Bảo hộ ngành nông nghiệp ở các nước 1 Vì sao nông nghiệp được bảo hộ cao tại nhiều nước?

Một phần của tài liệu NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC (Trang 38 - 39)

1. Vì sao nông nghiệp được bảo hộ cao tại nhiều nước?

ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và có lợi thế cạnh tranh. Do đó, chính sách của nhà nước thường là đánh thuế, để chuyển tài nguyên từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và các lĩnh vực khác. Những nước đang phát triển có ưu thế về nông nghiệp kêu gọi tự do hoá thương mại nông sản để hàng hoá của mình thâm nhập thị trường. Trong khi đó ở các nước phát triển và các nền kinh tế tăng trưởng nhanh, do giá đất đai, lao động tăng cao, xu thế đô thị hoá mạnh, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu, có xu hướng trì hoãn mở cửa thị trường, đưa ra nhiều lý do để hỗ trợ sản xuất nội địa, duy trì các hàng rào thuế và phi thuế để bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm giữ việc làm và thu nhập cho một bộ phận nông dân, hoặc trợ cấp trên quy mô lớn, đầu tư cao cho nông nghiệp để duy trì khả năng cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu. Tất nhiên, trợ cấp cho lĩnh vực nông nghiệp nhỏ bé (đóng góp dưới 5% GDP) không phải là gánh nặng với các nước phát triển. Chuyển từ khai thác nông nghiệp sang đầu tư và sau đó là trợ cấp nông nghiệp là hiện tượng phổ biến của các nước trong quá trình công nghiệp hoá.

Một trong những lý do các nước phát triển và các nước tăng trưởng nhanh đưa ra nhằm bảo vệ nông nghiệp là khái niệm nông nghiệp đa chức năng. Theo lập luận này, phát triển, ngoài mục tiêu kinh tế còn có các mục tiêu khác như:

Bảo vệ môi trường; duy trì giá trị văn hoá truyền thống; tạo công ăn việc làm tại nông thôn và phát triển nông thôn. Đằng sau luận điểm về bảo hộ nông nghiệp là áp lực chính trị và xã hội của một bộ phận dân cư và bản thân những nông dân đòi hỏi phải có việc làm và thu nhập không chênh lệch quá lớn so với dân cư đô thị. ở các nước phát triển, dân số nông thôn tuy không đông nhưng quản lý một diện tích lớn lãnh thổ (50-80% diện tích quốc gia) với phần lớn tài nguyên thiên nhiên, đa số lao động ở nông thôn có độ tuổi cao khó chuyển sang ngành nghề khác. Nông thôn vốn có truyền thống văn hoá lịch sử, và nắm giữ chức năng đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia trong mọi tình huống. Nông dân ở các nước này được tổ chức rất tốt trong các nghiệp đoàn, hiệp hội, liên kết hợp tác xã, nên có sức mạnh chính trị đáng kể. Chính những sức ép của các tầng lớp dân

cư trên buộc Chính phủ các nước phát triển cung cấp tài chính và bảo vệ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w