi tằm của cặp lai ♀09 x♂ĐSK”.

Trang 16

1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích

Xác định thời gian bảo quản lạnh, công thức xử lý axit HCl thích hợp cho các loại trứng tằm (trứng trắng, trứng hồng, trứng đen) cặp lai (♀09 x ♂ĐSK), nhằm chủ động cân đối kế hoạch cung ứng trứng tằm cho sản xuất nói chung, đặc biệt vụ hè nóng ẩm ở ĐBSH nói riêng

1.2.2 Yêu cầu

Xác định công thức thích hợp xử lý axit HCl trứng trắng

Xác định công thức bảo quản lạnh và xử lý axit HCl ở giai đoạn trứng hồng, trứng đen

Xác định thời gian thích hợp có thể bảo quản lạnh trứng trắng

1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Trang 17

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC THÙ CHU TRÌNH SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ

Đặc thù chu trình sản xuất ngành dâu tằm tơ có những điểm khác nhiều so với một số ngành sản xuất nông nghiệp khác, đó là sự liên quan chặt chẽ, ràng buộc và lệ thuộc vào nhau giữa trồng dâu - nuôi tằm - ươm tơ - dệt lụa và tiêu dùng sản phẩm của ngành sản xuất dâu tằm Đây là chuỗi sản xuất dài qua nhiều công đoạn khác nhau, công đoạn trước có vai trò quan trọng cho công đoạn sau

Lá dâu có chất lượng tốt thì tằm khỏe, nâng cao năng suất kén đồng thời cho sợi

tơ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu dệt lụa Lá dâu có chất lượng kém thì tằm yếu dẫn đến năng suất kén thấp đồng thời sợi tơ có chất lượng trung bình và thấp thì chỉ đáp ứng được cho các cơ sở dệt thủ công

2.2 VÒNG ĐỜI TẰM DÂU

Tằm dâu (Bombyx mori L) là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, trong sự phát triển cá thể để hoàn thành một thế hệ, nó trải qua 4 giai đoạn rõ rệt là: Trứng, tằm, nhộng, ngài

Tằm thuộc loại biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể tằm thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng tằm Thời gian sinh trưởng phát dục qua mỗi giai đoạn cũng như cả vòng đời dài ngắn phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt độ, sau đó đến độ ẩm và ánh sáng Điều kiện nhiệt độ 24 - 280C, ẩm

độ 80 - 85% vòng đời của tằm có thời gian phát dục như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Vòng đời tằm dâu

8-11 ngày 1-2 ngày

Trang 18

- Trứng tằm lưỡng hệ, trứng cặp lai (♀lưỡng hệ x ♂đa hệ) mới đẻ có màu

vàng, vàng nhạt Trứng sau khi đẻ ra trong khoảng thời gian 42 - 50 giờ ở nhiệt

độ 24 - 260C trứng chuyển màu hồng nhạt, hồng đậm Sau đẻ khoảng 72 giờ, trứng có màu đen cố định hay gọi là trứng hưu miên (trạng thải ngủ nghỉ hay gọi

là trứng ngủ đông) Màu sắc này ít có biến đổi trong quá trình bảo quản trứng Vì đây là đặc tính di truyền của tằm lưỡng hệ được hình thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới

Trứng cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) mang đặc tính hưu miên của con mẹ lưỡng hệ, do đó mà sau khi trứng đẻ ra cũng chuyển màu từ vàng nhạt sang hồng nhạt rồi hồng đậm và cuối cùng có màu đen cố định, trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ Người ta đã lợi dụng đặc tính này để bảo quản trứng lâu dài kèm theo là phương pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng biện pháp nhân tạo để phá

vỡ trạng thái ngủ nghỉ của trứng thì trong vòng 8 - 10 ngày trứng cũng nở như trứng tằm đa hệ

+ Giai đoạn tằm:

Thông thường tằm có 5 lần lột xác (4 lần lột xác ở giai đoạn tằm và 1 lần lột xác ở giai đoạn kén để tằm thành nhộng) và 5 tuổi Tằm tuổi 1, 2, 3 gọi là tằm con Tằm tuổi 4, 5 gọi là tằm lớn Tằm mới nở, cơ thể rất nhỏ bé, có nhiều lông màu nâu đen gọi là tằm kiến Tằm kiến đã bắt đầu ăn dâu và lớn rất nhanh Đến cuối tuổi 3 tằm lớn lên hàng trăm lần, cuối tuổi 5 tằm lớn lên 8.000 - 10.000 lần so với tằm kiến Do bên ngoài cơ thể tằm được bao bọc bởi một lớp da có cấu tạo cutin nên đã hạn chế sự lớn lên của cơ thể tằm, vì thế sau khi ăn dâu và lớn đến một mức độ nhất định thì tằm phải lột xác, thay lớp da cũ bằng một lớp da mới lớn hơn

Trước khi thay da, tằm ngừng ăn dâu, không động đậy, nằm yên trên nong nên gọi là tằm ngủ Đây chính là lúc lớp da mới được hình thành và các

Trang 19

tuyến thay da hoạt động để chuẩn bị thay lớp da cũ bằng lớp da mới rộng rãi hơn

- Tằm con sau nở gọi là tằm tuổi 1

- Tằm tuổi 1 sau khi ngủ và lột xác lần 1 là tằm tuổi 2

- Tằm tuổi 2 sau khi ngủ và lột xác lần 2 là tằm tuổi 3

- Tằm tuổi 3 sau khi ngủ và lột xác lần 3 là tằm tuổi 4

- Tằm tuổi 4 sau khi ngủ và lột xác lần 4 là tằm tuổi 5 (hay còn gọi là tằm ăn rỗi)

Thời gian tuổi 5, tằm ăn dâu rất khỏe để hoàn thiện và phát triển tuyến tơ, sau đó tằm căng bóng, ngừng ăn dâu và chín Tằm chín tìm chỗ làm tổ, nhả tơ kết kén Thời gian từ khi tằm nở đến khi tằm chín tùy theo giống, khí hậu từng mùa

và điều kiện nuôi dưỡng mà khác nhau, thông thường mùa hè 20 - 22 ngày, xuân thu 25 - 28 ngày

+ Giai đoạn nhộng:

Tằm chín nhả tơ kết kén xong thì hóa nhộng Thời gian từ lột xác hóa nhộng thành ngài tùy thuộc giống tằm, khí hậu, nhưng thường là 9 - 12 ngày Đây là thời kỳ quan trọng và tốn nhiều công trong công tác sản xuất trứng giống Muốn lai hai giống cần phải tách riêng đực cái cho từng giống Khi ra ngài lấy cái giống này lai với đực giống kia và ngược lại Sau khi tằm hóa nhộng 2 ngày tiến hành phân biệt đực cái Công việc ở giai đoạn này phải làm khẩn trương và kết thúc trước khi ngài chui ra Dựa vào đặc trưng của nhộng như nhộng cái to, thân bầu, các đốt bụng lớn, khoảng cách giữa các đốt dài, đuôi tù, ở phần mặt bụng cuối đuôi có ngẫn chữ X Nhộng đực thân nhỏ, các đốt bụng nhỏ, đuôi thót lại và các đốt xít nhau, màu thân tối hơn nhộng cái Ở giữa mặt bụng đốt thứ 9 có một vết lõm màu vàng đậm Khi phân biệt đực cái phải cắt kén quan sát đặc trưng nhộng Phân biệt nhộng đực cái xong cần để riêng, dàn đều thành 1 lớp mỏng Mỗi nong có biểu ghi tên giống, ngày tằm chín rồi đưa vào phòng bảo quản

+ Giai đoạn ngài:

Nhộng già thì vũ hóa thành ngài Ngài “cắn kén” chui ra khỏi vỏ kén tập chung vào buổi sáng sớm khi có ánh sáng kích thích Ngài vũ hóa chui ra khỏi vỏ kén chừng 1 - 2 phút sau là có thể giao phối được ngay Người ta không để cho ngài giao phối tự do mà cần bắt cho ngài giao phối Nếu là sản xuất giống lai người ta bắt ngài đực giống này cho giao phối với ngài cái giống kia và ngược

Trang 20

lại Số lượng ngài đực cho sang nong ngài cái để giao phối cần nhiều hơn 1,2 - 1,5 lần số lượng ngài cái Khoảng 15 - 20 phút sau, hầu hết ngài cái đã được ghép đôi Người ta nhẹ nhàng bắt những con ngài đực và ngài cái chưa ghép đôi sang nong khác để không ảnh hưởng đến những con ngài đã ghép đôi Chỉnh lý mật độ các đôi ngài giao phối sao cho chúng không chạm cánh nhau

Trong quá trình bắt ngài phải loại bỏ những con không đạt yêu cầu làm giống như bụng phệ, cánh quăn Phòng bảo quản ngài giao phối cần yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ từ 24 - 260C, ẩm độ 75 - 80% là thích hợp Sau 1 giờ, ngài giao phối cần đi kiểm tra bắt những con ngài tự dứt đôi cho giao phối tiếp Thời gian giao phối trong 3 giờ

Ngài giao phối đủ thời gian cần dứt đôi Nếu để ngài giao phối quá lâu đến khi tự dứt đôi ra thì ngài cái sẽ đẻ trứng vung vãi ra nong giao phối Dứt đôi xong, dùng tay gõ nhẹ lên thành nong để kích thích ngài cái bài tiết rồi mới cho ngài cái vào khuôn đẻ

Thông thường ngài chui ra khỏi vỏ kén khoảng 4 - 5h sáng, cho ngài rèo đôi đến lúc 7 - 8 giờ sáng thì rứt đôi cho vào khuôn đẻ Đến lúc khoảng 15 - 16h ngài đẻ được khoảng 50% tổng số trứng trong bụng Đây được coi là thời điểm

đẻ tập trung và mốc thời gian để tính tuổi trứng sau đẻ để thực hiện xử lý trứng trắng hoặc bảo quản lạnh trứng trắng, trứng hồng, trứng đen

Bốn giai đoạn trứng, tằm, nhộng, ngài làm thành một vòng đời của tằm Mỗi giai đoạn có một ý nghĩa riêng biệt

- Trứng là giai đoạn phát dục của bào thai để hình thành nên cơ thể mới

- Tằm là giai đoạn sinh trưởng và tích lũy dinh dưỡng (cho các giai đoạn biến thái sau này)

- Nhộng là giai đoạn quá độ để biến thái từ tằm sang ngài

- Ngài là giai đoạn giao phối, đẻ trứng duy trì nòi giống

Trong 4 giai đoạn phát dục của vòng đời tằm, mỗi giai đoạn có vai trò khác nhau đối với người nông dân và nhà sản xuất trứng giống Đối với người nông dân trồng dâu, nuôi tằm quan tâm đến tỷ lệ trứng nở, giai đoạn tằm Đối với nhà sản xuất trứng giống quan tâm đến các giai đoạn nhộng, ngài, trứng

Trang 21

2.3 GIỐNG TẰM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỐNG TẰM

2.3.1 Giống tằm

- Giống tằm: Có nhiều phương pháp phân loại giống tằm, với những mục đích khác nhau, cách phân loại có khác nhau như:

+ Dựa vào nguồn gốc người ta phân ra giống mới và giống cũ

+ Dựa vào địa lý: Có giống tằm Châu Âu, giống tằm Trung Quốc, giống tằm Nhật Bản

+ Dựa vào hóa tính (hay gọi là hệ tính) đó là dựa vào số lứa tằm nuôi/năm

ở điều kiện tự nhiên phân ra giống tằm lưỡng hệ, đa hệ

Trong sản xuất, trước đây đang sử dụng phổ biến 2 giống tằm là giống tằm lưỡng hệ nuôi 2 lứa/năm và giống tằm đa hệ nuôi 7 - 8 lứa/năm ở điều kiện

tự nhiên Trong thời gian gần đây vùng ĐBSH đang sử dụng cặp lai (lưỡng hệ

↔đa hệ) thay thế giống tằm đa hệ

2.3.2 Tầm quan trọng của giống tằm

Theo kinh nghiệm của các nước nuôi tằm tiên tiến như Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy: vấn đề quyết định sự thành bại trong nuôi tằm và năng suất kén cao hay thấp phụ thuộc vào 4 yếu tố:

- Giống tằm

- Chất lượng lá dâu

- Phòng trị bệnh

- Kỹ thuật nuôi tằm

Trong đó giống tằm có tầm quan trọng bậc nhất Thực tế sản xuất ở nước

ta cũng thấy điều đó Những năm trước 1964, nước ta nuôi hầu hết các giống tằm

đa hệ kén vàng Năng suất của chúng chỉ đạt xấp xỉ 3 kg/vòng trứng, chất lượng

tơ xấu không đủ tiêu chuẩn xếp loại phẩm cấp nào, thường tỷ lệ tơ chỉ đạt 11 - 12%, độ dài sợi tơ đạt 300 - 350m Năm 1964, với chủ trương phát triển dâu tằm

tơ của Đảng và Nhà nước, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc, chúng

ta đã nhập nội một số giống tằm như CBH, 115N nuôi vụ hè và thí nghiệm nuôi giống tằm lưỡng hệ lai Hoa Thập và 306 có năng suất cao thường đạt 10 - 12 kg kén/vòng trứng, phẩm chất tơ kén tốt hơn Những năm gần đây các giống tằm nguyên như O1, O2, A1, A2 có các chỉ tiêu chất lượng tơ kén cao như chiều dài

Trang 22

tơ đơn từ 780 đến 1050m, tỷ lệ tơ nõn đạt 12 - 15%

Vụ hè xưa kia của nước ta vẫn quen nuôi giống tằm đa hệ nguyên, đến nay

đã thay thế bằng giống đa hệ lai Thậm chí những nơi có điều kiện ôn hòa như vùng Tây Nguyên hoặc Mộc Châu - Sơn La thuận tiện về cơ sở vật chất có thể nuôi giống tằm lưỡng hệ quanh năm

2.4 CƠ CẤU GIỐNG TẰM Ở NƯỚC TA

Tằm là loại côn trùng máu lạnh Nhiệt độ cơ thể tằm phụ thuộc vào nhiệt

độ môi trường Ở các vùng địa lý khác nhau hình thành nên các hệ tằm khác nhau, ở cùng một vùng địa lý nhưng thời vụ khác nhau cũng hình thành nên các

hệ nhập nội,có năng suất, chất lượng kén cao Điều kiện vụ hè nóng ẩm nuôi tằm

dễ phát sinh bệnh nên không thể nuôi được những giống tằm năng suất và chất lượng kén cao Vụ hè, thời tiết nóng nuôi các giống tằm khỏe như các giống đa hệnguyên ĐSK hoặc cặp lai (09↔ĐSK) hiện tại đang được nuôi phổ biến tại vụ

Hè vùng ĐBSH có khối lượng toàn kén bình quân 1,28 - 1,32 gam, khối lượng

Trong nông nghiệp từ lâu người ta đã biết nuôi, trồng những con lai, cây lai đời F1 thường cho năng suất cao, dễ chăm sóc hơn Ở tằm cũng vậy, giống tằm lai đã được đề cập ở Trung Quốc từ năm 1927 và đến năm 1951 - 1952 phát triển mạnh Ở Liên Xô vào những năm 1940 - 1941 đã sản xuất tới gần 50%

Trang 23

trứng tằm lai Nhật Bản ứng dụng nuôi tằm lai sớm nhất, năm 1845 đã nghiên cứu và đến năm 1931 ứng dụng gần 100% trứng tằm lai trong sản xuất (Nguyễn Văn Long, 1995)

+ Cơ sở khoa học ưu thế lai

Ưu thế lai được tính bằng hiệu trị số bình quân đời con lai so với trị số bình quân bố mẹ, thường biểu thị bằng tỷ số (%) hiệu của chúng so với bình quân bố mẹ

Ưu thế lai (%) = Bình quân F1 – Bình quân bố mẹ x 100

Bình quân bố mẹ Theo học thuyết Mitsurin ưu thế lai là do hợp tử sẵn có nhiều mâu thuẫn nội tại, nếu tế bào sinh dục đực và cái có tính khác biệt nhau nhiều thì F1 có ưu thế lai nhiều Nếu bố mẹ khác biệt nhau ít, hợp tử có mâu thuẫn nội tại ít nên ưu thế lai thấp (Nguyễn Văn Long, 1995)

Theo học thuyết di truyền hiện đại, ưu thế lai là do sự tương tác giữa các gen Khi lai, các gen tính trội biểu hiện tác dụng, các gen tính trội của hai bố mẹ

bổ túc cho nhau làm cho hợp tử biểu hiện ưu thế lai rõ rệt Trên thực tế ưu thế lai không phải đơn thuần có tính cộng gộp các tính trạng trội mà còn có tác dụng bổ trợ và nhân lên

Nguyễn Hải Quân và cs (1995) ưu thế lai ở F2 là Ưu thế lai F2 = ½ Ưu thế lai F1 Như vậy, ưu thế lai F1 lớn nhất, ở F2 ưu thế lai giảm đi 50%

+ Lợi dụng ưu thế lai F1 tằm dâu ứng dụng trong sản xuất

Ở đời F1, ưu thế lai của tằm biểu hiện trên một số chỉ tiêu chính sau:

- Số trứng đẻ nhiều hơn bất cứ bố hoặc mẹ

- Số ngày nuôi giảm

- Số tằm kết kén/số tằm nuôi cao hơn giống bố mẹ

- Kén F1 lớn hơn bình quân bố mẹ

- Chiều dài tơ đơn F1 dài hơn bình quân bố mẹ

- Độ lên tơ tốt, chiều dài lên tơ F1 tăng 15%

Ngoài những ưu điểm trên, giống lai F1 ở tằm cũng có một số nhược điểm sau: -Tằm phát dục nhanh nên nếu nhiệt ẩm độ không tốt, tằm bị đói sẽ ảnh hưởng lớn hơn giống nguyên

- Số trứng đẻ ra/ổ nhiều nhưng số ngài không có khả năng đẻ trứng cũng

Trang 24

tăng Nếu 2 giống bố mẹ khác nhau càng nhiều thì càng nhiều ngài không đẻ trứng

- Tỷ lệ kén đôi nhiều hơn bố mẹ

Trong sản xuất lợi dụng ưu thế lai các nhà sản xuất trứng giống đã sử dụng các cặp lai nhị nguyên, tam nguyên, tứ nguyên tức là lai tạo giữa hai, ba hay bốn giống nguyên với nhau

Ở vụ hè Vùng ĐBSH không thích hợp nuôi giống tằm lưỡng hệ kén trắng

có chất lượng kén cao, chỉ thích hợp nuôi giống tằm đa hệ có sức sống khỏe nhưng chất lượng kén trung bình Người ta đã lợi dụng ưu thế lai giữa giống lưỡng hệ có năng suất cao và giống đa hệ có sức sống tốt để tạo thành cặp lai nhị nguyên hay tam nguyên sử dụng cho vụ hè Theo Nguyễn Thị Đảm (1999) trước năm 1997 ở vùng ĐBSH sử dụng cặp lai tam nguyên RVTB↔09 cho vụ

hè, sau năm 1997 sử dụng chủ yếu cặp lai tam nguyên ĐSK↔09 thay thế con lai RVTB↔09 Theo Phạm Văn Vượng (2004) cơ cấu giống thích hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng: Cặp lai tứ nguyên 1862 nuôi vào vụ xuân, thu, đầu

hè và cuối hè, cặp lai tứ nguyên (ĐSK x TM) x 09 nuôi giữa hè, cặp lai tứ nguyên 1827 nuôi quanh năm

2.5.2 Hóa tính

Ở các vùng khí hậu khác nhau, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên lâu dài

đã hình thành nên các giống tằm có hệ tính khác nhau đó là giống tằm lưỡng hệ (có tính hưu miên) và giống tằm đa hệ (không có tính hưu miên)

Giống tằm lưỡng hệ: Là giống tằm trứng có ngủ nghỉ (nghỉ đông) Giống lưỡng hệ nếu để tự nhiên thì một năm chỉ nuôi 2 lứa vào vụ xuân và vụ thu, những giống này nguồn gốc là vùng ôn đới, thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ khô, thời gian nghỉ đông từ 110 - 120 ngày, ở nhiệt độ thấp từ 2 -

50C, trứng màu đen, để tự nhiên trứng không nở, phải qua giai đoạn nghỉ đông tằm mới nở, nếu cần nuôi nhiều lứa liên tiếp trong năm, cần phải xử lý nhân tạo cho kích thích bằng dung dịch HCl thì mới nở thành tằm con

Giống tằm đa hệ: Là giống tằm trứng không có ngủ nghỉ, vì vậy đời nọ kế tiếp luôn đời kia, quanh năm phải nuôi tằm khoảng 7 - 8 lứa nuôi/năm Trứng đẻ

ra sau 8 - 10 ngày nở thành tằm con Tằm đa hệ là các giống tằm cổ truyền của Việt Nam, tằm thích nghi nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, vì vậy

về mùa hè tằm đa hệ sinh trưởng rất tốt

Trang 25

Những nghiên cứu sớm nhất về di truyền hóa tính tằm dâu cho thấy di truyền hóa tính của giống tằm lưỡng hệ khác kiểu di truyền của Menden Về sau người

ta lại cho rằng hóa tính di truyền theo tính mẹ Người ta lai lưỡng hệ với độc hệ thấy F1 phụ thuộc giống mẹ Giải thích hiện tượng trên người ta cho rằng thể ngài mẹ sẵn có chất ức chế nên phôi tử F1 vẫn mang tính mẹ Người ta còn kết luận di truyền hóa tính là di truyền đơn gen (Nguyễn Văn Long, 1995)

Lê Thị Kim và Nguyễn Hữu Thọ (1979) cho rằng tính ngủ nghỉ của trứng tằm là do kích tố ngủ nghỉ tạo nên Chất này do tuyến ở yết hầu tằm tiết ra đã ảnh hưởng đến phôi thai ngay từ khi hình thành trứng trong buồng trứng của tằm mẹ Khi cần thiết người ta có thể xử lý bằng axit để phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của trứng, phôi sẽ tiếp tục phát dục bình thường và nở ra tằm con Lợi dụng đặc tính ngủ nghỉ của trứng tằm có hưu miên, trong sản xuất khi cần thiết người ta xử lý cho trứng nở và có thể bảo quản thời gian dài trong kho lạnh

Cặp lai (♀đa hệ x ♂lưỡng hệ) trứng có đặc điểm hóa tính giống mẹ không

hưu miên, trứng sau đẻ từ 8 - 10 ngày sẽ nở thành tằm con mà không cần dùng các biện pháp tác động

Cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) trứng di truyền hóa tính theo mẹ nên trứng của cặp

lai hưu miên, trứng đẻ ra bước vào giai đoạn ngủ nghỉ, sau 4 - 5 tháng lạnh của mùa đông thì trạng thái ngủ nghỉ (hay gọi là hưu miên) bị phá vỡ và trứng được

nở ra tằm con (nếu không được xử lý axit hoặc dùng biện pháp giải thể hưu miên khác) Nếu dùng biện pháp xử lý axit HCl trứng sau đẻ để phá vỡ trạng thái hưu

miên thì sau 8 - 10 ngày, trứng cũng nở như trứng đa hệ hoặc cặp lai (♀đa hệ x

♂lưỡng hệ)

2.5.2.1 Xử lý trứng nở nhân tạo

Trứng lưỡng hệ, trứng cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) có hưu miên phải qua đông

tự nhiên sẽ nở vào vụ xuân nhưng tỷ lệ nở không cao, thời gian nở kéo dài, thời điểm nở hàng năm không ổn định mà phụ thuộc vào diễn biến thời tiết thực tế hàng năm Để trứng tằm qua đông và nở tự nhiên không có ý nghĩa trong sản xuất Để nâng cao tỷ lệ trứng nở, nở tập trung, nở theo ý muốn con người và làm tăng số lứa nuôi trong năm người ta đã nghiên cứu ra biện pháp phá vỡ trạng thái ngủ đông tức là xử lý trứng nở nhân tạo hoặc qua đông nhân tạo Trên cơ sở này con người đã chủ động và điều hòa được khâu trứng giống trong chăn nuôi tằm, thực hiện cân đối giữa dâu và tằm

Trang 26

2.5.2.2 Bảo quản lạnh trứng tằm

Bảo quản lạnh trứng tằm là một trong những công tác quan trọng trong công tác trứng giống, đây là một phương pháp điều khiển trứng nở phù hợp với yêu cầu của sản xuất Đối với trứng đa hệ không hưu miên thời gian bảo quản rất ngắn là tiếp ngay đến kỳ ấp trứng Yêu cầu bảo quản trứng là làm sao cho trứng qua một thời gian bảo quản đem ấp tỷ lệ trứng nở vẫn cao, nở đồng đều với sức sống tằm tốt

Trứng tằm giống lưỡng hệ và cặp lai (♀lưỡng hệ x ♂đa hệ) ngay sau khi

đẻ phải được bảo quản tốt để trứng tiếp tục phát dục Nếu trứng cần sử dụng sau khi đẻ một thời gian ngắn thì bảo quản lạnh từ khi trứng còn màu trắng, nếu trứng để nuôi vụ sau thì bảo quản trứng ở nhiệt độ 24 - 260C cho đến khi trứng chuyển màu hoàn toàn, căn cứ vào kế hoạch nuôi vụ sau để đưa trứng nhập kho lạnh Nhiệt độ bảo quản lạnh từ 3 - 50C Trước khi đưa trứng vào bảo quản lạnh chính thức cũng như trước khi xuất trứng ra khỏi kho lạnh, người ta phải để trứng

ở nhiệt độ trung gian khoảng 150C trong thời gian 2h

2.5.2.3 Chia các khoảng thời gian bảo quản lạnh

Đối với trứng hồng thời gian bảo quản lạnh từ 30 - 80 ngày, trứng đen trên

90 ngày, khoảng thời gian bảo quản lạnh dài do đó mà thời gian bảo quản lạnh chia ra các ngưỡng bảo quản lạnh cách nhau 10 ngày, đồng thời trong thực tế sản xuất các lứa cũng thường nuôi cách nhau 10 ngày để khi lứa trước tằm chín thì lứa tiếp theo vào giai đoạn tằm lớn, do đó người nuôi tằm có thể thu hái được lá dâu vào lúc tằm ăn nhiều

Đối với trứng trắng thời gian thường bảo quản lạnh ngắn theo các kết quả nghiên cứu, thời gian bảo quản lạnh dưới 20 ngày do đó chia ngưỡng thời gian bảo quản lạnh trứng trắng là 5 ngày

2.5.3 Cơ sở thực tiễn

Từ thập kỷ 70 trở lại đây ngành sản xuất dâu tằm nước ta đã có bước phát triển cao hơn Mục tiêu của sản xuất không chỉ đơn thuần để sử dụng trong nước

mà chủ yếu để xuất khẩu tơ nhằm góp phần tăng thu nhập nền kinh tế quốc dân

Để giải quyết vấn đề cơ bản của sản xuất là nâng cao năng suất kén và chất lượng tơ chúng ta đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất như xác định thời vụ nuôi, cơ cấu giống tằm cho từng địa phương, từng mùa

Trang 27

Nhưng thành tựu lớn nhất đó là tạo ra giống tằm cho các mùa khác nhau ở vùng ĐBSH thay thế cho giống đa hệ nguyên có năng suất, chất lượng tơ thấp

Vùng ĐBSH, vụ xuân thu có khí hậu mát thuận lợi cho nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng nhập nội, vụ hè là giống Ré vàng Thái Bình hoặc Da mốc sẫm lai với lưỡng hệ Việt Nam Nhưng các giống tằm này đã qua sử dụng gần 20 năm đã bị thoái hóa nhiều, tính trạng tốt của giống bị mất đi và xuất hiện các tính trạng xấu như kén mỏng đầu, hình dạng kén không đồng đều, sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh và bệnh giảm Do đó việc tạo ra giống mới là nhiệm vụ gắn với yêu cầu thực tiễn và cũng là biện pháp rất quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng tơ kén và góp phần làm ổn định ngành sản xuất dâu tằm tơ Việt Nam hiện nay Trong thời gian gần đây cơ cấu giống tằm (09↔ĐSK) đã được đưa vào sử dụng phổ biến nhưng chưa có một tiêu chuẩn để bảo quản lạnh và xử lý axit HCl

trứng cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) cho các nhà sản xuất trứng giống Mặt khác sản

lượng lá dâu tập trung ở vụ hè chiếm 65 - 70% tổng sản lượng lá dâu cả năm, do

đó mà nhu cầu trứng giống cho vụ hè là rất lớn

2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.6.1 Xử lý trứng nở nhân tạo

Nâng cao tỷ lệ nở, nở tập trung, nở theo ý muốn người nuôi tằm và làm tăng số lứa trong năm, người ta đã đi sâu nghiên cứu tạo ra những biện pháp nhân tạo phá vỡ trạng thái ngủ đông hoặc điều chỉnh trứng qua đông nhân tạo từ đó đã chủ động trong nuôi tằm

Có những phương pháp xử lý trứng nở nhân tạo trên thế gới đã được nghiên cứu, nhưng quy chung có 2 phương pháp là vật lý và hóa học (Hurkadi and Manjuta, 1988)

Phương pháp vật lý gồm có xử lý nước nóng, ánh sáng, điện cảm, ma sát,

áp suất không khí, khí ôxy, qua đông nhân tạo

Xử lý nước nóng: Trứng sau đẻ 12h xử lý nước nóng 560C, thời gian nhúng 2 giây Bằng phương pháp này không tốn kém nhưng không được áp dụng rộng dãi vì yêu cầu độ chính xác cao và không thể áp dụng với mọi giống (Yokoyama and Sugai, 1987a)

Xử lý bằng ánh sáng: Dùng tia tử ngoại xử lý trứng chiếu trong 5 phút, khoảng cách 22 cm tỷ lệ trứng nở đạt 50%

Trang 28

Xử lý bằng điện cảm: Dùng tia phóng điện để kích thích trứng nở sau khi đẻ

từ 2 đến 3 ngày, ở 250C - 300C, hiệu điện thế 30V, cường độ 0,3A, khoảng cách 2 cực 4 cm, thời gian 15 - 20 phút (trứng sau đẻ 2 ngày), 20 - 25 phút (trứng sau đẻ 3 ngày)

Xử lý bằng ma sát: Dùng một loại lông sát lên mặt trứng để phát sinh điện cũng có tác dụng giải thể ngủ đông Trứng sau đẻ 11 giờ dùng chổi lông quét lên mặt trứng 185 - 200 lần/phút trong thời gian 5 - 7 phút kết quả trứng nở 70% Nếu xử lý trong điều kiện nhiệt độ 400C ma sát 200 lần/phút trong thời gian 15 - 30 phút thì kết quả trứng nở cao hơn Nếu sau đẻ 4 ngày thì tác dụng trứng nở rất kém

Qua đông nhân tạo: Trứng hưu miên phải trải qua nhiệt độ thấp một thời gian thì mới nở, thực chất là ở nhiệt độ thấp trứng thực hiện phá vỡ trạng thái hưu miên Dựa vào đặc điểm này người ta đã tạo ra nhiệt độ thấp nhân tạo giúp trứng phá vỡ trạng thái hưu miên hoàn toàn Nếu thời gian để lạnh ngắn chưa đủ thời gian cần thiết cho trứng phá vỡ trạng thái hưu miên thì cần kết hợp với xử lý axit HCl mới cho kết quả nở tốt

Phương pháp hóa học: Dùng một số các axit để phá vỡ trạng thái hưu miên như: axit HCL, axit HNO3, axit H2SO4

Theo Biram Saheb et al (1990) trong các biện pháp xử lý trứng nở nhân

tạo thì biện pháp xử lý trứng nở bằng axit hay được sử dụng, trong đó axit HCl được dùng chủ yếu cả trong sản xuất và phòng thí nghiệm Bởi vì dung dịch axit HCl ở ngoài thị trường thường có nồng độ từ 28 - 36 % tương ứng tỷ trọng 1.140

và 1.180 ở nhiệt độ 200C, tỷ trọng thấp gần với tỷ trọng xử lý trứng tằm, còn HNO3 và H2SO4 có tỷ trọng rất cao và là những dung dịch rất háo nước, khó trong việc pha chế để đạt được tỷ trọng yêu cầu Mặt khác, người ta cũng nhận thấy xử lý trứng bằng dung dịch axit HCl thì cho tỷ lệ trứng nở cao nhất và là dung dịch an toàn và tốt nhất

Theo Wang (1989) ở điều kiện tự nhiên, trứng tằm có hưu miên sẽ duy trì

sự ngủ nghỉ một năm sau khi đẻ và nó sẽ không nở nếu thiếu tác động của yếu tố nhiệt độ Chỉ khi trải qua mùa đông và dưới tác dụng của nhiệt độ thấp trong một giai đoạn thích hợp thì trứng mới có thể nở vào mùa xuân ấm áp năm sau Do vậy sản xuất sẽ bị hạn chế ở mức độ nhất định Những năm đầu thế kỷ19, Trung Quốc và một số nước Châu Âu đã đi đầu trong công tác xử lý trứng nở nhân tạo Họ

Trang 29

đã thành công trong công tác phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của tằm ngủ đông bằng các phương pháp vật lý hay hóa học ở một giai đoạn phát triển của phôi để trứng nở trong năm Công việc xử lý đã làm trứng nở nhiều lần trong năm

Các phương pháp xử lý trứng nở nhân tạo yêu cầu

+ Tỷ lệ nở cao

+ Trứng nở đều

+ Dụng cụ đơn giản

+ Thao tác dễ

+ Hiệu qủa công việc cao

+ Tiết kiệm lao động và giá thành hạ

Dựa vào đặc điểm phát triển phôi trứng ở mỗi giai đoạn để có kỹ thuật xử

lý trứng nở nhân tạo thích hợp, người ta chia sự phát triển của trứng ra 3 giai đoạn Mỗi giai đoạn có kỹ thuật xử lý axit tương ứng Trứng xử lý axit để nở nhân tạo ở giai đoạn nào thì phải dựa vào yêu cầu thực tế sản xuất

Lê Thị Kim và Nguyễn Hữu Thọ (1979), phương pháp dùng axit để xử lý trứng tằm chỉ là một trong nhiều phương pháp dùng tác động bên ngoài để phá tính hưu miên của trứng, hiện nay phương pháp này được coi là thông dụng nhất

và HCl được chọn giữ vai trò chủ yếu

Thời gian thích hợp để xử lý trứng tằm lưỡng hệ Nhiệt độ bảo quản ( 0 C) Thời gian sau khi đẻ trứng (giờ)

Trang 30

Thời điểm để tính đẻ trứng là lúc trứng đẻ nhiều nhất, khi ngài cái đẻ trứng được 50 - 60% Khi nhiệt độ bảo quản trứng sau khi đẻ từ 27 - 300C không ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng Nếu nhiệt độ bảo quản > 300C sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng Phòng đẻ trứng duy trì nhiệt độ 24 - 260C và

Sự kích thích của axit HCl đối với trứng tằm là sự tác động tổng hợp của 3 yếu tố: nồng độ axit, thời gian và nhiệt độ xử lý, trong đó nồng độ của axit HCl

là quan trọng hơn cả Trứng nở kém khi nồng độ axit xử lý thấp, nhưng nồng độ cao sẽ hoàn toàn bị hỏng trứng Nồng độ axit HCl hiện được dùng để xử lý là 15% và tỷ trọng tương ứng là 1.075 Kinh nghiệm cho thấy rằng phạm vi nhiệt

độ thích hợp của dung dich axit HCl là 45 - 470C, nhiệt độ tốt nhất là 460C Ở những điều kiện như nhiệt độ, nồng độ như trên thì thời gian xử lý là 5 phút Tuy nhiên cũng có sự thay đổi chút ít giữa các giống khác nhau Đối với giống lưỡng

hệ Trung Quốc cần 5 phút, nhưng đối với giống lưỡng hệ Nhật Bản cần thời gian

xử lý là 5,5 phút

Nguyễn Thị Đảm (2013) trứng trắng sau khi con ngài đẻ ra, chưa biểu hiện dấu hiệu trạng thái đình dục (trạng thái ngủ) thì tiến hành xử lý axit để xúc tiến trứng tằm tiếp tục phát dục và nở Điều kiện chủ yếu ảnh hưởng đến phương pháp xử lý axit trứng trắng là thời gian sau khi trứng đẻ dài hay ngắn mới xử lý, nồng độ và nhiệt độ dung dịch axit, thời gian ngâm trứng trong dung dịch axit

Nếu thời gian xử lý quá sớm con tằm nở ra bị biến dị hoặc tằm chết ở bên trong quả trứng Nhưng nếu thời gian xử lý quá muộn thì phôi của trứng

sẽ đình dục, tỷ lệ nở rất thấp hoặc không nở Thời kỳ xử lý trứng cần dựa vào giai đoạn phát dục của phôi Nhưng trong thực tế thường không áp dụng phương pháp giải phẫu phôi bởi vì tốn chi phí và thời gian mà người ta chỉ dựa vào nhiệt độ và thời gian bảo quản trứng sau khi đẻ ra Thường sau khi trứng đẻ, bảo quản ở nhiệt độ 24 - 260C trong vòng 20 - 22 giờ tiến hành xử

Trang 31

lý axit khi đó trứng có màu vàng ngà

Theo Phạm Văn Vượng và cs (1997), những nghiên cứu trước đây đối với các giống lưỡng hệ giai đoạn trứng trắng xử lý với tỷ trọng axit là 1.075 thời gian

và xuất hiện lớp trung bì

Nhiệt độ bảo quản lạnh và giới hạn thời gian: Nhiệt độ thích hợp cho bảo quản lạnh là 50C, thời gian thích hợp bảo quản lạnh với giống lưỡng hệ là 50 - 60 ngày Nếu xử lý axit vào thời điểm sớm hơn thì trứng nở sẽ không đồng đều và tỷ

lệ nở thấp

Thời gian trung gian thích hợp để xử lý axit trứng bảo quản lạnh: Trứng bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ ổn định Mỗi khi đưa trứng vào lạnh hay xuất

ra khỏi kho lạnh cần phải qua trung gian thích hợp là 150C trong thời gian 2 giờ

Xử lý axit không nên bắt đầu ngay sau khi xuất lạnh, chỉ thực hiện khi trứng đã được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian 1giờ - 1,5 giờ

Tiêu chuẩn để xử lý axit sau khi trứng đã được bảo quản lạnh: Nồng độ HCl 19% tương ứng tỷ trọng 1.092, nhiệt độ dung dịch axit 47,80C, thời gian xử

lý giống hệ Trung Quốc 5 - 5,5 phút, giống hệ Nhật Bản 6 phút

Nguyễn Thị Đảm (2013) ở các nước sản xuất dâu tằm trên thế giới người

ta chỉ phân chia trứng tằm ra hai loại là trứng trắng và trứng đen Nhưng ở Việt Nam, do số lần nuôi tằm trong năm nhiều hơn và do điều kiện thời tiết giữa các

vụ sai khác nhau nhiều cho nên trong việc bảo quản trứng đã hình thành loại trung gian là trứng hồng Loại trứng này sau khi đẻ bảo quản ở nhiệt độ 24 ±1 có thời gian trong và ngoài kho lạnh khác trứng trắng và trứng đen, do đó mà kỹ thuật xử lý axit cho loại trứng hồng khác so với trứng trắng và trứng đen

Trang 32

+ Kỹ thuật xử lý axit HCl trứng đen

Trứng đen: Trứng con ngài sau khi đẻ ra được trên 72 giờ, có màu đen

Nguyễn Thị Đảm (2013) trứng tằm sau khi con ngài đẻ ra chuyển sang trạng thái hưu miên ổn định thì đưa vào kho lạnh Theo kết quả của các nhà khoa học ở Trường Đại học Triết Giang (Trung Quốc) thời gian thích hợp đưa trứng vào kho lạnh là một biện pháp quan trọng để nâng cao tỷ lệ trứng nở và đảm bảo trứng nở đều tập trung Thời gian nhập trứng vào kho lạnh cần phải dựa vào thời gian sử dụng trứng (số ngày trong kho lạnh), nhiệt độ bảo quản trứng sau khi đẻ, thời gian bảo quản và màu sắc trứng mà quyết định Nhiệt độ bảo quản trứng sau khi đẻ 250C là thích hợp Tránh để trứng tiếp xúc với nhiệt độ từ 200C trở xuống

và 300C trở lên Nhiệt độ bảo quản trứng càng cao thì thời gian nhập trứng vào kho lạnh càng sớm Nếu màu trứng từ màu hồng nhạt chuyển dần đến màu cố định đặc trưng của giống thì có thể nhập trứng vào kho lạnh

Thời gian trứng trong kho lạnh dài hay ngắn có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ

lệ nở của trứng Số ngày trong kho lạnh quá ngắn chưa đủ khả năng phá vỡ trạng thái hưu miên, sau khi xử lý axit trứng nở sẽ không đều Nhưng nếu trứng bảo quản lạnh quá dài thì sau khi phôi trứng đã phân giải hoóc mon đình dục và bắt đầu phát dục do bị khống chế ở nhiệt độ thấp kéo dài sẽ có hại cho sinh lý của trứng làm cho sức sống tằm yếu Với giống tằm Nhật Bản thường bảo quản lạnh trứng đen 120 - 150 ngày và giống Trung Quốc là 100 - 120 ngày Theo nhà khoa học xử lý trứng ở giai đoạn trứng đen thì nhiệt độ dung dịch axit là 480C, tỷ trọng 1.092 Còn thời gian xử lý đối với giống tằm Nhật Bản là 6 - 7 phút, giống thuộc

hệ Trung Quốc là 5 - 6 phút

2.6.2 Bảo quản lạnh

Bảo quản lạnh trứng với mục đích điều khiển trứng nở theo yêu cầu của sản xuất, là phương pháp dùng nhiệt độ thấp 3 - 50C, ẩm độ 80 - 850C để bảo quản trứng

Theo Narasimhanna (1988) cặp lai mẹ lưỡng hệ với bố đa hệ có quy trình bảo quản lạnh và xử lý axit cũng tương tự như các giống tằm lưỡng hệ

Trứng tằm có thể nở trong điều kiện tự nhiên, nhưng nếu để trứng nở tự nhiên thì không thể dự kiến được lúc nào trứng nở và nở như thế nào Mặt khác nếu trứng nở kém và không rõ ngày nào nở thì rất dễ làm nhỡ kế hoạch nuôi tằm (Lê Thị Kim và Nguyễn Hữu Thọ, 1979)

Trang 33

Theo Phạm Văn Vượng và cs (1997) cho rằng chọn các biện pháp bảo quản thích hợp đối với trứng có hưu miên trong giai đoạn từ khi trứng đẻ đến trứng nở là công việc quan trọng Đây là thời gian dài mà trứng hưu miên phải chịu đựng qua giai đoạn nóng mùa hè và lạnh mùa đông Mặc dù trứng hưu miên hầu như ngủ nghỉ ở giai đoạn trứng nhưng các hoạt động sinh lý như hô hấp, trao đổi chất vẫn tiếp tục diễn ra Sự thay đổi điều kiện môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình ngủ nghỉ của trứng Nếu bảo quản không tốt phần lớn trứng sẽ

bị chết, nở không đều hoặc tằm nở ra nuôi sẽ yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hậu quả cuối cùng giảm giá trị sản phẩm

Trứng giống tằm (♀09 x ♂ĐSK) có đặc tính hưu miên như giống tằm lưỡng hệ, nếu không có biện pháp tác động kỹ thuật của con người thì trứng của giống tằm này chỉ nở 1 hoặc 2 lần/năm Nhưng trong sản xuất dâu tằm, để nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải nuôi nhiều lứa tằm trong năm Vùng ĐBSH thời gian vụ hè nắng nóng khó khăn cho công tác sản xuất trứng giống mà sản lượng dâu chiếm tới 65 - 70% do đó mà nhu cầu trứng giống vụ hè là rất nhiều Vì vậy, cần phải nghiên cứu thời gian bảo quản lạnh trứng để đáp ứng nhu cầu trứng giống vào thời điểm khan hiếm Trứng tằm cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) sau khi con ngài đẻ ra qua một thời gian ngắn trứng chuyển màu và hưu miên Loại trứng hưu miên này nếu để bảo quản ở kho lạnh với thời gian nhất định trứng dần giải trừ hoóc môn đình dục để trở thành trứng hoạt tính Loại trứng hoạt tính này nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao nhất định sẽ nở ra tằm con Tuy nhiên, trứng sẽ nở không đều hoặc nở vào thời điểm nguồn trứng nhiều Vì vậy, bảo quản lạnh trứng có thể điều chỉnh thời vụ và yêu cầu sản xuất

Do nhu cầu trứng giống từ thực tế sản xuất mà có bảo quản lạnh trứng trắng, trứng hồng, trứng đen

+ Bảo quản lạnh trứng trắng

Do các yếu tố khách quan như tốc độ nảy mầm của cây dâu hay sự bất lợi của thời tiết… mà có bảo quản lạnh trứng trắng trước và sau khi xử lý axit HCl,

bảo quản lạnh trứng chuyển xanh

Bảo quản lạnh trứng trắng trước khi xử lý axit

Theo Ryu and Kim (2014) trong trường hợp trứng đẻ ra không xử lý được ngay, trứng có thể bảo quản lạnh ở 50C, thời điểm đưa trứng vào bảo quản lạnh là 20

giờ sau khi đẻ Thời gian bảo quản lạnh dưới 1 tuần

Trang 34

Theo Wang (1989) khi việc xử lý axit không được thực hiện theo kế hoạch

đã định thì có thể dùng nhiệt độ thấp để ức chế sự phát triển tạm thời của trứng tằm và sẽ xử lý vào thời gian chậm hơn Tuy nhiên cần nắm vững một số bước tiến hành như sau:

+ Trứng tằm sau khi đẻ bảo quản ở 240C thời gian 18 - 24 giờ hoặc 260C thời gian 14 - 20 giờ đây là thời gian giới hạn xác định để đưa trứng vào lạnh ức chế + Yêu cầu nhiệt độ thấp ức chế: trước khi đưa trứng vào bảo quản lạnh thì trứng tằm phải đưa vào phòng bảo quản trung gian trong thời gian 2 giờ ở nhiệt

độ 150C Trứng không được bảo quản lạnh quá 3 ngày và rút ra xử lý càng sớm càng tốt

Bảo quản lạnh trứng trắng sau khi đã xử lý axit

Theo Ryu and Kim (2014) xử lý axit ngay sau khi trứng được đẻ ra được

20 - 24 giờ bảo quản ở nhiệt độ 250C Xử lý axit ở tỷ trọng 1.064, nhiệt độ 460C, thời gian 5 phút và tùy thuộc vào giống và thời gian trứng sau khi đẻ ra Trứng sau khi đã xử lý axit có thể bảo quản lạnh tới 20 ngày ở nhiệt độ 2,50C Thời điểm thích hợp đưa trứng vào bảo quản lạnh là sau khi xử lý axit được 20 - 30 giờ bảo quản ở nhiệt độ 250C

Theo Wang (1989) phương pháp này thường được thực hiện ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới Phôi bắt đầu phát triển sau khi xử lý axit Sau khi xử lý axit trứng bảo quản ở nhiệt độ 24 - 260C trong thời gian 24 giờ Ở thời điểm này, phôi đã đến giai đoạn dài nhất (C1) Trứng để ở nhiệt độ trung gian 150C trong thời gian 2 giờ sau đó chuyển sang bảo quản lạnh ở 50C Ở điều kiện này phôi có thể bị ức chế phát triển được 20 ngày

Theo Saheb et al (1990) trứng trắng sau khi đã xử lý axit có thể bảo quản

lạnh tối đa 3 tuần Tuy nhiên trong khoảng thời gian này có thể làm trứng nở không đều và giai đoạn phôi để đưa trứng vào bảo quản lạnh là giai đoạn phôi dài nhất khoảng tuổi phôi 50 - 60 giờ

Theo Nguyễn Văn Long (1995) thời gian bảo quản lạnh trứng trắng ở nhiệt độ 3 - 50C trong thời gian không quá 25 ngày, do đó mà khi nghiên cứu thời gian bảo quản lạnh trứng trắng chúng tôi chia các ngưỡng bảo quản lạnh ngắn cách nhau 5 ngày

Trang 35

Bảo quản lạnh trứng chuyển xanh

Trứng chuyển xanh (trứng trước nở 1 ngày): Trứng trắng sau khi

đã xử lý axit HCl đưa trứng vào tủ ấp Hàng ngày quan sát mặt trứng, sau 7 -

8 ngày trên mặt trứng xuất hiện các điểm xanh, ngày hôm sau trứng sẽ chuyển xanh

Đây là thời kỳ sau điểm xanh, toàn bộ cơ thể có màu sẫm, từ ngoài vỏ trứng nhìn vào thấy màu xanh xám, đây là thời kỳ ướp lạnh tốt Khi trứng đã chuyển xanh vì một số lý do như sự thay đổi bất thường của thời tiết, lá dâu phát triển chậm hoặc các lý do khách quan khác cần phải hoãn ngày nở của trứng thì

có thể bảo quản lạnh trứng ở giai đoạn chuyển xanh

Theo Wu and Chen (1992) có thể trì hoãn ngày trứng nở sau khi trứng đã được xử lý axit, nếu như do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay lá dâu nảy mầm chậm hoặc các nguyên nhân khách quan khác Ngày trứng nở có thể được chậm lại so với kế hoạch Dùng phương pháp hạ nhiệt độ ở giai đoạn đầu của

ấp trứng, bảo quản trứng chuyển xanh hoặc bảo quản tằm kiến Bảo quản trứng chuyển xanh thực hiện theo quy trình sau: Khi trứng đến giai đoạn chuyển xanh

và xuất hiện một số con tằm nở thì sẽ đưa trứng vào bảo quản lạnh Nhiệt độ bảo quản lạnh từ 3 - 50C, thời gian tối đa 7 ngày và thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, độ ẩm trên 75%

Lê Thị Kim và Nguyễn Hữu Thọ (1979) ở thời kỳ chuyển xanh trước nở 1 ngày, ở thời kỳ này có thể bảo quản lạnh ở 3 - 50C trong phạm vi 10 - 15 ngày, tỷ

lệ trứng nở vẫn cao và ít ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất tơ kén sau này

+ Bảo quản lạnh trứng hồng

Theo Ryu and Kim (2014) thời gian bảo quản lạnh trứng hồng như sau: Trứng sau khi đẻ trong vòng 40 - 50 giờ ở nhiệt độ 250C thì có thể đưa vào bảo quản trong kho lạnh được trên 20 ngày Cụ thể nếu thời gian bảo quản trứng trong kho lạnh từ 25 - 35 ngày thì thời điểm đưa trứng vào trong kho lạnh là sau khi đẻ trong vòng từ 40 - 45 giờ ở nhiệt độ 250C Trong trường hợp khác, nếu trứng cần bảo quản trong kho lạnh từ 40 - 60 ngày thì thời điểm đưa trứng vào trong kho lạnh là trứng sau khi đẻ trong vòng 45 - 50 giờ ở nhiệt độ 250C”

Theo Narasimhanna (1988) trứng đẻ ở nhiệt độ 250C và độ ẩm 70 - 80% Sau đó tiếp tục duy trì ở nhiệt độ và độ ẩm như thế từ 42 đến 50 giờ, khi trứng

Trang 36

chuyển sang màu hồng, thì bảo quản ở nhiệt độ trung gian 150C trong 6 giờ sau

đó bảo quản lạnh ở 50C trong thời gian 40 - 50 ngày

Nguyễn Hữu Vượng (1974) kết quả cho thấy ướp lạnh trứng hồng với thời gian 30, 40, 50, 60, 70 ngày, kết quả cho thấy với giống tằm lưỡng hệ Việt Nam khi bảo quản lạnh trứng hồng thời gian trong kho lạnh tốt nhất từ 50

- 60 ngày

+ Bảo quản lạnh trứng đen

Theo Narasimhanna (1988) ở Ấn Độ thường bảo quản trứng đen từ 110

150 ngày Thực tế sản xuất ở Việt Nam thường bảo quản lạnh trứng đen từ 100

-110 ngày

Trang 37

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Trứng cặp lai (♀09 x ♂ĐSK)

- Giống tằm Đồ Sơn Khoang (ĐSK): Là giống tằm đa hệ kén vàng cổ truyền của Việt nam, trứng tằm không hưu miên, nuôi quanh năm, tằm khỏe chịu được điều kiện nóng ẩm ở vùng ĐBSH nhưng chất lượng tơ kén thấp Hiện tại đang được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương Nuôi vụ hè các chỉ tiêu đạt như sau:

- Giống tằm 09 (09): Là giống tằm lưỡng hệ kén trắng nhập nội từ Trung Quốc Giống tằm thích hợp nuôi vào vụ xuân thu ở vùng ĐBSH, có chất lượng tơ kén cao Nuôi vụ hè sức sống yếu, trứng tằm hưu miên, được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương Giống tằm 09 nuôi ở

vụ xuân thu và vụ hè các chỉ tiêu đạt như sau:

Trang 38

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam

3.1.3 Thời gian nghiên cứu

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp bảo quản lạnh, kỹ thuật xử lý axit HCl trứng tằm, ấp trứng và nuôi tằm áp dụng trong các công thức thí nghiệm

Bảo quản lạnh trứng tằm, xử lý axit HCl là 2 kỹ thuật quan trọng đối với tằm lưỡng hệ có ngủ đông Đây là hai nhân tố điều khiển trứng nở nhân tạo theo

ý muốn của con người Trứng cặp lai (♀09 x ♂ĐSK) cũng mang đặc điểm của trứng tằm lưỡng hệ, do đó quy trình bảo quản lạnh trứng theo sơ đồ sau:

Trứng trắng: Trứng con ngài sau khi đẻ ra trong khoảng thời gian từ

18 - 24 giờ tiến hành các thí nghiệm theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tiến hành các thí nghiệm ở giai đoạn trứng trắng

Trang 39

Ảnh 3.1 Trứng trắng

Trứng hồng: Trứng con ngài sau khi đẻ ra trong vòng 42 - 50 giờ có

màu hồng, tiến hành các thí nghiệm trứng hồng theo sơ đồ sau → trứng hồng bảo quản lạnh 30 - 80 ngày→xử lý axit HCl →ấp trứng

Trứng đen: Trứng con ngài sau khi đẻ ra được trên 72 giờ, có màu đen

→bảo quản lạnh 90 - 120 ngày →xử lý axit HCl →ấp trứng

Trứng chuyển xanh (trước nở 1 ngày): Trứng trắng sau khi đã xử lý

axit HCl đưa trứng vào tủ ấp Hàng ngày quan sát mặt trứng, sau 7 - 8 ngày trên mặt trứng xuất hiện các điểm xanh, ngày hôm sau trứng sẽ chuyển xanh hoàn toàn thì tiến hành bảo quản lạnh

Trang 40

Ảnh 3.4 Trứng chuyển xanh

Thời điểm tính giờ sau đẻ trứng: Thông thường ngài chui ra khỏi vỏ

kén khoảng 4 - 5 giờ sáng thì bắt ngài cho rèo đôi, cho ngài rèo đôi đến lúc 7

- 8 giờ sángthì rứt đôi cho vào khuôn đẻ Đến khoảng 15 - 16 giờ chiều ngài

đẻ được khoảng 50% số trứng trong bụng Đây được coi là thời điểm đẻ tập trung và mốc thời gian để tính tuổi trứng sau đẻ để thực hiện xử lý trứng trắng hoặc bảo quản lạnh trứng trắng, trứng hồng, trứng đen

+ Điều kiện nhiệt ẩm độ phòng cho ngài rèo đôi, đẻ trứng, bảo quản trứng sau khi đẻ ở nhiệt độ 24 - 260C, ẩm độ 80 - 85%

+ Bảo quản lạnh trứng trắng, trứng hồng, trứng đen, trứng chuyển xanh, trước khi đưa trứng vào bảo quản lạnh và đưa trứng ra khỏi kho lạnh trứng đều qua bảo quản lạnh trung gian

Bảo quản lạnh trung gian: Bảo quản trứng ở 150C ± 1 trong thời gian 2 giờ Điều kiện nhiệt ẩm độ bảo quản lạnh trứng trắng, trứng hồng, trứng đen, trứng chuyển xanh: nhiệt độ 3 - 50C, ẩm độ 75 - 80%

+ Kỹ thuật xử lý axit HCl trứng tằm: Là kỹ thuật dùng dung dịch axit HCl

có sự kết hợp cả 3 yếu tố tỷ trọng, nhiệt độ, thời gian để phá vỡ trạng thái hưu miên cho trứng nở đều, tập trung

-Thiết bị xử lý trứng

+ Phòng xử lý trứng bằng dung dịch axit HCl cần có những thiết bị chống

sự phá hủy của axit, phòng thông thoáng

+ Dụng cụ để xử lý axit

Ngày đăng: 28/05/2016, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Văn Long (1995). Giáo trình Dâu tằm tơ: “Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu”. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Tiếng anh
Năm: 1995
1. Lê Thị Kim và Nguyễn Hữu Thọ (1979). Giải phẫu sinh lý và kỹ thuật nuôi nhân giống tằm dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 5-50 Khác
2. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh và Ngô Đoan Chinh (1995). Giáo trình Chọn giống và nhân giống vật nuôi. Trường đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.tr. 126-137 Khác
3. Nguyễn Hữu Vượng (1974). Xác định ảnh hưởng của việc xử lý Axit qua các thời gian bảo quản lạnh khác nhau của các loại trứng hồng, đen ở các giống tằm lưỡng hệ Việt Nam. Tạp chí dâu tằm tơ - cục dâu tằm tơ số 7-1974. tr. 25-28 Khác
4. Phạm Văn Vượng, Đặng Đình Đàn và Bùi Khắc Vư (1997). Sản xuất trứng giống tằm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
5. Phạm Văn Vượng (2004). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật. Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén Khác
6. Nguyễn Thị Đảm (1999). Nghiên cứu đặc tính chủ yếu của một số giống tằm đa hệ và khả năng sử dụng của nó vào trong chọn tạo giống và sản xuất vụ hè ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Luận án Tiến sĩ Khác
7. Nguyễn Thị Đảm (2011). Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển dâu tằm bền vững phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Chương trình KHCN cấp Nhà nước KC.06/06-10 Khác
8. Nguyễn Thị Đảm (2013). Một số công trình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống tằm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 176-183 Khác
10. Dr.M.N.Narasimhanna (1988). Manual on Silkworm Egg Production. Central silk board. pp 118 – 119 Khác
11. Hurkdti HK and Manjuta (1988). Cold acid treatment of bilvoltine hybrid silkworm eggs bombyx mori L for tropical country. Cinber congrees Bangalore feb. pp. 18- 23 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w