Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnh đạo, tập thể cán bộ Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã và đang trên đà tăng tốc.Bắt nhịp với ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, nắm cơ hội tạo đà phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cùng với các hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu biển Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã mở rộng hoạt động sang rất nhiều ngành nghề liên quan không chỉ đối với công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thuỷ mà cả các hoạt động khác phục vụ kinh tế dân sinh hay cả hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành côngnghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình Với mục đích đó Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã được Tập đoàn tin tưởng và giao phó thực hiện đầu tư nhiều dự án không chỉ phụ trợ ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu thị trường
Là sinh viên năm cuối của khoa Đầu tư – trường Đại học kinh tế quốc dân, em đang thực hiện chương trình thực tập cuối khóa tại phòng Dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin Trong gần bốn tháng thực tập tại đây, em đã có cơ hội được tìm hiểu về đơn vị, về quá trình hình thành phát triển, cơ cấu chức năng của các phòng ban, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư cũng như công tác lập các dự án đầu tư tại Công ty Để tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những thành công, kết quả, hạn chế những tồn tại trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Công ty trong thời gian qua, em lựa chọn
đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷvà xe máy Vinashin.
Trang 2Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Vinashin Motor.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú, anh chị tại Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin.
1.1 Giới thiệu về Công ty
1.1.1 Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin ( viết tắt là Công ty Vinashin motor ) được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa Công ty xe máy Lisohaka có trụ sở chính tại: Xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có trụ sở chính: Số 109 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, thành phố Hà Nội
Trang 3Công ty thành lập theo Quyết định số: 672/QĐ-CNT-TCCB-TCKT do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký ngày 12 tháng 10 năm 2005; Giấy phép kinh doanh số: 0103014440 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2005.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động đa ngành, lấy công nghiệp tàu thủy công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như của Đất nước.
Công ty đang tập trung phát triển nhanh đẩy nhanh các lĩnh vực: Sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, xe máy; Lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải; Sản xuất phụ tùng và lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh; Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; Sản xuất chế tạo hàng cơ khí, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Nhà nước cho phép.
Hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng nhà xưởng tại Khu Công nghiệpLai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2; Xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa ga bằng Composite; Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thủy Tiến tới đầu tư phát triển các ngành du lịch, giải trí, sân golf, tổ hợp dịch vụ du lịch, lữ hành
Vươn tới thành Công ty hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư.
1.1.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động của Công ty
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy; lắp ráp hoàn chỉnh ô tô xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ các sản phẩm thuộc các lĩnh vực: điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá phục vụnhu cầu trong và ngoài ngành công nghịêp tàu thuỷ trong nước và xuất khẩu ( không bao gồm thiết kế các phương tiện vận tải).
- Mua bán, xuất khẩu, tổng đại lý, cung cấp các sản phẩm: vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng linh kiện cho sản xuất và tiêu dung.
- Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, giao thông và thuỷ lợi.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, gas, khí công nghiệp; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và dụng cụ y tế.
Trang 4- Kinh doanh bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất), khu đô thị và nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán Bar, vũ trường), nhà cho thuê, văn phòng cho thuê.
- Kinh doanh dịch vụ giải trí, sân golf ( không bao gồm các loại hình vui chơi giải trí nhà nước cấm); dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; mua bán và cho thuê tàu.
- Sản xuất, kinh doanh nước giải khát, rượu, bia, sữa ( không bao gồm kinh doanh quán Bar)
- Sản xuất, chế tạo hàng cơ khí, kết cấu sắt thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và các ngành công nghiệp khác.
- Đầu tư, xây dựng, khai thác và tổ chức kinh doanh chợ, siêu thị, bách hoá, trung tâm thương mại.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
1.1.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh dưới đây:
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 54 Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 20 2.526.525.131 5.145.963.3615 Doanh thu hoạt động tài
126.865.202.749 đồng tăng 202,37% so với năm 2007 khiến lợi nhuận tăng
55,54% vào năm 2008 Như vậy trong 2 năm vừa qua, Vinashin motor đã thu đượcnhững thành tựu đáng kể, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh thu lớn hơn, lợi nhuận tăng khiến lợi nhuận bình quân trên lao động của công ty qua các năm đều có chiều hướng tăng Đây là một chiều hướng rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.2 Tổng quan về tình hình đầu tư của Công ty.
Trang 6Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Hàng năm, một phần vốn của Công ty được dành đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, một phần dành cho việc đầu tư phát triển Công ty Đặc biệt là năm 2008, công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các công ty khác Ngoài ra công ty còn dành phần vốn đầu tư không nhỏ thực hiện việc đầu tư theo nội dung đầu tư như: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; đầu tư cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu Tổng mức đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển qua các năm như sau:
Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư phát triển 2006-2008
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại Công ty 2006,2007,2008
Qua bảng 3 về quy mô vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2008 của công ty, ta có thể nhận thấy tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm có xu hướng giảm theotừng năm Đặc biệt là năm 2008, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước và quốc tế, tình hình đã tác động rất lớn tới sức mua của thị trường và tâm lý người tiêu dùng Do đó việc kinh doanh của công ty giảm sút, lợi nhuận không tăng nhiều như trước, đồng thời việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng bị ảnh hưởng do phải giãn tiến độ nhằm kiềm chế lạm phát….Chính vì thế, quy mô vốn đầu tư phát triển cũng giảm sút.
Bảng 3: Tốc độ tăng định gốc (liên hoàn) của vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2008
Khối lượng vốn đầu tư 275.826.125 287.813.947 285.319.614
Trang 7phát triển Công tyTốc độ phát triển liên
1.2.1.1 Nhóm nhân tố con người
Trong bất kỳ hoạt động nào con người luôn là nhân tố quan trọng và là yếu tố quyết định thành công của công việc Đây là nhân tố quan trọng nhất trong công tác lập dự án bởi dự án đầu tư là một tập tài liệu mô phỏng ý định của các chủ đầu tư Để có được một dự án thì phải có ý tưởng dự án, có người lập dự án, có người thực hiện thi công dự án và có người quản lý dự án Do đó, khi nói đến các nhân tốảnh hưởng đến công tác lập dự án tại Công ty thì không thể không nói đến nhân tố con người Trong công tác lập dự án đầu tư có hai nhóm người có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dự án đó là:
Chủ đầu tư: Là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quyết định của pháp luật Chủ đầu tư chính là người cần lập dự án, họ có thể thuê các công ty tư vấn lập dự án hoặc trực tiếp lập nếu đủ trình độ chuyên môn Các dự án mà Công ty Vinashin Motor được Tập đoàn giao đều do Công ty là chủ đầu tư và là đơn vị trực tiếp lập dự án bởi vì tại Công ty có phòng Dự án chuyên trách đảm nhiệm công việc này Còn một số dự án có quy mô lớn, đòi hỏi trình độ cao, kinh nghiệm thì Tập đoàn sẽ trực tiếp chỉ định Công ty chuyên trách lập dự ánđó là Công ty cổ phần Vinashin- tư vấn đầu tư Vinco.
Nhà tư vấn lập dự án: đó chính là các cán bộ làm công tác lập dự án tại phòng Dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy
Vinashin Tất cả các dự án mà Công ty làm chủ đầu tư đều do các cán bộ tại phòngDự án lập Tính khả thi của một dự án tùy thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên
Trang 8môn, tính chuyên nghiệp trong phân tích, đánh giá của nhà tư vấn Người lập dự án cần có những phẩm chất sau:
- Có trình độ chuyên môn, năng lực kỹ thuật phù hợp với dự án, phải hiểu sâuvà vận dụng đúng các văn bản pháp quy hiện hành trong phân tích đánh giá dự án.- Phải am hiểu quy trình công nghệ sản xuất và tính vận hành thực tế của các công trình có quy mô, hiện trạng tương tự như: nắm vững quy hoạch, chiến lược phát triển và phân tích đúng tình hình thị trường của dự án sau khi dự án được đưa vào vận hành…
1.2.1.2 Nhóm nhân tố tổ chức
Một dự án đầu tư nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho tiến trình đầutư đạt kết quả tốt và ngược lại Nếu một dự án mà việc tổ chức để lập dự án không được tiến hành chặt chẽ, các chỉ tiêu tính toán sai, lựa chọn kỹ thuật không tốt thì khi đi vào tính toán kinh tế sẽ cho kết quả sai Do đó, để có được dự án với chất lượng cao thì công tác lập dự án tại Công ty phải có tổ chức, quy trình lập dự án rõràng, phải phân định quyền và trách nhiệm giữa các bộ phận chuyên môn đảm bảo tính chuyên môn hóa cao trong công việc.
1.2.1.3 Cơ sở pháp lý của Dự án
Đây cũng là nhân tố đóng vai trò khá quan trọng cho phép dự án có được tiến hànhhay không, và cũng là căn cứ để chủ đầu tư ra quyết định Bất kỳ một dự án nào được lập bao giờ cũng phải có cơ sở pháp lý Cơ sở này có thể là các văn bản, nghịđịnh, thông tư…cho thấy việc dự án được lập có sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành, vùng, của Tập đoàn, cũng như của Công ty…Cơ sở pháp lý của dự án cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án nói chung và công tác lập dự án tại Công ty Vinashin motor nói riêng.
1.2.2 Quy trình lập dự án đầu tư tại Công ty Vinashin Motor.
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kếhoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai Do đó, quá trình soạn thảo một dự án đầu tư đòi hỏi trải qua rất nhiều công đoạn, cấp độ và liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau Nhận thức được vấn đề này, các công ty đều tiến hành lập dự án theo một quy trình riêng cụ thể, rõ ràng và Công ty Vinashin Motor cũng không nằm ngoài quy luật này
1.2.2.1 Quy trình thông thường
Trang 9Tập đoàn, Tổng Giám ĐốcCNDA Trưởng phòng Dự án và trưởng
phòng Xây dựng Tổng Giám Đốc
Chủ nhiệm DA chủ trì công việc
Tổ chuyên viên chủ trì dự ánChủ nhiệm DATrưởng phòng DATrưởng phòng chuyên môn
Trưởng phòng DA Trưởng phòng Xây dựng
Tổng Giám ĐốcTrưởng phòng dự ánTổ chức hành chính kế hoạchCác cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn
TGĐ, CNDA, Trưởng phòng chức năngliên quan
Các cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn
Trang 10Trưởng phòng Dự án và Xây dựng
Trang 12Diễn giải sơ đồ các bước thực hiện Bước 1: Giao việc
Tập đoàn Vinashin và Tổng giám đốc tại Công ty tiến hành giao việc cho trưởng phòng Dự án và các trưởng phòng chức năng có liên quan
Bước 2: Lập đề cương kế hoạch thực hiện.
Căn cứ vào kế hoạch dự án được giao thì chủ nhiệm dự án, trưởng phòng dự án và trưởng phòng xây dựng tại Công ty lập đề cương chi tiết việc thực hiện dự án.Nội dung của đề cương dựa trên các văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước
Bước 3: Phê duyệt đề cương.
Tổng Giám Đốc xem xét và phê duyệt đề cương chi tiết dự án.
Bước 4: Thu thập, kiểm tra tài liệu
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, kế hoạch đã lập cho dự án, chủ nhiệm dự án chủ trì liên hệ với các đơn vị chức năng tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đếncông tác lập dự án Danh sách tài liệu được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện.
Bước 5: Thực hiện lập báo cáo nghiên cứu.
Nhiệm vụ này do tổ chuyên viên lập dự án trong Công ty tiến hành lập Tổ chuyên viên lập dự án chủ yếu là các cán bộ trong phòng Dự án của công ty và một số cán bộ được điều phối từ các phòng chức năng khác như phòng xây dựng…có liên quan để tham mưu trong việc lập dự án
Bước 6: Kiểm tra nội bộ
Sau khi lập báo cáo nghiên cứu, trưởng phòng Dự án và các trưởng phòng chuyên môn có liên quan tiến hành kiểm tra nội bộ công tác lập dự án Việc kiểm tra này nhằm phát hiện những sai sót ngay trong quá trình lập dự án, và có những đề xuất kịp thời Nếu có những sai sót thì trưởng phòng chủ trì sẽ góp ý sửa đổi với cán bộthực hiện Việc góp ý sẽ ghi thành biên bản kiểm tra.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể.
Trang 13Sau khi tiến hành kiểm tra nội bộ phát hiện các sai sót để cán bộ lập dự án chỉnh sửa kịp thời, trưởng phòng Dự án cùng với trưởng phòng Xây dựng tiến hành kiểmtra chất lượng sản phẩm tổng thể bao gồm:
Kiểm tra kết quả lập dự án/ hồ sơ thầu theo kế hoạch đã duyệt, việckiểm tra này nhằm đảm bảo: sự tương thích giữa các phần việc trong dự án, kết quả đầu ra phù hợp với các dữ liệu đầu vào, các công việc khác phù hợp với kế hoạch dự án.
Toàn bộ dự án được chuyển về phòng dự án xem xét, kiểm tra nhằm đảm bảo: các giai đoạn của các phương án thực hiện đã được thực hiện đúngvới kế hoạch
Quá trình kiểm tra này nếu sai sót thì sẽ đề nghị cán bộ lập dự án sửa đổi, chỉnh sửa kịp thời trước khi trình lên ban Giám đốc phê duyệt.
Bước 8: Sau khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể, dự án sẽ được
trình lên cho Tổng giám đốc tại Công ty xem xét, kiểm tra và duyệt.Các tiêu chí dùng để kiểm tra:
Kiểm tra sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Phù hợp với các kết quả thiết kế (nếu có)Phù hợp với yêu cầu kế hoạch dự án
Hình thức trình bày theo quy định của Công ty.Thực hiện đúng quy định của Công ty và Nhà nước.
Bước 9: In ấn, giao nộp tài liệu.
Sau khi Tổng giám đốc duyệt, tài liệu được in ấn và gửi tới các cơ quan chức năngcó thẩm quyền thẩm định.
Bước 10: Thẩm định
Các cơ quan có thẩm quyền trên Tập doàn Vinashin sẽ tiến hành thẩm định dự án mà Công ty được giao thực hiện Việc thẩm định này nhằm đảm bảo dự án có khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra hay không.
Bước 11: Hoàn chỉnh
Trang 14Sau khi các cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn tiến hành thẩm định dự án, nếu có sai sót trưởng phòng Dự án yêu cầu cán bộ lập dự án chỉnh sửa, hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao tài liệu cho cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn phê duyệt.
Bước 12: Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn Vinashin tiến hành phê duyệt dự án để đi vào thực hiện.
Bước 13: Nghiệm thu
Kết thúc dự án chủ nhiệm dự án, trưởng phòng Dự án và trưởng phòng xây dựng tiến hành nghiêm thu.
1.2.2.2 Quy trình theo cấp độ nghiên cứu
Quá trình soạn thảo dự án đầu tư trải qua 3 cấp độ nghiên cứu theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu ngày càng cao hơn, những kết luận rút ra ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh cơ bản của dự án.
Các cấp độ nghiên cứu đó là:
Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tưNghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi
Tuy nhiên, do đặc điểm các dự án được lập tại Công ty là những dự án xây dựng các nhà máy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như phụ trở công nghiệp tàu thủy cho Tập đoàn…Nên giai đoạn nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi thường được tiến hành ít hơn, mà chủ yếu Công ty chỉ tập trung vào nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng, của đất nước.
Để phát hiện các cơ hội đầu tư xuất phát từ những căn cứ sau:
Trang 15- Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của Tập đoàn Côngnghiệp tàu thuỷ Việt nam và của Công ty Vinashin motor.
- Nhu cầu thị trường trong nước về xe máy, ô tô và công nghệ phụ trợ công nghiệptàu thuỷ như bình chứa gas, thanh profile, ống nhưa HDPE…
- Lợi thế so sánh với các đơn vị khác.
- Những kết quả tài chính, kinh tế- xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, của Công ty và của ngành.
Ví dụ như Dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE”, ý tưởng cơ hội đầu tư này xuất phát từ những căn cứ sau:
- Định hướng, chiến lược của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 là xây dựng và phát triển Tập đoàn thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu.
- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về sử dụng ống gân HDPE cho các khu công nghiệp, trong hệ thống thoát nước đô thị, cho xây dựng sân golf Nhu cầu sử dụng ống gân ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng.
- Hiện nay, Tập đoàn Vinashin đang có dự án xây dựng khoảng 5 sân golf( từ 72 lỗ) Do đó nhu cầu sử dụng ống gân HDPE cho việc thoát nước mặt sân golf là không thể thiếu.
18 Ưu điểm của ống gân HDPE so với ống bê tông trên thị trường hiện tại.Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm loại bỏ ngay những dự kiến rõ ràng không khả thi mặc dù không cần đi sâu vào chi tiết Tính không khả thi được chứng minh bằng số liệu thống kê, các tài liệu thông tin kinh tế dễ tìm Điều này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các nghiên cứu kế tiếp.Nghiên cứu tiền khả thi.
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng và được lựa chọn Ở cấp độ nghiên cứu này việc nghiên cứu đã bắt đầu chi tiết hơn vàđược tiến hành theo các bước ở quy trình thông thường
Nội dung của việc nghiên cứu trong giai đoạn này gồm nghiên cứu các vấn đề sau:
Trang 16Các bối cảnh kinh tế xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư và giai đoạn vận hành, khai thác dự án đầu tư.
Nghiên cứu thị trường: phân tích thị trường, dự báo khả năng thâmnhập thị trường về sản phẩm của dự án.
Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.Nghiên cứu khía cạnh tài chính.
Nghiên cứu khía cạnh kinh tế- xã hội
Tuy nhiên, Công ty cổ phẩn công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin thường thựchiện các dự án nhỏ hoặc có tính chất quen thuộc nên thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi mà chỉ thực hiện việc nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu khả thi
Công ty Vinashin Motor thường bỏ qua các bước nghiên cứu tiền khả thi mà chỉ thực hiện việc nghiên cứu khả thi, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí Do đó, đây là bước quan trọng nhất, cần được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự án cũng như thực hiện dự án sau này.
Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu Ở giai đoạn nàyphải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc, có hiệu quả hay không?
Ở bước nghiên cứu này, mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu Tất cả các bước trong quy trình lập dự án thông thường được tiến hành theo trình tự Trong giai đoạn này, công tác chuẩn bị cho lập dự án được các cán bộ lập dự án tiến hành tốt hơn, đầy đủ hơn giai đoạn trước Các cán bộ sẽ tiếp tục nhận thêm các tài liệu, bản vẽ, chuẩn bị các văn bản pháp luật….các phần mềmsoạn thảo dự án rõ ràng đầy đủ; tiến hành thu thập các thông tin, sử dụng các phương pháp cần thiết cho quá trình soạn thảo dự án Sau đó tiến hành soạn thảo dự án.
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi gồm:
Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư bao gồm căn cứ pháp lý, những căn cứ dựa trên chiến lược phát triển của Tập đoàn Vinashin nói chung và công ty Vinashin motor nói riêng, căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường trong nước và trên thế giới, tình hình thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp
Trang 17với yêu cầu, quy định chung về hoạt động đầu tư của các cơ quan chức năng, các Bộ, các ngành có liên quan và của Nhà nước.
Lựa chọn hình thức đầu tư: Hình thức thực hiện dự án được lựa chọn là Chủ đầu tư thực hiện dự án Tập đoàn kinh tế Vinashin đã giao cho Vinashin Motor làm chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án Đa số hình thức đầu tư là hình thức đầu tư trực tiếp nhằm mở rộng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh ( dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE, nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite )
Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng
Các phương án địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng
Đa số các dự án Tập đoàn giao cho Công ty thực hiện đầu tư như dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy; hay dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng composite… đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội nói chung và những chính sách khuyến khích ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương Nhưng một số dự án chưa có đề xuất giải pháp hạn chế tới mứctối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội.
Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Hầu hết các dự án tại Công ty Vinashin Motor đều là các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất, do đó việc phân tích lựa chon phương án kỹ thuật, lựa chọn công suất nhà máy, giải pháp công nghệ…được các cán bộ làm công tác dự án tại Công ty rất quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng Vì đây là tiền đề cho việc phân tích kinh tế tài chính của dự án Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật không chỉ loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn giúp tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này.
Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng và quy mô đầu tư.
Xác định rõ nguồn vốn ( hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ Xây dựng kế hoạch trả nợ, thời gian thu hồi vốn đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư các dự án tại Công ty đa số gồm vốn tự có (15%) và nguồn vay và huy động thương mại (85%).
Phương án quản lý khai thác và sử dụng lao động, kế hoạch tuyển dụng vàđào tạo lao động cũng được quan tâm đúng mức
Trang 18Ví dụ như Dự án “Xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite” thì ngoài kế hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Vinashin Motor của Composite- Praha theo hợp đồng li-xăng, Vinashin Motor cũng phải chủ động gửi thêm cán bộ và công nhân kỹ thuật sang công ty Composite- Praha tại cộng hòa Czech để có thể nắm vững, vận hành thuần phục dây chuyền sản xuất tiên tiến.Phân tích hiệu quả đầu tư
Với các dự án Công ty lập, việc đánh giá phân tích hiệu quả đầu tư thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản như NPV, IRR, B/C, thời gian thu hồi vốn đầu tư T Tất cả các dự án do Công ty lập đều áp dụng hình thức chủ đầu tư tự quảnlý thực hiện dự án
Xác định chủ đầu tư: Các dự án được thực hiện đều do Công ty làm chủ đầu tư.
Ở giai đoạn này, Công ty tiến hành nghiên cứu là chủ yếu nên kết quả của nó là báo cáo nghiên cứu khả thi được lập ra với nội dung đầy đủ và chính xác
BCNCKT sẽ được trình cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ở trên Tập đoàn để xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp Sau khi đã đạt yêu cầu thì BCNCKT được trình lên Ban giám đốc ký duyệt dự án rồi tiến hành giao nộp và lưu trữ hồ sơ đúng như quy trình soạn thảo dự án ở trên.
1.3.2 Phương pháp lập dự án
Hiện tại phương pháp lập dự án tại Công ty chưa được quan tâm đúng mức Hầu hết ở các dự án đã lập đều không rõ phương pháp mà người lập dự án đã sử dụng Chỉ có một số phương pháp được sử dụng nhưng không được phân tích kỹ lưỡng như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp dự báo Các phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong phân tích khía cạnh thị trường Phương pháp phân tích đánh giá
Cán bộ lập dự án đã sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá tình hình cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án Từ đó, cung cấp tình hình và số liệu cho phân tích, dự báo cung cầu sản phẩm của dự án trong tương lai, là căn cứ để kết luận sự cần thiết phải đầu tư.
Phương pháp so sánh
Trong một số dự án, cán bộ lập dự án đã dùng phương pháp so sánh nhằm chỉ ra đặc tính ưu việt, ưu điểm của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại để kết
Trang 19luận sự cần thiết phải đầu tư Ví dụ như trong dự án: “xây dựng nhà máy sản xuất
ống gân HDPE” hay dự án “ Xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” cán bộ lập dự án đều sử dụng phương pháp so sánh để kết
luận sự cần thiết phải đầu tư Cụ thể được trình bày phần dưới đây.
Nói chung, trong quá trình lập dự án, cán bộ lập dự án không sử dụng nhiều phương pháp đặc biệt là phương pháp phân tích độ nhạy chưa được sử dụng trong nhiều trường hợp có rủi ro.
1.3.3 Nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án.
1.3.3.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Ở nội dung này chính là việc nghiên cứu sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư của dự án, nghiên cứu lợi ích, tác động mà việc xây dựng dự án đối với Tập đoàn Vinashin, Công ty Vinashin Motor, và vùng địa phương nơi dự án được xây dựng Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư tại Công ty chính là nội dung nghiên cứu các căn cứ hình thành dự án đầu tư gồm nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát và nghiên cứu thị trường của dự án.
Tại công ty, nội dung sự cần thiết phải đầu tư trình bày những vấn đề liên quan như sau: giới thiệu về chủ đầu tư, lý do đầu tư, các căn cứ pháp lý và thực tế, mục tiêu của dự án.
a) Giới thiệu về chủ đầu tư.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự cần thiết phải đầu tư
Trong những năm qua, với xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnh đạo, tập thể cán bộ Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã và đang trên đà tăng tốc.Với quyết định của Thủ tướng chính phủ thành lập Tập đoàn kinh tế Vinashin từ Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một cơ hội lớn và cũng là trách nhiệm lớn đối với mục tiêu đó Với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn kinh tế Vinashin trong tương lai gần sẽ là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu ViệtNam với ngành nghề đa dạng và đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10 đề ra.
Bên cạnh đó, sự cần thiết đầu tư các dự án còn xuất phát từ mục tiêu, chiến lược của Tập đoàn Vinashin trong những năm tới đó là:
Trang 20- Xây dựng và phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu, với trọng tâm là công nghiệp tàu thuỷ để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
- Phát triển công nghiệp tàu thuỷ thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộtừ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa và hội nhập ngành công nghiệp Tàu thủy.Với quyết định của Thủ tướng chính phủ thành lập Tập đoàn kinh tế Vinashin từ Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một cơ hội lớn và cũng là trách nhiệm lớn đối với mục tiêu đó Với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn kinh tế Vinashin trong tương lai gần sẽ là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam với ngành nghề đa dạng và đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10 đề ra.
Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành côngnghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình Với mục đích đó Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất
công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ Trong thời gian qua, Công ty Vinashin motor đã được Tập đoàn giao cho lập một số dự án đầu tư Các dự án mà Công ty lập đa số phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề của Vinashin motor nói riêng và Tập đoàn nói chung Bên cạnh đó còn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới Đó là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ và phụ tùng xe máy; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ tàu thuỷ như sản xuất bình chứa Gas bằng Composite, sản xuất thanh profile….
b) Lý do đầu tư
Trang 21Thông thường, trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty trình bày các căn cứ để định hướng đầu tư đó là vấn đề quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư cho dự án Xem dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng hay địa phương nơi thực hiện dự án hay không Đa số các dự án đầu tư tại Vinashin Motor đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu-
Hải Dương do chủ đầu tư “ khai thác thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã
hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương nói chung và những chính sách ưu đãicủa Chính phủ, chính quyền địa phương Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạtầng cơ sở, ưu đãi và thị trường đầu ra”.Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện
các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát
triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.”
Mặt khác, dự án được xây dựng tại địa điểm còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho chính địa phương đó như việc làm, thu nhập, đáp ứng nhu cầu về các loại sản phẩm của dự án như gas, xe máy, ống gân HDPE….Do đó, đây cũng là căn cứ để dự án nhận được ưu đãi từ địa phương và Chính phủ.
c) Các căn cứ thực tế
Ở nội dung này, người lập dự án tại Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường thực tế về sản phẩm dự án trong thời điểm hiện tại và từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu sản phẩm đó trong tương lai để từ đó kết luận sự cần thiết đầu tư Ví dụ
như trong “ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp động cơ, phụ
tùng xe máy” người lập dự án đã tiến hành nghiên cứu số lượng xe máy đang lưu
hành tại Việt Nam từ năm 1999-2006 như sau:
Trang 22Sau khi đưa ra nhu cầu về số lượng xe máy trong thời gian qua, người lập dự án tiếp tục dự báo về nhu cầu xe máy tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định quy hoạch phát triển xe máy Việt Nam của Bộ Công Nghiệp Cán bộ lập dự án đã
sử dụng phương pháp dự báo để dự báo.
Ngoài ra, trong nội dung nghiên cứu thị trường này, cán bộ lập dự án còn sử dụng
phương pháp so sánh bằng cách phân tích những đặc tính ưu việt sản phẩm dự án
Trang 23so với các sản phẩm cùng loại cũng là căn cứ để quyết định sự cần thiết phải đầu
tư Ví dụ như trong dự án “xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” cán bộ lập
dự án đã phân tích ưu điểm của ống gân so với ống bê tông trên thị trường hiện tại một cách khá chi tiết và thuyết phục
ống gân HDPE ống bê tông cốt thép
2.1: Khả năng chống gỉ sét
Không bị rỉ sét Chịu được các loại
hoá chất có trong nước Có thể bị ăn mòn bởi hoá chất theo thời gian.
2.2: Sự kết tủa
Bề mặt trong của ống rất nhẵn độ gồ ghề đạt tới 0,007mm Mặt khác do sự trơn láng của ống ngăn ngừa hoàn toàn được tình trạng lắng đọng vôi hoặc rongrêu trên thành ống.
Bề mặt bên trong của ống không nhẵn do đó bị vôi mảng bám do kết tủa.
2.3: Khớp nối ống
ống được nong một đầu sau đó seal cao su được gắn vào mặt ngoài thành ống, sử dụng seal cao su để gắn vào nhau Tại các khớp nối thì khả năng chịu tải trọng vẫn đảm bảo (4kg/cm2) Nước không bị dò rỉ ra ngoài, không gây ô nhiễm môi trường.
Các ống bê tông thì được nối với nhau bằng xi măng nên tỉ lệ % rò rỉ của ống là rất lớn (Khoảng 60%) Khả năng chịu tải trọng của đường ống tại các vết nối bi giảm rõ rệt.
2.4: Tính kinh tế
Do vật liệu làm ống gân là HDPE, cho nên khối lượng của ống rất nhẹ Vận chuyển lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng,chi phí vận chuyển thấp.
Do ống bê tông được làm bằng xi măng, cốt thép lên khối lượng của ống lớn hơn rất nhiều so với ống gân cùng kích cỡ và chiều dài Vận chuyển và lắp đặt khó khăn, chi phí vận chuyển cao.
2.5: Khả năng tái chế
Trang 24Có thể tái chế Không thể tái chế
2.6: Khả năng chịu nén ngang và va đập
Có thể chịu được nén ngang và va đập cao do tính linh hoạt cao (Có thể chịu được khi thay đổi địa tầng)
Khi sẩy ra va đập có thể gây vỡ ống.
Hay trong dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” người lập dự án còn đưa ra một số nguyên nhân khuyến cáo không nên dùng sản phẩm bình khí bằng sắt mà nên dùng sản phẩm của dự án đó là bình
chứa gas bằng Composite “Tuy rằng bình chứa khí bằng sắt ngày nay đang được
sử dụng rộng rãi hơn trên toàn thế giới, nhưng hãy đừng vội tin tưởng hoàn toàn vào nó, bởi sự tiềm ẩn những rủi ro của nó với cuộc sống.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến bình khí bằng sắt thường nổ ở một số nơi:- Bình nạp quá 85% dung tích
- Bình bị tăng nhiệt độ dẫn đến tăng áp suất.- Van an toàn không xả.
Trên đây là một số dẫn chứng về việc đưa ra các căn cứ thực tế để kết luận sự cấn thiết đầu tư Như vậy, nghiên cứu một cách khá chi tiết về nhu cầu thực tế cũng như đặc tính về loại sản phẩm của dự án cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nội dung này.
d) Các căn cứ pháp lý.
Đây chính là các căn cứ để tiến hành hoạt động đầu tư của dự án như các văn bản luật, công văn, nghị định, thông tư liên tịch, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật…
Thông thường tại Công ty, nội dung này dựa vào:
Các căn cứ pháp lý Nhà nước liên quan đến dự án: Các quyết định của Nhà nước về việc giao đất cho Chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án; các quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất; nghị định của Chính phủ quy định việc thi hành pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất…
Trang 25Luật khuyến khích đầu tư trong nước….
Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tăng cường sản xuất nội địa….
Các định hướng, chiến lược phát triển của các Bộ, ngành có liên quan đến sản phẩm dự án
1.3.3.2 Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật
Đây là nội dung được cán bộ lập dự án tập trung phân tích khá kỹ lưỡng và chi tiết Các dự án tại Công ty chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, do đó việc nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ, dây chuyền công nghệ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, khá phức tạp nên được tập trung khá nhiều Bên cạnhđó, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật còn bao gồm các nội dung như: quy mô xây dựng, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, các giải pháp quy hoạch, kiếntrúc kỹ thuật, giải pháp xây dựng…Cụ thể như sau:
a) Quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng công trình
Thông thường trong nội dung này, người lập dự án chỉ trình bày về
quy mô dự án đó là diện tích đầu tư Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản
xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” thì diện tích đầu tư là 2,0269 ha ,hay là dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” thì diện tích đầu tư là 60.000 m2.
Nhìn chung, trong nội dung này người lập dự án không tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng mà chỉ cung cấp những thông tin chung về quy mô của dự án.
Lựa chọn hình thức đầu tư.
Do các dự án của Công ty đều là các dự án đầu tư0 xây dựng công trình nhà máy sản xuất nên ở các dự án mà Công ty lập đều lựa chọn hình thức đầu tư xây dựng mới 100%, đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
Địa điểm xây dựng công trình
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án Quyết định lựa chọn địa điểm cho dự án là một quyết định có tầm quan trọng trong chiến lược, nó có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời có ảnh
Trang 26hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng Do đó địa điểm thực hiện luôn có sẵn trước khi Công ty tiến hành nhiệm vụ lập dự án.
Nhận thấy, Hải Dương là một trong những thành phố có kinh tế phát triển đặc biệt khu công nghiệp Lai Vu- Huyện Kim Thành- tỉnh Hải Dương là nơi có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội khá thuận lợi cho việc thực hiện các dự án Do đó, các dự án đầu tư tại Vinashin Motor đều được xây dựng tại khu công nghiệp này Trong nội dung này, người lập dự án đã trình bày một số căn cứ để quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng như lọi thế về vị trí địa lý giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi, lợi thế sẵn có về thị trường đầu vào ( như lao động, nguyên vật liêu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi…) để từ đó ra quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng
b) Giải pháp công nghệ và lựa chọn công nghệ nhà máy.
Đây là nội dung được trình bày khá kỹ lưỡng trong quá trình lập dự án Thông thường trong nội dung này, người lập dự án sẽ trình bày các phương án lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chon chủng loại và công suất thiết bị Tuy nhiên không phải tất cả các dự án đều trình bày đầy đủ các nội dung nói trên Nhưng đa số nội dung này được cán bộ lập dự án đề cập khá chi tiết trongtừng dự án cụ thể Lựa chọn công nghệ tốt, phù hợp cũng là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình lập dự án, nó quyết định đến việc sản xuất sản phẩm của dự án
Ví dụ như trong dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” người lập dự án cũng trình bày khá chi tiết về quy trình công nghệ bao gồm quy trình lắp ráp động cơ xe máy, quy trình sản xuất khung xe, quy trình sản xuất vành xe, quy trình sản xuất nhựa, quy trình sản xuất, lắp ráp giảm sóc; quy trình sản xuất yên….Tất cả đều được sản xuất, lắp ráp ở trong nước cùng với công nghệcủa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nhìn chung, nội dung về lựa chọn công nghệ nhà máy của hầu hết các dự án đều được nghiên cứu kỹ và được cán bộ lập dự án trình bày khá đầy đủ và chi tiết trong mỗi dự án đầu tư.
c) Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật
Nội dung này được cán bộ lập dự án tại Công ty trình bày khá chi tiệt cụ thể nhất là giải pháp về kỹ thuật Tuy nhiên khi phân tích các giải pháp này cán bộ lập dự án không tách riêng theo từng nội dung quy hoạch, kiến trúc và xây dựng mà tiến hành phân tích theo từng hạng mục công trình của dự án Tương ứng với từng hạng mục công trình chính sẽ có giải pháp cụ thể về kết cấu xây dựng và kiến trúc
Trang 27Còn riêng giải pháp về kỹ thuật được phân tích cụ thể đối với từng dự án Đây là một nội dung rất quan trọng và luôn luôn có trong BCNCKT ở các dự án của Côngty Nội dung này sẽ do cán bộ chuyên trách tại phòng Xây dựng nghiên cứu sau đócán bộ lập dự án sẽ trình bày vào BCNCKT của mình Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là các giải pháp về : hệ thống điện tiêu thụ, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy, nhiên liệu Ở nội dung các giải pháp về kỹ thuật là một nội dung mà hầu như các dự án đầu tư nào cũng được cán bộ lập dự án nghiên cứu trình bày cụ thể trong dự án đầu tư Tuy nhiên một số dự án thì trình bày hết các giải pháp về kỹ thuật nhưng có một số dự án chỉ trình bày một số nội dung chính, còn một số dự án thì trình
bày khá sơ sài, chung chung Ví dụ như dự án ‘ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp
ráp động cơ xe máy’’ cán bộ lập dự án trình bày rất chung chung : giải pháp về kiến trúc, xây dựng theo yêu cầu chung của khu công nghiệp Còn giải pháp về kỹ
thuật thì chỉ đề cập đến yêu cầu về vệ sinh môi trường sơ bộ như sau :
Đảm bảo thông thoáng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cứu hoả.
Dự án của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại, không gây ồn ào, nước thải được xử lý qua hệ thống lọc trước khi thoát ra đường ống thoát nước chung.
Diện tích cây xanh bóng mát sẽ được trồng một cách hợp lý, hài hoà.
Xử lý chất thải rắn và lỏng theo quy định bằng phương pháp tiên tiến không gây ônhiễm cho môi trường xung quanh.
Đảm bảo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng điện cho nhà xưởng và nhà làm việc.Đảm bảo các quy định về môi trường theo luật pháp quy định.
Dự án không hề đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hệ thống cung cấp điện, nước, giao thông liên lạc…
Nhưng bên cạnh đó, dự án ‘’ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng composite’’ lại được cán bộ lập dự án trình bày khá chi tiết, đầy đủ cả về giảipháp kỹ thuật bao gồm các giải pháp về điện tiêu thụ nhà máy, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, nhiên liệu Cụ thể từng nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong ví dụ minh họa phần sau.
d) Đánh giá tác động môi trường của dự án.
Trang 28Đây là một nội dung quan trọng nhằm mục đích phát hiện các tác động xấu của dựán đến môi trường Tuy nhiên có một số dự án chưa đề cập đến vấn đề này như dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xre máy Trong nội dung này, cán bộ lập dự án sẽ đánh giá tác động môi trường đối với dự án qua 3 giai đoạn : giai đoạn xây lắp, sản xuất, và giai đoạn sau chế tạo để từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp khắc phục như giải pháp xử lý các chất phế thải, giải pháp phòng cháy chữa cháy.
Sau khi đánh giá được sự tác động của việc thực hiện dự án đến môi trường xung quanh, cán bộ lập dự án đã trình bày về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Nhìn chung thì ở nội dung này công ty đã thực hiện đầy đủ và chi tiết.
1.3.3.3 Nghiên cứu khía cạnh tài chính
Đây là nội dung được cán bộ lập dự án tiến hành nghiên cứu tương đối chi tiết và rõ ràng Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu khía cạnh tài chính là : xác định tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, xác định dòng tiền của dự án từ đó tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính có liên quan.
a) Xác định tổng mức vốn đầu tư.
Trong nội dung xác định tổng mức vốn đầu tư, cán bộ lập dự án tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí cần thiết cho dự án Tổng mức vốn đầu tư cho dự án bao gồm hai khoản mục chính đó là : vốn đầu tư cho dự án và vốn lưu động cho dự án.Trong vốn đầu tư cho dự án bao gồm tất cả các khoản mục chi phí cần thiết như chi phí đầu tư xây lắp, chi phí đầu tư thiết bị, chi phí dự phòng và một số chi phí khác Còn nhu cầu về vốn lưu động cho mỗi dự án được dự tính khoảng 20% tổng doanh thu mỗi năm khi dự án đi vào hoạt động Khi lập dự án, cán bộ lập dự án sẽ tính toán đầy đủ nhu cầu vốn cho các năm, xác định được nguồn vốn của dự án từ đó xác định được cơ cấu vốn cũng như điều chỉnh quy mô dự án cho phù hợp với khả năng huy động vốn và hiệu quả của dự án Ta có thể thấy qua dự án : « xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE »
Bảng 6: Bảng chi tiết tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống gânHDPE
Đơn vị : 1000 đồng
Trang 291 Hệ thống thiết bị chuyển giao từ hãng cung cấp
2 Hệ thống thiết bị mua sắp trong nước2.1 Thiết bị văn phòng ( máy tính,bàn ghế,điện
Trang 30b) Nguồn vốn đầu tư.
Một dự án khả thi nếu không được đảm bảo các nguồn tài trợ cho dự án thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn Dự án khả thi chỉ nên được tiến hành khi triển vọng về các nguồn tài trợ vốn cho dự án được xác định rõ ràng và đầy đủ.Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét và phân tích rất kỹ lưỡng Công ty Vinashin Motorvới tư cách là chủ đầu tư thường huy động vốn đầu tư cho dự án chủ yếu là vốn vay và huy động thương mại và vốn tự có Sau khi xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án, cán bộ lập dự án tiến hành xác định cơ cấu nguồn vốn Mỗi dự án sẽ xác định cơ cấu hợp lý Ví dụ như dự án “ đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite” thì nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vay vàhuy động thương mại: 85% (87.501.945.000) và nguồn vốn tự có chiếm 15% tổng mức đầu tư (15.441.520.000).
c) Phân tích thu nhập- chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, công việc tiếp theo của người soạn thảo là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án Để xác định các chỉ tiêu này, người lập dự án sẽ tiến hành công việc theo trình tự đó là : dự tính doanh thu và chi phí trong từng năm hoặc từng thời kỳ của dự án, sau đó xác định dòng tiền hàng năm để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như IRR, NPV, T…
Dự kiến doanh thu và chi phí.
- Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở sản phẩm của dự án Thông thường các sản phẩm của dự án được lập tại Vinashin motor chủ yếu là các sản
Trang 31phẩm sản xuất ra để phục vụ mục đích kinh doanh và phụ trợ công nghiệp tàu thủy Do đó, doanh thu của dự án đều được tính toán trên cơ sở số lượng hàng hóa sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
- Chi phí hàng năm của dự án được tính toán gồm rất nhiều các khoản mục tùy thuộc vào từng dự án cụ thể Nhưng thông thường bao gồm các khoản như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phíđiện, nước; các khoản chi phí tài chính, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung…
Trên cơ sở dự kiến doanh thu và chi phí, cán bộ lập dự án sẽ tiến hành tính toán lợinhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của dự án
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí ( không bao gồm khấu hao và lãi vay)Thuế TNDN = LNTT * 28%
Lợi nhuận sau thuế = LNTT – Thuế TNDN
Xác định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án.
Sau khi tính toán các khoản mục doanh thu và chi phí của dự án, cán bộ lập dự án tiến hành cân đối thu chi và tính toán dòng tiền của dự án Việc xác định dòng tiềncủa dự án được tiến hành bởi phần mềm Excel và xác định theo lợi nhuận sau thuếtính ở phần trên Còn hệ số chiết khấu được xác định như sau: do các dự án của Công ty vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàngvà huy động thương mại Do đó, hệ số chiết khấu được xác định là mức lãi suất bình quân của các nguồn trên
Trên cơ sở dòng tiền và hệ số chiết khấu người lập dự án sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính Các chỉ tiêu thường được sử dụng như NPV, IRR, T ( thời gian thu hồi vốn đầu tư) Từ đó, loại bỏ các dự án có NPV<0, IRR< r giới hạn….
Trên thực tế, nội dung phân tích khía cạnh tài chính các dự án của Công ty cũng đãtiến hành tương đối đầy đủ, thực hiện theo đúng trình tự Các nội dung phân tích tương đối chi tiết và logic đáp ứng nhu cầu thực hiện của dự án
1.3.3.4 Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội.
Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và cácđịnh chế tài chính Tuy nhiên, trên thực tế nội dung này không được cán bộ lập dự án tại Công ty nghiên tập trung nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng Mà trong hầu hết các
Trang 32dự án được lập, nội dung này thường chỉ được nghiên cứu sơ bộ thông qua: tạo việc làm cho người lao động, tạo khoản nộp cho ngân sách Nhà nước….Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ, phụ tùng xe máy” thì khía cạnh kinh tế xã hội chỉ được đề cập như sau:
* Tổng thu nộp ngân sách giai đoạn 2008-2012:
Thuế GTGT: 74.000.000.000 đồng.Thuế TNDN: 25.000.000.000 đồng
Tổng nộp ngân sách giai đoạn này là: gần 100.000.000.000 đồng
* Ngoài việc tạo số thu nộp ngân sách cho Nhà nước, nhà máy còn tạo ra công ănviệc làm cho người dân địa phương cùng với việc phát triển các ngành nghề phụ theo phản ứng dây chuyền, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
* Phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
Một trong những điểm yếu của công ty trong khi phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đó là chưa chỉ ra được các tác động về mặt kinh tế của dự án đầu tư như giá trị gia tăng thuần (NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế NPV(E), tỷ số lợi ích- chi phí….
1.3.3.5 Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự.
Trong nội dung này, cán bộ lập dự án chỉ nghiên cứu vấn đề dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án chứ chưa đi vào phân tích sâu, cụ thể Nội dung chủ yếu bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy, kế hoạch nguồn nhân lực, định mức tiền lương cho người lao động, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân công Vídụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” việc sử dụng nhân lực,định mức tiền lương được thể hiện qua bảng sau:
Bảng sử dụng nhân lực và định mức tiền lương
Đơn vị:đồng
Trang 33Đây là một dự án được cán bộ lập dự án tại Công ty tiếnhành phân tích khá đầy đủ và chi tiết các khía cạnh của dự án đầu tư, thể hiện tương đối tâm huyết cũng như trình độ của cán bộ công ty đối với dự án mà mình lập ra Các nội dung trong dự án bao gồm các phần như sau:
1.4.1 Sự cần thiết phải đầu tư.
Trong nội dung này, dự án được trình bày tương đối đầy đủ các căn cứ hình thành dự án đầu tư bao gồm: giới thiệu về chủ đầu tư, lý do đầu tư, các căn cứ thực tế để tiến hành đầu tư
Trang 34a) Giới thiệu chủ đầu tư
Trong phần này, cán bộ lập dự án đã giới thiệu đôi nét về Tập đoàn Vinashin và định hướng chiến lược phát triển tới năm 2010:
- Xây dựng và phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu, với trọng tâm là công nghiệp tàu thuỷ để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
- Phát triển công nghiệp tàu thuỷ thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa và hội nhập ngành công nghiệp Tàu thủy.Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình Với mục đích đó Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Côngnghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất các thiết bị chứa khí nén, không chỉ đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu cao về các bình chứa Acetylene, Oxy để sửa chữa hoặc để chứa LPG cho các doanh nghiệp kinh doanh Gas hoá lỏng trong ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của thị trường trong nước và nước ngoài.
b) Lý do đầu tư.
Ở nội dung này, cán bộ lập dự án tại Công ty đã trình bày được một phần tình hìnhkinh tế xã hội tổng quát tại địa điểm được chọn đó là khu công nghiệp Lai Vu- Hải
Dương do “ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải
Dương nói chung và những chính sách ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi và thị trường đầu ra”
Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng
Trang 35cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.”
Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các nội dung chính như ở trên mà chưa đi sâu vào phân tích các nội dung quan trọng khác như: điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình chính trị, điều kiện về dân số, lao động, tình hình phát triển nơi thực hiện dự án…
Với loại bình chứa khí nén áp suất cao, thị trường thế giới về bình chứa nén áp suất cao có thể cần tới trên 20 triệu bình hàng năm, và đã có khoảng 240 triệu bình các loại hiện nay đang được sử dụng trên toàn thế giới.
Công nghệ truyền thống để sản xuất bình chứa khí bằng sắt được sử dụng hàng trăm năm nay hầu như không có bất cứ sự cải tiến đáng kể nào về thiết kế, trọng lượng và tính an toàn của thiết bị áp lực Trong khi người tiêu dùng ngày nay luônđi hỏi sự thoả mãn về một công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với cấu trúc vật liệu tiên tiến hơn.
Với loại bình chứa khí an toàn, hiện nay chỉ có khoảng hơn 1,5 triệu bình được cung cấp cho thị trường thế giới, trong khi thị trường rộng lớn này cần tới 10 triệu bình mỗi năm.
Mục tiêu quan trọng là việc sản xuất bình khí an toàn phải được phát triển rộng rãi để thoả mãn cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng và với nhu cầu như vậy, thị trường bình chứa khí nén là một trong những thị trường rất phát triển và tiềm năng.
Trang 36Sau khi nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm của dự án, cán bộ lập dự án đã sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra đặc tính ưu việt hơn so với sản phẩm cùng loại, và đây cũng là lý do để chọn sản phẩm đầu tư.
Ngày nay, nhân loại luôn cố gắng làm cho cuộc sống tiện nghi hơn, an toàn hơn Tuy rằng bình chứa khí bằng sắt ngày nay đang được sử dụng rộng rãi hơn trên toàn thế giới, nhưng hãy đừng vội tin tưởng hoàn toàn vào nó, bởi sự tiềm ẩn những rủi ro của nó với cuộc sống.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến bình khí bằng sắt thường nổ ở một số nơi:- Bình nạp quá 85% dung tích
- Bình bị tăng nhiệt độ dẫn đến tăng áp suất.- Van an toàn không xả.
Tháng 4/2002, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới giới thiệu các phụ kiện an toàn cộng thêm cho bình khí để tránh bị nạp quá tải, thiết bị đó gọi là van an toàn OPD Các công ty phân phối LPG nói rằng: nhu cầu trang bị thiết bị thêm này cho bình gas đang tăng tới trên 30 - 40% Các nước Châu âu thì cho rằng việc lắp đặt thêm van này cần phải đưa vào thành luật bắt buộc.
Vì vậy việc nghiên cứu công nghệ do Cty Compozit - Praha đưa ra 1 giải pháp đơn giản và hiệu quả đối với những vấn đề này: bình gas bằng composite, với phần trên của bình khí có 1 cửa kiểm tra việc nạp quá, với một thước báo có thể nhìn thấy được mức gas, mà qua đây, người mua có thể thấy gas đã được nạp đúng mức chuẩn Chúng tôi cũng không cần phải trang bị van OPD, với hệ số an toàn vượt 10 lần áp suất làm việc, so với bình sắt chỉ có được hệ số này ở vào khoảng 3 - 5 lần Thêm nữa bình này 100% được chống nổ bởi các thiết kế đồng nhất: Nếu bình này bị rơi vào hoả hoạn, khi bị đốt nóng ở nhiệt độ quá cao, vỏ bình gas sẽ bị mềm chảy ra trong vài phút, cho phép gas rỉ qua thành bọc chịu lựcbên ngoài và làm cho gas cháy từ từ Đây là giải pháp an toàn nhất để giảm áp suất, cho nên nổ sẽ không thể xảy ra.
Trên đây là nội dung trình bày sự cần thiết phải đầu tư, các nội dung được tiến hành nghiên cứu khá logic và kỹ lưỡng Tuy nhiên, một nội dung không kém phần quan trọng chưa được đề cập đến đó là các căn cứ pháp lý, các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án Ngoài ra, trong phân tích thị trường cán bộ lập dự án mới chỉ đưa ra ước lượng về nhu cầu sử dụng sản phẩm ở hiện tại chứ chưa dự báo việctiêu thụ sản phẩm trong tương lai, do đó nên vận dụng các phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai để có kế hoạch sản xuất hợp lý.
Trang 371.4.2 Phân tích khía cạnh kỹ thuật.
a) Địa điểm xây dựng công trình.
Nội dung này cán bộ lập dự án chỉ đề cập đến việc lựa chọn địa điểm một cách sơ sài, chung chung chứ chưa trình bày một cách chi tiết, cụ thể.
Dự án được xây dựng trong khu công nghiệp Lai Vu - Hải Dương với lợi thế gần
Sông và đường giao thông chính, nhằm giảm giá thành trong việc nhập vật tư và đóng xuất hàng Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội tại Khu công nghiệp nói chung và những chính sách khuyến khích ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương, chủ đầu tư xây dựng một nhà máy gồm một dây chuyền sản xuất bình chứa gas bằng Composite công suất 450.000 bình/năm.Dự án triển khai với diện tích khoảng 6ha (60.000m2)
Bên cạnh đó, những nội dung như điều kiện tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu địa chất công trình hay hiện trạng khu đất không được nghiên cứu trong dự án
b) Giải pháp công nghệ, lựa chọn công suốt cho nhà máy.
Nội dung này được cán bộ lập dự án tiến hành phân tích khá đầy đủ và chi tiết từ việc lựa chọn công nghệ phù hợp, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chọn chủng loại và công suất thiết bị…cụ thể như sau:
Lựa chọn công nghệ
Căn cứ vào của thiết bị chứa khí nén cho ngành công nghiệp đóng tàu cũng như nhu cầu cầu các ngành công nghiệp liên quan và tiêu dùng phổ thông Tránh trùng lặp với các công nghệ cũ, với giá thành ngày càng cao do nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm và bắt ổn định Đồng thời không giải quyết triệt để các bài toán an toàn và bền vững trong môi trường biển Hoặc đáp ứng cho nhu cầu chuyên chở, lưu chứa các nguyên liệu như khí butane/propane, bia, nước khoáng Những nguyên liệu này được đóng chai dưới dạng áp suất, lưu giữ và vận chuyển Thông thường, những chất này dễ cháy hoặc/ và dễ nổ khi tiếp xúc ngoài không khí Tuỳ theo yêu cầu, áp suất bên trong bình có thể điều chỉnh từ 5 đến 100bar.
Dự án đã nghiên cứu, khảo sát và quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất bình làm từ vật liệu polyme và được composite hoá Tất cả các bình phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Tính kín chắc.
- Đồng hồ báo mức độ.
Trang 38- Đồng nhất hóa loại dung dịch chứa trong bình.- Kiểm tra áp suất hoạt động phải đạt hệ số 2.- Kiểm tra áp suất nổ phải đạt hệ số 5
- Tỷ số khuếch tán thấp nhất khi lưu trữ.- Van xả tự mở khi tỷ số áp suất vượt quá.- Trọng lượng thấp.
- Vỏ bọc vòng ngoài chịu ma sát, va đập tốt.- Giá trị vật chất cao.
- Thiết kế thích hợp, dễ sắp xếp và với vỏ bọc vòng ngoài chịu va đập cao.- Mức ổn định thời tiết tốt.
- Ít phải kiểm tra lại bình.
- Dễ theo dõi từng công đoạn sản xuất.
Chi tiết của các yêu cầu phải đáp ứng và sự lựa chọn phù hợp như sau:
Tính kín chắc:
Chai P.E.T được thổi hoặc chai với nhiều lớp nhựa được sử dụng như một màng kín chắc Việc lựa chọn nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào các yêu cầu mục đích sử dụng bình.
Van được thiết kế như sau:
- Vành ngoài của van được gắn vào đầu khuôn trước khi thổi- Gắn các vòng O và các vòng gia cố trước khi thổi đúc.
Một khoảng trống của van được để lại để kiểm tra độ hở trước khi thổi đúc.- Đảm bảo quá trình thổi và quấn sợi, các phụ kiện cần được gắn vào bằng keo nhanh khô Rồi tiếp đó, các chai phải được thử áp suất ở 30atm.
Khả năng chịu áp.
Trang 39Các bình PET được kiểm tra ngoại quan về tính đồng nhất, ngoại hình, tỳ vết, sau đó, bình được bao bọc bằng composit sợi thủy tinh và epoxy Tính kín chắc phải phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật chuẩn sau:
- Sợi dàn trải và đồng nhất- Phủ ngoài toàn diện
- Sợi phải quấn thành từng lớp với nhau- Bề dày của lớp
- Cường độ trơn của sợi với keo Epoxy.
- Mức độ kết dính của keo trong quá trình bôi trơn sợi.- Làm bóng keo và sợi.
- Các điều kiện trong quá trình làm cứng.- Độ căng của sợi khi quấn.
- Độ ẩm.
Vỏ bọc vòng ngoài: Mục đích của vỏ bọc vòng ngoài
- Bảo vệ bình áp suất khỏi các va đập cơ học.- Bảo vệ bình áp suất không bị nóng.
- Chứa cùng loại hàng- Có thể xếp chặt với nhau.- Chịu được thời tiết
- Bảo vệ được các phụ kiện lắp sẵn trên bình.
Thiết kế chai, dung lượng:
Nói chung, có ba kích cỡ khác nhau:* 5kg