1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la

71 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 787,98 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 0 Chương 1: Tín dụng Ngân hàng Thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhu cầu vay vốn Ngân hàng 3 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 1.1.2. Đặc điểm doanh của nghiệp vừa và nhỏ 3 1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 5 1.1.4. Nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 8 1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10 1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng 11 1.2.2. Vai trò của vốn vay Ngân hàng 13 1.3 Chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại 13 1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại 13 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay : 15 Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp . 23 2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Sơn la 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Sơn la 23 2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Sơn la trong những năm gần đây: 25 2.1.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2012 30 2.2. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sơn la 33 2.2.1. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 33 2.2.2. Các hình thức cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn la 36 2.2.3. Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và Dư nợ 37 2.2.4. Cơ cấu cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 38 2.2.5. Về tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 41 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sơn la 42 2.3.1. Đánh giá những kết quả đạt được 42 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó 46 Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sơn la 49 3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh năm 2012 49 3.1.1. Kế hoạch hoạt động của chi nhánh trong năm 2012 49 3.2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn la 51 3.2.1. Giải pháp đối với Chi nhánh 51 3.2.2. Kiến nghị về phía các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 60 3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 61 3.2.4. Về phía các Cơ quan Quản lý Nhà nước 62 3.2.5. Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Sơn La 63 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009-20011 ) 27 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) 28 Bảng 2.3: Doanh số cho vay của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) 37 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 40 Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) 40 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo 41 thành phần kinh tế ( 2009 – 2011 ) 41 Bảng 2.6: Tình hình Nợ quá hạn của Doanh nghiệp vừa nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) 42 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được khẳng định. Với đặc trưng linh hoạt, thích nghi nhanh với sự thay đổi cung cầu trên thị trường, Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo việc làm, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và đóng góp vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia. Vì vậy Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đánh giá là một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. - Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% trong tổng số các Doanh nghiệp trong cả nước. Đặc biệt các Doanh nghiệp đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế, đóng góp 42% vào GDP của cả nước. Tuy nhiên để giỳp các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, nâng cao năng lực sản xuất và phù hợp vói cơ chế thị trường đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng những khó khăn mà các Doanh nghiệp này đang phải đối mặt. Một trong những khó khăn cơ bản nhất, phổ biến nhất hiện nay là vấn đề thiếu vốn. Thực tế hiện nay chỉ có một nhân tố quan trọng có thể giải quyết khó khăn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đú chớnh là Ngân hàng. Tuy vậy, bên cạnh những ích lợi từ việc các Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp ngày càng nhiều thỡ cỏc Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải đương đầu với vấn đề chất lượng, hiệu qủa cho vay ngày càng giảm sút. Và đó là một vấn đề cấp bách hiện nay, không chỉ đối với riờng cỏc Ngân hàng mà đó còn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc làm hết sức có ý nghĩa cho Ngân hàng cũng như cho toàn xã hội. Sơn La là một tỉnh nằm trong khu vực phát triển kinh tế quan trọng của miền Bắc, có Thành phố giáp ranh với các Thị xã, quận huyện quan trọng của Thành phố Sơn La, có điều kiện tự nhiên cũng như có một kết cấu cơ sở hạ tầng phù hợp để phát triển kinh tế nói chung và để các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy được vai trò của mình. Nằm trên địa bàn có nhiều thành phần kinh tế hoạt động và trong mối giao lưu kinh tế quan trọng như thế, trụ sở của Ngân hàng Công thương Sơn La lại gần với trụ sở của Ngân hàng Đầu tư Và phát triển và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nên sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy Ngân hàng Công thương Sơn La lại chiếm một vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho các Doanh nghiệp ở đây. Vấn đề hỗ trợ phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đều quan tâm khụng riờng gỡ trờn địa bàn tỉnh Sơn La. Nhận thức được tính cấp thiết và quan trọng đó, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Sơn La, em đã chọn đề tài: “Nõng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn La" làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được nhận xét, chỉ bảo của thầy cô để em cú thờm những bài học, kinh nghiệm quý báu nhằm phục vụ tốt hơn trong việc bổ sung kiến thức sau khi ra trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài Chính, đặc biệt là sự chỉ đạo tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Vượng, cùng sự giúp đỡ tận tình của cỏc cụ chỳ, anh chị cán bộ Ngân hàng Công Thương Sơn La đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề này. Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội GVHD:Th.s.Nguyễn Thị Bích Vượng Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 3 Chương 1 Tín dụng Ngõn hàng Thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhu cầu vay vốn Ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ Mỗi quốc gia có một điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế khác nhau, có những đặc trưng riêng biệt. Sự phân loại các doanh nghiệp vì thế cũng không thống nhất giữa các quốc gia trên thế giới. Một doanh nghiệp đặt trong môi trường kinh tế của nước này được xem là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trong môi trường kinh tế của quốc gia khỏc thỡ lại là doanh nghiệp lớn, hoặc là doanh nghiệp cực nhỏ. Cũng như vậy, tại một thời điểm trong quá khứ, một Doanh nghiệp được coi là lớn nhưng đến nay lại chỉ được xét là có quy mô vừa. Do vậy, khi nói đến Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần phải nhận thức được rằng, các doanh nghiệp đó đang nằm ở quốc gia nào, trong môi trường kinh tế nào, tại thời điểm nào. Việc đưa ra một định nghĩa về Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho riêng mình lại đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển đối với mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh rằng quốc gia có một định nghĩa càng rõ ràng thì chính sách hỗ trợ đưa ra càng có hiệu quả. Ở Việt Nam, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra tiêu chí phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó khẳng định: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. 1.1.2. Đặc điểm doanh của nghiệp vừa và nhỏ Qua số liệu thống kê của các nước đã và đang phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay cho thấy số lượng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp ở từng quốc gia, và đậc biệt chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia đú. Cỏc Doanh nghiệp này rất đa dạng, phong phú và tham gia hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Với quy mô vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp này có khả năng thích ứng với những thay đổi về môi trường, Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội GVHD:Th.s.Nguyễn Thị Bích Vượng Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 4 cũng như những biến động trong nền kinh tế. So với các Doanh nghiệp lớn, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự chủ động trong kinh doanh, có thể thích nghi nhanh chóng với những biến động về giá cả, những đòi hỏi về sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Đặc điểm các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là: 1.1.2.1. Về hình thái và cơ cấu tổ chức Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều loại cơ cấu tổ chức, nhưng nhìn chung thỡ cỏc Doanh nghiệp này thường thích hợp với những cơ cấu tổ chức giản đơn. Thông thường ở các Doanh nghiệp này số lượng nhân viên ít và các nhân viên đôi khi đảm nhận nhiều công việc trong cùng một lúc. Vì thế, phần lớn các nhà kinh doanh trong Doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận luôn vị trí của nhà quản lý. Thực tế cho thấy Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình Doanh nghiệp có hình thái sở hữu độc lập và chủ động bởi người chủ doanh nghiệp, với quy mô hoạt động không vượt trội trong ngành sản xuất mà nó theo đuổi. 1.1.2.2. Về thị trường Một trong những vấn đề quan trọng, mang tính sống còn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là xác định thị trường và lựa chọn vị trí kinh doanh. Chính bởi đặc thù riêng của mình mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung khai thác những khoảng trống thị trường, những mặt hàng mới và những đoạn thị trường riêng biệt mà các Doanh nghiệp lớn thường ít chú ý tới. Bên cạnh đú, cỏc Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn trợ giúp tích cực các Doanh nghiệp lớn trong việc đảm nhận thầu và các hoạt động dịch vụ. 1.1.2.3. Về nguồn vốn Hiện nay, để tồn tại và phát triển, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta đều biết rằng, Nguồn vốn của Doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ và vốn của chủ sở hữu, trong đó vốn nợ bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu gồm có vốn tự có, vốn góp, các loại cổ phiếu, lợi nhuận không chia. Tỷ trọng các nguồn vốn đó trong tổng nguồn vốn chính là cơ cấu vốn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, thông thường nguồn vốn được hình thành từ ba nguồn chủ yếu là: vốn tự có, nguồn vốn phi chính thức và nguồn vốn chính thức. Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội GVHD:Th.s.Nguyễn Thị Bích Vượng Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 5 Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những hạn chế nhất định. Nguồn tài chính thường bị hạn chế, nhất là nguồn để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Cơ sở sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yếu kém, lạc hậu, trình độ quản lý cũng như chuyên môn không cao và ít có khả năng thuờ cỏc chuyên gia cao cấp. Mặt khác các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, do đó họ tham gia các hoạt động thị trường không mang tính định hướng chiến lược. 1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Có thể nhận thấy rằng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, như: tạo việc làm, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, xoỏ đúi giảm nghèo, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, làm năng động nền kinh tế cũng như tạo sự cấu thành mới cho phát triển kinh tế… 1.1.3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong việc làm tăng thu nhập quốc dân Sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã cho thấy nó là phương tiện có hiệu quả để xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp và đã góp phần làm tăng thu nhập quốc dân cho đất nước. Trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp vào năm 2000, số doanh nghiệp (vào năm 1999) trên toàn quốc chỉ là 27.700 doanh nghiệp tư nhân, 4.740 doanh nghiệp Nhà nước và 1.076 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong số doanh nghiệp đăng ký hàng năm chỉ từ 3.000 - 5.000 doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên năm 2009 số doanh nghiệp đã đăng ký mới là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số Doanh nghiệp trước năm 2000 với tổng số vốn đăng ký là 213.851 tỷ đồng. Năm 2011, tổng số Doanh nghiệp toàn quốc là 347.685 Doanh nghiệp, trong đó Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96%. Sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp này rõ ràng đã tạo ra những cơ hội lớn cho việc mở rộng việc làm. Theo tiêu chí xác định Doanh nghiệp vừa và nhỏ của nghị định 90/2001/NĐ- CP của Chính phủ thì tỷ trọng Doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng số doanh nghiệp Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội GVHD:Th.s.Nguyễn Thị Bích Vượng Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 6 trong cả nước đã tăng lên đáng kể, khoảng 96%. Hiện nay, Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 42% vào GDP, về thuế nộp ngân sách Nhà nước thì Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 26% tổng ngân sách năm 2011. Trong khu vực kinh tế Nhà Nước thì số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 82%, còn trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiến tỷ trọng 96,3% xét về vốn và 99% xét về lao động. Thời điểm 2007, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp, khoảng 26% lực lượng lao động trong cả nước. Đóng góp đối với GDP hiện tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nước còn thấp, 42% trong năm 2007, chưa xứng với tiềm năng khu vực này. Nhưng với đà tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo, sự đóng góp này sẽ còn lớn hơn nữa. Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ rõ ràng đã tạo ra cơ hội phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong công chúng vào quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng cung cấp ngày càng lớn và đa dạng sản phẩm tiêu dùng nội địa và sản xuất Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng về ngành nghề, tính nhạy cảm với thị trường cao do đó có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất và cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Ở Việt Nam, với những lợi thế về nguyên liệu từ nông - hải sản để sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu, lợi thế về các ngành nghề thủ công truyền thống đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho khu vực Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất, gia công chế biến, đại lý khai thác các sản phẩm cho xuất khẩu. Để cung cấp các sản phẩm xuất khẩu này, các doanh nghiệp quy mô lớn do hạn chế về khu vực địa lý và phương pháp tổ chức sản xuất nên chưa thích ứng để chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp lớn muốn phát triển thị trường phải sử dụng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh thu mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói và thực hiện các công đoạn khác. Không những thế, cú cỏc Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút được công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm và tham gia xuất khẩu trực tiếp với thị trường nước ngoài. Ở nước ta hiện nay, Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 72% giá trị kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là các hàng nông thuỷ sản, thủ Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội GVHD:Th.s.Nguyễn Thị Bích Vượng Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 7 công mỹ nghệ, may mặc, giầy da. 1.1.3.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác và tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, người ta thường nhấn mạnh vai trò của nguồn vốn, công nghệ và lao động kỹ thuật. Để có được các nguồn lực đó buộc mỗi quốc gia phải khai thác tối đa mọi tiềm năng ở trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ ) có lợi thế là không cần nhiều vốn, khả năng thu hồi vốn nhanh, phân bố rộng khắp khu vực và lãnh thổ, cho phép sử dụng mọi tiềm năng lao động, vốn mà các Doanh nghiệp lớn khó thực hiện được. Thực tế thì việc tạo lập Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phương thức rất hiệu quả để khai thác mọi nguồn lao động, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, từ đó phục vụ tăng trưởng kinh tế đất nước. Khu vực Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là nơi ươm mầm cho các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo rèn luyện cho các nhà doanh nghiệp. 1.1.3.4. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm năng động nền kinh tế Do lợi thế của các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh. Cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hóa mềm dẻo, Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng, góp phần làm năng động kinh tế trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, sự phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần vào việc thúc đẩy qỳa trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho công nghiệp cũng như thương mại dịch vụ phát triển. Chính sự phát triển phong phú, đa dạng của các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm, dịch vụ, các hình thức kinh doanh v.v của Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tác động tới Doanh nghiệp lớn, khiến các doanh nghiệp này phải tiến hành cải tổ, sắp xếp, đầu tư và không ngừng đổi mới công nghệ để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh và làm cho nền kinh tế ngày càng trở nên năng động hơn. Đồng thời sự phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo ra sức ép buộc cơ chế quản lý hành chính Nhà nước phải thay đổi nhanh nhạy, để từ đó mới có thể đáp ứng được [...]... mình so với các doanh nghiệp lớn Vì vậy việc Ngân hàng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay là một biện pháp làm giảm rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng Chuyên đề thực tập 22 Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội GVHD:Th.s.Nguyễn Thị Bích Vượng Chương 2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn La 2.1... 2.1 Khái quát về Ngân hàng Công thương Sơn La 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Sơn La 2.1.1.1 Sự ra đời của Ngân hàng Công thương Sơn La: Ngân hàng Công thương Sơn La là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở tại số 39 – đường 3/2 – TP Sơn La, được thành lập theo Nghị định 53/CP và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/5/1981 với nhiệm vụ huy động... đến chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Chiến lược phát triển của ngân hàng tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu của ngân hàng, tạo lập các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho nhóm khách hàng đó Với xu hướng hiện nay, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu được sự quan tâm lớn của các ngân hàng và nhiều ngân hàng đã thiết lập một chiến lược kinh doanh hướng vào nhóm doanh. .. trường hoạt động và khách hàng của Ngân hàng Công thương Sơn La: Ngân hàng Công thương Sơn La nằm trên địa bàn Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Là nơi tập trung hoạt động của nhiều thành phần kinh tế Mặt khác trụ sở của Ngân hàng Công thương Sơn La lại gần với các trụ sở của Ngân hàng Đầu tư phát triển và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là điều không... trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển cho Ngân hàng Chất lượng cho vay tại Ngân hàng thương mại là chất lượng của các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra số tiền lớn hơn, thông qua đó Ngân hàng thu hồi được gốc và lói, cũn Doanh nghiệp có thể trả được nợ, bù đắp chi phí và thu được... vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho Ngân hàng Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả vốn vay, đồng thời giúp Doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng Từ đó nâng cao uy tín của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng. .. để Doanh nghiệp khai thác nhằm mở rộng và nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của mỡnh Riờng với Doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc trưng là lượng vốn tự có thấp thì vai trò của nguồn vốn vay góp phần quan trọng đối với sự thành bại của Doanh nghiệp Điều đó được thể hiện trờn cỏc khía cạnh sau: - Vay vốn Ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Vốn vay từ Ngân hàng. .. Thị Bích Vượng Ngoài ra chất lượng cho vay còn được thể hiện qua cỏc cỏc chỉ tiêu: khả năng thu hút vốn của Ngân hàng, mức độ an toàn cho vay 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ Như chúng ta đã biết, chất lượng cho vay là chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động cho vay của một Ngân hàng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Để có thể thực hiện... hồi khi khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cho vay là lĩnh vực mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho Ngân hàng, Do đó, việc đảm bảo chất lượng cho vay sẽ là vấn đề có tính quyết định đến kết quả cho vay của Ngân hàng Chính vì vậy mà việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng cho vay vừa là mục tiêu, vừa là một nhân... khẩu… - Dựa vào thời hạn cho vay + Cho vay ngắn hạn + Cho vay trung hạn + Cho vay dài hạn - Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: + Cho vay không đảm bảo + Cho vay có đảm bảo - Dựa vào phương pháp hoàn trả nợ vay: + Cho vay trả nợ một lần + Cho vay trả nợ nhiều lần + Cho vay trả góp - Dựa vào phương thức cho vay Chuyên đề thực tập 12 Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội . cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn la 36 2.2.3. Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và Dư nợ 37 2.2.4. Cơ cấu cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. của Ngân hàng trong năm 2012 30 2.2. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sơn la 33 2.2.1. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. dụng Ngân hàng Thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhu cầu vay vốn Ngân hàng 3 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 1.1.2. Đặc điểm doanh

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Sơn La - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Sơn La (Trang 27)
Bảng 2.1: Nguồn vốn của Ngân hàng  Công thương Sơn La ( 2009-20011 ) - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Bảng 2.1 Nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009-20011 ) (Trang 30)
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Sơn  La ( 2009 – 2011 ) - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) (Trang 31)
Bảng 2.3: Doanh số cho vay của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011  ) - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Bảng 2.3 Doanh số cho vay của Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) (Trang 40)
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại    Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) (Trang 43)
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo   thành phần kinh tế ( 2009 – 2011 ) - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế ( 2009 – 2011 ) (Trang 44)
Bảng 2.6: Tình hình Nợ quá hạn của Doanh nghiệp vừa nhỏ tại Ngân  hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) - nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la
Bảng 2.6 Tình hình Nợ quá hạn của Doanh nghiệp vừa nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn La ( 2009 – 2011 ) (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w