1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích tài chính và đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu OGC 5.2016

99 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 863,09 KB

Nội dung

Phân tích ngành và phân tích chiến lược OGC Phân tích tình hình tài chính công ty Dùng mô hình đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu OGC Phân tích ngành và phân tích chiến lược OGC Phân tích tình hình tài chính công ty Dùng mô hình đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu OGC Phân tích ngành và phân tích chiến lược OGC Phân tích tình hình tài chính công ty Dùng mô hình đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu OGC Phân tích ngành và phân tích chiến lược OGC Phân tích tình hình tài chính công ty Dùng mô hình đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu OGC

Trang 1

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG 3

1.4 Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 7

2.1 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, sử dụng phân tích PEST 8

2.3 Phân tích cơ cấu ngành dựa trên 5 lực lượng cạnh tranh 20 2.4 Phân tích chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 25

1 PHÂN TÍCH COMMON SIZE 31

2 Phân tích các chỉ số tài chính của OGC 36

Trang 2

PHẦN BA: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU OGC VÀ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU

1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN 48

1.2 Phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E 58

2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 62

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từtháng 7/2000 đến nay đã gần tròn 16 năm mở cửa, hoạt động và phát triển với nhiềuthăng trầm trong từng giai đoạn kinh tế khác nhau Hiện nay thị trường chứngkhoán đang tiếp tục trên xu thế phục hồi và phát triển dài hạn kể từ năm 2011 vớinhiều động lực và triển vọng mới

Hệ thống cơ sở pháp lý và các chính sách liên quan đến TTCK ngày đượchoàn thiện là cơ sở quan trọng để đưa hoạt động của TTCK vào ổn định, và là kênhhuy động vốn quan trọng của nền kinh tế trong thời gian tới Bên cạnh đó, Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đàm phán thành công cũng đang hứahẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam nói chung và doanhnghiệp nói riêng Đối với riêng thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư kỳ vọng,dưới tác động của TPP, chứng khoán Việt Nam sẽ “cất cánh” nhờ thu hút dòng vốnđầu tư và gia tăng quy mô thị trường

Đầu tư trên thị trường chứng khoán không phải và không bao giờ là mộtcuộc chơi đen đỏ phó thác cho vận may rủi Hoạt động đầu tư trên Thị trường chứngkhoán là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận do kết quả của tri thức, kinh nghiệm và

kỹ năng phân tích Đứng trước một thị trường nhiều triển vọng như vậy, nhà đầu tưcần cân nhắc và đưa ra sự lựa chọn chính xác cho mỗi quyết định đầu tư của mình

để giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu

tư Chính vì thế, nhà đầu tư phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng phân tích,quản trị đầu tư thật kỹ càng trước khi vào cuộc với kế hoạch đầu tư của chính mình.Đầu tư vào loại chứng khoán nào, cổ phiếu công ty nào? Cổ phiếu tăng trưởng hay

cổ phiếu thu nhập? Thời điểm nào thì nên mua? Cơ hội nào thì nên bán? Khả năng

Trang 4

Để có được một cái nhìn cụ thể và thực tế hơn về vấn đề và vận dụng nhữngkiến thức trong môn học Phân tích và quản trị đầu tư do TS Nguyễn Đỗ Quyêngiảng dạy, chúng em xin tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá cổ phiếu củaCông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đại Dương: Mã chứng khoán OGC tại sàn giao dịch

Hồ Chí Minh – HOSE; từ đó đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp đối với mãchứng khoán này

Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, nhóm em xin đi vào tìm hiểu thông tin vềCông ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương, trên cơ sở đó đưa ra phân tích chiến lược,phân tích tài chính và đưa ra quyết định đầu tư đối với cổ phiếu OGC Vì thời gian,kiến thức và phạm vi nghiên cứu còn nhiều hạn chế, trong quá trình nghiên cứukhông thể tránh khỏi thiếu sót, Nhóm nghiên cứu kính mong cô góp ý kiến để nhómnghiên cứu có thể hoàn thiện tiểu luận tốt hợn

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN MỘT: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG

1.1 Thông tin khái quát

- Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương

- Văn phòng giao dịch : Tầng 3, VNT Tower, 19 Nguyễn Trãi.

Thanh Xuân, Hà Nội

Trang 6

31/12/2009 OGC nắm 50% quyền kiểm soát trong Công ty Cổ phần Kem TràngTiền

Công ty cổ phần Khách sạn Dịch vụ Đại Dương, thành viên của Tậpđoàn Đại Dương đã niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoánHNX với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 1.000 tỷ đồng

7/10/2010

OGC ký kết hợp tác kinh doanh với Legamex và Lega Fashion Housetại TP HCM Đây là dự án hỗn hợp Khu trung tâm Thời trang -Thương mại-Dịch vụ và cao ốc văn phòng với diện tích sàn là60.000m2 Tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng

31/12/2010

Khai trương khách sạn 4 sao Star City Saigon, đây là một trong nhữngkhách sạn đầu tiên trong chuỗi khách sạn mang thương hiệu StarCitycủa Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, thành viêncủa Tập đoàn Đại Dương

2011

22/6/2011

Tập đoàn Đại Dương và Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam ký kếtthỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm khai thác phát huy thế mạnh, kinhnghiệm và năng lực của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động kinhdoanh

Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Ngân hàng TMCP

Trang 7

9/2011 Triển khai hệ thống trung tâm thương mại Oceanmart

2012

01/2012 Khai trương và đưa vào hoạt động Sunrise Hội An Resort tiêu chuẩn

quốc tế 5 sao, với 22 phòng nghỉ và biệt thự hướng ra biển17/2/2012 Ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng

12/2012: Khai trương TTTM, siêu thị Oceanmart Hà Đông, Oceanmall ThăngLong.

7/2013

Ngày 26/7/2013, Công ty Cổ phần Bán lẻ và Quản lý Bất động sản ĐạiDương (OceanRetail) chính thức khai trương siêu thị thứ 3 - Đại siêuthị OceanMart thanh Xuân, tại TTTM Vincom Mega Mall - Roal City72A Nguyễn Trãi, Hà Nội

11/2013

OceanRetail đã có them OceanMart Trung Hòa (khai trương tháng10/2011) và OceanMart Phạm Ngọc Thạch (khai trương tháng11/2013)

10/2014 OceanGroup ký Hợp đồng chính thức Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang với Bộ Giao Thông Vận Tải

Chủ Tịch Hà Văn Thắm bị bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm

Trang 8

Chuyển nhượng thành công cổ phần tại Công ty Cổ phần Ngôi SaoXanh (Công ty tách ra từ Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Dương ThăngLong) với mức lợi nhuận ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất làkhoảng 1.700 tỷ đồng

2016

01/2016 Hoàn thành và thông xe kỹ thuật dự án Đường Cao tốc quốc lộ 1Ađoạn Hà Nội - Bắc Giang

Trang 9

1.3 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty

hộ, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, khách sạn hạng sang với các dịch vụđầy đủ

1.3.2 Dịch vụ - khách sạn

Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương thuộc Tập đoàn ĐạiDương đầu tư xây dựng chuỗi khách sạn cao cấp mang thương hiệu Starcity Hotelđạt tiêu chuẩn quốc tế từ 4 sao trở lên tại TP HCM, Nha Trang, Hội An, Hà Nội,Vinh và Hạ Long nâng tổng số phòng đưa vào khai thác trong thời gian tới lên trên1.300 phòng Với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, công ty đã niêm yết trên sàn chứngkhoán HNX vào tháng 10 năm 2010

1.3.3 Dịch vụ Tài chính

Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương (OCS) có vốn điều lệ 300 tỷ đồng.Định hướng hoạt động các năm tiếp theo của công ty là đầu tư công nghệ hiện đại,nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và cung cấp dịch vụ chứng khoán đạt chuẩntrong nước và khu vực

1.3.4 Lương thực, thực phẩm, nông lâm sản:

Trang 10

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

1.3.5 Một số ngành nghề và lĩnh vực mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho tập đoàn trong thời gian gần đây

- Chuyển nhượng Bất động sản (chủ yếu là các căn hộ chung cư)

- Hoạt động khách sạn và dịch vụ (chuỗi khách sạn Sunrise và Starcity củaCông ty con OCH)

- Hoạt động kinh doanh siêu thị bán lẻ OceanMart (đã chuyển nhượng), bánhkẹo của Công ty Givral (Công ty con của OCH)

- Hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong đó chủ yếu là các cổ phần chưaniêm yết

1.4 Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

1.4.1 Cơ cấu mô hình quản trị

Trang 11

1.5 Định hướng phát triển

1.5.1 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty

OceanGroup luôn kiên định với mục tiêu trở thành một công ty đa ngành, tạo

ra và thúc đẩy một tinh thần tiên phong, sự sang tạo và tận tâm, mang tới những sảnphẩm tốt nhất phục vụ khách hàng Mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh củaOceanGroup đều tập trung đảm bảo tính lâu dài, liên tục và bền vững theo tôn chỉ:

- Sự tin cậy: đối với khách hàng, đối tác, cổ đông qua nền tảng vững vàng và

minh bạch trong mọi hoạt động; Uy tín và cam kêt chất lượng với từng sản phẩmdịch vụ đưa ra thị trường

- Sự cải tiến: trong mọi sản phẩm dịch vụ, trong mọi thời điểm và ở bất cứ nơi

đâu nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ đơn giản, tiện nghi vàthuận tiện nhất để trải nghiệm và nâng tầm cuộc sống

- Trách nhiệm: thực hiện mọi cam kết để tạo ra một môi trường nghề nghiệp

tốt nhất cho CBNV, gia tăng giá trị đầu tư cho cổ đông, tôn trọng pháp luật và tráchnhiệm xã hội

Trang 12

Do vừa trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn nên ở thời điểm hiện tạiOceanGroup sẽ tạm dừng mọi hoạt động của một số ngành kinh doanh mũi nhọnnhư dịch vụ, truyền thông… tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực nòng cốt củaCông ty qua việc rà soát và triển khai phù hợp các dự án Bất động sản, cân đối kếhoạch dòng tiền, tái cơ cấu các khoản đầu tư, chuyển nhượng cỏ phần, dự án, giảmthiểu các chi phí hoạt động, nhằm cải thiện các chỉ số tài chính và dần phục hồi vịthế của một Tập đoàn đa ngành trên thị trường.

2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

Một trong những ngành mũi nhọn đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Tập đoàn OGC trong giai đoạn này đó là kinh doanh bất động sản Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết, nhóm chỉ xin được phân tích trọng tâm chiến lược kinh doanh của Tập đoàn chủ yếu trong ngành này

2.1 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, sử dụng phân tích PEST

2.1.1 Môi trường chính trị (Political)

Tình hình chính trị cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ,bảo đảm an ninh quốc gia Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy

Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt Nước ta tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa , các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng

có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam á.Có quan hệ thương mại với hơn 170 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút đợc nhiều nguồn

Trang 13

Những năm qua, chúng ta chứng kiến nền kinh tế vật lộn với suy thoái vàgần đây có nhiều tín hiệu hồi phục của nền kinh tế trở nên rõ rệt.

a Tăng trưởng GDP

Theo công bố của Tổng cục thống kê (GSO ) tình hình kinh tế xã hội trongnăm 2015 việc phục hồi của tăng trưởng GDP lên mức 6% từ mức 5,2% trong giaiđoạn đáy của suy thoái kinh tế đã giúp thúc đẩy nhu cầu thực, tăng trưởng thu nhập

và tâm lý người tiêu dùng, tất cả các yếu tố này đã giúp hỗ trợ cho nhu cầu thựccũng như yếu tố đầu cơ trong thị trường Bất động sản (BĐS)

b Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh

Sau giai đoạn trì trệ trong năm 2011 và giảm trong năm 2012, tổng vốn FDIđầu tư vào Việt Nam đã tăng trưởng với CAGR 9% kể từ năm 2012 đạt 12 tỷ USDnăm 2014, với khoảng 70% số này được đổ vào lĩnh vực sản xuất Xu hướng nàyvẫn đang được duy trì trong năm nay với vốn FDI giải ngân kể từ đầu năm tăng 8%

so với cùng kỳ năm ngoái Hàn Quốc và Nhật Bản là các nhà đầu tư tích cực nhấtvào Việt Nam, khi đã đầu tư tổng cộng 7 tỷ USD trong năm 2014 Cao tốc ThăngLong Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Cao tốc Nội Bài – Hạ Long Cao tốc Nội Bài –Lạng Sơn Cao tốc Hà Nội - Lào Cai Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Vành đai Caotốc 5km Nhật Bản đã đầu tư 295 triệu USD vào Việt Nam trong quý 1/2015, chiếm

Trang 14

Tất cả những khoản đầu tư này đang kích thích thị trường BĐS bằng 2 cách:

- Một là: Hỗ trợ trực tiếp cho nhu cầu BĐS công nghiệp

Lượng vốn FDI được tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực sản xuất vốn rất cầnđất Các nhà máy cần những diện tích đất phù hợp và điều này đã giúp thúc đẩy nhucầu cho các BĐS công nghiệp, đặc biệt là trong các khu công nghiệp (KCN) tọa lạcxung quanh TPHCM và Hà Nội

- Hai là: Hỗ trợ gián tiếp cho nhu cầu BĐS nhà ở và thương mại

Lượng vốn FDI gia tăng đang có những tác động sâu rộng đến thị trường laođộng khi gia tăng số lượng nhân công (thông qua việc tuyển dụng các lao độngnông thôn và không chính quy) cũng như thúc đẩy mức lương

Trang 15

d Tiền tệ và Chính sách tiền tệ

Trang 16

Chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Nhà nước: Chính sách kinh tế củaChính phủ Trung ương và Chính quyền địa phương cũng là nhân tố nhạy cảm ảnhhưởng đến thị trường bất động sản Nguồn vốn từ ngân hàng chiếm khoảng 70%dòng tiền chảy vào thị trường BĐS vì vậy chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏngảnh hưởng sống còn đến ngành này Lãi suất tiền gửi VNĐ đã giảm mạnh trongnăm 2012 từ 12% xuống chỉ còn 8%, đây là động thái tích cực từ phía chính phủ nớilỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển thị trường BĐS.

2.1.3 Xã hội (Social)

a Dân số:

Trang 17

Với quy mô dân số 90 triệu dân (01/11/2013), Việt Nam là quốc gia đông dânthứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á Tỷ lệ dân số thànhthị tại Việt Nam chỉ đạt 32.45%, còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực(châu Á đạt trên 44% và trên thế giới là trên 51%) Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến sẽ giatăng trong các năm tiếp theo, nhu cầu nhà ở tại thành thị do vậy sẽ không ngừng giatăng trong các năm tới.

b Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Theo nhận định của WB, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầngtương lai của Việt Nam đã vượt mức khả năng cho phép Nếu như trong năm 1999,nguồn vốn ước tính thiếu hụt hàng năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng là 2,1 tỷ USD đếnnăm 2009, nguồn vốn thiếu hụt ước tính là 9 tỷ USD Điều này kích thích thị trườngBĐS thương mại phát triển mạnh về xây dựng văn phòng, chung cư và phát triển

2.1.5 Môi trường (Environmental)

Trang 18

Tác động của ngành phát triển khu công nghiệp, khai thác hạ tầng khu côngnghiệp và bất động sản đối với môi trường là khá rõ ràng Và ngược lại những hệlụy từ môi trường như thiên tai, mưa bão, lũ lụt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việcthực hiện xây dựng các dự án bất động sản, khiến cho tiến độ kéo dài, từ đó kéotheo các hệ lụy kinh tế.

2.1.6 Hành lang pháp lý (Legal)

Pháp luật có thể được xem là yếu tố tác động quan trọng đến sự hình thành

và phát triển của thị trường bất động sản biểu hiện qua những quy định pháp luật vềquyền mua, bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh… bằng bất động sản Cácchính sách tác động đến thị trường BĐS năm 2012 và đầu năm 2013:

- Chỉ thị 07 - Ngừng thành lập khu kinh tế, khu công nghiệp

Tháng 3/2012, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg chấn chỉnh côngtác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp,cụm công nghiệp

- Nghị quyết 13 - Giảm 50% tiền thuê đất

Tháng 5/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP trong đó chínhsách liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản là giảm 50% tiền thuê đất phảinộp trong năm 2012 theo quy định tại Quyết định 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011.Theo đó thì đối tượng được giảm thuế được mở rộng sang cả doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thay vì chỉ có doanh nghiệp sản xuấtnhư trước đó

- Nghị định 58 - Quỹ đầu tư bất động sản

Tháng 7/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định

Trang 19

- Thông tư 123 - Thuế chuyển nhượng bất động sản

Tháng 7/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất

- Nghị định 64 - Cấp giấy phép xây dựng

Tháng 9/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng Trong đó, các nội dung như: Cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn, Sửa thiết kế trong nhà không phải điều chỉnh GPXD, Quy định mở về cấp phép xây dựng tạm và Thủ tục cấp phép xây dựng “một cửa” được đông đảo được người dân quan tâm

- Nghị quyết 02/NQ-CP- Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị

trường, giải quyết nợ xấu

Cụ thể như phân bổ ngay vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự

án trong năm 2013, gia hạn 6 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị giatăng, hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản

2.2 Phân tích chu kỳ ngành

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường BĐS đã trải qua 3cơn sốt, 3 đợt đóng băng và tính đến thời điểm hiện tại đang trên phục hồi và tăngtrưởng ổn định trở lại Trung bình mỗi cơn sốt chỉ kéo dài trong 1-2 năm nhưng mỗiđợt đóng băng kéo dài 4-5 năm Từng diễn biến của chu kỳ thị trường có mối liên

hệ chặt chẽ với tình hình hình tế, tài chính trong và ngoài nước trong giai đoạn đócũng như các chính sách điều tiết của Chính phủ

Trang 20

2.2.1 Trước năm 1990

Thời kỳ này kinh tế chưa phát triển, quỹ đất còn nhiều, quá trình đô thị hóadiễn ra còn chậm, do đó nhu cầu về sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trong nướcchưa coa Trong giai đoạn này hầu như không tồn tại thị trường bất động sản Cácgiao dịch chủ yếu là các giao dịch ngầm, phi thị trường

2.2.2 Cơn sốt lần thứ nhất (1993 – 1994)

Thị trường BĐS đã có “Cơn sốt lần thứ nhất” – diễn ra trong hai năm 1994), trong đó Thị trường BĐS đặc biệt số mạnh ở phân khúc Đất và Quyền sửdụng đất Nguyên nhân là do nhu cầu nhà ở, đất ở của dân cư và đất để sản xuấtkinh doanh ngày càng tăng, nhất là ở các đô thị mà quan hệ chuyển nhượng muabán đất đai trong dân cư đã xuất hiện từ trước khi Luật Đất Đai (1993) ra đời

(1993-2.2.3 Đóng băng lần thứ nhất (1995 – 1999)

Trước tình hình thị trường sốt nóng, nhà nước đã can thiệp vào thị trườngbằng 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn hiện tượngđầu cơ Theo đó, người sử dụng đất phải trả tiền hai lần (tiền chuyển quyền sử dụngđất và tiền thuê đất) Với sự tác động từ 2 nghị định trên đã buộc các nhà đầu tư sửdụng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trường phải bán tháo đất đai đang nắm giữ

Trang 21

Bên cạnh đó khủng hoảng kinh tế châu Á, khởi nguồn từ Thái Lan đã làmcho một số dự án bất động sản của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã thất bại, gópphần làm cho thị trường suy thoái.

2.2.4 Cơn sốt lần thứ 2 (2001 – 2002)

Sau một thời gian dài bình lặng, từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động,tiếp đó giá cả tăng nhanh liên tục và đạt đỉnh cao vào khoảng Quý II năm 2001 Cơnsốt đất lần thứ hai diễn ra do nhà đầu tư dự đoán và đánh giá chủ trương cho Việtkiều mua nhà và ban hành giá đất mới sẽ có triển vọng cho thị trường nhà đất nênnhiều người đầu tư mua đất khắp nơi ở vùng ven

2.2.5 Đóng băng lần thứ hai (2002 – 2006)

Từ cuối năm 2002 đến 2006, thị trường BĐS diễn ra trầm lắng, thậm chí

“đóng băng” như nhiều người nhận xét Thị trường Bất động sản năm sau lạnh hơnnăm trước Theo số liệu thống kê: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78% Thị trường tiếp tục lên cơn sốt 2001-

2002, trước thực trạng đó, nhà nước một lần nữa ra tay điều tiết thị trường bằngbiện pháp hành chính với Luật đất đai 2003 và Nghị định 181 hướng dẫn thi hànhLuật đất đai

Nghị định 181 đã chấm dứt tình trạng “phân lô bán nền” đã làm thị trườngnhà đất hạ nhiệt vì “đánh” trúng vào lợi ích tọa ra giá đầu cơ Nhưng vì phần lớnvốn đầu tư này là vốn nhàn rỗi của tư nhân nên nhu cầu phải bán nhanh thu hồi vốnthanh toán nợ không xảy ra như lần thứ nhất Do đó dù cơn sốt đã dừng lại nhưnggiá đất vẫn không hạ xuống bằng giá trước khi xảy ra cơn sốt Tác động bằng chínhsách của Nhà nước từ năm 2002 đã gây ra lần đóng băng thứ hai của Thị trườngBĐS Việt Nam 2002-2006 với việc dòng vốn chuyển sang Thị trường chứng khoán

Trang 22

- Nguồn vốn FDI tăng trưởng mạnh đầu tư vào Việt nam tạo nên tăng trưởngkinh tế ấn tượng trong giai đoạn 2003-2007.

- Trong năm 2006-2007, có thể xem là năm khá huy hoàng đối với Thị trườngChứng khoán Việt Nam và mọi người đều tham gia cũng như kiếm tiền dễ dàng từThị trường Chứng khoán Điều này tạo ra một nguồn vốn thặng dư lớn của ngườithắng chứng khoán chuyển dịch sang thị trường BĐS tạo điều kiện cho phân khúccao cấp sốt mạnh

2.2.7 Đóng băng lần 3 (2008 – 2013)

Đứng trước thực trạng bong bóng thị trường bất động sản ngày càng lớncùng với tốc đọ lạm phát tăng một cách chóng mặt, chính phủ đã tiến hành điều tiếtthị trường bằng các chính sách tiền tệ với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ, đặc biệt

là tín dụng phi sản xuất với hàng loạt các biện pháp được chính phủ thực hiện nhằm

ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát

Ngay sau khi có các chính sách thắt chặt tài chính thực hiện thị trường Bấtđộng sản miền Nam lập tức bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy giảm cả về giá lẫngiao dịch là điều không tránh khỏi

Với thị trường miền Bắc, khác biệt cơ bản cũng lại là dòng tài chính Có thểnói, lượng tài chính dư dả tại miền Bắc đủ để Thị trường Bất động sản chỉ bị ảnhhưởng tức thời, giao dịch chững lại nhưng giá cả chỉ sụt giảm khoảng 10% vào năm2008

Nghị định 71 và 69 ra đời năm 2010 hướng dẫn thi hành luật đất đai có sửađổi 1009 và việc thu thuế sử dụng đất càng làm cho thị trường đã trầm lắng nay lạithem phần ảm đạm

Trang 23

Bước sang 2011, trước nguy cơ lạm phát tăng cao cùng sự leo dốc khôngmãnh liệt của vàng và USD đã buộc chính phủ phải có nghị quyết số 11 về các biệpháp kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô Theo đó tăng trưởng tíndụng năm 2011 bị giới hạn ở con số 20%, dư nợ tín dụng cho vay đối với lĩnh vựcphi sản xuất bị giới hạn ở mức 16% càng làm cho thị trường bất động sản thêmphần ảm đạm, xua tan kỳ vọng thị trường phục hồi của các nhà đầu tư bất động sản.

Năm 2012 - là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản nhất trong vòng

10 năm Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI,trung bình trong giai đoạn 2002-2012, mỗi năm có khoảng 5000 – 7000 doanhnghiệp phá sản, giải thể, thấp hơn năm 2011 khoảng 8 lần 2012 cũng là năm cạnhtranh khốc liệt, thậm chí là cuộc chiến soosngs còn của doanh nghiệp BĐS Hàngloạt công ty dịch vụ môi giới và cho thuê BĐS đóng cửa Các chủ đầu tư thiếu nănglực về tài chính gần như tuyên bố phá sản hoặc phải rao bán dự án

2.2.8 Giai đoạn phục hồi dần 2014 – nay

Quá trình phục hồi được bắt đầu từ giữa năm 2014 với việc tăng trưởngGDP, lạm phát và lãi suất ở mức thấp, giá trị đồng tiền ổn định và niềm tin ngườitiêu dùng cải thiện đều đã giúp đưa thị trường BĐS ra khỏi giai đoạn khó khăn

Giai đoạn này cũng trùng với việc ban hành những chính sách ưu đãi từChính phủ như Gói tín dụng 30000 tỷ dành cho các căn hộ giá cả phải chăng, cũngnhư Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài đangsinh sống và làm việc tại Việt Nam mua nhà ở và căn hộ; gói tín dụng mới 20 nghìn

tỷ dành cho toàn bộ phân khúc nhà ở cũng như các BĐS thương mại đang được đềxuất, cũng như tổng dư nợ tín dụng của thị trường BĐS đã tăng trưởng mạnh mẽ đạt

334 tỷ đồng trong quý I/2015, cao hơn 10% so với cuối năm 2014 Trong khi những

Trang 24

Giá BĐS nhà ở đang tăng ổn định trong tất cả các phân khúc, tổng số lượngnhà tồn kho toàn quốc cũng đã giảm đều còn 67 tỷ đồng tính đến cuối tháng 5/2015,Giảm 47% so với mức đỉnh quý I/2013 Tổng số lượng căn hộ bán ra trong QuýI/2015 tại Hà Nội và TP HCM đã đạt 9.500 đơn vị, tăng 125% so với cùng kỳ năm2014.

Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị gần đây nhanh chóng mặt tại TPHCM

và Hà Nội là các yếu tố to lớn giúp mở rộng khu vực thành thị và tạo ra thêm nhiềukhu dân cư và các thành phố vệ tinh Thêm vào đó, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam

do ngành sản xuất tăng mạnh trong ngắn hạn sẽ thúc đẩy nhu cầu cho các BĐS côngnghiệp, trong trung hạn sẽ có những tác động to lớn lên mức thu nhập, do đó đẩymạnh nhu cầu cho nhà ở trung cấp và giá phải chăng

Sự quan tâm mới đến Việt nam từ các công ty nước ngoài cũng mang đếnmột làn sóng những lao động người nước ngoài mới, vốn có thể thúc đẩy nhu cầucủa các BĐS cao cấp cho thuê, được phản ánh qua mức lợi suất cho thuê hấp dẫn 6-8%/năm Khi niềm tin về sự phục hồi của nền kinh tế và lợi suất đầu tư gia tăng,những khách hàng giàu có tại Việt Nam đang quay trở lại thị trường BĐS, tập trungphân khúc nhà ở cao cấp, do đó đã giúp hồi phục mạnh mẽ phân khúc này Có tổngcộng 5.150 căn hộ đã được mở bán tại TPHCM và Hà Nội trong quý 1/2015, tăng300% so với cùng kỳ năm 2014, phần lớn số lượng căn hộ này đều nằm trong phânkhúc cao cấp

2.2.9 Triển vọng ngành năm 2016

Luật kinh doanh BĐS sửa đổi nới lỏng quyền mua, nắm giữ và cho thuê BĐScho người nước ngoài tại Việt Nam đi vào hiệu lực từ ngày 1/07/2015 thị trường đãnhận được sự quan tâm tích cực từ người nước ngoài

Trang 25

Đến nay, đã có hơn 400 giao dịch của người nước ngoài và yêu cầu mua từngười nước ngoài cũng tăng 30% Bên cạnh đó, Chính phủ đã cho phép nới lỏng tỷ

lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết lên 100% cũng sẽ tạo điều kiện tốtcho các doanh nghiệp BĐS thu hút vốn đầu tư Giá bán tại các dự án đã đi vào hoạtđộng thấp hơn nhiều so với giá chào sơ cấp của các dự án mới tung ra thị trường,nhưng lượng tiêu thụ vấn đạt mức cao cho thấy triển vọng thị trường trong năm

2016 tương đối khả quan

Ngành BĐS đang ở trong giai đoạn phục hồi đáng ghi nhận, qua đó có tácđộng nhất định lên diễn biến giá cổ phiếu ngành BĐS Hầu hết các mã cổ phiếungành BĐS đều có sự tăng trưởng tốt hơn trong chỉ số Vn-Index trong vòng 3 thángtrở lại đây (+5%) Xét về giá trị giao dịch (GTGD), ngành BĐS chiếm tỷ trọng lớnnhất trong vòng 6 tháng đầu năm 2015, với 18,7% GTGD toàn thị trường Điều này

đã và đang cho thấy sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong và ngoài nước

Trong dài hạn, các nhà đầu tư cũng cần chú trọng đến các yếu tố quan trọngnhư quỹ đất sạch lớn nằm tại các vị trí gần trung tâm thành phố, đặc biệt là tập trungtại các tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội và metro ở Tp HCM; Các KCN nằm tạicác vị trí thuận lợi như gần cảng biển, sân bay để tận dụng cơ hội từ TPP Ngoài ra,chúng ta cần chú yến đến các loại hình đầu tư đa dạng của doanh nghiệp để đem lạidòng tiền ổn định trong dài hạn

2.3 Phân tích cơ cấu ngành dựa trên 5 lực lượng cạnh tranh

Mô hình Porter’s Five Forces

Trang 26

2.3.1 Nhà cung ứng

Thị trường bất động sản luôn chịu tác động trực tiếp của 2 trong 4 yếu tố đầuvào gồm đất đai và tài nguyên thiên nhiên, tài chính, con người và công nghệ Hai yếu tố con người và công nghệ có tác động gián tiếp là chủ yếu, phần tác động trực tiếp thường không mang tính quyết định cho phát triển thị trường (chỉ tác động mạnh vào hiệu quả, không tác động mạnh vào hình thành) Hai yếu tố đất đai và tài chính thường có tác động ngang nhau trên 2 mặt khác nhau của thị trường bất động sản Đất đai là địa bàn để tạo lập bất động sản và tài chính là nguồn lực cơ bản để tạo lập tài sản gắn liền với đất

Trang 27

a Quỹ đất - yếu tố đóng vai trò quyết định đối với cơ hội phát triển đô thị trong dài hạn

Tại các thành phố lớn và các trung tâm thương mại (đặc biệt là Thủ đô HàNội và Sài Gòn), khi quỹ đất tại các trung tâm và vị trí đẹp ngày càng khan hiếmtrong khi nhu cầu có xu hướng tăng Nhận thức được điều này OGC từ khi thành lậpvới sự năng động của mình đã sở hữu được nhiều dự án với quy mô, diện tích, vị trí

đẹp và đang xây dựng hứa hẹn sẽ đem lại cho OGC các khoản lợi nhuận lớn.

Khi các vị trí đẹp dần thu hẹp, quy hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng đô thị vềphía ngoại thành sẽ có tác động đáng kể đối với thị trường BĐS Ví dụ: Xu hướngchính tại Hà Nội hiện nay là đầu tư vào các dự án tại khu vực phía Nam và phía Tâythành phố, giữa đường vành đai 3 và vành đai 4, thuộc khu vực Hoài Đức, Bắc –Nam Từ Liêm Các khu vực này sẽ tiếp tục phát triển về hướng Tây vì có nguồn đấtdồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển

b Nguồn vốn

Hoạt động đầu tư bất động sản là hoạt động sử dụng rất nhiều vốn, việc thiếuvốn trong khi xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ triển khai các dự án ViệcOGC liên tục tăng vốn điều lệ một phần đầu tư vào hoạt động tài chính (công ty con

và công ty liên kết) phần lớn còn lại sẽ nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ cho cáchoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản Bên cạnh đó nguồn vốn OGC có đượcmột phần nhờ những giao dịch chuyển nhượng cổ phần (ví dụ: việc chuyển nhượngCTCP Ngôi sao xanh đã vượt mức lợi nhuận đề ra)

Ngoài những dòng vốn trên, Việt Nam đang trong giai đoạn tái phục hồicùng sự quay trở lại của của dòng vốn đầu tư nước ngoài, thị trường bất động sản sẽcàng trở nên hấp dẫn hơn, hứa hẹn đem lại một nguồn lợi một cách nhanh chóng

Trang 28

Tuy nhiên, xét riêng về OGC trong năm 20115, sau sự kiện liên quan đếnpháp luật của Ban lãnh đạo, công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn dothương hiệu của tập đoàn sụt giảm, đặc biệt là việc mất vốn tại OceanBank do nhànước mua với giá 0 đồng.

Bảng 1: Cơ cấu cổ đông OCG

Nhà đ u t nầu tư nước ngoài ư ướcc ngoài 7,42%

Trang 29

Bảng 2 : Các cổ đông lớn của OCG

Họ tên Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Ngày cập nhật

Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo 84.779.140 28,26% 31/12/2015Công ty cổ phần thương mại, Đầu tư và

xây dựng Thành Đông 17.269.660 5,76% 18/12/2014Pyn Fund Elite (Non - Ucits) 15.063.830 5,02% 02/03/2016CTCP Đầu tư và Thương mại VNECO

Market Vectors ETF Trust - Market

Vectors - Vietnam ETF 12.361.576 4,12% 17/06/2015Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng

Trang 30

(Nguồn: VnDirect)

2.3.2 Khách hàng

Đối tượng khách hàng mà OGC hướng tới rất đa dạng, bao gồm: Các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước (xây dựng nhà máy), các nhà đầu tư hạ tầng, các dự án đầu tư công của Chính phủ Do tập trung chủ yếu vào những dự án căn hộ chung cư với quy mô vừa phải nên đối tượng khách hàng các sản phẩm của OGC đáp ứng được là đại bộ phận tầng lớp trung lưu

Ngoài ra, sản phẩm Khu đô thị; Trung tâm thương mại; Khu nhà Khu nhà ở song lập: Khách hàng thường là những gia đình có thu nhập cao, có khuynh hướng sống ở những khu dân cư cao cấp, an ninh nghiêm ngặt,…Những khách hàng này đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp, nhưng lại rất khắt khe trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ với những tiêu chí của riêng họ Hiện tại, OGC đang rất chú trọng phát triển thị trường ở đối tượng khách hàng này thông qua việc đầu tư hàng loạt các khu nghỉ duỡng cao cấp

Trong vài năm gần đây, OGC đã kí kết xây dựng nhiều công trình Quốc gia với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng Điều đó góp phần nâng cao vị thế cuảOGC trên thị trường nhưng cũng đi kèm với những trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật trong ngành xây dựng

2.3.3 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trong tất cả các lĩnh vực mà OGC đang kinh doanh đều phải chịu áp lựccạnh tranh lớn từ phía các doanh nghiệp rtong và ngoài nước

Trang 31

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, có rất nhiều công ty hoạt động vềlĩnh vực bất động sản Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của tập đoàn OGC đó là cáccông ty có dự án đầu tư BĐS cao cấp với vốn đầu tư của nước người (Keppel land,Kumho, Ciputra, Capital land…) và trong nước (Tập đoàn Bitexco, Công ty CP Đầu

tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, Tập đoàn Hà Đô - Công ty Cổphần, Công ty Cổ phần Him Lam, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng…) Quagiai đoạn khủng hoảng nhiều năm, đội ngũ doanh nghiệp dần lớn mạnh và ngàycàng có sức cạnh tranh tốt trên thị trường

Năm 2015 chứng kiến sự ồ ạt đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉdưỡng Chỉ tính riêng Phú Quốc, khoảng 200 dự án, vốn đăng ký hơn 180.000 tỷđồng đang biến nơi đây thành điểm nóng giao dịch Kéo theo đó là sự sôi động củathị trường địa ốc với việc chào bán hàng loạt chuỗi dự án BĐS cao cấp, đánh dấuthời kỳ “lên ngôi” của BĐS nghỉ dưỡng khi tham gia vào lĩnh vực này, tập đoànOGC sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước như CTCP Bất động sản du lịchVân bay, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh và hàng loạt các nhà đầu tư nướcngoài

Mặc dù vậy, ngành bất động sản lại là một ngành phân tán, có nhiều doanhnghiệp cạnh tranh với nhau nhưng hầu như không có doanh nghiệp nào đủ mạnh để

có khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại

Đánh giá về vị thế của OCG trong ngành:

OCG là tập đoàn đa ngành, trước năm 2015, OGC có vị thế tương đối vữngmạnh trên thị trường, có những bước tăng trưởng thần tốc đặc biệt trong lĩnh vựckinh doanh bất động sản Với hàng loạt các dự án được triển khai thành công làmthay đổi bộ mặt của các đô thị trên cả nước như: như dự án VNT Tower Nguyễn

Trang 32

Tuy nhiên, sau biến cố liên quan đến pháp luật của Ban lãnh đạo tập đoàn, uytín và vị thế của OGC sụt giảm ghê gớm Tập đoàn đang đứng trước những khókhăn và thách thức lớn trong việc phục hồi các nguồn vốn, giảm nợ công và đưadoanh nghiệp từng bước quay trở lại vị thế ban đầu.

2.3.4 Nguy cơ nhập cuộc của đối thủ cạnh tranh mới

Trước sự ấm lại của thị trường bất động sản năm 2015, thị trường BĐS Việt Nam đang được đánh giá là lĩnh vực thu hút đầu tư hấp dẫn nhất của các nguồn vốn trong và ngoài nước Từ đó, nhiều doanh nghiệp mới nổi đang trở thành tâm điểm của nhiều dòng vốn ngoại Phân tích của ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty TNHH CBRE Việt Nam, cũng cho thấy: “Thị trường BĐS đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới Các nhà đầu tư đang quay lại thị trường sau 5-7 năm ảm đạm và họ đang nhắm đến những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực trên thị trường Trong đó, nhiều doanh nghiệp BĐS mới nổi đang tạo ra một sức bật mới cho thị trường trong giai đoạn tới” Thực vậy, không chỉ những doanh

nghiệp danh tiếng như Bitexco, Novaland… thực hiện các chiến lược đầu tư lớn, màmột số doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường cũng bắt đầu “kích hoạt” nhữngchiến lược kinh doanh đầy tham vọng Hiện nay, các nhà đầu tư BĐS mới nổi này

có nhiều sự lựa chọn nhằm thoát khỏi sự phục thuộc vào vốn vay từ ngân hàngthương mại như huy động vốn từ các quỹ đầu tư, các tập đoàn nước ngoài, bán tráiphiếu chuyển đổi ra nước ngoài, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp ngoại phát triển

dự án…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trẻ cũng đã “bắt tay” nhau để hợp lực thựchiện những dự án lớn và nâng cao sức cạnh tranh trước sự tấn công của các tập đoànlớn

2.3.5 Sản phẩm thay thế

Trang 33

- Đối với sản phẩm là các căn hộ chung cư quy mô vừa phải, hướng tới đốitượng khách hàng trung lưu, họ không có quá nhiều sự lựa chọn mà chỉ tập trung

tìm kiếm những căn hộ phù hợp khả năng tài chính mà vẫn đáp ứng được nhu cầu

sử dụng Vì vậy, sản phẩm này muốn cạnh tranh cần xây dựng chiến lược gía cả hợp

- Đối với các công trình hạ tầng quốc gia, quyền quyết định của doanh nghiệp

là hạn chế, khả năng thay thế của sản phẩm là rất linh hoạt

2.4 Phân tích chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

2.4.1 Giai đoạn trước khi xảy ra sự cố của cựu Chủ Tịch Hà Văn Thắm (2010 – 2014)

OceanGroup tập trung phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành với chiến lược kinh doanh đa dạng hóa sản xuất, đầu tư vào nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tận dụng thương hiệu chung nhiều triển vọng phát triển để khai thác sang nhiều lĩnh vực kinh doanh từ bất động sản, xây dựng, truyền thông, khách sạn, dịch

vụ cho tới chứng khoán, nông sản…

Trang 34

Công ty lựa chọn Chiến lược tập trung trọng điểm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường từ việc phát huy thế mạnh nòng cốt của doanh nghiệp

a Chiến lược tập trung trọng điểm (chiến lược tiêu điểm)

- Chiến lược tập trung trọng điểm là chiến lược tập trung vào thị trường màdoanh nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác (ưu thế chi phí thấpnhất hay khác biệt hoá sản phẩm) Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứngcầu của 1 nhóm hữu hạn người tiêu dùng hay đoạn thị trường Doanh nghiệp theođuổi chiến lược tập trung chủ yếu phục vụ thị trường hẹp, có thể đó là một vùng,một loại khách hàng hoặc một loại sản phẩm

- Một khi doanh nghiệp đã lựa chọn đoạn thị trường, doanh nghiệp theo đuổichiến lược tập trung bằng cách hoặc là khác biệt hoá sản phẩm hoặc là có chi phíthấp Nhưng vì quy mô nhỏ nên rất ít doanh nghiệp theo chiến lược tập trung có thể

có được sự khác biệt sản phẩm và chi phí thấp cùng một lúc

- Các doanh nghiệp theo chiến lược tập trung trọng điểm thường biết rõ cácnhóm khách hàng nhỏ hoặc các vùng khác nhau hơn các doanh nghiệp khác do đó

có nhiều cơ hội thành công trong cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn theo đuổichiến lược khác biệt hóa hay dẫn đầu về chi phí Đối với doanh nghiệp theo chiếnlược tập trung trọng điểm thì sự khác biệt có thể là cao hoặc thấp vì doanh nghiệp

có thể theo đuổi chiến lược chi phí thấp hoặc chiến lược khác biệt

- Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tập trung có thể tập trung phát triển bất

cứ năng lực đặc biệt nào mình có nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình, hoặc là

sự khác biệt hoặc là lợi thế về chi phí Vì vậy, doanh nghiệp có thể tìm kiếm lợi thếchi phí và tạo ra hiệu quả cao hơn trong sản xuất với chi phí thấp trong một vùng.Hoặc doanh nghiệp có thể tạo ra những kỹ năng tốt hơn trong việc đáp ứng yêu cấukhách hàng dựa vào khả năng của doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của khách hàngtrong vùng theo những khách hàng mà doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt

Trang 35

Do phải trải qua thời kỳ khó khăn do biến động về nhân sự cấp cao cũng nhưchịu mất trắng gần 1000 tỷ đồng đầu tư vào Ngân hàng dẫn tới nguồn vốn kinhdoanh bị co hẹp đã dẫn tới việc OceanGroup tạm dừng hoạt động một số ngành kinhdoanh như dịch vụ, truyền thông….và tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực thếmạnh của Công ty đó chính là các đầu tư bất động sản, cân đối kế hoạch dòng tiền,tái cơ cấu các khoản đầu tư, chuyển nhượng cổ phần, dự án, giảm thiểu chi phí hoạtđộng nhằm cải thiện các chỉ số tài chính và dần phục hồi vị thế của một Tập đoàn đangành trên thị trường

Nhờ có chiến lược hợp lý mà tình hình kinh doanh năm 2015 của Công ty đã

có những tín hiệu rất tích cực với lợi nhuận dương và có mức tăng doanh thu 120%

so với kế hoạch Doanh thu chủ yếu thu được từ việc kinh doanh bất động sản vàchuyển nhượng cổ phần của Công ty Ngôi sao Xanh

% Hoàn thành

3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 726,15 569,53 127%

Trang 36

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2015)

Bảng 4: Doanh thu theo từng lĩnh vực

Trang 37

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2015)

- Hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh đầu tư phát triển hạ tầng giải trí, sản xuất và

du lịch dịch vụ thì OceanGroup luôn xác định đầu tư BĐS là lĩnh vực kinh doanhmũi nhọn và có tính chiến lược đối với tập đoàn

Với những lợi thế về kinh nghiệm thi công, quản lý và đầu tư các dự án,đồng thời các dự án đều có vị trí đẹp ở Thủ đô và các tỉnh thành phố lớn của ViệtNam, các dự án về BĐS đã và đang triển khai mang lại doanh thu và lợi nhuận tốtcho tập đoàn

Thông tin chung về tiến độ thực hiện một số dự án nổi bật như sau:

Tên dự án Thông tin - Kết quả đầu tư

StarCity Lê Văn Lương - Vốn đầu tư : 1000 tỷ đồng

- Đã hoàn thiện và bàn giao 100% cho khách hàng

- Mang lại nguồn thu ổn định và lợi nhuận caoVNT Nguyễn Trãi - Vị trí đắc địa ngay địa phận Ngã Tư Sở

- Vốn đầu tư: 400 tỷ đồng

- Đã bàn giao cho KH và đưa vào khai thác văn phòng, sử dụng

25 Trần Khánh Dư - Tọa lạc tại 25 Trần Khánh Dư

- Đã hoàn thành xong giải phóng mặt bằng

Dự án HH thuộc Khu đô thị

mới đông nam đường Trần

Duy Hưng

- Vốn đầu tư: 7.500 tỷ đồng

- Chuyển nhượng một phần cho Vingroup: 1.952 tỷ đồng

Trang 38

- Đầu tư xây dựng hạ tầng và các dự án BOT

Đầu tư vào lĩnh vực Hạ Tầng giao thông từ tháng 3/2014 bằng việc góp vốnthành lập Công ty CPĐT BOT Hà Nội - Bắc Giang theo phương thức BOT Dư án:Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 giai đoạn Hà Nội - Bắc Giang với thông tin như sau:

 Tổng vốn đầu tư: 4.200 tỷ đồng

 Thông xe 12/2015 và bắt đầu thu phí vào tháng 6/2016  mang lại nguồn thu

ổn định về cho tập đoàn trong tương lai

 Sự thành công của dự án tạo tiền đề để triển khai tiếp các dự án tiếp theo theophương thức BOT trong định hướng phát triển giai đoạn 2015-2020

- Khách sạn và dịch vụ

Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương tiếp tục duy trì những lợi thếsẵn có là thành viên của tập đoàn kinh tế mạnh đa ngành, khẳng định vị thế của mộttrong những công ty quản lý và kinh doanh khách sạn hàng đầu Việt Nam, góp phầndưa thương hiệu khách sạn Việt ngang tầm quốc tế với những kết quả đã đạt đượcnhư sau:

 Duy trì tỉ lệ lấp đầy phòng của các khách sạn trong chuỗi luôn ở mức cao

 Giảm tối đa các chi phí hoạt động kinh doanh

 Nâng cao giá trị thương hiệu Starcity, Sunrise của công ty bằng việc tăngcường chiến lược định vị và tái cấu trúc 2 thương hiệu

 Công ty OCH đã khánh thành Dự án Starcity Nha trang vào 15/01/2016 Dự

án có vị trí tốt, tọa lạc giữa đường Trần Phú - Nha Trang Dự án khách sạn dự kiến

sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt cho tập đoạn năm 2016

2.5 Phân tích SWOT

Strengths (điểm mạnh) Weaknesses (điểm yếu)

Trang 39

- Có kinh nghiệm về hoạt động đầu tư

rộng trên nhiều lĩnh vực và ngành

công nghiệp tiềm năng bao gồm bất

động sản, đầu tư xây dựng hạ tầng,

khách sạn, thương mại, dịch vụ,

chứng khoán

- Có lợi thế trong hoạt động đầu tư

BĐS về kinh nghiệm thi công, quản

lý và đầu tư các dự án, quỹ đất sạch

với giá thành hợp lý, vị trí thuận lợi

- Công ty sau cơ cấu đang dần hoạt

động ổn định

- Đầu tư chú trọng công nghệ hiện đại

- Công ty hàng đầu có kinh nghiệm

trong quản lý và kinh doanh khách

sạn tại Việt Nam

- Tiềm lực tài chính của công ty còn

tương đối yếu với nhiều công tycùng ngành, nguồn vốn chưa đủmạnh để đáp ứng nhu cầu những dự

án lớn

- Lĩnh vực đầu tư chính (bất động

sản) nhạy cảm với biến động thịtrường Thời gian thu hồi vốn chậm

- Nhân sự chủ chốt thay đổi làm công

việc kinh doanh bị gián đoạn vàhoạt động của doanh nghiệp bị đìnhtrệ trong một thời gian dài

- Bị mất toàn bộ vốn đầu tư vào lĩnh

vực Ngân hàng (~ 1000 tỷ đồng) doNHNN mua lại Ocean bank với giá

0 đồng

Opportunity (cơ hội) Threats (thách thức)

- Thị trường bất động sản đang dần

khôi phục, đem lại nhiều cơ hội

kinh doanh cho doanh nghiệp trong

tương lai

- Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng

nhanh chóng trong hai mươi năm

qua Mức tiết kiệm của những người

muốn mua nhà đang được tích góp

nhanh hơn mức tăng trưởng kinh tế

- Thị trường bất động sản còn gặpnhiều khó khăn về tín dụng, cơ chếvay vốn bị thắt chặt và khó khănhơn

- Việc thanh toán thông qua các hợpđồng đặt cọc và phương thức thanhtoán theo từng đợt khi mua nhà đất,vốn rất phổ biến tại Việt Nam, lạitiềm ẩn nhiều rủi ro Nếu các doanh

Trang 40

- Hoạt động tích cực của Việt Nam

khi gia nhập TPP

- Khung pháp luật quản lý ngày càng

hoàn thiện và thuận lợi

- Những dự án lớn bắt đầu hoàn thiện

và đi vào hoạt động, sớm mang lại

nguồn thu ổn định cho Công ty (Ví

dụ: Dự án cải thiện cao tốc Hà Nội

– Bắc Giang theo phương thức

BOT)

ngành đang gia tăng

- Nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm

ưu thế hơn

- Thủ tục hành chính chưa gọn gàng,công tác quy hoạch giải phóng mặtbằng gặp nhiều khó khăn làm ảnhhưởng đến tiến độ các dự án bấtđộng sản của Công ty

- Uy tín doanh nghiệp chưa hoàn toànđược phục hồi

Ngày đăng: 24/05/2016, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Website của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương: http://oceangroup.vn/ Link
6. Website của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM: http://www.hsx.vn/ Link
7. Trang tin tức tài chính-chứng khoán-ngân hàng-đầu tư hàng đầu châu Á:http://www.wooricbv.com/ Link
8. Trang thông tin dữ liệu chứng khoán tài chính kinh tế Việt Nam:http://finance.vietstock.vn/VNM-ctcp-sua-viet-nam.htm Link
10.Website công ty cổ phần chứng khoán FPT: http://fpts.com.vn/ Link
12.Chứng khoán ACB: http://www.acbs.com.vn/ Link
13.CK Phương Nam :http://www.chungkhoanphuongnam.com.vn/ Link
14. Chứng khoán Tân Việt: http://finance.tvsi.com.vn Link
1. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính trường đại học kinh tế quốc dân, PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 2011 Khác
2. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán OGC năm 2013, năm 2014, năm 2015 Khác
5. Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn/ Khác
9. Cổng thông tin dữ liệu tài chính chứng khoán Việt Nam Khác
11.Website một số công ty chứng khoán khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w