Theo đó, hiệp định TPP gồm có 30 chương điềuchỉnh thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại.Hiệp định TPP được kí kết mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội “vàng” đểp
Trang 1KHOA SAU ĐẠI HỌC
-*** -MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
Tiểu luận: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT
NAM KHI GIA NHẬP HIỆP HỘI ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Từ Thúy Anh
Nhóm thực hiện : 01 Dương Hoàng Anh – STT: 03
02 Dương Lê Hồng Giang – STT: 16
03 Đoàn Thu Hằng – STT: 22
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trang 2với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vựcChâu Á-Thái Bình Dương Đầu năm 2009, Việt Nam tham gia với tư cách thành viênliên kết Sau nhiều vòng đàm phán, hiệp định TPP chính thức đạt được những thỏathuận cuối cùng vào ngày 5/10/2015 Theo đó, hiệp định TPP gồm có 30 chương điềuchỉnh thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại.
Hiệp định TPP được kí kết mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội “vàng” đểphát triển nền kinh tế trong những năm tới như: Đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thu hútvốn đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế đất nước đặc biệttrong ngành dệt may Đồng thời, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức lớnnhư: sức ép cạnh tranh, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, khoảng cách về trình độ pháttriển,… và đáp ứng các quy định chặt chẽ trong TPP
Trong nhiều năm trở lại đây, dệt may được lựa chọn là ngành kinh tế mũi nhọntrong xuất khẩu ở Việt Nam Trong đàm phán các nội dung cốt lõi của Hiệp định TPP,lần đầu tiên, dệt may được tách thành một chương riêng với những quy định chặt chẽvề: Thuế nhập khẩu, nguyên tắc Tối huệ quốc, hợp tác trong lĩnh vực hải quan
Hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực từ ngày 02/05/2016, dệt may đượcđánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất Với việc được hưởngthuế suất 0%, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh, thúc đẩy đầu tưnguyên liệu, gia tăng số lượng và chất lượng lao động Bên cạnh đó, những khó khăn
mà ngành dệt may phải đối mặt đó là: Thực hiện đúng nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trởđi”, sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, năng suất lao động thấp, cácthủ tục hành chính còn phức tạp
Để có thể tranh thủ những cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại, một số giải pháp được đưa ra như: Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng được quy mô xuất khẩu bằng việc đổi mới công nghệ, nâng cao hình thức và chất lượng sản phẩm; tăng cường liên kết trong ngành, giữa các ngành; phát triển bền vững thông qua bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xử lý nghiêm các vấn đề gianlận thương mại; đổi mới tư duy hội nhập,
MỤC LỤC
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TPP
ĐẾN TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Hiệp định TPP và tác động của TPP đến tổng thể nền kinh tế Việt
Nam 1
1.1.1 Định nghĩa về Hiệp định TPP 1
1.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Hiệp định TPP 1
1.1.3 Nội dung chính của TPP 2
1.2 Tác động của Hiệp định TPP đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam 3
1.2.1 Cơ hội 3
1.2.2 Thách thức 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP 2.1 Thông tin ngành dệt may trong nước và quốc tế 9
2.1.1 Thông tin ngành dệt may quốc tế 9
2.1.2 Thông tin ngành dệt may trong nước 10
2.2 Thực trạng xuất nhập khẩu trong ngành dệt may Việt Nam 10
2.2.1 Tình hình tăng trưởng ngành dệt may việt Nam 10
2.2.2 Chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam 12
2.2.3 Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các nước TPP 14
2.3 Nhận xét ngành dệt may Việt Nam sau khi hội nhập WTO và trước thềm TPP 14 CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP 3.1 Cơ hội của ngành Dệt may Việt Nam khi gia nhập TPP 17
3.1.1 Đẩy mạnh xuất khẩu 17
3.1.2 Thu hút đầu tư nước ngoài 17
3.1.3 Giải quyết được vấn đề lao động 18
3.1.4 Thúc đẩy tăng trưởng mạnh nội bộ ngành và tác động tích cực với kinh tế trong nước 18
3.1.5 Tăng cường cải cách thể chế, tạo môi trường cạnh tranh hiệu quả minh bạch hơn 19
3.2 Thách thức của ngành Dệt may Việt Nam khi gia nhập TPP 19
3.2.1 Quy tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi” (Yarn Forward) 19
Trang 43.2.3 Vấn đề cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài 21
3.2.4 Vấn đề thủ tục và hàng rào phi thuế 22
3.3 Một số khuyến nghị, đề xuất phát triển ngành dệt may trong thời gian tới 23
3.3.1 Về nguyên vật liệu đầu vào 23
3.3.2 Về sản xuất và hàng hóa 23
3.3.3 Về việc liên kết ngành 24
3.3.4 Về môi trường 25
3.3.5 Về nguồn nhân lực 26
3.3.6 Về vấn đề gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái 27
3.3.7 Về đổi mới tư duy hội nhập 27
PHỤ LỤC: XÁC NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 31
Trang 5Hiện nay, hợp tác kinh tế quốc tế đang trở thành xu hướng chủ đạo của đời sốngkinh tế thế giới Với mỗi quốc gia, việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế có vai trò
vô cùng quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia đó Hầu hết cácnước đều nỗ lực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực hoặc ký kết các hiệpđịnh thương mại song phương, đa phương nhằm tận dụng các quan hệ kinh tế này đểthúc đẩy các lợi ích và giá trị mà nó mang lại Không nằm ngoài xu hướng đó, tronghơn 20 năm qua, Việt Nam đã tích cực đàm phán tham gia và trở thành thành viên củanhiều định chế kinh tế lớn trên thế giới; đồng thời ký kết một số Hiệp định kinh tế -thương mại có sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới Điều này đã khẳngđịnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập quốctế, cũng như đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-PacificStrategic Economic Partnership Agreement – TPP) được coi như hiệp định thương mạitự do “thế hệ mới” đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao; là một thỏa thuận khu vực mởrộng, linh hoạt và toàn diện TPP cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ và tham gia sâucủa các bên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêucầu cao về môi trường và lao động… Vì thế, tham gia TPP được đánh giá là một cơhội không thể bỏ qua đối với các nền kinh tế, đặc biệt là với các nền kinh tế đang pháttriển trong đó có Việt Nam Việc tham gia TPP dự kiến sẽ mang lại những lợi ích tolớn cho Việt Nam với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ từ các nền kinh tế thànhviên trên hầu hết các lĩnh vực, gia tăng xuất khẩu, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế Tuynhiên, bên cạnh những triển vọng mà TPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phảinhững thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng và đúng hướng
Trong số những lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, dệt may là một trong nhữngngành nghề chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định TPP Việc gia nhập TPP sẽ mở ranhững thuận lợi, triển vọng tăng trưởng chưa từng có cho hàng dệt may Việt Nam Tuynhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức lớn từ đối thủ cạnh tranh hay những yêu cầuđổi mới từ trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành này phải có chiến lược
và định hướng chính sách kịp thời, phù hợp
Trang 6kiến thức trong môn học Kinh tế Quốc tế do PGS.TS Từ Thúy Anh giảng dạy, nhóm
nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt
nam khi gia nhập Hiệp hội đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)”” làm đề tài Tiểu luận của nhóm.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu xin đi vào tìm hiểu vàphân tích 03 phần chính như sau:
Chương I: Tổng quan về hiệp định TPP và tác động của TPP đến tổng thể nềnkinh tế Việt Nam
Chương II: Thực trạng ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP
Chương III: Cơ hội, thách thức của ngành dệt may Việ Nam khi gia nhập TPP.Vì thời gian, kiến thức và phạm vi nghiên cứu còn nhiều hạn chế, trong quátrình nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót, Nhóm nghiên cứu kính mong cô góp ýkiến để nhóm nghiên cứu có thể hoàn thiện tiểu luận tốt hợn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Hiệp định TPP và tác động của TPP đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam
1.1.1 Định nghĩa về Hiệp định TPP
Hiệp định TPP (tên tiếng anh là Trans-Pacific Strategic Economic PartnershipAgreement) tạm dịch là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái BìnhDương Đây là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký với mục tiêu thiếtlập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực Châu Á-Thái BìnhDương TPP hiện tại có 12 thành viên bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia,Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịchvụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên nhằm tăng cường trao đổi hàng hóa, dịchvụ giữa các nước này, thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế Sau 19 phiên đàm phán chínhthức và nhiều phiên giữa kỳ, TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khuvực châu Á – Thái Bình Dương, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư
1.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Hiệp định TPP
Năm 2002, TPP bắt đầu hình thành với 3 nước đầu tiên là Singapore, NewZeland và Chile bàn thảo Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP)
Tháng 4/2004, Brunei tham gia và thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định Đốitác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương hay còn gọi là P4 Hiệp định nàyđược ký kết bởi 4 thành viên vào ngày 3/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 28/5/2006
Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư cách thành viên liên
kết Tuy nhiên, đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối năm 2009 do phải chờđợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thốngObama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP Tháng 12/2009, Vănphòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) thông báo quyết định của Tổng thốngObama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được
Trang 8chính thức khởi động.
Ngày 5/10/2015, sau nhiều vòng đàm phán tại Atlanta, hiệp định TPP chínhthức đạt được những thỏa thuận cuối cùng với 12 nước thành viên
1.1.3 Nội dung chính của TPP
Theo nội dung tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), BộCông thương 2015, hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh bắt đầu từ thươngmại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịchđộng thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điệntử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường;… Trong tiểu luận này, nhóm nghiên cứu chỉđưa ra nội dung chính của hiệp định TPP về ngành dệt may và các nội dung có liênquan Các nội dung khác có thể đọc trong nội dung tóm tắt hiệp định TPP do Bộ Côngthương phát hành
Về dệt may
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may - ngànhcông nghiệp Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối vớimột số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất
Chương dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụngsợi và vải từ khu vực TPP Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng vàđầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phépviệc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực
Chương này còn đề cập đến cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngănchặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệtmay để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đốivới ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu
Về quy tắc xuất xứ
Về nguyên tắc xuất xứ, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quytắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởngthuế quan ưu đãi trong TPP Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuấtkhẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả hàng tân trang
Trang 9- việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành cácsản phẩm mới
Về quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại
Các nước nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để bảo đảm cáchình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch Bên cạnh đó,vì tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối với các lĩnh vực kinh doanh, trong đó cócác doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước TPP đã nhất trí về các quy định hải quan đốivới chuyển phát nhanh Để hỗ trợ chống buôn lậu và trốn thuế, các nước tham gia TPPnhất trí cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi luậthải quan
Đối với hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Các thành viên TPP đã nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệtđối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phùhợp Nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắpđối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các doanh nghiệp cắt giảmchi phí, tiếp cận nhanh với thị trường các nước TPP
Phòng vệ thương mại trong Hiệp định TPP
Cho phép một thành viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong mộtkhoảng thời gian cụ thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảmthuế được thực hiện theo hiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối vớingành sản xuất trong nước
1.2 Tác động của Hiệp định TPP đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam
1.2.1 Cơ hội
Cho đến nay, hầu hết các phân tích đều có xu hướng đồng tình rằng Việt Nam
sẽ được hưởng lợi đáng kể từ TPP Ví dụ, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới ước
tính đến năm 2030 TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 8% (Voice of America, 2015) Trong khi đó, hãng nghiên cứu Eurasia Group tuyên bố rằng đến năm
2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11%, tương đương 36 tỷ USD, so với khi không
có hiệp định thương mại này (Eurasia Group, 2015, tr 8) Dựa trên phân tích của các
Trang 10“chuyên gia kinh tế độc lập,” Bộ Công Thương cũng tuyên bố rằng TPP có thể giúpGDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng thêm 68 tỷ USD trongvòng một thập niên (Bộ Công Thương, 2015).
Thứ nhất: Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
Bằng cách dỡ bỏ hoặc cắt giảm 18.000 hàng rào thuế quan đối với các sản phẩmcông nghiệp cũng như nông nghiệp, TPP sẽ giúp cho giá cả các mặt hàng xuất khẩucủa Việt Nam trở nên rẻ tương đối so với mặt hàng các nước khác, cho phép Việt Namthâm nhập thị trường tốt hơn, từ đó kim ngạch xuất khẩu sẽ được cải thiện Theo báocáo của WB, TPP sẽ bổ sung 17% giá trị kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam trongvòng 20 năm tới Vậy nên tăng kim ngạch xuất khẩu được xem là một trong lợi ích lớnnhất mà TPP mang lại cho Việt Nam
Thứ hai: Hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới và cơ hội mở rộng đầu tư
Mức độ mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam hiện còn thấp Tham gia TPP
sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới Các luồng vốnđầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàngtăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn
Việt Nam cũng có thể thu hút dòng vốn từ các nước thành viên TPP nhờ vào tưcách là thành viên các tổ chức kinh tế khu vực như AFTA (Khu vực mậu dịch tự doASEAN), ACFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc) Các nhà đầu tưnước ngoài từ không phải là thành viên của TPP như Trung Quốc, ASEAN sẽ tăngcường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng ưu thế thành viên TPP của Việt Nam Dòngvốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợiích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giátrị gia tăng cao hơn
Thứ ba: Thúc đẩy cải cách thể chế, tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh của nền Kinh tế
TPP tạo ra thách thức, sức ép cũng như động lực để Việt Nam đẩy mạnh cảicách thể chế, môi trường kinh doanh, khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, điều chỉnh,hoàn thiện các bộ luật Các cải cách này trong ngắn hạn sẽ giúp Việt Nam có đủ điều
Trang 11kiện để tham gia TPP nhưng trong dài hạn sẽ cho phép nền kinh tế phát triển mạnhhơn, Việt Nam sẽ thay đổi thể chế và cơ cấu kinh tế một cách sâu rộng và toàn diệnhơn Chính phủ gần đây đã tăng cường những nỗ lực này và thực hiện nhiều biện phápkhác nhau, như mở cửa cho cạnh tranh trong một số ngành trước nay được độc quyềnbởi các doanh nghiệp nhà nước (ví dụ như phân phối than, điện, và xăng dầu); nớirộng room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần hóa; và
kỷ luật những cán bộ quản lý không đáp ứng tiến độ cổ phần hóa được đặt ra Nhữngbước phát triển này cho thấy chính phủ Việt Nam đang điều chỉnh chính sách doanhnghiệp nhà nước của mình theo hướng các cam kết TPP, điều có thể giúp cải thiệnhiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước cũng như của cả nền kinh tế trong dài hạn
Không chỉ vậy, thông qua TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội được hợp tác với nhữngcường quốc trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục, thương mại… từ đó giúp Việt Namcải thiện được những lĩnh vực này một cách hiệu quả hơn
Thứ tư: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước
Hiệp định TPP đã giúp Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt với các đối tácquốc tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều đối tác quantrọng của Việt Nam nói riêng, của ASEAN nói chung như Mỹ, Nhật Bản, HànQuốc… Việc tham gia TPP với nhiều điều khoản yêu cầu cao về tự do hóa thươngmại, thị trường sản phẩm, dịch vụ, môi trường… cũng chứng tỏ quyết tâm và cam kếtcải cách của Việt Nam Qua đó tăng sức hấp dẫn của thị trường và uy tín của Việt Namđối với các nhà đầu tư, cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam
Thứ năm: Bảo hộ sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường
TPP có tiêu chuẩn cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao gồm quy định phải thựchiện thủ tục tố tụng và chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ quy môthương mại, điều được coi là nghiêm ngặt hơn các quy định trong khuôn khổ WTO.Trong dài hạn, việc bảo hộ tài sản trí tuệ tốt hơn được kỳ vọng là sẽ giúp các doanhnghiệp có động lực mạnh mẽ hơn để đầu tư vào các ngành công nghiệp sáng tạo màViệt Nam đang tìm cách phát triển
1.2.2 Thách thức
Thứ nhất: Gia tăng sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh
Trang 12Trong bối cảnh hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung nănglực cạnh tranh còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập Ngược lại, các doanhnghiệp FDI đã tận dụng tốt các lợi thế này để mở rộng thị trường, đẩy lùi thị phần củacác doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong nước Chính vì thế, mặc dù lộtrình cắt giảm thuế của Việt Nam sau khi gia nhập TPP sẽ chậm hơn một chút do lànước đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với 2 bất lợi trực tiếp: Giảmnguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và Cạnh tranh trong nước gay gắt hơn Theophân tích cơ cấu xuất khẩu của các nước TPP, có thể thấy những ngành sản xuất củaViệt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là công nghiệp ô tô, các ngành nông nghiệp đặc biệt
là chăn nuôi vốn chủ yếu là sản xuất nhỏ,manh mún sẽ không có khả năng cạnh tranhtrước các đối thủ có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lớn Thế nên, TPP có thểgây ra các hệ quả xã hội tiêu cực cho Việt Nam như tình trạng phá sản và thất nghiệp ởcác doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu Cùng với đó, các thị trường dịch vụ, laođộng, khoa học công nghệ, hệ thống tài chính… còn chưa phát triển toàn diện sẽ khiếnViệt Nam phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn cho cácnhà đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực này
Thứ hai: Khó khăn về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
Bên cạnh cơ hội giảm thuế, những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinhdịch tễ hay phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường mà Hoa Kỳthực hiện, rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóaViệt Nam Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ, môi trường…sẽgây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dệt may,thủy hải sản… Điển hình ở quy tắc xuất xứ, yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ mộtthành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ “nội khối”, không sửdụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãithuế suất 0% Đây là khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, đặc biệt
là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giầy Việt Nam hiện chỉ chủ động được 20 40% nguyên liệu sản xuất ở các khâu, riêng da (gồm da thuộc và da nhân tạo) vẫn phảinhập khẩu tới 70%
- Thứ ba: Sức ép hoàn thiện khuôn khổ pháp luật
Việc cam kết thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ TPP sẽ đòi hỏi
Trang 13Việt Nam phải thay đổi và hoàn thiện bộ luật, các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, môitrường, xã hội…một cách nhanh chóng Trong khi đó, hệ thống pháp luật của ViệtNam còn rất nhiều kẽ hở và kém phát triển hơn nhiều so với các nước thành viên kháctrong TPP Các bộ chi tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm còn khác biệt lớn so vớithông lệ quốc tế cả về chất lượng lẫn phương thức tính toán Chính vì thế, việc điềuchỉnh bộ luật, các chỉ tiêu chất lượng về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ… sẽ là mộttrong những thách thức lớn đối với Việt Nam.
Thứ tư: Khoảng cách quá lớn về trình độ phát triển
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là Việt Nam hiện có khoảng cách quá lớnvề trình độ phát triển so với tất cả các nước thành viên TPP Bên cạnh đó Việt Namcòn có những khác biệt lớn với các nước đối tác trong TPP trên một số điểm:
- Việt Nam chưa có kinh tế thị trường đúng nghĩa Mỹ là đối tác lớn nhất trongTPP hiện cũng vẫn cho rằng Việt Nam là một nền “kinh tế phi thị trường” và áp đặtcác hạn chế đối với ngành dệt may, thuỷ sản… của Việt Nam
- Việt Nam vẫn gặp nhiều chỉ trích về các tiêu chuẩn lao động, sở hữu trí tuệ vàvấn đề tham nhũng
- Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong TPP chủ yếu làquan hệ “hàng dọc”, nghĩa là xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm gia công; nhập khẩucông nghệ, máy móc…
Kết luận: TPP là một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam Sự tham gia của Việt Nam vào hiệp định được thúc đẩy bởi nhiềucân nhắc kinh tế, chính trị và chiến lược Về mặt kinh tế, hiệp định được kỳ vọng là sẽgiúp nước này đạt được tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn, mở rộng xuất khẩu, và thuhút nhiều đầu tư nước ngoài hơn Tuy nhiên, do là thành viên kém phát triển nhất củaTPP, Việt Nam cần giải quyết nhiều thách thức để cải thiện khả năng cạnh tranh và tối
đa hóa lợi ích tiềm năng mà hiệp định mang lại
Danh mục tài liệu tham khảo
Minh Nguyệt, 6 cơ hội và 5 thách thức đối với Việt Nam khi vào TPP, 2016,
Trang 14
PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình, TPP - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, 2016,
thach-thuc-doi-voi-viet-nam-68758.html
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/tpp-co-hoi-va-Bộ công thương, Toàn văn nội dung Hiệp định TPP, http://thuvienphapluat.vn, 2016.World Bank, Voice of America, 2015
Trang 15CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP
2.1 Thông tin ngành dệt may trong nước và quốc tế
2.1.1 Thông tin ngành dệt may quốc tế
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2016), tháng 4 năm 2016Trung Quốc tăng giá hàng may mặc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước Đông NamÁ Theo Báo cáo, sự gia tăng 10% về giá của Trung Quốc sẽ làm tăng lượng Xuấtkhẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á sang Hoa Kỳ từ 37% tới 51% Trongkhi xuất khẩu của các nước Nam Á sẽ tăng từ 13% tới 25% do các rào cản về xuấtkhẩu sợi nhân tạo và chi phí vận chuyển phục vụ Xuất khẩu giảm Trong nhóm cácnước Nam Á thì Việt Nam và Campuchia được xếp hạng cao hơn về chất lượng, thờigian giao hàng và tuân thủ trách nhiệm xã hội cao hơn các nước Nam Á nhưBangladesh và Ấn Độ
Sản lượng bông toàn cầu niên vụ 2015 – 2016 giảm: Theo ước tính của Bộnông nghiệp Hoa Kỳ, 2016 – 2016, sản lượng bông toàn cầu được dự báo đạt 99,8triệu kiện, giảm 16% so với niên vụ trước (118,8 triệu kiện) Năm 2016 sẽ là năm thứ
4 liên tiếp sản lượng cũng như giá bông thế giới giảm, diện tích thu hoạch được dự báo
ở mức 30,9 triệu ha, sản lượng trung bình mức 702 kg/ha, thấp nhất kể từ niên vụ
2009 – 2010 Tiêu thụ bông trong niên vụ 2015 – 2016 ước tính đạt 109,6 triệu kiện,giảm 1% so với niên vụ trước Đây là lần đàu tiên cầu vượt cung bông kể từ niên vụ
2009 – 2010
EU thông báo cấm NPE trong hàng dệt may từ năm 2021: Theo Công báo chínhthức của EU, cấm các chất nonylphenol ethoxylates (NPEs) được tìm thấy trong nhiềuloại hàng may mặc do nó có “rủi ro không thể chấp nhận” tới môi trường Công báo sẽ
có hiệu lực từ ngày 02/02/2016 và các công ty có 5 năm để loại bó hóa chất ra khỏi sảnphẩm và chuỗi cung cấp của họ, tức là sẽ không có NPEs ra thị trường EU sau ngày03/02/2021
Thông tin dệt may quốc tế đã cho thấy những cơ hội và thách thức đối vớingành dệt may trong nước trong năm 2016 và các năm sau đó để có thể xuất khẩu hàng
Trang 16dệt mang của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ và EU.
2.1.2 Thông tin ngành dệt may trong nước
Cuối tháng 4 năm 2016, các công ty dệt may trong nước đều tiến hành họp đạihội cổ đông Theo các báo cáo Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 của các công ty:Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex), Tổng công ty cổ phần May ViệtTiến, Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định (Natexco), Công ty cổ phần Dệt VĩnhPhú (Vifutex),… phương hướng năm 2015 là thúc đẩy sản xuất nguyên liệu ngành sợidệt, đầu tư cho nguồn nhân lực, kỹ thuật để chuẩn bị cho việc TPP có hiệu lực từ ngày02/05/2016
Cũng trong tháng 4 năm 2016, Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ramắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc và Tổng công ty Dệt may Việt Nam, góp phầnhoàn thiệu chuỗi cung ứng đón đầu các hiệp định thương mại đã được ký kết được đầu
tư các dây chuyền tiên tiến và hiện đại để sản xuất các loại sản phẩm phục vụ côngnghiệp dệt may và đáp ứng các điều kiện khắt khe của Mỹ và EU khi TTP có hiệu lực
Từ các thay đổi chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệptrong ngành dệt may trong nước có thể thấy, năm 2016 là năm ngành dệt may tập trungnguồn lực, dồn vốn cho chủ đầu tư mở rộng sản xuất, tận dụng thị trường Xuất khẩu từcác Hiệp định thương mại đã ký kết,… đây cũng sẽ là chiến lớn hàng đầu của nhiềudoanh nghiệp dệt may trong năm 2016
2.2 Thực trạng xuất nhập khẩu trong ngành dệt may Việt Nam
2.2.1 Tình hình tăng trưởng ngành dệt may việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành dệt may luôn là ngành kinh tế mũi nhọntrong xuất khẩu ở Việt Nam, được nhiều chính sách ưu tiên của Nhà nước, đóng gópphần không nhỏ cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế Kể từ sau khi gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO), ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cậncông nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệp quán lý tốt hơn, và đượcbình đẳng về thuế giữa các nước thành viên
Theo bản tin Kinh tế - Dệt may số 03/2016, Hiệp hội dệt may Việt Nam 2015,
tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10% đến15% GDP hàng năm Việt Nam hiện là một trong 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu
Trang 17thế giới với thị phần 4% đến 5% Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, EU
và Nhật Bản (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm), các sản phẩm may mặcchủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2016
Theo thống kê Tập đoàn dệt may Việt Nam, Vinatex 2016, hiện Việt Nam cókhoảng 6000 công ty dệt may với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trongkhu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc Trong đó các công
ty may chiếm tỷ trọng lớn nhất (70%), còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%),nuộm (4%) và ngành công nghiệp dệt hỗ trợ (3%) tập trung chủ yếu tại miền Nam(62%) và miền Bắc (30%) Quy hoạch phát triển ngành công nhiệp dệt may đến năm
2020, tầm nhìn năm 2030 của Bộ Công thương, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạtkhoảng từ 10% đến 12%/năm
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Bản tin Kinh tế - Dệt May số 05/2016, Hiệp hội dệt may Việt Nam
Trang 18Từ khi gia nhập WTO, ngành Dệt may của Việt Nam đã có mức tăng trưởngnhanh và ổn định Dự báo trong năm 2016 khi mà Hiệp định TPP chính thức có hiệulực (02/2016), tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam được kỳ vọngtăng 12% (cao hơn so với tăng trưởng năm 2015 là 9,43%), thị trường xuất khẩu tăngtrưởng chủ yếu trong năm được hướng tới là thị trường Dệt may tại Mỹ
2.2.2 Chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗicung ứng dệt may toàn cầu, đó là cắt và may, sản xuất theo phương thức gia công đơngiản Dệt may Việt Nam phụ thuộc n;hiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu (khoảng70%), chủ yếu là nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây Việt Nam đã xuất khẩu phụ liệu dệt may, khẳngđịnh bước đầu cho sự phát triển ổn định trong ngành dệt may và giảm bớt phụ thuộc từnguyên liệu nước ngoài
Chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam, Vitas 2015