1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Sinh Sản Của Ong Chúa Apis Cerana Nuôi Tại Thái Nguyên

87 755 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Có 4 bức tranh tương tự đã được phát hiện, mô tả mật ong được cất trong những bình chứa, những trại ong cổ truyền có hàng trăm đõ ong với cảnh lấy mật y như ngày nay còn phổ biến ở Ai Cậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––

NGUYỄN THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

SINH SẢN CỦA ONG CHÚA APIS CERANA

NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010

Trang 2

NGUYỄN THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

SINH SẢN CỦA ONG CHÚA APIS CERANA

NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngà nh: Chă n nuôi

Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG

NGHIỆP

Người hướng dẫ n khoa học:

PGS.TS Ng uyễn Duy Hoan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu

và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại

học và thầy giáo hướng dẫn tôi đã hoàn thành luận văn này

Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô trong khoa Sau

Đại học, khoa Chăn nuôi - thú y, phòng Thí nghiệm trung tâm, Công ty

Ong Trung ương và các ban ngành có liên quan tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của

thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Hoan

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của gia

đình, bạn bè đã tạo các điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành

bản luận văn này

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thắm

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC ẢNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.1.1 Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới 4

1.1.2 Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong ở Việt Nam 8

1.2 Nghiên cứu hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội trên thế giới và ở Việt Nam 10

1.2.1 Nghiên cứu hình thái ong nội trên thế giới 10

1.2.1.1 Lịch sử hệ thống học và phân loại ong mật 10

1.2.1.2 Hình thái và phân loại ong mật 11

1.2.1.3 Phân bố và vị trí phân loại của ong nội 12

1.2.2 Nghiên cứu hình thái ong nội trong nước 13

1.2.3 Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội 13

Trang 6

1.2.3.1 Hình thái cơ thể 13

1.2.3.2 Các cơ quan bên trong cơ thể ong 14

1.3 Một số đặc điểm sinh vật học của ong chúa Apis cerana 15

1.3.1 Buồng trứng của ong chúa 16

1.3.2 Sự phát triển của trứng 17

1.3.3 Quá trình giao phối của ong chúa 17

1.3.4 Sự đẻ trứng của ong chúa 18

1.3.5 Giai đoạn phát dục từ trứng đến trưởng thành 19

1.3.6 Pheromon của ong chúa 21

1.3.7 Nguồn gốc ra đời của ong chúa 22

1.3.8 Tạo chúa bằng phương pháp di trùng 23

1.3.9 Sự hình thành các mũ chúa tự nhiên và các yếu tố thúc đẩy sự hình thành các mũ tự nhiên 24

1.3.9.1 Sự hình thành các mũ chúa tự nhiên 24

1.3.9.2 Các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành mũ chúa 26

1.3.10 Mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học với năng suất, chất lượng mật ong 28

1.4 Cơ sở khoa học của chọn giống ong mật 30

1.4.1 Ong đực đơn bội, ong đực lưỡng bội và vấn đề cận huyết của đàn ong 30

1.4.2 Cơ sở di truyền 32

1.4.3 Kiểm soát giao phối và ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 35

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 35

Trang 7

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 35

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 36

2.4 Phương pháp xử lý số liệu 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến nghề nuôi ong mật 39

3.2 Cây nguồn mật và thời gian nở hoa tại vùng điều tra 40

3.3 Thể tích và kích thước mũ chúa 41

3.4 Tình hình chia đàn tự nhiên của chúa tự nhiên và chúa nhân tạo 43

3.5 Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên 46

3.6 Thời gian phát dục từ trứng đến khi nở của ong chúa 51

3.7 Khối lượng của ong chúa tơ và chúa đã đẻ 51

3.8 Thời gian tập bay và định hướng cửa tổ của ong chúa 55

3.9 Tuổi thành thục của ong chúa 56

3.10 Thời gian bay giao phối trong ngày; số lần bay giao phối trong đời của ong chúa 57

3.11 Sức đẻ trứng của ong chúa 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

1 Kết luận 62

2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Tiếng Việt 65

Tiếng Anh 67

PHỤ LỤC 68

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A cerana : Apis cerana

A mellifera: Apis mellifera

CNĐVQH : Chăn nuôi Động vật Quý hiếm

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình thời tiết khí hậu năm 2009 39

Bảng 3.2 Cây nguồn mật và thời gian nở hoa tại vùng điều tra 40

Bảng 3.3 Thể tích và kích thước mũ chúa 41

Bảng 3.4 Tình hình chia đàn tự nhiên của ong chúa 44

Bảng 3.5 Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên vụ Xuân - Hè 47

Bảng 3.6 Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên vụ Thu - Đông 48

Bảng 3.7 Thời gian phát dục của ong chúa 51

Bảng 3.8 Khối lượng của ong chúa tơ và chúa đã đẻ 52

Bảng 3.9 Thời gian tập bay và định hướng cửa tổ của ong chúa 55

Bảng 3.10 Tuổi thành thục của ong chúa 56

Bảng 3.11 Thời gian bay giao phối trong ngày của ong chúa 57

Bảng 3.12 Số lần bay giao phối trong đời của ong chúa 58

Bảng 3.13 Sức đẻ trứng của ong chúa sau khi giao phối 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Mố i quan hệ giữa quy mô đàn và tỷ lệ số đàn xây mũ chúa 49 Biểu đồ 3.2: Mố i quan hệ giữa quy mô đàn và số lượng mũ chúa được xây 49 Biểu đồ 3.3: Khố i lượng của ong chúa tự nhiên và ong chúa nhân tạo ở vụ

Xuân - Hè và Thu - Đông 53 Biểu đồ 3.4: Sức đẻ trứng của ong chúa qua các tuần khảo sát 61

Trang 11

DANH MỤC CÁC ẢNH

Hình 1.1 Kiểu thùng ong được dùng phổ biến 6

Hình 1.2 Ong mới nở ra từ mũ chúa tự nhiên 25

Hình 3.1 Đo kích thước và thể tích mũ chúa vụ Xuân - Hè 43

Hình 3.2 Đo kích thước và thể tích mũ chúa vụ Thu - Đông 43

Hình 3.3 Các mũ chúa xây trên một cầu ong 50

Hình 3.4 Thao tác cân ong chúa 54

Hình 3.5 Sức đẻ trứng của ong chúa thí nghiệm 61

Hình 1 Lồng nhốt ong chúa 75

Hình 2 Các mũ chúa thu thập 75

Hình 3 Ngâm ong chúa trong dung dịch hoá chất 75

Hình 4 Cây nguồn mật 75

Hình 5 Di trùng ong 76

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nhiệt đới có vĩ tuyến nằm trong khoảng 23 độ 23 phút Bắc (cực Bắc) và 8 độ 34 phút Bắc (cực Nam) nên thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, trăm hoa đua nở là tiền đề để phát triển nghề nuô i ong Chính vì vậy mà nghề nuô i ong đã có từ rất lâu đời ở nước ta

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nước ta đã và đang hình thành nên các vùng chuyên canh về cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp và cây ăn quả, các phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống

đồi núi trọc, chương trình cây ăn quả V.A.C đang phát triển mạnh, là nguồn

thức ăn mới tạo điều kiện cho nghề nuôi ong ngày càng phát triển

Ong nội Apis cerana là loài ong mật bản đ ịa có ngò i đốt ở Việt Nam

Có thể quản lý, thuần hoá và đem lại giá trị kinh tế cao từ các sản phẩm của chúng như: Mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong và keo ong Đây là những sản phẩm s inh học độc đáo, có giá trị dinh dưỡng rất cao dùng để bồi dưỡng sức khoẻ cho con người, bài thuốc y học cổ truyền có giá trị chữa bệnh cao, là các nguyên liệu để chế biến các mỹ phẩm cao cấp và nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp khác Thực tế, từ một đàn ong nội địa trong một năm

có thể cho từ 2 - 40 kg mật ong, 0,2 - 0,3 kg sữa chúa (Nguyễn Duy Hoan, Phùng Đức Hoàn, Ngô Nhật Thắng, 2008) [7]

Ngoài ra, con ong còn có vai trò hết sức quan trọng là thụ phấn chéo cho các cây trồng và cây tự nhiên, nhờ đó mà năng suất và phẩm chất của các cây nông - lâm nghiệp tăng lên rõ rệt, nó cũng góp phần bảo vệ sự đa dạng của các cây trồng tự nhiên, sự bền vững của môi trường sinh thái Giá trị kinh

tế từ hoạt động thụ phấn của ong cho cây trồng cao hơn rất nhiều lần (trên 143

Trang 13

lần) so với giá trị kinh tế từ các sản phẩm mà chúng mang lại (Sivaram V., 2004) [25]

Sáu tỉnh Việt Bắc ở nước ta được coi là cái nô i để phát triển nghề nuô i ong nội, trong đó Thái Nguyên - Thủ đô gió ngàn Việt Bắc với nghề nuôi ong

đã được chú trọng từ lâu Từ năm 1996 đến nay nhờ các chương trình, dự án

phát triển nuô i ong mật, góp phần xoá đói giảm nghèo, các tổ chức trong và ngoài nước : CIDSE (Đức) và CECI (Canada) hay chương trình nâng cao chất lượng đàn ong mật của Cục Khuyến nông - Khuyến lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần thúc đẩy nghề nuôi ong ở Thái Nguyên Hiệu quả của chương trình này đã đem lại cho Thái Nguyên hơn 1000 đàn ong được nuôi tại các hộ với năng suất 12 - 15kg/thùng (Phùng Đức Hoàn, 2003) [8]

Loài ong nộ i Apis cerana có đặc tính dễ thích nghi, cần cù chăm chỉ,

không đòi hỏ i nguồn hoa tập trung nhưng năng suất thấp, tính tụ đàn không cao, dễ bốc bay, tốc độ tăng đàn chậm,…

Con ong là đề tài nghiên cứu của rất nhiều người, trong đó đặc điểm

sinh vật học của ong nội Apis cerana từ lâu đã thu hút được sự chú ý của

nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu nhiều vấn đề lý thú về mặt s inh học của loài ong này đã dần dần

được hé mở làm căn cứ cho việc từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn

nuôi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong Tuy đã được nghiên cứu song còn rất nhiều vấn đề, đặc biệt là các tập tính sinh học của từng cấp ong trong đàn ong vẫn còn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với không chỉ người nuôi ong mà cả với các nhà khoa học của Việt Nam và thế giới Cũng như các loài vật nuô i k hác, con cái đóng vai trò rất quan trọng quyết đ ịnh năng suất chăn nuô i, đối với nuôi ong con cái còn

có vai trò quan trọng hơn ở chỗ chỉ có một con cái duy nhất trong đàn có khả

Trang 14

năng s inh sản (ong chúa), chính vì vậy ong chúa quyết định đặc tính di truyền không chỉ đối với ong thợ mà với cả ong đực trong đàn và như vậy, vô hình trung ong chúa đóng vai trò di truyền của cả con đực và con cái Để bổ sung thêm những hiểu b iết còn chưa được nghiên cứu đầy đủ về ong chúa, chúng

tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ong

chúa Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên”

2 Mục đích của đề tài

Xác định một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về các đặc điểm

sinh học sinh sản của ong chúa Apis cerana làm căn cứ khoa học để xây dựng

các biện pháp khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của nghề nuô i ong

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài hoàn thành sẽ bổ sung một cách đầy đủ và có hệ thống các thông

tin về các đặc điểm sinh học sinh sản của ong chúa Apis cerana ở Việt Nam

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Giải quyết được các vấn đề số liệu, thông tin về các đặc điểm sinh học

sinh sản của ong chúa Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên, nhằm bổ sung một

cách đầy đủ và hoàn thiện về quy trình, kỹ thuật nuôi ong trong nhân dân

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới

Theo Eva Crane (1990) [6] từ xa xưa con người đã biết săn ong lấy mật

để thu được các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ và tập quán

săn bắt ong rừng vẫn còn duy trì tới ngày nay, việc khai thác mật ong được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau Những tổ ong mà người ta thường

săn lấy mật là thuộc giống ong Apis, mật ong được coi là một sản phẩm quý

hiếm của tự nhiên ban tặng cho con người Từ việc quan sát và khai thác mật ong tự nhiên, dần dần con người đã biết sử dụng đõ để nuôi ong, việc sử dụng

đõ bắt đầu ít nhất từ 4.500 năm nay

Hiểu biết về lịch sử săn ong và nuôi ong của chúng ta đã tăng lên rất nhiều trong mấy thập kỷ qua nhờ kết quả của các công trình nghiên cứu khảo

cổ, ngôn ngữ, qua những văn bản lưu trữ và nhờ giao thông thuận lợi cho phép người ta đ i đến khắp nơi trên trái đất Ở miền Đông Tây Ban Nha người

ta đã phát hiện một bức vẽ trên vách đá từ thời kỳ đồ đá trước công nguyên

khoảng 6.000 năm Người Ai Cập đã có nghề nuôi ong Apis mellifera từ

5.000 năm trước công nguyên Vào khoảng năm 2.500 năm trước công nguyên, ở Ai Cập cổ đại đã thực sự hình thành một nghề nuô i ong thịnh vượng Những tư liệu sớm nhất ghi chép về nuô i ong trong đõ được ra đời khoảng 1.500 năm trước công nguyên: Đó là một phần của bộ luật Hittile ghi trên những phiến đá sét, tìm thấy ở cao nguyên Anato li không c ây cối, cách

Ai Cập 100 km về phía Bắc Ong Apis mellifera được nuôi trong các đõ bằng

đất nung, gỗ, đất bùn, sành,… Những đõ ong ra đời sớm nhất vào khoảng

những năm 2.450 trước công nguyên được thể hiện trong cảnh lấy mật ong, một phần của bức hội họa tại một ngôi đền thờ mặt trời Ai Cập, gần vùng hạ

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn

sông Nil Có 4 bức tranh tương tự đã được phát hiện, mô tả mật ong được cất trong những bình chứa, những trại ong cổ truyền có hàng trăm đõ ong với cảnh lấy mật y như ngày nay còn phổ biến ở Ai Cập và kiểu đõ hình trụ đặt nằm ngang cổ truyền ngày nay vẫn được s ử dụng nhiều nơi trên thế giới: Ở châu Phi, Nam Hy Lạp, các đảo vùng Địa Trung Hải, từ miền Nam Balkan

đến Tiểu Á, từ Nam Ấn Độ đến Kasmia, một phần Afghanistan, Nam Thái

Lan, Bali - Indonexia (Eva Crane, 1990) [6]

Lịch sử nuôi ong Apis cerana ở châu Á cũng lâu đời như lịch sử nuô i ong Apis mellifera ở châu Âu, như ở Trung Quốc là hơn 3.000 năm, Ấn Độ

2.000 năm (Shahid, 1992; Punchihewa, 1994) (trích từ tài liệu của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21] Nghề nuô i ong cổ truyền vẫn được tồn tại ở các nước

và hầu như không thay đổi so với được miêu tả trong các tài liệu cũ Tất cả các loại đõ được làm do con người bắt chước tập tính làm tổ tự nhiên trong các hốc cây, hốc đá Các loại đõ đều giống nhau ở chỗ ong xây các bánh tổ gắn chặt vào phía trên của đõ nên người ta gọ i là đõ có bánh tổ cố định Các

đõ thường được đặt xung quanh nhà, dưới gốc cây, trên giá đỡ, trong rừng

hoặc trên các chãng của các cành cây to

Sự phát triển của các kiểu thùng ong góp phần quan trọng đối với nghề nuôi ong và có thể bắt đầu ở Hy Lạp, từ những mô tả của Georg Wheler (1682) về kiểu đõ có dạng bình hoa lớn sử dụng ở Hy Lạp, có các thanh xà

đặt ở phía trên để ong xây bánh tổ, những thanh ngang không gắn chặt vào đõ

nên có thể lấy bánh tổ ra được, khoảng cách giữa các tâm của các thanh xà bằng khoảng cách ở bánh tổ tự nhiên Các tác giả đã nghiên cứu và nhận thấy tầm quan trọng của khoảng không gian đều giữa các cầu ong và dựa trên những hiểu biết đó, đã thiết kế ra những thùng ong mới (Eva Crane, 1990) [6]

Năm 1649, William Me ở Anh đã làm thùng ong bằng gỗ nhiều tầng chồng lên nhau nhưng không có xà hay khung cầu Năm 1675 Gedde cũng

Trang 17

sáng tạo ra kiểu thùng tương tự nhưng mỗi tầng có khung cầu để ong gắn bánh tổ F Huber (1792) tạo ra kiểu đõ dạng “quyển sách” F.I Prokopovich (1806), J Dziezion (1848) tạo ra các kiểu đõ có khung cầu cố định gắn vào thành thùng (trích từ tài liệu của Eva Crane, 1990) [6]

Kiểu thùng Stewarton do Robin Ker ở Scotland sáng tạo năm 1819 có

xà cầu cố định Đến năm 1844, Augustus Munn ở Anh đã làm một kiểu thùng tầng có khung cầu Năm 1851, giáo sĩ L L Langstroth (Philadelphia, Mỹ) (trích từ tài liệu của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21] đã sáng tạo ra kiểu thùng

có khung cầu di động nhờ phát hiện ra khoảng cách con ong Với kiểu thùng

này rất thuận tiện cho việc nuôi ong, nhờ áp dụng nó mà nghề nuô i ong A

mellifera được phát triển rất nhanh ở châu Âu và Bắc Mỹ, sau đó phát triển

tới các châu khác trên thế giới (Eva Crane, 1990) [6] Kiểu thùng này cho phép người nuô i ong kiểm tra tình hình đàn ong, từ đó tác động những b iện pháp kỹ thuật một cách dễ dàng, cho phép trao đổi giữa các đàn ong với nhau

và giữa người nuô i ong khác Ngày nay, kiểu thùng này vẫn đang được áp dụng phổ biến ở khắp nơi và được cải tiến tuỳ theo yêu cầu người sử dụng

Hình 1.1: Kiểu thùng ong được dùng phổ biến

Năm 1863, Dadant đã xuất bản sách về những cải tiến và sáng kiến của ông Nhờ đó nhiều sáng kiến khác được nảy sinh ra từ nước Mỹ, trong đó quan trọng nhất là sáng kiến làm những tấm sáp in hình lỗ tổ ong hay còn gọi

Trang 18

là tầng chân, theo đó là các khung cầu được căng dây thép có gắn tầng chân,

có khả năng chịu được sức văng khi quay mật ở thùng ly tâm (trích từ tài liệu của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21]

Eva Crane (1990) [6] đã tổng kết tình hình nuôi ong ở châu Âu và trên thế giới như sau:

Ở châu Âu, tỷ lệ cây xanh cao hơn các lục địa khác, có truyền thống

nuôi ong lâu đời nên nghề nuôi ong ở châu Âu rất tập trung, có mật độ 3,2

đàn/km2

Có tổng số 13 - 15 triệu đàn ong đều là giống ong A mellifera, sản

lượng mật là 123 - 165 ngàn tấn, năng suất mật bình quân 11kg/đàn

Nước Mỹ có 4,3 triệu đàn ong thuộc loài A mellifera, năng suất năm

1984 đạt 17kg/đàn, tổng sản lượng 75.000 tấn

Canada có gần 700.000 đàn ong thuộc loài A mellifera, sản lượng mật

đạt 43.000 tấn, năng suất bình quân cao nhất trên thế giới 63kg/đàn

Ở châu Đại Dương Australia có nghề nuôi ong A mellifera phát triển

với hơn 500.000 đàn ong đạt năng suất 46,5kg/đàn

Châu Phi có các chủng ong đều thuộc loài ong A mellifera Bằng chứng

sớm nhất về nghề nuô i ong của nhân loại được phát hiện ở đây 4.500 năm trước Etopia có tới 2,52 triệu đàn, năng suất mật 8,3kg/đàn Kenia có 2,1 triệu đàn, năng suất mật 5,7kg/đàn

Hiện nay, loài ong A mellifera được du nhập vào rất nhiều vùng khác

nhau và được những người nuôi ong trên khắp thế giới sử dụng

Loài ong A mellifera châu Âu có ưu thế hơn các loài ong nhiệt đới vì

chúng sản xuất mật tốt hơn, hiền lành dễ chăm sóc quản lý, có sức sinh sản cao, thế đàn lớn, không phản ứng bốc bay với vụ thiếu thức ăn, có màu vàng

được nhiều người ưa chuộng Người ta tính rằng nuôi giống ong châu Âu phải

chi phí nhiều hơn giống ong châu Á, tuy nhiên nó lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn Chính vì vậy từ châu Âu chúng được du nhập vào nhiều châu lục khác

Trang 19

Eva Crane (1990) [6] đã mô tả quá trình nhập ong A mellifera châu Âu

vào vùng nhiệt đới châu Á như sau:

Ở Trung Quốc ong A mellifera được nhập lần đầu vào năm 1913 Bảy

mươi năm nay ong Ý đã thích nghi và được sử dụng c hính để sản xuất mật

hàng hoá ở khu vực Á nhiệt đới Việc nhập ong A mellifera là một cuộc cách

mạng trong nghề nuô i ong ở Trung Quốc, làm cho Trung Quốc trở thành nước

có nghề nuôi ong đứng thứ hai và là nước xuất khẩu nhiều mật nhất thế giới

với hơn 5 triệu đàn ong A mellifera, hàng năm xuất khẩu 160 ngàn tấn mật

Thái Lan đã nhập ong A mellifera nuôi tại Chiềng Mai, nơi đây có cây

nhãn là cây nguồn mật chính và cho sản lượng cao

Tại Miến Điện, vùng trồng cây Guizotia absyssinica, cây hướng dương,

ong A mellifera đã được nhập với số lượng lớn để phù hợp với nguồn mật và

phấn từ hai loại cây trồng này

1.1.2 Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghề nuôi ong đã được khai thác và nuô i từ lâu đời Ngay

từ thế kỷ thứ VIII, thượng thư phụ trách về nông nghiệp Phạm Lê đã viết tài liệu bằng chữ Hán về kỹ thuật nuôi ong (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999) [3] Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã có một số nhận xét về đặc điểm s inh học của đàn ong Trải qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm và cả i tiến kỹ thuật, nghề nuô i ong Việt Nam đã dần dần được cải tiến từ đơn giản đến hoàn thiện như ngày nay

Người Việt Nam đã có thói quen đi lấy mật, săn ong từ rất lâu dựa vào kinh nghiệm qua nhiều đời được truyền lại, họ khai thác từ những loại o ng

mật khác nhau như: Ong ruồ i A florea, ong nội A cerana, ong khoái A

dorsata, ong đá A laboriosa Giống ong A cerana rất phổ biến ở tự nhiên, có

ở khắp đất nước, thường làm tổ ở nơi kín như trong hốc cây, hốc đá, trong các

hang, đôi khi cả trong các tổ mối Dựa vào những kinh nghiệm thực tế và đặc

Trang 20

điểm tự nhiên của ong nội, các kiểu nuô i ong dần được hình thành và không

ngừng được cải tiến từ kiểu đõ nằm ngang chuyển sang kiểu đõ đứng rồi đõ

đứng có thanh xà di động và cuối cùng là các kiểu thùng cải tiến có khung cầu

di động như ngày nay Khi áp dụng nuô i ong trong thùng cải tiến có khung cầu di động cho phép sử dụng thùng quay và dùng tầng chân nhân tạo gắn vào khung cầu, làm nền để ong xây lên các bánh tổ đã làm năng suất mật tăng lên

đáng kể Việc áp dụng những tiến bộ khoa học đã làm cho năng suất mật

trung bình 15kg/đàn/năm (Phùng Hữu Chính, 1996; Quách Đại Cương, Nguyễn Huy Du, 1963) [1], [4]

Từ những năm 1960 - 1962 chủng ong Apis mellifera ligustica (ong Ý)

được một số người Hồng Kông đưa vào miền Nam Việt Nam một số đàn

nhưng phát triển kém, phải tiếp tục nhập thêm nhiều lần từ Hồng Kông, Đài Loan, Úc,…

Trong khi ong Ý (Apis mellifera ligustica) ở một số nước có sức đẻ

trứng 1500 - 2000 trứng/ngày đêm thì ong chúa Ý Việt Nam chỉ đạt trung bình năm là 846 trứng/ngày đêm, gần bằng ong Ý ở Thái Lan (963 trứng/ngày

đêm) (Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21]

Năm 1977, công ty ong cấp I thuộc Bộ Nông nghiệp đưa 50 đàn ong Ý

ra miền Bắc và tiếp đó năm 1978 trại nghiên cứu o ng Đốc Tín cũng đưa 50

đàn ong Ý ra miền Bắc nuô i thí nghiệm nhưng không phát triển được, đến

năm 1979 bị chết hoàn toàn Từ năm 1980 - 1985, một số đơn vị sản xuất cũng đưa ong Ý ra Bắc nhưng không duy trì được quanh năm, ký sinh phát triển mạnh, đàn ong bị sa sút phải đưa trở lại miền Nam để phục hồi

Từ sau năm 1985, các đơn vị nuô i ong đã áp dụng các phương pháp chọn lọc, biện pháp phòng trị ký sinh có hiệu quả nên cho đến nay ong Ý đã

được nuôi quanh năm ở nhiều tỉnh miền Bắc và cho hiệu quả kinh tế cao

Trang 21

Hiện nay, Việt Nam đã hình thành những vùng nuô i ong rõ rệt Miền

Bắc có nghề nuô i ong nội A cerana phát triển, thích hợp với điều kiện nguồn hoa phân tán, miền Nam phù hợp với nuô i ong Ý A mellifera với quy mô lớn

do có điều kiện thuận lợi là cây nguồn mật tập trung (Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21], hàng năm nước ta đã cung cấp sản lượng mật lớn cho người tiêu dùng: Năm 2002 sản lượng mật đạt 14.000 tấn, xuất khẩu mật ong đạt 12.000 tấn Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm 2009

cả nước sản xuất được khoảng 18,6 nghìn tấn mật ong, xuất khẩu được hơn 14 nghìn tấn, thu về khoảng 23 triệu USD Hiện nay nước ta xuất khẩu 80 - 85% tổng sản lượng mật ong, và 80% số này là vào thị trường Mỹ Năm 2008 là năm thành công nhất của nước ta từ trước đến nay trong việc xuất khẩu mật ong vào thị trường Mỹ Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) năm 2008 nước này nhập khẩu 19.387 tấn mật ong của Việt Nam, tăng 23% so với năm 2007 Thị phần mật ong của Việt Nam tiêu thụ tại Mỹ chiếm khoảng 17% nhập khẩu mật ong của Mỹ, trở thành nước xuất khẩu mật ong lớn nhất vào Mỹ (Chu Khôi, 2010) [9]

1.2 Nghiên cứu hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội trên thế giới và ở Việt

Nam

1.2.1 Nghiên cứu hình thái ong nội trên thế giới

1.2.1.1 Lịch sử hệ thống học và phân loại ong mật

Ong mật có ở khắp mọi nơi do giá trị kinh tế và tầm quan trọng của chúng trong văn hoá của con người Chúng xuất hiện ở hầu hết những vùng

mà con người sinh sống Chúng đã gây sự chú ý rất sớm cho các nhà khoa học phân loại Một loài mới được mô tả lặp lại với những phỏng đoán thiếu chính xác như năm 1758 Linné đặt tên cho tất cả các loài ong mật mà ông b iết là

Apis mellifera, chỉ 3 năm sau chính ông lại đổi thành tên là Apis mellifica vì mellifera có nghĩa là “lấy mật” còn mellifica có nghĩa là ong “làm mật” Kể từ

Trang 22

đó thế giới phải chấp nhận cả hai tên của ong mật Đến đầu thế kỷ XX, một số

nhà khoa học đã xem xét lại và cải thiện cách đặt tên của ong mật trước đây (Ruttner F., 1988) [24] Từ những rắc rối trong hệ thống học các nhà khoa học bắt đầu sử dụng những nghiên cứu về mô tả hình thái và thống kê nên nhiều phân loài ong mật được xác định

1.2.1.2 Hình thái và phân loại ong mật

Đầu những năm 1900, từ việc tìm kiếm giống ong mật có vòi hút dài để

thụ phấn cho cỏ 3 lá đỏ Trifolium pratense L (Loại cỏ quan trọng cho chăn nuôi

bò sữa) mà người Nga đã đề xuất ra phương pháp nghiên cứu hình thái của ong mật Koshevnikov đã lần đầu tiên tiến hành đo đếm kích thước , hình thái ong mật vào năm 1900, tiếp đến là Martynov (1901), Kulagin(1906) Vào thời kỳ đó, trở ngại lớn nhất trong nghiên cứu hình thái về mặt thống kê đó là số mẫu đo

đếm Năm 1916, Chochlov đã sử dụng số lượng mẫu ong đảm bảo cho phân tích

thống kê về hình thái Sau đó Michailov (1924, 1926) và Alpatov (1925, 1929)

đã đưa thêm các yếu tố môi trường vào xem xét cùng với hình thái Vào năm

1964 - 1965, Dupraw là người đầu tiên giới thiệu phương pháp phân tích hình thái đa biến Số lượng biến mà ông sử dụng là 15 biến (chỉ tiêu) của 373 cá thể ong thợ từ châu Âu, châu Phi và châu Á (Hepburn H.R and Radloff S.E., 1998) (trích từ tài liệu của Phạm Hồng Thái, 2008) [15]

Sau này Ruttner F (1988) [24] đưa ra số lượng chỉ tiêu “chuẩn” cho phân tích hình thái là 38 chỉ tiêu (theo tiêu chuẩn quốc tế)

Bằng phương pháp phân tích đa biến đó các nhà khoa học ngành ong đã xác định được các dạng sinh thái khác nhau của một loài ong mật

Dựa trên đặc điểm hình thái, phân bố địa lý loài ong nội được chia

thành 4 phân loài: A cerana indica (Fabricius 1798), A cerana cerana (Fabricius 1793), A cerana himalaya (Maa 1944) và A cerana japonica (Radoszkowski 1877) (Ruttner F., 1988) [24] Còn Heburn H.R.et al (2001)

Trang 23

chia ong nội thành 33 phân loài, trong đó có 9 phân loài có tên và 24 phân

loài chưa được đặt tên: A cerana cerana (Fabricius 1793), A cerana indica (Fabricius 1798), A cerana japonica (Radoszkowski 1877), A cerana javana (Enderlein 1906), A cerana himalaya (Maa 1944), A cerana skorikovi (Maa 1944), A cerana abaensis (Yun and Kuang 1982), A cerana hainanensis (Yun and Kuang 1982) và A cerana philipina (Skorikovi 1929) Radloff S.E.et al (2005), thu thập 58 đàn ong A cerana vùng phía tây dãy Himalaya

với 27 chỉ tiêu hình thái được xử lí thống kê bằng phương pháp phân tích đa biến đã xác định được khu vực này có 2 nhóm là: Hindu Kush - Kashmir và Himachal Pradesh (trích từ tài liệu của Phạm Hồng Thái, 2008) [15]

Tó m lạ i: ong nội Apis cerana Fabricius 1793 là một trong 9 loài ong

mật

có ngòi đốt của thế giới (Sheppard W.S and Smith D.R., 2000) và đến nay xác

định được có tới 33 phân loài trong đó có 9 phân loài đã được đặt tên (Hepburn

H.L.et al., 2001; Kuang B.Y.and Ken T., 1996; Peng Y.S.et al., 1989) (trích từ tài liệu của Phạm Hồng Thái, 2008) [15]

1.2.1.3 Phân bố và vị trí phân loại của ong nội

Loài ong nội Apis cerana Fabricius 1793 có vùng phân bố tự nhiên từ

Viễn Đông (Nga) sang Pakistan qua Ấn Độ tới Đông Timor

Loài ong nội này có vị trí trong hệ thống phân loại như sau:

- Chi (giống) (Apis),

- Loài (Apis cerana)

Trang 24

1.2.2 Nghiên cứu hình thái ong nội trong nước

Chỉ có một số công trình nghiên cứu về hình thái của ong nộ i tại các địa phương khác nhau của Việt Nam được công bố bởi Lê Đình Thái, Nguyễn Văn Niệm (1980) [14] và Nguyễn Văn Niệm (1991) [10] Các tác giả trên đã

kết luận rằng ong mật Apis cerana Fabricius ở miền Bắc và miền Trung có

kích thước cơ thể lớn hơn ở miền Nam

Một số nhà khoa học ngành ong ở trong nước đã mặc nhiên công nhận

có hai phân loài ong nội ở Việt Nam: Apis cerana cerana (miền Bắc) và Apis

cerana indica (miền Nam)

1.2.3 Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội

1.2.3.1 Hình thái cơ thể

Theo các tác giả Lê Đình Thái, Nguyễn Văn Niệm (1980) [14]; Nguyễn Văn Niệm (1991) [10] thì cơ thể ong mật gồm 3 phần nối với nhau bởi các khớp động là phần đầu, ngực, bụng Cơ thể ong được bao bọc bằng lớp vỏ kitin, chính lớp vỏ kitin là bộ xương ngoài, là chỗ dựa cho các cơ quan bên trong và bảo vệ cơ thể ong tránh những tác động bất lợi từ bên ngo ài

Phần đầu ong:

Đầu ong có cấu tạo hình hộp, trên đầu có hai mắt kép, số mắt kép ở ong đực là 6.000 mắt nhỏ ghép lại còn ở ong chúa và ở ong thợ chỉ có 4.000 Đỉnh đầu có 3 mắt đơn phân bố theo dạng hình tam giác

Ở phần trước đầu ong có một đôi râu, râu ong chia làm nhiều đốt: Râu

ong đực chia làm 13 đốt, ong chúa và ong thợ là 11 đốt Râu là cơ quan cảm giác rất nhạy bén

Miệng và vò i ong có đặc điểm (với chức năng cắn, nghiền, hút) khác với nhiều loại côn trùng khác, ong dùng hàm trên để cắn các vật cứng khi mở rộng cửa tổ, cắn nắp lỗ tổ chứa mật, vít nắp, nghiền phấn hoa Vòi hút của ong

đặc trưng cho từng giống ong dùng để hút mật hoa, nước siro Mỗi giống ong

khác nhau có chiều dài vò i hút khác nhau

Trang 25

Phần ngực ong:

Ngực ong gồm 3 đốt: Đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau Phần ngực của ong mang các cơ quan vận động là cánh và chân ong Trong phần ngực thì đốt ngực giữa giữ vai trò quan trọng nhất, các đốt ngực được chia làm nửa lưng và nửa bụng Nửa lưng có 2 đôi cánh: Đôi cánh trước lớn hơn đôi cánh sau Khi ong bay, cánh trước ghép lại với cánh sau thông qua hệ thống móc cánh Nửa bụng của phần ngực ong mật có 3 đôi chân gắn vào 3

đốt ngực tương ứng

Phần bụng ong:

Bụng ong mật có 6 đốt và nối với phần ngực qua đốt chuyển tiếp, mỗi

đốt gồm 2 nửa: Nửa lưng và nửa bụng các đốt bụng nối với nhau bằng màng

kitin mỏng, đàn hồ i Nhờ các màng mỏng này mà ong có thể thay đổi thể tích bụng Hai bên mỗi bên đốt bụng có lỗ thở, ở phần bụng có 4 đốt bụng cuối cùng có các cơ quan tiết sáp, cuối bụng là ngòi đốt Riêng ong đực không có

bộ phận ngòi đốt, ong chúa trưởng thành thì bộ phận ngòi đốt làm chức năng như một máng đẻ trứng và là phương tiện chiến đấu với các ong chúa khác Giữa đốt bụng 5 và 6 của ong mật có tuyến Nasônôp (do nhà bác học người Nga N.V Nasônôp phát hiện ra) tiết ra vị hương đặc trưng cho mỗi đàn ong, ở ong chúa tuyến Nasônôp phát triển và tiết ra mùi đặc trưng của ong chúa gọi

là “chất chúa” “Chất chúa” điều khiển đàn ong hoạt động bình thường (Ngô

Đắc Thắng, 2000) [17]

1.2.3.2 Các cơ quan bên trong cơ thể ong

Cơ quan tiêu hoá: Ong mật thuộc vào các côn trùng dinh dưỡng chuyên tính, cơ quan tiêu hoá của ong còn là nơi dự trữ tạm thời mật hoa khi thu nhận và vận chuyển về tổ, đồng thời thích hợp với việc dự trữ dinh dưỡng khi qua đông ở xứ lạnh

Trang 26

Cơ quan hô hấp: Cơ quan hô hấp của ong gồm những lỗ thở, hệ thống khí quản phân nhiều nhánh, các túi khí và hệ thống mao quản trao đổi khí với các tế bào, các mô trong cơ thể Các lỗ thở nằm hai bên cơ thể có 3

đôi lỗ thở ở phần ngực, 6 đôi lỗ thở ở phần bụng

Cơ quan tuần hoàn: Hệ thống tuần hoàn của ong là một hệ thống

hở, tim ong gồm 5 ngăn, hai bên sườn của mỗi ngăn tim có các cửa để cho máu từ ngoài vào

Cơ quan thần kinh: Cơ quan thần kinh của ong phát triển rất cao, bảo đảm mối liên hệ thường xuyên của đàn ong với môi trường xung quanh,

đồng thời điều khiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể con ong Cơ q uan

thần kinh chia làm 3 phần: Thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật

Cơ quan sinh dục: Ong mật cũng như các côn trùng khác đều thuộc nhóm động vật phân tính, nghĩa là cơ quan sinh dục đực và c ái ở trong các cá thể khác nhau Cơ quan sinh dục của ong chúa gồm 2 buồng trứng hình quả lê, mỗ i buồng trứng có rất nhiều ống trứng nằm song song với nhau Cơ quan sinh dục của ong thợ về cấu tạo giống của ong chúa nhưng không được phát triển hoàn chỉnh, hai buồng trứng của ong thợ dạng vải và kém phát triển Cơ quan sinh dục của ong đực gồm 2 dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụ

và bộ phận giao phối

1.3 Một số đặc điểm sinh vật học của ong chúa Apis cerana

Tổ ong được tạo bởi nhiều bánh tổ xếp song song với nhau theo hướng

đi vào của cửa tổ và vuông góc với mặt đất G iữa các bánh tổ có một khoảng

trống vừa đủ làm lố i đi của ong Bánh tổ ong có nhiều lỗ tổ hình 6 c ạnh đều

được cấu tạo bằng những vảy sáp do tuyến sáp của ong thợ tiết ra Các bánh

tổ là nơi sinh ra các thế hệ ong thợ, ong đực và ong chúa mới, nơi dự trữ mật, phấn hoa

Trang 27

Ong mật có đặc tính sống thành xã hộ i; có thể ví đàn ong là một gia

đình lớn thuộc thời kỳ mẫu hệ Ong chúa như bà mẹ đầy quyền uy, cai quản

một số lớn ong thợ, ngoài ra còn một số ong đực chỉ xuất hiện trong một thời

kỳ nhất định Không phải bất kỳ dạng hợp quần nào cũng có hình thức phân công lao động chặt chẽ và có các dạng năng chuyên môn hoá như ong mật Mọi hoạt động trong xã hộ i của loài ong là theo một sự phân công vô cùng chặt chẽ nhưng đồng thời cũng rất linh hoạt (Nguyễn Duy Hoan, Phùng Đức Hoàn, Ngô Nhật Thắng, 2008) [7]

Ong mật có đặc tính sống thành xã hộ i đ iển hình nhất trong xã hộ i côn trùng Đàn ong là một đơn vị sinh học hoàn chỉnh bao gồm 3 loại hình ong: Ong chúa, ong thợ và ong đực Mỗi loại hình có một vị trí sinh học nhất đ ịnh trong đàn nhưng gắn bó, ảnh hưởng đến nhau rất chặt chẽ

Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh và là mẹ của cả đàn ong Trong một đàn ong thông thường chỉ có một con ong chúa, ong chúa phát triển từ trứng được thụ tinh cho nên cơ thể nó mang một bộ nhiễm sắc thể (2n = 32) Ong chúa thực sự được coi là ong chúa khi nó đẻ ra các cấp o ng

và trị vì một đàn ong, còn trong thời gian chưa đẻ nó chỉ là một con ong cái Nhiệm vụ chủ yếu của ong chúa là đẻ trứng để duy trì nòi giống đảm bảo sự tồn tại của cả đàn ong, ong chúa còn tiết ra các chất đặc biệt gọ i là “chất chúa” hay pheromo l để duy trì “trật tự xã hộ i” trong một đàn ong Để hiểu rõ hơn về vai trò này chúng ta cần nắm được một số đặc điểm sinh vật học dưới

đây của ong chúa:

1.3.1 Buồng trứng của ong chúa

Cơ quan sinh sản của ong chúa gồm 2 buồng trứng trong đó có nhiều

ống trứng đơn, 2 ống dẫn trứng, túi chứa tinh và âm đạo

Ong chúa tơ (chúa mới nở, chưa giao phối) buồng trứng có kích thước nhỏ, ống dẫn trứng có dạng như 2 sợi chỉ mảnh không phân chia Sau khi thụ

Trang 28

tinh, buồng trứng phát triển hoàn chỉnh, ống trứng phân chia thành c ác buồng

và tách biệt nhau Buồng trứng của ong chúa dài 5 - 6mm, rộng 3 - 4mm

Số lượng ống trứng trong buồng trứng của các ong chúa rất khác nhau, trung bình mỗ i buồng trứng có khoảng 100 ống trứng Những ống trứng này chính là nơi sản xuất ra trứng với số lượng lớn, có thể tới cả 1 triệu trứng trong cả cuộc đời ong chúa Các giống ong khác nhau thì ong chúa có số lượng ống trứng khác nhau và ngay trong một giống giữa các dòng ong khác nhau cũng có số lượng ống trứng khác nhau (Winston, 1987) [26]

1.3.2 Sự phát triển của trứng

Theo Harry và cộng sự (1997) [22] trong ống trứng chứa các tế bào trứng ở các giai đoạn khác nhau Đầu tiên những noãn nguyên bào hình thành ở giữa ống, sau đó được bao bọc bởi các tế bào nang Noãn nguyên bào biến đổi thành noãn bào và các tế bào dinh dưỡng Các tế bào nang bao quanh noãn bào

là tiền thân của các tế bào trứng

Khi trứng chín xẩy ra quá trình phân chia phức tạp, đặc biệt là quá trình phân chia nhiễm sắc thể Ở tế bào trứng non, số lượng nhiễm sắc thể có đặc tính cặp đôi bộ nhiễm sắc thể còn khi trứng chín xẩy ra sự phân chia giảm nhiễm Số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa tạo bộ đơn bội Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng xâm nhập vào trong trứng, nhân của tế bào trứng và tinh trùng tiếp hợp với nhau, bộ nhiễm sắc thể được phục hồi

1.3.3 Quá trình giao phối của ong chúa

Ong chúa thành thục sinh dục vào ngày 5 - 6 sau khi nở Chúng bay ra ngoài vào những ngày nắng đẹp, vào buổi chiều Chuyến bay của những ngày

đầu tiên là những chuyến bay định hướng sau đó chúng bay đ ến điểm hộ i tụ

của ong đực để giao phối với ong đực Điểm hộ i tụ ong đực là đ iểm tập trung ong đực và thường ở những vùng núi, ong đực và ong chúa sẽ tự định hướng

đến vùng này để có thể tiến hành giao phối (Woyke, 1960) (trích từ tài liệu

của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21]

Trang 29

Khi ong chúa bay đếm đ iểm hộ i tụ ong đực chúng ngay lập tức bị những con ong đực phát hiện vì ong đực coi tất cả những vật thể bay màu tối

là ong chúa nên mới có hiện tượng ong đực rất hay bay theo ruồi hay hòn đá bay qua, nhưng ong đực sẽ nhận ra ong chúa nhờ vào mùi pheromol do ong chúa tiết ra và lúc này có rất nhiều ong đực bay theo ong chúa Một trong số những ong đực bay theo ong chúa sẽ đuổi kịp ong chúa và nó dùng cả 6 chân

để ôm chặt lấy ong chúa khi vẫn đang bay, bằng một cơ quan cảm giác đặc

biệt nằm ở đốt bụng cuối ong đực hướng đốt bụng cuối vào buồng ngòi đốt của ong chúa, dương vật bị kích thích và bài xuất vào âm đạo của ong chúa, sau đó tinh trùng bài xuất vào ống dẫn trứng ngoài, lúc này ong đực đã ngất

và chết Sau khi con ong đực thứ nhất bài xuất xong tinh trùng thì chúng rời khỏi ong chúa và để lại dấu hiệu giao phối là mảnh kitin và d ịch nhầy tại buồng ngòi đốt của ong chúa Con ong đực tiếp theo cũng bám vào ong chúa

và dùng đốt bụng gạt dấu hiệu giao phối của con ong đực trước đó ra và lại tiếp tục giao phối với ong chúa, quá trình cứ tiếp tục cho tới khi ong chúa đủ lượng tinh trùng trong ống dẫn trứng trong và ngoài Ong chúa bay giao phối với khoảng 15 - 30 ong đực trên không trung, việc giao phối với nhiều ong

đực đảm bảo cho ong chúa nhận được nhiều tinh trùng từ nhiều nguồn gốc

khác nhau, tránh được hiện tượng cận huyết T inh trùng được dự trữ trong túi chứa tinh và dùng dần cho đến khi ong chúa chết

1.3.4 Sự đẻ trứng của ong chúa

Ong chúa sau khi đi giao phối với ong đực từ 1 - 3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, mỗi lần đẻ 1 quả trứng Việc đẻ ra trứng thụ tinh hay không thụ tinh phụ thuộc vào kích thước lỗ tổ Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích thước lỗ tổ

có vai trò trong việc điều tiết ong chúa đẻ ra trứng thụ t inh (nở ra ong thợ) hoặc trứng không thụ tinh (nở ra ong đực) Trước khi đẻ trứng ong chúa dùng

2 chân trước để xác định xem đó là lỗ tổ ong thợ (nhỏ hơn) hay ong đực (lớn

Trang 30

hơn) Nếu là lỗ tổ ong thợ van của ống dẫn tinh sẽ mở ra để nhả tinh từ túi chứa tinh và một tinh trùng sẽ thụ tinh cho trứng, nếu là lỗ tổ ong đực nó không nhả tinh (Koeniger, 1986) (trích từ tài liệu của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21]

Sức đẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào tuổi của ong chúa, thế đàn, không gian cầu ong và điều kiện ngoạ i cảnh Số trứng đẻ một ngày của ong

chúa còn tùy thuộc vào loài, đối với ong A cerana đẻ ít hơn ong A mellifera

Ngay trong cùng một loài, ong chúa có số lượng ống trứng khác nhau nên chúng có sức đẻ trứng khác nhau Một con ong chúa tốt trong một đàn o ng mạnh đẻ từ 700 - 900 trứng/24h, còn nếu cũng là ong chúa đó nhưng được giới thiệu vào một đàn 3 - 4 cầu, thức ăn thiếu thì đẻ 300 - 400 trứng/24h

Trong điều kiện tự nhiên ong chúa bắt đầu đẻ trứng sau khi giao phối 2

- 4 ngày Cũng có con đẻ ngay sau khi đi giao phối 1 ngày nhưng số ong chúa như vậy rất ít (E Crane, 1990) [6]

Thời gian đầu ong chúa còn đẻ ít trứng nhưng càng về sau thì số lượng trứng đẻ càng tăng lên Tuy nhiên, sức đẻ trứng của ong chúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi, giống ong, thế đàn ong, điều kiện khí hậu, nguồn hoa và mùa vụ nuôi ong

Theo Harry và cộng sự (1997) [22] thì tuổi thọ của ong chúa từ 3 - 5 năm nhưng chúng đẻ nhiều trứng nhất vào 2 năm đầu đời, càng lớn tuổi thì sức đẻ trứng càng giảm, đến năm thứ 2 sức đẻ trứng của ong chúa giảm 20 - 30%, năm thứ 3 giảm một nửa, càng về những năm sau sức đẻ trứng càng giảm và số lượng trứng đẻ không được thụ tinh càng tăng lên

Ở Việt Nam người nuô i ong phần lớn chỉ sử dụng chúa đẻ có độ tuổi từ

6 tháng đến 1 năm để đảm bảo sự duy trì sinh sản và phát triển của đàn ong

1.3.5 Giai đoạn phát dục từ trứng đến trưởng thành

Sau khi nở từ trứng đã thụ tinh ấu trùng chúa được ong thợ nuôi liên tục

Trang 31

và dư thừa bằng một loại thức ăn đặc biệt (sữa chúa) Ấu trùng lớn lên rất nhanh và mầm mống buồng trứng trong ấu trùng cũng đã phát triển rất mạnh Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong giai đoạn ấu trùng và nhộng thì buồng trứng ong chúa phát triển tới mức đầy đủ và ổn định Điều này có nghĩa là chất lượng ong chúa sau này có tốt hay không thì cũng phụ thuộc vào thức ăn nuôi dưỡng ấu trùng chúa đến khi hoá nhộng có tốt hay không Thời gian phát dục từ trứng đến khi trưởng thành của ong chúa là 16 ngày: G iai

đoạn trứng: 3 ngày; giai đoạn ấu trùng: 5 ngày; giai đoạn nhộng: 8 ngày

Ong chúa mới nở cơ thể to, mập mạp nhưng sau 2 - 3 ngày ong chúa b ị ong thợ hạn chế khẩu phần thức ăn để cơ thể giảm bớt khối lượng, cơ thể thon thả lại để chuẩn b ị cho những chuyến bay giao phối Khi ong chúa nở được 1

- 2 ngày được ong thợ rèn luyện hệ cơ bằng cách rung lưng, lắc cánh, đuổi cho ong chúa chạy nhiều lần G iữa ngày thứ 3 và thứ 5 ong chúa đã bộc lộ những b iểu hiện thành thục giới tính Ong chúa trở nên nhanh nhẹn hơn và hoạt động hơn trong các động tác của nó và tự vệ trước những xâm kích của các ong thợ Người ta cũng có thể quan sát thấy một dấu hiệu khác trong việc

mở phòng ngòi ong hoặc trong việc mà bụng uốn cong lại và nó cọ sát bụng theo chiều dọc cùng với các chân sau Chuyến bay trăng mật và tập tính của việc giao cấu toàn bộ thông thường d iễn ra vào ngày thứ 6 hay ngày thứ 7 của

đời sống Trong thời kỳ kích thích trong chuyến bay đầu tiên của ong chúa

thường có nhiều ong cùng ra với chúa Trong những đàn rất nhỏ, có thể là tất

cả ong cùng ra và hợp thành một đàn xung quanh ong chúa Trong khi vắng chúa, một nhóm ong nhiều hay ít cạnh lỗ bay với tư thế tự vệ Không hiếm trường hợp là chúng xâm kích và làm chúa của chúng “hăng lên” khi trở về

tổ Ong chúa bay đi giao phối với ong đực với số lần bay từ 1 - 3 lần, mỗi lần bay từ 20 - 25 phút vào buổi chiều (khoảng 3h) lúc trời nắng đẹp không có gió, tốc độ của gió 28km/h là cùng Ong chúa bay ở các nhiệt độ và cường độ

Trang 32

ánh sáng cao hơn nhiều so với nhiệt độ và cường độ ánh sáng thích hợp với ong thợ Nếu các điều kiện khí hậu không thích hợp , lúc đó ong chúa đã ở tư thế để bay, còn đang ở tấm ván cửa ra vào sẽ lại lui vào tổ Khi thời tiết thay

đổi, cuộc giao cấu có thể chậm lại rất lâu và do vậy nhiều ong chúa tỏ ra

những khả năng đẻ trứng và tuổ i thọ giảm sút bởi vì túi nhận tinh của chúng không chứa đủ tinh dịch, ong chúa phải bay giao phối nhiều lần, trong một trường hợp một ong chúa trong hai ngày liền đã mang trở về năm dấu hiệu thụ tinh Người ta quan sát thấy có ba lần giao cấu chỉ trong một buổi trưa Tất cả các chuyến bay đều nằm trong khoảng từ tuần thứ nhất đến tuần thứ tư của

đời sống ong chúa Người ta còn đang tranh luận xem có những cuộc giao cấu

của các ong chúa già và đang đẻ mạnh không, nếu có thì chắc cũng rất hiếm (Rémy Chauvin và cộng sự, 1968) [13]

Cơ thể ong chúa lớn, cánh ngắn, bụng thon dài cân đối bên trong chứa

2 buồng trứng phát triển, lưng - ngực rộng, toàn thân có màu đen hoặc màu nâu đen, khối lượng cơ thể lớn (chúa tơ nặng khoảng 150mg, ong chúa đẻ nặng 200mg), chúa tơ có một lớp lông tơ mịn phủ khắp cơ thể Khố i lượng cơ thể ong chúa lúc mới nở tỷ lệ thuận với số lượng và chiều dài ống trứng Đây

là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng ong chúa mới nở Các giống khác nhau thì chỉ tiêu cũng khác nhau

1.3.6 Pherom on của ong chúa

Pheromon là chất có hoạt tính hóa học được những con ong trong đàn dùng để thông tin cho nhau Chất pheromon do ong chúa tiết ra có một vai trò rất lớn trong hoạt động xã hộ i của đàn ong Ngoài việc hấp dẫn ong đực trong thời kỳ bay đi giao phối trên không, pheromon của ong chúa có tác dụng điều hòa hoạt động của đàn ong, kìm hãm sự phát triển ống trứng trong buồng trứng ong thợ và kìm hãm khả năng tạo chúa mới của ong thợ

Trên cơ thể mỗi ong thợ trong đàn ong có một số ít pheromon của ong

Trang 33

chúa, và qua pheromon của ong chúa, ong thợ biết được tình trạng của ong chúa Nếu ong chúa già hoặc không bình thường thì ong thợ sẽ thay chúa (Eva Crane, 1990) [6]

1.3.7 Nguồn gốc ra đời của ong chúa

Theo các tác giả Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện (1999) [3]; Ngô

Đắc Thắng (2002) [18] thì ong chúa tự nhiên ra đời từ 3 nguồn gốc: Chúa chia đàn, chúa thay thế và chúa cấp tạo

Chúa chia đàn tự nhiên: Trong điều kiện ngoại cảnh thời tiết thuận lợi nguồn thức ăn phong phú và điều kiện chủ quan, o ng thợ quá đông, đàn ong chật chội, nóng bức nhiều ong non… thì đàn ong sẽ có kế hoạch chia đàn Chúng xây từ 3 - 30 mũ chúa ở phía dưới và rìa mép bánh tổ để chia đàn (chia

đàn là bản năng của ong nhằm duy trì và phát triển nòi giống) Chất lượng

chúa trong trường hợp này rất tốt, do có quá trình chuẩn bị trong điều kiện ngoại cảnh tốt, thời tiết thuận lợi và nguồn thức ăn trong tự nhiên phong phú

Chúa thay thế: Trong trường hợp ong chúa bị dị tật, bị què hoặc ong chúa đã quá già yếu, không duy trì và đảm nhiệm tốt được công việc của mình nữa thì ong thợ sẽ tiến hành xây từ 1 - 3 mũ chúa để thay thế tự nhiên chúa

cũ Trong trường hợp này chất lượng ong chúa cũng tốt vì đàn ong chủ động bồi dục ong chúa Khi thay thế, thì chúa cũ vẫn song song tồn tại với chúa mới, ong chúa mới trưởng thành (giao phối và đẻ trứng) thì ong thợ sẽ loại thải ong chúa cũ

Chúa cấp tạo: Khi đàn ong mất chúa đột ngột, trong tổ vẫn còn trứng

và ấu trùng, ong thợ sẽ khẩn cấp chọn những ấu trùng ong thợ dưới 3 ngày tuổi để nuôi dưỡng thành chúa, chúng sẽ cơi nới rộng những lỗ tổ đó ra và bón đầy sữa chúa vào để bồi dục thành chúa gọi là chúa cấp tạo Chúa ra đời trong hoàn cảnh này chất lượng kém vì đàn ong không chủ động bồi dục ong chúa và có thể gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi

Trang 34

Đặc điểm các loại mũ chúa: Theo Nguyễn Duy Hoan, Phùng Đức

Tuổi ấu trùng Các tuổi khác

1.3.8 Tạo chúa bằng phương pháp di trùng

Tạo chúa di trùng là phương pháp tạo chúa cơ bản nhất trong nghề nuô i ong hiện đại, có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào trong năm lại chủ động được

số lượng chúa, thời gian nở của chúa

Làm chén sáp : Chén sáp nhân tạo phải giống mũ chúa tự nhiên,

có kích thước dài 10 - 12cm, đường kính dài 7,5 - 8mm Cho sáp vào bát nhỏ

đun cách thuỷ, nhúng khuôn sáp đã ngâm trong nước lạnh vào sáp nóng chảy

1 - 2 lần sâu 8mm rồ i một lần nữa sâu 4 - 5mm T iếp theo nhúng vào nước lạnh, dùng tay xoay nhẹ chén sáp cho tụt khỏi khuôn Gắn đế gỗ hoặc tre có hình tam giác hoặc hình vuông lên thang của cầu chúa theo khoảng các h 2cm rồi gắn mũ chúa vào đó bằng cách nhúng đáy chén sáp vào sáp nóng chảy rồi

đặt lên đế gỗ, tre Các thang chúa nên đóng đinh ở hai đầu để có thể xoay được hoặc đục lỗ trên hai thanh hồi của cầu chúa để các thang chúa tháo ra

lắp vào được

Trang 35

Chuẩn bị ấu trùng: Chọn bánh tổ nhộng già có màu vàng nhạt

đặt ra ngoài ván ngăn để ong nở hết, đặt cầu đó vào đàn mẹ đặt lưới ngăn

chúa hai bên bánh tổ, chuyển chúa vào để chúa chỉ đẻ ở cầu đó, đến ngày thứ

4 lấy cầu đó ra di trùng Trường hợp không có lưới cách ly thì đưa chúa vào cầu đã chuẩn bị rồi đặt ngoài ván ngăn Chúa sẽ đẻ vào cầu này, ngày hôm sau chuyển chúa và cầu đó vào giữa đàn Ngày thứ 4 ta sẽ có ấu trùng ở tuổi

di trùng thích hợp

Di trùng: Di trùng là thao tác chuyển ấu trùng nhỏ (dưới 3 ngày tuổi) từ lỗ tổ vào chén sáp nhân tạo Kim di trùng có thể chế tạo bằng kim loại bạc, nhôm, lông ngỗng, gà, ngan hoặc bằng tre được vót nhọn và mỏng

Thao tác di: Lấy cầu ong đã chuẩn bị ấu trùng ra khỏ i tổ dùng chổi quét nhẹ cho ong rơi hết vào tổ Đặt cầu có ấu trùng lên giá đỡ hoặc đặt ở góc có

độ nghiêng thích hợp để có thể nhìn rõ các ấu trùng nằm trong lỗ tổ Đặt nhẹ

cầu gắn mũ chúa lên trên cầu có ấu trùng Dùng kim di trùng hoặc que tăm nhúng vào các lỗ tổ có mật chưa vít nắp rồi chấm vào đáy các chén sáp, s ao cho mỗi chén sáp có 1 giọt mật thật nhỏ Dùng đầu nhỏ kim di trùng múc vào phía lưng của ấu trùng, cố gắng múc được nhiều sữa chúa để ấu trùng không

bị tổn thương Đặt nhẹ ấu trùng vào giọt mật, ấu trùng sẽ nổi lên rồ i tiếp tục múc ấu trùng khác

Chuẩn b ị và chăm sóc đàn nuôi dưỡng: Đàn nuôi dưỡng là đàn tiếp thu và nuôi dưỡng ấu trùng thành chúa, đàn ong 5 - 6 cầu đông quân, tách chúa khỏ i đàn từ 6 - 24h Sau khi d i trùng xong, đặt cầu chúa vào chỗ đã chuẩn bị của đàn nuôi dưỡng ghi ngày tháng di trùng lên xà cầu

1.3.9 Sự hình thành các mũ chúa tự nhiên và các yếu tố thúc đẩy sự hình thành các mũ tự nhiên

1.3.9.1 Sự hình thành các mũ chúa tự nhiên

Mũ chúa tự nhiên là các lỗ tổ đặc biệt được ong thợ xây lên dùng để bồi dục ong chúa, mũ chúa này được tạo ra ở các đàn ong mạnh trong đ iều

Trang 36

kiện thời tiết thuận lợi, nguồn hoa phong phú nhằm phục vụ cho việc chia đàn của các đàn ong Theo các tác giả Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện (1999) [3]; Ngô Đắc Thắng (2002) [18] thì chia đàn tự nhiên là bản năng của lo ài ong nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của nòi giống Hàng năm cứ đến mùa thực vật ra hoa kết trái, các loài hoa nở rộ cung cấp nhiều mật và phấn hoa,

điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, ong chúa đẻ nhiều, đàn ong phát triển

mạnh, có nhiều ong thợ non, nhiều ong thợ đi làm tích lũy được nhiều mật, phấn Số lượng ong thợ trong đàn quá đông, tràn ra cả ngoài ván ngăn, đàn ong nóng bức, chật chội, ong thợ tiến hành quạt gió mạnh, buổi tố i ong thợ

đậu cả ra ngoài cửa tổ, bám xuống đáy thùng như nhữ ng chùm nho Lúc này

ong thợ tiến hành cơi nới rộng các bánh tổ, bắt đầu bồi dục ong đực trước

Đầu tiên ong thợ xây các lỗ tổ ong đực ở hai góc phía dưới của bánh tổ để ong

chúa đẻ trứng vào đó (trứng không được thụ tinh) Khi nhộng ong đực đã vít nắp, sắp đến ngày nở thì đàn ong lập tức xây các mũ chúa ở rìa mép phía dưới của bánh tổ, số lượng mũ có thể từ 4 - 10 cái (có thể nhiều hơn), với tuổ i ấu trùng chúa khác nhau, khi các ấu trùng này đã vít nắp và màu vít nắp chuyển sang màu nâu (ong chúa sắp nở) thì đ àn ong bắt đầu chia đàn Khi ong chia

đàn, ong thợ thường bay đi khoảng 2/3 tổng số quân trong tổ cùng ong chúa

mẹ (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999) [3]

Hình 1.2 : Ong mới nở ra từ mũ chúa tự nhiên

Trang 37

1.3.9.2 Các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành mũ chúa

Quá trình hình thành các mũ chúa tự nhiên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố ngoại cảnh (thời tiết khí hậu, nguồn hoa, mùa vụ, con người) và các yếu tố nội tại của đàn ong (ong chúa, lượng thức

ăn dự trữ trong tổ, bản năng dã sinh của giống ong)

Yếu tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của đàn ong, trong điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho các cây nguồn mật nở hoa nhiều và khi thời tiết nắng nóng làm cho các đàn ong trở nên nóng bức thì chúng sẽ tiến hành xây mũ chúa chia đàn

Mùa vụ và nguồn hoa có liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các mũ chúa tự nhiên Ở vụ Xuân - Hè do điều kiện thời tiết khí hậu, nhiệt độ ấm dần lên, nhiều cây bắt đầu nở hoa cung cấp mật - phấn cho các đàn ong Ở vùng đồng bằng trung du có vải chua, vải thiều, nhãn, bạch đàn Ngoài ra còn có rất nhiều cây nguồn mật phụ quan trọng như: Cam, quýt, keo tai tượng… Do nguồn hoa rất phong phú nên các

đàn ong tăng đàn rất nhanh, tích lũy nhiều mật - phấn và chúng sẽ tiến hành

xây các mũ chúa Mũ chúa được tạo ra trong thời điểm này thường có chất lượng tốt (Ngô Đắc Thắng, 2000) [17] Ở Vụ Hè - Thu do nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài, nguồn hoa khan hiếm, đàn ong có xu hướng đi xuống nên cũng không có kế hoạch xây mũ chúa Ở vụ này từ tháng 7 - tháng 9 có ít cây trồng nguồn mật nở hoa, đàn ong hết thức ăn, cần tăng cường cho ăn và nếu

có điều kiện thì nên d i chuyển ong tới vùng có cây nguồn mật nở hoa, đàn ong thiếu thức ăn, cần tăng cường cho ăn và nếu có nguồn mật thì nên di chuyển ong tới vùng có cây nguồn mật nở hoa phong phú hơn (Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, Hà Văn Quê, 2003) [11] Sang đến vụ Thu - Đông thì nhiệt độ bắt đầu giảm, các cây trồng bắt đầu nở hoa, đàn ong lại có xu hướng phát triển đ i lên, ở những đàn ong mạnh từ 4 - 6 cầu, chúng tích lũy được

Trang 38

nhiều thức ăn và kế hoạch xây dựng các mũ chúa chia đàn lại d iễn ra Ở vụ

Đông - Xuân do nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh, đàn ong tiêu hao nhiều

năng lượng để ủ ấm cho ấu trùng nên tình hình xây mũ chúa không d iễn ra

Khả năng xây mũ chúa của các đàn ong đôi khi cũng bị tác động bởi sự sai sót kỹ thuật của người nuôi ong như: Đặt thùng ong ở nơi nắng nóng hoặc không cho xây cầu và khai thác mật lúc đàn đông quân, nhiều thức ăn dự trữ

Ong chúa là yếu tố quyết đ ịnh trong các yếu tố nội tại của đàn ong dẫn

đến sự hình thành các mũ chúa tự nhiên, ong chúa trẻ (dưới 6 tháng tuổ i) có

sức đẻ rất cao, trong điều kiện thời tiết tốt, nguồn hoa phong phú ong chúa đẻ mạnh, làm cho đàn ong tăng nhanh về số quân và số cầu trong đàn, dẫn đến nhiệt độ trong thùng ong tăng lên, đàn ong nóng bức, chật chội và đàn ong sẽ

có kế hoạch xây mũ chúa để chia đàn Khi ong chúa đã trở nên già yếu (> 7 tháng tuổi) thì sức đẻ có phần giảm xuống và khả năng tiết các pheromol (chất chúa) điều hành đàn ong yếu đi (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999; Ngô Đắc Thắng, 1996) [3], [16], trong đó có pheromol ngăn cản bản năng xây mũ chúa của ong thợ Ong chúa tuổi càng cao thì khả năng tiết pheromol càng giảm dẫn đến khả năng xây mũ chúa để thay thế hoặc chia đàn của các đàn ong là rất cao

Lượng mật - phấn dự trữ xây bánh tổ cũng góp phần thúc đẩy quá trình xây mũ chúa trong các đàn ong Khi lượng thức ăn (mật - phấn) nhiều đã kích thích ong chúa đẻ mạnh, đàn ong tăng nhanh về quân và cầu, nhiệt độ trong

đàn tăng lên thì ong thợ sẽ tiến hành xây mũ chúa để chia đàn

Bên cạnh đó thì bản năng dã sinh của đàn ong bị kích thích bởi các yếu

tố ngoại cảnh cũng dẫn đến việc hình thành các mũ chúa trong các đàn ong Ở

vụ Xuân - Hè do điều kiện thuận lợi, nguồn hoa phong phú thì ở những đàn ong có thế đàn nhỏ (2 - 3 cầu) vẫn có hiện tượng xây mũ chúa

Trang 39

1.3.10 Mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học với năng suất, chất lượng mật ong

Ngành nuôi ong trên thế giới hiện nay đã đạt được những tiến độ đáng

kể về cả công tác giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật khai thác và chế biến các sản phẩm có xuất xứ từ ong mật Có được những thành tựu như ngày nay, các nhà khoa học đã dựa rất nhiều vào các nghiên cứu từ trước Ngay từ thời trung cổ có một số tác giả đã viết về con ong đứng đầu trong đàn thuộc giống ong cái, cách dẫn dụ đàn ong bốc bay, đậu lại mà người ta đã áp dụng từ những năm 800 - 1000 sau công nguyên nhưng chắc không phải dựa trên những hiểu biết về chức năng của con ong đứng đầu đàn ong Luys Mendezde (trích từ tài liệu của Eva Crane, 1990) [6] ở Tây Ban Nha là người

đầu tiên xác định được giới tính và nhiệm vụ của ong chúa, ông viết: Con ong đứng đầu trong đàn là một con ong cái đẻ trứng, và trứng nở thành ong thợ,

ong đực và các ong chúa trong tương lai

Sự phát triển của các kiểu đõ, thùng ong có thể bắt đầu từ điều mà George Wheler (1682) (trích từ tài liệu của Eva Crane, 1990) [6] mô tả về một đõ ong ở Hy Lạp Đây là kiến thức sớm nhất về con ong được ghi lại trong cuốn sách “cuộc hành trình vào Hy Lạp” của ông viết năm 1682

Theo Eva Crane (1990) [6] hiện nay trên thế giới hầu hết người ta nuô i ong bằng thùng cải tiến có cầu di động, giống thường được nuôi ở những

vùng hoa tập trung là giống A mellifera Đây là giống ong cho năng suất cao,

năng suất mật bình quân trên thùng khoảng 30kg Nước có năng suất mật cao nhất là Canada 62,6kg/thùng Trong nhiều năm người ta đã tập trung chú ý nghiên cứu tình hình kiếm thức ăn của những loài động vật sống có xã hội trong đó có ong Trung bình mỗi ngày con ong thợ trong những năm thuận trời chỉ bay 7 chuyến và ở bên ngoài tổ 7.30 giờ

Trang 40

Theo Eva Crane (1990) [6] có thể biểu thị các kiểu thu hoạch có tính chất mùa vụ về nguồn thức ăn của ong mật và sản lượng mật tiềm tàng ở mỗi vùng thuộc một số khu vực trên thế giới bằng các nghiên cứu “số liệu ghi chép thùng ong trên cân” Các số liệu này thường được trình bày dưới dạng những diễn biến hàng tuần về khố i lượng của đàn ong (bao gồm ong trưởng thành, trứng, nhộng, ấu trùng, mật ong dự trữ, phấn hoa và các bánh tổ) là thành phần d iễn biến lớn nhất và nhanh nhất trong khối lượng của tổ đó

Ở Ấn Độ, theo Woyke (1976) (trích từ tài liệu vủa Eva Crane, 1990) [6],

trong vụ mật chính các đàn ong A cerana có tới 95% số ấu trùng được nuôi dưỡng và vít nắp (như đàn ong A mellifera ở Ba Lan) nhưng vào vụ mật nhỏ

thì tỷ lệ đó là 50% và trong vụ mật thiếu thức ăn là không, vì ong thợ đã ăn một phần hay toàn bộ ấu trùng Tình trạng đó giúp đàn ong tái sử dụng các nguồn

dự trữ protein khi thiếu thức ăn

Theo Phadke (1982) (trích từ tài liệu Eva Crane, 1990) [6] ở Ấn Độ vụ thiếu thức ăn kết thúc vào đầu tháng giêng, tiếp đó đến vụ mật hoa và phấn hoa thúc đẩy đàn ong phát triển mạnh dẫn đến hiện tượng chia đàn nếu ta không phòng ngừa Người nuôi ong thu hoạch mật vòng cuối cùng trước vụ thiếu thức ăn mùa hè, thiếu thức ăn mùa mưa bắt đầu từ cuố i tháng 5 cho đến một phần tháng 8, nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì ong sẽ bốc bay trong tháng 6, tháng 7 Vào cuối tháng 8 phấn hoa có thể lại sẵn, nhưng mãi tới tháng 10 mới có mật hoa, sau đó vụ hoa có liên tục lâu, ong lại tăng đàn, tích trữ mật và người nuôi ong có thể thu hoạch, vào cuối tháng 12

vụ thiếu thức ăn mùa đông lại bắt đầu và kéo dài qua tháng giêng

Ở tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc ong A cerana chiếm

khoảng 90% tổng số đàn ong, giống ong A cerana đi thu hoạch lâu hơn ong

A mellifera nhập nội mỗi ngày 2 - 3 giờ, có thể khai thác tốt hơn các nguồn

hoa rải rác và có thể chống chịu khá hơn trong vụ hè nóng nực thiếu thức ăn

Ngày đăng: 24/05/2016, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w