1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam ttrong bối cảnh TPP

93 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Dệt may càng chứng tỏ là một ngành mũinhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng kể cảtrong những năm khủng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Chuyên đề :

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TPP

GV hướng dẫn : Lưu Quốc Đạt

SV nghiên cứu : Hoàng Thị Oanh

Hà Nội – Tháng 2 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN:

Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cung cấp và trang bị chochúng em những kiến thức, phương pháp nghiên cứu, cảm ơn nhà trường đã tạo cơhội cho chúng em tham gia nghiên cứu khoa học

Đặc biệt, em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS Lưu Quốc Đạt hiện đangcông tác tại Khoa Kinh Tế Phát Triển, trường ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN đã tận tìnhchỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này

Trang 3

MỤC LỤC :

DANH MỤC HÌNH VII

DANH MỤC BẢNG VIII

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TPP VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 4

1.1) Tổng quan về tình hình nghiên cứu : 4

1.2) Cơ sở lý luận về TPP và ngành dệt may 5

1.2.1) Cơ sở lý luận về TPP : 5

1.2.2) Tóm tắt TPP về ngành dệt may 15

1.3) Tác động của TPP đối với Việt Nam 17

1.3.1) Tác động tích cực : 19

1.3.2) Tác động tiêu cực : 24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1) Phương pháp thu thập dữ liệu 25

2.2) Phương pháp nghiên cứ cụ thể : 25

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TPP 33

3.1) Tổng quan ngành dệt may Việt Nam: 33

3.1.1) Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may : 37

3.1.2) Cơ cấu ngành dệt may Việt Nam theo thị trường : 41

3.1.3) Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu 46

3.1.4) Nhập khẩu : 46

Trang 4

3.2) Chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam cho TPP 49

3.3) Phân tích mô hình Michael Porter của ngành dệt may Việt Nam 53

3.3.1) Các rào cản ra nhập ngành: 53

3.3.2) Sức mạnh nhà cung cấp : 54

3.3.3) Sức mạnh của khách hàng: 55

3.3.4) Sản phẩm thay thế: 56

3.3.5) Mức độ cạnh tranh trong ngành : 57

3.4) Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh TPP: 58

3.5) Nhận xét chung : 63

3.5.1) Đánh giá cơ hội: 64

3.5.2) Những vấn đề tồn tại : 66

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH FTA 69

4.1) Chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030: 69

4.2) Các giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam: 75

4.3.1) Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới 75

4.3.2) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động 76

4.3.3) Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu dệt may 78

4.3.4) Các giải pháp nhằm tranh thủ lợi thế, nâng cao giá trị cạnh tranh: 79

KẾT LUẬN: 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO : 83

Phụ lục : 88

Trang 5

tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

2 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông NamÁ

5

FDI Foreign Direct

Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

8 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 6

ODA Official Development

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

16 SOE S State-Owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

The Vietnam National Textile and Garment Group

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

WTO World Trade

1 1.1 Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam với các nước

TPP năm 2012 ( triệu USD )

18

Trang 7

2 1.2 Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam với các nước

TPP giai đoạn 2010 - 2012 ( triệu USD )

6 3.4 Nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ năm 2013 45

8 3.6 Nhập khẩu nguyên liệu với xuất khẩu dệt may VN 66

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

1 3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam (2014) 37

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 5 năm tích cực đàm phán, ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch

sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương với tuyên bố chính thứchoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương(TPP)

Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữacác nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăngcường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đờisống và xóa đói giảm nghèo; TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếmtới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần

300 tỷ USD mỗi năm; TPP cũng sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷUSD vào năm 2025

Với tư duy mở cửa chưa từng có, TPP được 12 nước thống nhất sẽ mở ra cơhội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêuchuẩn mới cho thương mại toàn cầu Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham giađàm phán TPP đã thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàndiện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúcđẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế Các nước cũng kỳvọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo,khuyên khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệngười lao động, môi trường TPP cũng được xem là bước quan trọng trong việc tiếngần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á – Thái BìnhDương

Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nướcthành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá

Trang 10

là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của cácnước TPP Ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam là một ngành có truyền thốnglâu đời Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụnhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xãhội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tếphát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước Trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Dệt may càng chứng tỏ là một ngành mũinhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng kể cảtrong những năm khủng hoảng, các thị trường luôn được rộng mở, số lao độngtrong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp,giá trị đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân… Tuy nhiên đối mặt với nhữngbiến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, ngành Dệt may đang đứng trướcnhững cơ hội và thách thức rất lớn đặc biệt là trong bối cảnh các hiệp định thươngmại được ký kết trong đó có TPP Được đánh giá là ngành được hưởng lợi nhiềunhất từ TPP, vậy cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam là gì ? Dệt mayViệt Nam cần phải chuẩn bị gì trước khi TPP có hiệu lực chính thức và cần cónhững giải pháp gì trước những cơ hội và thách thức này? Đây cũng chính là lý do

em chọn đề tài nghiên cứu : “ Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may ViệtNam trong bối cảnh hiệp định TPP ”

2 Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức của Việt Nam khitham gia TPP nói chung và với ngành dệt may nói riêng, từ đó đưa ra những giảipháp và định hướng chiến lược phát triển ngành dệt may trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế khi mà hiệp định TPP có hiệu lực

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1) Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào tác động của TPP đối vớingành dệt may Việt Nam.

3.2) Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Việt Nam và các nước tham gia TPP

Phạm vi không gian: Từ năm 2008 đến nay, là giai đoạn đàm phán và chuẩn

bị của các nước tham gia cho TPP Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để có thểnắm bắt được các cơ hội và đối phó những thách thức khi hiệp định có hiệu lực

Phạm vi nội dung: Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiệp định TPP

có hiệu lực

4 Kết cấu chuyên đề

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung chính củachuyên đề gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, thực tiễn về TPP

và ngành dệt may Việt Nam

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Đánh giá cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam trongbối cảnh thực hiện hiệp định TPP

Chương 4: Định hướng và các giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam trongbối cảnh thực hiện TPP và các hiệp định thương mại tự do

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ TPP VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu :

Đã có một số lượng lớn các nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam trongnước cũng như trên thế giới Theo thống kê, tính đến tháng 3/2016, có 1,319 bàibáo về ngành dệt may Việt Nam được công bố trên trang www.sciencedirect.com.Cũng với từ khóa “Textile industry in Vietnam”, có 2.896 công bố khoa học trêntrang www.Taylor&Francisonline.com

Hà Văn Hội, "Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam", Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (2012) đã trình bày bản chất củachuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đồng thời chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giátrị dệt may toàn cầu gồm các giai đoạn như sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải,nhuộm, in vải, cắt may và phân phối sản phẩm, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của

sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Bàiviết dựa trên cách tiếp cận từ sản phẩm đầu ra để phân tích và làm rõ chuỗi giá trịxuất khẩu dệt may gồm bốn thành phần chính: khách hàng quốc tế, nhà sản xuấttrong nước, nguồn cung ứng đầu vào và trung gian Trong mỗi thành phần đó chỉ rõnhững nguyên nhân làm cho giá trị gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu của ViệtNam còn thấp trong chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng này Từ việc phân tích chuỗigiá trị xuất khẩu dệt may theo cách tiếp cận từ sản phẩm đầu ra tác giả đã đưa ranhiều giải pháp để ngành dệt may Việt Nam nâng cao hiệu quả của sản phẩm dệtmay xuất khẩu

Đinh Công Khải, Nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu Tác giả phân tích chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, lý giải lý do vì sao

phải phân tích chuỗi giá trị toàn cầu và phân tích chuỗi giá trị dệt may Việt Nam

Từ đó tác giải rút ra một số vấn đề của dệt may Việt Nam Bài viết cũng phân tích

Trang 13

vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và đưa ra một số giảipháp chính sách để phát triển cho ngành dệt may nước ta.

Trong báo cáo ngành dệt may của Bùi Văn Tốt, tác giả trình bày một cái nhìnkhái quát nhất về ngành dệt may thế giới, dệt may Việt Nam và các doanh nghiệpdệt may Phân tích ngành dệt may Việt Nam theo mô hình SWOT và mô hìnhMichael Poter Tuy nhiên bài báo cáo vẫn chưa đánh giá cơ hội và thách thức củangành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là các hiệp định thương mại

tự do trong đó có TPP

Phạm Minh Đức trong bài “ Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thựchiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ” đã trình bày một số tác độngcủa TPP đối với ngành nhất là khi hiệp định có hiệu lực, từ đó đưa ra một số cơ hội

và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam

Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan tới việc đánh giá

cơ hội và thách thức của ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặcbiệt là các hiệp định thương mại được thực hiện trong đó có TPP còn rất hạn chế.Bởi vậy bài nghiên cứu này bằng phương pháp phân tích dựa trên mô hình cạnhtranh của Michael Porter và mô hình SWOT sẽ làm rõ hơn về cơ hội thách thức củangành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực hiện hiệp định TPP Từ những luậnđiểm về cơ hội thách thức của ngành, bài nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề tồntại và biện pháp phát triển ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập

1.2 Cơ sở lý luận về TPP và ngành dệt may

1.2.1 Cơ sở lý luận về TPP :

a) Khái niệm :

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (“Trans –Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, viết tắt là “TPP”) là một thỏathuận thương mại tự do khu vực có phạm vi điều chỉnh khá toàn diện TTP đượckhởi xướng với mục đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái

Trang 14

Bình Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới, giúp tăng cường luânchuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn nhờ việc dỡ bỏ các hàng rào thuếquan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp ưu đãi hàng nội địa TPP còn bao gồmcác nguyên tắc thống nhất giữa các nước thành viên về một số vấn đề mới như:quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, chi tiêu của chính phủ, tính minhbạch, DNNN và liên kết chuỗi cung ứng.

Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three CloserEconomic Partnership (P3-CEP) và được Tổng thống Ricardo Lagos của Chile,Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và Thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa

ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra ở Los Cabos(Mexico) Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 4/2005 Sauvòng đàm phán này, Hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4) và chính thức có hiệu lực từngày 28/5/2006

Từ năm 2008 đến 30/8/2014, TPP đã trải qua 20 vòng đám phán chính thức

và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ Ngày 5/10/2015: Trưởng đoàn của 12 nước thànhviên TPP chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thoả thuận cuối cùngcho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Với sự tham gia đàm phán của 12 nước, bao gồm: Mỹ, Bru-nây, Chi-lê, Niu

Di lân và Xinh-ga-po (năm 2009), Ô-xtrây-li-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Pê-ru (năm2010), Mê hi cô, Ca-na-đa (năm 2012) và Nhật Bản, TPP sẽ trở thành thị trường cóhơn 790 triệu dân, tổng GDP chiếm gần 40% GDP toàn thế giới và khoảng 1/3kim ngạch thương mại toàn cầu

Ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái BìnhDương (TPP) chính thức được thông qua

Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trongnhững năm đầu của thế kỷ 21 Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các

Trang 15

lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới nhưthương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ vv

b) Đặc điểm chính của TPP

Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặtcủa thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đềcập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới Các đặc điểm đó bao gồm:

Tiếp cận thị trường một cách toàn diện

Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đốivới tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực vềthương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơhội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của cácnước thành viên

Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết

Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cungứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thựchiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn vàtạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trongnước

Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại

Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông quaviệc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số vàvai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu

Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại

Trang 16

Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nềnkinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thểhưởng lợi từ thương mại Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanhnghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp địnhmang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thànhviên Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao nănglực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng được những camkết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.

Nền tảng cho hội nhập khu vực

Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khuvực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châuÁ-Thái Bình Dương

c) Phạm vi điều chỉnh của TPP:

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) luôn yêu cầu mức độ cam kết mở cửasâu rộng hơn các cam kết mở cửa trong Hiệp định thương mại thông thường TheoFTA, các nước sẽ thực hiện lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phithuế quan, nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do Theo thống kêcủa Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trên thế giới có hơn 200 FTAs có hiệulực, trong đó 12 nước đang tham gia đàm phán TPP cũng đang ràng buộc với nhauthông qua một hệ thống trên 30 thỏa thuận thương mại song phương và đa phương

Thực tiễn hội nhập và toàn cầu hóa hoạt động thương mại trên thế giới đãchứng kiến 03 thế hệ FTA, bao gồm:

i) FTA thế hệ thứ nhất tập trung ở việc tự do hóa lĩnh vực thương mạihàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế quan);

Trang 17

ii) FTA thế hệ thứ hai mở rộng phạm vi tự do hóa sang các lĩnh vực dịch

vụ nhất định (xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực dịch

vụ liên quan);

iii) FTA thế hệ thứ ba tiếp tục mở rộng phạm vi tự do về dịch vụ, đầu tư.Các FTA trong thời gian gần đây chứng kiến một xu hướng mới là không chỉnhững đề cập đến những lĩnh vực thương mại mở cửa mà cả những vấn đề phithương mại như lao động, môi trường cũng được đưa vào đàm phán và ký kết Hiệpđịnh TPP đang được đàm phán theo xu hướng này Phạm vi điều chỉnh của Hiệpđịnh này dự kiến sẽ rất rộng và phức tạp, với các vấn đề thương mại và phi thươngmại đan xen Bản thân 4 nước tham gia sớm nhất vào Hiệp định là: Xinh-ga-po,Chi- lê, Niu Di-lân, Bru-nây đã có những cam kết mạnh mẽ về thuế quan và nhiềuvấn đề phi thuế quan (xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, cácbiện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, muasắm công, chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương mại như laođộng, môi trường) Mục tiêu ban đầu của TPP là giảm 90% các loại thuế xuất nhậpkhẩu giữa các nước thành viên trước ngày 1/1/2006 và cắt giảm bằng 0% tới năm2015

Nhìn chung, TPP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do thế hệmới, có phạm vi đàm phán rất rộng và rất phức tạp, được thực hiện với lộ trình rấtngắn TPP đang tiếp tục phát triển từ 4 nước ban đầu lên 12 nước hiện đang thamgia đàm phán và trong tương lai số đối tác sẽ tăng thêm, nên chắc chắn phạm viđiều chỉnh của TPP sẽ còn lớn hơn nữa

Hiệp định TPP được kỳ vọng là một “FTA của thế kỷ XXI” với phạm vi điềuchỉnh rộng, cùng với xu hướng đàm phán tự do mạnh mẽ được cụ thể hóa trênnhững lĩnh vực sau:

Trang 18

- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngayhoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.

- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các loại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính

- Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệnhà đầu tư

- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn

so với các mức trong WTO (WTO+)

- Các biện pháp về xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt cáchạn chế đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định (SPS), hàng rào kỹthuật thương mại (TBT): siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản

kỹ thuật

- Cạnh tranh và mua sắm công: tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vựcmua sắm công và nhiều lĩnh vực khác

d) Một số nội dung cơ bản của TPP:

Bộ Công Thương vừa công bố tóm tắt nội dung Hiệp định Đối tác Kinh tếChiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi 12 nước tham gia đàm phán đãđạt được thỏa thuận cuối cùng vào ngày 5/10/2015

Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liênquan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan vàthuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đốivới thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mạiđiện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyênsuốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển,tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản

về thể chế Sau đây là một số nội dung cơ bản của TPP được tóm tắt dưới đây:

Trang 19

1 Thương mại hàng hóa

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàngrào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quancũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp

Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu

và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việcnày được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sảnphẩm mới

Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và cácchính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trongkhu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việclàm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP

2 Dệt may

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may –ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thịtrường của các nước TPP

Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối vớimột số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thốngnhất

Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sửdụng sợi và vải từ khu vực TPP - điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cungứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt”cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực

3 Quy tắc xuất xứ

Trang 20

12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung đểxác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãitrong TPP.

Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanhnghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiếtlập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hànghóa TPP

4 Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật

Các nước TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các

dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sáchcũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuânthủ

5 Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh

Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơquan có thẩm quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xinnhập cảnh, để đảm bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơnxin nhập cảnh và thông tin cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất cóthể

Các thành viên TPP đồng ý đảm bảo rằng các yêu cầu về nhập cảnh tạm thời

là sẵn sàng công khai cho công chúng, bao gồm công bố thông tin kịp thời và trựctuyến nếu có thể và cung cấp tài liệu giải thích; và các Bên đồng ý tiếp tục hợp tác

Trang 21

Các Thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các công ty và người tiêu dùng

có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công hợp pháp,chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ liệutoàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật số

12 nước thành viên TPP cũng đồng ý không yêu cầu các công ty TPP thiếtlập các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt độngtại một thị trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêucầu lưu chuyển hoặc tiếp cận

Chương này nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹthuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sảnxuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số nàythông qua các biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõràng

Để bảo vệ người tiêu dùng, các Thành viên TPP đồng ý thông qua và duy trìcác luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận vàlừa bịp trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác

sẽ có hiệu lực tại các thị trường TPP

Các Thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt cáctin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu

7 Doanh nghiệp nhà nước (SOEs)

Các Thành viên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến hành cáchoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phùhợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụcông

Trang 22

Các Thành viên cũng đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyềnsẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hànghóa, dịch vụ của các Thành viên khác.

Các Thành viên đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt độngthương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chínhquản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách côngbằng

Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đốivới lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại chocác SOEs, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông quaviệc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trênlãnh thổ của SOE khác đó

8 Lao động

Tất cả các Thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế(ILO) và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại

Trong TPP, các Thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và thông

lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận trong Tuyên

bố 1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏlao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ emtồi tệ nhất; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp Các tpohànhviên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn vàsức khỏe nghề nghiệp Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất

1.2.2 Tóm tắt TPP về ngành dệt may

TPP là Hiệp đinh thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tếthuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Hiệp định hiện gồm 12 quốc gia thành

Trang 23

Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản Quy mô GDP TPP ước tính khoảng 26.000

tỷ USD, chiếm 40% GDP toàn cầu Với dân số khoảng 792 triệu người cùng tỷ lệmậu dịch đạt khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu

TPP được xem là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Các FTAtruyền thống chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch

vụ (+ đầu tư, + sở hữu trí tuệ) TPP bao gồm cả thương mại (hàng hóa, dịch vụ) vàphi thương mại (lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, ) Ngoài ra, TPPcòn cam kết cao hơn với việc cắt giảm gần 100% các loại thuế quan

Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0%, các doanh nghiệp dệt may phải đápứng yêu cầu “từ sợi trở đi”, có nghĩa các khâu từ kéo sợi, dệt - nhuộm - hoàn tất vàmay phải được thực hiện tại các nước thành viên TPP

Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam tham gia cóchương riêng về dệt may Ngoài việc áp dụng các quy định chung như các hàng hóakhác trong các chương Thương mại Hàng hóa, Quy tắc Xuất Xứ, Phòng vệ Thươngmại, Hợp tác Hải quan, dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù

Gói dệt may trong Hiệp định TPP bao gồm 3 nội dung chính: (i) mở cửa thịtrường (lộ trình xóa bỏ thuế quan); (ii) quy tắc xuất xứ; (iii) biện pháp tự vệ và hợptác hải quan Ngoài ra, Việt Nam có 2 thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ và Mê-hi-cô về cơ chế đăng ký doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may

Hàng hóa xuất khẩu muốn được hưởng thuế suất thuế ưu đãi theo Hiệp địnhTPP phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định này Đối với dệt may, quy tắc xuất

xứ chủ đạo là “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộquá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiệntrong nội khối TPP Quy tắc này khuyến khích phát triển ngành công nghiệp dệtmay theo ngành dọc, đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệpViệt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối TPP và khối cung

Trang 24

ứng toàn cầu Tuy nhiên, Hiệp định quy định một số trường hợp có quy tắc xuất xứlinh hoạt hơn như:

(i) 3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn, cắt

và may, gồm: vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bé bằng sợi tổng hợp;

(ii) danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phép sửdụng từ ngoài khu vực TPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8mặt hàng chỉ được áp dụng cơ chế này trong 5 năm;

(iii) cơ chế 1 đổi 1 áp dụng với quần nam nữ bằng vải bông xuât khẩu sangHoa Kỳ Doanh nghiệp mua 1 đơn vị vải bông thích hợp làm quần có xuất xứ từHoa Kỳ sẽ được phép sử dụng 1 đơn vị vải bông nhập khẩu từ ngoài khu vực TPP

để may quần xuất khẩu sang Hoa Kỳ và hưởng thuế 0% Tỷ lệ quy đổi giữa vảibông xuất xứ Hoa Kỳ và vải bông được phép nhập khẩu ngoài khối TPP khác nhaugiữa quần nam và quần nữ

(iv) Hiệp định TPP cho phép nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ,tăng thuế ưu đãi trở lại mức thuế MFN nếu lượng nhập khẩu từ các nước TPP cókhả năng gây ra hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.Khi áp dụng biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu phải có giải pháp đền bù thiệt hại vềkinh tế mà nước xuất khẩu phải gánh chịu do không được hưởng thuế ưu đãi nhưtrong Hiệp định

(v) Các nước TPP thống nhất hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực hải quan,chống gian lận xuất xứ để hưởng lợi bất hợp pháp thuế ưu đãi TPP Cũng với mụctiêu này, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ và Mê-hi-cô sẽđăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, mặt hàng sản xuất, xuất khẩu đểchia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ và Mê-hi-cô phục vụ công tácđánh giá rủi ro trong lĩnh vực hải quan, phòng chống gian lận thương mại

Trang 25

1.3 Tác động của TPP đối với Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết các FTA với:

- Bru-nây, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a trong khuôn khổ AFTA;

Ôxtrâylia và Niu Dilân trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân được thiết lập bởi FTA và quan hệ kinh tế thân thiệntoàn diện ASEAN - Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân - AANZFTA); và

Nhật Bản (trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN Nhật Bản

được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP)

Ngoài việc ký kết và tham gia các FTA với tư cách là thành viên khốiASEAN thì FTA đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập làHiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA năm 2008) Tiếp đó là FTAViệt Nam – Chi-lê (năm 2011) Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán FTA với Pê-ru.Trong các FTA khu vực, Việt Nam cam kết mức độ tự do hóa thương mại cũng nhưcắt giảm thuế theo lộ trình nên khi TPP được ký kết thì hiện trạng thương mại giữaViệt Nam với các nước này cũng sẽ không thay đổi đáng kể Riêng với Hoa Kỳ -đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu) thìViệt Nam lại chưa ký kết FTA, do vậy cần lưu ý hơn đến các nội dung cam kết vềcắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ để hàng hóa, dịch

vụ của Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, cũng như thịtrường các nước đối tác khác

Trang 26

Hình 1.1: kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam với các nước TPP năm 2012 ( triệu USD )

Nguồn : cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới các nước TPP chủ yếu bao gồm:sản phẩm dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, dầu thô, càphê, gạo, hạt điều, cao su, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm điện tử và linhkiện… Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng,máy tính và thiết bị điện tử, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược phẩm, hóa chất, phânbón, nguyên phụ liệu dệt may da giày…

Trang 27

Hình 1.2 : kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước TPP giai đoạn 2010-2012 ( triệu USD )

Nguồn : cục công nghệ thông tin và thống kê hải quan

1.3.1 Tác động tích cực :

a) Thúc đẩy xuất khẩu :

Mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP của Việt Nam là tăng cường lợi thế xuấtkhẩu sang các nước thành viên TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảmthuế cho hàng hóa Việt Nam Vì TPP đặt ra yêu cầu rất cao là xóa bỏ toàn bộ thuếnhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực, trừ nhóm các mặt hàng có lộ trình 3-5năm hoặc 10 năm Trong khi đó, Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực chiếmđến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của ViệtNam Nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã là thành viên của TPP như

Mỹ hoặc sắp tới là Nhật Bản

Dựa trên giả định hàng xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điềukiện về xuất xứ trong TPP để được hưởng ưu đãi thuế quan 0% trong TPP, xuất

Trang 28

khẩu của Việt Nam nếu không có TPP vào năm 2025 là 239 tỉ đô la, sẽ tăng thêm67,9 tỉ đô la (tăng 28,4%) lên 307 tỉ đô la nếu có tham gia TPP (12 thành viên kể cảNhật Bản) Tăng nhiều nhất là các mặt hàng dệt may, da giày, tăng thêm đến 45,9%(từ 113 tỉ đô la lên 165 tỉ đô la) (tính toán của Giáo sư Petri) Nói cách khác, TPPđược kỳ vọng sẽ là con đường không thể tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận thị trường các nước đối tác.

b) Cắt giảm thuế là lợi ích lớn nhất, trực tiếp và rõ ràng nhất từ việc ViệtNam tham gia TPP :

Thực tế cho thấy, bất kỳ cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do nàocũng đều xoay quanh biểu thuế Tuy nhiên, đối với TPP, yêu cầu đặt ra rất cao làxóa toàn bộ thuế nhập khẩu ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực (trừ nhóm các mặthàng có lộ trình từ 3-5 năm, một số ít có lộ trình 10 năm) Yêu cầu này vừa là cơhội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là bạn hàng lớn thứ haicủa Việt Nam, sau EU, với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 19,6 tỷ USDtrong năm 2012, chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Còn NhậtBản đứng thứ 4, với 13,1 tỷ USD, chiếm 11,4% Các lĩnh vực xuất khẩu hàng dệtmay, da giày, thủy sản và đồ gỗ của Việt Nam được cho là có nhiều lợi thế

Thực tế, một số hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam là các sảnphẩm thủy sản như cá, tôm, cua… xuất khẩu sang thị trường ngoài Ô-xtrây-lia-a,Niu Di- lân và Pê-ru), hiện nay đã áp dụng mức thuế 0%; hàng thủy sản chưa chếbiến hay đồ gỗ (xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ) đang được hưởng mứcthuế suất gần bằng 0% nên lợi ích từ các nhóm ngành hàng này sẽ không thể hiện

rõ rệt khi Việt Nam ký kết TPP

Tuy nhiên, TPP được kỳ vọng sẽ mang lại ưu đãi về thuế suất cho các nhómhàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép đặc biệt là đối với thị

Trang 29

trường Hoa Kỳ Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là những thị trườngtruyền thống, chủ lực trong xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam (trong đó, Hoa

Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất) Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may củaViệt Nam sang Mỹ đạt 7,46 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dệtmay của cả nước (15,1 tỷ USD) và chiếm khoảng 7,6% thị trường dệt may tại Hoa

Kỳ Đến nay, hầu hết các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳđều chịu thuế suất bình quân 17,3%, cao nhất là 32% nên kỳ vọng vào TPP sẽ cànglớn hơn, vì khi đó dệt may của Việt Nam sẽ có cơ hội hưởng mức thuế suất 0%,kim ngạch xuất khẩu có thể tăng 12 - 13%/năm, thay vì 7%/ năm như hiện nay

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép vàothị trường Hoa Kỳ Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sangthị trường Hoa Kỳ đạt 2,24 tỷ USD Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, giày dép Việt Nammới chỉ chiếm được 6% về số lượng và 8% về giá trị Khi TPP được ký kết, mứcthuế suất nhập khẩu bình quân 14,3% hiện nay (thị trường Mỹ) sẽ giảm xuống còn0% Đó cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận được các thương hiệu giày dép,túi xách lớn của thế giới Tuy nhiên, để có được cơ hội này, ngành giày dép, túixách Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, cạnh tranh với các doanh nghiệpđầu tư nước ngoài, các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng giao hàng và hàng rào kỹthuật, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu đểđảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi…

Bên cạnh đó, cũng sẽ có một số lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từcác nước TPP như người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhậpkhẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa,nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nângcao năng lực cạnh tranh của những ngành này…

c) TPP sẽ tạo cơ hội lớn để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)

Trang 30

Trong các quốc gia hiện đang tham gia đàm phán TPP, khu vực châu Á chỉ

có Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Bru-nây và tương lai có thể là Nhật Bản Như vậy, xéttrên một khía cạnh nào đó, Việt Nam sẽ chỉ phải cạnh tranh nhiều nhất với Ma-lai-xi-a trong thu hút FDI Trong tương quan với các “đối thủ” trong khu vực hiện naynhư Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, với tư cách quốc gia thành viên TPP, ViệtNam ít nhiều có lợi thế hơn trong cuộc đua thu hút FDI Hiện nay, Nhật Bản,Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, Hoa Kỳ– các quốc gia tham gia đàm phán TPP – đều làcác nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam và rất có thể giới doanh nghiệp thuộc cácquốc gia này sẽ tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công rẻ, thịtrường xuất khẩu rộng mở Tất nhiên, sẽ không chỉ là các quốc gia thành viên TPP,các nhà đầu tư khác cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam vì những lợi thế màTPP mang lại, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc

Các nhà ĐTNN sẽ nhìn vào những cơ hội có được từ việc thị trường xuấtkhẩu rộng mở, thuế suất thấp, để tìm đến Việt Nam Cộng thêm những lợi thế vềgiá nhân công rẻ, cần cù, khéo léo, Việt Nam sẽ có thể thu hút FDI được nhiều hơn.Thời gian gần đây, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để xúc tiếnhoặc mở rộng các hoạt động đầu tư nhằm đón đầu cơ hội nền kinh tế phục hồi vàViệt Nam tham gia TPP Trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có 350 triệu USD vốnFDI được đầu tư vào ngành dệt may và sợi Dự kiến, sẽ có khoảng 1 tỷ USD nữađược đầu tư thêm vào ngành này trong trong thời gian tới Trên thực tế, những lĩnhvực các nhà đầu tư quan tâm cũng chính là những ngành sản xuất mà Việt Nam cónhiều thế mạnh xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, da giày

d) Với việc mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ đến từ cácnước TPP, nhiều người tiêu dùng kỳ vọng về một môi trường kinh doanh cạnhtranh hơn khiến hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn Với công nghệ,máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phong phú hơn và giá thấp hơn, những mô hình,phương thức quản lý mới, doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn Cùng với đó là kỳ

Trang 31

vọng về những lợi ích từ việc mở rộng đầu tư nước ngoài, trong đó có gia tăng sảnxuất, công ăn việc làm, tăng nguồn thu từ thuế…

đ) Từ góc độ quản lý nhà nước, tiếp nối những gì mà WTO đã mang lại, TPP

có thể đưa đến một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả vàphù hợp với thông lệ quốc tế hơn

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, “việc gia nhập TPP sẽ thúc đẩy các cải cáchtại Việt Nam” Một trong những cải cách sẽ là về quyền của người lao động TrongTPP, người lao động sẽ được tự do thành lập nghiệp đoàn, tự do thương thảo hợpđồng với chủ sử dụng lao động Điều này có thể mâu thuẫn với Luật Công đoàn tạiViệt Nam, buộc Việt Nam phải điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.Việc gia nhập TPP cũng đòi hỏi các nhà làm chính sách Việt Nam phải hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài Đó còn là vấn đề xácđịnh các quyền ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm tuân thủ luật chơi côngbằng giữa các doanh nghiệp, thay đổi chính sách chi tiêu của Chính phủ, minh bạchhóa thông tin

e) Ngoài ra, việc VN tham gia TPP cũng chính là cơ hội để giúp tạo ra sự cânbằng trong giao thương kinh tế với nhiều thị trường lớn, trong đó có việc giải bàitoán nhập siêu quá cao trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc

Xét về lợi ích tổng thể cho nền kinh tế khi Việt Nam tham gia TPP, cho dù

có những bất lợi nhất định như được trình bày dưới đây, các lợi ích (ít nhất là trên

lý thuyết) mà Nhà nước, doanh nghiệp và người dân VN thu được vẫn lớn hơn làkhông tham gia TPP

1.3.2 Tác động tiêu cực :

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên thì việc Việt Nam tham gia TPP cũng

có thể đưa đến một số tác động tiêu cực nhất định mà Việt Nam cần tính đến để chủđộng có biện pháp đối phó

Trang 32

a) Theo nguyên tắc có đi có lại trong thương mại quốc tế, việc hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ giảm thuế trong TPP cũngđồng nghĩa với việc hàng hóa của các nước đối tác TPP nhập khẩu vào Việt Namcũng sẽ được hưởng những lợi ích tương ứng Điều này có thể khiến cho:

b) Nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu giảm đi do thuế xuất thuếnhập khẩu sẽ giảm về bằng 0% Tuy nhiên, tỷ lệ giảm thu ngân sách được dự kiến

sẽ không lớn do nhiều nước trong TPP đã có FTA với Việt Nam;

c) Cạnh tranh trong nước diễn ra gay gắt hơn do nguồn hàng nhập khẩu

từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng nhờ được gỡ bỏ mức thuế trung bình11,7% hiện nay, với giá cả và chất lượng cạnh tranh hơn Điều này sẽ có tác độngnhất định đến thị trường trong nước, đòi hòi các doanh nghiệp Việt Nam cần có sựchủ động thích ứng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượngsản phẩm và năng lực cạnh tranh hơn nữa

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Bài nghiên cứu tập trung đánh giá cơ hội thách thức của ngành dệt may trongbối cảnh thực hiện hiệp định TPP Số liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ năm

2007 trở lại đây

Bài nghiên cứ sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, kết hợpvới những kết quả thống kê với vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

Trang 33

Các tài liệu nghiên cứu mà em sử dụng tham khảo cho bài viết chủ yếu là tàiliệu thứ cấp : các nghị định, văn bản của Chính phủ; sách giáo trình trong nước vàtài liệu nước ngoài; các bài báo cáo của ngành dệt may, các bài báo đăng trên cáctạp chí kinh tế

2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể :

Phương pháp phân tích theo quan điểm tổng hợp:

Từ việc đánh giá tổng quan ngành dệt may Việt Nam để đưa ra những nhậnxét về những mặt thành công, những vấn đề tồn tại của ngành, từ đó đánh giá cơhội và thách thức của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là hiệpđịnh TPP vừa được ký kết

Phương pháp này là một công cụ mạnh, ưu điểm là phân tích bằng địnhlượng, vừa chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy hay kìm kãm của ngành bằng phântích định tính Phương pháp này cho phép đánh giá năng lực từ bên trong và bênngoài của doanh nghiệp hay của ngành Song có một hạn chế là phương pháp nàythường được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh của doanh nghiệp hơn lànăng lực của một ngành

Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành theo mô hình Michael Porter

Đây chính là phương pháp phân tích theo “Quan điểm quản trị chiến lược”của Michael Porter Theo phương pháp này năng lực cạnh tranh được xét theo nămyếu tố

 Sự thâm nhập của các tổ chức mới vào lĩnh vực kinh doanh

 Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế

 Sức mạnh của nhà cung ứng

 Sức mạnh của người mua

Trang 34

( Tham khảo phụ lục 1 : Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngànhcủa Michael Porter )

Đây là phương pháp phân tích sâu đến tác động của những nhân tố ảnhhưởng sâu đến lợi thế cạnh tranh của ngành

Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may từ đólàm bật lên những cơ hội và thách thức của ngành

Mô hình này xem xét năng lực cạnh tranh dưới 5 tác động :

 Các rào cản ra nhập ngành dưới các khía cạnh : tính kinh tế theo quy mô; chính sách hạn chế của chính phủ; khả năng tiếp cận các yêu tố đầu vào; khả năng tiếp cận kênh phân phối khách hàng; yêu cầu về công nghệ kỹ thuật; yêu cầu

 Sản phẩm thay thế dưới các khía cạnh : chi phí chuyển đổi trong sử dungj sản phẩm; tương quan giá cả và chất lượng các mặt hàng thay thế; xu hướng

sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng

 Mức độ cạnh tranh trong ngành dưới các khía cạnh : các rào cản thoát

ra khỏi ngành; mức độ tập trung của ngành; giá trị gia tăng; tình trạng tăng trưởng của ngành; tình trạng dư thừa công suất, khác biệt giữa các sản phẩm; tính sàng lọc trong ngành; khả ngăng áp đặt

Trang 35

Ngoài cách phân tích mô hình Michael Porter theo cách xét 5 yếu tố như trên

có thể phân tích mô hình bằng cách các nhân tố tác động chia thành các nhân tố bêntrong và nhân tố bên ngoài Trong đó, nhân tố năng lực sản xuất được xem là nhân

tố bên trong ( yếu tố nội vi ) đánh giá năng lực của ngành, các nhân tố còn lại lànhững yếu tố bên ngoài ( yếu tố ngoại vi )

Năng lực sản xuất : năng lực sản xuất là nhân tố bên trong quan trọng nhất

để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Năng lực sản xuất được cấu thành từcác yếu tố : nguồn nhiên liệu, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất và quy mô sảnxuất Còn các yếu tố giá cả, chất lượng, số lượng sản phẩm là những nhân tố biểuhiện hay đo lường năng lực sản xuất

Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh: thị trường tiêu thụ quyết định mức

độ cầu của ngành Thị trường tiêu thụ ở đây xem xét quy mô quốc tế nghĩa là thịtrường tiêu thụ trong nước và nước ngoài Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ tập trungnghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thịtrường tiêu thụ quốc tế Còn đối thủ cạnh tranh là những đối tượng hiện tại và tiềm

ẩn sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự của ngành Đó là những doanhnghiệp/ ngành của các nước khác đang dành giật thị phần trên thị trường thế giới,

từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận , doanh thu hay năng lực cạnh tranh của ngành

Đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố ảnh hưởng vừa là nhân tố đánh giá nănglực cạnh tranh Trong bài nghiên cứu này em chỉ tập trung phân tích các đối thủcạnh tranh của các nước khác trong ngành dệt may trên thị trường quốc tế

Ngành hỗ trợ liên quan : trong một nền kinh tế có thể nói không có một

ngành nào mà lại độc lập hoàn toàn với ngành khác Các ngành luôn có sự tác độngqua lại với nhau Một ngành chỉ có thể phát triển được nếu có các ngành hỗ trợ liênquan mà bản thân ngành đó không tự đáp ứng được Trong bài nghiên cứu này emchỉ phân tích công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may Việt Nam

Trang 36

Môi trường chính sách : có thể nói đây là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất

đối với khả năng phát triển của ngành Mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một sốngành mũi nhọn và đưa ra những chính sách thích hợp để tạo môi trường thuận lợinhằm mở rộng quy mô của ngành, tăng lợi thế cạnh tranh của ngành như: Xâydựng một chiến lược dài hạn cho phát triển ngành, xây dựng hệ thống cơ sở hạtầng, quy hoạch vùng nguyên liệu nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành, hay tạo

ra các rào cản thuế và phi thuế làm giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, và khôngthể không nhắc tới các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh trên thị trường thế giới Trong bài nghiên cứu này em chỉ phân tích môitrường cơ chế chính sách và định hướng quan điểm của Việt Nam trong chiến lượcphát triển ngành dệt may

Phương pháp phân tích cơ hôi và thách thức của ngành dệt may theo

mô hình SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp

xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận

và đưa quyết định, có thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Mô hìnhSWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần.Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses),

Cơ hội (Opportunities), và Thách thức (Threats)

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản :

 Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty/ ngành

 Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội

 Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra

Trang 37

 Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một tổ chức, người

ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

Strengths: Lợi thế của tổ chức là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?

Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình

là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác Cầnthực tế chứ không khiêm tốn Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh vớiđối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp cácsản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy khôngphải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường

Weaknesses:Có thể cải thiện điều gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên

trong và cả bên ngoài Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mìnhkhông thấy Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhậnđịnh một cách thực tế và đối mặt với sự thật

Opportunities: Cơ hội tốt cho tổ chức đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm

nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù

là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước cóliên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấutrúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực Phươngthức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệucác ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không Cũng có thể làm ngược lại, rà soátcác yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏđược chúng

Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gìkhông? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về

nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân

Trang 38

tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triểnvọng.

Mô hình SWOT thích hợp cho việc đánh giá tổ chức/ doanh nghiệp/ ngànhthông qua việc phân tích tình hình bên trong ( Strengths và Weaknesses) và bênngoài ( Opprtunites và Threats ) của tổ chức SWOT thực hiện lọc thông tin theomột trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn

Trong phần 3.4 của chương 3 của bài nghiên cứu, em sẽ sử dụng mô hìnhnày để đánh giá cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnhthực hiện hiệp định TPP Mô hình SWOT là một công cụ quan trọng để đề xuất,giải pháp sau khi phân tích và đánh giá thực trạng của ngành Lý thuyết về mô hìnhSWOT trên đây sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam

ở chương 4

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TPP

3.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam:

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong nhữngngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật,đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chínhsách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ragiá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Ngành Dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăngtrưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu

cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm ViệtNam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-

Trang 39

5% Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sảnphẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May, sản xuất theo phương thứcgia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp.Ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu(khoảng 70%), chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc Tuy nhiên,liên tiếp hai năm trở lại đây, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu phụ liệu dệt may,khẳng định bước đầu cho sự tự chủ

Với lợi thế ổn định chính trị-xã hội và nguồn lao động, Dệt may Việt Namđang có nhiều cơ hội để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt khi các hiệpđịnh thương mại Đối tác xuyên Chấu Á - Thái Bình Dương (TTP), Hiệp đinhthương mại tự do song phương Việt Nam - EU (FTA) được kí kết trong thời giantới Theo đó, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa theoQuy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030của Bộ Công Thương sẽ đạt khoảng 10%-12%/năm Mặc dù vậy, các doanh nghiệptrong ngành dệt may vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi hộinhập sâu với thị trường quốc tế: sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu, cácrào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu lớn, nhất là từ Hoa

Kỳ với các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, bảo vệ môitrường…

Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệulao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam.Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việclàm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanhnghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác Phần

Trang 40

lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam

Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70%

tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%)

Đến nay, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đi 180 quốc gia và vùng lãnh thổ

trên toàn thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu toàn

ngành Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới

WTO, ngành Dệt may Việt Nam đã có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin,

các dịch vụ cũng như kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan

giữa các nước thành viên Dự kiến khi các hiệp định thương mại được ký kết trong

thời gian tới, sẽ mang lại rất nhiểu cơ hội phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu

dệt may của Việt Nam trong tương lai

Bảng 3.1: Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam tính đến năm 2014

Cơ cấu công ty theo hình thức sở

và cao nguyên (8%), miền Nam

gười

2,5 triệuThu nhập bình quân công nhân V

(không tính

USD

17,9 tỷGiá trị nhập khẩu dệt may 2013 U

SD

13,5 tỷThị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, HànThị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài

Ngày đăng: 07/06/2016, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 3 năm 2008 “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 3 năm 2008 "“Phêduyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015,định hướng đến năm 2020
7. Phạm Minh Đức (2014), Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực hiện hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương TPP, Hội thảo VCCI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Đức (2014), "Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thựchiện hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương TPP
Tác giả: Phạm Minh Đức
Năm: 2014
8. Đinh Công Khải ( 2013), Nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Công Khải ( 2013), "Nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Namtrong chuỗi giá trị toàn cầu
9. Hà Thị Thu Hằng, Báo cáo cập nhật ngành dệt may (10/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Thị Thu Hằng, "Báo cáo cập nhật ngành dệt may
11. Hà Văn Hội, "Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012), 49 - 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Hội, "Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28
Năm: 2012
12. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2015), Bản tin Kinh tế - Dệt may, số 9/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2015), "Bản tin Kinh tế - Dệt may
Tác giả: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Năm: 2015
13. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hường (2003), "Giáo trình Kinh doanh quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Laođộng – Xã hội
Năm: 2003
14. Vũ Chí Lộc, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu, NXB Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Chí Lộc, "Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Namsang thị trường Châu Âu
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
15. Vũ Ánh Nguyệt (2014), Báo cáo ngành Dệt may Việt Nam 04-2014, VietinbankSc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Ánh Nguyệt (2014), "Báo cáo ngành Dệt may Việt Nam
Tác giả: Vũ Ánh Nguyệt
Năm: 2014
16. Vũ Ánh Nguyệt (2015), Báo cáo ngành Dệt may Việt Nam 09-2015, VietinbankSc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Ánh Nguyệt (2015), "Báo cáo ngành Dệt may Việt Nam
Tác giả: Vũ Ánh Nguyệt
Năm: 2015
17. Trương Thị Nhung (2015), “Ngành Dệt may Việt Nam bước vào vận hội mới”,Tạp chí Tài chính, số 5 kỳ 2, tháng 5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Thị Nhung (2015"), “Ngành Dệt may Việt Nam bước vào vậnhội mới”,Tạp chí Tài chính
Tác giả: Trương Thị Nhung
Năm: 2015
18. Anh Quân (2010), "Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam - Triển vọng qua các thị trường chính", Tạp chí Hải quan Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam - Triển vọngqua các thị trường chính
Tác giả: Anh Quân
Năm: 2010
19. Trần Chí Thành (2008), Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Chí Thành (2008), "Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hànghóa của Việt Nam
Tác giả: Trần Chí Thành
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2008
21. Giang Thình (2014), “Dệt may Việt Nam và thế giới: Nhìn từ năng lực cạnh tranh”, Tạp chí Thông tin tài chính, số 18 kỳ 2, tháng 9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giang Thình (2014), "“Dệt may Việt Nam và thế giới: Nhìn từ năng lựccạnh tranh”
Tác giả: Giang Thình
Năm: 2014
22. Bùi Văn Tốt (2014), Báo cáo ngành dệt may: cơ hội bứt phá,Tháng 4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Tốt (2014"), Báo cáo ngành dệt may: cơ hội bứt phá
Tác giả: Bùi Văn Tốt
Năm: 2014
23. Phạm Thị Hồng Yến (2012), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Hồng Yến (2012), "Giáo trình Kinh doanh quốc tế
Tác giả: Phạm Thị Hồng Yến
Nhà XB: NXBThống kê.Tiếng anh
Năm: 2012
27. Nguyen Ngoc Son, (2008) “To develop Vietnamese textile – garment supporting industry”, Vietnam Economic Review, No 10(170),Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyen Ngoc Son, (2008) “To develop Vietnamese textile – garmentsupporting industry
28. www.vietnamtextile.org.vn 29. www.vinatex.com.vn 30. www.moit.gov.vn 31. www.otexa.ita.doc.gov Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.vietnamtextile.org.vn"29." www.vinatex.com.vn"30." www.moit.gov.vn"31
5. Chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành dệt may, da giày giai đoạn 2006 – 2010, Quảng Nam, 2005 Khác
10. Hiệp hội dệt may Việt Nam (2006), "Báo cáo chiến lược xuất khẩu hàng dệt may VITAS&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w