Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la (Trang 37 - 39)

Hiện nay, ở các Ngõn hàng Thương mại chưa có quy chế cho vay riêng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, căn cứ vào quy chế cho vay đối với khách hàng nói chung ta có thể rút ra những quy định về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nguyên tắc vay vốn: khách hàng vay vốn của ngõn hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Sử dụng vốn đúng mục đớch nêu trong hợp đồng vay vốn

+ Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng vay vốn.

+ Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của thống đốc Ngõn hàng Nhà nước Việt Nam.

- Điều kiện vay vốn: khách hàng được ngõn hàng cho vay khi có đủ các điều kiện sau:

+ Có đủ năng lực pháp luật dõn sự, năng lực hành vi dõn sự, và chịu trách nhiệm dõn sự theo quy định của pháp luật.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Mục đớch sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có dự án đầu tư, phương pháp sản xuất - kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư khả thi kèm theo phương án trả nợ.

+ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của thống đốc Ngõn hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thời hạn cho vay: các Ngõn hàng Thương mại và Khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ

Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 35 của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngõn hàng để thoả thuận về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.

- Lãi suất:

+ Mức lãi suất cho vay do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Tổng Giám đốc Ngõn hàng Công thương Việt Nam.

+ Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ qúa hạn, lãi suất áp dụng với khoản nợ quá hạn đó giao cho giám đốc chi nhánh quyết định nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hay điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của Ngõn hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của tổng Giám đốc Ngõn hàng Công thương Việt Nam.

+ Mức cho vay: Ngõn hàng xác định mức cho vay dựa vào nhu cầu vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay ( nếu khoản vay áp dụng đảm bảo bằng tài sản ), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh trong kỳ cho một dự án. Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn; đối với cho vay trung và dài hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn.

- Quy trình cho vay: Ngõn hàng trước khi cho vay phải tiến hành theo một quy trình trật tự sau:

Bước 1: Khi khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đến ngõn hàng đề xuất nhu cầu vay vốn sẽ được hướng dẫn về các điều kiện vay vốn ngõn hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành, đồng thời hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn bao gồm: hồ sơ pháp lý chứng minh sự tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp, hồ sơ kinh tế phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp và hồ sơ xin vay.

Bước 2: Điều tra, thu nhập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

Bước 3: Phõn tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn, bao gồm: phõn tích năng lực pháp lý của khách hàng, tính cách và uy tín của khách hàng, năng lực tài chính, đánh giá các bảo đảm tiền vay, bảo lãnh,...

Bước 4: Ra quyết định cho vay.

Chuyên đề thực tập Hà Mạnh Tuấn – CĐKTNH-K5 36 vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có ) do phịng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc khơng cho vay.

Bước 6: Phát tiền vay. Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt chuyển cho kế toán, thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngõn ( nếu cho vay bằng tiền mặt ).

Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dừi rủi ro: Mục đớch của việc này là nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và phát hiện kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng, nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời.

Bước 8: Thu hồi Nợ, gia hạn Nợ: khi khoản vay đến hạn, ngõn hàng sẽ tiến hành thu nợ của các doanh nghiệp bao gồm cả gốc và lãi. Với các khoản nợ có vấn đề, doanh nghiệp có thể đề nghị ngõn hàng cho gia hạn nợ, giãn nợ...Khi đó cán bộ tín dụng phải thẩm định, kiểm tra thực tế và lập tờ trình cho giám đốc trong giới hạn thẩm quyền.

Bước 9: Xử lý rủi ro: đối với những món nợ dùng mọi biện pháp như giãn nợ, gia hạn nợ... mà vẫn không thu hồi được nợ thì ngõn hàng phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế như: phát mại tài sản thế chấp cầm cố, bán nợ...

Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay vốn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương sơn la (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)