MỤC LỤC
Đa số các dự án Tập đoàn giao cho Công ty thực hiện đầu tư như dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy; hay dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng composite… đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội nói chung và những chính sách khuyến khích ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương. Ví dụ như Dự án “Xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite” thì ngoài kế hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Vinashin Motor của Composite- Praha theo hợp đồng li-xăng, Vinashin Motor cũng phải chủ động gửi thêm cán bộ và công nhân kỹ thuật sang công ty Composite- Praha tại cộng hòa Czech để có thể nắm vững, vận hành thuần phục dây chuyền sản xuất tiên tiến.
Trong một số dự án, cán bộ lập dự án đã dùng phương pháp so sánh nhằm chỉ ra đặc tính ưu việt, ưu điểm của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại để kết luận sự cần thiết phải đầu tư. Ví dụ như trong dự án: “xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” hay dự án “ Xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” cán bộ lập dự án đều sử dụng phương pháp so sánh để kết luận sự cần thiết phải đầu tư.
Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường. Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất. công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ. Trong thời gian qua, Công ty Vinashin motor đã được Tập đoàn giao cho lập một số dự án đầu tư. Các dự án mà Công ty lập đa số phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề của Vinashin motor nói riêng và Tập đoàn nói chung. Bên cạnh đó còn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới. Đó là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ và phụ tùng xe máy; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ tàu thuỷ như sản xuất bình chứa Gas bằng Composite, sản xuất thanh profile…. Thông thường, trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty trình bày các căn cứ để định hướng đầu tư đó là vấn đề quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư cho dự án. Xem dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng hay địa phương nơi thực hiện dự án hay không. Đa số các dự án đầu tư tại Vinashin Motor đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do chủ đầu tư “ khai thác thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương nói chung và những chính sách ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi. và thị trường đầu ra”.Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.”. Mặt khác, dự án được xây dựng tại địa điểm còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho chính địa phương đó như việc làm, thu nhập, đáp ứng nhu cầu về các loại sản phẩm của dự án như gas, xe máy, ống gân HDPE….Do đó, đây cũng là căn cứ để dự án nhận được ưu đãi từ địa phương và Chính phủ. c) Các căn cứ thực tế.
Ví dụ như trong dự án “xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” cán bộ lập dự án đã phân tích ưu điểm của ống gân so với ống bê tông trên thị trường hiện tại một cách khá chi tiết và thuyết phục.
Trong nội dung này, người lập dự án đã trình bày một số căn cứ để quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng như lọi thế về vị trí địa lý giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi, lợi thế sẵn có về thị trường đầu vào ( như lao động, nguyên vật liêu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi…) để từ đó ra quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng. b) Giải pháp công nghệ và lựa chọn công nghệ nhà máy. Đây là nội dung được trình bày khá kỹ lưỡng trong quá trình lập dự án. Thông thường trong nội dung này, người lập dự án sẽ trình bày các phương án lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chon chủng loại và công suất thiết bị. Tuy nhiên không phải tất cả các dự án đều trình bày đầy đủ các nội dung nói trên. Nhưng đa số nội dung này được cán bộ lập dự án đề cập khá chi tiết trong từng dự án cụ thể. Lựa chọn công nghệ tốt, phù hợp cũng là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình lập dự án, nó quyết định đến việc sản xuất sản phẩm của dự án. Ví dụ như trong dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” người lập dự án cũng trình bày khá chi tiết về quy trình công nghệ bao gồm quy trình lắp ráp động cơ xe máy, quy trình sản xuất khung xe, quy trình sản xuất vành xe, quy trình sản xuất nhựa, quy trình sản xuất, lắp ráp giảm sóc; quy trình sản xuất yên….Tất cả đều được sản xuất, lắp ráp ở trong nước cùng với công nghệ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhìn chung, nội dung về lựa chọn công nghệ nhà máy của hầu hết các dự án đều được nghiên cứu kỹ và được cán bộ lập dự án trình bày khá đầy đủ và chi tiết trong mỗi dự án đầu tư. c) Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật. Nội dung này được cán bộ lập dự án tại Công ty trình bày khá chi tiệt cụ thể nhất là giải pháp về kỹ thuật. Tuy nhiên khi phân tích các giải pháp này cán bộ lập dự án không tách riêng theo từng nội dung quy hoạch, kiến trúc và xây dựng mà tiến hành phân tích theo từng hạng mục công trình của dự án. Tương ứng với từng hạng mục công trình chính sẽ có giải pháp cụ thể về kết cấu xây dựng và kiến trúc. Còn riêng giải pháp về kỹ thuật được phân tích cụ thể đối với từng dự án. Đây là một nội dung rất quan trọng và luôn luôn có trong BCNCKT ở các dự án của Công ty. Nội dung này sẽ do cán bộ chuyên trách tại phòng Xây dựng nghiên cứu sau đó cán bộ lập dự án sẽ trình bày vào BCNCKT của mình. Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là các giải pháp về : hệ thống điện tiêu thụ, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy, nhiên liệu.Ở nội dung các giải pháp về kỹ thuật là một nội dung mà hầu như các dự án đầu tư nào cũng được cán bộ lập dự án nghiên cứu trình bày cụ thể trong dự án đầu tư. Tuy nhiên một số dự án thì trình bày hết các giải pháp về kỹ thuật nhưng có một số dự án chỉ trình bày một số nội dung chính, còn một số dự án thì trình bày khá sơ sài, chung chung. Ví dụ như dự án ‘ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy’’ cán bộ lập dự án trình bày rất chung chung : giải pháp về kiến trúc, xây dựng theo yêu cầu chung của khu công nghiệp. Còn giải pháp về kỹ thuật thì chỉ đề cập đến yêu cầu về vệ sinh môi trường sơ bộ như sau :. Đảm bảo thông thoáng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cứu hoả. Dự án của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại, không gây ồn ào, nước thải được xử lý qua hệ thống lọc trước khi thoát ra đường ống thoát nước chung. Diện tích cây xanh bóng mát sẽ được trồng một cách hợp lý, hài hoà. Xử lý chất thải rắn và lỏng theo quy định bằng phương pháp tiên tiến không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Đảm bảo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng điện cho nhà xưởng và nhà làm việc. Đảm bảo các quy định về môi trường theo luật pháp quy định. Dự án không hề đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hệ thống cung cấp điện, nước, giao thông liên lạc…. Nhưng bên cạnh đó, dự án ‘’ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng composite’’ lại được cán bộ lập dự án trình bày khá chi tiết, đầy đủ cả về giải pháp kỹ thuật bao gồm các giải pháp về điện tiêu thụ nhà máy, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, nhiên liệu. Cụ thể từng nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong ví dụ minh họa phần sau. d) Đánh giá tác động môi trường của dự án. Đây là một nội dung quan trọng nhằm mục đích phát hiện các tác động xấu của dự án đến môi trường. Tuy nhiên có một số dự án chưa đề cập đến vấn đề này như dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xre máy..Trong nội dung này, cán bộ lập dự án sẽ đánh giá tác động môi trường đối với dự án qua 3 giai đoạn : giai đoạn xây lắp, sản xuất, và giai đoạn sau chế tạo để từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp khắc phục như giải pháp xử lý các chất phế thải, giải pháp phòng cháy chữa cháy. Sau khi đánh giá được sự tác động của việc thực hiện dự án đến môi trường xung quanh, cán bộ lập dự án đã trình bày về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung thì ở nội dung này công ty đã thực hiện đầy đủ và chi tiết. Nghiên cứu khía cạnh tài chính. Đõy là nội dung được cỏn bộ lập dự ỏn tiến hành nghiờn cứu tương đối chi tiết và rừ ràng. Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu khía cạnh tài chính là : xác định tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, xác định dòng tiền của dự án từ đó tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính có liên quan. a) Xác định tổng mức vốn đầu tư. 2 Hệ thống thiết bị mua sắp trong nước 2.1 Thiết bị văn phòng ( máy tính,bàn ghế,điện. Nguồn : Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE Trên đây là một ví dụ cụ thể về xác định tổng mức đầu tư cho một dự án. Đối với các dự án lớn thì cán bộ lập dự án sẽ lập bảng tính chi tiết hơn về số lượng, khối lượng, đơn giá…với nhiều khoản mục chi phí hơn, tính toán phức tạp hơn. b) Nguồn vốn đầu tư. Một dự án khả thi nếu không được đảm bảo các nguồn tài trợ cho dự án thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Dự án khả thi chỉ nên được tiến hành khi triển vọng về cỏc nguồn tài trợ vốn cho dự ỏn được xỏc định rừ ràng và đầy đủ. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét và phân tích rất kỹ lưỡng. Công ty Vinashin Motor với tư cách là chủ đầu tư thường huy động vốn đầu tư cho dự án chủ yếu là vốn vay và huy động thương mại và vốn tự có. Sau khi xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án, cán bộ lập dự án tiến hành xác định cơ cấu nguồn vốn. Mỗi dự án sẽ xác định cơ cấu hợp lý. c) Phân tích thu nhập- chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất các thiết bị chứa khí nén, không chỉ đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu cao về các bình chứa Acetylene, Oxy để sửa chữa hoặc để chứa LPG cho các doanh nghiệp kinh doanh Gas hoá lỏng trong ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của thị trường trong nước và nước ngoài. Ở nội dung này, cán bộ lập dự án tại Công ty đã trình bày được một phần tình hình kinh tế xã hội tổng quát tại địa điểm được chọn đó là khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do “ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương nói chung và những chính sách ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi. và thị trường đầu ra”. Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.”. Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các nội dung chính như ở trên mà chưa đi sâu vào phân tích các nội dung quan trọng khác như: điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình chính trị, điều kiện về dân số, lao động, tình hình phát triển nơi thực hiện dự án…. c) Các căn cứ thực tế. Vì vậy việc nghiên cứu công nghệ do Cty Compozit - Praha đưa ra 1 giải pháp đơn giản và hiệu quả đối với những vấn đề này: bình gas bằng composite, với phần trên của bình khí có 1 cửa kiểm tra việc nạp quá, với một thước báo có thể nhìn thấy được mức gas, mà qua đây, người mua có thể thấy gas đã được nạp đúng mức chuẩn.
Phía vỏ bọc ngoài của bình được làm bằng nhựa PP (Poly Propylene) là lớp bọc gia cố thêm, tạo sự dễ dàng khi vận chuyển với mắc sắc tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng. Bình khí được thiết kế kiểu dáng sử dụng chương trình CAD/CAM, và được tối ưu hoá trong quá trình sản xuất. Đặc điểm khác biệt của bình khí an toàn này với các bình khí loại khác là lớp thành bình mỏng. Cấu trúc của loại bình khí an toàn này đảm bảo những yêu cầu như sau:. - Thành bình chứa bên trong cho phép người tiêu dùng có thể nhìn thấy gas còn trong bình bao nhiêu. - Tránh được nổ khi có hoả hoạn, va chạm mạnh. - Không bị gỉ sắt và bức xạ tia cực tím. - Được đánh giá rất lạc quan cho việc xếp dỡ và vận chuyển bình. - Cung cấp 1 chíp điện tử cho việc nhận dạng bằng tần số sóng không tiếp xúc. - Dich vụ và nạp gas các loại có sẵn tại các trạm bán xăng dầu. - Hạn chế tối thiểu các chi phí. Lựa chọn công suất lắp ráp. Căn cứ vào các dữ liệu thống kê, nhu cầu bình chứa khí nén là rất lớn, có khả năng tự cung cấp và cung cấp cho các nhà phân phối gas hóa lỏng như Petrolimex, PV Gas.. Kết hợp với các đơn vị trong ngành như Shinpetrol, công ty công nghiệp tàu thủy Cà Mau, với những hợp đồng bao ban đầu đối với sản phẩm của dự án. Hợp đồng lixăng và chuyển giao công nghệ. Theo hợp đồng li xăng giữa Vihashin Motor và Cty Compozite - Praha thì cty compozite praha sẽ cung cấp cho Vinashin Motor các tài liệu kỹ thuật cần thiết, bản vẽ khuôn, cũng như các dịch vụ về đào tạo, chuyên gia để chế tạo, lắp ráp và kiểm tra, chuyển giao công nghệ của Compozite - Praha. Các sản phẩm do Compozite - Praha sản xuất trên dây chuyền công nghệ do Cty Compozite - Praha tư vấn và chỉ định đồng thời được thử nghiệm và giám sát theo quy trình kỹ thuật của Compozite - Praha. Vinashin Motor sẽ đầu tư các máy móc và thiết bị để sản xuất bình khí áp lực theo nhu cầu thị trường, dưới sự chuyển giao kỹ thuật toàn diện của Compozite - Praha. Vinashin Motor sẽ phải trả cho Reluma một khoản phí chuyển giao là:. trong quá trình sản xuất ban đầu. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất Vinashin Motor không phải trả phí bản quyền tính cho mỗi bình được sản xuất nữa. Cty Compozite - Praha sẽ đào tạo nhân sự hoàn chỉnh cho Vinashin Motor tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:. - Hệ thống số hoá bản vẽ. - Gia công khuôn và thử khuôn. - Gia công giám sát quá trình thổi chai - kiểm tra. - Gia công và giám sát quá trình gia cố sợi thủy tinh - kiểm tra - Gia công và giám sát quá trình làm ren đầu bình. - Đúc nhựa P.P các chi tiết thân trên, thân giữa và thân đáy của vỏ bình. - Lắp ráp hòan chỉnh - Thử nghiệm và đóng gói Cung cấp thông tin. - Cung cấp các tài liệu kỹ thuật cho sản xuất - Liệt kê các bộ phận, chi tiết của sản phẩm. - Quy trình hoạt động của các bộ phận chính của thiết bị máy móc. - Nguyên lý hoạt động của các dụng cụ và đồ gá cho các bộ phận chính. - Hướng dẫn kiểm tra và giám sát chất lượng. Chuyên gia trợ giúp: Compozite - Praha sẽ cử chuyên gia sang trợ giúp và hướng dẫn trong vòng 60 ngày kể từ khi bắt đầu lắp ráp thiết bị và chính thức vận hành. c) Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm nội dung giải pháp về phòng cháy chữa cháy, phương án giải phóng mặt bằng ( nếu có ) thì sẽ hoàn thiện hơn. Còn các giải pháp thuộc từng mục đưa ra hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của dự án. d) Đánh giá tác động môi trường của dự án. Trong nội dung này, cán bộ lập dự án đã đánh giá tác động môi trường dự án trong 3 giai đoạn: giai đoạn xây lắp, giai đoạn sản xuất, và giai đoạn sau chế tạo như sau:. Giai đoạn xây lắp:. Khối lượng thi công không lớn, đồng thời khu xây dựng nằm tương đối xa khu dân cư, công nghệ sử dụng chủ yếu là lắp dựng các kết cấu thép, do đó sẽ không có những tác động tiêu cực lớn đối với môi trường xung quanh. Giai đoạn sản xuất:. Chất thải chủ yếu của quá trình sản xuất của dự án hầu như không có do các nguyên liệu đều là dạng có thể tái sinh và tái sử dụng lại các nguyên liệu dư trong quá trình đúc thổi và cuốn sợi. Sản phẩm không cần phun sơn làm nhãn mác vì vậy sự ô nhiễm do sơn không được đặt ra thành yếu tố gây tác động đối với môi trường bên ngoài. Về tiếng ồn, theo đánh giá và bảo đảm của các nhà cung cấp công nghệ, mức độ tiếng ồn trong quá trình sản xuất hoàn toàn không gây ảnh hưởng đối với môi trường, kể cả đối với sức khoẻ công nhân sản xuất. Giai đoạn sau chế tạo:. Do sản phẩm làm bằng vật liệu Polymer nên không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng. Đồng thời sản phẩm hầu hết sẽ được thu mua và tái sinh lại sau khi hết thời hạn sử dụng, nên sẽ đảm bảo về vệ sinh, môi trường. Và sau đó đưa ra giải pháp xử lý các chất phế thải như xử lý nước thải, chất thải rắn, khống chế ô nhiễm không khí.. - Nước thải trên bờ: Gồm có nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. + Nước thải sinh hoạt: Lượng và mức gây ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào nhà máy và lượng công nhân. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm trong nước thải là các hợp chất hữu cơ, các muối dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh. Biện pháp xử lý cho nước thải được thực hiện như sau:. + Nước thải sản xuất là nước dùng là mát khuôn nên không chứa dầu và chất ô nhiễm, nên nước chuyển đến bể chứa nước thải và ra sông. Chất thải rắn:. Các nguồn chất thải rắn trong nhà máy bao gồm:. + Rác phế liệu trong các phân xưởng. + Rác thải trong sinh hoạt công nhân tại Nhà máy + Cặn lắng tại các hệ thống xử lý nước thải Khống chế ô nhiễm không khí:. Để hạn chế mức tiếng ồn rung động, bụi từ không khí trong nhà máy và khi khai thác. Sơ bộ chọn biện pháp như sau:. + Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo hành đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật tất cả các máy móc tại nhà máy. + Những nơi phát ra tiếng ồn như các khu vực thổi chai, chạy máy phát điện, nén khí.. Phải xây dựng tường bao cách âm. + Hệ thống đường bãi nhà máy và đi lại trong nhà máy phải rải nhựa, đổ bê tông. d) Xác định công suất của dự án.
Dự án sản xuất bình chứa khí nén bằng vật liệu composite được xếp vào loại cần yêu cầu công nghệ - kỹ thuật cao, bước đầu chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn linh kiện và nguyên liệu. Căn cứ vào những phân tích về thị trường giá cả của các nhà sản xuất trên thế giới, chúng tôi xây dựng mức giá như sau:. Phù hợp với phương thức qui trình sản xuất và phương thức bán hàng, nhu cầu tính toán dựa trên cơ sở: Dự trữ tiền mặt, trả trước cho người bán, phải thu thương mại, trả trước cho người bán, tồn kho NVL chính, hàng mua đang đi trên đường, tài sản lưu động khác.. Theo đó nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất sẽ tăng trưởng cùng với tăng trưởng về sản lượng. Dự tính nhu cầu về vốn lưu động cho dự án chiếm 20% tổng doanh thu mỗi năm khi dự án đi vào hoạt động. b) Nguồn vốn đầu tư. Đây cũng là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với dự án đầu tư. Việc xác định nguồn vốn đầu tư của dự án phải căn cứ vào việc huy động vốn tự có của Chủ đầu tư, các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác. Đối với dự án này thì nguồn vốn đầu tư huy động không kể vốn lưu động mà cán bộ lập dự án đưa ra là:. Nhìn chung, việc đưa ra tỷ lệ trên chưa được hợp lý, vì chênh lệch khá lớn giữa vốn tự có của Công ty và nguồn vốn vay. Do đó, khó đảm bảo khả năng trả nợ. Đối với nguồn vốn lưu động thì được dự kiến như sau: Vốn lưu động cho dự án được dự kiến vay ngắn hạn tại các ngân hàng Thương mại trong nước phù hợp với nhu cầu phát sinh, mức lãi suất tối đa dự kiến là 1.05% tháng. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng dành một khoản vốn tự có hoặc vay dài hạn để dùng làm vốn lưu động và để tránh sự thiếu hụt ngoại tệ cũng như đảm bảo việc duy trì hoạt động sản xuất. c) Phân tích thu nhập- chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản. Tuy nhiên, trong khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, cán bộ lập dự án mới chỉ tính toán các chỉ tiêu như NPV, IRR, T còn các chỉ tiêu quan trọng khác không được tính toán đến đó là các chỉ tiêu đánh giá độ an toàn về mặt tài chính…Bên cạnh đó, cán bộ lập dự án chưa áp dụng phương pháp lựa chọn dự án trong trường hợp có rủi ro như phương pháp phân tích độ nhạy…do các biến số giá cả, lãi suất, tỷ giá…thường xuyên thay đổi theo những chiều hướng khác nhau rất khó dự báo.
Chỉ tiêu NPV phản ánh mức thu nhập ròng của dự án; IRR cao hơn mức lãi suất chiết khấu và mức ngoại tệ thực tế trên thị trường. Như vậy, trong nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite đã thực hiện đúng trình tự phân tích.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách nghiên cứu và phát triển - Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách bán hàng và dịch vụ - Phòng hành chính, nhân sự: Dự kiến 4 người. - Các văn phòng đại diện kiêm trạm bảo hành: dự kiến mở 2 văn phòng đại diện mỗi nơi 4người và cán bộ kỹ thuật.
Phương pháp lập dự án: Hiện tại Công ty áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để soạn thảo dự án như phương pháp dự báo, phương pháp dựa vào dự án tương tự, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính dự án, sử dụng phần mềm project, phương pháp so sánh…các phương pháp được áp dụng khá linh hoạt phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho chất lượng của dự án ngày càng được nâng cao. Phương pháp lập dự án: Như đã đề cập ở phần trên, mặc dù công ty đã áp dụng các phương pháp khác nhau để lập dự án nhưng có một số dự án áp dụng chưa đúng và đa số không tiến hành phân tích dự án trong trường hợp có rủi ro như phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp toán xác suất…Hầu hết các dự án đều không nói đến nội dung này trong lập dự án.
Cần đề ra một quy định tiêu chuẩn ngoại ngữ và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tin học tại Công ty là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ công nhân viên kể cả cán bộ lãnh đạo, coi đó là một chỉ tiêu để xem xét việc nâng bậc lương định kỳ hàng năm.+ Bên cạnh đó, Công ty tăng cường hơn nữa việc đưa một số cán bộ qua nước ngoài đào tạo để nâng cao trình độ, liên tục tổ chức các cuộc thi để kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để có thể bố trí công việc, giải quyết các chế độ đãi ngộ cũng như có các kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Hiện nay, tại công ty các máy móc thiết bị để phục vụ cho công tác lập dự án được trang bị khá đầy đủ gồm có các máy tính nối mạng Internet, mạng nội bộ, máy in, máy phô tô, điện thoại cố định giữa các phòng ban, máy fax… Tuy nhiên, các nhân viên trong phòng phát triển dự án vẫn phải tư trang bị máy tính xách tay, điện thoại di động để phục vụ cho công việc của mình.