1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI PG BANK THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 20132015

24 840 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

báo cáo thực tập tại pg bank thăng long giai đoạn 20132015, Trong thời gian đầu thực tập tại PG Bank chi nhánh Thăng Long, tôi đã có cơ hội được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc của ngân hàng. Bản báo cáo thực tập này được thực hiện trên cơ sở đó. Nội dung bản báo cáo tập trung phần lớn vào những đặc điểm cơ bản nhất, những thông tin chung nhất về chi nhánh PG Bank Thăng Long để cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chinhánh Thăng Long

1.1 Những thông tin chung về PG Bank Thăng Long

1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của PG Bank

1.1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của PG Bank

1.1.1.2 Thành tựu của PG Bank

1.1.2 Tầm nhìn và Chiến lược của PG Bank

1.1.3 Vị trí của PG Bank Thăng Long

1.1.4 Các sản phẩm dịch vụ chính của PG Bank Thăng Long

1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của PG Bank Thăng Long

1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh PG Bank ThăngLong

1.2.1 Sơ đồ tổ chức toàn hệ thống

1.2.2 Sơ đồ tổ chức PG Bank Thăng Long

1.2.3 Chức năng của từng phòng ban tại PG Bank Thăng Long

1.2.3.1 Ban giám đốc chi nhánh

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Trong tiến trình này hệ thống ngân hàng đóng vai trò vô cùng quantrọng - đó là hệ thống huyết mạch nối các thành phần của nền kinh tế với nhau.Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế,

là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất, là một kênh quan trọng trong chính sáchkinh tế của chính phủ, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước

Hiện nay ngành ngân hàng của nước ta đang phát triển, từng bước hoànthiện, bắt kịp với tốc độ phát triển của các ngân hàng trên thế giới Nói như vậycũng có nghĩa là hệ thống ngân hàng của chúng ta còn khó khăn, khách quan là

do ngân hàng chưa phát huy hết vai trò của mình Nguyên nhân chủ quan là dotrình độ hội nhập của nước ta còn kém, cùng với nền kinh tế nhiều biến độngtrong những năm gần đây

Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới hoặc tái cơ cấu lại.Cùng với đó, không chỉ là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau

mà còn với các ngân hàng nước ngoài- vốn đã có kinh nghiệm, hiện đại hơn

Những năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đềubiến động và khó khăn Trong vòng 4 năm qua từ năm 2012 đến năm 2015, cácngân hàng có xu hướng sáp nhập với nhau với nhiều mục tiêu khác nhau nhưkiểm soát và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng…đi đôi với hỗ trợ,tháo bỏ khó khăn riêng của từng ngân hàng Những thương vụ sáp nhập đìnhđám như: thương vụ sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank)vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) hoàn thiện trong quýIV/2015; thương vụ Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông( MDB) vào Ngânhàng TMCP Hàng Hải Việt Nam( Maritime Bank) chính thức ngày 21/07/2015

và gần đây là thương vụ PG Bank sáp nhập vào VietinBank ngày 22/5/2015.Hiện tại tình hình tài chính của các ngân hàng sau M&A đã và đang dần cảithiện tốt, ít nhiều các ngân hàng đã làm sạch được sổ sách, đưa tỷ lệ nợ xấu vềdưới 3% giúp các ngân hàng phần nào giảm gánh nặng tài chính

Trong bối cảnh này, các ngân hàng phải nỗ lực cơ cấu lại để củng cố lại vịtrí của mình trên thị trường ngân hàng PG Bank cũng là một ngân hàng nhưvậy Nói đến thương hiệu PG Bank- một vị trí nhất định trên thị trường tàichính, nhiều năm liên tiếp nhận giải thưởng “ Thương hiệu mạnh Việt Nam’’

do Bộ Công thương bình chọn PG Bank mang tính hệ thống và đã tạo dựngđược niềm tin vững cho khách hàng Thương hiệu PG Bank có mặt khắp trêntoàn quốc, cung cấp đa dạng và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ cho các đốitượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tàichính- ngân hàng

Trong thời gian đầu thực tập tại PG Bank chi nhánh Thăng Long, tôi đã có

cơ hội được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc củangân hàng Bản báo cáo thực tập này được thực hiện trên cơ sở đó Nội dungbản báo cáo tập trung phần lớn vào những đặc điểm cơ bản nhất, những thôngtin chung nhất về chi nhánh PG Bank Thăng Long để cho người đọc cái nhìntổng quan nhất

Báo cáo được chia ra làm 2 chương như sau:

Trang 4

 Chương I: Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Xăngdầu PETROLIMEX (PG Bank) chi nhánh Thăng Long.

 Chương II: Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2013đến năm 2015

Do thời gian thực tập mới chỉ ở giai đoạn đầu, khả năng của bản thân còn

có hạn cho nên bản báo cáo khó có thể tránh khỏi những sai sót Rất mong sựgóp ý của thầy cô để cho bản báo cáo được hoàn thiện hơn Trong quá trìnhviết báo cáo tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn – Thạc

sỹ Phan Thoại Chiêu và tập thể các cán bộ nhân viên tại PG Bank chi nhánhThăng Long số 552 Nguyễn Văn Cừ- Gia Thụy- Long Biên– Hà Nội

Trang 5

Chương I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex chi nhánh Thăng Long

1.1 Những thông tin chung về PG Bank Thăng Long

1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của PG Bank

1.1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của PG Bank

Tiền thân của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex là Ngân hàng TMCPNông thôn Đồng Tháp Mười, thành lập ngày 13/11/1993 theo giấy phép số0045/NH- GP do Ngân hàng Nhà Nước cấp, với số vốn điều lệ ban đầu là700.000.000 đồng; phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đông Tháp

- Tháng 7/2005, HĐQT NH TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười thực hiệnphương án tái cấu trúc của Ngân hàng, kêu gọi Tổng công ty Xăng dầu ViệtNam – PETROLIMEX và công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – SSI thamgia với tư cách là cổ đông lớn, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng.

- Tháng 9/2006, Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng Ngân hàng cùng với một

tổ chức tư vấn nước ngoài đã hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn, lựa chọn

và triển khai phần mềm ngân hàng lõi của Iflex, một trong những phần mềmNgân hàng hiện đại nhất hiện nay

- Tháng 1/2007, Ngân hàng được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi từNgân hàng TMCP Nông thôn sang Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định

số 125/QĐ – NHNN Tháng 2/2007 được đổi tên thành Ngân hàng TMCPXăng dầu Petrolimex, gọi tắt là PG Bank, theo quyết định 368/QĐ – NHNN

Kể từ thời điểm này, PG Bank được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toànquốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế vàkinh doanh ngoại hối

- Ngày 26/02/2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại HàNội, khởi đầu cho chiến dịch mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc

- Tháng 10/2007, Ngân hàng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

- Tháng 12/2007, khai trương Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Đà Nẵng, haichi nhánh đầu tiên ở khu vực miền Nam và miền Trung

- Tháng 12/2008, PG Bank đã hoàn tất việc tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng

- Tháng 10/2009, ra mắt sản phẩm thẻ Flexicard

- Tháng 12/2009, được Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp nhận cho chuyểnđịa điểm từ Đồng Tháp tới địa chỉ: số 229 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Thành phố

Hà Nội

- Ngày 31/12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng

- Tháng 03/2012: Ra mắt dịch vụ Mobile Banking – dịch vụ ngân hàng điên tửqua trình duyệt web trên điện thoạidi động

- Ngày 02/08/2012: Tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng.

Trang 6

- Tháng 05/2013: Ra mắt dich vụ Flexipay- chuyển tiền nhanh tại cây xăng trêntoàn quốc.

- Tháng 06/2013: Ra mắt dịch vụ Visa Credit

- Tháng 12/2013: PG Bank được gia hạn cấp phép hoạt động lên 99 năm kể từngày 13/11/1993, quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép hoạt động củaNHNN

- Tính đến nay, PG Bank có tổng số 81 cả chi nhánh và văn phòng giao dịch tạicác tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc với gần 1.500 nhân viên.

1.1.1.2 Thành tựu của PG Bank

- PG bank được Ngân hàng Nhà Nước xếp hạng “Ngân hàng loại A” ba nămliên tiếp: năm 2007, 2008,2009

- Tháng 3/2009, nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008” doThời báo Kinh tế Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thươngbình chọn.

- Nhận giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu2010” do Bộ Công thương bình chọn

- Nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc năm 2013” do Ngân hàng NhàNước trao tặng

- Tháng 4/ 2014: Lần thứ sáu liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnhViệt Nam”do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Thời báo ViệtNam bình chọn

1.1.2 Tầm nhìn và chiến lược của PG Bank

Tầm nhìn

PG Bank sẽ trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phầnhàng đầu ở Việt Nam PG Bank sẽ thực hiện cung cấp các dich vụ tài chínhngân hàng chất lượng cao dựa trên đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp

và một nền tảng công nghệ hiện đại

Chiến lược kinh doanh

Phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, trong đó ưu tiên tập trung và

áp dụng chiến lược khác biệt hóa để trở thành ngân hàng hàng đầu tại nhữnglĩnh vực, dịch vụ mà PG Bank có lợi thế cạnh tranh:

• Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: tập trung vào khách hàng là các cổđông lớn, đối tác và khách hàng của cô đông lớn, khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ

Trang 7

• Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cá nhân, hộ kinh doanh cá thể.

• Dịch vụ ngân hàng đầu tư: cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư cho cáckhách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

1.1.3 Vị trí của PG Bank Thăng Long

Ngày 26 tháng 06 năm 2009, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầuPetrolimex khai trương chi nhánh Thăng Long tại 552- Nguyễn Văn Cừ-Phường Gia Thụy- Quận Long Biên- TP Hà Nội Sự kiện có ý nghĩa hết sứcquan trọng, không chỉ đánh dấu việc PG bank củng cố mạng lưới trên địa bànkinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn thể hiện chiến lược phát triển mở rộngcác chi nhánh và phòng giao dịch của PG Bank trên toàn quốc

Nằm trên địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội,đây là khu vực gần cầu Chương Dương và bến xe Gia Lâm, dân cư đông đúc,rất có tiền năng phát triển dịch vụ ngân hàng Số lượng khách hàng cá nhân vàcác doanh nghiệp vừa và nhỏ khá nhiều nên PG Bank Thăng Long chú tâm vàophát triển các dịch vụ liên quan đến thẻ ATM, thẻ xăng, chuyển tiền qua tàikhoản, nộp và rút tiền tài khoản, các hoạt động cho vay vốn đáp ứng nhu cầukinh doanh buôn bán

1.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ chính của PG Bank Thăng Long

Các sản phẩm dịch vụ của PG Bank không ngừng đa dạng hóa theo hướnghoàn thiện và phát huy dịch vụ ngân hàng truyền thống kết hợp với các dịch vụngân hàng hiện đại mang lại cho khách hàng không những hiệu quả về tàichính mà còn an toàn tuyệt đối

Một số sản phẩm của PG Bank Thăng Long:

 Huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới nhiều hình thức tiềngửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốnđầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong nước

và các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài

 Cho vay ngắn hạn, trung dạn hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ: chovay thông thường, cho vay tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ, … chovay mọi đối tượng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

 Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ dưới nhiều hình thứckhác nhau tại trong và ngoài nước.

 Thanh toán bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tại trong nước vàquốc tế với mọi đối tượng khách hàng

 Dịch vụ thẻ: Thẻ Flexicard, thẻ xăng Fcard, thẻ tín dụng Visa…

 Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Flexipay

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá

 Mua, bán ngoại tệ

 Các dịch vụ ngân hàng khác.

1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của PG Bank Thăng Long

Là một trong những chi nhánh lớn và then chốt của PG Bank, nhiệm vụcủa chi nhánh Thăng Long là rất quan trọng Cụ thể như sau:

- Trước hết, sự phát triển của chi nhánh Thăng Long tạo động lực cho PGBank có thể phát triển lớn mạnh hơn nữa ở khu vực Hà Nội – phía Bắc

Trang 8

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách chuyên nghiệp để tạo niềmtin cho khách hàng, tạo nên thương hiệu PG Bank có uy tín.

- Là cầu nối giúp giúp cho các dịch vụ của ngân hàng tới người tiêu dùngmột cách dễ dàng hơn, tăng cường quảng bá them tên tuổi của PG Bank

- Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tếkhác để đầu tư phát triển Kinh doanh đa năng tổng hợp về các dịch vụtín dụng, tiền tệ, dịch vụ ngân hàng

- Làm ngân hàng đại lý phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồn củacác tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoàinước

1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh PG Bank Thăng Long

1.2.1 Sơ đồ tổ chức toàn hệ thống

Trước khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của PG Bank chi nhánh Thăng Long,tôi xin trình bày sơ lược về cơ cấu tổ chức của PG Bank nói chung Ngân hàngTMCP Xăng dầu Petrolimex có trụ sở chính tại tầng 16, 23 và 24, số 229 TâySơn, Quận Đống Đa, Hà Nội Tính đến thời điểm, PG Bank đã có tổng số 81 cảchi nhánh và văn phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốcvới gần 1.500 nhân viên.

Phòng giao dịch

Quỹ tiết kiệm

Trang 9

Nguồn: www.pgbank.com.vn

Trang 10

1.2.2 Sơ đồ tổ chức PG Bank Thăng Long

1.2.3 Chức năng từng phòng ban tại PG Bank Thăng Long

1.2.3.1 Ban giám đốc chi nhánh

Mô hình ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex được áp dụng theo môhình quản lý trực tuyến Ban giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt động kinhdoanh của đơn vị thông qua quản lý các phòng ban, người quản lý cao nhất làgiám đốc Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc Giám đốc làngười quyết định kinh doanh, kí văn bản và các hoạt động kinh doanh liên quanđến hoạt động của đơn vị mình Giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc kíduyệt một số văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị trong mộtphạm vi nhất định

1.2.3.2 Phòng tín dụng

Phòng tín dụng gồm 2 bộ phận là bộ phận tín dụng và bộ phận hỗ trợ tíndụng

Bộ phận tín dụng

Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.Tín dụng có ý nghĩa quan trọng với tình hình kinh doanh của ngân hàng vàđồng thời cũng là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro nhất Bộ phận tín dụng thực hiệnnhiệm vụ sau:

- Tìm kiếm các hợp đồng tín dụng

- Xây dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng

- Thẩm định các hồ sơ tín dụng xin vay vốn

- Giúp khách hàng thực hiện quy trình xin vay vốn dễ dàng, nhanh chóng

- Giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng để thu hồi vốn đúng hạn

- Triển khai các dịch vụ tín dụng mới

- Quản lý rủi ro tín dụng

- Theo dõi và quản lý các khoản vay có vấn đề, phát hiện và xử lý kịp thời

- Quản lý tài sản đảm bảo

- Tham gia ý kiến trong xây dựng chính sách tín dụng

Bộ phận hỗ trợ tín dụng

Bộ phận hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát lại các điều kiện cho vaytrong Hồ sơ giải ngân của cán bộ tín dụng sau khi đã được các cấp có thẩmquyền phê duyệt

Ban giám đốc chi nhánh

Phòng hành chính

Bộ phận

tín dụng

Bộ phận

hỗ trợ tín dụng

Bộ phận

kế toán tổng hợp

Bộ phận quỹ

Bộ phận giao dịch

Bộ phận kho, quản lý tài sản

Bộ phận bảo vệ, tạp vụ

Trang 11

Khi nhận được Hồ sơ giải ngân, các cán bộ của bộ phận này sẽ kiểm tracác điều kiện trong phê duyệt để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình cácnghiệp vụ liên quan của PG Bank đã được ban hành và có hiệu lực.

Một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận hỗ trợ tín dụng là thẩm định tài sảnđảm bảo Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tài sản đảm bảo theo quyđịnh của PG Bank… sau đó làm hồ sơ để hoàn thiện thủ tục định giá và làm thủtục thế chấp tài sản nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho PG Bank

Hàng tháng ngày 26 ( ngày quy định thu gốc lãi), cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽtiến hành hạch toán thu gốc và lãi cho các khoản vay tại PG Bank

Ngoài những nhiệm vụ trên, Bộ phận hỗ trợ tín dụng thường xuyên phảilàm các báo cáo phát sinh cho Ban Giám đốc, lãnh đạo Ngân hàng và Ngânhàng Nhà Nước Việt Nam nhằm cập nhật thường xuyên tình hình hoạt độngthực tế của PG Bank

1.2.3.3 Phòng kế toán và kho quỹ

Phòng kế toán và kho quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với

khách hàng như sau: Bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận quỹ, bộ phận giao dịchtrực tiếp với khách hàng Ngoài những nhiệm vụ mang tính chất đặc thùchuyên môn thì phòng kế toán và kho quỹ còn phải thực hiện nhiệm vụ do bangiám đốc ngân hàng giao Đứng đầu phòng kế toán và kho quỹ là trưởngphòng Trưởng phòng là người lãnh đạo mọi hoạt động của phòng và là nườichịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về những sai sót do phòng mìnhgây ra

- Tính lãi tiền gửi tiền gửi, tiền vay, thu các khoản phí dịch vụ

- Xây dựng hệ thống cơ sơ dự liệu thống kê kinh tế về hoạt động kinhdoanh của chi nhánh Từ đó thực hiện báo cáo phân tích, đưa ra các dựbáo và đề xuất giải phát để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp

- Quản lý và giám sát việc mua sắm

- Làm các nhiệm vụ khác do cấp trên gia

Bộ phận quỹ

Bộ phận quỹ thu nhận các chứng từ thu chi tiền mặt từ bộ phận giao dịch

và yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại tiền thu chi Đầungày làm việc bộ phận ngân quỹ sẽ xuất ra một số tiền từ kho tiền và quỹnghiệp vụ để thực hiện giao dịch chi trả tiền mặt cho khách hàng, tùy theo dựkiến chi trả trong ngày và số tiền tạm ứng tối đa không vượt số tiền đã mua bảohiểm nghiệp vụ cho nghiệp vụ ngoài kho tiền

Khi xuất kho thủ quỹ lập bảng kê các loại tiền xuất kho và ghi chép số liệuvào sổ nhập xuất kho Nếu trong ngày số tiền ngoài quỹ nghiệp vụ đã sử dụnghết hoặc không đủ chi thì thủ quỹ báo cáo cho các bộ phận quản lý kho xuấtmột khoản tiền cho bộ phận ngân quỹ Nếu số tiền quá lớn và vượt quá mức

Trang 12

mua bảo hiểm thì phải làm thủ tục nhập kho trước rồi sau đó mới xuất cho bộphận ngân quỹ.

Cuối ngày làm việc toàn bộ số tiền trong quỹ nghiệp vụ sẽ được mang hếtvào kho, thủ quỹ lập bảng kê nhập kho, dựa trên số liệu đã ghi chép để xác địnhtồn quỹ, kết số quỹ, làm thủ tục kết thúc các giao dịch trong ngày

Bộ phận giao dịch

Đứng đầu bộ phận giao dịch là trưởng bộ phận giao dịch Bộ phận giao

dịch bao gồm đội ngũ nữ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm với công việc nhằmhướng dẫn, giúp đỡ khách hàng một cách chu đáo nhất khi khách hàng đến giaodịch với ngân hàng

Các nhân viên ở bộ phận này cần đòi hỏi khá cao về mặt hình thức, cáchứng xử so với các bộ phận khác, bởi đây là bộ mặt của ngân hàng Nhiệm vụchính của giao dịch viên là như sau:

- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng

- Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện công tác chăm sóc kháchhàng qua đó tìm hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng để nâng cao chấtlượng dịch vụ

- Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp, hướng dẫnkhách hàng các hồ sơ thủ tục liên quan, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng,

kí các hợp đồng cung cấp dịch vụ (nếu có), chuyển hồ sơ cung cấp dịch

vụ sang các phòng ban chịu trách nhiệm xử lý

- Thực hiện các nghiệp vụ chuyển khoản, thanh toán, thu hộ, chi hộ,…

- Thực hiện, triển khai, hướng dẫn công tác thực hiện các chiến dịch mới

về huy động vốn, cho vay,… của ngân hàng

1.2.3.4 Phòng hành chính

Phòng hành chính không thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, trực tiếp

kinh doanh của ngân hàng mà làm những công việc để cho chi nhánh có thểhoạt động có hiệu quả Phòng hành chính gồm hai bộ phận kho, quản lý tài sản

và bộ phận bảo vệ, tạp vụ Trưởng phòng hành chính là người lãnh đạo mọihoạt động của phòng, phân công, giao việc, kiểm tra, giám sát trong suốt quátrình thực hiện nhiệm vụ

Bộ phận kho, quản lý tài sản

Nhiệm vụ chính của bộ phận kho, quản lý tài sản là thống kê, bảo quản,

sửa chữa những tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh, bao gồm văn phòng làmviệc, cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương tiện vận tải, công cụ lao động, văn phòngphẩm và các tài sản khác Ngoài ra bộ phận còn thực hiện công tác văn phong,quản lý con dấu, quản lý công văn đi đến, công tác thư kí, in ấn, văn thư, lưutrữ, tiếp tân,… và làm những công việc khác khi được ban giám đốc chi nhánhgiao cho

Bộ phận bảo vệ, tạp vụ

Bộ phận bảo vệ, tạp vụ làm công việc quét dọn văn phòng, trông xe của

khách hàng cũng như nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chinhánh, tránh các trường hợp gây mất trật tự trị an nhằm đảm bảo an toàn chocác hoạt động của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phươngtiện vận chuyển phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chinhánh

Ngày đăng: 26/05/2016, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w