1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Thực Trạng Tình Hình Sản Xuất Hồi (Illicium Verum Hook.F) Ở Tỉnh Lạng Sơn

115 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 7,8 MB

Nội dung

Một số thành tựu nghiên cứu và sản xuất về cây Hồi Hàng nghìn năm về trước, cây Hồi được con người biết đến và khai thác, sử dụng phổ biến trong các thang thuốc Đông y, hoặc làm gia vị,

Trang 1

HOÀNG THỊ ĐẢY

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒI

(ILLICIUM VERUM HOOK.F) Ở TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, 2011

Trang 2

HOÀNG THỊ ĐẢY

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒI

(ILLICIUM VERUM HOOK.F) Ở TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Huy Sơn

Thái Nguyên, 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011

Tác giả

Hoàng Thị Đảy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá

17, giai đoạn 2009 - 2011

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Thống

kê tỉnh Lạng Sơn, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Huy Sơn - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập

và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011

Tác giả

Hoàng Thị Đảy

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ ix

DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 TRÊN THẾ GIỚI 3

1.1.1 Phân loại và phân bố của các loài Hồi 3

1.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu và sản xuất về cây Hồi 4

1.1.3 Những nghiên cứu về giá trị và thị trường 6

1.2 Ở VIỆT NAM 7

1.2.1 Phân loại và phân bố các loài Hồi 7

1.2.2 Đặc điểm hình thái 9

1.2.3 Đặc điểm sinh thái 11

1.2.4 Đặc điểm vật hậu cây Hồi 12

1.2.5 Đặc điểm tái sinh của cây Hồi 13

1.2.6 Các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống 14

1.2.6.1 Nghiên cứu về chọn giống 14

1.2.6.2 Nghiên cứu về nhân giống 15

1.2.7 Các nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật gây trồng và sản xuất Hồi 15

1.2.7.1 Tình hình gây trồng Hồi 15

1.2.7.2 Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Hồi 16

1.2.7.3 Nghiên cứu về sinh trưởng cây Hồi 17

1.2.7.4 Nghiên cứu về năng suất và sản lượng 17

1.2.7.5 Nghiên cứu về thu hái, bảo quản, chế biến sản phẩm Hồi 18

1.2.7.6 Nghiên cứu về thị trường và giá cả 20

1.2.8 Chỉ dẫn địa lý cây Hồi Lạng Sơn 20

1.3 THẢO LUẬN 21

Trang 6

Chương 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 22

2.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 22

2.1.1 Mục tiêu chung 22

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 22

2.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 22

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23

2.3.1 Thực trạng gây trồng Hồi ở Lạng Sơn 23

2.3.2 Thực trạng khai thác, chế biến bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm Hồi 23

2.3.3 Thực trạng về các chính sách áp dụng ở Lạng Sơn 23

2.3.4 Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng Hồi 23

2.3.5 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững 23

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.4.1 Phương pháp tổng quát 24

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 25

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 25

2.4.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 25

2.4.2.3 Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 25

2.4.2.4 Phương pháp điều tra hình thái phẫu diện đất 26

2.4.2.5 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách 26

2.4.2.6 Phương pháp tính toán hiệu quả của một số mô hình điển hình 27

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 29

3.1.1 Vị trí địa lý 29

3.1.2 Địa hình 30

3.1.3 Khí hậu 30

3.1.4 Thuỷ văn 31

3.1.5 Các nguồn tài nguyên 31

3.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI 32

3.2.1 Dân số, dân tộc, lao động 32

3.2.2 Cơ sở hạ tầng 34

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP Ở LẠNG SƠN 35

Trang 7

3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai 35

3.3.2 Tài nguyên rừng 37

3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 38

3.4.1 Những thuận lợi 38

3.4.2 Những khó khăn 38

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG RỪNG HỒI Ở LẠNG SƠN 40

4.1.1 Thực trạng về diện tích 40

4.1.1.1 Khái quát về diện tích Hồi ở Việt Nam trong những năm trước đây 40

4.1.1.2 Thực trạng diện tích Hồi ở Lạng Sơn 42

4.1.2 Tổng kết kỹ thuật gây trồng Hồi 44

4.1.2.1 Thời kỳ thu hái và kỹ thuật bảo quản hạt giống 44

4.1.2.2 Kỹ thuật làm vườn ươm và luống gieo hạt 45

4.1.2.3 Kỹ thuật chăm sóc vườn ươm cây mầm 45

4.1.2.4 Kỹ thuật tạo bầu 46

4.1.2.5 Kỹ thuật chăm sóc cây con và tiêu chuẩn cây con xuất vườn ươm 46

4.1.2.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng 47

4.1.3 Đánh giá đặc điểm phẫu diện đất của vùng Hồi Lạng Sơn 48

4.1.4 Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của một số rừng Hồi điển hình 50

4.1.4.1 Tình hình sinh trưởng và phát triển một số mô hình trồng Hồi điển hình 50

4.1.4.2 Năng suất sản lượng quả Hồi một số năm gần đây ở Lạng Sơn 51

4.1.5 Những tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng Hồi 52

4.1.5.1 Kỹ thuật chọn giống 52

4.1.5.2 Kỹ thuật nhân giống 53

4.1.5.3 Kỹ thuật làm đất và gieo hạt 54

4.1.5.4 Kỹ thuật chăm sóc 55

4.2 THỰC TRẠNG KỸ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 57

4.2.1 Về kỹ thuật thu hái Hồi 57

4.2.2 Thực trạng kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch 58

4.2.3 Những tồn tại và những tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, chế biến 59

4.2.3.1 Những tồn tại trong khai thác, chế biến 59

4.2.3.2 Những tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, chế biến 60

4.2.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ quả Hồi, tinh dầu Hồi ở Lạng Sơn 61

Trang 8

4.3 THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG Ở LẠNG SƠN 64

4.3.1 Chính sách phát triển 64

4.3.2 Chính sách đất đai 66

4.3.3 Chính sách về thuế 66

4.3.4 Chính sách đầu tư vốn phát triển 67

4.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG HỒI HIỆN NAY 70

4.4.1 Hiệu quả kinh tế của các mô hình 70

4.4.1.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình Hồi trồng xen Chè 71

4.4.1.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình Hồi trồng xen Ngô 73

4.4.1.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Hồi xen Bạch đàn 74

4.4.1.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình Hồi trồng thuần loài 76

4.4.2 Hiệu quả xã hội của các mô hình 78

4.4.3 Hiệu quả về môi trường sinh thái của các mô hình Hồi trồng xen canh 79

4.4.3.1 Hiệu quả theo hướng tích cực 79

4.4.3.2 Hiệu quả theo hướng tiêu cực 80

4.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒI BỀN VỮNG 81

4.5.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức việc sản xuất Hồi ở Lạng Sơn 81

4.5.2 Đề xuất các giải pháp phát triển cây Hồi bền vững 81

4.5.2.1 Giải pháp về khoa học công nghệ 82

4.5.2.2 Giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách 83

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 85

1 KẾT LUẬN 85

2 TỒN TẠI 86

3 KHUYẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCR Tỷ suất thu nhập và chi phí

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QH&TKNN Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Thống kê giá bình quân quả Hồi khô và tinh dầu Hồi xuất khẩu từ

năm 1998-2007 tại Quảng Tây - Trung Quốc 7

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn quả Hồi khô xuất khẩu vào thị trường Châu Âu 20

Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 33

Bảng 3.2: Thực trạng sử dụng quỹ đất tỉnh Lạng Sơn năm 2010 36

Bảng 3.3: Diện tích rừng hiện có theo nguồn gốc 37

Bảng 4.1: Diễn biến diện tích và sản lượng Hồi ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 41

Bảng 4.2: Diễn biến diện tích Hồi ở Lạng Sơn qua từ năm 2005 - 2010 43

Bảng 4.3: Diện tích rừng Hồi ở các huyện trọng điểm tính đến tháng 12/2010 43

Bảng 4.4: Đặc điểm 01 phẫu diện đất 48

Bảng 4.5: Tổng hợp tình hình sinh trưởng của rừng Hồi ở các vùng sinh thái khác nhau theo 3 cấp tuổi 50

Bảng 4.6: Diễn biến Sản lượng Hồi ở Lạng Sơn qua các năm (từ năm 2005 - 2010) 51

Bảng 4.7: Xếp hạng ưu tiên mô hình Hồi trồng xen ở Lạng Sơn 70

Bảng 4.8: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các mô hình Hồi trồng sau 7 năm 77

Bảng 4.9: Sự thu hút công lao động trong các mô hình Hồi trồng xen canh 79

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1 Trình tự các bước nghiên cứu của đề tài 24

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm Hồi của tỉnh Lạng Sơn 62

Bản đồ 3.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn 29

Bản đồ 4.1: Bản đồ phân bố Hồi ở Việt Nam 42

Trang 12

DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH

Trang

Hình 1: Hình thái lá, hoa và quả Hồi (Illicium verum Hook.f) 10

Ảnh 1: Các dạng Hoa Hồi 10

Ảnh 2: Dạng quả Hồi 13 đại 10

Ảnh 3: Dạng quả Hồi 8 đại 10

Ảnh 4: Tái sinh hạt dưới gốc cây mẹ 13

Ảnh 5: Hồi tái sinh chồi ngọn 13

Ảnh 6: Hồi tái sinh chồi gốc 13

Ảnh 7: Luống ươm cây Hồi con của hộ gia đình quy mô nhỏ 46

Ảnh 8: Cây con hữu tính 1 năm ở Vườn ươm tư nhân quy mô vừa 46

Ảnh 9: Phẫu diện đất 49

Ảnh 10: Cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm 54

Ảnh 11: Cây ghép trồng ở rừng 54

Ảnh 12: Phân bón thử nghiệm cho cây Hồi 56

Ảnh 13: Các cây Hồi được đóng biển màu kí hiệu lượng phân bón khác nhau 56

Ảnh 14: Dụng cụ hái Hồi (nải chéo và móc) 58

Ảnh 15: Lò chưng cất thủ công 59

Ảnh 16: Lò chưng cải tiến của Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản 61

Ảnh 17: Tư thương thu mua Hồi ở xã Đồng Giáp, Văn Quan 63

Ảnh 18: Đại lý thu mua Hồi ở Chợ Bãi, Văn Quan 63

Ảnh 19: Hồi trồng xen Chè 72

Ảnh 20: Cây Chè Shan tuyết 30 năm tuổi 72

Ảnh 21: Hồi trồng xen Ngô 74

Ảnh 22: Hồi trồng xen Bạch đàn 76

Ảnh 23: Rừng Hồi thuần loài được đầu tư chăm sóc 77

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm, có điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi Việt Nam được xếp thứ 16 của thế giới là nước có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều kiểu rừng khác nhau Trong đó, không thể không kể đến sự có mặt của các loài cây lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết tắt là LSNG) Những LSNG đã và đang sử dụng với số lượng lớn, được khai thác từ rừng

tự nhiên để làm thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng…là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói riêng, là nguồn thu nhập đáng kể của người dân, đặc biệt là người dân sống ở gần rừng Nguồn thu từ LSNG chiếm từ 10 – 20% tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu

là nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu cần thiết hàng ngày ( Bộ NN&PTNT, 2006) [1]

Cây Hồi là một trong những loài LSNG, là loài cây lâm sản đặc biệt cho sản phẩm quả khô có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong và ngoài nước Quả Hồi đã

có mặt trên thị trường từ rất lâu đời và thường được gọi là “Hoa Hồi” Với vùng sinh thái hẹp, hầu như cây Hồi là cây đặc sản riêng của tỉnh Lạng Sơn Quả Hồi đã đem lại thu nhập cao cho người dân sống ở tỉnh này Sản phẩm của Hồi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, tinh dầu Hồi là sản phẩm được chưng cất từ lá, quả và hạt nhưng chủ yếu từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm Trong công nghiệp dược phẩm, tinh dầu Hồi được sử dụng để sản xuất các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chất chống nôn mửa Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị chế biến thức ăn Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các loại mỹ phẩm cao cấp Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng để chế biến thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc…Thị trường Hồi hằng năm tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó Châu Á 28%, các nước Bắc Mỹ 26%, các nước Nam Mỹ 14%, các nước Châu Âu 20%, còn lại là các nước khác (Dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2004) [3]

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể như: Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 – 2020; Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG

Trang 14

2007 – 2010; Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 Đặc biệt, ngày 06/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trong quyết định này, có đề cập tới cây Hồi được lựa chọn là một trong những loài cây trồng lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh

tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn

Nhiều năm qua, cây Hồi được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn Tuy nhiên, cho đến nay, với diện tích rừng Hồi khoảng trên 32.000 ha, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích Hồi lớn nhất cả nước (khoảng 71% tổng diện tích Hồi trong cả nước) Thế nhưng, thương hiệu Hồi Xứ Lạng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, bên cạnh đó giá cả thị trường bấp bênh, chưa có những tiến

bộ kỹ thuật cũng như cơ chế chính sách hợp lý để phát triển cây Hồi một cách bền

vững Vì vậy, việc “Đánh giá tình hình sản xuất Hồi (Illicium verum Hook.f.) ở

tỉnh Lạng Sơn” nhằm xác định được những cơ sở khoa học cũng như những tồn tại

để khắc phục và phát triển bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng trồng Hồi là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Phân loại và phân bố của các loài Hồi

Cây Hồi còn được gọi là Hồi hương, Đại Hồi hương, Đại liệu v.v cây Hồi nguyên sản có ở Quảng Tây và khu vực Tây Nam Trung Quốc Từ xưa trong tác phẩm nổi tiếng của Tôn Tư Mạo đời nhà Đường đã chép: "Cho một ít hoa Hồi vào thịt lợn sẽ hết mùi hôi, ngào ngạt mùi thơm của hoa Hồi" Điều đó chứng tỏ cây Hồi

ở Trung Quốc đã có lịch sử hàng ngàn năm Trong "Quế Hải Du hằng chí" của Phạm Thành Đại đời Nam Tống (1172), "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đời nhà Minh, "Thượng lâm huyện chí" năm Quang Tự thứ 10 đời nhà Thanh (1884), "Thiên đẳng huyện chí" năm Quang Tự thứ 24 đời nhà Thanh (1898) v.v cũng đã có ghi chép về cây Hồi và việc dùng quả Hồi trong chế biến thực phẩm (Mã Cẩm Lâm, 2009) [47]

Đầu năm 80 của thế kỷ XX, những người làm công tác khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp của Quảng Tây (Trung Quốc) đã đi sâu điều tra nguồn tài nguyên Hồi

và lấy kết quả điều tra tài nguyên này làm căn cứ phân loại chủ yếu kết hợp với đặc trưng hình thái của hoa, quả, cành và dáng cây, chia Hồi thành 4 nhóm, 17 loài:

(1) Nhóm Hồi hoa đỏ (hồng hoa) có 9 loài gồm: Hồi đỏ cành mềm, Hồi hoa

đỏ phổ thông, Hồi hoa đỏ nhiều cánh, Hồi hoa đỏ quả to, Hồi hoa đỏ mỏ chim ưng, Hồi hoa đỏ lá dầy, Hồi hoa đỏ quả nhỏ, Hồi hoa đỏ nhụy đỏ, Hồi hoa đỏ cây lùn

(2) Nhóm Hồi hoa phớt hồng có 4 loài, gồm: Hồi hoa phớt hồng cành mềm, Hồi hoa phớt hồng phổ thông, Hồi hoa phớt hồng nhiều cánh và Hồi hoa phớt hồng lá dầy

(3) Nhóm Hồi hoa trắng có 3 loài, gồm: Hồi hoa trắng cành mềm, Hồi hoa trắng phổ thông và Hồi hoa trắng nhiều cánh

(4) Nhóm Hồi hoa vàng có 1 loài (http//:www hoahoilangson.com)

Ngay từ năm 1980, người Mỹ đã phát hiện ra 7 loài Hồi, trong đó 2 loài được tìm thấy trên bờ biển Bắc Mỹ thuộc Đại Tây Dương, 2 loài ở Hindostan và 3 loài còn lại được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản Hầu hết các loài này đều có mùi thơm và hương vị đặc trưng

Trang 16

Ngày nay, người ta đã phát hiện trong chi Hồi (Illicium) có khoảng trên 40

loài, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ Riêng các tỉnh phía Nam và Tây Nam Trung Quốc đã xác định được 21 loài

Cây Hồi được người Nhật gọi là quả “Shikimmi” hoặc “Skimmi”, gần đây phát hiện loài Hồi Illicium religiosum Sieb.et Zucc được trồng nhiều ở trước các cổng đền

thờ phật giáo ở Nhật Bản, chúng là loài Hồi độc, có các đại nhỏ, không có mùi thơm của trans-anethole nhưng lại có mùi Sassafras

* Loài Hồi Illicium floridanum Ell được trồng rất nhiều ở phía Tây dọc theo

bờ biển từ Floria đến vịnh Mêhicô

* Loài Hồi Illcium parvflorum Vent (I.aniastum Bartr) là loài cây bụi thấp

được tìm thấy ở trên những vùng đất dốc ở Georgia và Carolia, tinh dầu có mùi gần giống mùi cây Long não

* Loài Hồi Illicum griffithii var Hook.f.et.Thoms (hay thường gọi là Hồi núi, đại

Hồi núi) là loài cây thuộc vùng Viễn Đông phân bố ở vùng Đông Dương, Mã Lai Quả Hồi núi chứa độc tố nhiều, tinh dầu có vị chát, thơm và có pha mùi của ớt và hồ tiêu

* Loài Hồi Illicium henryi Diel chỉ phân bố ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tây,

Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây (Trung Quốc), đây là loài cây gỗ nhỏ, quả thường có 8

đại, nhưng nhỏ hơn so với cây Đại Hồi (Illicium verum) (Ninh Khắc Bản, 2008) [33]

Quảng Tây nằm ở phía Nam của Trung Quốc, tiếp giáp với Việt Nam, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, là một trong những khu vực chính có nguồn tài nguyên cây Hồi tự nhiên phong phú trên thế giới Hồi Quảng Tây phân bố tập trung ở 6 vùng núi lớn: Thập Đại Vạn Sơn, Lục Đại Vạn Sơn, Cửu Vạn Đại Sơn, Đại Dao Sơn, Đại Minh Sơn và Kim Chung Sơn, ở các huyện (thị, khu vực) như: Phòng Thành, Thượng Tư, Ninh Minh, Bằng Tường, Long Châu, Nà Pha, Đức Bảo, Thiên Đẳng, Thượng Lâm, Kim Tú, huyện Đằng, Tàng Ngô, Phong Sơn, Linh Vân,

Bồ Bắc.v.v (http//:www.hoahoilangson.com)

1.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu và sản xuất về cây Hồi

Hàng nghìn năm về trước, cây Hồi được con người biết đến và khai thác, sử dụng phổ biến trong các thang thuốc Đông y, hoặc làm gia vị, thậm chí chúng còn là thành phần trong mỹ phẩm Đặc biệt ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện chất acid Shikhmic có trong quả Hồi, là thành phần quan trọng bào chế thuốc Tamiflu để

Trang 17

phòng chống đại dịch cúm gia cầm nguy hiểm trên toàn cầu do virus H5N1 gây ra

Do đặc thù vùng sinh thái của cây Hồi phân bố hẹp, nên những kết quả nghiên cứu khoa học về cây Hồi trên thế giới không nhiều, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc

Bắt đầu từ năm 1990, ngành Lâm nghiệp Quảng Tây đầu tư trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, thúc đẩy mạnh mẽ việc trồng rừng Hồi có hiệu quả kinh tế cao Đến cuối năm 2006, diện tích trồng Hồi ở Quảng Tây chiếm 365.000 ha, năm thu hoạch cao nhất (2003) sản lượng quả Hồi khô đạt 87.000 tấn, giá trị kinh tế đạt

900 triệu Nhân dân tệ Ở khu vực nông thôn, cây Hồi đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhân dân Quảng Tây là nơi sản xuất ra Hồi, không những kế thừa được

sự phát triển cây Hồi, mà qua quá trình phát triển của lịch sử và dựa vào khoa học

kỹ thuật, việc trồng Hồi ở các khu vực của toàn khu tự trị đã được phát triển thêm một bước, làm cho diện tích trồng Hồi không ngừng được mở rộng, sản lượng không ngừng được nâng cao (http//:www hoahoilangson.com)

Mã Cẩm Lâm, Lý Khai Tường (năm 2006) thuộc Viện Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) đã nghiên cứu về kỹ thuật ghép cây Hồi, kết quả cho thấy thời gian ghép thích hợp vào trung tuần tháng giêng đến thượng tuần tháng 3 Lựa chọn cây Hồi trưởng thành, quả to, cánh đều hoàn chỉnh, sản lượng cao và ổn định (15 năm trở lên) để lấy vật liệu ghép, cắt cành ngoài phạm vi lão hoá phần giữa trở lên của cây làm cành ghép, cành to khoẻ, mắt mầm bao tròn, không có sâu bệnh hại, sinh trưởng đều từ 1 - 3 năm Kỹ thuật ghép chủ yếu bằng phương pháp mổ và ghép

áp Một cây chính ghép 2 nhánh là vừa, nhiều nhất không vượt quá 3 nhánh [46]

Tăng Tường Diễm và Lý Kiến Lâm (năm 2007) đã nghiên cứu kỹ thuật chuẩn đoán dinh dưỡng hình thái cây Hồi, tác giả đã phán đoán tình trạng dinh dưỡng của cây thông qua miêu tả về chuẩn đoán tình trạng bệnh mất 11 nguyên tố dinh dưỡng của cây Hồi Đồng thời tiến hành giải thích và phân tích các loại bệnh

đã từng xuất hiện, để những người kinh doanh trồng Hồi có thể hiểu sơ bộ và nắm vững tình hình thiếu hay thừa dinh dưỡng ở bộ phận nào đó của cây làm cơ sở điều chỉnh loại phân, phương pháp bón phân, lượng phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây Hồi, để hàm lượng dinh dưỡng của cây được duy trì một cách tốt nhất, nâng cao khả năng quản lý dinh dưỡng, thúc đẩy Hồi phát triển nhanh, sản lượng nhiều [48]

Trang 18

Lục Thuận Trung và cộng sự (năm 2008) [45] đã nghiên cứu thành công và hiện đang ứng dụng công nghệ tách anethole có độ thuần khiết cao từ quả Hồi Điều kiện công nghệ tốt nhất của việc tách anethole từ dầu Hồi bằng phương pháp kết tinh đông lạnh và tách ly tâm với điều kiện là nhiệt độ kết tinh ở 50C, thời gian kết tinh là 20 giờ, độ vỡ nát tinh thể là 20, kết quả cho độ thuần khiết của anethole đạt 96,4%; Công nghệ tốt nhất để tiến hành tinh chất anethole dạng sơ chế là phương pháp kết tinh đông lạnh trong điều kiện: Tỷ lệ hồi lưu là 10:7, nhiệt độ của nồi tinh cất là 1400C, độ chân không là 5mmHg Cuối cùng, kết quả thu được có độ thuần khiết của anethole đạt 99,8% Anethole được dùng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, dược liệu, đồ dùng hàng ngày, thuốc thú y, thức ăn gia súc

1.1.3 Những nghiên cứu về giá trị và thị trường

Trung Quốc đã tận dụng triệt để các giá trị của sản phẩm Hồi trong nhiều lĩnh vực Trong ngành chế biến thực phẩm, Hồi đã trở thành hương liệu không thể thiếu và không có gì thay thế được, Hồi dùng làm gia vị để chế thức ăn như hầm, xào, nấu, Trong dược phẩm dùng làm thuốc chữa bệnh, hạ khí, bổ nhiệt, làm thuốc trừ sâu, tăng sữa, chữa ho, thuốc chữa ung thư Trong công nghiệp hóa chất, dầu Hồi và các chất tinh cất như Oleum Anisi Stellati, Anethole và Anisic aldehyde, Anisonitrile vv dùng làm hương liệu cao cấp, là thành phần quan trọng để làm nước hoa, thuốc lá, xà phòng, kem đánh răng v.v

Ngoài ra, Hồi còn sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như: trong chế biến thức ăn gia súc, thuốc lá, sản xuất rượu thơm Đặc biệt, hiện nay tại Trung Quốc đang triển khai sản xuất theo bản quyền với số lượng lớn thuốc Tamiflu là loại thuốc chữa dịch cúm gia cầm hiệu nghiệm nhất trên thế giới

Chính vì vậy, Hồi của Quảng Tây tiêu thụ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, tại Nam Ninh đã hình thành khu thương mại trung chuyển Hồi lớn để vận chuyển đi khu vực miền Bắc và các tỉnh khác Chợ bán buôn hàng khô ở thôn Hạnh Hoa, thành phố Đằng Châu tỉnh Sơn Đông là chợ bán buôn Hồi lớn nhất, có hơn 300 thương nhân kinh doanh Hồi tại đây, hơn 70% số lượng Hồi từ nơi đây chuyển đi khắp nơi trên toàn quốc

Theo số liệu thống kê đã được công bố của Hiệp hội hương liệu tinh dầu Quảng Tây (2007), Hồi của Quảng Tây chủ yếu xuất đi các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Australia, Nhật, Hồng Công, Đài Loan và Nam Mỹ, Đông Nam Á, Nam Á và

Trang 19

Trung Đông Đặc biệt, tiêu thụ nhiều ở các nước: Pháp, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Anh, Ấn Độ, Australia, In-đô-nê-xia, Singapore giá dầu Hồi bình quân không thấp hơn 5.500 USD/tấn [22]

Bảng 1.1: Thống kê giá bình quân quả Hồi khô và tinh dầu Hồi xuất khẩu

từ năm 1998-2007 tại Quảng Tây - Trung Quốc

(Nguồn tài lệu: Sở Thương mại Quảng Tây)

(USD/T)

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Quả Hồi 1.533 1.981 4.290 4.455 2.242 1.301 1.156 1.036 1.106 1.274 Dầu Hồi 7.431 7.108 6.740 6.944 5.762 5.550 5.702 6.154 7.108 6.646

Số liệu thống kê ở bảng 1.1 cho thấy giai đoạn từ năm 1998 - 2007 giá quả Hồi khô không dưới 1.000 USD/tấn và giá tinh dầu Hồi bình quân không thấp hơn 5.500 USD/tấn Điều đó có thể chứng minh rằng giá Hồi xuất khẩu ở Quảng Tây tương đối cao và ổn định

1.2 Ở VIỆT NAM

1.2.1 Phân loại và phân bố các loài Hồi

Ở Việt Nam đã phát hiện được 16 loài Hồi, trừ loài I verum chỉ gặp trong

rừng trồng nhân tạo, các loài còn lại ở dạng hoang dại và thường sinh trưởng tự nhiên trong rừng nguyên sinh, đôi khi cả rừng thứ sinh ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc,

miền Trung và Tây nguyên Loài Hồi (Illicium verum) từ lâu đã được trồng thành

những quần thể lớn hoặc bán hoang dại ở các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta chủ yếu là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, thậm chí Hồi còn có mặt ở Lâm Đồng Tất cả các loài Hồi ở Việt Nam đều thuộc dạng cây gỗ nhỏ hoặc trung bình Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận có các loài Hồi hoang dại dưới đây:

1 I Cambodianum Hance, tên địa phương gọi là Hồi Cambốt, phân bố tại

các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà;

2 I difengpi A.N.Chang (syn.I Grifithii) thường gọi là Hồi núi đá vôi, phân

bố ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình;

Trang 20

3 I henryi Diels, thường gọi là Hồi Henry, phân bố ở Phanxipan của tỉnh

Lào Cai;

4 I kinabaluese A.C.Smith, địa phương còn gọi là Hồi Hương sơn, phân bố

ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;

5 I Leiophyllum A.C.Smith thường gọi là Hồi lá nhẵn, phân bố ở các tỉnh

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;

6 I macranthum A.C.Smith có tên khác là Hồi hoa to, phân bố ở huyện Sa

Pa, tỉnh Lào Cai;

7 I fargersii Franch, địa phương thường gọi là Hồi Phác, phân bố ở

Phanxipan, Sa Pa tỉnh Lào Cai;

8 I majus Hook.f.et Thoms, thường gọi là Đại hồi, phân bố ở Phanxipan

thuộc tỉnh Lào Cai;

9 I pachyphyllum A.C.Smith, địa phương thường gọi là Hồi lá dầy, phân bố

ở 2 huyện Đồng Văn và Phó Bảng thuộc tỉnh Hà Giang;

10 I parviflorum Merr thường gọi là Hồi lá nhỏ, phân bố chỉ gặp tại Bạch

Mã tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bà Nà tỉnh Đà Nẵng;

11 I peninsulare A.C.Smith còn có tên là Hồi bán đảo phân bố các tỉnh Yên

Bái, Kom Tum;

12 I petelotii A.C.Smith có tên gọi khác là Hồi Petelot, phân bố ở các tỉnh

Lai Châu, Lào Cai;

13.I simonsii Maxim hay còn gọi là Hồi Simons, phân bố ở huyện Sa Pa,

tỉnh Lào Cai;

14 I tenuifolum (Ridl)A.C.Smith thường gọi là Hồi lá mỏng, phân bố ở các

tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà;

15 I ternstoeminoides A.C.Smith hay còn gọi là Hồi chè, phân bố ở huyện

Sông Mã, Sốp Cộp tỉnh Sơn La;

16 I tsaii A.C.Smith tên địa phương gọi là Hồi Tsai, phân bố ở Lào Cai

(Phanxipan) (website: hoahoilangson.com)

Cây Hồi Lạng Sơn (Illicium verum Hook.f.) thuộc họ Hồi (Illiciaceae), có 2n

= 28, còn được gọi bằng các tên khác như: Hồi sao, Hồi 8 cánh, Đại hồi hương, Bát giác hương, Mắc hồi (tiếng Tày), Mắc chác; tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise, Anise oil (Giáo trình Cây rừng Việt Nam, 1996) [16]

Trang 21

Loài Hồi (Ilicum verum Hook.f.) là một taxon tương đối nguyên thuỷ thuộc họ Hồi (Iliiciaceae) với đặc điểm điển hình là cây gỗ lớn hoặc trung bình, bao hoa chưa

phân hoá thành đài và tràng, tồn tại dưới dạng các mảnh bao hoa Quả nhiều lá noãn, rời, chỉ hợp ở phần gốc tạo thành quả có nhiều đại (cánh quả) Số lượng thành phần của hoa (mảnh bao hoa, nhị, noãn) nhiều Trong nhiều trường hợp vẫn còn quan sát thấy các dạng tiến hoá trung gian của mảnh bao hoa và nhị Đặc điểm cơ bản nêu trên

đã được ghi nhận từ lâu Tuy nhiên, trong bản mô tả đầu tiên để đặt tên cho loài này, quả Hồi được ghi nhận chỉ có 8 đại Sau này nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận số đại nhiều hơn (13 đại) khi nghiên cứu hình thái học cây Hồi Năm 1978, Phan Kế Lộc đã

mô tả chi tiết các dạng biến dị của Hồi tại Lạng Sơn và chia Hồi thành 6 dạng hình thái Theo kết quả nghiên cứu này, Hồi tại Việt Nam (nghiên cứu tại Lạng Sơn) có 3 thứ chính với 7 dạng: Thứ quả có 8 cánh gồm 3 dạng: lá rộng, lá hẹp và lá vừa; Thứ quả trung gian: có ở 2 dạng lá rộng và lá vừa; Thứ quả nhiều cánh (8 - 13 cánh) có ở

2 dạng lá rộng và lá vừa (Dẫn theo Ninh Khắc Bản, 2008) [33]

1.2.2 Đặc điểm hình thái

Cây Hồi (Ilicum verum Hook.f.) là cây gỗ nhỏ đến trung bình, thường xanh,

cao 6 – 8m, có khi cao tới 15m, đường kính thân 15 – 30cm Thân mọc thẳng, tròn, dạng cột; vỏ ngoài màu nâu xám Cành non hơi mập, nhẵn màu lục nhạt, nhẵn, sau chuyển màu nâu xám, cành rất giòn và tương đối thẳng Tán cây hình tháp, tròn đều; lá mọc cách, thường tập trung ở đầu cành trong như mọc vòng, mỗi vòng thường 3 – 5 lá Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn hình trứng thuôn hay trái xoan; dài 6 – 12 cm, rộng 2,5 – 2 cm, gốc lá hình nêm, chóp lá nhọn hoặc tù, mặt trên màu xanh sẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân lá dạng lông chim gồm 9 – 12 đôi không nổi rõ; cuống lá dài 7 – 10 mm và nhẵn Hoa lưỡng tính, to, mọc đơn độc hoặc từ 2 – 3 cái ở kẽ lá; cuống hoa to và ngắn; đài 5 – 6 phiến màu lục, mép màu hồng, rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16 – 20, hình bầu dục, thường nhỏ hơn các lá đài mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị 10 – 20, chỉ nhị ngắn; lá noãn thường từ 6 đến 8, đôi khi còn có tới 13 lá noãn, họp thành khối hình nón (Ninh Khắc Bản, 2008) [33]

Trang 22

Hình 1: Hình thái lá, hoa và quả Hồi (Illicium verum Hook.f)

Trang 23

Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín thì khô cứng màu nâu, quả hình ngôi sao 6 – 10 cánh, thường 8 cánh (các cánh thường gọi là các đại) Mỗi cánh là một tâm bì, trong mỗi tâm bì có 1 hạt Hạt màu đỏ hoặc nâu sẫm, trong hạt có dầu nhờn Rễ Hồi ăn nông (Bảo Huy và cộng sự, 2002) [3]

1.2.3 Đặc điểm sinh thái

Hồi sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ trung bình hằng năm từ

20 - 250C, lượng mưa hằng năm từ 1200 - 1500 mm Cây Hồi non dưới 3 tuổi là loại cây ưa ẩm, không chịu được khô hạn

Cây Hồi con có thể sống được trong điều kiện độ ẩm của đất bằng 100% độ

ẩm bão hoà, nhưng sẽ sinh trưởng kém, nếu độ ẩm đất giảm xuống 40 - 50% cây Hồi con sẽ chết Trong giai đoạn trưởng thành 40 - 50 tuổi, cây Hồi có khả năng chịu hạn trung bình, có khả năng linh hoạt thích nghi với sự biến độ của môi trường sống về nước

Giai đoạn còn nhỏ dưới 3 năm tuổi, cây Hồi rất mẫn cảm với cường độ ánh sáng Theo dõi những cây Hồi 3 năm tuổi trồng trên các đồi trơ trụi, không có cây che bóng, bị phơi nắng hoàn toàn đều bị vàng lá và một số cây bị chết, chứng tỏ ở giai đoạn này cây Hồi cần được che bóng ở mức độ nhất định Những cây Hồi 20 -

30 tuổi có nhu cầu ánh sáng cao hơn cây non rõ rệt Tuy nhiên, ở các vùng bị chiếu sáng mạnh vẫn có hiện tượng diệp lục của lá bị phân giải vào thời gian các tháng nóng từ tháng 6 đến tháng 8, điều này thể hiện Hồi là cây trung tính thiên về ưa sáng Giai đoạn 40 - 50 năm tuổi, cây Hồi thể thiện là cây ưa sáng nhưng cũng không thuộc vào loại cây ưa sáng mạnh Trồng Hồi trong các thung lũng bị che khuất, thiếu ánh sáng, cây Hồi cũng ít quả

Hồi sinh trưởng và phát triển tốt cả trên đất có độ dốc 20 - 250 Độ cao phân

bố Hồi chủ yếu từ 200 - 800m so với mực nước biển Hồi là cây sinh trưởng trong môi trường đất có phản ứng chua, các loại đất có phản ứng gần trung tính (đất phù sa) và trung tính (các loại đất phát triển trên đá vôi) đều tỏ ra không thích hợp Loại đất phát triển trên đá mẹ macma axit Hồi sinh trưởng tốt nhất sau đó đến đất phát triển trên phiến thạch sét, cả hai loại đất này đều có độ sâu tầng đất trên 70cm, pHKCl từ 3,5 - 6, Hàm lượng hữu cơ tốt nhất > 2%, đất còn thực bì che phủ có độ cao từ 1,5m trở lên Không trồng Hồi ở trên nền đá vôi, các khe sâu không đủ ánh

Trang 24

sáng và độ ẩm quá cao, những khu vực có cỏ tranh và các cây bụi chỉ thị đất thoái hoá như Thanh hao, Sim, Mua chiếm ưu thế (Nguyễn Văn Toàn, 2006) [32]

1.2.4 Đặc điểm vật hậu cây Hồi

Cây Hồi được trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 7 - 8 tuổi Thông thường, một năm có 2 vụ quả: vụ Hồi mùa nở hoa vào tháng 7 - 10 năm trước, quả chín và thu hoạch tháng 9 - 10 năm sau Đây là vụ chính (hoa nhiều năng suất cao và chất lượng tinh dầu tốt); vụ Hồi chiêm nở hoa vào các tháng 6 - 7 năm trước và cho thu hoạch quả vào các tháng 1 - 2 năm sau Năng suất, chất lượng quả của vụ Hồi chiêm thường thấp, thời gian ra hoa cho đến khi quả chín kéo dài khoảng 6 – 7 tháng Chu kỳ sai quả của Hồi thường 2 - 3 năm một lần

Hồi nảy chồi và ra cành 2 lần trong năm Đợt một vào vụ xuân (khoảng tháng 2, tháng 3) gọi là đợt cành xuân và tồn tại trên cây trong 20 - 22 tháng Đợt thứ hai nảy chồi vào mùa Hè - Thu, thường không tập trung và kéo dài từ tháng 6 -

7 đến tháng 9 - 10 Đợt nảy chồi này chỉ hình thành ở cành trên 1 năm tuổi (cành già) Mùa Xuân chủ yếu là ra lá, có tới 90% lá ra vào mùa Xuân Vụ Hè - Thu ra ít chồi, chiếm khoảng 5% tổng số chồi ra trong năm

Ngay sau khi nở hoa, vụ hoa đầu tiên tiếp tục phát triển và hình thành lứa quả thu vào tháng 12 hoặc tháng 01 năm sau, gọi là vụ Hồi Tứ quý Lứa hoa thứ hai mặc dù hình thành ngay sau lứa hoa thứ nhất, nhưng sau khi hoa nở các bao hoa khô đen và bọc lấy quả non Các quả này hầu như ngừng sinh trưởng cho tới tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau Lứa quả này thực sự chỉ lớn nhanh vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 khi nhiệt độ không khí cao và hình thành vụ quả thu hoạch vào tháng 8 - 9 là vụ Hồi mùa Hoa Hồi ra nhiều, khoảng 80% số hoa phát triển trên các chồi mới hình thành vụ xuân

Tỷ lệ đậu quả của Hồi chỉ khoảng 14 - 15% tổng số hoa Quả Hồi vụ mùa thường nặng hơn quả Hồi vụ chiêm (hay còn gọi là Hồi Tứ quý) khoảng 30%

Hồi rụng lá mỗi năm một lần vào cuối tháng 9 và có thể kéo dài tới tháng 4 -

5 năm sau Trong những năm thời tiết không thuận lợi Hồi rụng hết lá và đồng loạt

ra lá mới vào đầu mùa Xuân làm cho cả rừng Hồi có màu đỏ nhạt của chồi non Trường hợp này gọi là "Hồi đỏ ngọn" và năm đó hồi thường không có quả [3]

Trang 25

1.2.5 Đặc điểm tái sinh của cây Hồi

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy cây Hồi có khả năng tái sinh tự nhiên rất mạnh kể cả tái sinh chồi và tái sinh hạt Tái sinh chồi trong tự nhiên thường thấy ở những nơi có độ tàn che dưới 50%, trên những gốc cây bị chặt hoặc bị chết phần thân, phần gốc còn lại trên mặt đất từ 5 - 20cm, ở vị trí này, chồi tái sinh khá mập

và rất có triển vọng phát triển thành cây trưởng thành bình thường Ngoài ra, khả năng tái sinh chồi khoẻ thường thấy ở những gốc cây mẹ nhỏ hơn 20cm, ở những gốc lớn từ 40cm trở lên thường khả năng tái sinh chồi kém hơn nhiều

Trang 26

1.2.6 Các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

Chọn giống và nhân giống là 2 nội dung rất quan trọng luôn luôn được gắn liền với nhau trong công tác cải thiện giống cây rừng nói chung và cải thiện giống Hồi nói riêng, nhưng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở trong nước hiện nay rất ít Có lẽ do cây Hồi không những lâu ra quả mà chu kỳ sai quả còn khá dài Mặt khác, Hồi là cây có dầu rất khó nhân giống bằng phương pháp vô tính, phạm vi phân bố lại rất hẹp nên ít được quan tâm

1.2.6.1 Nghiên cứu về chọn giống

Theo kết quả nghiên cứu chọn giống của Nguyễn Huy Sơn và các cộng sự (2004), hàm lượng tinh dầu trong quả Hồi dao động trong khoảng 5,12 - 9,72%, độ đông là 15-190C và hàm lượng anethol trong tinh dầu là 89,1 - 98,57% Từ các giá trị đó, tác giả đã chọn được 18 cây trội về sản lượng quả và hàm lượng, chất lượng tinh dầu để lấy vật liệu phục vụ nghiên cứu nhân giống vô tính 18 cây trội này có

cả sản lượng quả cao vượt trội >20%, hàm lượng tinh dầu ≥7%, độ đông ≥170C và hàm lượng anethol ≥ 95% [26]

Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn và miền núi đã nghiên cứu chọn cây trội để làm giống theo sản lượng quả cụ thể như: Cây phải có lượng quả cao gấp 2 - 3 lần so với lượng quả trung bình trong lâm phần, cây trội thường có biểu hiện về hình thái là cây sinh trưởng tốt, có tán lá xum xuê, có nhiều chùm quả, quả to, sai, quả có nhiều cánh từ 8 - 11 cánh Kết quả đã lựa chọn ra được 40 cây trội tại 2 xã Tân Đoàn và Đại An, huyện Văn Quan, Lạng Sơn đã đáp ứng được yêu cầu các tiêu chí lựa chọn cây giống theo sản lượng quả [41]

Hoàng Thanh Lộc (2009) [19] đã nghiên cứu tuyển chọn cây trội theo mục tiêu chọn giống, cây trội đảm bảo các tiêu chí như sản lượng >39,02 kg, hàm lượng tinh dầu >1,27%, hàm lượng trans-anethol > 92,76%, độ đông >17,480C và hàm lượng axit shikimic > 9,58% Kết quả đã chọn được 25 cây trội được chọn đáp ứng với tiêu chí sản lượng quả, hàm lượng và chất lượng tinh dầu; có 13 cây trội được chọn đáp ứng tiêu chí hàm lượng axit shikimic; có 05 cây trội được chọn thoả mãn tiêu chí hàm lượng và chất lượng tinh dầu và hàm lượng axit shikimic

Trang 27

Đặc biệt gần đây, Nguyễn Mạnh Tường (2010) [29] tiếp tục nghiên cứu tuyển chọn cây trội dựa trên 3 tiêu chí như hàm lượng tinh dầu ≥ 11,551%; Hàm lượng tran anethole ≥ 92,72%; Độ đông ≥ 17,4630C Kết quả lựa chọn được 20 cây trội thuộc lâm phần 45 năm tuổi của xã Tân Đoàn huyện Văn Quan đảm bảo các tiêu chí trên

1.2.6.2 Nghiên cứu về nhân giống

Nghiên cứu về nhân giống Hồi bằng hom cành đã được Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự (1984) [31] thực hiện, nhưng kết quả mới chỉ đạt được ở việc nhân giống bằng hom thân của cây con 2 năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm, nên ít có ý nghĩa trong công tác cải thiện giống

Theo Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2004 [26] khi nghiên cứu về các phương pháp ghép cho thấy ghép áp có tỷ lệ sống cao hơn ghép nêm và tỷ lệ sống của cây ghép sau hơn 3 tháng đạt tới 79%, sau 5 tháng tỷ lệ sống của các cây ghép tuy có giảm nhưng vẫn đạt gần 74% Qua kết quả này cho thấy ghép là phương pháp rất có triển vọng để nhân giống cho cây Hồi, đây là cơ sở rất quan trọng góp phần để cải thiện giống Hồi có năng suất, chất lượng cao trên cơ sở giống đã được chọn lọc

Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống sinh dưỡng cây Hồi (Illicium verum

Hook.f) của Hoàng Thanh Lộc đã được Nguyễn Mạnh Tường (2010) kế thừa cho thấy nhân giống bằng phương pháp ghép nêm nối ngọn vào tháng 2 với đường kính gốc ghép 0,66 - 0,75cm cho tỷ lệ sống đạt đến 73,3% Cây Hồi ghép ở giai đoạn 1 năm tuổi sinh trưởng chậm cả về đường kính và chiều cao [29]

Những kết quả nghiên cứu về chọn giống và nhân giống Hồi bước đầu đã thành công, tuy nhiên khu vực nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở hai trong số 10 huyện của tỉnh Lạng Sơn Do vậy, cần có nhiều đề tài nghiên cứu lựa chọn ra các loại giống

và nhân giống Hồi đáp ứng mục đích lấy dầu, lấy axit shikimic trong tương lai

1.2.7 Các nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật gây trồng và sản xuất Hồi

1.2.7.1 Tình hình gây trồng Hồi

Năm 1906, Eberhardt đã phát hiện ra cây Hồi Đông Dương, đặc biệt Hồi ở Việt Nam có chất lượng tinh dầu khá cao Do vậy, năm 1907, ông đã gây trồng mở rộng loài cây này ra nhiều vùng của Việt Nam như Phú Thọ, Hoà Bình, Điện Biên,

Trang 28

Lào Cai, Bảo Lộc (Lâm Đồng) Có lẽ do không chú ý tới đặc điểm sinh thái của cây con và kỹ thuật trồng nên tác giả đã không thu được kết quả như mong đợi Mặc dù trồng rừng không thành công nhưng tác giả đã rút ra nhận xét rằng cây Hồi con rất yếu và không chịu được ánh sáng mạnh, ở những nơi được che sáng thì tỷ lệ sống cao hơn ở những nơi không được che sáng (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2004)

Antonie Chris (1929) đã gây trồng được 109 ha Hồi ở Lạng Sơn Trong công trình này, các biện pháp kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc đã được chú ý nên tỷ

lệ sống đạt khá cao, hằng năm khi chăm sóc, tác giả đã bón mỗi gốc 7 kg phân chuồng và 0,1 kg sunfat đạm (dẫn từ Ban KHKT Lạng Sơn, 1995) [1]

1.2.7.2 Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Hồi

Nguyễn Ngọc Tân (1987) [30] khi nghiên cứu về chế độ ánh sáng cho cây con trong giai đoạn vườn ươm cũng có nhận xét tương tự, cây Hồi con 1 năm tuổi ở vườn ươm cần được che sáng từ 60 – 80% là thích hợp nhất, cây trồng ở trên rừng

từ 2 – 3 năm tuổi vẫn cần phải che bóng, cây Hồi lớn có đường kính từ 18 – 50cm chịu được ánh sáng mạnh hơn nhưng diệp lục ở lá vẫn bị phân giải mạnh Ở giai đoạn vườn ươm cây Hồi con thường ưa ẩm nhưng khả năng hút nước kém, không chịu được hạn, chết ở độ ẩm < 51%, sinh trưởng kém ở độ ẩm bão hoà và sinh trưởng tốt nhất ở độ ẩm 80% so với độ ẩm bão hoà Trong giai đoạn vườn ươm cây con cần đạm, kali hơn lân, có thể bón phối hợp kaliclorua với đạm urê hoặc đạm sunfat theo tỷ lệ N1K1

Dự án phát triển cây Hồi ở 9 xã thuộc huyện Văn Quan (Lạng Sơn) cũng đã nêu rõ về kỹ thuật trồng và khai thác rừng Hồi, mật độ trồng là 400 cây/ha (5x5m), tiêu chuẩn cây con đem trồng phải đạt >40 cm về chiều cao, và >0,5 cm về đường kính cổ rễ, nếu trồng vụ Xuân – Hè thì cây con phải đủ 24 tháng tuổi, nếu trồng vụ Đông – Xuân phải trên 20 tháng tuổi Thực bì cao < 1m phải phát băng rộng 1 m, chừa 4 m, thực bì thưa cao >1m thì phải phát băng rộng 2 m, sau đó gieo 3 hàng Cốt khí để che bóng Làm đất cục bộ bằng cách cuốc hố 40x40x40cm, bón lót 1kg/hố, trong đó có 50% phân chuồng hoai và 50% phân xanh ủ hoai Trường hợp nông lâm kết hợp không nên trồng Sắn vào đất trồng Hồi [42]

Trang 29

1.2.7.3 Nghiên cứu về sinh trưởng cây Hồi

Trong công trình nghiên cứu hệ thống kỹ thuật kinh doanh rừng Hồi trên quy

mô lớn, Bùi Ngạnh (1977) [10] đã đưa ra kết luận ban đầu là Hồi cần phải được trồng dưới tán, nên việc tạo lớp tàn che cho cây Hồi là biện pháp tiên quyết Nếu trồng rừng bằng cây con 1 năm tuổi thì cần có lớp tàn che > 70% Cũng theo tác giả thì có thể phục tráng Hồi già bằng con đường bổ sung dinh dưỡng như bón đạm, phân chuồng hoặc trồng các loài cây họ đậu dưới tán rừng Hồi để “đổi lân lấy đạm” Phí Quang Điện

và Lê Văn Hán (1983) [35] khi nghiên cứu phục tráng rừng Hồi già ở Lạng Sơn cũng đưa ra các kết luận tương tự Ngoài ra, các tác giả còn cho thấy biện pháp cuốc xới lớp đất mặt có hiệu quả khá rõ rệt đến sinh trưởng và sản lượng quả

1.2.7.4 Nghiên cứu về năng suất và sản lượng

Theo số liệu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (2005), ở nước ta trong giai đoạn 1960 - 1975, sản lượng quả Hồi khô ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng hằng năm biến động 3.500 - 5.000 tấn Lượng quả Hồi khô xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga, Cu Ba, các nước Đông Âu thường trong khoảng 1.500 - 3.000 tấn/năm Mặt hàng tinh dầu Hồi hàng năm chưng cất được từ 150 - 200 tấn Riêng năm 1987, lượng tinh dầu Hồi đã xuất khẩu được khoảng trên 120 tấn, chủ yếu là thị trường Pháp (80 tấn), còn lại là Đức, Nga, Bungari, Tiệp, Ba Lan… Ngoài ra, khối lượng đáng kể quả Hồi và tinh dầu Hồi đã được bán trực tiếp sang Trung Quốc

từ những người sản xuất (dẫn theo Sở Thương mại và Du lịch) [36]

Theo Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản (2006), những năm trước đó sản lượng tinh dầu Hồi từ Lạng Sơn và Quảng Ninh giảm rõ rệt do diện tích trồng Hồi đã bị thu hẹp Sản lượng quả Hồi hiện nay hầu hết được xuất khẩu sang Trung Quốc qua con đường buôn bán lẻ tiểu ngạch của tư nhân Do Trung Quốc đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm hoa Hồi, nên họ nhập sản phẩm hoa Hồi từ Việt Nam để chế biến rồi tái xuất khẩu sang các nước khác Vì vậy, ngoài bị mất thương hiệu, giá cả thị trường quả Hồi Việt Nam do người Trung Quốc quyết định,

Trang 30

như vậy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các chủ rừng Hồi, đặc biệt là người dân Lạng Sơn, nơi được coi là “rốn Hồi” của Việt Nam Đây là thách thức không nhỏ đặt ra đối với người dân kinh doanh rừng Hồi [23].

1.2.7.5 Nghiên cứu về thu hái, bảo quản, chế biến sản phẩm Hồi

Thu hái, bảo quản sản phẩm Hồi là vấn đề ít được quan tâm, trước đây chủ yếu bảo quản theo kinh nghiệm của nhân dân địa phương, nhưng gần đây đã có một

số công trình nghiên cứu có liên quan, nổi bật như:

Công trình nghiên cứu của Bùi Ngạnh và Trần Quang Việt (1981) [11], bước đầu các tác giả đã tổng kết được các kinh nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm về thời điểm thu hái, phương pháp chế biến và bảo quản hạt giống, kỹ thuật làm đất và nuôi cấy cây con trong vườn ươm

Lê Đình Khả và các cộng sự (2002) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt Hồi và đã xác định được điều kiện bảo quản thích hợp để kéo dài sức sống của hạt gấp 4 lần về thời gian so với phương pháp bảo quản truyền thống mà

tỷ lệ nảy mầm của Hạt vẫn đạt tới 42,5% (dẫn theo Nguyễn Mạnh Tường, 2010)

Nguyễn Mạnh Tường (2010) đã nghiên cứu và đề xuất việc thu hái, bảo quản hạt giống phải đảm bảo khi quả chín, lúc vỏ màu vàng nhạt, hạt bên trong màu nâu đậm, bóng nội nhũ màu trắng và cứng Thời gian thu hái vụ đông tốt nhất là sau tiết sương giáng 5 - 7 ngày Nếu nhân giống hữu tính cần lựa chọn các cây trội đã được tuyển chọn Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín được ủ lại thành đống trong 2 - 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần Khi quả chín, chọn những quả 8 - 11 cánh rải đều dưới nắng nhẹ để tách hạt ra, những hạt chưa tách ra được có thể dùng que tre để tách lấy hạt Hạt sau khi được tách ra cho vào nước sạch và chỉ thu những hạt chìm xuống dưới để làm giống, hạt được vớt ra hong khô ở nơi thoáng gió 4 - 5 ngày, khi hạt đã ráo nước cho vào bảo quản [29]

Trước đây nghiên cứu về chế biến sản phẩm Hồi ở nước ta chưa được quan tâm trú trọng, hầu hết quả Hồi chỉ được sơ chế bằng cách phơi khô rồi bán sản phẩm

Trang 31

Hồi thô sang Trung Quốc Do vậy, những nghiên cứu về chế biến sản phẩm Hồi mới chỉ dừng lại ở phòng thí nghiệm để xem xét về chất lượng tinh dầu, cụ thể như:

Theo Eruest Guenther (1948), tinh dầu Hồi có 21 thành phần khác nhau, trong đó có anethole là thành phần chính So sánh về chất lượng, tác giả đã khẳng định tinh dầu Hồi của Việt Nam tốt hơn tinh dầu Hồi của Trung Quốc Đặc biệt là

độ đông, tinh dầu Hồi của Việt Nam có độ đông khá cao từ 17 – 190C, trong khi đó tinh dầu Hồi của Trung Quốc chỉ đông ở 130C Theo tiêu chuẩn trên thị trường Quốc tế, độ đông của tinh dầu Hồi ≥170C là loại rất tốt, 160C là loại tốt, 150C là loại đạt yêu cầu và dưới 150C là chưa đạt yêu cầu (dẫn theo Hà Chu Chử, 1996) [17]

Theo Hoàng Văn Phiệt và cộng sự (1975) thì Hồi ở Lạng Sơn có hàm lượng tinh dầu khá cao, chiếm từ 10 – 13% trọng lượng quả khô Diễn biến hàm lượng tinh dầu trong lá lại lệch pha với quả, thời kỳ tích luỹ tinh dầu cao nhất là cuối tháng 4, đầu tháng 5 (3,66%), sau đó giảm dần từ tháng 9 đến tháng 11 (tương đương là 1,45

và 1,29%) Ngoài ra, hàm lượng tinh dầu cũng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bảo quản như nấm mốc và mục làm giảm hàm lượng và chất lượng tinh dầu, các chất gây độc như cis-anethol lại tăng lên (Dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2004)

Năm 2006, Lưu Đàm Cư và các cộng sự đã khẳng định hàm lượng tinh dầu trong quả Hồi biến đổi theo vụ thu hoạch Hàm lượng tinh dầu trong quả tươi vào

vụ mùa dao động trong khoảng 1,45 - 3,87%, trong vụ tứ quý là 1,9 - 4,98% Tương ứng với hàm lượng trans-anethol trong vụ mùa là 95,96% và hàm lượng cis - anethol nhỏ hơn 0,1% (Dẫn theo Hoàng Thanh Lộc, 2005) [19]

Đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất axit shikimic từ quả Hồi để tổng hợp hoạt chất Oseltamivir Viện Hoá học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là nơi đầu tiên chiết xuất thành công axit shikimic Theo quy trình cứ 100kg quả hồi khô sẽ chiết xuất được 6,5 - 7 kg axit shikimic tinh khiết Qua kiểm tra trên máy phổ quang cộng hưởng từ cho thấy,

độ tinh khiết của sản phẩm đạt 95%, có chất lượng tương đương với mẫu của thế giới Tiếp sau đó, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cũng công bố là đơn vị thứ hai đã chiết xuất thành công axit shikimic trong quy mô phòng thí nghiệm Với trang thiết bị hiện tại Viện có khả năng chiết xuất và cung cấp khoảng 200 - 400kg axit shikimic/năm (Dẫn theo Nguyễn Văn Toàn, 2006) [32]

Trang 32

Như vậy, kết quả nghiên cứu về chế biến sản phẩm Hồi gần đây của Viện Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế đã mở ra một hướng đi mới trong tương lai về chế biến sản phẩm Hồi trong công nghệ dược liệu, dược phẩm

1.2.7.6 Nghiên cứu về thị trường và giá cả

Lã Đình Mỡi (2001)[20] khi nghiên cứu về thị trường xuất khẩu quả Hồi cho thấy quả Hồi khô thường được gọi là “Hoa Hồi” là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường Phần lớn quả Hồi và tinh dầu Hồi được xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Singapore, Anh, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản… Giá xuất khẩu khoảng 1.000 USD/ tấn quả và 3,5 USD/kg tinh dầu Người ta ước tính, năm 1993 khối lượng tinh dầu Hồi mua bán trên thế giới đạt khoảng 4,5 triệu USD Qua nghiên cứu thị trường Châu

Âu, tác giả đã xác định các chỉ tiêu chất lượng quả Hồi khô thông qua bảng tiêu chuẩn sau:

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn quả Hồi khô xuất khẩu vào thị trường Châu Âu

Phân hạng

1.2.8 Chỉ dẫn địa lý cây Hồi Lạng Sơn

Nguyễn Văn Toàn (2006) [32] đã phân tích, đánh giá tính đặc thù Hồi và xác định phạm vi địa phương đáp ứng điều kiện trồng Hồi Lạng Sơn, kết quả đã xác định được cơ

sở khoa học về đặc điểm đất, đặc trưng khí hậu và chất lượng Hồi cho việc đăng bạ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Hồi Lạng Sơn, góp phần bảo hộ người sản xuất và tiêu dùng

Theo Lường Đăng Ninh (2010) [22] quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn cho sản phẩm hoa Hồi nhằm bảo vệ uy tín, danh tiếng, bước đầu đã tạo ra được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm "Hoa Hồi" Lạng Sơn; giúp đẩy mạnh

Trang 33

tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người sản xuất sản phẩm hoa Hồi; giúp Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh Hồi Lạng Sơn có hệ thống phương tiện quản lý, quy trình, quy chế quản lý; giúp nâng cao kiến thức và khả năng tự tổ chức quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý [22]

1.3 THẢO LUẬN

Cây Hồi là loài cây thân đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao, được gây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng Mặc dù là loài cây đem lại lợi ích kinh tế cao cho người dân sống ở vùng Hồi, nhưng cây Hồi chưa được trú trọng đúng mức Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây Hồi như: đặc tính sinh lý; biện pháp kỹ thuật gieo ươm; kỹ thuật trồng Hồi; chọn và sử dụng đất trồng Hồi; nhu cầu ánh sáng, nước và dinh dưỡng khoáng của cây Hồi…Tuy nhiên, cây Hồi Lạng Sơn chưa phát triển một cách bền vững Hơn nữa, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đánh giá tổng kết tình hình sản xuất Hồi ở Lạng Sơn từ quá khứ cũng như hiện tại Vì vậy, việc thực hiện đề tài

"Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất Hồi (Ilicium verum Hook.f) ở tỉnh Lạng Sơn" góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề nhằm phát triển bền vững cây Hồi Xứ

Lạng

Trang 34

Chương 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

2.1.1 Mục tiêu chung

Nhằm tổng kết đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất Hồi trong phạm

vi của tỉnh Lạng Sơn từ gây trồng đến thu hoạch sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Đồng thời tổng kết được các kinh nghiệm và các tiến bộ kỹ thuật làm cơ sở

đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

3 Đánh giá được năng suất sản lượng thu hoạch trong những năm gần đây;

4 Đánh giá được thị trường tiêu thụ các sản phẩm Hồi trong những năm gần đây;

5 Đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững

2.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

- Đối tượng nghiên cứu: Cây Hồi (Illicium verum Hook.f.)

- Phạm vi nghiên cứu: 6 huyện của tỉnh Lạng Sơn: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất là chủ yếu Hiện nay Hồi ở Lạng Sơn có diện tích lớn và tập trung chủ yếu là rừng trồng từ 15 -

45 năm tuổi, một phần nhỏ là rừng Hồi già trên 50 năm tuổi nên năng suất rất thấp cần phải cải tạo và một phần nhỏ rừng từ 10 - 15 tuổi, rừng dưới 10 tuổi là rất ít, chủ yếu là trồng phân tán Vì vậy, các mô hình sử dụng để đánh giá hiệu quả chủ yếu là rừng từ 15 - 45 tuổi

Trang 35

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thực trạng gây trồng Hồi ở Lạng Sơn

- Thực trạng về diện tích và kỹ thuật gây trồng Hồi hiện nay;

- Đánh giá đặc điểm đất của vùng trồng Hồi Lạng Sơn;

- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số mô hình rừng Hồi điển hình;

- Xác định năng suất sản phẩm trên cơ sở các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng;

- Những tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng cho một số mô hình điển hình trong thời gian gần đây

2.3.2 Thực trạng khai thác, chế biến bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm Hồi

- Kỹ thuật khai thác;

- Kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch;

- Xác định những tiến bộ kỹ thuật và những tồn tại trong khai thác, chế biến;

- Đánh giá tình hình và khả năng tiêu thụ sản phẩm (quả Hồi, tinh dầu Hồi) ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước

- Đánh giá về hiệu quả xã hội: Sự thu hút lao động tham gia vào các mô hình

- Đánh giá hiệu quả môi trường: Xác định được mật độ và độ che phủ, từ đó phân tích ảnh hưởng của việc gây trồng và phát triển cây Hồi tác động đến môi trường

2.3.5 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững

- Giải pháp về kỹ thuật: chọn và nhân giống, kỹ thuật gây trồng, khai thác bền vững, sơ chế bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

- Giải pháp về chính sách: Đất đai, vay vốn, bao tiêu sản phẩm, thuế…

- Giải pháp về tổ chức: Tổ chức và quản lý cộng đồng, giáo dục người địa phương có ý thức áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển cây Hồi

Trang 36

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp tổng quát

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) kết hợp với phương pháp phỏng vấn, phương pháp kế thừa tài liệu để thu thập các thông tin cần thiết Ngoài ra, sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn tạm thời diện tích 500 - 1000m2 để điều tra Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học

có sự trợ giúp của các phần mềm Exel

Sơ đồ 2.1 Trình tự các bước nghiên cứu của đề tài

Thu thập thông tin

tài liệu, số liệu

Thực trạng về các chính sách áp dụng

ở Lạng Sơn

Bước đầu đánh giá hiệu quả

KT, XH, MT của một số mô hình Hồi

Tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin

Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững

Lựa chọn địa điểm và điều tra thực địa

Trang 37

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

- Kế thừa số liệu về diện tích, năng suất trồng Hồi qua các giai đoạn phát triển từ Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn và phòng NN&PTNT các huyện

- Kế thừa số liệu về khả năng tiêu thụ các sản phẩm và giá cả thị trường qua các giai đoạn từ Chi cục Hải Quan và Sở Thương mại tỉnh Lạng Sơn

- Kế thừa số liệu về vị trí địa lý và kinh tế xã hội vùng trồng Hồi từ sách Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn và Sách Địa chí Lạng Sơn

- Kế thừa số liệu kết quả phân tích đất của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

2.4.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) về kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật thu hái, bảo quản, năng suất, giá cả, chính sách, Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn bán định hướng để thu thập các thông tin về cây Hồi Với cách điều tra theo tuyến điển hình, tổng số huyện điều tra: 6, mỗi huyện điều tra 2 xã, mỗi xã điều tra 01 thôn, mỗi thôn điều

tra, phỏng vấn 02 hộ gia đình (xem phần phụ lục 09 và phụ lục 12)

2.4.2.3 Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, điều tra khảo sát theo tuyến điển hình, trên mỗi tuyến điển hình chọn 2 - 3 mô hình điển hình, mỗi mô hình điển hình lập

03 ô tiêu chuẩn (OTC) theo vị trí chân, sườn, đỉnh, diện tích mỗi OTC khoảng 500 - 1000m2 (20 x25m hoặc 25 x 40m), sao cho đảm bảo dung lượng mẫu n≥30 cây Các chỉ tiêu điều tra trên OTC gồm: D1,3 (cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m)

- Đường kính ngang ngực (D1,3), được đo qua chu vi bằng thước dây có chia vạch đến mm tại độ cao 1,3 m

- Chiều cao vút ngọn (Hvn) và Chiều cao dưới cành (Hdc), được đo bằng sào

đo cao có độ chính xác đến 10cm

Trang 38

- Đường kính tán các cây trong ô (Dt) được đo bằng thước dây và sào có độ chính xác tới 10cm Đường kính tán được đo theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc Kết quả được lấy trị số trung bình của 2 hướng:

Dt = (DtĐT + DtNB)/2 Trong đó: DtĐT + DtNB là đường kính tán theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc

- Chiều cao dưới cành cây Hồi trong ô (Hdc) được đo bằng thước có độ chính xác tới 10cm

- Độ tàn che của ÔTC được xác định theo hệ thống xấp xỉ 200 điểm điều tra trong ô Tại mỗi điểm điều tra dùng thước ngắm lên theo phương thẳng đứng, nếu gặp tán cây giá trị tàn che được ghi là 1, nếu không gặp tán cây giá trị tàn che được ghi là 0, nếu ở vị trí mép tán lá thì giá trị sẽ là 0,5 Độ tàn che chung của ô tiêu chuẩn là giá trị trung bình của tất cả các điểm ngắm trên

2.4.2.4 Phương pháp điều tra hình thái phẫu diện đất

Điều tra đất theo phương pháp đào phẫu diện, xác định loại đất theo phương pháp chuyên gia Mỗi mô hình đào một phẫu diện đất theo phương pháp điển hình, mỗi phẫu diện thu thập 4 mẫu đất ở các độ sâu: 0 - 10cm, 20 - 30cm, 40 - 50cm và

90 - 100cm, đặc điểm đất được mô tả thông qua độ dày tầng đất, kết cấu đất và các loại đất hay đá mẹ

- Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tiến hành phân tích đất theo phương pháp thông dụng hiện đang áp dụng Các phương pháp phân tích đất được

áp dụng đối với từng chỉ tiêu cụ thể sau:

+ pHKCl: KCl 1N, đo pH mét

+ Mùn (chất hữu cơ OM%): WalkleyBlack

+ Đạm tổng số (N%): Kjeldahl

+ Lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Oniani

+ Kali dễ tiêu (K2O mg/100g đất): Quang kế ngọn lửa

+ Cation Ca2+, Mg2+ (meq/100g đất): Amoniaxetat

+ Thành phần cơ giới: Pipet

2.4.2.5 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách

Bước 1: Thống kê các chính sách đã áp dụng

Bước 2: Phỏng vấn theo câu hỏi bán định hướng (xem phụ lục số 09)

Trang 39

Bước 3: Tổng hợp và đánh giá phân tích theo các nội dung sau:

+ Phân tích chính sách về quản lý rừng

+ Phân tích chính sách về đất đai

+ Phân tích chính sách về thuế, bao tiêu sản phẩm

+ Phân tích chính sách về vay vốn

+ Chính sách khác có liên quan như: các dự án quốc tế, trong nước,…

2.4.2.6 Phương pháp tính toán hiệu quả của một số mô hình điển hình

a) Hiệu quả kinh tế: Sử dụng công cụ phân tích kinh tế hộ để đánh giá vai trò và

thu nhập của người dân từ mô hình Hồi Trên cơ sở điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình

để lựa chọn thứ tự ưu tiên trồng các mô hình Hồi sử dụng bảng ma trận so sánh cặp đôi Nếu cặp đôi nào có tần suất xuất hiện nhiều nhất thì được đánh giá thứ tự ưu tiên số 1 cụ thể như bảng so sánh sau:

Bảng so sánh cặp đôi của A,B,C

A B C Tần suất xuất hiện Thứ tự ưu tiên

+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV – Net present Value)

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hằng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình, sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại và được tính theo công thức:

n Bt - Ct

∑ NPV =

t=0 (1 + r)tTrong đó:

NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)

Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)

Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)

t: Thời gian thực hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t

Trang 40

NPV: Dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV >0 thì mô hình có hiệu quả, nếu NPV = 0 mô hình hoà vốn, nếu NPV < 0 mô hình lỗ vốn

+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Bennefits to cost ratio)

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất và được tính theo công thức:

b) Hiệu quả môi trường:

Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua độ che phủ của rừng, quan sát trực tiếp so sánh độ tàn che của tầng cây cao

d) Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của thị trường đến sản phẩm Hồi:

Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm Hồi thông qua điều tra, khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng, tư thương,…Các vấn đề được quan tâm là giá

cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến

e) Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình hiệu quả của việc giải quyết việc làm, khả năng thay thế của các loài cây gây nghiện, hướng tới mục tiêu ổn định xã hội

Ngày đăng: 26/05/2016, 11:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Lâm nghiệp - Vụ khoa học công nghệ, 1994: Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005. Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009: Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp khu vực phía Bắc. Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp khu vực phía Bắc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
9. Bộ Y tế, 1978: Dược liệu Việt Nam. Nxb Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược liệu Việt Nam
Nhà XB: Nxb Y học Hà Nội
10. Bùi Ngạnh, 1977: Kết quả bước đầu về nghiên cứu hệ thống kỹ thuật cho kinh doanh rừng Hồi trên quy mô lớn. Tổng luận chuyên đề khoa học kỹ thuật, Viện Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu về nghiên cứu hệ thống kỹ thuật cho kinh doanh rừng Hồi trên quy mô lớn
12. Đặng Kim Vui, Nguyễn Thế Đặng và các cộng sự, 2002: Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương "pháp tiếp cận và phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
13. Đỗ Tất Lợi, 1985: Tinh dầu Việt Nam., Nxb Y học thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh dầu Việt Nam
Nhà XB: Nxb Y học thành phố Hồ Chí Minh
14. Đỗ Tất Lợi, 2003: Những công thức và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những công thức và vị thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Y học Hà Nội
15. Đỗ Tất Lợi, 1977: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung, Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Y học
16. Giáo trình Cây rừng Vi ệt Nam. Nxb Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây rừng Vi"ệt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Lâm nghiệp
17. Hà Chu Chử, 1996: Đặc sản Rừng ở Việt Nam. Tổng luận phân tích đặc sản rừng ở Việt Nam, Viện Khoa học lâm nghiệp, Bộ NN&amp;PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sản Rừng ở Việt Nam
18. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 1998: giáo trình Sinh Thái rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh Thái rừng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
19. Hoàng Thanh Lộc, 2009: Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống sinh dưỡng cây Hồi (Illicium verum Hook.f) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống sinh dưỡng cây Hồi (Illicium verum
20. Lã Đình Mỡi, 2001: Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
21. Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dung, 1992: Thực vật và thực vật đặc sản rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật và thực vật đặc sản rừng
23. Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản, 2006: Nghiên cứu nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm từ cây Hồi tại Lạng Sơn. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và Công nghiệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm từ cây Hồi tại Lạng Sơn
24. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh, 1997: Giáo trình Trồng rừng, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng rừng
25. Nguyễn Bá Ngãi, 1999: Bài giảng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp "đánh giá nhanh nông "thôn
26. Nguyễn Huy Sơn, 2004: Xây dựng mô hình Hồi (Illiicium verum Hook.f.) có sản lượng quả cao trên cơ sở giống được chọn lọc (1999 – 2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình Hồi (Illiicium verum "Hook.f.)
27. Nguyễn Huy Sơn, Lê Sỹ Trung, Phan Văn Thắng, 2010: Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo sau Đại học Lâm sản ngoài gỗ. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sản ngoài gỗ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w