1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Báo cáo thực tập trường chính trị tỉnh bắc giang

20 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 131 KB

Nội dung

1. Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của trường chính trị tỉnh Bắc giang. Theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 486 – QĐ TU ngày 09 07 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang như sau: 1.1 Vị trí: Trường chính trị Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, tương đương một ban, ngành cấp tỉnh, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. 1.2 Chức năng: Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã; trưởng, phó phòng, ban cấp huyện; trưởng, phó phòng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên. Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương. 1.3. Nhiệm vụ: 1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã về chương trình trung cấp lý luận chính trị và một số chương trình trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trưởng, phó phòng, ban cấp huyện; trưởng, phó phòng các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh; ban giám hiệu các trường phổ thông, trường mầm non và cán bộ dự nguồn các chức danh trên về chương trình trung cấp lý luận chính trị. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính và viên chức sự nghiệp ngạch chuyên viên, cán sự tiền công vụ. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho đại biểu HĐND cấp huyện

Trang 1

Thực hiện theo kế hoạch về tổ chức cho sinh viên năm thứ 4 các lớp đào tạo giảng viên khối lý luận Mác- Lênin đi thực tập ở các trường chính trị trong các tỉnh, thành trong cả nước Thể theo nguyện vọng của sinh viên và cùng sự phân công của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì hầu hết các sinh viên thuộc tỉnh, thành phố nào thì về tỉnh thành phố đó Tôi đã cùng đoàn sinh viên của trường (gồm 12 sinh viên) về thực tập tại trường Chính trị Bắc Giang- tỉnh Bắc Giang Thời gian thực tập là 7 tuần, từ 14/ 3/2011 đến 6/ 5/ 2011

Qua khoảng thời gian 7 tuần thực tập tại trường chính trị tỉnh Bắc Giang, bản thân tôi đã học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích và rút ra được một số kinh nghiệm nhất định

Đợt thực tập này giúp tôi thêm hiểu biết về quê hương của mình Đã

bổ sung thêm nhiều kiến thức còn thiếu, nó giúp cho tôi biết về các hoạt động giảng dạy và tổ chức của trường Chính trị Bắc Giang Cũng trong đợt thực tập này tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cách làm việc tập thể như: tác phong đứng lớp tự tin, cách vào bài, cách tạo ra không khí học tập trong lớp, cách làm việc tập thể, tinh thần đoàn kết khi làm việc tập thể… Những kinh nghiệm này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi sau này khi tôi tham gia giảng dạy cũng như trong sinh hoạt cuộc sống

Tuy đã có nhiều cố gắng trong học hỏi và trình bày song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi mong sẽ nhận được sự đóng góp, chỉ dạy từ phía các thầy cô và bạn bè để tôi hoàn thiện mình hơn

cả về kiến thức cũng như các kỹ năng khác

Trang 2

1 Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của trường chính trị tỉnh Bắc giang.

Theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 486 – QĐ/ TU ngày 09/ 07/ 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang như sau:

1.1 Vị trí:

Trường chính trị Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ

và UBND tỉnh, tương đương một ban, ngành cấp tỉnh, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh

1.2 Chức năng:

- Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã; trưởng, phó phòng, ban cấp huyện; trưởng, phó phòng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên

- Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương

1.3 Nhiệm vụ:

1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã về chương trình trung cấp lý luận chính trị và một số chương trình trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trưởng, phó phòng, ban cấp huyện; trưởng, phó phòng các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh; ban giám hiệu các trường phổ thông, trường mầm non và cán bộ dự nguồn các chức danh trên

về chương trình trung cấp lý luận chính trị

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính và viên chức sự nghiệp ngạch chuyên viên, cán sự tiền công vụ

- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho đại biểu HĐND cấp huyện

Trang 3

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

2 Thực hiện các đề tài khoa học, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở địa phương về các lĩnh vực kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân… phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường

3 Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tham mưu cho Tỉnh uỷ trong việc liên kết với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, mở các lớp cao cấp lý luận chính trị, đại học chuyên ngành cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý và cán bộ dự nguồn Đồng thời trực tiếp giúp Tỉnh ủy quản lý, phục vụ các lớp học đó

4 Phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo đại học chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục

vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

5 Thực hiện nhiệm vụ khác do tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao theo chức năng của Trường

1.4 Tổ chức bộ máy :

1 Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang có Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu gồm có Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng

Trường làm việc theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Trường Các hiệu phó chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về một số công việc được giao và tham gia lãnh đạo tập thể của Ban Giám hiệu

Việc bổ nhiệm các đồng chí Ban giám hiệu do Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ theo phân cấp quản lý cán bộ củ Tỉnh uỷ

Trang 4

2 Trường có các khoa chuyên môn và phòng nghiệp vụ bao gồm:

- 4 Khoa :

+ Khoa lý luận cơ sở + Khoa Nhà nước và pháp luật + Khoa Dân vận

+ Khoa Xây dựng Đảng và Lịch sử Đảng

- 3 Phòng :

+ Phòng Đào tạo + Phòng Tổ chức – Hành chính + Phòng khoa học và thông tin, tư liệu Chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng do Hiệu trưởng quy định theo hướng dẫn của học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

1.5 Mối quan hệ công tác:

1 Trường chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tổ chức bộ máy, biên chế, chính sách đối với cán bộ

và học viên của trường, về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

2 Trường chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh về quy chế, kế hoạch đào tạo, cơ sở vật chất, chế độ tài chính và các nhu cầu hoạt động khác của trường

3 Trường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên

4 Trường phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm, sau đó trình Thường trực Tỉnh uỷ phê duyệt; trình HĐND, UBND tỉnh quyết định về kinh phí đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt

Trang 5

5 Trường phối hợp với cấp uỷ, HĐND, UBND các huyện thành phố

và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu khoa học ở địa phương; bồi dưỡng giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố Phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở tài chính trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh

6 Trường có quan hệ bình đẳng, hợp tác với các cơ sở đào tạo có liên kết đào tạo, bồi dưỡng các ngành, lĩnh vực mà địa phương có yêu cầu

2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang.

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bắc Giang ngày nay được hình thành cách đây 230 triệu năm về trước, khi đó vùng đất này nằm trong khu vực bị lún thành biển, 120 triệu năm sau đó mới được thành lục địa, rồi thời kỳ tạo núi, địa chất nâng lên hạ xuống nhiều đợt làm cho vùng đất này có chỗ cao lên thành đồi núi, có chỗ thấp xuống thành đồng bằng ven sông, còn nhiều nơi thấp hơn biển lại tràn vào Cách đây khoảng gần 1 vạn năm, biển lùi xa, để lại đồng bằng Bắc Bộ như hiện nay, Bắc Giang nằm trong phần đất ấy Lịch sử hình thành tự nhiên

đã để lại cho Bắc Giang nhiều địa hình đa dạng với nhiều núi, đồi, đồng bằng Với vị trí địa lý - địa hình đa dạng cùng với hệ thống giao thông thủy,

bộ liên tỉnh vì thế trong lịch sử trước đây, trong hiện tại và tương lai Bắc Giang luôn là tỉnh có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Bắc của Tổ quốc Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du, thuộc khu vực Đông Bắc – miền Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.822km2 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây và Tây Nam giáp với Hải Dương, Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh

Trang 6

Chiều ngang rộng nhất khoảng 120km theo hướng Đông –Tây được tính từ điểm tiếp giáp với Quảng Ninh đến điểm tiếp giáp với Hà Nội

Chiều dọc hẹp nhất theo hướng Bắc Nam khoảng 20km, được tính từ điểm tiếp giáp với Lạng Sơn đén điểm giáp tỉnh Hải Dương

Địa lý tự nhiên Bắc Giang:được chia thành 2 vùng: vùng rừng núi và vùng trung du

Bắc Giang có 3 con sông chính chảy qua với tổng chiều dài 347km (sông Cầu 120km, sông Thương 87km, sông Lục Nam 140km) Có 2 hệ thống thủy nông là: sông Cầu và Cầu Sơn, có hệ thống kênh mương ao hồ phong phú Mật độ sông/suối khoảng 1km/1km2 Hệ thống ao, hồ, đầm khoảng 16.000 ha Tổng lượng nước các sông, ngòi khoảng 160 tỷ m3 Bắc Giang có 2 hồ lớn là Cấm Sơn 2.600ha, hồ Khuôn Thần 240 ha

Với hệ thống sông ngòi của tỉnh Bắc Giang, trong lịch sử, hiện tại và tương lai, hệ thống sông này phần nào đáp ứng cho sản xuất, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân

Bắc Giang có nhiều ao, hồ, đầm với diện tích 16.300ha Nó không chỉ cung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt mà còn có vai trò trong du lịch Những hồ có tiềm năng xây dựng thành khu du lịch như hồ: Cấm Sơn, Khuôn Thần, Cầu Rẽ…

Bắc Giang có hơn 20 loại khoáng sản, khoảng 40 loại mỏ trung bình

và nhỏ gồm: vàng, sắt, kẽm, thủy ngân…phong phú hơn cả là nhóm nguyên, nhiên liệu than đá, nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất, gốm, sứ (đất sét, cao lanh…)

Hệ thống giao thông của tỉnh Bắc Giang gồm có: đường bộ, đường sắt, và đường thủy Hệ thống đường bộ gồm có đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện , đường xã tổng cộng chiều dài là:4.008km

Trang 7

Tuy nhiên chất lượng nhìn chung còn thấp, nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp trải nhựa

Khí hậu Bắc Giang mang những đặc trưng của khí hậu chuyển tiếp vừa có tính nhiệt đới nóng ẩm vừa có tính á nhiệt

Có thể nói điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang thuân lợi cho việc sản xuất nông-lâm ngư nghiệp, các ngành kinh tế khác thương lại dịch vụ

….tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Bắc Giang có 1.492.899 người Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 888 nghìn người, chiếm khoảng 48% dân số, trong đó số lao động nông nghiệp khoảng 718 nghìn người chiếm 87,7% số lao động

Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.315.098 người, chiếm 88 %; các dân tộc thiểu số như dân tộc Nùng có 66.825 người, chiếm 4,48 %; dân tộc Tày có 38.191 người, chiếm 2,5%; dân tộc Sán Chay có 23.872 người, chiếm 1,6%; dân tộc Sán Dìu có 23.779, chiếm 1,6%; dân tộc Hoa có 17.375 người, chiếm 1,16%; dân tộc Dao có 7.337 người, chiếm 0,4%; các dân tộc khác chiếm 0,26%

Trình độ dân trí:Tính đến năm 2002, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cho 10 huyện, thị với tổng số 227 xã, phường

2.2 Tình hình kinh tế - xã hội Bắc Giang những năm gần đây

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII (10/ 2010) vừa qua đã đánh giá một cách chân thực, cụ thể tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang trong 5 năm gần đây

a, Thành tựu

Năm năm qua, bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản do thành tựu của

25 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng với sự của nỗ

Trang 8

lực Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Bắc giang đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị

Tiến trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, tăng trưởng kinh tế khá,

cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 9%/năm; trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng 17,7%; nông nghiệp tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,9% Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 33,2%, tăng 9,9%; nông nghiệp còn 32,7%, giảm 9,4% so với 2005; dịch vụ 34,1% Thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD tăng hơn 2 lần so với năm 2006”1

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển; trong đó, các khu vực, các ngành, các địa phương đều có mức tăng khá Chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đạt kết quả bước đầu Cùng với khu công nghiệp Đình Trám; đã quy hoạch và thành lập được 4 khu, 29 cụm công nghiệp trong đó 3 khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Song Khê – Nội Hoàng đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút một số dự án đầu tư mới

Nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực Năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt

620 000 tấn; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 47 triệu đồng/ha/năm Chăn nuôi và sản xuất thủy sản phát triển mạnh Đã đẩy mạnh giao đất, giao rừng, cho thuê rừng tới tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng…

Khu vực nông thôn tiếp tục được quan tâm, đầu tư; bộ mặt nông thôn

có nhiều đổi mới Việc kiên cố hóa đường giao thông, kênh mương, nâng

1 Tỉnh ủy Bắc Giang: Văn kiện Đại hội đại biêu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, tháng 10/ 2010, tr 18.

Trang 9

cấp lưới điện áp, trường học, trạm y tế, phát thanh, truyền hình, thông tin liên lạc phát triển mạnh

“Thu nhập của người dân ngày được nâng cao Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 32,94% (2005) xuống còn 14,86% (2009)”2

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân 9,9%/năm Chất lượng bảo hiểm, ngân hàng có nhiều tiến bộ Một số dịch vụ tư vấn, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ bắt đầu được hình thành

Thu ngân sách vượt kế hoạch; chi ngân sách đáp ứng yêu cầu cơ bản các nhiệm vụ chính trị của địa phương Thu ngân sách tăng bình quân 23,5%/năm, trong đó năm 2010 ước đạt 1500 tỷ đồng; chi ngân sách bình quân 16%/năm

Thu hút đầu tư nhanh, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong tỉnh cả nhiệm kỳ đạt 34 000 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2001 - 2005 Thu hút thêm 339 dự án đầu tư trong nước và 63 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài

Hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường “Đã nâng cấp các tuyến quốc lộ 31, 27, 279…và tỉnh lộ 398, 242; Xây mới cầu Bắc Giang, Bến Đám, Cầu Bến Tuần…Nhiều công trình điện, hạ tầng hàng rào khu, cụm công nghiệp, làng nghề được triển khai Hạ tầng đô thị, thành phố Bắc Giang và một số thị trấn; một số công trình trụ sở làm việc, công trình quốc phòng, an ninh được tăng cường đầu tư, xây dựng khang trang hơn”3

Các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ

2 Tỉnh ủy Bắc Giang: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, tháng 10/2010, tr 20.

3 Tỉnh ủy Bắc Giang: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, tháng 10 / 2010, tr

21 – 22.

Trang 10

Giáo dục đào tạo toàn diện, tiếp tục nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng và số học sinh đạt giải quốc gia nằm trong thứ hạng cao của cả nước Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được củng cố và duy trì vững chắc Quy mô trường, lớp tiếp tục phát triển Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%; trường đạt chuẩn quốc gia đạt 60% Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng Xã hội hóa giáo dục – đào tạo tiếp tục được mở rộng Phong trào khuyến học, khuyến tài, gia đình, dòng họ hiếu học phát triển rộng khắp

Khoa học, công nghệ có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực Một số tiến bộ kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật canh tác, giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào ứng dụng và nhân ra đại trà

Ý thức bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên Quản lý nhà nước về môi trường có chuyển biến Đã thực hiện được việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các dự án trước khi cấp phép đầu tư Đã xử lý nhiều hành

vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường và một số điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình

có bước tiến bộ

Đã tích cực thực hiện phòng, chống dịch bệnh, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế dịch bệnh, không để lây lan phát triển rộng Nguồn lực phục vụ y tế được tăng cường, đến nay 95,6% số xã trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% các thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động; hầu hết các trạm y tế có bác sỹ hoạt động Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

Ngày đăng: 26/05/2016, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w