Trường có nhiệm vụ thực hiện các Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Học viện báo chí và Tuyên Truyền, mở các lớp đào tạo trình độ ca
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM
Địa điểm kiến tập: Trường Chính Trị Tỉnh Bắc Giang
Thời gian kiến tập: Từ 27/12/2010 đến 14/01/2011
Sinh viên thực hiện: TÔ VĂN ĐỨC
Lớp : CNXHKH K28
Bắc Giang, tháng 01 năm 2011
Trang 2MỞ ĐẦU
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương Tỉnh lỵ: thành phố Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 51 km
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm
28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác
Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người,
với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả
nước Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất
là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%;
người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%
Danh nhân:Thánh Hùng Linh Công, Đoàn Xuân Lôi, Trịnh Ngô
Dụng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Đình Tuân, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang
tức Nguyễn Thị Giang, Cô Bắc tức Nguyễn Thị Bắc, Thân Nhân Trung
Du lịch: Chùa Bổ Đà, Làng nghề Thổ Hà, ATK2 - An toàn khu dự bị của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ, Bảo tàng Hoàng Hoa Thám
và Đồn Phồn Xương ở huyện Yên Thế, Lăng Dinh Hương ở Hiệp Hòa, Khu di tích Suối Mỡ và Đền Suối Mỡ huyện Lục Nam, Chùa Đức La huyện Yên Dũng, Cây Dã hương hơn 1.000 tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, gốc cây Dã hương phải 8 người ôm.
Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về mặt
tổ chức và của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia về mặt chuyên môn
Để tìm hiểu và nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh Bắc Giang; cũng như học hỏi về phương pháp, kỹ năng và kiến thức chuyên ngành; đồng thời để thuận tiện cho việc đi lại, nên em chọn địa điểm kiến tập cho mình là trường Chính trị tỉnh Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang – quê hương yêu dấu
Trang 3I – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG
Trường Chính trị tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ cấp cơ sở
xã, phường, thị trấn, trưởng, phó phòng cấp huyện, cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên
Trường có nhiệm vụ thực hiện các Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia (Học viện báo chí và Tuyên Truyền), mở các lớp đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị Quản lý nhà nước theo yêu cầu của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Qua 50 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường ngày càng trưởng thành về cả số lượng và chất lượng Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể tỉnh, sự chỉ đạo về công tác chuyên môn của các cơ quan trung ương, qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ, vươn lên và ngày càng phát triển
1 Chức năng của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Theo quyết định 184 của Ban Bí thư trung ương, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của Ban thường vụ tỉnh ủy Về chuyên môn, trường chịu sự chỉ đạo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Trường có chức năng đào tạo cán bộ, công chức địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn
Trang 4thể… Chức năng của trường được thay đổi để phù hợp với từng thời kì lịch sử của đất nước
Trường có chức năng sau: “Giúp ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho các ủy viên ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các ủy viên ban đại diện hành chính tiểu khu; huấn luyện cho các cán bộ làm công tác văn phòng của ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cán bộ các tiểu ban chuyên môn của ban đại diện hành chính tiểu khu; giúp ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc biên soạn tài liệu, bồi dưỡng báo cáo viên, đồng thời hướng dẫn về nội dung phương pháp để ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị trấn tự tổ chức bồi dưỡng cho đại biểu ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn…”
Chức năng của nhà trường là bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở cơ sở, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật
và nghiệp vụ công tác đoàn thể quần chúng để nâng cao năng lực công tác cho cán bộ làm công tác Đảng, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ đoàn thể quần chúng; bồi dưỡng cho giảng viên ở các trung tâm giáo dục lý luận ở các huyện
và thị xã, thành phố trong tỉnh”
Qua 60 năm xây dựng và phát triển, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt chức năng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của mình
2 Nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ cấp cơ sở
xã, phường, thị trấn, trưởng, phó phòng cấp huyện, cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên
Trường có nhiệm vụ thực hiện các Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp với Học việc Chính trị - Hành chính Quốc gia mở các lớp đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị - Quản lý nhà nước theo yêu cầu của Tỉnh ủy
và UBND tỉnh
Trang 5xác định nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang từ đào tạo lý luận chính trị sơ cấp lên đào tạo lý luận trung cấp Theo đó, nhà trường có nhiệm vụ
mở các lớp chương trình lý luận chính trị trung cấp về chủ nghĩa Mác – Lênin cho hai hệ tập trung và hệ tại chức với lưu lượng học viên trung bình từ 600 đến
1000 người
Đào tạo chương trình trung cấp lý luận và trung cấp quản lý nhà nước, quản lý các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh; Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo lại, các lớp tập huấn cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ
cơ sở trở lên
Trong những năm gần đây, theo quyết định 184 của Ban bí thư trung ương, xác định nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang bao gồm 8 nhiệm
vụ sau: Đào tạo cán bộ quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cơ
sở, cán bộ dự nguồn, cán bộ công chức cấp cơ sở; Đào tạo lý luận chính trị -hành chính cho cán bộ lãnh đạo quản lý, cho cán bộ, công chức nhà nước; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh lãnh đạo của các tổ chức Đảng cơ sở; Bồi dưỡng kiến thức cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã và huyện; Đào tạo tiền công vụ đối với các công chức dự
bị và bồi dưỡng chuyên viên cho các chức danh tương đương; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và thực tiễn ở cơ sở; Mở các lớp bồi dưỡng theo chỉ đạo của tỉnh ủy
Trong những năm qua, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao phó, hàng năm trường nhận được nhiều danh hiệu thi đua của tỉnh ủy, của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
a Tổ chức bộ máy của nhà trường
Trang 6Qua năm xây dựng và phát triển, tổ chức bộ máy của nhà trường có nhiều biến động Năm 2010, trường có 50 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có
24 nam và 26 nữ
Ban giám hiệu của trường gồm 3 đồng chí:
Hiệu trưởng: Nguyễn Minh Chiến
Phó Hiệu trưởng: Đỗ Thị Minh
Phó Hiệu trưởng: Thân Văn Hà
Cơ cấu chuyên môn của trường bao gồm 4 khoa:
- Khoa Nhà nước – pháp luật;
- Khoa Dân vận;
- Khoa Lý Luận cơ sở
- Khoa Xây dựng Đảng – Lịch sử Đảng
Về cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng:
- Phòng tổ chức - Hành chính
- Phòng Đào tạo
- Phòng Khoa học - Thông Tin - tư liệu
Lực lượng giảng viên của trường có 32 đồng chí, trong đó có 12 giảng viên chính Về tổ chức Đảng, trường có 46 đảng viên Về tổ chức đoàn thể, trường có công đoàn gồm 51 hội viên, đoàn thanh niên gồm 19 đoàn viên, hội cựu chiến binh gồm 13 hội viên, hội khuyến học gồm 51 hội viên…
Về cơ sở vật chất, hiện nay trường có 1 giảng đường lớn (200 chỗ) và 6 giảng đường nhỏ (50 – 90 chỗ) Trường đang có những hoạt động xây dựng và đầu tư thêm về cơ sở vật chất như xây dựng thêm giảng đường, phòng làm việc cho các phòng ban, trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại…
Trang 7Năm 2010 vừa qua, trường đã đào tạo được 30 lớp với 3000 lượt học viên Về nghiên cứu khoa học, trường đã nghiên cứu một đề tài khoa học cấp tỉnh
b Các lớp đào tạo tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Hiện nay, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đang đào tạo các lớp sau:
- Các lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị tập trung khóa XI
- Các lớp bồi dưỡng sơ cấp và trung cấp lý luận cho cán bộ nguồn, lãnh đạo các ban ngành ở xã, phường, huyện…
- Liên kết với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đào tạo các lớp cử nhân tại chức và cao cấp lý luận
II TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC GIANG
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác
Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật
độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều Khu vực phía bắc
Trang 8tỉnh là vùng rừng núi Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình 300-900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần
về phía đông nam Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó
ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh Sông Thương bắt nguồn
từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong
a Tình hình xã hội
Về dân cư – lao động, Bắc Giang có 66,1% số người trong độ tuổi lao
động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm gần 80% với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước
Về dân tộc, Bắc Giang có 7 dân tộc sinh sống ổn định, lâu đời: Kinh, Tày,
Nùng, Dao, Sán Dìu, Hoa Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán khác nhau nhưng đều sống gắn bó, đoàn kết
Về tôn giáo, ở Bắc Giang có Công giáo và Phật giáo Trong đó, việc thờ
tự của Phật giáo còn mang tính tự phát, nhiều chùa do các tín đồi tự quản Còn giáo dân chủ yếu là các đồng bào miền xuôi di cư tới Mặc dù vậy, các tín đồ vẫn sống hòa hợp, thống nhất trong khối đại đoàn kết dân tộc
Trang 9 Về văn hóa, Bắc Giang có nền văn hóa nhiều dân tộc Vì Bắc
Giang nằm của khu vực miền núi phía Bắc, nên Bắc Giang là điểm hội tụ nền văn hóa của các dân tộc, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng
và đậm đà bản sắc dân tộc Bắc Giang có kho tàng văn hóa phi vật thể đặc sắc, phong phú Mỗi dân tộc đều có những địa danh gắn với những truyền thuyết … Những ngày hội truyền thống, thuần phong mỹ tục vẫn được người dân Bắc Giang bảo tồn và phát huy nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh Bắc Giang có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và di tích
lịch sử như Chùa Bổ Đà, Làng nghề Thổ Hà, ATK2 - An toàn khu dự bị
của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ, Bảo tàng Hoàng Hoa Thám và Đồn Phồn Xương ở huyện Yên Thế, Lăng Dinh Hương ở Hiệp Hòa, Khu di tích Suối Mỡ và Đền Suối Mỡ huyện Lục Nam, Chùa Đức La huyện Yên Dũng, Cây Dã hương hơn 1.000 tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, gốc cây Dã hương phải 8 người ôm.
Về giáo dục – đào tạo – khoa học và công nghệ, Bắc Giang là một trung
tâm đào tạo với hệ thống nhiều trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của
cả nước…
Về y tế, Bắc Giang có Hơn 100 cơ sở y tế, trong đó có 9 bệnh viện trực
thuộc tỉnh, bệnh viện đa khoa trung ương Bắc Giang là trung tâm y tế khu vực Đội ngũ cán bộ y tế Bắc Giang tận tình, có năng lực và trách nhiệm với công việc
b Tình hình kinh tế.
Sau 20 năm đổi mới, tiềm lực về mọi mặt của tỉnh đã lớn mạnh hơn nhiều Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bao gồm mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn, điện lưới quốc gia, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trạm phát thanh – truyền hình Các công trình phúc lợi công cộng đã và đang phát huy tác dụng, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bên cạnh đó, đời sống nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày càng được cải thiện
rõ rệt Bắc Giang lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều cơ
sở sản xuất phân đạm lớn, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản…
Trang 10Thêm vào đó, Bắc Giang có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm 65% dân số, trình độ dân trí đang được nâng lên đáng kể Trong công cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là những thuận lợi
để Bắc Giang phát triển về kinh tế
Về khó khăn và hạn chế, thách thức lớn nhất của Bắc Giang là nền kinh tế còn ở trình độ thấp, chậm phát triển, thu ngân sách chưa đủ chi, kinh tế phát triển không đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư, công nghệ và thiết bị sản xuất còn lạc hậu
Ở Bắc Giang, lực lượng lao động có trình độ cao phân bố không đều, phần lớn tập trung ở thành phố, thị xã Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn mang nặng nếp nghĩ, cách làm của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và tập quán lạc hậu, chưa theo kịp những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới
Thêm vào đó, môi trường pháp lý vừa thiếu chặt chẽ, vừa thực hiện chưa nghiêm minh, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, tạo kẽ hở làm sa sút phẩm chất một bộ phận cán bộ, đảng viên
Với những thuận lợi và khó khăn trên, những năm qua nền kinh tế Bắc Giang đã có tốc độ phát triển khá nhanh đã thoát khỏi tình trạng trì trệ và đã có bước phát triển khá Hoạt động thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển Với trên
40 chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, bình quân mỗi năm Bắc Giang đã huy động trên 1000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển Tỉnh đã chuyển hơn 100 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, xây dựng mới một khu công nghiệp tập trung và hình thành các cụm công nghiệp nhỏ Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư phát triển ở Bắc Giang Kết cấu hạ tầng phục vụ cho thương mại được củng cố, toàn tỉnh đã xây dựng được 46 chợ và 11 trung tâm cụm xã…