BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 12 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13 1.1.. Từ các góc độ đó, tác gi
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lậpcủa tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thùy Ninh
Trang 2LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trongsuốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắcnhất, em xin gửi đến quý thầy Cô ở Viện Đào tạo sau Đại học – Trường ĐHHHViệt Nam lời cảm ơn chân thành nhất với tâm huyết truyền đạt kiến thức chochúng em trong suốt thời gian học tập tại trường
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Sơn đã tận tâm hướng dẫn
em để thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận Nếu không có những lời hướng dẫn,dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài khóa luận này của em gặp rất nhiều khó khăn.Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy
Em xin chân thành cám ơn cán bộ, nhân viên ngân hàng TMCP PhươngĐông (OCB) - Chi nhánh Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em Đặc biệt, em xin gửilòng biết ơn sâu sắc tới giám đốc khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh anhNguyễn Bá Thanh đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm bài khóa luận
Bài luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian hạn hẹp, mặc dù đã cốgắng hết sức nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếusót Em mong nhận được những lời góp ý từ thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 10
3.2 Phạm vi nghiên cứu 10
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 10
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 11
4.3 Phương pháp phân tích 11
4.4 Phương pháp so sánh 11
5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 12 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 13 1.1.1 Khái niệm 13
1.1.2 Phân loại: 15
1.1.3 Các nguyên tắc cho vay 20
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay 23
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG 25 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 25
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 26
1.2.3 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng 28
1.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng 33
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DNVVN. 49 1.3.1 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ 49
1.3.2 Đặc điểm cơ bản của DNVVN 50
1.3.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN: 51
Trang 42.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB) – CHI NHÁNH HẢI
2.1.1 Môi trường hoạt động của ngành ngân hàng trong những năm gần đây 54
2.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – Chi nhánh Hải Phòng 57
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB) – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG. 66 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng 66
2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng 70
2.2.3 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng 74
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG OCB HẢI PHÒNG 82 2.3.1 Kết quả đạt được 82
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 85
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 95 3.1.1 Về khách hàng 97
3.1.2 Về hoạt động huy động vốn 97
3.1.3 Về hoạt động cho vay 98
3.2 Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng. 99 3.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh theo đề án đổi mới của Khối quản trị rủi ro 99
3.2.2 Xác định giới hạn tín dụng của danh mục đầu tư 100
3.2.3 Thực hiện tốt công tác thu thập thông tin khách hàng 101
3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 104
3.2.5 Tăng cường giám sát sau khi cho vay 104
3.2.6 Nâng cao tình thần, trách nhiệm trong việc xử lý nợ xấu 105
3.2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng 106
3.3 KIẾN NGHỊ 109 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 109
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 109
3.3.3 Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Phương Đông 110
3.3.4 Kiến nghị đối với Khách hàng 111
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
WTO World Trade Organization
GDP Gross Domestic Product
CPI Consumer Price Index
VAMC Vietnam Asset Management CompanyQHKH Quan hệ khách hàng
SMS Short Message Service
SMEs Small and medium-sized enterprisesTNHH Trách nhiệm hữu hạn
PD Probability of Default
CV QHKH Chuyên viên Quan hệ khách hàng
QLRR Quản lý rủi ro
CIC Credit Information Center
CRM Customer relationship management
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hình1.1 Quy trình hoạt động tín dụng tại NHTMTên hình Trang37
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB Hải Phòng 522.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại OCB Hải Phòng 542.3 Tình hình huy động vốn (đơn vị: tỷ đồng) 552.4 Thu nhập & Chi phí (Đơn vị: Tỷ đồng) 57
2.6 Tình hình phân loại nợ trong giai đoạn 2013-2015 622.7 Tình hình nợ xấu tại OCB Hải Phòng 63
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số
bảng1.1 Bảng chỉ tiêu phân chia doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏTên bảng Trang43
2.1 Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các năm
2013, 2014 và 2015 so với năm trước theo giá hiện hành 492.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại OCB Hải Phòng 54
2.6 Cơ cấu tín dụng trong hoạt động cho vay của khách hàngdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại OCB Hải Phòng năm 2013 –
2015
60
2.8 Tình hình phân loại nợ trong giai đoạn 2013 – 2015 622.9 Xếp hạng tín dụng tại OCB Hải Phòng 662.10 Trích lập dự phòng rủi ro tại OCB Hải Phòng năm 2013 –
Trang 8MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chínhthực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ
có liên quan đến tài chính - tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân, được coi làhuyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống trung giantài chính Do vậy nền kinh tế muốn ổn định và phát triển thì phải có hệ thống ngânhàng trong sạch và khỏe mạnh
Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trảiqua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: (i) Giai đoạn 1990 – 1996: ghi nhận sựtăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sựtăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu “bung ra” trong thời kỳchuyển đổi; (ii) Giai đoạn 1997 – 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hànghai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á; (iii) Giaiđoạn 2006 – 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết;các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển đổi lên thành ngânhàng thương mại cổ phần đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiệnloại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài; (iv) Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thốngngân hàng bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu,
đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệthống các tổ chức tín dụng
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đe dọa đối với hệ thốngngân hàng chính là việc tín dụng tăng trưởng nóng, thiếu bền vững trong thập kỷgần đây Trong giai đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Namluôn ở mức cao, trên 20%, và tăng trưởng kép (CAGR) cho giai đoạn này đạt mức31,55% Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, chiếm từ 70– 75% cơ cấu lợi nhuận Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi nền kinh tế gặp
Trang 9nhiều biến động tiêu cực, hoạt động tín dụng của ngân hàng ngay lập tức bộc lộnhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến, tăng trưởng tín dụng sụt giảm mạnh, từmức 40% năm 2009, xuống 29% năm 2010 và từ 2011 – 2014 tăng trưởng tín dụngchỉ đạt khoảng 12 – 13% (riêng năm 2012, tín dụng tăng trưởng thấp nhất với8,91%) Chính vì vậy, chất lượng của hoạt động tín dụng đóng vai trò quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng Xác định rủi ro, nguyên nhâncủa rủi ro và tìm ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những vấn
đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết trong tình hình thị trường tàichính đầy biến động khi những yếu tố và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạtđộng cho vay ngày càng đa dạng và phức tạp
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),khu vực DNVVN chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Con số thống kêcho hay, DNVVN chiếm trên 97% tổng số DN cả nước, đóng góp 50% GDP, 33%thu ngân sách nhà nước (NSNN), tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đónggóp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế… Nhận thấy những đóng gópquan trọng của khối DNVVN đối với nền kinh tế, Chính phủ đã có “Quyết định số
1231/QĐ-TTg” phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lần hai
giai đoạn 2011-2015 Trong đó, mục tiêu đặt ra là số doanh nghiệp nhỏ và vừathành lập mới giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt 350,000 doanh nghiệp, đến ngày 31tháng 12 năm 2015 cả nước có 600,000 doanh nghiệp đang hoạt động Đi cùng vớicon số này là lượng vốn lớn cần được đáp ứng cho các doanh nghiệp Ước tính80% lượng vốn cung ứng cho DNVVN là từ kênh ngân hàng Trong hai năm gầnđây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNVVN vay chiếm bình quân40% tổng dư nợ; thậm chí có những trường hợp chiếm từ 60 – 70% tổng dư nợ, cácngân hàng đã thay đổi cách nhìn về khối DNVVN, và việc tiếp cận vốn củaDNVVN ngày càng tăng vì điều kiện để ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhauđang ngày càng thuận lợi hơn, và đặc biệt là các DNVVN đang hoạt động ngàymột tốt
Trang 10Từ các góc độ đó, tác giả đã chọn đề tài “Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng (ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK)” để tìm hiểu và nghiên cứu.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP PhươngĐông (OCB) – Chi nhánh Hải Phòng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP PhươngĐông (OCB) – Chi nhánh Hải Phòng
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vayđối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) –Chi nhánh Hải Phòng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng
TMCP Phương Đông (OCB) – Chi nhánh Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Phương Đông (OCB) – Chi nhánh Hải Phòng từ năm 2013 – 2015
- Nội dung nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu xác định rủi ro,
nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đốivới DNVVN tại OCB – Chi nhánh Hải Phòng
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 11Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng thông qua việc tổng hợp cácnghiên cứu có liên quan đã được công bố Với mục đích của phương pháp này là:
- Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã
thực hiện trước đây
- Làm rõ hơn đề tài đang nghiên cứu của mình, đặc biệt về mặt lý luận
- Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn
- Có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu
- Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, hay bổ sung thêm những đóng
góp mới cho vấn đề nghiên cứu
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn chủ yếu dướiđây:
- Sử dụng các nguồn dữ liệu Internet và thông tin từ các kết quả nghiên cứu
khác
- Số liệu từ Báo cáo Kết quả kinh doanh của OCB Chi nhánh Hải Phòng các
năm từ 2013 – 2015
- Số liệu từ các Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Đông được
cung cấp trên Website của Ngân hàng: http://www.ocb.com.vn/
- Số liệu từ các Báo cáo thường niên, các tư liệu về hoạt động của Ngân hàng
TMCP Phương Đông qua các năm 2013 – 2015
4.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được sử dụng trong việc phân tích kết quả hoạt độngkinh doanh và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngânhàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng
4.4 Phương pháp so sánh
- So sánh cơ cấu doanh thu của ngân hàng OCB với một số ngân hàng tại các
nước phát triển và ngân hàng trong nước nhằm nhìn ra định hướng kinhdoanh từng ngân hàng
- So sánh các số liệu qua các năm
Trang 125 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối
với khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươngmại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Phương Đông(OCB) – Chi nhánh Hải Phòng Qua đó nêu ra các nguyên nhân dẫnđến rủi ro tín dụng tại OCB – Chi nhánh Hải Phòng trong thời gian từnăm 2013 – 2015
Chương 3: Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với các
DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hải Phòng
Trang 13CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.1.1 Khái niệm
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triểncủa nền sản xuất hàng hóa Nghề ngân hàng bắt đầu với nhiệm vụ đổi tiền hoặcđúc tiền Những người làm nghề đúc, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằngcách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại qua đó thu được lợi nhuận là sự chênhlệch giá mua bán Những người làm nghề đổi tiền thường có két tốt và thực hiệncất trữ hộ, điều này tạo điều kiện thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt.Ngân hàng của những người vừa đổi tiền, thanh toán hộ vừa đúc tiền gọi là “ngânhàng của những người thợ vàng” Nghề ngân hàng này cũng bắt đầu từ người chovay nặng lãi, họ đồng thời thực hiện luôn cả nghiệp vụ đổi tiền, giữ hộ và thanhtoán hộ Từ chỗ dùng vốn tự có để cho vay, các chủ ngân hàng nhận thấy luôn có
số dư thường xuyên tại ngân hàng vì tất cả những người gửi tiền không rút tiềncùng một lúc Do tính chất vô danh của tiền, chủ ngân hàng có thể sử dụng mộtphần tiền gửi của khách để thu lợi nhuận Vì vậy các ngân hàng đều tìm cách mởrộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền cũng nhưcung cấp các tiện ích khác nhau nhằm thu lợi nhuận ngày càng lớn
Ban đầu chủ yếu là cho vay cá nhân (chủ yếu là người giàu), với hình thứcchủ yếu là thấu chi, phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay vì vậy mànhiều ngân hàng gặp khó khăn và phá sản
Do sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và do lãi suất cao nên nhiều nhà buôn tựthành lập ngân hàng, gọi là ngân hàng thương mại (NHTM) Ngân hàng thươngmại xuất phát và gắn liền với tư bản thương nghiệp Nó thực hiện các nghiệp vụtruyền thống của ngân hàng như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và chovay Tuy nhiên có một điểm khác biệt là NHTM chủ yếu cho các nhà buôn vay
Trang 14dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và để đảm bảo an toàn, NHTM ban đầukhông cho vay người tiêu dùng, không cho vay trung – dài hạn, không cho vay nhànước Sự phá sản của NHTM dẫn đến hình thành ngân hàng tiền gửi – không chovay, chỉ thực hiện giữ hộ và thanh toán hộ để lấy phí Bên cạnh đó, tùy đặc điểmcủa từng nước mà xuất hiện nhiều hình thức ngân hàng khác nhau tạo nên hệ thốngngân hàng, chúng đều thực hiện kinh doanh tiền tệ (trừ ngân hàng nhà nước).
Hoạt động ngân hàng có những bước tiến nhanh cùng với sự phát triển kinh
tế và công nghệ Trước hết đó là sự đa dạng hóa các loại hình ngân hàng (ngânhàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh…) và các hoạt động ngânhàng (đa dạng về số lượng dịch vụ cũng như nâng cao về chất lượng) Do sự tích tụ
và tâp trung vốn số lượng và quy mô ngân hàng ngày càng được mở rộng, cácnghiêp vụ mới ngày càng phát triển (từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mởrộng cho vay trung và dài hạn, cho vay đầu tư, tiêu dùng, cho thuê…) Các ngânhàng ngày càng phụ thuộc và liên hệ chặt chẽ với nhau, điển hình như các hoạtđộng ngân hàng xuyên quốc gia, đa quốc gia đã và đang thúc đẩy hình thành cáchiệp hội, các tổ chức liên kết ngân hàng nhằm tạo sự thống nhất trong điều hành hệthống ngân hàng
Sụp đổ ngân hàng đi liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các nhàquản lý không ngừng cải tiến, nâng cao chính sách quản lý để hạn chế sự sụp đổ và
mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng
Tín dụng Ngân hàng đó là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và tổ chức tíndụng khác với doanh nghiệp, cá nhân Trong quan hệ tín dụng này, Ngân hàng vừa
là người đi vay, vừa là người cho vay Khác với tín dụng Thương mại, tín dụngNgân hàng không cung cấp tín dụng dưới hình thức hàng hóa
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, tại khoản 14, Điều 4, quy
định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằngnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Trang 15Cũng tại điều 4, khoản 14 trong Luật các tổ chức tín dụng có nêu: “ Cho vay
là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.”
Như vậy, cho vay theo quy định của pháp luật chính là một trong các hìnhthức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, đây là hoạt động mang tính chất kinhdoanh nghề nghiệp Khi thực hiện hoạt động cho vay tới khách hàng, ngân hàng sẽgiao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng theohợp đồng tín dụng hai bên đã kí kết, khách hàng sẽ phải sử dụng khoản tiền đótheo đúng mục đích vay và đảm bảo hoản trả gốc và lãi theo đúng thỏa thuận
Như vậy tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng Đó
là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng tới khách hàng theonhững điều kiện ràng buộc nhất định Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụngngân hàng chứa đựng 03 nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sửdụng
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn cụ thể
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
1.1.2 Phân loại:
Căn cứ vào các cách tiếp cận khác nhau cũng như các tiêu chí khác nhau vàtùy vào yêu cầu quản lý khác nhau mà tín dụng có thể phân loại theo nhiều cáchkhác nhau Theo đó, qua việc phân loại này giúp cho ngân hàng thiết lập các tiêuchí thẩm định riêng biệt và quản trị rủi ro hợp lý nhằm tăng hiệu quả trong quátrình hoạt động
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích
Cho vay bất động sản: bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và
giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đấtcanh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước ngoài Đối với loại
Trang 16hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính tài sản thực: đất đai, toànhà và các công trình khác…
Cho vay đối với các tổ chức tài chính: bao gồm các khoản tín dụng dành
cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác
Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu
hoạch và bảo quản sản phẩm
Cho vay công nghiệp và thương mại: giúp doanh nghiệp trang trải các chi
phí như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên
Cho vay tiêu dùng cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết
bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải cáckhoản viện phí và các chi phí cá nhân khác
Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các khoản
cho vay kinh doanh chứng khoán
Tài trợ thuê mua: ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho
khách hàng thuê
1.1.2.2 Căn cứ vào kỳ hạn tín dụng
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thờigian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khảnăng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phân thành:
Cho vay ngắn hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
Các khoản tín dụng này thường được cấp cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốnlưu động trong kinh doanh hay bù đắp tạm thời các nhu cầu tiêu dùng trong thờigian ngắn
Cho vay trung hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến
60 tháng Các khoản tín dụng này thường được cấp cho khách hàng có nhu cầu đầu
tư, cải tạo, sửa chữa tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh có thời gian thuhồi vốn nhanh Các nhu cầu tiêu dùng trung hạn có nguồn trả dần từ thu nhậpnhưng không quá dài như mua sắm ô tô, du học
Trang 17 Cho vay dài hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên.
Các khoản tín dụng này thường được cấp cho khách hàng để đầu tư các tài sản cốđịnh có thời gian sử dụng dài, thời gian thu hồi vốn trên 60 tháng, có giá trị lớnphục vụ sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, tàu biển, máy móc thiết bị ; các nhucầu tiêu dùng có giá trị lớn, thời gian trả nợ dài như mua sắm nhà cửa
Cho vay trung và dài hạn đang ngày càng được các ngân hàng chú trọngphát triển, một mặt chúng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, mặt khácchúng cũng phù hợp với khả năng vốn của các ngân hàng thương mại Thời hạncho vay trung hạn là từ 12 tháng đến 60 tháng, thời hạn cho vay dài hạn từ 60tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thànhlập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với chovay các dự án đầu tư phục vụ đời sống
1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Tín dụng không bảo đảm: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố
hay bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay để thanh lýnhằm thu hồi khoản vay khi có vi phạm hợp đồng mà thay vào đó là những điềukiện: phương án kinh doanh được ngân hàng đánh giá có tính khả thi, có khả năngđem lại lợi nhuận cao; doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi trong hai năm liền kềthời điểm vay vốn Khách hàng là những khách hàng tốt, trung thực trong kinhdoanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựavào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ bổ sung
Tín dụng có bảo đảm: là hình thức tín dụng dựa trên cơ sở ngân hàng nắm
giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặc thuộc sở hữu củangười bảo lãnh Các hình thức bảo đảm thường gặp là: thế chấp, cầm cố, hoặc bảolãnh Mục đích của việc này là khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng cóquyền xử lý các tài sản đó để thu hồi tiền cho vay Sự bảo đảm này là căn cứ pháp
lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứnhất (từ quá trình sản xuất kinh doanh) thiếu chắc chắn Các tài sản bảo đảm ở đây
Trang 18thường là các bất động sản, động sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay hoặc bênthứ ba bảo lãnh, được phép giao dịch, không có tranh chấp, tài sản được bảo hiểmtheo quy định của pháp luật.
1.1.2.4 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
Tín dụng bằng tiền: là loại hình tín dụng được cung cấp bằng tiền Đây là
hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuậtkhác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp
Tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa
dạng, mà điển hình nhất là tài trợ thuê mua Theo phương thức này ngân hàng hoặccông ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho kháchhàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc và lãi
1.1.2.5 Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng
Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có
nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụthanh lý
1.1.2.6 Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực
hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Phương thứcnày áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sảnxuất không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ
Cho vay theo hạn mức tín dụng: khách hàng và ngân hàng xác định và thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Việccho vay và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúcnào cho vay, lúc nào thu nợ Phương thức này áp dụng đối với các khách hàng cónhu cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định, vòng quay vốn nhanh
và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng
Trang 19 Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đờisống
Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó có một tổ chức tíndụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Ngoài ra chovay hợp vốn còn phải thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Cho vay hợp vốn có ưu điểm là san
sẻ được rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soát tiền vay khách hàng
Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm
bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định
Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng
dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rúttiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vayphát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theocác quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sửdụng thẻ tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàngNhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán
Trang 20 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy
định của NHNN Việt Nam, với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tíndụng và đặc điểm của khách hàng vay
1.1.3 Các nguyên tắc cho vay
Để khoản vay được ngân hàng chấp nhận, doanh nghiệp phải cam kết thựchiện đầy đủ ba nguyên tắc Các nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro cho khoản vayđem lại lòng tin cho ngân hàng về phía khách hàng
1.1.3.1 Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích đã ghi trong
hợp đồng tín dụng
Trước bất cứ một hồ sơ vay vốn nào, ngân hàng thương mại đều yêu cầukhách hàng trình bày mục đích vay vốn Đây là một câu hỏi bắt buộc trong quátrình thẩm định hồ sơ Thông qua câu trả lời của khách hàng, ngân hàng có thểđiều tra, tìm hiểu khả năng sinh lời, tính thực thi từ mục đích đầu tư vốn của kháchhàng Đây là một trong các yếu tố giúp ngân hàng xác định khả năng hoàn trả nợ từkhách hàng, hạn chế rủi ro vỡ nợ, tăng cường hiệu quả cho vay trong hệ thống
Từ khi tiếp nhận hồ sơ và sau khi giải ngân, ngân hàng luôn kiểm tra giámsát việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích đã trình bày trước
đó Một khoản vay có thể được giải ngân thông qua một hồ sơ vay vốn với mụcđích hợp lý và bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, thực thi Tuy nhiên, khi được giảingân, trong nhiều trường hợp khách hàng không sử dụng vốn theo đúng bản kếhoạch kinh doanh đã kê khai với ngân hàng mà dùng vào đầu tư ngành nghề khácđem lại rủi ro cao Chính vì vậy, nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích là yêucầu bắt buộc mà ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng làm theo nhằm đảm bảokhả năng hoàn trả vốn vay và hiệu quả sinh lời của đồng vốn
1.1.3.2 Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn quy định trong hợp đồng
tín dụng.
Đây là môt yêu cầu bắt buộc đối với bất kì khoản vay nào Một khoản vayluôn được xác định thời hạn trả gốc, lãi và phương thức trả rõ ràng tại hợp đồng tíndụng Để đảm bảo cân bằng cung - cầu nguồn vốn và hiệu quả kinh doanh của
Trang 21ngân hàng, việc xác định thời hạn trả nợ là việc hết sức cần thiết Trong đó, theohợp đồng, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay một khoản tiền có thể giải ngân mộtlần hoặc nhiều lần, sau một khoảng thời gian đã cam kết khách hàng có nghĩa vụhoàn trả toàn bộ số nợ gốc cộng thêm một khoản lãi chính là khoản phí mà kháchhàng phải trả khi sử dụng khoản vay trong khoảng thời gian đó.
Những sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ vay, thờihạn trả nợ đều phản ánh mức độ không bình thường của bên vay ở các mức độkhác nhau Điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo rủi ro cho ngân hàng
1.1.3.3 Vốn vay phải có bảo đảm
Căn cứ vào Điều 318, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc,
ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp Đây là những biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trong mọi lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam quy định, nhưng trong hoạtđộng ngân hàng, các biện pháp bảo đảm ngân hàng thường áp dụng đó là cầm cốtài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, tín chấp Theo Điều 3 nghị định 178/1999/NĐ-
CP quy định các biện pháp bảo đảm tiền vay của TCTD bao gồm:
- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
+) Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
+) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
+) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
+) Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản
+) Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm bằngtài sản theo chỉ định của Chính phủ
+) Tổ chức tín dụng cho cá nhân hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnhbằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội
Trang 22Như vậy, theo quy định TCTD có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp bảođảm tiền vay Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp nào đối với mỗi khoản vay lạiphụ thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm của TCTD trong việc đánh giá rủi rođối với khoản vay và đánh giá tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của khách hàng…Tất cả các biện pháp bảo đảm đều có ý nghĩa nếu nó dẫn đến hệ quả là khách hàngtrả nợ đầy đủ đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảođảm tiền vay.
Điều kiện tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay:
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hình thức bảo đảm mà ngân hàng áp dụngđối với khách hàng vay vốn, trong đó ngân hàng đóng vai trò chủ nợ được hưởngmột số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng là con nợ Như vậy,việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro mất hoàntoàn vốn, đồng thời đem lại cho ngân hàng quyền ưu tiên khi phát mại tài sản sovới các chủ nợ khác của khách hàng nếu khách hàng vay không có khả năng trảđược các khoản nợ đã vay Thực tiễn cho thấy, không phải bất kỳ tài sản nào cũng
có thể dùng làm bảo đảm tiền vay được ngân hàng chấp nhận Theo pháp luật vềbảo đảm tiền vay, tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng đủ bốn điều kiệnsau:
- Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh.
Để chứng minh được điều kiện này, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phảixuất trình Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản Trường hợp thếchấp quyền sử dùng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứngnhận quyền sử dụng đất và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.Đối với tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng,doanh nghiệp phải chứng minh được quyền được cầm cố thế chấp hoặc bảo lãnhtài sản đó
- Thuộc tài sản được phép giao dịch:
Trang 23Tài sản được phép giao dịch được hiều là các tài sản mà pháp luật cho phéphoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, cầm cố thếchấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.
- Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm
Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản vềviệc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tàisản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình
- Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định.
Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, thì TCTD yêucầu khách hàng xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thông qua hoạt động cho vay, luồng
vốn có thể tập trung tại các ngành nghề kinh doanh có lợi suất cao và tính rủi rothấp góp phần thúc đẩy phát triển của nền kinh tế Dựa vào các chính sách điều tiết
vĩ mô, thông qua trần lãi suất hoặc một số công cụ khác nhà nước có thể điều chỉnh
cơ cấu kinh tế tập trung tại các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ưu tiên như côngnghiệp và dịch vụ
Cân bằng cung – cầu vốn trong xã hội: Với bất kì một trạng thái kinh tế
nào luôn có tình trạng nơi dư thừa nguồn vốn và nơi có nhu cầu vốn Đặc biệt, với
sự đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà mùa vụ kinh doanh, vòng quayvốn lưu động, …tạo cho các doanh nghiệp các khoảng thời gian chênh lệch về nhucầu vốn Chính điều này đã tạo cho ngân hàng cơ hội kinh doanh khi thực hiệnchức năng phân phối nguồn vốn dư thừa trong xã hội tới các khu vực kinh tế cónhu cầu và có khả năng hoàn trả, góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn và tính ổnđịnh, hoạt động liên tục của nền kinh tế
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước: Thông qua trần lãi suất cho vay
NHTW có thể thực hiện nhiệm vụ ổn định thị trường tài chính khi điều chỉnh cung,cầu tín dụng Như ta đã biết cơ cấu kinh tế được quyết định bởi cơ cấu đầu tư mà
Trang 24tín dụng lại quyết định đến cơ cấu đầu tư thông qua lãi suất Nhà nước thông quahoạt động của các Ngân hàng thương mại, chủ yếu là hoạt động tín dụng để điềuchỉnh cơ cấu kinh tế.
1.1.4.2 Đối với Ngân hàng
Tạo nguồn doanh thu chính cho ngân hàng: Tại các nước phát triển hoạt
động cho vay đem đến khoảng 70% doanh thu các NHTM, trong khi đó tại ViệtNam khoảng 80-90% thu nhập ngân hàng thương mại phụ thuộc vào hoạt độngnày Có thể lí giải điều trên bởi một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam chưa cho phép hệ thống ngân
hàng tăng cơ cấu tỉ trọng thu nhập ngoài lãi từ phí dịch vụ hoặc hoạt động đầu tư
do nhiều yếu tố bất ổn kinh tế thời gian vừa qua Đặc biệt, đối với hoạt động đầu tưcủa ngân hàng hiện nay mới chỉ được coi là biện pháp phòng chống rủi ro thanhkhoản chứ chưa thực sự nhằm mục đích sinh lời
- Thứ hai, mặc dù thị trường tài chính Việt Nam đang trong thời kì mở cửa
hội nhập, tuy nhiên các sản phẩm tài chính còn hạn chế đặc biệt là các sản phẩmphái sinh, các dịch vụ thanh toán quốc tế
- Thứ ba, năng lực hệ thống NHTM Việt Nam còn gặp nhiều yếu kém Vì
vậy, doanh thu vẫn chủ yếu phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay thuần túy
1.1.4.3 Đối với doanh nghiệp
Hoạt động cho vay là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục: Như ta đã biết các doanh nghiệp khác nhau về điều
kiện sản xuất kinh doanh dẫn đến tuần hoàn luân chuyển vốn khác nhau Đồng thờimỗi doanh nghiệp lại là một thực thể sở hữu khác nhau cho nên luôn tồn tại hainhóm, doanh nghiệp này thừa vốn thì doanh nghiệp khác thiếu vốn vì chưa bánđược hàng, chưa thu được tiền nhưng đã đến thời hạn phải thanh toán các khoản nợ, phải trả lương Dẫn đến các doanh nghiệp có nhu cầu được vay vốn Nhờ hoạtđộng cho vay trung gian của NHTM mà cả hai nhóm doanh nghiệp đều được thoảmãn về vốn và dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thươngxuyên, liên tục, nguồn vốn được sử dụng một cách tối đa
Trang 25 Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại: Vốn, kĩ thuật và lao động là ba yếu tố đầu vào cơ bản
trong hoạt động của doanh nghiệp Qua thời gian, sự phát triển của tiến bộ khoahọc công nghệ đã chứng minh tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ hiện đạivào hiệu quả sản xuất Chính vì vậy, thông qua vốn vay ngân hàng các doanhnghiệp có cơ hội tiếp cận và sử dụng các ứng dụng công nghệ cao vào dây chuyềnsản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực doanh nghiệp
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG.
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng, phong phú Vì vậy rủi ro
đe dọa nó cũng có nhiều hình thái khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Các loại rủi ro NHTM gặp phải là: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷgiá, rủi ro hoạt động … Trong đó, rủi ro tín dụng được coi là rủi ro chiếm tỷ lệ lớnnhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động ngânhàng
Có nhiều quan niệm về rủi ro tín dụng như sau:
Theo Ủy ban Basle thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế: “Rủi ro tín
dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được cácnghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”, cũng theo Ủy ban này,một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự
vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng”, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất
kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốcvà/hoặc lãi
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2015 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, tại khoản 1, điều 2 thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàng TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết”
Trang 26Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro tín dụng, song các
quan niệm về rủi ro tín dụng đều hội tụ với nhau vè bản chất đó là: Rủi ro tín dụng
là khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu
do khách hàng vay vốn thanh toán nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả được
nợ vay (gồm gốc và/hoặc lãi) Rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất về tài chính cho
NHTM đó là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong trườnghợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản ngân hàng
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào các cách tiếp cận khác nhau cũng như các tiêu chí khác nhau vàtùy vào yêu cầu quản lý khác nhau mà rủi ro tín dụng có thể phân loại theo nhiềucách khác nhau Theo những tiêu chí và cách tiếp cận cơ bản nhất chúng ta có thểphân loại rủi ro tín dụng NHTM theo các cách sau:
Rủi ro đối với tín dụng ngắn hạn:
Mục đích của tín dụng ngắn hạn là nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thờithiếu cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh với thời hạn ngắn (thường dưới
1 năm) Các khoản tín dụng ngắn hạn thường được kiểm tra qua tính toán hiệu quảđầu tư giản đơn và nhanh chóng, lãi suất cho vay thấp, phương pháp này dễ xảy ratình trạng khách hàng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn, sử dụngsai mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng
Rủi ro đối với tín dụng trung và dài hạn:
Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là thời hạn thu hồi vốn dài, có khốilượng lớn, vòng quay vốn chậm (từ một năm trở lên) chủ yếu cấp vốn để mua tàisản cố định, cải tiến mở rộng sản xuất, đầu tư cho các công trình và dự án lớn màhiệu quả của công việc đầu tư này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biến động vềchính trị, xã hội, thiên tai địch hoạ Những yếu tố có thể tác động tích cực hoặctiêu cực đến hiệu quả đầu tư Những hoạt động tiêu cực gây ra sự đình trệ, thấtthoát vốn của doanh nghiệp, trì hoãn thời gian thu vốn của dự án gây ảnh hưởngđến các món nợ của ngân hàng
Rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu:
Trang 27Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá ngắnhạn khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác đãđược chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán
Chiết khấu có thể xảy ra rủi ro trong các trường hợp sau:
- Thương phiếu giả mạo:
- Người nhận trả không có khả năng trả nợ
Rủi ro đối với tín dụng thuê mua:
Nói chung đây là một hình thức tín dụng có độ an toàn tương đối cao vìtrong suốt quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng thuê mua, tài sản cho thuê vẫnthuộc quyền sở hữu của người cho thuê
Theo hình thức quản lý thì rủi ro tín dụng bao gồm hai loại:
Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được:
Đối với rủi ro này ngân hàng phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro,ước tính được mức độ ảnh hưởng của rủi ro, đồng thời dự kiến được thời gian phátsinh từ đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ở mực thấp nhất thiệt hại cóthể xảy ra cho ngân hàng Những rủi ro này thường ro tính chủ quan của con ngườigây ra, có thể do khách hàng gây ra như kinh doanh kém hiệu quả hoặc quản lý yếukém, có thể do nguyên nhân từ phía ngân hàng như không tuân thủ nguyên tắccũng như quy trình thẩm định, năng lực, đạo đức cán bộ tín dụng…Thông thường
là do khách hàng gây ra rủi ro này
Rủi ro tín dụng không kiểm soát được:
Đây là loại rủi ro mà ngân hàng không thể dự đoán trước được, không biếtchúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng như không thể tính toán một cách chínhxác được những ảnh hưởng thiệt hại mà chúng gây ra Những rủi ro này chủ yếu donhững bất lợi về yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, hoả hoạn…Ngoài rarủi ro này còn do những thay đổi cơ chế cũng như chính sách của nhà nước
1.2.3 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng.
1.2.3.1 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Trang 28Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng cầnxác định những nguyên nhân cụ thể, cách thức gây ra rủi ro tín dụng để có biệnpháp hạn chế.
Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường kinh tế thiếu ổn định:
Môi trường kinh tế không lành mạnh, nhịp độ tăng trưởng không ổn định,chu kỳ của nền kinh tế ngắn, Ngân hàng rất khó nắm bắt được thị trường, sản xuấttrong nước không ổn định, dễ đình trệ, không có hiệu quả Mặt khác, nền kinh tếxuất hiện nhiều tệ nạn xã hội như buôn lậu, hàng giả dẫn đến sự phá sản của cácdoanh nghiệp Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tớingười vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bảnlĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn.Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năngtrả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi
- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiềuluật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụngngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt độngngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập nhưmột số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định:Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sảnđảm bảo nợ vay Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng
là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chứcnăng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản cho ngân hàng để xử lý nợ hoặcngân hàng phải chuyển tài sản đảm bảo nợ vay lên tòa án xử lý qua con đường tốtụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải
quyết được tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu.
- Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh:
Trang 29Đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trướcđối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ vay ngân hàng Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thìcũng phải có thời gian để ổn định lại quá trình kinh doanh thì mới có khả năng trả
nợ ngân hàng, còn với các khách hàng có tiềm lực yếu thì khoản tín dụng có khảnăng rất cao lâm vào tình trạng nợ xấu Mặc dù lọai rủi ro này có thể được hạn chếbằng cách mua bảo hiểm, tuy nhiên khi loại rủi ro này xảy ra, khách hàng và cảngân hàng cũng phải mất nhiều thời gian để lấy được khoản tiền bảo hiểm từ cáccông ty bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng
- Sự kém hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra của NHNN:
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng
và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Năng lựccán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụkinh doanh và công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp Nội dung vàphương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đổi mới Vai trò kiểm toán chưađược phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu Thanhtra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền
tệ và giám sát rủi ro còn yếu Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụđộng theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, hoặc khi có yêu cầu kiến nghị, ít có khảnăng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và sai phạm Mô hình tổ chức của thanh trangân hàng còn nhiều bất cập Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM khôngđược thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, mà phải đến khihậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp Hàng loạt các sai phạm về cho vay,bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa
sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máythanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn
- Hệ thống thông tin còn thiếu và yếu:
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanhnghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã
Trang 30hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đángkhích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụngnhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập vàhiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nốithông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng cònnhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin Đó cũng làthách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng chonền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng Nếu các ngânhàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trườngthông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan:
- Từ khách hàng vay vốn :
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số
các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể,khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngânhàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hếtsức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến cácdoanh nghiệp khác
Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân
hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sảnvật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho
bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinhdoanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản củacác phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản,
nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràngcác sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh vàtrung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng
Trang 31nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lậpcác bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệpcung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì saongân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng đểphòng chống rủi ro tín dụng.
- Từ phía ngân hàng :
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có
điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngaykhi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm trađược thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưng trong thờigian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tạitrên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xetín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệuquả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tạithường trực trên con đường phát triển
Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án
kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếptay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nânggiá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng Đạođức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chếrủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng mộtcán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểmkhi được bố trí trong công tác tín dụng
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói
quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏngquá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thìkhoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàntrả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tíndụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của khách
Trang 32hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa kháchhàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hộikinh doanh Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tácnày Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng củacán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tạicác doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin
1.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Định nghĩa quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng được hiểu là năng lực tuân thủ quychế, quy trình tín dụng dựa trên cơ cấu tổ chức được thiết lập, cơ sở công nghệngân hàng hiện có, khả năng chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, khả năng triểnkhai của đội ngũ nhân viên và các công cụ hỗ trợ nhằm giảm khả năng xảy ranhững tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúnghạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi
Trang 33Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được kiệntoàn theo hướng thông lệ quốc tế tốt nhất đóng góp một phần không nhỏ vào hiệuquả của công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
Con người với đạo đức nghề nghiệp của họ trở thành yếu tố ngày càng quantrọng, là khởi nguồn cho việc thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng
Công nghệ ngân hàng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý rủi ro tíndụng đặc biệt khi NHTM ngày càng có quy mô lớn cả về tổng tài sản, về khốilượng giao dịch phát sinh, về địa giới hoạt động… Công nghệ ngân hàng cung cấpcho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng những công cụ hữu hiệu nhằm pháthiện sớm rủi ro tín dụng có thể xảy ra và cập nhật thông tin cần thiết
Công cụ hỗ trợ thực hiện quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết các dấuhiệu rủi ro tín dụng, các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng, các phương phápđánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng, tổng kết kinh nghiệm nhận diện gianlận… Tất cả các công cụ đó đều hữu ích cho công tác quản lý rủi ro tín dụng
1.2.4.2 Ý nghĩa quản lý rủi ro tín dụng
Ngân hàng có chính sách cho vay và các phương thức kiểm tra sử dụng vốnvay hiệu quả, đảm bảo quá trình thu hồi vốn vay có kết quả tốt nhất
Các cơ quan có thẩm quyền như Ngân Hàng Nhà Nước dễ dàng kiểm soáthoạt động cho vay của các ngân hàng, cũng như kiểm soát được thị trường tàichính một cách tốt nhất
Luồng vốn trong dân cư được luân chuyển một cách có hiệu quả từ dân vôngân hàng, và từ ngân hàng đến cộng đồng dân cư
Người đi vay có kế họach sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, vàkịp thời điều chỉnh kế họach kinh doanh cho phù hợp trong từng thời kỳ
1.2.4.3 Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tíndụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyênnhân phát sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng đã cụ thể hóa thành các chỉ tiêu phản ánhrủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Trang 34 Hệ số thu nợ ( % )
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ ( % ) = - x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH Nó phảnánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu
về được bao nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do chịu sự tácđộng của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố tác động nằm ngoài tầm kiểmsoát của chính Ngân hàng và khách hàng Vì thế, trên thực tế, trong kinh doanhngân hàng không thể không có nợ quá hạn Ngân hàng phải chấp nhận nợ quá hạn
và phải cố gắng kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở mức độ hợp lý
Tỷ lệ nợ quá hạn được tính như sau:
Nợ quá hạn
Trang 35 Tỷ lệ nợ xấu (%)
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = - x 100
Tổng dư nợ
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chúng ta còn có thể dùng chỉ tiêu tỷ lện
nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợxấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợtrong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tíndụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàngtrong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Tỷ lệ
nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngượclại
( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ )
Dư nợ bình quân trong kỳ =
Trang 362
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thờigian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thìđược coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn
Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Dư nợ cho vay có TSĐB
Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo = - x 100
Tổng dư nợ
TSĐB cho các khoản vay cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ haibằng cách bán tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ quá trình sản xuất kinhdoanh) không có hoặc không đủ
Các chỉ tiêu trên có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi
ro tín dụng khác nhau Đối với ngân hàng việc khách hàng không trả đúng hạn cóliên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồnmới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng Nợ khó đòi là một cảnh báo chongân hàng: Hi vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngân hàng cần có biệnpháp hữu hiệu để giải quyết
Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH
cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây
ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khiđến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau.Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợkhác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặcđến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh cóbiến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi
ro Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầngnấc khác nhau Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụthuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận
Trang 37rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nêntính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.
Các chỉ tiêu khác:
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức
đo lường rủi ro tín dụng khác, gắn liên với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ
sơ khách hàng, trích lập dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…
- Điểm của khách hàng:
Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệuquả của dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng… ngân hàng lập hồ sơ về kháchhàng, xếp loại và cho điểm Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp;khách hàng loại C, hoặc điểm thấp, rủi ro cao Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trêncác dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro
“tiềm ẩn”
- Số lượng các khoản cho vay có vấn đề:
Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trìnhtheo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kémlành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn Khoản cho vay có vấn đề được xâydựng dựa trên quy định của ngân hàng
- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất
Thực chất, lập quỹ dự phòng là để nếu ngân hàng có bị mất vốn (cho vaykhông thu hồi được) thì cũng chỉ bị mất quỹ dự phòng mà thôi, vốn điều lệ (hoặcvốn cổ phần) sẽ không bị ảnh hưởng xấu
Số tiền dự phòng cụ thể tối thiểu đối với từng khách hàng trong nhóm nợđược tính theo công thức sau:
R = ∑Ri
Ri = max {0, (Ai - Ci)} x r
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
Ri: số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với nợ gốc thứ i;
Trang 38Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của Ai;
R : tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể của nhóm nợ
1.2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM
Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại, bao gồmhai mặt: Sinh lời và rủi ro Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt độngtín dụng Song ở đây không có cách gì để loại trừ rủi ro tín dụng hoàn toàn mà phảiquản lý cẩn thận Đứng trước quyết định cho vay, cán bộ ngân hàng phải cân nhắcmâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro
Các khoản cho vay không thanh toán đúng hạn là hình thức biểu hiện của rủi
ro tín dụng Chúng được hình thành do hàng loạt các nguyên nhân khác nhau; vìvậy để hạn chế tối đa các tổn thất ngân hàng phải có một chương trình quản trịđồng bộ, từ chính sách quản trị rủi ro các khoản cho vay riêng lẻ và danh mục chovay đến việc giám sát và xử lý các khoản vay đó
Sự thay đổi (tuyệt đối/tương đối) của tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản vay có vấn đề
Tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt,ngược lại tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn có xu hướng tăng chứng tỏ khả năng hạn chếrủi ro của Ngân hàng thương mại còn yếu kém Nếu số nợ này trở thành nợ khóđòi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh
tế Thực tế hiện nay một số ngân hàng thương mại nhìn cục bộ, có phần trăm nợquá hạn cao, được biết là số nợ tồn đọng kéo dài chưa hoặc không giải quyết được
Ở các nước trên thế giới hoặc trong khu vực, phần trăm nợ quá hạn của ngân hàngthương mại phải đạt tỉ lệ phần trăm là dưới 5% Như vậy, tỉ lệ này của chúng tacòn quá cao Trong xu hướng hội nhập quốc tế về ngân hàng chúng ta phải phấnđấu hạ thấp phần trăm quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại
Số lượng các loại hình cho vay của Ngân hàng:
Trang 39Danh mục các sản phẩm cho vay của một ngân hàng càng đa dạng sẽ đápứng được nhiều nhu cầu của khách hàng vay và qua đó sẽ thu hút được nhiềukhách hàng hơn Bên cạnh đó một danh mục các sản phẩm cho vay đa dạng cũngphản ánh khả năng đa dạng hóa rủi ro tín dụng của ngân hàng chỉ tiêu cũng chứng
tỏ khả năng hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng
Số lượng nhóm khách hàng vay khác nhau
Trong theo đuổi chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với thị trường mụctiêu, cần chú trọng đa dạng hoá danh mục cho vay của Ngân hàng Các doanhnghiệp thuộc cùng ngành hàng, cùng quy mô, vùng lãnh thổ…có thể có tương quanrủi ro tín dụng cao Rủi ro tín dụng xảy đến cùng lúc với nhiều khách hàng là mộtviệc NH cần hết sức tránh Quản trị danh mục cho vay cần chỉ ra được với tỷ suấtsinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, vùng, quy mô…
để rủi ro thấp nhất là bao nhiêu
1.2.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro tín dụng của Ngân
hàng thương mại
Mặc dù các NHTM luôn tìm cách quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quảnhất nhưng kết quả của việc quản lý rủi ro tín dụng đạt được không luôn như mongđợi Hiệu quả của các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, nhân tố bên trong và nhân tố bênngoài Việc phân chia này chỉ có tính tương đối, còn trong thực tế thì quản lý rủi rotín dụng chịu ảnh hưởng tổng hòa của các nhân tố Do đó, sau đây ta sẽ xem xétmột số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu nhất đến hiệu quả của các biện pháp quản lý rủi
ro tín dụng tại NHTM
Các nhân tố chủ quan
Những nhân tố bên trong ngân hàng được hiểu là những nhân tố thuộc vềnội tại của từng ngân hàng, do chủ quan của ngân hàng Nó ảnh hưởng trực tiếp tớihiệu quả kinh doanh nói chung và ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng củatừng ngân hàng Do đó ngân hàng cần nhận diện rủi ro tín dụng và đánh giá rủi rotín dụng
Trang 40- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng.
Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏiphải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và sự kiểm soátchung
Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời hạnchế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng Chính sách tín dụngnhằm hạn chế rủi ro như: Chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chínhsách đồng tài trợ
Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ ngânhàng, những người làm công tác cho vay và quản trị danh mục đầu tư Chính sáchđược xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới tạo điều kiện chongân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giáđúng về cơ hội kinh doanh Các tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng trên thế giớiđều coi là một chính sách tín dụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu
để quản trị tốt rủi ro tín dụng
Nội dung cơ bản của một chính sách tín dụng thông thường bao gồm:
+) Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng+) Tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng+) Xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình raquyết định cho vay
+) Những thủ tục, hoạt động cần thiết cho việc chào mời, xem xét,đánh giá và ra quyết định đối với yêu cầu vay vốn của khách hàng.+) Các tài liệu cần thiết trong hồ sơ vay vốn
+) Hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá, bảo quản tài sản thế chấp
+) Chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thờihạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ
+) Giới hạn cho vay tối đa của từng ngành hàng, từng nhóm sản phẩmđối với toàn danh mục, của tổng dư nợ đối với tổng tài sản ngân hàng.+) Phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề