1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa từ ngữ địa phương nam bộ (trong thơ ca dân gian nam bộ)

169 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Trong luận án này cũngvậy, chúng tôi so sánh, đối chiếu từ ngữ địa phương Nam Bộ trong thơ ca dân gianNam Bộ trên các mối quan hệ với từ ngữ của các vùng địa phương khác cũng nhưvới ngô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ (TRONG THƠ CA DÂN GIAN NAM BỘ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ (TRONG THƠ CA DÂN GIAN NAM BỘ)

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62 22 0101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS HOÀNG TRỌNG CANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Đức Hùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án, chúng tôi đã nhận được sựgiúp đỡ tận tình, sự góp ý quý báu, sự khích lệ, động viên của thầy giáo hướng dẫn:PGS.TS Hoàng Trọng Canh Tự đáy lòng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới thầy

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đã được cácthầy cô trong Bộ môn Ngôn ngữ, các thầy cô Khoa SP Ngữ văn, Phòng Sau đại học

và lãnh đạo Trường Đại học Vinh tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận

án Ngoài ra, luận án của chúng tôi hoàn thành đúng thời hạn cũng nhờ sự giúp đỡnhiều mặt của các thầy cô ở Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, các cấp lãnh đạoTrường Đại học Đồng Tháp, nơi tôi công tác, các bạn bè, đồng nghiệp và cả nhữngthành viên trong gia đình tôi Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn !

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận án

Trần Đức Hùng

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1 Bảng quy ước viết tắt

10 NNTD Ngôn ngữ toàn dân

11 NN-VH Ngôn ngữ - văn hóa

13 TCDG Thơ ca dân gian

14 TCDGNB Thơ ca dân gian Nam Bộ

Kí hiệu Tài liệu tham khảo được để trong [ ], gồm: số thứ tự của tài liệutheo trật tự ở phần Tài liệu tham khảo; số trang Ví dụ: [5; 12] Nếu tài liệu có nhiềutrang liên tục thì số trang được ngăn cách bằng dấu gạch ngang Ví dụ: [3; 1-12].Nếu tài liệu có nhiều trang không liên tục thì số trang được ngăn cách bằng dấuphẩy Ví dụ: [ 5; 22, 25]

2 Tên các tác phẩm thơ ca dân gian Nam Bộ - đối tượng khảo sát, đượcchúng tôi viết tắt như sau:

CDĐTM : Ca dao Đồng Tháp Mười

CDNB : Ca dao - dân ca Nam Bộ

CDNKLT : Ca dao - dân ca Nam kỳ lục tỉnh

DGBL : Văn học dân gian Bạc Liêu

DGCĐ : Văn học dân gian Châu Đốc

DGSCL : Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN iii

MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận án 4

6 Bố cục của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ở Việt Nam 5

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ở vùng Nam Bộ 8

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa từ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ 10

1.2 Những tiền đề lí thuyết liên quan đến đề tài 12

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ - văn hóa 12

1.2.2 Phương ngữ tiếng Việt và từ ngữ địa phương Nam Bộ 19

1.2.3 Thơ ca dân gian Nam Bộ với việc sử dụng từ ngữ địa phương 25

1.3 Tiểu kết chương 1 32

Chương 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN BIẾN THỂ NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA 33

2.1 Dẫn nhập 33

Trang 7

2.2 Biến thể ngữ âm của từ địa phương Nam Bộ trong thơ ca dân gian 33

2.2.1 Thống kê định lượng 33

2.2.2 Các dạng biến thể ngữ âm của từ địa phương Nam Bộ 34

2.3 Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ qua các hiện tượng biến thể từ vựng - ngữ nghĩa 40

2.3.1 Lớp từ ngữ địa phương chỉ địa danh vùng Nam Bộ 40

2.3.2 Lớp từ ngữ địa phương chỉ sông nước vùng Nam Bộ 48

2.3.3 Lớp từ ngữ địa phương chỉ thiên nhiên, miệt vườn vùng Nam Bộ .53

2.3.4 Lớp từ ngữ xưng hô địa phương Nam Bộ 57

2.3.5 Lớp từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân 66

2.4 Tiểu kết chương 2 72

Chương 3 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN ĐỊNH DANH .74

3.1 Khái niệm về định danh 74

3.2 Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua “độ sâu phân loại” trong “sự phạm trù hóa hiện thực” của từ ngữ địa phương Nam Bộ 76

3.2.1 Thống kê định lượng 77

3.2.2 Nhóm từ biểu thị khái niệm chủng 78

3.2.3 Nhóm từ biểu thị khái niệm loại 82

3.3 Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ qua cách định danh sự vật 90

3.3.1 Thống kê định lượng 91

3.3.2 Cách định danh qua các nhóm từ chỉ sự vật trong thơ ca dân gian Nam Bộ 92

3.4 Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua nhóm từ ngữ địa phương Nam Bộ định danh đánh giá mức độ đặc tính sự vật 101

3.4.1 Thống kê định lượng 101

3.4.2 Các nhóm từ ngữ chỉ sự đánh giá mức độ các đặc tính sự vật 102

3.5 Tiểu kết chương 3 109

Trang 8

Chương 4 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN NGHỆ

THUẬT SÁNG TẠO THƠ CA DÂN GIAN 110

4.1 Từ ngữ địa phương Nam Bộ - công cụ nghệ thuật sáng tạo thơ ca dân gian .110

4.1.1 Từ ngữ địa phương được sử dụng với vai trò thể hiện nội dung ngữ nghĩa 110

4.1.2 Từ ngữ địa phương được sử dụng với vai trò thể hiện nghệ thuật .117

4.2 Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện qua ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật 125

4.2.1 Biểu trưng bằng hình thức so sánh tu từ 127

4.2.2 Biểu trưng bằng ẩn dụ tu từ 133

4.2.3 Biểu trưng bằng hoán dụ tu từ 143

4.3 Tiểu kết chương 4 147

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC

Trang 9

MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ

Trang

Bảng 2.1 Lớp từ biến thể ngữ âm 34

Bảng 2.2 Số lượng và tần số xuất hiện loại địa danh trong TCDGNB 40

Bảng 2.3 Tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố chung 42

Bảng 2.4 Tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố riêng 42

Bảng 2.5 Số lượng và tần số xuất hiện nguồn gốc các địa danh 44

Bảng 2.6 Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện cấu tạo của từ ngữ chỉ sông nước trong TCDGNB 48

Bảng 2.7 Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện từ loại của từ ngữ chỉ sông nước trong TCDGNB 49

Bảng 2.8 Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện cấu tạo của từ ngữ chỉ thiên nhiên, miệt vườn trong TCDGNB 53

Bảng 2.9 Số lượng và tần số xuất hiện từ loại từ ngữ chỉ thiên nhiên, miệt vườn trong TCDGNB 54

Bảng 2.10 Số lượng và số lần xuất hiện của các nhóm từ xưng hô 58

Bảng 2.11 Số lượng từ ngữ địa phương NB đồng nghĩa trong TCDG phân theo các tiểu loại 67

Bảng 3.1 Số lượng từ ngữ NB biểu thị “độ sâu phân loại” 77

Bảng 3.2 Số lượng và số lần xuất hiện các nhóm từ chỉ sự vật 91

Bảng 3.3 Số lượng các nhóm từ ngữ định danh Nam Bộ chỉ sự đánh giá mức độ các đặc tính sự vật 102

Bảng 4.1 Số lượng và tỉ lệ % các kiểu kết cấu của từ ngữ địa phương NB trong TCDG 128

Bảng 4.2 Số lượng các nhóm ẩn dụ tu từ theo nghĩa biểu trưng 135

Bảng 4.3 Số lượng các nhóm hoán dụ theo nghĩa biểu trưng 144

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Phương ngữ nói chung, từ ngữ địa phương nói riêng là một trong những

biểu hiện của tính đa dạng ngôn ngữ dân tộc Vì thế nghiên cứu phương ngữ cũngnhư từ địa phương, ở bình diện cấu trúc hệ thống hay mặt hành chức đều là sự cầnthiết Việc nghiên cứu từ ngữ địa phương trong một dạng hoạt động cụ thể là sángtạo thơ ca dân gian sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết về phương ngữnói chung và từ địa phương nói riêng Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu còn có ýnghĩa thiết thực góp phần vào bức tranh toàn cảnh về các vùng phương ngữ Việt,đồng thời thấy rõ thêm tính đa dạng của ngôn ngữ dân tộc

1.2 Cũng như lịch sử vùng đất Nam Bộ, phương ngữ Nam Bộ mới được

hình thành và phát triển cách đây hơn ba thế kỉ Về nguồn gốc, từ vựng của địaphương Nam Bộ có nhiều từ ngữ xuất phát từ vùng Trung Bộ Tuy nhiên, cùng vớiquá trình phát triển của lịch sử, các từ ngữ này đã dần tạo ra khác biệt ít nhiều vềngữ âm, từ vựng, ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân và các vùng khác Sự khácbiệt ấy không chỉ góp thêm phần vào bức tranh đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt màcòn tạo nên những nét đặc trưng văn hóa sông nước Nam Bộ trong bức tranh đa sắcmàu của văn hóa dân tộc Vì vậy, từ trước tới nay, phương ngữ Nam Bộ đã đượccác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm không chỉ từ bình diện ngôn ngữ

mà còn cả phương diện văn hóa Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề từ địa phươngNam Bộ trong thơ ca dân gian, một dạng hành chức đặc thù - mang tính nghệ thuậtcủa từ ngữ địa phương chưa được nghiên cứu theo cách tiếp cận nghiên cứu liênngành ngôn ngữ - văn hóa Do đó, nghiên cứu từ ngữ địa phương Nam Bộ trong thơ

ca dân gian dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa để chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ càng trở nên cần thiết và hữu ích

-1.3 Nam Bộ là vùng đất mới nhưng thơ ca dân gian Nam Bộ không những

rất đồ sộ về số lượng sáng tác, đa dạng về loại thể mà còn mang đặc trưng vùng rõnét Tạo nên đặc trưng riêng về ngôn ngữ - văn hóa, nội dung nghệ thuật của thơ cadân gian Nam Bộ, một phần quan trọng là do từ ngữ địa phương đã được sử dụngvới số lượng lớn và chúng đã phát huy được vai trò sáng tạo nghệ thuật dân gian

Trang 11

của mình Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc tìm hiểu thơ ca dân gian Nam Bộ ởphương diện ngôn ngữ nói chung, và đặc biệt là nghiên cứu từ ngữ địa phươngtrong thơ ca dân gian Nam Bộ dưới góc nhìn của ngôn ngữ - văn hóa nói riêng vẫnchưa được quan tâm đúng mức Đó chính là một trong những lí do quan trọng đểchúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

Với những lí do trên, chúng tôi chọn “Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ

-văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ (trong thơ ca dân gian Nam Bộ)” làm đề tài

nghiên cứu của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích mà luận án hướng đến là chỉ ra các đặc trưng về mặt ngữ âm, từvựng - ngữ nghĩa, độ sâu phân loại, cách định danh, giá trị biểu trưng… của từ địaphương mà người Việt vùng Nam Bộ đã sử dụng trong các sáng tác thơ ca dân gian.Đồng thời, luận án cũng phân tích vai trò của từ địa phương trong thơ ca dân gianNam Bộ, qua đó, cung cấp thêm tư liệu góp phần làm rõ đặc điểm từ địa phương củangười Việt vùng Nam Bộ nói chung

Luận án sẽ cố gắng chỉ ra những giá trị riêng biệt trong sự phân cắt, phản ánhhiện thực và cách sử dụng từ ngữ của người Việt vùng Nam Bộ, nêu rõ những nétriêng trong tính cách cũng như những dấu ấn văn hóa của con người nơi đây, qua đógóp phần làm rõ bản sắc văn hóa của con người vùng Nam Bộ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Trình bày tổng quan các vấn đề lí thuyết liên quan đến ngôn ngữ - văn hóacủa từ địa phương; các vấn đề khái niệm về ngôn ngữ, phương ngữ, từ địa phương,văn hóa , xác định mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trên phương diện lí luận

- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các tư liệu từ địa phương Nam Bộ

đã thu thập được để xác định đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương Nam

Bộ thể hiện trên các phương diện biến thể ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa

- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóacủa từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện trên các phương diện độ sâu phân loại,định danh sự vật và các lớp từ tiêu biểu

- Phân tích vai trò thể hiện nội dung ngữ nghĩa và nghệ thuật của từ ngữ địaphương Nam Bộ trong sáng tác thơ ca dân gian; đồng thời phân tích ý nghĩa biểu

Trang 12

trưng nghệ thuật của từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện qua các phương diện sosánh, ẩn dụ, hoán dụ.

3 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ không

chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ học mà còn là vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Do

đó, chúng tôi vận dụng một số phương pháp cụ thể sau:

3.1 Phương pháp thống kê, phân loại: Để có số liệu cụ thể về từ ngữ địa

phương Nam Bộ, chúng tôi tiến hành thống kê định lượng và phân loại cụ thể từ địaphương thành các lớp từ cụ thể

3.2 Phương pháp miêu tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân

tích, đánh giá các từ ngữ địa phương thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau: vềhình thức, ngữ nghĩa, định danh, giá trị văn hóa

3.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương ngữ là biến thể của ngôn ngữ

toàn dân nên nghiên cứu phương ngữ ở góc độ nào cũng phải có sự so sánh, đốichiếu với ngôn ngữ toàn dân như là phương pháp bắt buộc Trong luận án này cũngvậy, chúng tôi so sánh, đối chiếu từ ngữ địa phương Nam Bộ trong thơ ca dân gianNam Bộ trên các mối quan hệ với từ ngữ của các vùng địa phương khác cũng nhưvới ngôn ngữ toàn dân để thấy được nét đặc trưng riêng và những dấu ấn văn hóacủa từ ngữ địa phương Nam Bộ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từngữ địa phương Nam Bộ (trong thơ ca dân gian Nam Bộ) trên tư liệu thống kê được

từ các sáng tác thơ ca dân gian Nam Bộ đã được các tác giả sưu tập công bố, gồm

1667 từ ngữ địa phương Nam Bộ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án không chỉ nghiên cứu từ ngữ địa phương Nam Bộ ở phương diện cấutrúc hệ thống ngôn ngữ mà còn nghiên cứu về những giá trị tinh thần, những dấu ấn vănhóa của từ địa phương trong các sáng tác thơ ca dân gian Nam Bộ Vì vậy, chúng tôi đivào nghiên cứu, tìm hiểu từ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ từ việc thu thập

Trang 13

vốn từ, tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua các các lớp từ đó Đểthực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu qua 6 cuốn sách sưu tập thơ

ca dân gian: Văn học dân gian Bạc Liêu [I]; Ca dao - dân ca Nam Bộ [II]; Văn học dân

gian đồng bằng sông Cửu Long [III]; Văn học dân gian Châu Đốc [IV]; Ca dao Đồng Tháp Mười [V]; Ca dao - dân ca Nam kỳ lục tỉnh [VI].

5 Đóng góp của luận án

Lần đầu tiên đặc trưng NN-VH của từ địa phương NB trong TCDGNB đượcchỉ ra một cách hệ thống và vai trò của TĐP đối với sáng tạo TCDGNB cũng đượclàm rõ Kết quả của luận án là tư liệu hữu ích cho nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa

NB và là tham khảo cần thiết đối với giảng dạy TCDG và địa phương học ở trườngphổ thông; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những nét đặctrưng ngôn ngữ văn hóa của con người vùng đất phương Nam Tổ quốc

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính

của luận án gồm có bốn chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những tiền đề lí thuyết liên

quan đến đề tài

- Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ

xét ở phương diện biến thể ngữ âm và từ vựng - ngữ nghĩa

- Chương 3: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ

xét ở phương diện định danh

- Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ

xét ở phương diện nghệ thuật sáng tạo thơ ca dân gian

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ở Việt Nam

Từ trước tới nay trên thế giới, phương ngữ (PN) được nghiên cứu khá sớm,bắt đầu từ cuối thời kì Phục Hưng thế kỉ XVII, tiếp cận từ nhiều hướng với phạm vi,mục đích khác nhau Trước thế kỉ XX đã có những tên tuổi gắn liền với sự pháttriển của ngành Phương ngữ học là Franz Bopp (1791 - 1867), J Grimm (1785 -1863), Jost Winteler (1846 - 1926), G.Wenker (1852 - 1911), J Giliéron (1854 -1926), J.Smit (1843 - 1901) Từ thế kỉ XX đến nay cũng đã có nhiều nhà ngôn ngữhọc nghiên cứu PN hoặc từ điển PN như: E.Sapir (1921), Ch Hockett (1958), A.Martinet (1962), J Lyons (1979), J Vendryes (1968)

Nghiên cứu PN ở Việt Nam bắt đầu từ trước thế kỉ XX với một số ghi chép vàcông trình nghiên cứu về các hiện tượng PN của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đầutiên phải kể đến là một số nghiên cứu dưới dạng từ điển của A de Rhodes [54], J.L.Taberd [101], Jean Bonet [97] nhằm thu thập và giải thích từ ngữ các địa phương tiếngViệt Sang thế kỉ XX, bắt đầu có những công trình nghiên cứu đề cập đến PN tiếng Việt

từ hướng tiếp cận từ ngôn ngữ cấu trúc của các tác giả nước ngoài như: L Cadiére với

công trình Ngữ âm tiếng Việt (1902) [102], H Maspéro trong công trình Nghiên cứu

ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1912) [103], B Friberg với công trình Âm vị học tạo sinh,

áp dụng vào các phương ngữ tiếng Việt: nghiên cứu dựa trên cứ liệu phương ngữ Trung Bộ, so sánh ba phương ngữ chính của tiếng Việt hiện đại (1973) [98], M.V.

Gordina và I.S Bưxtrov với công trình Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt (1984) [104], B Marc

với công trình Cảm thức ngữ điệu Việt ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ (2009) [99], J.A Mark với công trình Một số ghi nhận về từ vựng ngữ pháp trong Việt ngữ Trung Bộ (2012)

[100] Nhìn chung, những công trình của các tác giả trên chủ yếu đi sâu nghiên cứucác vùng PN cụ thể trong sự so sánh với ngôn ngữ toàn dân (NNTD) Tuy nhiên, cáccông trình này mới chỉ dừng lại ở sự ghi chép hoặc miêu tả đặc trưng riêng của các từ

Trang 15

ngữ địa phương ở phương diện ngữ âm mà chưa đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa cũngnhư khả năng hành chức của chúng Do đó, đặc trưng riêng của các vùng PN khôngđược thể hiện rõ nét, đặc biệt là đặc trưng về ngôn ngữ - văn hóa (NN-VH).

Đáng chú ý nhất vẫn là những công trình nghiên cứu PN của các nhà Việt ngữhọc Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu phương ngữ

một cách tổng thể, như: Hoàng Thị Châu với cuốn Tiếng Việt trên các miền đất nước (1989) [9], sau này bổ sung, hoàn thiện thành công trình Phương ngữ học tiếng Việt

(2009) [11] Hoặc nghiên cứu phương ngữ về mặt ngữ âm hoặc một vài khía cạnh có

liên quan, như Nguyễn Văn Nguyên với luận án tiến sĩ Miêu tả đặc trưng ngữ âm

phương ngữ Nghệ Tĩnh (2002) [45], Trịnh Sâm với công trình Phương ngữ và ca dao dân ca địa phương (1999) [56], Huỳnh Công Tín với bài viết Hiện tượng biến âm trong phương ngữ Nam Bộ (1996) [73] và công trình Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương ngữ (2013) [77]… Nhìn chung, những công trình của các tác giả này đã nghiên

cứu từ ngữ địa phương biểu hiện chủ yếu ở mặt ngữ âm Các nghiên cứu này có sự sosánh, đối chiếu giữa từ ngữ địa phương với NNTD hay với các vùng địa phương khácđể nhận diện những đặc trưng riêng, đồng thời qua đó nhằm tìm hiểu lịch sử tiếng Việt

Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình Phương ngữ học tiếng

Việt (2009) của tác giả Hoàng Thị Châu [11] Trong chuyên luận vừa nêu, ngoài

việc phân chia PN tiếng Việt thành ba vùng PN, tác giả tập trung phân tích và nhậnxét khái quát các biểu hiện ngữ âm của mỗi vùng PN Điều đó phản ánh một thựctế: giữa các PN hay giữa PN với NNTD, sự khác biệt thể hiện chủ yếu và dễ nhậnthấy nhất là ở mặt ngữ âm Công trình của Hoàng Thị Châu rõ ràng có giá trị địnhhướng cho công tác điều tra, nghiên cứu sâu về PN

Cùng với bình diện ngữ âm, bình diện từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ địaphương cũng đã được các nhà PN quan tâm nghiên cứu từ hai hướng khác nhau: a)Hướng nghiên cứu PN để biên soạn từ điển; b) nghiên cứu sự khác biệt về từ vựngngữ nghĩa của các vùng PN

Về hướng nghiên cứu PN để biên soạn từ điển, có những công trình thu thập và

xử lí vốn từ vựng chung của ba vùng PN với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trọng

Hàn lập Danh sách từ ngữ địa phương (1956) [36; 17]; Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc

Lệ, Phan Xuân Thành với Từ điển đối chiếu từ địa phương (2001) [88]; Đặng Thanh

Trang 16

Hòa với Từ điển phương ngữ tiếng Việt (2005) [31]; Phạm Văn Hảo với Từ điển

phương ngữ tiếng Việt (2009) [26] Có những từ điển thu thập vốn từ ngữ của các PN

cụ thể, như: Nguyễn Văn Ái với Từ điển phương ngữ Nam Bộ (1994) [1]; Nguyễn Nhã Bản, Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên với Từ điển tiếng địa

phương Nghệ Tĩnh (1999) [3]; Huỳnh Công Tín với Từ điển từ ngữ Nam Bộ (2007)

[76] Nhìn chung, những công trình này chủ yếu thu thập vốn từ mang tính chất điểnhình của các vùng PN, thổ ngữ khác nhau và giải thích nghĩa của chúng

Về hướng nghiên cứu sự khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa của các vùng PN, đã

có các công trình, giáo trình và bài viết của một số tác giả Trần Thị Ngọc Lang có

công trình Phương ngữ Nam Bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với

phương ngữ Bắc Bộ (1995) [36] Các giáo trình về từ vựng - ngữ nghĩa của Đỗ Hữu

Châu [8], Nguyễn Thiện Giáp [23], Nguyễn Văn Tu [79] cũng nêu và giải quyết một

số vấn đề của PN Bài viết của Nguyễn Quang: Việc chọn và giải thích từ ngữ miền

Nam trong một quyển từ điển tiếng Việt loại phổ thông (1971) [53], hay bài của hai tác

giả Nguyễn Đức Dương, Trần Thị Ngọc: Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt

từ vựng - ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và tiếng Việt toàn dân (1983) [21]

cũng đều có những phần nghiên cứu về PN tiếng Việt Các công trình, bài viết này đãtập trung tìm hiểu những khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa của các vùng PN so vớiNNTD, hoặc nghiên cứu từ ngữ địa phương theo nội dung phong cách Tuy nhiên, cáctác giả này cũng chỉ mới chủ yếu đi vào những khác biệt về ngữ nghĩa trên các nhóm từcụ thể hoặc nghiên cứu nghĩa của một số nhóm từ nhất định

Từ những tài liệu đã điểm qua trên đây, chúng tôi thấy các công trình, bài báochủ yếu dừng lại việc tìm hiểu từ ngữ địa phương ở các biểu hiện về phương diện ngữ

âm hay ngữ nghĩa cụ thể, còn vai trò ngữ nghĩa của từ ngữ địa phương trong hành chứccũng như những giá trị văn hóa của nó thì vẫn chưa tác giả nào tập trung làm rõ

Hướng nghiên cứu ngữ nghĩa của từ ngữ địa phương gắn với văn hóa của vùngđất, như đã nói, là hướng nghiên cứu mới, có ý nghĩa thiết thực, nhưng gần đây mới

được chú ý Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của một số tác giả như Đặc điểm

ngôn ngữ - văn hóa của một số phạm trù từ ngữ của địa phương Bắc Trung Bộ (đề tài

NCKH của Nguyễn Thị Bạch Nhạn - 2008) [46]; Từ địa phương Nghệ Tĩnh: về một

Trang 17

khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa (Hoàng Trọng Canh - 2009) [4]; Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ (Trần Văn Nam - 2010) [42]; Ngôn ngữ - văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ (Lý Tùng Hiếu - 2012) [27]; Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương ngữ

(Huỳnh Công Tín - 2013) [77]; Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh

Hoá (luận án TS của Vũ Thị Thắng - 2014) [65] Nhìn chung, các công trình nghiên

cứu này đã tìm hiểu ngữ nghĩa của PN gắn với văn hóa của địa phương, trong đó một

số công trình đã khai thác một cách khá toàn diện và hệ thống về đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của PN cụ thể với những sắc thái văn hóa địa phương (tiêu biểu là HoàngTrọng Canh [4]) Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn lại mới chỉ tìm hiểu một vàikhía cạnh văn hóa địa phương qua các bình diện ngữ âm hay ngữ nghĩa cụ thể

-Tóm lại, từ các công trình nghiên cứu lâu nay, ta có thể thấy được vấn đề PNtiếng Việt càng ngày càng được đẩy mạnh nghiên cứu và đã thu được những kết quảquan trọng; đóng góp nhiều vấn đề lí luận và tư liệu lịch sử cho tiếng Việt cũng nhưcác mặt biểu hiện NN-VH, xã hội Tuy nhiên, những kết quả đã thu được vẫn chưađáp ứng đầy đủ sự đòi hỏi của ngành Phương ngữ học nói riêng và Việt ngữ học nóichung Điều này có nghĩa là phải tiếp tục có thêm những công trình nghiên cứu toàndiện hơn và sâu sắc hơn

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ở vùng Nam Bộ

Kế thừa lí luận cũng như ứng dụng của những công trình nghiên cứu đi trước vềphương ngữ tiếng Việt, trong nhiều năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu phương ngữNam Bộ (NB) cũng đã tập trung tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ (PNNB) ở hai phươngdiện khác nhau: a) nghiên cứu theo hướng thu thập vốn từ hoặc nghiên cứu sự khác biệt

về từ vựng - ngữ nghĩa của từ địa phương NB; b) nghiên cứu theo hướng NN-VH

Theo hướng nghiên cứu thu thập vốn từ hoặc nghiên cứu sự khác biệt về từvựng - ngữ nghĩa của từ địa phương NB, phải kể đến những công trình các tác giả,như: Nguyễn Kim Thản [61], Nguyễn Đức Dương [20], [21], Trần Thị Ngọc Lang[36], Nguyễn Văn Ái [1], Lê Trung Hoa [28], [29], [30] Trong đó, công trình nghiêncứu PNNB đầu tiên phải kể đến là của tác giả Nguyễn Kim Thản (1964) với bài viết

“Thử bàn về một vài đặc điểm trong phương ngữ Nam Bộ" [61] Trong bài viết này, tác

Trang 18

giả đã có những tìm hiểu bước đầu về một số đặc điểm trong phương ngôn mà ngườimiền Nam đã sử dụng Tác giả đã đưa ra và chứng minh một số biểu hiện khác biệt củaphương ngôn Nam Bộ so với phương ngôn Bắc Bộ ở bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữpháp Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn, bài viết mới chỉ dừng lại ở một vài đặc điểmrút ra trên cơ sở một số tư liệu quan sát được bằng phương pháp trực quan qua ngônngữ giao tiếp của một số người Nam Bộ sống ở Hà Nội.

Năm 1974, tác giả Nguyễn Đức Dương trong bài viết Về hiện tượng kiểu

"ổng", "chỉ", "ngoải" [20] đã có những tìm hiểu bước đầu về hiện tượng biến âm rút gọn

trong phương ngữ Nam; sau đó, năm 1983, ông cùng với Trần Thị Ngọc Lang có

bài viết Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng - ngữ nghĩa giữa

phương ngữ miền Nam và tiếng Việt toàn dân [21] Năm 1994, Nguyễn Văn Ái

trong cuốn Từ điển phương ngữ Nam Bộ [1], ở phần giới thiệu đầu của cuốn sách,

đã có một vài nhận xét về các đặc điểm của phương ngữ NB

Trong những thành tựu nghiên cứu về PNNB, công trình Phương ngữ Nam

Bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ của Trần

Thị Ngọc Lang [36] rất đáng chú ý Đây là công trình vừa khái quát, vừa cụ thể vềnhững khác biệt từ vựng ngữ nghĩa của PNNB so với PN Bắc Bộ Điểm đáng ghinhận của công trình này là đã thu thập được các lớp từ ngữ địa phương NB và chỉ rađược những khác biệt cả về chất và lượng so với PN Bắc Bộ Qua các lớp từ đãphân tích, tác giả cũng cho thấy được một phần văn hóa của người Việt ở NB Tuynhiên, nghiên cứu ngữ nghĩa - văn hóa của từ ngữ NB vẫn là một hướng nghiên cứumở cần khai thác, tìm hiểu ở nhiều khía cạnh hơn nữa và ở mức độ sâu rộng hơn

Theo hướng nghiên cứu NN-VH, phải kể đến những công trình các tác giả: LýTùng Hiếu [27], Huỳnh Công Tín [77], Hồ Xuân Tuyên [80], [81], [82] Trong đó, tácgiả Hồ Xuân Tuyên [80], [81], [82] đã chú ý đến các phương thức định danh trongPNNB nói chung và vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Qua cácphương thức định danh đó, tác giả nhằm đi đến tìm hiểu lối tri nhận, nét văn hóa riêng

của người Việt ở NB Lý Tùng Hiếu trong công trình Ngôn ngữ - văn hóa vùng đất Sài

Gòn và Nam Bộ [27] tập trung phân tích các đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của

tiếng Việt NB nói chung và tiếng Việt Sài Gòn nói riêng, trong đó trọng tâm là tìm hiểu

Trang 19

ngôn ngữ giao tiếp của tiếng Việt Sài Gòn Điều đáng nói ở đây là hai khía cạnh ngônngữ và văn hóa lại được tìm hiểu một cách riêng lẻ, tách biệt.

Năm 2013, công trình nghiên cứu Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương

ngữ của Huỳnh Công Tín được công bố [77] Đây là công trình được tập hợp từ 15

bài viết của tác giả liên quan đến các đặc điểm của PN, như: ngữ âm, vốn từ, trọng

âm, từ vay mượn, địa danh, khuynh hướng nói và viết tắt, thói quen nói lái của ngườiViệt vùng NB Tất cả những nội dung trên đều cho thấy biểu hiện văn hóa đặc trưngtrong giao tiếp của người dân NB Đây là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với các nhànghiên cứu phương ngữ NB Tuy nhiên, vì chuyên khảo này là một dạng tập hợp cácbài viết riêng lẻ nên chưa mang tính hệ thống, khiến người đọc khó có thể tìm thấyđược mối liên hệ giữa các phần với nhau Nhìn chung, giống như các nhà nghiên cứu

đi trước, tác giả cũng chỉ tìm hiểu một khía cạnh là văn hóa qua các hiện tượng PN

Như vậy, tuy quy mô, mức độ chuyên sâu của các công trình trên còn khácnhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu PNNB đã dựng lên được một bức tranhkhái quát của phương ngữ NB với những đặc điểm cơ bản Đặc biệt, các tác giả cũng

đã đi sâu vào những lớp từ cụ thể, qua đó họ đề cập đến bản sắc văn hóa của người dânvùng NB Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa qua vốn từ địa phương

NB vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đào sâu tìm hiểu Do đó, việc nghiên cứu đặctrưng NN-VH của từ ngữ NB vẫn còn là vấn đề còn bỏ ngõ, cần được quan tâm, vì đây

là vấn đề có ý nghĩa góp phần đi sâu hoàn thiện bức tranh NN-VH của PNNB

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa từ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ

Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung tìm hiểuphương ngữ trong thơ ca dân gian Nam Bộ (TCDGNB) theo hai hướng tiếp cận: a)hướng chú ý tới đặc điểm của phương ngữ; b) hướng nghiên cứu ngôn ngữ và vănhóa của từ địa phương

Theo hướng nghiên cứu chú ý tới đặc điểm của phương ngữ, có các tác giả,như: Nguyễn Thị Phương Châm [7], Trần Phỏng Diều [19], Bùi Mạnh Nhị [47],[48], [108], Nguyễn Văn Nở [49], Trần Thị Diễm Thúy [71], Trần Minh Thương[72] Trong đó, tác giả Bùi Mạnh Nhị (1984) [108] là một trong những người đầutiên đề cập đến đặc điểm từ ngữ của NB biểu hiện trong thơ ca dân gai (TCDG)

Trang 20

Tác giả đã đưa ra một số từ, nhóm từ chỉ sự vật, hiện tượng, kiểu câu riêng và cách

sử dụng ngôn ngữ tiêu biểu, sáng tạo gắn với mảnh đất NB Bên cạnh đó, tác giả

đã nêu một số hình ảnh biểu trưng mang đặc trưng riêng của người NB trong tương

quan so sánh với TCDG Bắc Bộ như: sông, mù u, bần, khổ qua, lục bình Có thể

thấy, tác giả của bài viết này đã chỉ ra được một số biểu hiện đặc trưng của PNNBtrong TCDG Tuy nhiên, về từ ngữ, ông cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét kháiquát về sắc thái địa phương thông qua một số nhóm từ tiêu biểu mà thôi

Những năm sau đó, một số tác giả cũng đã có những nghiên cứu cụ thể về PN

trong TCDGNB như: Nguyễn Văn Nở (2005) với bài viết Từ xưng hô trong ca dao trữ

tình đồng bằng sông Cửu Long [49], Trần Phỏng Diều (2007) với bài viết Phương ngữ Nam Bộ trong ca dao về tình yêu [19], Trần Thị Diễm Thúy (2007) tìm hiểu về Hình tượng sông trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ [71], Đậu Thị Ánh Tuyết (2014) với

bài viết Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao tình yêu của người Việt vùng sông nước Cửu

Long [84] Tác giả các bài viết này đã phân tích được giá trị của một số lớp từ ngữ

mang đặc trưng riêng của người Nam Bộ, tuy nhiên, họ chỉ dừng lại ở mức độ kháiquát ngữ nghĩa một số nhóm từ ngữ cụ thể, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chưa chỉ

ra được những sắc thái văn hóa của người NB thể hiện trong quá trình giao tiếp

Theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của từ địa phương, có các tácgiả, như: Trần Văn Nam [41] [42], Bùi Thị Tâm [60], Huỳnh Công Tín [77] Năm

1999, Bùi Thị Tâm [60] có bài viết tìm hiểu những nét riêng của ca dao Đồng bằngsông Cửu Long xét ở phương diện ngôn ngữ Trong bài viết này, tác giả đã phân tíchkhái quát một số lớp từ ngữ mang đặc trưng NB như: lớp từ địa danh, lớp từ chỉ sôngnước, cách nói đặc trưng, các hình ảnh hay các mô thức quen thuộc của người NB…Như vậy, bài viết đã định hướng phân tích các hiện tượng ngôn ngữ cụ thể để thấyđược sắc thái văn hóa của NB Tuy nhiên, sắc thái văn hóa ấy lại mang tính khái quátchứ không gắn liền với các hiện tượng cụ thể và thể hiện trong bản thân từ

Năm 2010, Trần Văn Nam với công trình Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ [42], đã triển khai ba chương cụ thể sau: Chương 1: Các biểu trưng nghệ thuật

trong ca dao NB; Chương 2: Vùng đất NB trong ngôn ngữ biểu trưng của ca dao;

Chương 3: Con người NB trong ngôn ngữ biểu trưng của ca dao Qua các hình ảnh

biểu trưng của từ ngữ ở cả ba chương, tác giả đã khái quát thành các đặc điểm văn

Trang 21

hóa NB, trong đó có đặc điểm đặc thù về tư duy và tính cách của người Việt vùng

NB Có thể nói đây là công trình có những đóng góp tích cực cho chuyên ngànhphương ngữ cả về lí luận và ứng dụng

Qua việc điểm lại quá trình nghiên cứu, sưu tầm TCDGNB từ trước tới nay,chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đáng chú ý sau:

a) Các tác giả trên chỉ mới nghiên cứu chủ yếu ở dưới dạng các bài viết ngắn,riêng lẻ, chỉ nêu lên được một số đặc điểm về từ địa phương NB trong TCDG

b) Khi nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong TCDGNB, cácnhà nghiên cứu mới giải quyết được một số vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa và đặctrưng của một số từ ngữ mang sắc thái địa phương một cách sơ lược chứ chưa đi sâunghiên cứu chúng với tư cách là chuyên khảo

c) Trên thực tế, đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của các từ ngữ NB có mốiquan hệ với nhau chặt chẽ, gắn bó Tuy nhiên, vấn đề này chưa được các nhà nghiêncứu quan tâm đúng mức và nghiên cứu một cách có hệ thống

d) Những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu chỉ được các tác giả dừng lại ởmức độ sơ lược, mới nêu lên những biểu hiện của ngôn ngữ và văn hóa NB trongTCDG mà chưa có sự so sánh, đối chiếu nó với sáng tác TCDG của các vùng PN kháccũng như NNTD để thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng nói người dân phương Nam,qua đó rút ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân sống trên mảnh đất NB

Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, từ ngữ địa phương trong PNNB nóichung và trong TCDGNB nói riêng vẫn cần tiếp tục có sự nghiên cứu sâu hơn, kháiquát hơn từ phương diện NN-VH Để tiếp tục tìm hiểu những vấn đề trên, chúng tôiđược thừa hưởng một phần kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, các nhànghiên cứu văn học dân gian, các nhà văn hóa học đi trước

1.2 Những tiền đề lí thuyết liên quan đến đề tài

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ - văn hóa

1.2.1.1 Từ ngôn ngữ đến ngôn ngữ thơ ca

Ngôn ngữ là công cụ sử dụng hàng ngày trong mọi lĩnh vực hoạt động củacon người Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và tồn tại mãi theothời gian từ xã hội này qua xã hội khác, cùng với sự tồn vong của dân tộc Chính vìthế, ngôn ngữ là linh hồn của văn hóa dân tộc

Trang 22

Theo định nghĩa của F de Saussure: “ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu

nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giaotiếp với cộng đồng” [55; 8]

Nói đến ngôn ngữ trước hết phải nói tới ngôn ngữ dân tộc bởi nó là phươngtiện giao tiếp quan trọng nhất của một quốc gia Nếu không có ngôn ngữ dân tộc,mọi người sống trong dân tộc đó sẽ không thể hiểu nhau được Do đó, ngôn ngữ dântộc liên quan đến lời ăn tiếng nói của người dân được dùng thường xuyên, rộng rãitrong phạm vi một quốc gia, dân tộc nhất định

Nội dung thuật ngữ ngôn ngữ toàn dân gần gũi với nội dung thuật ngữ ngôn

ngữ dân tộc Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý

(chủ biên), khái niệm ngôn ngữ toàn dân: “là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong

giao tiếp hằng ngày, không bị hạn chế ở phong cách và phạm vi sử dụng; ngôn ngữđược mọi người trong quốc gia biết, chấp nhận và sử dụng” [88; 171]

Như vậy, một trong những điều kiện quan trọng bắt buộc để đảm bảo mộtcộng đồng người hình thành một dân tộc (ví dụ như điều kiện về lãnh thổ, về kinh

tế, về cấu tạo tâm lí và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…) là cộng đồng đó phải

có một ngôn ngữ chung Con đường hình thành của ngôn ngữ toàn dân gắn chặt với

sự phát triển của xã hội Do đó, ngôn ngữ toàn dân mang tính thống nhất như mọiquy luật phát triển, cũng như một sự đòi hỏi của xã hội

Bản thân một ngôn ngữ có tính thống nhất Nhưng ngôn ngữ được sử dụngtrong những lĩnh vực nào đó sẽ có những đặc trưng riêng về phong cách chức năng.Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật là biểu hiện cụ thể của một trong nhữngphong cách chức năng như thế Người sáng tạo khai thác vốn NNTD, ngôn ngữ đờisống để xây dựng nên sản phẩm nghệ thuật theo những quy tắc nhất định

Trước hết, vì văn học nghệ thuật là một dạng giao tiếp đại chúng nên chấtliệu ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ tự nhiên Đó là ngôn ngữ được lấy từ trongthực tiễn xã hội phong phú Tuy nhiên, khi vận dụng vào các tác phẩm nghệ thuậtthì nó lại trở thành một ngôn ngữ đặc biệt Cả hai loại ngôn ngữ này kết hợp lại đểtạo nên một hệ thống kí hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các kíhiệu ấy trên một văn bản nghệ thuật cụ thể để truyền tải những thông tin đặc biệt,

Trang 23

những thông tin không thể truyền tải bằng các phương tiện khác Trong đó, tácphẩm thơ ca là phương tiện truyền tải thông tin đặc biệt nhất

Vậy thơ là gì? Đây là câu hỏi đã được các nhà nghiên cứu và các nhà thơtrên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm và tìm câu trả lời Tuy nhiên, dù địnhnghĩa hay giải thích như thế nào thì yếu tố quan tâm hàng đầu cũng phải là ngônngữ Bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ, nên ngôn ngữ thơ là một thứ ngôn ngữmang tính hàm súc, loại công cụ sắc bén, diễn đạt được những tư tưởng, tình cảm

tế nhị, đa diện nhất của con người Đúng như nhà văn Nga M Gorky đã nói:

“Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học”

Trong thơ ca nói chung, có một loại hình nghệ thuật đặc biệt là TCDG Sở dĩTCDG đặc biệt vì nó là sản phẩm của tập thể, được sáng tác trực tiếp bằng conđường truyền miệng trong môi trường dân gian tự nhiên, nhưng được sàng lọc, gọtdũa và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

TCDG được sáng tác gắn với môi trường diễn xướng, nghĩa là sáng tác để hát

Do đó, ngôn ngữ được sử dụng để ứng tác là ngôn ngữ được sử dụng quen thuộc trongcuộc sống giao tiếp hằng ngày, không cần trau chuốt, không có sự “chế tác” công phu,bởi ngôn ngữ TCDG có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồnnhiên của người dân lao động Ngôn ngữ gắn liền với địa bàn cư trú và mang đặc trưngvăn hóa của cộng đồng đó Chẳng hạn, cách dùng từ trong bài ca dao sau:

Con cua kình càng bò ngang đám bí

Thấy chị Hai mày, tao để ý tao thương.

[CDNB; 237]

Trong bài ca dao này chỉ có người NB mới dùng cách xưng hô mày - tao một

cách tự nhiên với người nhà của người mình theo đuổi Cách nói ấy lại bộc lộ mộttình yêu hồn nhiên, chân thật nhưng không kém phần mãnh liệt Đó là tính cách chỉ

có ở con người NB mà không thể trộn lẫn vào đâu được

Như vậy, TCDG là sáng tác tập thể, cho nên nó mang tính cộng đồng, vùngmiền rất rõ Khi sáng tác TCDG, nhân dân đã lựa chọn và sử dụng từ ngữ theo yêucầu của nghệ thuật thơ ca để bộc lộ những tâm tình, cảm xúc mà ngôn ngữ thôngthường không thể diễn đạt được Do đó, ngôn ngữ TCDG giàu sắc thái biểu cảm,mang tính chất biểu trưng, ước lệ, ẩn dụ rất rõ nét

Trang 24

1.2.1.2 Quan niệm về văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

a Các quan niệm về văn hóa

Văn hóa có nguồn gốc từ chữ Latinh cultus, là một khái niệm có nội hàm rộng

với nhiều cách hiểu khác nhau, có mặt ở mọi khía cạnh của đời sống xã hội Nó là sảnphẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại Nhờ có văn hóa mà conngười trở nên độc đáo và khác biệt so với những con vật khác Cho đến nay, trên thếgiới vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hóa” Từ năm 1952, hai nhà nhânloại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 địnhnghĩa khác nhau về văn hóa và cho đến nay người ta đã tính có hơn 400 định nghĩa vềvăn hóa, có người cho là 500 định nghĩa (theo Trần Ngọc Thêm [67; 30]) Tuy nhiên,chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng, bởi nội dungcủa văn hóa có thể được hiểu rất rộng nhưng cũng có thể xác định hẹp; mỗi địnhnghĩa phản ánh cách tiếp cận và cách đánh giá khác nhau Có cách hiểu văn hóa dựatrên đánh giá về sự hiểu biết của con người; có cách hiểu văn hóa căn cứ vào lối sống,ứng xử, sinh hoạt, phong tục, tập quán Dường như, tất cả những gì thuộc về conngười, liên quan đến con người, suy nghĩ của con người đều là văn hóa Do đó, tuyvăn hóa được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều được chấp nhận

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), khái niệm văn hóa

được giải thích như sau: “1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; 2 Những hoạt động của con ngườinhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); 3 Tri thức, kiến thứckhoa học; 4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; 5 Nềnvăn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những

di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau” [51; 1100]

Định nghĩa trên đã đưa ra năm ý nghĩa về văn hóa Ý nghĩa văn hóa màchúng tôi quan tâm, vận dụng là theo nghĩa thứ nhất như trên Nội dung này phùhợp với quan niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm (1998): “Văn hóa là một hệ thốnghữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quátrình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội” [66; 10]

Trang 25

Dựa trên các định nghĩa đã nêu, để thuận tiện cho việc thu thập và phân tích

dữ liệu khi nghiên cứu, chúng tôi quan niệm: Văn hóa là một hệ thống tất cả những

giá trị vật chất và tinh thần mang tính biểu tượng do con người tạo ra qua quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển Văn hóa được tạo ra bởi cộng đồng người theo từng nơi cư trú và làm cho cộng đồng người đó có những đặc trưng riêng biệt.

b Các vùng văn hóa Việt Nam

Văn hóa của một quốc gia dân tộc vừa mang tính thống nhất nhưng vừa mangtính khác biệt giữa các vùng Sự khác biệt đó tạo ra đặc trưng của vùng Do đó, phânvùng văn hóa là một trong những yêu cầu có tính phương pháp luận trong nghiên cứuvăn hóa Cho đến nay, các nhà khoa học đã phân chia văn hóa Việt Nam thành cácvùng văn hóa Do cách tiếp cận cũng như xác định ranh giới khác nhau nên kết quảphân chia cũng khác nhau Trần Quốc Vượng (1996, 2003) và Chu Xuân Diên phânvăn hóa Việt Nam thành 6 vùng; Ngô Đức Thịnh (1993, 2004) phân văn hóa ViệtNam thành 7 vùng; Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn (1995) và Trần NgọcThêm (2013) phân văn hóa Việt Nam thành 8 vùng; Đinh Gia Khánh và Cù HuyCận (1995) lại phân văn hóa Việt Nam thành 9 vùng

Nhìn chung, hầu hết các cách chia nêu trên đều xem NB là một vùng văn hóa.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng NB là miền văn hóa, trong miền văn hóa NB lạiđược chia thành Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Để tiện cho việc nghiên cứu đề tài,chúng tôi chấp nhận quan điểm cho rằng NB là một vùng văn hóa lớn Vùng văn hóanày được thể hiện ở các đặc trưng mang tính khái quát như sau:

- Đặc trưng thứ nhất, môi trường sông nước - miệt vườn Chính môi trườngsông nước mênh mông, chằng chịt, cũng như diện tích đất rộng lớn, trù phú với nềnvăn minh lúa nước lâu đời đã góp phần làm nên đặc thù riêng của của văn hóa NB

- Đặc trưng thứ hai, không gian văn hóa và chủ thể văn hóa Bên cạnh văn hóachủ đạo của người Việt, nơi đây còn có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của các cộngđồng dân tộc cùng sinh sống trên vùng đất NB là Chăm, Hoa, Khmer Sự giao thoanày đã tạo nên bản sắc của văn hóa vùng NB, làm cho văn hóa nơi đây vừa có sự tươngđồng, lại vừa khác biệt với văn hóa người Việt ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ

Như vậy, việc phân vùng văn hóa là một trong những nhiệm vụ rất quan trọngkhi tìm hiểu đặc trưng văn hóa của một địa phương Đặc trưng văn hóa vùng được thể

Trang 26

hiện trên nhiều phương diện, trong đó thể hiện tập trung nhất là qua ngôn ngữ Đốivới vùng đất NB, một trong các đặc trưng văn hóa nổi bật của vùng này là đã tạo nênmột kho từ vựng phương ngữ phong phú dùng trong giao tiếp hàng ngày cũng nhưtrong các sáng tác dân gian của người dân nơi đây Ngược lại, kho từ vựng phươngngữ ấy lại là phương tiện hữu hiệu để thể hiện đặc trưng văn hóa vùng NB.

1.2.1.3 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Các nhà khoa học đều xác định rằng ngôn ngữ và văn hóa có liên hệ chặt chẽ,không thể tách rời Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứađựng trong ngôn ngữ Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau Sự biếnđổi và phát triển ngôn ngữ luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa Và

văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ Khi bàn về quan hệ giữa ngôn ngữ và

văn hóa, Trần Ngọc Thêm đã khẳng định: “Trong văn hóa dân tộc, ngôn ngữ là một

thành tố đặc biệt Nếu ngôn ngữ, cùng với lao động, đã tạo nên con người thì cũngchính ngôn ngữ, cùng với lao động, là cội nguồn của mọi nền văn hóa” [67; 66]

Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ hữu cơ với nhau Mối quan hệ này được thểhiện ở 5 phương diện:

- Ngôn ngữ là bộ phận của văn hóa Ngôn ngữ cũng như nhiều bộ phận khácnhư tín ngưỡng, các hình thái nghệ thuật hay các phong tục và lễ hội dân gian, v.v đều là một thành tố hoặc công cụ của văn hóa Vì ngôn ngữ là bộ phận của văn hóanên ngôn ngữ còn là công cụ để truyền tải những giá trị của văn hóa của dân tộc Bởi,giải mã văn hóa có thể căn cứ vào nhiều thông số, nhưng chiếc chìa khóa rất quantrọng để có thể giải mã văn hóa của dân tộc, đó chính là ngôn ngữ của dân tộc ấy.Tìm hiểu từ ngữ địa phương từ góc độ NN-VH là tìm hiểu lớp văn hóa ẩn sâu sautừng con chữ Bởi bản thân các từ ngữ bao giờ liên quan đến thói quen, phong tục tập

quán, cách ứng xử của mỗi địa phương Do đó, khi nhắc đến từ sầu riêng thì ta nghĩ ngay đến vùng Nam Bộ, nói đến từ nhút thì chúng ta lại nghĩ đến vùng Nghệ Tĩnh

- Văn hóa vừa mang tính phổ quát vừa mang tính đặc trưng hay tính nhânloại và tính đặc thù Nói đến văn hóa, người ta thường nhấn mạnh đến đặc trưng củamột cộng đồng, nhưng thực ra, bất kì một nền văn hóa nào cũng là một thể thốngnhất giữa tính nhân loại và tính đặc thù Do đó, mỗi một dân tộc, thậm chí là một

Trang 27

vùng miền sẽ có cách gọi tên sự vật khác nhau Chẳng hạn, cùng một khái niệm về

đất nhão do bị hòa lẫn trong nước thì NNTD có từ bùn, PNNB lại gọi đối tượng này

là sình Để chỉ phương tiện đi lại trên sông nước thì NNTD dùng từ thuyền, còn PNNB lại dùng từ ghe Tùy vào từng đặc điểm cụ thể mà loại phương tiện ghe có 26 tên gọi khác nhau, như: ghe vạch, ghe rổi, ghe buôn, ghe bầu, ghe chài

- Ngôn ngữ là một phần của văn hóa Tất cả những giá trị của văn hóa đượcbiểu hiện và chia sẻ qua ngôn ngữ Các đặc trưng văn hóa địa phương được thể hiệnqua ngôn ngữ, ghi dấu ấn trong ngôn ngữ Từ một lớp từ hay những từ cụ thể, lầntìm về quá khứ, người ta có thể nhận thức và lí giải được nguồn gốc, những bướcthăng trầm của lịch sử địa phương, hay cả về đời sống tâm lí, đời sống vật chất, tinhthần, tính cách con người hay các mối quan hệ của những người trong địa phương

đó Chẳng hạn, PNNB có những lớp từ liên quan đến sông nước như: lớp từ ngữ chỉđịa danh, lớp từ ngữ chỉ phương tiện di chuyển, lớp từ ngữ chỉ các hiện tượng củanước, lớp từ ngữ chỉ tên gọi các loại cá Đó là những dấu ấn mang đặc trưng riêng

về văn hóa sông nước của vùng đất này

- Ngôn ngữ biến đổi chậm hơn văn hóa Trong quá trình phát triển của xãhội, văn hóa luôn là yếu tố chịu sự tác động và biến đổi trước tiên nhằm thích ứngvới môi trường và hoàn cảnh mới, sau đó mới đến ngôn ngữ Chính những sự biếnđổi nhanh của văn hóa lại dẫn đến sự hoàn thiện của ngôn ngữ Vì ngôn ngữ biếnđổi chậm hơn văn hóa cho nên ngôn ngữ trở thành phương tiện để lưu giữ văn hóa,

đó là những dấu hiệu liên quan đến phong tục tập quán, lối sống nếp nghĩ, phépứng xử của người dân địa phương Do đó, tự bản thân các dấu hiệu đó sẽ thể hiệnđặc trưng văn hóa vùng Chẳng hạn, TCDGNB có các lớp từ như: lớp từ chỉ sôngnước; lớp từ chỉ thiên nhiên, miệt vườn; lớp từ chỉ mức độ đánh giá; lớp từ xưnghô chính là sản phẩm văn hóa của vùng NB Đây cũng là lí do giải thích tại saotrong PNNB vẫn còn lữu giữ nhiều từ ngữ cổ của ngôn ngữ dân tộc

- Quá trình tiếp xúc với các dân tộc khác dẫn đến sự thay đổi ít nhiều củangôn ngữ và văn hóa Khi các cộng đồng khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa tiếpxúc với nhau thì hiện tượng giao thoa, vay mượn NN-VH sẽ xảy ra Chính điều này

đã dần tạo ra sự khác biệt Trong một dân tộc, mỗi vùng địa phương lại có sự tiếp

Trang 28

xúc với các dân tộc khác nhau Vùng đất Nam Bộ có sự tiếp xúc chủ yếu với dântộc Hán, Khmer, Chăm Điều này được thể hiện qua các lớp từ ngữ địa phươnggồm: lớp từ ngữ chỉ địa danh; lớp từ ngữ chỉ sông nước; lớp từ ngữ chỉ thiên nhiên,miệt vườn; lớp từ xưng hô Trong đó, thể hiện rõ nhất chính là lớp từ chỉ địa danh

NB Lớp từ này gắn liền với nguồn gốc lịch sử, văn hóa của từng địa phương cụ thể,đồng thời cho chúng ta biết mối quan hệ của địa danh với cộng đồng dân cư sinh

sống ở đó như: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Gia Định Sự đa dạng về nguồn gốc vay mượn đã cho thấy bức tranh văn hóa đa sắc tộc ở vùng đất NB.

Như vậy, từ ngữ địa phương vừa là sản phẩm đồng thời là phương tiện của vănhóa của một vùng đất Đó chính là đặc trưng làm nên sự khác biệt của văn hóa địaphương trong cái nền văn hóa chung của dân tộc Bởi vậy, nội dung luận án nàykhông nghiên cứu tách rời từ ngữ địa phương và văn hóa như các công trình nghiêncứu đi trước, mà nghiên cứu đặc trưng văn hóa thể hiện ngay trong bản thân các từngữ địa phương Dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa, qua vốn từ ngữ địa phương NB,qua cách dùng của người NB, chúng ta sẽ thấy được những sự khác biệt về ngôn ngữ

- sản phẩm của thói quen sử dụng và cũng là phương tiện sáng tạo TCDG, phản ánhđặc trưng môi trường tự nhiên và xã hội, sự tri nhận, thói quen tư duy liên tưởng củacộng đồng người dân địa phương NB so với các vùng địa phương khác

1.2.2 Phương ngữ tiếng Việt và từ ngữ địa phương Nam Bộ

1.2.2.1 Phương ngữ và lịch sử nghiên cứu phương ngữ

Như đã biết, tên gọi “phương ngữ” có ở hầu hết các ngôn ngữ Châu Âu Thuật ngữ này có nguồn gốc Latinh là: dialectus Từ Latinh này lại có nguồn gốc từ Hy Lạp là: dialektos Ban đầu, nó có nghĩa là nói năng, hội thoại và sau này có nghĩa phái sinh là tiếng địa phương Từ dialectus đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trên

thế giới sử dụng khi nghiên cứu PN Vậy, PN được nghiên cứu từ lúc nào?

Trong lịch sử, từ thời kỳ Trung cổ, PN đã được các nhà văn hóa và các nhàkhoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu phục vụ cho công việc và lĩnh vực củamình; tiêu biểu là nhà thơ kiệt xuất người Ý Alighieri Dante (1265 - 1321) và nhữngthế hệ các nhà thơ lớn sau đó như: Petrarch (1304 - 1374), Boccaccio (1313 - 1375)

Thời kỳ Phục Hưng về sau (thế kỉ XIV - XVII), do ý thức về dân tộc, đề caovăn hóa cổ đại, bảo vệ và phát huy ngôn ngữ dân tộc nên nhiều vấn đề về lý thuyết

Trang 29

cũng như thực tiễn ngôn ngữ, gắn liền với tiếng nói của các địa phương cũng đượcchú ý hơn Điều này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu của W Lebniz(1646 - 1716) và W Humboldt (1768 - 1835) Đặc biệt, PN học thực sự phát triển ởđầu thế kỷ XIX khi những vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn ngôn ngữ học so sánh

- lịch sử trong ngôn ngữ học được đặt lên hàng đầu Những tên tuổi liên quan tới sựphát triển của ngành ngôn ngữ học là: Franz Bopp (1791 - 1867), Jost Winteler (1846

- 1926), G Wenker (1852 - 1911), J Gilléron (1854 - 1926), J Smit (1843 - 1901),

Bắt đầu từ F de Saussure với công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại cương

[55], ngôn ngữ học hiện đại đã phát triển vượt bậc, trong đó có ngành nghiên cứuPhương ngữ học Trong các công trình của mình, một số nhà ngôn ngữ học lớn đã

giành những chương nghiên cứu PN Chẳng hạn, E Sapir trong công trình Language

-An introduction to the study of speech (1921) đề cập đến vai trò của PN, của sự tiếp xúc

ngôn ngữ, sự vay mượn từ ngữ và sự phát triển của ngôn ngữ trong các chương 7, 8, 9,

10 Còn Ch Hockett trong Giáo trình ngôn ngữ học hiện đại đã dành hẳn một chương để bàn về PN học (Chương 6: PN học hiện đại) Trong công trình A Functional view of

language (Oxfod, 1962), A Martinet cũng đã giành hai chương cuối (chương IV, V)

nói về PN, thổ ngữ Trong công trình Ngữ nghĩa học (2 tập), J Lyons cũng đã nói về các biến thể PN và phong cách ở chương 14 Còn J Vendryes trong quyển Le

language đã bàn về PN và biệt ngữ trong chương 2, đồng thời nói lên tính chất pha

trộn, sự tiếp xúc và pha trộn ngôn ngữ ở chương 4 (dẫn theo Hoàng Trọng Canh [4;35])

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều học giả và nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm

nghiên cứu tới PN Năm 1956, Nguyễn Trọng Hoàn đã lập “Danh sách từ ngữ địa

phương” đăng trên Văn hóa nguyệt san, số 15, 16 Sau đó, Bình Nguyên Lộc và

Nguiễn Ngu Í đã có công sưu tầm, giải thích “tiếng địa phương” miền Nam trên

Tạp chí Bách khoa nhiều số liền từ 1958 đến 1959 Năm 1964, Nguyễn Kim Thản

cũng đã “Thử bàn về một vài đặc điểm trong phương ngữ Nam Bộ” [61]…

Từ sau 1970, phong trào nghiên cứu PN tiếng Việt ngày càng mạnh mẽ và đã

có nhiều nhà nghiên cứu PN công bố các công trình có ý nghĩa, như: Cao Xuân Hạo,Hoàng Thị Châu, Đinh Lê Thư, Hoàng Cao Cương, Võ Xuân Trang, Phạm Văn Hảo,

Trang 30

Nguyễn Quang, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Văn Ái, Trần Thị Ngọc Lang, NguyễnNhã Bản, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Văn Nguyên, Huỳnh Công Tín…

Như vậy, mặc dù nghiên cứu PN trên thế giới bắt đầu khá sớm, nhưng ở ViệtNam chỉ mới được bắt đầu từ đầu thế kỉ XX Mặc dù các tác giả quan tâm nghiêncứu ở nhiều phương diện khác nhau của PN nhưng đều thống nhất quan điểm PN làbiểu hiện của NNTD trên một vùng địa lý xã hội cụ thể nào đó và nó thể hiện sựphát triển biến đổi liên tục của NNTD Điều này thể hiện rõ trong các PN tiếng Việt

mà việc nghiên cứu về một khía cạnh trong PNNB cũng là một cách nhằm khẳngđịnh những quan điểm ấy

1.2.2.2 Các vùng phương ngữ tiếng Việt

Xét về tổng thể, tiếng Việt là một ngôn ngữ có sự thống nhất cao trên toànlãnh thổ Tuy nhiên, xét về mặt biểu hiện trên các vùng địa lý dân cư khác nhau lại cónhững sự khác biệt ít nhiều về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Trong đó, sự khác biệt

về ngữ âm là rõ nhất Cho nên bình diện ngữ âm là căn cứ điển hình để các nhà ngônngữ chia tiếng nói dân tộc thành các vùng PN khác nhau Trong mỗi vùng PN lại cócác thổ ngữ hay các phương ngữ xã hội vì những người trong cùng một địa bàn dân

cư có sự vận dụng phương ngữ khác nhau do sự khác nhau về địa bàn dân cư, nghềnghiệp, tuổi tác, địa vị xã hội, giới tính, hoàn cảnh xuất thân

Việc nghiên cứu và phân vùng PN tiếng Việt không phải là vấn đề đầu tiên củacác nhà Việt ngữ học nhưng đây là một công việc mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập tớingay từ những năm đầu của thế kỷ XX Cho đến nay đã hơn một trăm năm, PN tiếngViệt đã được nhiều nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dướinhiều góc độ khác nhau, như: L Cadière, H Maspéro, M.Grodina, Cao Xuân Hạo,Hoàng Thị Châu, Đinh Lê Thư, Hoàng Cao Cương, Võ Xuân Trang, Huỳnh Công Tín…

Về số lượng, ranh giới các vùng PN, cho đến nay, các ý kiến vẫn chưa thốngnhất Có thể khái quát thành các khuynh hướng như: phân chia PN Việt thành haivùng, ba vùng, bốn vùng và nhiều hơn nữa Cụ thể như sau:

a) Hướng ý kiến chia tiếng Việt thành hai vùng PN

Đây là quan điểm của các tác giả nước ngoài như L Cadière với công trình

“Ngữ âm tiếng Việt” (1902) [102] chia tiếng Việt thành PN miền thượng Trung kỳ và

Trang 31

PN miền hạ Trung kỳ H Maspéro trong công trình “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng

Việt” (1912) [103] chia tiếng Việt thành hai vùng: PN Bắc và PN Nam M Grodina và

I Bustrov (1970) [104] chủ yếu dựa vào hệ thống âm cuối để chia tiếng Việt thành haivùng PN Trong nước, tác giả Hoàng Phê (1963), khi phân chia tiếng Việt, cũng chỉcông nhận có hai PN chủ yếu là tiếng miền Bắc (có thủ đô Hà Nội) và tiếng miền Nam(có Thành phố Hồ Chí Minh), còn Trung Bộ chỉ là một chuỗi PN chuyển tiếp mà thôi

b) Hướng ý kiến chia tiếng Việt làm ba vùng PN

Đây là quan điểm của các tác giả như: Võ Xuân Trang, Hoàng Thị Châu…

trong đó nổi bật là tác giả Hoàng Thị Châu với công trình “Tiếng Việt trên các miền

đất nước” (Phương ngữ học, 1989) [9] Trong công trình này, tác giả đã nêu lên ý kiến

của mình về việc chia tách tiếng Việt thành ba vùng PN, đồng thời nhận xét khái quátđặc điểm từng vùng PN và chia tách các vùng PN lớn thành PN nhỏ căn cứ trên cácđặc điểm ngữ âm Riêng về vùng PN Nam, tác giả đã chia thành ba PN nhỏ hơn là:

- PN từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi

- PN từ Quy Nhơn đến Bình Thuận

- PN Nam Bộ

Năm 1998, Nguyễn Tài Cẩn trong bài viết Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của

tiếng Việt [6], tuy không trực tiếp bàn về vấn đề phân vùng PN Việt, nhưng khi phân

tích đặc điểm của các thời kì lịch sử tiếng Việt, người đọc cũng thấy ông đã chia tiếngViệt thành 3 vùng PN

c) Hướng ý kiến chia tiếng Việt thành bốn vùng PN

Theo hướng này có Huỳnh Công Tín (2013) với công trình “Đặc trưng văn hóa

Nam Bộ qua phương ngữ” [77] Theo tác giả, căn cứ vào sự khác biệt về ngữ âm, có

thể chia tiếng Việt thành bốn vùng PN: PN Bắc Bộ, PN Bắc Trung Bộ, PN Nam Trung

Trang 32

Trung Bộ và Nam Bộ) Vấn đề mà chúng tôi trình bày trong chương này có liên quanđến một vùng PN nhỏ là PNNB thuộc vùng PN Nam Sở dĩ chúng tôi chọn cách phânchia này vì xét về mặt ngữ âm, sự khác biệt giữa các địa phương ở vùng Nam Bộ làkhông lớn lắm Bởi vì, những người sống ở khu vực này có thể giao tiếp với nhau mộtcách thuận lợi, dễ dàng hơn so với người dân sống ở các vùng PN Bắc và PN Trung.

PNNB được hình thành và phát triển cùng với tiến trình phát triển lịch sử 300

năm của vùng đất mới Nam Bộ, bắt đầu từ thế kỷ XVII, từ khi những đoàn người

Việt đầu tiên vào định cư khai khẩn vùng đất miền Đông Nam Bộ, rồi sau đó pháttriển mạnh xuống Miền Tây Cư dân vào định cư ở đồng bằng này thoạt đầu vớinhiều giọng nói khác nhau của nhiều địa phương trong cả nước, rồi quần tụ nhau lại,hợp tác với nhau trong lao động sản xuất và giao lưu tình cảm,… Do đó, tiếng nóicủa nhiều địa phương - quê hương trước đây mà họ mang theo dần dần được hoàđồng thống nhất do sự điều chỉnh tự nhiên của việc tiếp xúc thường xuyên và mạnhmẽ trong cộng đồng dân cư ở đây Từ đó, tiếng Việt ở đồng bằng NB đã khôngngừng phát triển, biến đổi, mang sắc thái riêng như hiện nay, khác biệt với ngônngữ toàn dân và PN khác Trải qua thời gian, thói quen sử dụng hình thành, PNNB

đã tự khẳng định bản sắc riêng của mình bằng con đường khẩu ngữ, bằng những

sáng tạo nghệ thuật dân gian trong đó có TCDG

1.2.2.3 Từ địa phương và từ ngữ địa phương Nam Bộ

Tiếng nói của một cộng đồng ngôn ngữ thường là một thể thống nhất nhưng

đa dạng Trong cái chung giống nhau vẫn có những sai biệt giữa các địa phương.Những khác biệt địa phương có thể là về phát âm, về từ ngữ và có thể cả về mặt ngữpháp Tập hợp những nét khác biệt đó so với ngôn ngữ toàn dân trong một vùng

chính là PN Ý niệm địa phương ở đây bao hàm một vùng địa lý rộng lớn, có khả

năng dung nạp những nét chung nhất về ngữ âm và từ ngữ sử dụng tại vùng đất đó.Cho nên nói đến PN, không thể không nói đến từ địa phương

Về khái niệm từ địa phương, các nhà nghiên cứu khi phát biểu quan niệm của mình về từ địa phương, do đứng ở những góc độ khác nhau, nhấn mạnh những đặc

điểm không giống nhau nên đến nay vẫn có những quan niệm khác nhau ít nhiều.Chẳng hạn, cách hiểu của Nguyễn Văn Tu: “Từ địa phương không ở trong ngôn ngữvăn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định Chúng mang sắc thái địa

Trang 33

phương Người của địa phương này không hiểu những từ của địa phương khác” [79;129] Với định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh tính chất riêng của từ địa phương.Theo ông, chính cái riêng của từ địa phương đã làm nên sự khác biệt giữa các vùng mànhiều khi người ở địa phương này không hiểu được từ của địa phương khác Tuynhiên, theo chúng tôi, nếu như theo định nghĩa của Nguyễn Văn Tu thì những từ địa

phương NB như: ghe, lượm, cẳng,… là những từ mà những người vùng khác vẫn có

thể hiểu được Vậy những từ này cần giải thích ra sao?

Bằng cách nhìn của người biên soạn từ điển, tác giả Phạm Văn Hảo chorằng: “Khác với một số biến thể vốn là đơn vị trong cùng một hệ thống, từ ngữ địaphương là loại biến thể gắn với một hệ thống nằm ngoài hệ thống từ vựng tiếng Việtvăn hóa Điều đó đảm bảo cho một phương pháp định nghĩa phù hợp với chúng.Định nghĩa qua từ có nghĩa tương đương (trong tiếng Việt văn hóa)” [25; 59] Theocách định nghĩa này thì từ địa phương là những từ phải có nghĩa tương ứng với từ

toàn Tuy nhiên, một thực tế cho thấy những từ như: măng cụt, sầu riêng, chôm

chôm,… cu đơ, chẻo, nhút, không có từ toàn dân tương ứng về nghĩa, chúng là

những từ chỉ các sự vật, hiện tượng chỉ có ở vùng địa phương đó, nếu không xemchúng là từ địa phương thì cũng không thể xem là từ toàn dân Chỉ khi nào, từ nàotrong số đó mở rộng phạm vi địa bàn sử dụng trở thành phổ biến trong toàn quốc thìmới trở thành từ toàn dân

Trong bài viết “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn

ngữ văn hóa tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Quang Hồng định nghĩa: “Từ địa phương

là những đơn vị và dạng thức từ ngữ của ngôn ngữ dân tộc mà phạm vi tồn tại và sửdụng tự nhiên nhất của chúng chỉ hạn chế trong một vài vùng địa phương nhất định”[32; 313] Định nghĩa này chỉ ra được các kiểu loại từ địa phương (bao gồm cả loạiđơn vị mà Phạm Văn Hảo không xem là từ địa phương), phạm vi giới hạn sử dụng

và cảm thức tự nhiên mang tính bản ngữ của người sử dụng

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy các nhà ngôn ngữ học khi định

nghĩa từ địa phương đều có những thống nhất với nhau trên hai nội dung cơ bản:

Thứ nhất, từ địa phương là những từ bị hạn chế về phạm vi địa lí sử dụng,

đó là những đơn vị và dạng thức từ ngữ được sử dụng quen thuộc ở một hoặc một vài địa phương nhất định.

Trang 34

Thứ hai, từ địa phương có sự khác biệt nhất định về ngữ âm, từ vựng hay

ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân.

Hai điểm trên là cơ sở để chúng tôi đi vào khảo sát vốn từ địa phương trongTCGDNB Đó là những đơn vị từ ngữ xuất hiện và tồn tại ở địa bàn dân cư NB.Những từ ngữ đó được người dân NB quen dùng một cách tự nhiên, mang sắc tháiđịa phương rõ nét và có sự khác biệt ít nhiều với NNTD (về ngữ âm, từ vựng, ngữpháp hay sắc thái phong cách)

Về khái niệm từ ngữ địa phương NB, dựa trên quan niệm chung của các tác giả, với hai đặc điểm cơ bản của từ địa phương như trên, chúng tôi xác định: từ ngữ

địa phương NB là những từ ngữ được người dân vùng NB quen dùng, có sự khác biệt nhất định về âm, nghĩa hay ngữ pháp so với NNTD Quan niệm của chúng tôi

chỉ có tính ước định, tiện cho việc khảo sát, miêu tả từ địa phương đảm bảo tínhnhất quán trong luận án này Trong số các từ ngữ địa phương NB mà chúng tôi thuthập, miêu tả, có thể có những từ cũng được dùng trong PN khác, điều đó cũngkhông có gì lạ, vì các biến thể của ngôn ngữ như những làn sóng có sự lan toả khácnhau và do hiện tượng di dân trong lịch sử hay tiếp xúc ngôn ngữ tạo nên Vì thế,việc xếp các đơn vị đó vào PN nào là hết sức phức tạp

1.2.3 Thơ ca dân gian Nam Bộ với việc sử dụng từ ngữ địa phương

1.2.3.1 Vùng đất và con người Nam Bộ

a Khái quát về vùng đất Nam Bộ

NB là một vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, nằm chủ yếu ở hạ lưucủa hai con sông Đồng Nai và Cửu Long Theo khám phá của các nhà khảo cổ họcthì con người đã có mặt ở đây từ 4.000 đến 5.000 năm, khi mảnh đất này đang còn

là vùng đất chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú Những cư dân bản địađầu tiên đã để lại khá nhiều dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinhđộng và tiêu biểu nhất là vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng Tuy nhiên,nền văn minh ấy cũng chỉ hứng khởi lên trong vòng vài trăm năm rồi bị chìm lấptrong lòng đất miền Tây Do đó, những cộng đồng dân cư đến sau này làn chủ vùngđất NB đã được thừa hưởng những ảnh hưởng di sản của nền văn hóa cổ Đông Nam

và dân tộc ta từ 4.000 năm lịch sử

Trang 35

Xét về mặt địa lý tự nhiên, mảnh đất NB được chia thành hai khu vực lớn: a)Đông Nam Bộ có diện tích 23.545 km2, gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ươnglà: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa -Vũng Tàu Vùng đất này có những ngọn núi thưa thớt xen giữa các triền đồi đất đỏhoặc đất xám trùng điệp, lượn sóng nhấp nhô và ít có sông rạch; b) Tây Nam Bộ códiện tích hơn 40.000 km2, gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre,Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, CàMau, An Giang, Kiên Giang Mảnh đất này được khai phá muộn hơn Đông Nam Bộ.Đồng bằng Tây Nam Bộ hay còn gọi là Đồng bằng Sông Cửu Long là mảnh đất tươngđối thấp, bằng phẳng, khí hậu mát mẻ, điều hoà quanh năm, là châu thổ phì nhiêu, đồngthời là trung tâm nông nghiệp lớn nhất nước ta Ở đây hội tụ lịch sử con sông lớn củathế giới là sông Cửu long, đã tạo nên một hệ thống sông rạch, kênh đào chằng chịtphục vụ cho các mục đích kinh tế, văn hóa, quốc phòng Cho nên, hiếm có nơi nào màcon người lại gắn bó mật thiết với sông nước như ở Tây Nam Bộ Chính điều kiện tựnhiên và con người ở đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới sáng tác TCDG.

Xét về lịch sử, trước kia NB vốn là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp.Vào thế kỷ XVI, XVII đây còn là vùng đất hoang sơ, được chúa Nguyễn ở Đàng Trongkhai phá Cho nên, có thể nhận thấy mảnh đất này chỉ thực sự được hình thành và khaihoang từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở thế kỉ XVI và đầu XVII Đầu tiên lànhững nông dân người Việt đến đây “lập nghiệp” chủ yếu là từ các miền ngoài vào Họphần đông là những người bần cùng lưu tán hay một số người có tiền thuê công dân đikhai khẩn đất hoang, hoặc lính tráng tội đồ đi bảo vệ biên cương và khẩn hoang vùngbiên giới hải đảo… và một phần ít là dân ở các nước lân cận đến làm ăn Như vậy, hơn

300 năm trước, vùng đất này chỉ là những bãi sình lầy, hoang vu Với hệ thống sôngrạch chằng chịt khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên

đã vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi

và nước mắt và cả xương máu của mình, họ đã biến miền đất hoang sơ này dần thànhđồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc…

Từ khi hình thành và phát triển cho đến nay, mảnh đất NB gắn với vùng đấtvới nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì lịch sử Tên gọi Đàng Trong (còn gọi là

Trang 36

Nam Hà), bắt nguồn từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, thế kỉ XVII, chỉ phần lãnhthổ Đại Việt từ sông Gianh (từ tỉnh Quảng Bình trở vào Nam) Năm 1786, chấm dứt

sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài Từ năm 1832, vùng đất Nam Bộ ngày naychuyển thành tên gọi Nam Kỳ (hay Nam Kỳ lục tỉnh) để chỉ lãnh thổ thuộc quyềncai quản của Gia Định Thành trước kia Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, sau cuộc đảochính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bốtrao lại quyền độc lập cho Việt Nam do vua Bảo Đại cai trị Cùng với việc thành lậpchính phủ, vua Bảo Đại cũng đã cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vựchành chính, trong đó NB là khu vực tương ứng với Nam Kỳ cũ

Trải qua hơn 300 năm (từ khi chúa Nguyễn lập nên Gia Định phủ năm 1698)với nhiều tên gọi khác nhau, cuối cùng tên gọi NB dùng để chỉ mảnh đất phía Namcủa Tổ quốc và đó cũng là tên gọi được sử dụng lâu dài nhất cho đến ngày nay

Do đây là địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau cho nên NB là vùngdân cư mang tính hỗn hợp Chính quá trình cộng cư lâu dài giữa các dân tộc Việt,Hoa, Chăm, Khmer, Stiêng, Châu Ro… trên vùng đất NB này đã khiến mọi mặtvăn hóa - tín ngưỡng có sự giao thoa lẫn nhau Mỗi dân tộc nơi đây đều lưu giữ nétvăn hóa cho riêng mình, đồng thời cũng đóng góp vào nền văn hóa chung làm chonền văn hóa NB phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc

Như vậy, phần đất cực Nam của Tổ quốc được hiện lên với vẻ hoang sơ, bí ẩnnhưng cởi mở rất dễ chịu, Những nét độc đáo về địa hình sông nước và văn hóa củavùng “đất mới” đã tạo nên một NB với dáng vẻ riêng, độc đáo, sức sống mãnh liệt

b Về con người Nam Bộ

Nghiên cứu TCDGNB, trước hết ta phải tìm hiểu về chủ nhân đã tạo raTCDGNB, đó là con người NB; cuộc sống, tâm hồn, tính cách đặc trưng của họ đãđể lại dấu ấn ngôn ngữ - văn hóa một cách sâu đậm trong TCDG

Đầu tiên, nói đến con người NB là nói đến con người tứ chiếng và hòa hợp Bởi họ đến đây từ nhiều vùng đất khác nhau với nhiều thành phần dân tộc nhưng tất

cả đã sống hoà hợp với nhau để tạo nên một diện mạo riêng của con người NB

Nói đến con người NB không thể không nói đến tính cách của họ Do sốngtrong điều kiện môi trường tự nhiên hoang sơ, sông nước mênh mông, kênh rạchchằng chịt, đất đai màu mỡ, sản vật trù phú nên không gian sống đã tác động nhiều

Trang 37

đến con người nơi đây Bởi vậy, nói đến tính cách con người NB là nói đến nhữngđặc trưng chính sau:

Trước tiên, người dân NB có tính trọng nghĩa khinh tài và tính lạc quan Trongmột môi trường sống hoang vu, đầy sự đe dọa, những con người cùng đến nơi đây khaihoang “vùng đất mới” phải giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa vào nhau Cho nên, họ lànhững con người đầy nghĩa khí, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để cứu người khác

Họ dám làm, dám chịu, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách Chính thực tếkhắc nghiệt đã tạo cho con người nơi đây một tính cách mạnh mẽ đến như thế:

Ra đi là sự đánh liều,Nắng mai không biết, mưa chiều không hay

[CDNB; 360]

Thứ hai là tính bộc trực, thẳng thắn Họ không ưa kiểu nói đưa dẫn dài dòngvăn tự hay rào đón trước sau Họ chỉ chuộng lối nói ngắn gọn, thẳng tuột, nói toạcnhững điều mình nghĩ, ít khi phải đắn đo suy tính… Đó chính là một nét riêng trongtính cách con người NB thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người

mà ít nơi nào có được Có nhiều người giải thích nét tính cách này là do sự phóngkhoáng, thoải mái quy định Tuy nhiên, có lẽ một phần lại do lịch sử tạo nên Nhàvăn, nhà nghiên cứu Sơn Nam đã nhận xét rất tinh tế: “Người khẩn hoang thườngchữ nghĩa không đầy lá me, không rành sách ngôn thánh hiền, tánh khí nóng nảy,bộc trực, lắm khi đến mức thô bạo, nhưng sau khi được giải thích thì vui vẻ, thôngcảm Ai hiểu lầm là nổi giận ngay” [39; 51]

Thứ ba, người dân NB còn là người hào phóng và hiếu khách Trong quan hệđối xử với người hàng xóm, bạn bè và người thân của mình, người dân NB luônmuốn dành những gì quý nhất, đẹp nhất cho họ Khi có khách quý, họ không cầnquan tâm đến ngày mai có cái ăn hay không mà sẵn sàng mở lòng đón tiếp kháchthoải mái và chu đáo, trước hết là:

Bắt con cá lóc nướng trui,Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa

[CDNB; 475]

Trang 38

Tuy cuộc sống còn cơ cực, dù cho ngày mai chưa có cái ăn nhưng lòng lạcquan, xem tình cảm, tình người là trên hết nên họ vẫn có thể cùng nhau uống rượu

và đờn ca tài tử đến ngày hôm sau

Tóm lại, trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, những con người tứ

chiếng của mảnh đất NB đã hình thành nên những tính cách riêng rất đáng quý Do

đó, họ đã góp phần làm nên vẻ đẹp riêng của văn hóa NB trong vườn hoa nhiều sắchương của nền văn hóa dân tộc Cả nước có thể tự hào về một miền đất sớm nổi

danh với những Nam Trung sĩ khí, Hào khí Đồng Nai.

1.2.3.2 Khái quát về thơ ca dân gian Nam Bộ

TCDG là một loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dângian đã có từ rất lâu TCDG là mảnh đất trù phú, nơi thể hiện sinh động tính cáchtâm hồn văn hóa truyền thống của dân tộc, của các vùng miền Mỗi miền quê cónhững câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùngmiền Cũng như TCDG các vùng miền khác của dân tộc, TCDGNB cũng mang đặctrưng riêng của mình

TCDGNB là bộ phận sáng tác dân gian ra đời muộn cùng với sự hình thành củavùng đất mới phía nam Tuy vậy, bản sắc riêng của TCDG vùng này lại khá đậm nét.Những người di cư mang theo vốn văn hóa dân gian của quê hương bản quán đến vùngđất mới, giao lưu và hội nhập với nhiều luồng văn hóa khác nhau, theo thời gian, diệnmạo một nền văn hóa dân gian mới được định hình và dần hình thành những đặc trưng,khác các nền văn hóa dân gian của các vùng miền khác trong cả nước

TCDGNB nằm trong dòng chảy của TCDG Việt Nam nên về hình thức vànội dung TCDGNB cũng như TCDG các miền khác, vừa có những đặc điểm chungcủa TCDG dân tộc, vừa có nét riêng, gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử,

xã hội, văn hóa, tâm lý, tính cách con người ở địa phương NB

Cùng với TCDG các vùng khác, TCDGNB cũng có các mảng chủ đề chungmang tính thống nhất làm thành dòng chảy của TCDG dân tộc Tính thống nhất đóđược thể hiện rõ ở các nội dung của thể loại, qua các mảng chủ đề sau:

- Tình cảm của người dân Lục tỉnh đối với quê hương, đất nước;

- Quan hệ yêu đương và suy tư của nam nữ thanh niên;

- Tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình;

Trang 39

- Những khúc ca vui buồn của nhân dân trong các mối quan hệ khác.

Các mảng chủ đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan chéo vào nhau, trongnhiều trường hợp khó có thể xác định một cách dứt khoát bài ca thuộc mảng chủ đềnào Song toàn bộ TCDGNB không nằm ngoài các nội dung chủ yếu ấy Chủ đềTCDGNB như vậy cũng giống với chủ đề phổ biến của TCDG các miền Tuy nhiên,trong nội dung của mỗi thể loại ở TCDGNB, tính địa phương lại được thể hiện đậmnét Bởi các nội dung phản ánh luôn gắn liền với thiên nhiên và cuộc sống của người

dân nơi đây Ví như, cùng chủ đề cảm nghĩ về quê hương đất nước nhưng nội dung của

các bài ca Nam Bộ luôn phản ánh đậm nét tính hai mặt của thiên nhiên nơi đây, đó là:

- Cảnh hoang vu, khắc nghiệt của một vùng đất mới chưa có bàn tay conngười khai phá

- Sự ưu đãi của thiên nhiên khi đã được con người chinh phục, sự giàu có vàphong phú của những sản vật do bàn tay con người tạo ra

Như vậy, TCDG của nhân dân từ Bắc đến Nam là một dòng chảy liên tục,tạo nên sự thống nhất chung cả về hình thức lẫn nội dung biểu hiện Tuy nhiên,trong dòng chảy chung và thống nhất ấy, TCDGNB lại thể hiện những sắc thái riêngđộc đáo mang tính địa phương

1.2.3.3 Khái quát về từ ngữ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ

TCDG là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, là những câu hò bài hátđược tạo ra trực tiếp trong lao động nên nó không mang đặc điểm như một viênngọc được chế tác gọt giũa công phu Tuy có phần thô ráp nhưng đấy là tiếng nóichân chất hồn hậu nhất của họ Chính vì thế, hơn bất cứ sáng tạo nghệ thuật nào, thơ

ca dân gian sử dụng rất nhiều từ địa phương, những từ ngữ mà người lao động vốnquen dùng trong cuộc sống hàng ngày

Ngôn ngữ của nhân dân NB gắn chặt với môi trường và cuộc sống của conngười ở đây Trong vốn từ vựng mà nhân dân NB đã sử dụng, bên cạnh kho tàng từngữ giàu có được phổ biến khắp cả nước, có một bộ phận không nhỏ những từ ngữđịa phương Đó là những từ làm tên gọi cho các sự vật, sản vật riêng của vùng;những từ biểu hiện tình cảm, suy tư khác nhau của con người vùng đất phương Nam

Trang 40

nảy sinh trong bối cảnh thiên nhiên và xã hội mang tính đặc trưng vùng miền.TCDGNB đã khai thác triệt để vốn từ vựng đó của địa phương.

Con người NB vốn là những nông dân có đầu óc thực tế, tính tình chất phác,thẳng thắn, cho nên, ngôn ngữ được sử dụng trong TCDGNB có sự khác biệt so vớiTCDG Bắc Bộ Nếu như trong TCDG Bắc Bộ, ngôn ngữ gắn với lễ hội được trauchuốt, gọt giũa, tuy tinh tế nhưng do dùng nhiều, tách biệt với cuộc sống mà dần trở

thành khuôn sáo, cái chất sáng tạo và phát hiện của nghệ thuật dường như mòn dần

và đó là nhược điểm của nhiều bài ca dao Bắc Bộ (Xuân Diệu), thì ngược lại,

TCDGNB gắn liền với đời sống, không có nhiều những câu óng ả, chải chuốt, ngôn

từ thường bộc trực, gần gũi Có khi là nhỏ nhẹ, hiền lành, ngộ nghĩnh, dễ thương:

Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu,Anh thấy em nhỏ xíu anh thương

[CDNB; 346]

Có khi lại thể hiện lối sống xông xáo, phóng túng, tự do:

Phải chi cắt ruột đừng đau,Để tôi cắt ruột tôi trao anh mang về

[CDNB; 237]

Nhiều câu trong TCDGNB như lấy nguyên khẩu ngữ sinh hoạt hàng ngàycủa những con người tâm hồn trẻ trung, dí dỏm, chân thực, phóng khoáng, yêu rayêu, ghét ra ghét, luôn sống hết mình - những nét tính cách khả phổ biến của conngười NB, khiến nó trở thành một kiểu phong cách sinh hoạt xã hội, khó có thể thấyở con người của những vùng khác

Ngôn ngữ trong TCDGNB luôn đầy sức sống, tác động mạnh vào mọi giácquan của người nghe Điều đó được thể hiện ở hàng loạt các danh từ, động từ, tính từ

chỉ mức độ cao kèm theo như: non èo, ốm o, tởn, ướt mem, mốc thích, mỏng dánh, tối

hù, cao nghệu… Đó chính là sự sáng tạo trong việc sử dụng các từ ngữ thể hiện trong

TCDGNB, chủ thể của các sáng tác dân gian NB không chịu sự ràng buộc vào nhữngkhuôn mẫu của ngôn ngữ truyền thống

Khảo sát thống kê từ địa phương NB thể hiện trong TCDG, chúng tôi thấycác lớp từ địa phương được sử dụng rất phong phú, đặc biệt là các lớp từ ngữ gọi

Ngày đăng: 26/05/2016, 11:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên) (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển phương ngữ Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Văn Ái (chủ biên)
Nhà XB: Nxb TP HồChí Minh
Năm: 1994
2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương (xuất bản lần đầu năm 1938), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2000
3. Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Hoài Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
4. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh: về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ địa phương Nghệ Tĩnh: về một khía cạnh ngônngữ - văn hóa
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2009
5. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
6. Nguyễn Tài Cẩn (1998), “Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt”, Ngôn ngữ (6), tr. 7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt”, "Ngônngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1998
7. Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao ngườiViệt ở Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Châm
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2013
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
9. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học)
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1989
10. Hoàng Thị Châu (2002), “Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ”, Ngôn ngữ (2), tr. 31-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữNam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Năm: 2002
11. Hoàng Thị Châu (2009), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (in tái bản lần 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia HàNội (in tái bản lần 2)
Năm: 2009
12. Hoàng Thị Châu (2014), Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữvà ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
13. Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội, tr. 61-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Việt”, "Việt Nam nhữngvấn đề ngôn ngữ và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993
14. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2004
15. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữhọc và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
16. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ)
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Khoahọc Xã hội
Năm: 2007
17. Huình Tịnh Paulus Của (1895), Đại Nam quốc âm tự vị (tập 1), Nxb Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam quốc âm tự vị
Nhà XB: Nxb Sài Gòn
34. Website: https://www.bentre.gov.vn 56. Website: https://dongnaicuulong.com 57. Website: https://e-cadao.com Link
60. Website: https: www.vanhoahoc.edu.vn 61. Website: https://vi.wikipedia.org Link
62. Website: https://vi.wiktionary.org 3. Tài liệu tiếng Anh Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w