1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

211 3,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 699 KB

Nội dung

MỤC TIÊU MÔN HỌCSau khi hoàn thành môn học, học viên có khả năng: - Trình bày được khái niệm, bản chất, quy luật và NT của quá trình dạy học ở Đại học; phát biểu được khái niệm PPDH, HTT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

TS NGUYỄN THỊ THANH HỒNG

Trang 2

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi hoàn thành môn học, học viên có khả năng:

- Trình bày được khái niệm, bản chất, quy luật và NT của quá trình dạy học ở Đại học; phát biểu được khái niệm PPDH, HTTC DH, hiểu về các PP và

HTDH cơ bản ở Đại học cũng như cách sử dụng

phối hợp các PP và HT đó;

Trang 3

MỤC TIÊU MÔN HỌC

- Có kỹ năng ứng dụng các lý thuyết đã học vào hoạt động học tập và giảng dạy của bản thân một cách hiệu quả;

Trang 4

MỤC TIÊU MÔN HỌC

- Tích cực trong học tập, đặc biệt là trong việc

chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về những vấn đề có liên quan đến hoạt động dạy học ĐH.

Trang 5

CÙNG SUY NGẪM

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

PISA 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển

kinh tế (OECD) đã tiến hành khảo sát hơn 510.000 học sinh ở 68 quốc gia về khả năng

ở các môn: Toán, Đọc hiểu và Khoa học, trong đó tập trung chủ yếu vào môn Toán.

Trang 6

- Xếp thứ 17/68 về kết quả học tập môn Toán;

- Trình độ học vấn của cha mẹ với vị trí 67/68 nước;

- Sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề của

học sinh xếp thứ 67/68 nước;

- Mối quan hệ giáo viên – học sinh xếp thứ 45/68 -

mối quan hệ lỏng lẻo

- Về thời gian học thêm của học sinh Việt Nam xếp thứ 5/68 ;

- Về tính kiên trì xếp thứ 7/68 ;

- Môi trường kỷ luật ở trường học xếp thứ 5/68 – tính kỷ luật ở trường học Việt Nam rất cao

Trang 7

Theo Viện nghiên cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research)

10 đặc tính căn bản của người Việt Nam:

1 Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn

2 Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với nhữngkhó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng

suy tư dài hạn và linh hoạt

3 Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện

cuối cùng các thành phẩm của mình

Trang 8

Theo Viện nghiên cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research)

4 Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không

phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý

5 Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có

hệ thống hay căn bản Ngoài ra, người Việt không học

vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình,

lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt)

Trang 9

Theo Viện nghiên cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research)

6 Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của

họ không kéo dài

7 Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những

mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương) [to save face or to show off]

8 Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói,

còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có

Trang 10

Theo Viện nghiên cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research)

9 Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ,

nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do

lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ

10 Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một

nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người

làm thì hỏng việc)

Trang 11

Theo Anh/ Chị, xã hội hiện đại đang đặt ra những thách thức gì cho người Giảng viên trong các nhà trường Đại học hiện nay?

Trang 12

Đặc điểm của XH hiện đại

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Xu thế toàn cầu hoá

Phát triển nền kinh tế tri thức

Trang 13

XH hiện đại đang đứng trước 4 vấn đề lớn:

Trang 14

Nghe thì quên

Nhìn thì nhớ

Trải nghiệm thì…

Một tiếp cận học tập mới…

Trang 15

…THẤU HIỂU!

Một tiếp cận học tập mới…

Trang 16

Người thầy bình thường chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích

Người thầy xuất sắc biết minh họa

Người thầy vĩ đại biết…

Yêu cầu khó khăn với người Thầy…

Trang 17

…truyền cảm hứng!

Yêu cầu khó khăn với người Thầy…

Trang 18

Làm thế nào để truyền cảm hứng cho người học?

CÙNG TRAO ĐỔI

Trang 19

NỘI DUNG CHÍNH

Trang 20

CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC 2.2 BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

2.3 CÁC NHIỆM VỤ DẠY HỌC CƠ BẢN Ở ĐẠI HỌC

2.4 ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

2.5 LOGIC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Trang 21

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC

4.1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC

4.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC

4.3 PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG CÁC PPDH ĐH

Trang 22

CHƯƠNG 3: CÁC QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC

CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

3.1 QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

3.2 NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Trang 23

CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

ĐẠI HỌC

5.1 KHÁI NIỆM HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH ĐẠI HỌC

5.2 CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC CƠ BẢN Ở ĐẠI HỌC

Trang 24

CHƯƠNG 1 BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DH ĐH

Định nghĩa

Qúa trình dạy học là gì?

Trang 25

CHƯƠNG 1 BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DH ĐH

CÙNG CHIA SẺ

Trang 26

MR THẦY: KHÔNG THẦY ĐỐ… MÀY LÀM NÊN!

Trang 27

MR TRÒ: KHÔNG MÀY THÌ… THẦY DẠY AI?

Trang 28

Ý KIẾN CỦA ANH/ CHỊ VỀ VỊ THẾ CỦA THẦY/ TRÒ

TRONG QTDH HIỆN NAY?

Trang 29

CHƯƠNG 1 BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DH ĐH

Khái niệm QTDH

Là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển

của người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động

tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập

của mình, nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học

Trang 30

Cấu trúc của QTDH ĐH

QTDH ĐH là hệ thống toàn vẹn

Khái niệm hệ thống toàn vẹn: Là một hệ thống

bao gồm các thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới

Trang 31

Khi xem xét QTDH ở một thời điểm nhất định bao gồm những thành tố:

Mục đích DH, nội dung DH, phương pháp DH, phương tiện DH ,người dạy, người học, môi trường

DH Các thành tố này có quan hệ rất mật thiết

với nhau

Trang 32

MĐ dạy học định hướng cho các thành tố khác trong QTDH, mục đích này được hiện thực hóa bằng nội dung

DH Người GV với hoạt động dạy của mình, với những PP,

PT, HTTC DH tác động đến động cơ của người học để

thúc đẩy người học học tập Sự tác động lẫn nhau giữa GV

và HS sẽ tạo nên kết quả dạy – học Mặt khác hoạt động dạy và học còn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài

xã hội (kinh tế, văn hóa, KHCN…) Môi trường tạo nên sự thuận lợi hay không thuận lợi cho QTDH.

Trang 33

Bản chất của QTDH ĐH

Bản chất của quá trình dạy học đại học là một quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới

sự chỉ đạo của người GV, nhà khoa học nhằm

đạt được các nhiệm vụ dạy nghề, dạy phương pháp và

lý tưởng đạo đức nghề nghiệp.

Trang 34

Trước hết, quá trình nhận thức của sinh viên đại học về

cơ bản cũng diễn ra theo đúng quy luật nhận thức của

loài người, nói cách khác, về bản chất, quá trình dạy học ở

đại học là một quá trình nhận thức.

Trang 35

Quá trình học tập của sinh viên đại học, tuy có những nét cơ bản giống quá trình nhận thức của loài người,

của nhà khoa học, nhưng nó cũng có những đặc điểm

riêng, có tính độc đáo cần đặc biệt chú ý trong quá trình

dạy học.

Trang 36

CÙNG TRAO ĐỔI Việc hiểu bản chất của QTDH ĐH có ý nghĩa như thế nào với Anh/ Chị ở hiện tại và tương lai?

Trang 37

Các nhiệm vụ dạy học cơ bản ở Đại học

? Theo Anh/ Chị, người GV Đại học trong QTDH

cần thực hiện những nhiệm vụ gì?

Trang 38

Các nhiệm vụ dạy học cơ bản ở đại học

- Dạy học nghề (dạy chuyên môn)

Trong quá trình dạy học ở ĐH, GV phải giúp cho

SV nắm vững những tri thức và kỹ năng kỹ xảo tương ứng

về một lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhất định ở trình độ

hiện đại Bên cạnh đó, SV phải nắm được đối tượng,

phương pháp, các khái niệm, quy luật, lý thuyết, học thuyết của một khoa học nào đó.

Trang 39

Các nhiệm vụ dạy học cơ bản ở đại học

- Dạy học phương pháp

Nhiệm vụ này đòi hỏi trong quá trình dạy học đại học, GV cần giúp SV phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt

tư duy khoa học, tư duy nghề nghiệp, phương pháp tự học

và nghiên cứu khoa học.

Trang 40

- Dạy học thái độ

Đây là nhiệm vụ giáo dục của quá trình dạy học

ở đại học nhằm góp phần giáo dục lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho SV, giúp họ yêu nghề, từ đó quyết tâm

đi sâu vào khoa học và nghề nghiệp để trở thành người cán bộ khoa học tốt, giỏi.

Trang 41

Động lực của QTDH ĐH

Trang 42

Động lực của QTDH ĐH

Khái niệm

Động lực của QTDHĐH là kết quả giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của QT đó

Trang 43

? Quá trình dạy học hiện nay đang tồn tại những mâu thuẫn nào cần phải giải quyết?

Trang 44

Các loại mâu thuẫn của QTDH

- Mâu thuẫn bên trong

- Mâu thuẫn cơ bản

- Mâu thuẫn bên ngoài

Trang 45

Các điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực

- Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc

- Mâu thuẫn phải là khó khăn vừa sức

- Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến

Trang 46

Logic của QTDH ĐH

Khái niệm

Logic của QTDHĐH là trình tự vận động hợp quy luật, có hiệu quả tối ưu của sinh viên dưới sự chỉ đạo của người thầy giáo, từ trình độ tri thức và phát triển

của họ khi bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, đến trình độ tri thức và phát triển ứng với mức nắm vững hoàn toàn vấn đề đó

Logic của QTDHĐH là hợp kim của logic môn học

và logic quá trình nhận thức của sinh viên

Trang 47

Các khâu của QTDH ĐH

- Chuẩn bị về mặt tâm lý cho việc học tập

- Tri giác thông tin

- Hình thành khái niệm, khái quát hóa và chế biến thông tin thành tri thức

- Củng cố tri thức

- Vận dụng tri thức, kình thành kỹ năng kỹ xảo

nghề nghiệp

- Kiểm tra sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo

Lưu ý gì về việc vận dụng các khâu của QTDH?

Trang 48

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Trang 50

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trang 51

Quan niệm của Anh/ Chị về phương pháp dạy học?

Trang 52

Khái niệm

PP DH là cách thức hoạt động phối hợp

của người dạy và người học trong những môi trường dạy học có tổ chức, nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ

dạy học.

Trang 53

Đặc điểm của phương pháp dạy học

- PPDH chịu sự chi phối của mục đích dạy học;

- PPDH là sự thống nhất giữa PP dạy với PP học;

- PPDH thực hiện thống nhất chức năng dạy học và giáo dục;

- PPDH là sự thống nhất giữa nội dung dạy học và logic tâm lý nhận thức của người học;

- PPDH quan hệ mật thiết với phương tiện dạy học

Trang 54

Phân loại phương pháp dạy học

Có các cách phân loại khác nhau:

Theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin (S.I.Petrovski; E.Ia.Golan):

+ PPDH dùng lời

+ PPDH trực quan

+ PPDH thực hành

Trang 55

Phân loại phương pháp dạy học

Theo nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học

Trang 56

Phân loại phương pháp dạy học

Theo đặc điểm hoạt động nhận thức của HS:

Trang 57

Thảo luận

Chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

1 Hãy kể tên 03 PPDH mà Anh/ chị biết hoặc đã

Trang 58

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TRUYỀN THỐNG

Trang 59

Các phương pháp dạy học truyền thống

Bao gồm các nhóm:

Nhóm PP sử dụng ngôn ngữNhóm PP trực quan

Nhóm PP thực hành

Trang 60

Nhóm PPDH sử dụng ngôn ngữ

Là PP người dạy và người học dùng lời nói và chữ viết để trình bày, mô tả, giải thích, phân tích, chứng minh,để trao đổi, thảo luận với nhau, nhằm

tìm kiếm thông tin khoa học

Trang 61

Phương pháp thuyết trình

Khái niệm

Là PP trong đó người dạy dùng lời nói để

trình bày, mô tả, giải thích, phân tích, chứng minh… nội dung bài học một cách chi tiết giúp cho người học

nghe, hiểu và ghi nhớ

Trang 62

Phương pháp thuyết trình

Ưu điểm

- Dễ thực hiện

- Trong thời gian ngắn có thể mang đến cho

người học khối lượng thông tin lớn

- Tạo điều kiện để người dạy tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người học

Trang 63

Phương pháp thuyết trình

Nhược điểm

 Người học dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi

 Dễ hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo và ghi nhớ kém bền vững

Trang 64

Phương pháp thuyết trình

Yêu cầu khi vận dụng

- Ngôn ngữ người dạy sử dụng phải có tính

thuyết phục cao

- Phát âm rõ ràng, chính xác, tốc độ và tần số

âm thanh vừa phải

- Nên sử dụng với mục đích cung cấp hệ thống kiến

thức mới cho người học

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình sử dụng PP: Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề, Kết luận

- Kết hợp với một số PPDH khác

Trang 66

Phương pháp vấn đáp

Khái niệm

Là PP trong đó người dạy tổ chức, thực hiện

quá trình hỏi và đáp giữa người dạy và người học nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ

kinh nghiệm trong thực tiễn Yếu tố quyết định trong

sử dụng PP này là hệ thống các câu hỏi

Trang 67

Phương pháp vấn đáp

Các loại câu hỏi trong vấn đáp

– Theo nhiệm vụ dạy học, có: Câu hỏi tái

hiện, gợi mở, củng cố kiến thức, ôn tập hệ thống hóa kiến thức

– Theo mức độ khái quát của vấn đề, có:

Câu hỏi khái quát, câu hỏi theo chủ đề bài học, câu hỏi theo nội dung bài học

–Theo mức độ tham gia hoạt động nhận

thức của người học, có: Câu hỏi tái tạo, câu hỏi

sáng tạo

Trang 68

Phương pháp vấn đáp

Ưu điểm

Vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng điều khiển

hoạt động nhận thức của người học, kích thích

người học tích cực độc lập tư duy

Bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học

 Giúp người dạy thu tín hiệu ngược một cách

nhanh chóng, tạo không khí sôi nổi trong giờ học

Trang 69

Phương pháp vấn đáp

Nhược điểm

Sử dụng không khéo sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo

Trang 70

Phương pháp vấn đáp

Yêu cầu Yêu cầu xây dựng câu hỏi

 Câu hỏi chính xác thể hiện trong hình thức rõ ràng, đơn giản

Tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, phức tạp

 Xây dựng câu hỏi theo hệ thống logic chặt chẽ

Thiết kế câu hỏi theo quy luật nhận thức và khả năng

nhận thức của đối tượng cụ thể

Trang 71

Phương pháp vấn đáp

Yêu cầu Yêu cầu khi đặt câu hỏi

 Câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng

 Câu hỏi hướng tới cả lớp

 Chỉ định một học viên trả lời, cả lớp lắng nghe và phân tích câu trả lời

 Người dạy cần có kết luận rõ ràng

Trang 72

Phương pháp vấn đáp

Thực hành phương pháp vấn đáp

Anh/ Chị hãy đặt các loại câu hỏi: Ôn tập,

so sánh, hệ thống hóa, gợi ý tìm tri thức mới, mỗi loại 03 câu hỏi cho một tiết giảng cụ thể trong môn học thuộc chuyên ngành của

Anh/ Chị?

Trang 73

Phương pháp sử dụng SGK, tài liệu và Internet

Khái niệm

Là PP người dạy hướng dẫn người học tự học,

tự nghiên cứu để nắm vững nội dung bài học, môn học, để đào sâu, mở rộng kiến thức làm cho

kết quả học tập được nâng cao

Trang 74

Phương pháp sử dụng SGK, tài liệu và Internet

Yêu cầu khi sử dụng PP

 Giới thiệu các loại sách, tài liệu cần thiết cho

người học

 Giao các nhiệm vụ học tập để người học thực hiện việc nghiên cứu

 Giúp người học có các kỹ năng đọc sách và tài liệu

 Rèn cho người học các kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, sử dụng SGK điện tử

 Giúp người học có các kỹ năng, kỹ xảo ghi chép, lập dàn ý, XD đề cương, ghi tóm tắt…

Trang 75

PP biểu diễn thí nghiệm

PP sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Trang 76

PP minh họa

Là PP mà trong đó người dạy sử dụng các

phương tiện trực quan, các số liệu, ví dụ, thực tiễn

để minh họa giúp người học hiểu bài, nhớ lâu vàvận dụng được tri thức PP minh họa gây hứng thú học tập, phát triển năng lực QS, kích thích tư duy

của người học

Trang 77

PP minh họa

Ưu điểm

- Tạo sự hấp dẫn, hứng thú trong giờ học

- Giúp người học hiểu nhanh, đúng các vấn đề

trừu tượng, phức tạp, khó hiểu của bài giảng

Nhược điểm

- Người dạy tốn công sức để chuẩn bị

- Nếu lạm dụng sẽ làm hạn chế phát triển tư duy

trừu tượng cho người học

Trang 78

PP minh họa

Yêu cầu khi sử dụng PP

- Người dạy phải chuẩn bị chu đáo

- Sử dụng kết hợp với các PPDH khác

- Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: “đúng lúc, đúng chỗ,

đủ cường độ”

Trang 80

PP quan sát thực tế

Yêu cầu khi sử dụng PP

 QS phải gắn với các nhiệm vụ đào tạo cụ thể

 Phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn và

thành công cho buổi QS

 Người học QS tích cực, kích thích hoạt động tư duy

và ngôn ngữ trong QS

 Cần có sự ghi chép của người học trong QS và

có kết luận rõ ràng về vấn đề quan sát

Trang 81

PP biểu diễn thí nghiệm

Khái niệm

Là PP dạy học trong đó GV tiến hành các thí nghiệm khoa học tại lớp, người học quan sát diễn biến của thí nghiệm để từ đó rút ra các kết luận cần thiết

PP này thường được sử dụng trong các môn

khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Ngày đăng: 22/05/2016, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w