1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG CÔNG cụ KINH tế TRONG LĨNH vực QUẢN lí CHẤT THẢI rắn

30 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 317,91 KB

Nội dung

Giới thiệu:Trong lĩnh vực quản lí môi trường nói chung và quản lí chất thải rắn nói riêng ,một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môitrường cao nhất ; bao

Trang 1

NHỮNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN

Trang 2

Giới thiệu:

Trong lĩnh vực quản lí môi trường nói chung và quản lí chất thải rắn nói riêng ,một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môitrường cao nhất ; bao gồm các công cụ quản lí kĩ thuật và các công cụ quản líhành chính…

Trên đây là mô hình quản lí kĩ thuật chất thải rắn đô thị đang được áp dụng Tuynhiên , để nâng cao hiệu quả quản lí chất thải rắn , ngoài biện pháp kĩ thuật nhưtrên , những nhà quản lí , những nhà hoạch định chính sách còn đề xuất sửdụng nhiều biện pháp quản lí khác

Các tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này là phương pháp “Ra lệnh và kiểmsoát” (CAC)- tức là người ta tính toán và định ra những tiêu chuẩn cụ thể vào đó, rồi buộc những người gây ô nhiễm phải xả thải dưới mức tiêu chuẩn cho phép.Nộp phạt là hình thức mà người gây ô nhiễm phải “trả giá” cho những hành viphát thải vượt quá mức tiêu chuẩn của mình

Tuy nhiên,khoản phạt bao nhiêu là hợp lí ,là đủ để răn đe ? điều đó còn phải bàncải nhiều bởi trên thực tế , các khoản phạt hiện nay cho những hành vi gây ô

Nguồn phát sinh

Tái sử dụng, Tái chế và xử lý

Trang 3

nhiễm còn quá thấp , thấp đến nỗi mà người gây ô nhiễm chấp nhận nộp phạthơn là trang bị những công cụ khống chế ô nhiễm Bên cạnh đó cách tiếp cậnCAC không ra những động lực khuyến khích người gây ô nhiễm cải thiện hành

vi , cải tiến công nghệ , chủ động hơn trong các vấn đề quản lí môi trường Nhằm hỗ trợ công tác quản lí thải môi trường nói chung và quản lí chất thải rắnnói riêng , các công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng Trong lĩnh vực quản

lí chất thải rắn , có hơn 90 công cụ kinh tế được nhận dạng Các công cụ nàyđược phân thành 3 nhóm chính :

_Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu

_Nhóm công cụ kích thích sự đầu tư

_Nhóm công cụ là thay đổi hành vi

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về từng nhóm công cụ và một số ví dụ điểnhình về áp dụng các công cụ này trên thế giới :

I.Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu

Dựa vào tên của những công cụ này ,chúng ta có thể phần nào hình dungđược chức năng của nó – đó chính là những công cụ kinh tế được áp dụng đểtạo ra nguồn thu cho mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường hoặc được sửdụng cho mục đích khác

Nguồn thu được tao ra thông qua 3 phương tiện chính :

_Phí : Phí chất thải , phí thu gom chất thải , phí ô nhiễm , phí người sử dụng ,

_Thuế: Thuế bất động sản , thuế thu nhập , thuế GTGT,…

_Quỹ : từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

1.Các loại phí

Trang 4

Các loại phí được áp dụng trong lĩnh vực này bao gồm phí phát sinh chấtthải , phí thu gom chất thải , phí ô nhiễm … ở đây một loại phí đáng chú ýtrong lĩnh vực quản lí chất thải rắn là phí người sử dụng

Phí người sử dụng được chia làm 2 loại ( tùy vào sở thích áp dụng của từngquốc gia ):

_Phí người sử dụng có tỷ lệ thay đổi được – dựa trên mỗi đơn vị chất thải

_Phí người sử dụng cố định (ấn định trên mỗi hộ gia đình )

Đối với những hộ gia đình giàu , sự chênh lệch về phí không phải là vấn

đề đáng quan tâm đối với họ Tuy nhiên , đối với những gia đình có thu nhậpthấp , việc định ra phí người sử dụng để khuyến khích hoạt động tái chế , ngăncản phát sinh chất thải nhưng đồng thời không dẫn đến sự đổ thải bất hợp pháp

là một vấn đề hết sức khó khăn

Điều thú vị có thể nhận thấy ở đây là phí người sử dụng được xem như làmột loại phí mang tính chất áng chừng Nghĩa là một mức phí được đặt rathông qua việc án chừng về tỷ lệ phát sinh chất thải nào đó cũng như nhu cầudịch vụ chất thải rắn Người phát sinh chất thải phải trả một khoản phí ángchừng này , khoản phí này có thể được giảm nếu người phát sinh chất thải đủ cơ

sở để chứng minh rằng gánh nặng môi trường mà họ có thể gây ra thấp hơnkhoản phí đó

Ví dụ ở Thành phố Hồ Chí Minh các hộ gia đình nhà mặt tiền đường sẽphải đóng 15.000 đồng mỗi tháng, trong hẻm 10.000 đồng một tháng Cơ sởkinh doanh nhỏ, trường học, cơ quan hành chính, sự nghiệp, có khối lượng chấtthải rắn phát sinh dưới 250 kg một tháng sẽ chịu mức 60.000 đồng, từ 250 đến

420 kg chất thải rắn phải trả 110.000 đồng

Các khu vực có lượng rác phát sinh từ 420 kg trở lên sẽ chịu mức phí176.800 đồng Những hộ nghèo có mã số sẽ được miễn thu phí

Trang 5

Mức thu này áp dụng với các loại chất thải rắn thông thường (tức khôngphải là chất thải nguy hại như: pin, acquy, bóng đèn )

Đây được xem như quyết định mạnh tay của UBND TP HCM trong việctạo ý thức cho người dân giữ gìn vệ sinh môi trường Trước đây, người dân chỉphải trả khoảng 5.000-10.000 mỗi tháng tiền thu nhặt rác, không phân loại rác

và đóng cho những người lấy rác dân lập

Bình quân mỗi năm, thành phố phải chi khoảng 800 đến 1.000 tỷ đồngcho công tác thu gom và xử lý rác

2.Các loại thuế

Các loại thuế sử dụng trong lĩnh vực này bao gồm thuế bất động sản, thuếthu nhập với một tỷ lệ hợp lý nào đó, thuế ô nhiễm thuế đánh vào sản phẩm… ởđây một loại thuế đáng chú ý là “ thuế xanh “ (Green tax) được thiết kế để anhhưởng lên việc tiêu thụ sản phẩm , phát sinh chất thải , tái sử dụng – tái chế chấtthải và các hành vi gây ô nhiễm khác

Columbia , Brazil và Venezuela thực hiện một loại thuế lên gỗ Điều nàydẫn đến kết quả từ hoạt động khai thác và chế biến gỗ giảm , đồng thời khuyếnkhích những hoạt động tái chế liên quan đến gỗ

Brazil điều chỉnh tỷ lệ đóng góp về nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng đểcấp vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường

Một trong những vấn đề lớn nhất phát sinh từ việc sử túi nylon Nhữngtúi này ít khả năng tái chế ,dễ dàng bị gió thổi tại những vị trí đỗ thải Chínhphủ Ailen đặt một mức thuế cao lên những túi này vào năm 2002 , kết quả làmgiảm 90% tiêu dùng Một vài thành phố ở Bangladesh và Ấn Độ đã cấm phânphối những túi này ở các nơi mua sắm

Trang 6

Một vài thuế sinh thái đánh vào những sản phẩm hoặc bao bì vì mục đíchtái chế Đối với những sản phẩm có dán nhãn sinh thái mà biểu thị sự tái chếhoặc tái sử dụng thì được giảm thuế , chẳng hạn những sản phẩm giải khátđóng trong chai thủy tinh

Năm 1999 Đan Mạch đánh thuế sinh thái lên một chuỗi đối tương có ảnhhưởng đến môi trường đáng kể , bao gồm thuốc trừ sâu , phân bón vỏ xe , dầuthải

Ở Estonia và Hungary ,các công ty được giảm các loại thuế sinh thái vềbao gói khác nếu họ có thể chứng minh dược rằng bao gói được thu gom , tái

sử dụng và tái chế hoặc thông qua hoàn trả lại qua một quy trình tái chế đượcđăng kí

các thuế sinh thái đối với bao bì không phải là lon nước giải khát được dựa trêntrọng lượng Các công ty có thể làm giảm chi phí thuế của họ nếu họ làm giảmtrọng lượng bao gói

việc đánh thuế sinh thái về bao bì được áp dụng cho những bao gói được làm ừnhững vật liệu tái chế Ví dụ như bao gói được làm từ giấy đã tái chế hoặc thùngcaton được đánh thuế thấp hơn

Một công cụ khác là thuế ô nhiễm Trước đây , thuế ô nhiễm được ápdụng với mong muốn hạn chế ô nhiễm thông qua việc trang bị các công cụ kiểmsoát ô nhiễm hoặc thông qua việc giảm công suất sản xuất Tuy nhiên , phầnlớn những quốc gia trong khối OECD (Organisation Co-operation andDevelopment )đã nhận thấy rằng , việc cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp phính phủ chohoạt động sản xuất năng lượng sẽ dẫn đến kết quả giảm ô nhiễm nhiều hơn là sửdụng thuế ô nhiễm Anh , Bỉ , Bồ Đào Nha đã bỏ trợ cấp cho hoạt động sản xuấtthan

Trang 7

*Công dụng của công cụ thuế:

Được sử dụng chủ yếu để điểu chỉnh hành vi của doanh nghiệp, vì khiđánh thuế thì nhà doanh nghiệp ngoài việc đóng tiền thuế còn phải chi ra một sốtiền để giảm thải, như vậy số tiền nhà doanh nghiệp phải chi ra là rất lớn nênđiều đó làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhà doanh nghiệp làm giảm lượngchất thải xuống

Ngoài công dụng trên thuế còn giúp tạo nguồn thu cho chính phủ

3 Những loại quỹ

Những loại quỹ có ảnh hưởng đến hoạt động môi trường Nguồn quỹ này

có thể được hỗ trợ bởi các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

Như vậy ,những nguồn thu từ những công cụ kinh tế vừa trình bày ở trên chothấy rằng thu nhiều hơn là cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho việc cải thiện cácvấn đề chất thải rắn và ảnh hưởng tới hành vi người phát thải

II Nhóm công cụ kích thích đầu tư :

Các công cụ kích thích đầu tư có thể thông qua :

Trang 8

Rõ rang, giảm trọng lượng sản phẩm/bao bì sẽ trực tiếp làm giảm chất

thải từ quá trình sản xuất và gián tiếp làm giảm chất thải từ việc tiêu thụ Chi

phí đổ thải/phí chon lấp là một trong những động lực dẫn đến việc giảm thiểu

chất thải Việc giảm thiểu có thể thực hiện thông qua việc làm nhẹ, thay thế vậtliệu, tái chế-tái sử dụng, làm compost,…

Coca-Cola giảm trọng lượng những lon soda khoảng 41%

Federal Express giảm trọng lựợng những bao thư khoảng 40%

Chôn lấp luôn là phương pháp thải bỏ chất thải với giá thành thấp nhất( 50% cho việc làm compost, 10-20% cho việc chuyển hóa chất thải thành nănglượng) Pháp,Ý,Anh,Hà Lan áp dụng phương pháp chon lấp Từ năm 1993, chiphí chon lấp ở Pháp đã được dành riêng cho quỷ quốc gia nhằm xúc tiến cáchtân phương tiện xử lý chất thải, cung cấp ngân sách cho việc nâng câp bãi chonlấp và đối phó tại khu vực bị ô nhiễm

Khi chính phủ cho phép “kinh doanh” chất thải, một thị trường chất thảiđược hình thành Đó là cách thức mà một công ty có thể mua những khoản tiếtkiệm phát thải của một công ty khác Công cụ kinh tế được sử dụng trong

trường hợp này có thể gọi là “giấy phép kinh doanh chất thải” (quota chất

thải) Rõ rang công cụ kinh tế loại này kích thích người sản xuất đầu tư đổi mới

công nghệ sản xuất, trang bị các phương tiện kiểm soát ô nhiễm Điều nàydẫn đến những kết quả rất khả quan trong công tác quản lý môi trường

Ngoài những hình thức trên, công cụ kinh tế kích thích đầu tư còn bao

gồm những chính sách, các thủ tục khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, xây

dựng, sở hữu, vận hành những phương tiện xử lý chất thải rắn đồng thời nângcao tính cạnh tranh về những hợp đồng dịch vụ chất thải rắn

Trang 9

Thái Lan giảm thuế cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn Điều này đã giới hạn được rủi ro về đầu tư, đồng nghĩa với việc khuyến khíchkhu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ này.

Sekondia-Takaradi (Ghana), Islamabad (Pakistan) cho phép thuê phươngtiện vận chuyển chất thải rắn của thành phố để khu vực tư nhân đi vào kinhdoạnh khu vực dịch vụ chất thải rắn mà không phải đầu tư đáng kể

Hàn Quốc tiến hành xây dựng một khuôn mẫu đầu tiên của chính phủ vềnhà máy xử lý chất thải gây hại, đồng thời cấp giấy phép cho khu vực tư nhânxây dựng những nhà máy tương tự có tính cạnh tranh và có thể đối chiếu hiệuquả được Sau đó yêu cầu tất cả các ngành công nghiệp đem chất thải nguy hạicủa họ đến nơi xử lý đã được đăng ký Trong nhiều năm, hình thành một môitrường có tính cạnh tranh cao về hoạt động xử lý chất thải nguy hại giữa khuvực tư nhân và các nhà máy xử lý được đầu tư bởi chính phủ

Bên cạnh đó, những luật nghiêm khắc đòi hỏi việc đổ thải chất thải rắn

an toàn có thể tạo ra sư kích thích mạnh mẽ cho việc đầu tư vào hoạt động dịch

vụ đổ thải từ khu vưc tư nhân

Năm 1999, tòa án tối cao Ấn Độ thông qua những luật nghiêm khắc đòihỏi chất hữu cơ phải được làm compost, tất cả những chất khác phải được táichế-tái sử dụng hoặc chon lấp tại bãi chon lấp hợp vệ sinh Những luật này gắnliền với những cam kết bắt buộc thực hiện đã khuyến khích khu vực tư nhân đầu

tư đáng kể trong việc xử lý chất thải rắn theo phương pháp sinh học , làm phâncompost, thu hồi nhiên liệu phát sinh và những phương pháp đổ thải/xử lý chấtthải khác

Trang 10

III Những công cụ thay đổi hành vi

(Có thể bảo gồm các công cụ sau)

o Biện pháp giáo dục, những chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng có mụctiêu

o Ký quỹ - hoàn trả (deposit – refund)

o Hệ thống hoàn trả nhà sản xuất (take – back)

o Phạt vi cảnh, phạt dân sự

o Hệ thống chất thải rõ ràng

o Luật có trách nhiệm pháp lý cao

o Danh sách đen những người gây ô nhiễm…

Chúng ta biết rằng, một thành phố không thể sạnh nếu người dân không hợptác với các dịch CTR được cung cấp Nếu người ta vứt rác hoặc những túi chứarác ra lề đường một cách mất trật tự hoặc không đúng thời điểm thu gom thìthành phố vẫn trông dơ bẩn, nhếch nhác bất chấp hệ thống thu gom CTR đượctrang bị đầy đủ

Biện pháp chính trong nhóm công cụ này là giáo dục, bao gồm cả những

chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có mục tiêu.

Công cụ ký quỹ hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take

back) là những động cơ làm giảm phát sinh chất thải và tăng cường tái chế.Phần lớn những hệ thống ký quỹ hoàn trả là tự nguyện, hình thức phổ biếnnhất, mềm mỏng nhất là việc trả lại những chai và lon nước giải khát sau khi sửdụng Tuy nhiên cũng cần có những hệ thống ký quỹ - hoàn trả bắt buộc đối với

sự tồn tại cảu những chất thải nguy hại đặc biệt Mexico không cho phép bánmột bình acquy xe hơi mới trừ khi cái cũ được trả lại

Hệ thống take – back được tập trung trước tiên vào việc tái chế bao gói

Trang 11

Năm 1991, luật đóng gói của Đức ra đời, yêu cầu nhà sản xuất thu hồi và táichế những phần được xác định của bao gói, sau đó nộp lại những báo cáo đểchứng minh những mục tiêu của họ đã được đáp ứng Các nhà sản xuất ở Đức

có thể tránh được việc tự mình thu hồi và tái chế bao gói chỉ khi họ đảm bảorằng có những cơ sở tái chế hợp pháp thu gom và tái chế bao gói của họ - thôngqua việc đặt nhãn hiệu Green - Dot trên sản phẩm Đối với những công ty nướcngoài muốn đưa sản phẩm của họ vào thị trường nước Đức thì hoặc là họ sẽnhận lại những bao bì và trả một mức phí thu gom, vận chuyển cao hoặc là họ

có thể giao cho một công ty nào đó của Đức đóng gói sản phẩm của họ với chiphí cao hơn mức cần thiết

Hiện nay, hệ thống take – back còn được áp dụng cho các sản phẩm điện tử,

xe ô tô, dầu nhớt thải, sơn thải, dung môi, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, lonnước giải khats, dược phẩm, chất lỏng dễ cháy,…

Ký quỹ hoàn trả cho những lon nước giả khát là tự nguyện và tính trên mỗiđơn vị sản phẩm Phí đơn vị của chúng không dựa trên trọng lượng mà dựa trênthể tích chất lỏng chứa được và chất liệu làm nên vật chứa đó Ở Bỉ, những nhàsản xuất nước giản khát nào không có những lon, chai có thể tái sử dụng lại sẽphải trả một khoản thuế sinh thái Ở Mỹ, tất cả những lon nước giải khát bántrên thị trường đòi hỏi có một hệ thống thu hồi và trả quỹ Phần lớn các bangnày cũng yêu cầu các nhà phân phối trả khoảng 20% giá trị của những lon chứanhư một phí xử lý

Các công cụ khác được xem như phí động cơ chống lại ô nhiễm, bao gồmcác khoản phại vi cảnh, phạt dân sự cho những người gây ô nhiễm; những luật

có trách nhiệm pháp lý cao đối với những hành vi hủy hoại môi trường; những

hệ thống chất thải rõ ràng; danh sách đen những người gây ô nhiễm

Áp dụng những luật có trách nhiệm pháp lý cao đối với những hủy hoại

môi trường, chẳng hạn đối với phí chôn lấp, nhằm thúc đẩy giảm bớt việc đồ bỏ

Trang 12

chất thải, sự cảnh giác, kiểm soát và hệ thống cưỡng chế có liên quan đến việc

đổ rác bất hợp pháp cần phải đặc biệt chú trọng Trong khoảng một thập niên,

sụ khác biệt về phí đổ rác ra bãi chôn lấp dẫn đến sự vận chuyển chất thải từbang này sang bang khác ở Mỹ và thập chí còn xuất khẩu sang Canada

Hệ thống chất thải riêng biệt rõ ràng được áp dụng nhiều đối với CTR các

loại Bởi vì đặc tính độc hại nên nhiều loại chất thải bị cấm chôn lấp tùy vàoquy định ở mỗi Bang của Mỹ Bắc Carolina cấm acquy chì – acid, lon đồ uống,

vỏ xe, dầu mỡ, rác cống rãnh, rác vườn,… Nam Dakota cấm acquy chì – acid,dầu máy móc, thùng nhựa cứng, thủy tinh và thùng kim loại, hộp có gấp nếp, túigiấy, rác vườn

Danh sách đen những người gây ô nhiễm đã gây áp lực đáng kể đối với họ

để thực hiện cải thiện môi trường Những danh sách như vậy khuyến khíchngười tiêu dung tẩy chay những công ty gây ô nhiễm – nó đồng nghĩa với việckhuyến khích nhà sản xuất quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường chứ khôngchỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế Ngân hàng thế giới đã xuất bản một danhsách đen, cập nhật hàng năm tên các công ty trong nước và đa quốc gia có liênquan đến những giao dịch thương mại “sai lạc”, mờ ám hoặc có các hoạt độnggây ô nhiễm môi trường Các danh sách này được đăng trên internet, phươngtiện tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng thời đại hiện nay

Tóm lại:

Ở một số quốc gia Châu Âu, không phải tất cả tiền được tạo ra thông quacông cụ kinh tế là cần cho mục đích cải thiện môi trường Sự gia tăng thuế sinhthái đang được thiết lập ở một mức độ cao nhằm ngăn cản sự phát sinh chất thải

và sự ô nhiễm; nguồn thu thặng dư hiện đang được sử dụng nhằm giảm nhữngthứ thuế khác

Trang 13

Ở Anh, ngồn thặng dư từ thuế chất thải và thuế năng lượng được sử dụng dểgiảm bớt phần đóng góp cho bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phảitrả.

Nguồn thu từ thuế CO2 của Ý được chia 60% cho bảo hiểm xã hội, 31% chohoạt động bồi thường và 9% cho tiết kiệm năng lượng và cải thiện môi trường.Ngiên cứu của Ngân hàng thế giới về những công cụ kinh tế được áp dụng ở

Mỹ La Tinh đã kết luận rằng: mặc dù chúng ta có thể cải thiện việc quản lý môitrường, song chúng chỉ đơn thuần đòi hỏi nhu cầu quản lý cao và không chothấy sự giải quyết nhanh chóng những vấn đề có liên quan đến công cụ CACtruyền thống

IV Tiêu chuẩn lựa chọn công cụ

Việc thiết lập những công cụ kinh tế đồi hỏi nghiên cứu cẩn thận Bởi vì nhữngcông cụ này được hiểu như là phương tiện tác động đến đầu tư , hành vi vànhững áp lực thị trường , chúng cũng có thể tác động ngược lại lên thương mạihoặc sự cạnh tranh giữa các bang hay các quốc gia

Thông qua việc xem xét các công cụ kinh tế khác nhau , những tiêu chuẩn đánhgiá sau được đề nghị :

_Hiệu quả môi trường : phải đạt được sự cải thiện môi trường như mong muốn ,chẳng hạn giảm phát thải , tăng hiệu quả tái chế , giảm khí thải từ hoạt động vậnchuyển và chon lắp,…

_Hiệu quả kinh tế : tạo ra sự khuyến khích đầu tư đối với công nghệ trong việcgiảm chi phí kiểm soát ô nhiễm

_Hiệu quả chi phí hành chính : phù hợp với mức độ sẵn có và khả thi về nănglực cũng như kĩ năng thi hành , giám sát

Trang 14

_Lợi tức của các nguồn thu : các nguồn thu được tao ra có thể được áp dụngnhằm vào những mục tiêu môi trường và đủ để tạo ra sự cải thiện tương đối rõràng.

_Tính dễ ứng dụng và khả năng tái tạo : các chi phí cũng như các nguồn thu cóliên quan tương đối dễ đánh giá ; tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc ứngdụng các công cụ mới

_Sự chấp nhận : cộng đồng và những ngành công nghiệp có liên quan chấp nhậncông cụ như một phương tiện để sự cải thiện môi trường đạt hiệu quả về chi phí

mà không có sự cạnh tranh hoặc những tác động về việc làm , thu nhập vàthương mại mang tính bất lợi

_Những tác động phân phối : cân nhắc khả năng phát sinh sự chênh lệch trongphân phối (sự không công bằng trong việc áp dụng đối với các nhóm đối tượngkhác nhau hoặc triển khai ở những địa phương khác nhau )

_Sự tăng trưởng phát triển kinh tế : cung cấp môi trường duy trì sự cạnh tranhthương mại , khuyến khích phát triển công nghiệp và tạo ra công ăn việc làm

V Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

1.Nhật Bản

a.Cơ cấu tổ chức

Trang 15

Bộ môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lí chất thải và táichế có nhiệm vụ quản lí sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng và táichế ,sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quanđiểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tàinguyên thiên nhiên

Ngoài ra có 7 văn phòng môi trường tại các địa phương, giống như các chinhánh của Bô môi trường có nhiệm vụ:

-Quản lý chất thải rắn và tái chế

-Quản lý việc bảo tồn môi trường

-Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên

-Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã

b.Hoạt động

Ban hành các bộ luật về quản lý rác thải và tái chế

Bộ môi trường

Sở tài nguyên

và môi trường Đơn vị quản lí chất thải

Phòng hoạch định chính sác

Phòng quản

lí chất thải công nghiệp

Ngày đăng: 18/05/2016, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w