MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tuyên truyền 1.1.1. Lịch sử và khái niệm tuyên truyền Con người nhỏ bé hơn nhiều loài, cũng không mạnh mẽ hơn so với các giống muông thú. Tuy nhiên, họ vẫn là chủ nhân của hành tinh xanh này, bởi họ có trí khôn và tư tưởng. Trong xã hội tiên tiến mà nhân loại xây dựng nên, hoạt động phức tạp, khó khăn nhất chính là hoạt động có liên quan đến đời sống tinh thần của con người; bởi nó diễn ra ngay trong bộ óc thông minh đã đưa chúng ta có được vị thế thống trị đối với vạn vật trên trái đất như ngày hôm nay. Và công tác tuyên truyền chính là một hoạt động như thế. Lật lại lịch sử, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện lần đầu cách đây khoảng hơn 400 năm với ý nghĩa là truyền giáo, được nhà thờ La Mã sử dụng để thuyết phục, lôi kéo những người khác tin theo đạo Ki tô. Tuy nhiên, hoạt động này đã tồn tại từ rất xa xưa, khi chưa có phương tiện ghi lại hoạt động ngôn ngữ, con người dựa vào trí nhớ của mình để lưu giữ, truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên và lao động sản xuất. Rồi hình thức đơn giản của chữ viết ra đời vào khoảng thiên niên kỉ thứ 4 trước Công nguyên do người Sumeren ở vùng Lưỡng Hà sáng tạo nên, và hệ thống chữ cái hình thành (khoảng thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên), từ đó chữ viết trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho ngôn ngữ trong truyền thông xã hội. Sau sự ra đời của khoa hùng biện (giữa thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên), kĩ thuật in và sách (cuối thế kỉ 2 trước Công nguyên), thì đến cuối thế kỉ 16 đầu thế kỉ 17, một loại phương tiện tuyên truyền của xã hội hiện đại cũng xuất hiện, đó là báo chí. Kể từ ấy, thời kì phát triển rực rỡ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã được mở ra, với sự có mặt của báo phát thanh khoảng thập niên thứ 2 (thế kỉ 20), báo truyền hình và chiếc máy tính đầu tiên (cùng năm 1927 tại Mĩ). Ở Việt Nam, theo dòng lịch sử dân tộc, cha ông ta cũng đã biết vận dụng rất nhiều cách thức tuyên truyền để phục vụ cho công cuộc dựng nước và giữ nước. Tiêu biểu như dùng phương tiện trực quan là lấy mỡ lợn viết trên lá cây: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” để tập hợp nhân dân đi theo ngọn cờ khởi nghĩa do Lê Lợi dựng nên, đánh đuổi sự xâm lược của quân Thanh. Hay vào năm 1076, trên phòng tuyến sông Như Nguyệt chống quân Tống, Lí Thường Kiệt cử người đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” nhằm gây hoang mang cho địch, đồng thời cổ vũ tinh thần binh sĩ bên ta. Đặc biệt ngày 181930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 18” nhân dịp kỷ niệm ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình... Từ đó, ngày 18 trở thành ngày truyền thống thiêng liêng của ngành Tuyên giáo, của những người làm công tác tuyên truyền những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, luôn đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi đế quốc Mĩ, thực dân Pháp và cả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Cũng như nhiều phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng khác, xung quanh khái niệm “tuyên truyền” luôn nảy sinh những ý kiến, tranh luận sôi nổi. Theo R.A.Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính như một dạng truyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ, ý kiến và hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư tưởng, chính trị hay thương mại thông qua việc truyền thông điệp một chiều, được kiểm soát trên các phương tiện truyền thông 21. Từ điển điện tử Lạc Việt đưa ra khái niệm đơn giản tuyên truyền là: “Tác động vào ý nghĩ, dư luận để thuyết phục mọi người ủng hộ, làm theo” 22. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Người chỉ ra: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm” 11, Tr.1. Còn theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô thì tuyên truyền có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng, là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật… nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng 11, Tr.1. Theo nghĩa hẹp, là sự truyền bá những quan điểm lí luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích, thế giới quan ấy; đây chính là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng 11, Tr. 11.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, ngày 07/12/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trên báo “Tấc đất” số đầu tiên là: “Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc) Dân muốn ăn no phải giồng giọt cho nhiều Nước muốn giầu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng” Lâu
nay, vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn đã được Đảng, Nhà nước ta quantâm, chú trọng đặc biệt, với nhiều chủ trương, quyết sách thiết thực, có ý nghĩavới người dân ở nông thôn Đó là những chương trình và các cuộc vận động như:Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm, Chươngtrình 62 huyện nghèo, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
Dự án 5 triệu ha rừng… Mỗi chính sách đều tác động đến một hoặc một số khíacạnh của nông thôn, nhưng chưa chính sách nào có mục tiêu tập trung xây dựngđồng bộ địa bàn này
Trước thực tế bức xúc đó, kể từ năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương cùngvới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bắt đầu triển khai xây dựng mô
hình “Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá” tại 218 xã điểm trên cả nước Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực
đảm bảo nên hầu hết các mô hình này đều không có tính khả thi Đến năm 2007,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cho thí điểm “Đề án xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản” theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng
đồng làm chủ; nhưng vì chưa xác định được bước đi rõ ràng và tiêu chí cụ thể nênkết quả của đề án này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Đặc biệt là sau Nghị
quyết số 26-NQ/TƯ "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Ðảng lần thứ 7 thông qua và Quyết định số 491/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (gồm 19tiêu chí) ngày 16/04/2009, thì vấn đề phát triển toàn diện nông thôn mới thực sự
Trang 2được quan tâm một cách tổng thể nhất Có thể nói đây chính là những chính sách
“vực dậy” cả khu vực này, trở thành cơ sở để chỉ đạo việc thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 sẽ đượctiến hành ở tất cả các địa phương trên phạm vi toàn quốc
Nhắc tới nông nghiệp - nông thôn thì không thể không nhắc tới Thái
Bình - “Quê hương 5 tấn” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Thái
Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, với tổng diện tích mặt bằng tương đương154.654 ha, trong đó có khoảng 106.000 ha đất canh tác nông nghiệp; dân số trên1,8 triệu người, mà 86% số đó sống ở nông thôn Những năm qua, khu vực này củatỉnh đã có bước phát triển đáng kể Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông thôn Thái Bình còn vướng mắc nhiều tồn tại
từ quy hoạch, hình thức tổ chức sản xuất, đời sống văn hóa, chính trị… Nhằm khắcphục những hạn chế đó, thực hiện sự chỉ đạo, định hướng của Trung ương; các cấp ủyĐảng, Chính quyền trong tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, chính sách
hướng về nông thôn Trong đó, tiêu biểu nhất là đề án “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2012” ngày 02/04/2011 đã được
phê duyệt và xúc tiến thực hiện trên địa bàn tỉnh
Xây dựng nông thôn mới không phải công việc riêng của các cấp ủy Đảnghay Chính quyền, mà nó còn cần sự vào cuộc, chung sức của tất cả nhân dân, bởi
họ chính là những người sẽ thụ hưởng toàn bộ lợi ích mà Chương trình này đemlại Do đó, công tác tuyên truyền cho người dân hiểu, tự giác và tích cực tham gia,làm theo mục tiêu của Chương trình được coi là một biện pháp hữu hiệu, khả thi,
một trong những “chìa khóa vạn năng” đảm bảo sự thành công của quá trình xây
dựng nông thôn mới
Vì tất cả những lí do trên, là một người con của Thái Bình, với mong muốngóp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng quê hương ngày một giàu
đẹp, phát triển hơn; tác giả quyết định chọn đề tài: “Tuyên truyền xây dựng
Trang 3nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của
mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề thời sự, chỉ được các tác giả trong
và ngoài nước để tâm, nhắc tới trong vài năm gần đây Đặc biệt là việc tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới tại một địa phương cụ thể như Thái Bình thì lạicàng thiếu những nghiên cứu sâu sắc, cặn kẽ Tuy nhiên thời gian qua, ở nhiều tàiliệu, sách báo, đề tài…thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng có đề cập tới nhữngkiến thức liên quan trực tiếp với nội dung của chủ đề này
Đối với công tác tuyên truyền có một số nghiên cứu:
“Giáo trình Nguyên lí tuyên truyền” của Khoa Tuyên truyền, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, năm 2006 Trong giáo trình đã đề cập đến những vấn đềchung của công tác tuyên truyền, các lĩnh vực, phương tiện tuyên truyền, cũngnhư sự lãnh đạo của Đảng và vấn đề đổi mới đối với công tác tuyên truyền ở đấtnước ta trong giai đoạn hiện nay
Luận án Tiến sĩ Tâm lí học về “Nghiên cứu kĩ năng tuyên truyền của cán
bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội Nhân dân Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hoàng
Lân, Học viện Chính trị quân sự, năm 2008 Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn kinh nghiệm tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sởQuân đội Nhân dân Việt Nam Trên cơ sở đó phân tích thực trạng một số kinhnghiệm tuyên truyền cơ bản của cán bộ chính trị và đề xuất các biện pháp nhằmnâng cao kinh nghiệm tuyên truyền của cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở ởQuân đội Nhân dân Việt Nam
“Phương pháp tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng trong quần
chúng” của Lê Duẩn, Nxb Sự Thật, năm 1955 Nội dung cuốn sách nhấn mạnh
đến nghệ thuật tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng, củng cố lập trường cho họ,tuyên truyền chính sách đầy đủ để biến nó thành của quần chúng, hoà mình vớiquần chúng để giáo dục quần chúng
Trang 4Cuốn “Về công tác tuyên truyền và cổ động” của V.I.Lênin, Nxb Sự thật,
năm 1983 Đây là công trình tổng hợp những bài nói và bài viết của V.I Lênin vềcông tác tuyên truyền và cổ động, cũng như quan điểm, tư tưởng và lí luận củachủ nghĩa Mác - Lênin đối với công tác này
Với nông thôn và nông thôn mới có một số công trình nghiên cứu sau:
“Giáo trình Phát triển nông thôn”, do TS Mai Thanh Cúc - Ts Quyền
Đình Hà đồng chủ biên, Nxb Nông nghiệp, năm 2005 Giáo trình đi sâu vào cácnội dung: Kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầngdịch vụ xã hội và môi trường nông thôn, vai trò của nhà nước và các tổ chứctrong phát triển nông thôn, phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn
Luận án Tiến sĩ Triết học về “Định hướng chính trị - xã hội sự phát triển của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta trong quá trình đổi mới”, tác giả Ngô
Mạnh Hà, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003.Luận án đã làm rõ sự tác động qua lại của các nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội ởnông thôn Trên cơ sở đó, tác giả chú ý luận giải khuynh hướng phát triển hợp quyluật ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và phân tích có phê phán các khuynh hướngcực đoan lệch lạc; từ đó chỉ ra vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nướctrong việc đảm bảo định hướng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộhiện nay
Cuốn “Tài liệu hỏi - đáp xây dựng nông thôn mới cấp xã: Phục vụ cho công tác tuyên truyền trong nhân dân” do Nguyễn Anh Thùy (chủ biên), Nxb
Cần Thơ, năm 2011, gồm những câu hỏi - đáp về các nội dung cơ bản xây dựngnông thôn mới cấp xã Các nội dung cần thực hiện theo Quyết định 491/QĐ-TTgngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Về tỉnh Thái Bình và nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có một số công trình nghiên cứu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế mang tên “Xây dựng mô hình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình”, tác giả Viên Thị An, Đại học Bách khoa Hà
Nội, năm 2011 Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mô hình phát
Trang 5triển công nghiệp nông thôn; từ đó vận dụng mô hình này vào tỉnh Thái Bình chophù hợp với giai đoạn mới để thực hiện đô thị hoá nông thôn, nhằm ổn định tìnhhình kinh tế - chính trị - xã hội, góp phần đưa tỉnh ngày càng trở nên phồn thịnh,phát triển hơn.
“Nông nghiệp nông thôn Thái Bình: Thực trạng và giải pháp”, Bùi Sĩ
Trùng (chủ biên), Nxb Thống kê, năm 2003 Nhóm tác giả đã nêu lên những đặcđiểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Thái Bình và thực trạng phát triển củatỉnh trong những năm đổi mới, cùng một số giải pháp chủ yếu để phát triển nôngnghiệp, nông thôn Thái Bình
Nhìn chung, các cuốn sách, giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu trênmới chỉ chú trọng phân tích, tìm hiểu một hay một vài khía cạnh của nội dung
“Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay”, chứ chưa đáp
ứng được những đòi hỏi bức thiết từ lí luận và thực tiễn đang diễn ra của vấn đề
Do đó, kế thừa có chọn lọc thành tựu của các nghiên cứu đi trước, cộng với quátrình dày công xem xét, làm rõ trên cơ sở cái nhìn toàn diện, trọn vẹn; khóa luận
sẽ từng bước bóc tách, đưa đến sự sáng tỏ, hiểu biết về hệ thống những tri thức,cũng như ý nghĩa của vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc luận giải một cách sâu sắc những vấn đề lí luận của côngtác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và thực trạng công tác tuyên truyền xâydựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình; khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bìnhhiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích đặt ra, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khóa luận nghiên cứu những vấn đề lí luận của công tác tuyên
truyền xây dựng nông thôn mới
Trang 6Thứ hai, khóa luận hướng nghiên cứu vào làm rõ thực trạng và những vấn
đề đặt ra trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Thứ ba, khóa luận đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
4.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của khóa luận là đội ngũ cán bộ làm công tác tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới, đảng viên và người dân ở 4 xã điểm xây dựngnông thôn mới tỉnh Thái Bình
4.2 Đối tượng nghiên cứu
“Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay” là
đối tượng nghiên cứu của khóa luận
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài khóa luận tiến hành nghiên cứu công tác tuyên truyền xây dựngnông thôn mới ở tỉnh Thái Bình trong phạm vi:
+ Về không gian: 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình(An Ninh, Nguyên Xá, Thanh Tân, Thụy Trình)
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, khóa luận sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích tài liệu
+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành 5 cuộc phỏng vấn sâu với đốitượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, cán bộ về hưu hiện đang tham gia sản
Trang 7xuất nông nghiệp và nông dân tại 4 xã An Ninh, Nguyên Xá, Thanh Tân, ThụyTrình về các vấn đề có liên quan, phục vụ cho nghiên cứu của khóa luận.
+ Phương pháp Anket: Tác giả tiến hành phát 160 bảng hỏi ở 4 xã trên chođối tượng: Cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, đảng viên
và người dân
+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích với đối tượng cán bộ làmcông tác tuyên truyền, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với đối tượng đảng viên vàngười dân của 4 xã trên
7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1 Tuyên truyền
1.1.1 Lịch sử và khái niệm tuyên truyền
Con người nhỏ bé hơn nhiều loài, cũng không mạnh mẽ hơn so với cácgiống muông thú Tuy nhiên, họ vẫn là chủ nhân của hành tinh xanh này, bởi họ cótrí khôn và tư tưởng Trong xã hội tiên tiến mà nhân loại xây dựng nên, hoạt độngphức tạp, khó khăn nhất chính là hoạt động có liên quan đến đời sống tinh thần củacon người; bởi nó diễn ra ngay trong bộ óc thông minh đã đưa chúng ta có được vịthế thống trị đối với vạn vật trên trái đất như ngày hôm nay Và công tác tuyêntruyền chính là một hoạt động như thế Lật lại lịch sử, thuật ngữ tuyên truyền xuấthiện lần đầu cách đây khoảng hơn 400 năm với ý nghĩa là truyền giáo, được nhàthờ La Mã sử dụng để thuyết phục, lôi kéo những người khác tin theo đạo Ki - tô.Tuy nhiên, hoạt động này đã tồn tại từ rất xa xưa, khi chưa có phương tiện ghi lạihoạt động ngôn ngữ, con người dựa vào trí nhớ của mình để lưu giữ, truyền thụnhững tri thức, kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên và laođộng sản xuất Rồi hình thức đơn giản của chữ viết ra đời vào khoảng thiên niên kỉthứ 4 trước Công nguyên do người Sumeren ở vùng Lưỡng Hà sáng tạo nên, và hệthống chữ cái hình thành (khoảng thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên), từ đóchữ viết trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho ngôn ngữ trong truyền thông xãhội Sau sự ra đời của khoa hùng biện (giữa thiên niên kỉ thứ nhất trước Côngnguyên), kĩ thuật in và sách (cuối thế kỉ 2 trước Công nguyên), thì đến cuối thế kỉ
16 - đầu thế kỉ 17, một loại phương tiện tuyên truyền của xã hội hiện đại cũng xuấthiện, đó là báo chí Kể từ ấy, thời kì phát triển rực rỡ của các phương tiện truyềnthông đại chúng đã được mở ra, với sự có mặt của báo phát thanh khoảng thập niênthứ 2 (thế kỉ 20), báo truyền hình và chiếc máy tính đầu tiên (cùng năm 1927 tại Mĩ)
Ở Việt Nam, theo dòng lịch sử dân tộc, cha ông ta cũng đã biết vận dụng rấtnhiều cách thức tuyên truyền để phục vụ cho công cuộc dựng nước và giữ nước
Trang 9Tiêu biểu như dùng phương tiện trực quan là lấy mỡ lợn viết trên lá cây: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” để tập hợp nhân dân đi theo ngọn cờ khởi nghĩa do Lê
Lợi dựng nên, đánh đuổi sự xâm lược của quân Thanh Hay vào năm 1076, trênphòng tuyến sông Như Nguyệt chống quân Tống, Lí Thường Kiệt cử người đọc bài
thơ thần “Nam quốc sơn hà” nhằm gây hoang mang cho địch, đồng thời cổ vũ tinh
thần binh sĩ bên ta Đặc biệt ngày 1/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8” nhân dịp
kỷ niệm ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình Từ đó, ngày1/8 trở thành ngày truyền thống thiêng liêng của ngành Tuyên giáo, của nhữngngười làm công tác tuyên truyền - những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, luôn đồnghành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi đế quốc Mĩ,thực dân Pháp và cả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta
Cũng như nhiều phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng khác, xung quanh khái
niệm “tuyên truyền” luôn nảy sinh những ý kiến, tranh luận sôi nổi Theo
R.A.Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính như một dạngtruyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ, ý kiến vàhành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư tưởng, chính trị haythương mại thông qua việc truyền thông điệp một chiều, được kiểm soát trên cácphương tiện truyền thông [21] Từ điển điện tử Lạc Việt đưa ra khái niệm đơn giản
tuyên truyền là: “Tác động vào ý nghĩ, dư luận để thuyết phục mọi người ủng hộ, làm theo” [22] Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Người tuyên truyền
và cách tuyên truyền”, Người chỉ ra: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm” [11, Tr.1] Còn theo Đại bách khoa toàn thư
Liên Xô thì tuyên truyền có nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng, là sự truyền bánhững quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật… nhằmbiến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thểcủa quần chúng [11, Tr.1] Theo nghĩa hẹp, là sự truyền bá những quan điểm líluận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích,
Trang 10thế giới quan ấy; đây chính là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng [11, Tr.11].
Những khái niệm trên phần nào đã lột tả được một số khía cạnh của hoạtđộng tuyên truyền, nhưng chúng vẫn chưa đủ với nhu cầu nghiên cứu của khoáluận Hơn nữa, tuyên truyền tại đất nước ta được biết đến là một công tác thuộc
hệ thống công tác Đảng, mà cụ thể ở đây là một trong ba hình thái cấu thành nêncông tác tư tưởng (cùng với công tác lí luận và công tác cổ động) Như thế, dướigóc nhìn trên, dựa vào quá trình nghiên cứu và sự tổng hợp các quan điểm khácnhau, có thể rút ra những đặc điểm chung về khái niệm công tác tuyên truyền:Đây là một công tác bộ phận nằm trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sảnViệt Nam; nhằm mục đích hình thành nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác -Lênin, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các giá trị nhânvăn tốt đẹp của dân tộc và nhân loại tới quảng đại quần chúng; từ đó xây dựngthái độ tích cực trong quần chúng và cổ vũ họ hành động theo mục đích đặt ra củanội dung những tư tưởng, đường lối, chính sách, giá trị ấy
1.1.2 Hình thức và nguyên tắc của công tác tuyên truyền
Có nhiều cách để phân loại các hình thức tuyên truyền, như theo tính chất
hệ tư tưởng mà nó truyền bá có tuyên truyền tư sản, tuyên truyền vô sản; theo nộidung tuyên truyền có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị, tuyên truyền lốisống văn hoá, tuyên truyền pháp luật… Nhưng cách phổ biến nhất là theo phươngthức tác động của công tác này, bao gồm: Tuyên truyền miệng (giới thiệu nghịquyết, nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề…), tuyên truyền trực quan (pa -
nô, áp - phích, tờ rơi, biểu ngữ, tranh cổ động…), tuyên truyền qua các phương tiệnthông tin đại chúng (sách, báo, phát tranh - truyền hình, Internet…) và tuyên truyềnthông qua các hình thức văn hoá - văn nghệ (tiểu phẩm, múa, hát chèo…)
Về nguyên tắc của công tác này, đầu tiên phải kể tới nguyên tắc tính tư tưởng (tính Đảng) và tính chiến đấu Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”, khi tiến hành công tác nhất
thiết phải đúng với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
Trang 11luật của Nhà nước Tuyên truyền như bàn cân tư tưởng khẳng định và bảo vệ cáiđúng, uốn nắn những quan điểm lệch lạc, đấu tranh chống các luận điểm phảntuyên truyền, các biểu hiện tiêu cực Để có thể giành giật được trái tim, khối óc của
quần chúng, công tác tuyên truyền cần hết sức tôn trọng tính khoa học và tính chân thật Trước hết, đó là sự tuân thủ các quy luật khách quan khi xem xét một sự vật, hiện tượng Ngoài ra tuyên truyền vô sản khác với lối tuyên truyền tư sản “nhồi sọ”,
“xuyên tạc”, “giả dối” Nếu như trùm phát xít Hitler cho rằng: “Bằng vũ khí tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng người ta có thể khiến cho quần chúng tin rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường”; thì lãnh tụ của những người cộng sản Lênin lại chỉ ra: “Nói láo, khoe khoang, giả dối là diệt vong về mặt tinh thần, nhất định đưa đến diệt vong về mặt chính trị”, và khẳng định: “Thật buồn cười nếu nghĩ rằng nhân dân đi theo những người Bônsêvích vì những người Bônsêvích cổ động khéo hơn Không! Vấn đề là ở chỗ, sự cổ động của những người Bônsêvích là chân thật” Ở đây đòi hỏi công tác tuyên truyền sự dũng cảm khi công nhận cả những ưu
điểm và thừa nhận cả những khuyết điểm trong hoạt động thực tiễn, đây chính làđiểm khác biệt làm nên kiểu tuyên truyền xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc thứ ba, là
tính thống nhất giữa lí luận với thực tiễn, giữa mục tiêu trước mắt với mục đích lâu dài Theo Mác: “Lí thuyết đi sâu vào đại chúng sẽ có tác dụng vật chất”, hoạt
động tuyên truyền được tiến hành trên nền lí luận, nhưng hiệu quả của nó lại đượcđánh giá thông qua thực tế; cho nên lúc nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa mụctiêu trước mắt và mục đích lâu dài để công tác được thực hiện trôi chảy Nguyên
tắc thứ tư – tính nhân dân và tính dân tộc; nếu tuyên truyền tư sản tập trung vào
kích thích bản năng, đề cao lợi ích vật chất, lối sống thực dụng, thì tuyên truyền của
ta “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng” (Hồ Chí Minh), là tuyên truyền của dân, do dân và vì dân Cũng theo Người: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng”, chẳng có gì dễ dàng và hiệu quả hơn khi
sử dụng ngôn ngữ, phương cách, kinh nghiệm, truyền thống tuyên truyền của một
dân tộc để thu phục lòng tin của chính dân tộc đó Tính nghệ thuật, đây là nguyên
Trang 12tắc đã đưa công tác tuyên truyền không còn chỉ là một công tác chính trị khô cứngnữa, mà đã được khẳng định là một môn nghệ thuật - nghệ thuật thu phục conngười.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền
Xét tới chức năng, thì thông tin là chức năng đầu tiên của công tác tuyên
truyền Tuyên truyền xuất hiện, tồn tại duy nhất trong xã hội loài người Bởi chỉ cócon người mới có nhu cầu và khả năng trao đổi, truyền thụ cho nhau tư tưởng, vănhoá Đây là hoạt động xã hội đặc biệt, có chủ thể kép, chủ thể truyền bá và chủ thểtiếp nhận thông tin Do đó, chức năng thông tin trong tuyên truyền là một quá trình
hai chiều Giáo dục tư tưởng là chức năng thứ hai của công tác tuyên truyền; nó giúp
truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng; đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước cho mọi người hiểu sâu sắc, quyết tâm thực hiện thắng lợi những yêu cầu từ
nội dung tuyên truyền ấy Tiếp đến chức năng thứ ba là tổ chức, cổ vũ hành động.
Nếu hai chức năng trên mang tính chất lí luận rõ nét, thì chức năng này lại chú trọngviệc đưa tư tưởng trở thành sức mạnh vật chất thông qua hoạt động cách mạng của
quần chúng Như Lênin đã nói: “Cần phải đi vào quảng đại quần chúng nhân dân với tư cách là nhà lí luận, người tuyên truyền, người cổ động và nhà tổ chức”, chức
năng này không chỉ yêu cầu công tác tuyên truyền phải định hướng, chỉ dẫn choquần chúng các bước cần làm, mà còn phải biết động viên, thúc đẩy họ hoà mìnhvào phong trào cách mạng một cách chủ động, tích cực hơn nữa Chức năng thứ tư là
phê phán Phê phán ở đây nhằm vào những học thuyết, tư tưởng tiêu cực, thù địch
với hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, không ngừng đẩy lùi những tàn dư lỗi thời,lạc hậu còn rơi rớt lại của xã hội cũ, quyết liệt đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn,
“diễn biến hoà bình” mà kẻ thù đang ráo riết, điên cuồng chống phá đất nước ta.
Chống để xây, phê phán những gì sai trái để củng cố hơn nữa tinh thần, ý thức cách
mạng trong quần chúng, bởi “mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng.
Ta phải làm cho cái tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi Đó là thái độ của người cách mạng” (Hồ Chí Minh).
Trang 13Công tác tuyên truyền ở đất nước ta trong giai đoạn hiện nay có nhữngnhiệm vụ chung sau đây Đó là, tích cực truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, nhằmhình thành nhân sinh quan, thế giới quan Mác - Lênin trong toàn xã hội Giải thíchquan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cảnước và từng địa phương, từ đó nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho quầnchúng thực hiện các đường lối, chính sách, nhiệm vụ ấy Tuyên truyền, các kiếnthức về khoa học - kĩ thuật trên các lĩnh vực của cuộc sống cho tất cả nhân dân.Giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng đời sống văn hoámới, con người mới xã hội chủ nghĩa Phát hiện, cổ vũ những nhân tố, điển hìnhtiên tiến; đồng thời đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực xã hội, các quanđiểm, tư tưởng sai trái với chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, phát triển mạnh
mẽ Lá cờ tiên phong trong lĩnh vực tư tưởng mà lịch sử trao cho công tác tuyêntruyền chưa bao giờ lại nặng nề, quan trọng như thế Do đó, để đáp ứng được trọngtrách ấy; công tác này phải đổi mới, vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, để xứng đáng với
sự tin yêu, giao phó của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân
1.2 Nông thôn và nông thôn mới
1.2.1 Nông thôn
1.2.1.1 Khái niệm và các loại hình nông thôn
Nhắc đến nông thôn Việt Nam, là nhắc tới một hình ảnh đã đi vào thơ ca,huyền thoại, gợi lên nét thuần Việt rất đặc trưng Chẳng biết nông thôn xuất hiệnchính xác từ bao giờ, chỉ biết trải qua bao thăng trầm lịch sử cho tới ngày nay, nơinày vẫn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên dải đất hình chữ S của chúng ta.Trong công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo những năm qua, lúcnào nông thôn cũng được chọn là địa bàn trọng điểm, nông nghiệp làm khâu đột phá
Do đó, nghiên cứu về nông thôn là vô cùng ý nghĩa, đem lại nhiều lợi ích thiết thực
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác nào về nông thôn Cần phải nóirằng, nôngthôn không phải là một phạm trù vĩnh cửu Nó chỉ xuất hiện khi xã hội
Trang 14chia thành hai địa bàn cư trú của dân cư, bởi một nguyên nhân như Mác và Ănghen
đã vạch rõ: “Sự phân công lớn nhất của lao động vật chất và tinh thần là sự tách rời thành thị và nông thôn Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn xuất hiện với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn minh” Cho nên, muốn tìm hiểu
sâu sắc xem thực sự nông thôn là gì, trước hết ta cần đặt nó trong mối tương quanvới vùng lãnh thổ song song mang tên đô thị Sorokin - một trong những nhà xã hộihọc nông thôn đầu tiên tại Mĩ, cùng các cộng sự của mình, đã nghiên cứu và đưa ra
hệ thống 12 tiêu chí để phân biệt hai khu vực này, trong đó người ta thường coi sốlượng dân cư là tiêu chí hàng đầu để phân biệt Ở Việt Nam, theo Quyết định số132-HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy địnhnước ta có năm loại đô thị Mà đô thị thấp nhất là đô thị loại 5, có số dân từ 4000đến 30.000 người, mật độ dân cư từ 6000 người/km2 trở lên, tỉ lệ lao động phi nôngnghiệp từ 60% trở lên Như vậy, có thể coi nông thôn Việt Nam bao gồm nhữngđịa bàn dân cư không đủ các tiêu chuẩn tối thiểu của đô thị loại 5 Việc phân biệtgiữa nông thôn và đô thị chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theotiến trình phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia trên thế giới Trên thực tế,
giữa nông thôn và đô thị luôn có những vùng “mờ” pha tạp, đó là vùng đô thị hóa
và vùng ven đô
Các nghiên cứu từ trước đến nay đã cho thấy một điều rằng, sự nhìn nhận vềnông thôn luôn đi theo hướng xác định bám vào một hay một số nội dung của nôngthôn, chứ ít khi đưa ra một định nghĩa chung cho khu vực này Điển hình theo Giáo
trình Phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2005: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [5, Tr.10] Với
Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, khái niệm này lại được tiếp cận trên
phương diện yếu tố nghề nghiệp: “Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp” [21] Nghiên cứu dưới góc độ nguồn gốc phát sinh, Sổ tay Công tác của
Trang 15nhà Xã hội học, do G.V.Osipov chủ biên, xuất bản năm 1976 tại Liên Xô đã chỉ ra:
“Nông thôn - đó là một loại hình cộng đồng xã hội - lãnh thổ được hình thành một cách nhất định về lịch sử trong quá trình phân công lao động xã hội, mà đặc điểm của nó là có số lượng dân cư ít ỏi, mật độ dân cư tương đối thấp, là vai trò đáng kể của lao động nông nghiệp” [15, Tr.21] Ngoài
ra, trong Thông tư số 54/2009/TT-NNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới có quy định: “Nông thôn là lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” [3] Tựu chung lại, nông thôn được nhận dạng khi có những dấu
hiệu chung là: Một cộng đồng xã hội - lãnh thổ được hình thành trong quá trìnhphân công lao động xã hội, ở đó người nông dân chiếm đa số và họ sinh sống chủyếu bằng nông nghiệp; phân biệt với đô thị qua số lượng dân cư ít, mật độ dân cưthấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa còn hạnchế, nhưng có môi trường gần gũi với thiên nhiên, tính gắn kết cộng đồng cao hơn
Có nhiều cách để phân chia các loại hình nông thôn Với Thuyết làn sóngvăn minh, lịch sử loài người đã trải qua: Văn minh hái lượm, văn minh nôngnghiệp, văn minh công nghiệp, (theo A.Toffler còn thêm cả văn minh hậu côngnghiệp); nông thôn là hiện thân của văn minh nông nghiệp Căn cứ vào lịch đại,nông thôn được chia thành: Nông thôn cổ đại, nông thôn thời trung cổ, nông thôncận đại và nông thôn hiện đại Xét trên bình diện tính chất truyền tải giữa các thế hệthì có nông thôn truyền thống, nông thôn hiện đại Còn theo quan điểm Macxit,nông thôn mang đặc trưng của các thời đại xã hội, nên tuân thủ các hình thái kinh
tế xã hội; tương ứng với đó là nông thôn nguyên thủy, nông thôn thời đại chiếmhữu nô lệ, nông thôn chế độ phong kiến, nông thôn dưới chế độ tư bản và nôngthôn trong xã hội tương lai của loài người – nông thôn chế độ xã hội chủ nghĩa
1.2.1.2 Đặc trưng và vai trò của nông thôn
Về đặc trưng của nông thôn, cái dễ nhận thấy nhất đó là tính cộng đồng và
tính tự trị Như viên Toàn quyền Đông Dương Pháp Pasquier từng nhận xét: “…một
Trang 16tổ chức phức tạp như thế, dễ bảo như thế, một tổ chức mà trong đó không bao giờ thấy có một viên kì mục nào hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó chúng ta không nên đụng chạm tới, kẻo làm dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn” Và trên thực tế, từ những yếu tố này đã nuôi
dưỡng nên tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia dân tộc của người dân nông thôn,góp phần đánh bại thực dân Pháp xâm lược và nhiều kẻ thù mạnh khác Biểu hiệncủa hai đặc tính này rất rõ ràng, đó là tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tính tậpthể cao, phát huy được dân chủ địa phương, nhưng lại thủ tiêu vai trò cá nhân,tạo ra thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, tư tưởng bè phái, cục bộ, gia trưởng…Ngoài
ra, nông thôn nước ta xưa và nay còn nổi lên một số đặc trưng cơ bản, điển hìnhnhư: So với đô thị, cộng đồng dân cư nông thôn thường mang tính thuần nhất hơn,hướng dịch chuyển xã hội cũng khác hơn Đây là nơi định cư của những người sốngchủ yếu bằng nghề nông; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém, dântrí thấp, điều kiện sống thiếu thốn hơn đô thị Văn hóa của cộng đồng dân cư mangđậm nét dân gian, truyền thống; đây là cái nôi nuôi dưỡng và lưu giữ nhiều giá trị vềvật chất và tinh thần của dân tộc Người dân nông thôn có một lối sống đặc thù củamình - lối sống của các cộng đồng xã hội được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sởhoạt động sản xuất nông nghiệp; quan hệ ứng xử giữa của các thành viên trong cộngđồng nặng về tình cảm, tục lệ hơn là pháp lý được quy định bởi nhà nước Ngoài ra,địa bàn này còn có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
Theo điều tra mới nhất mà Tổng cục thống kê vừa công bố, dân số nước tanăm 2011 ước tính xấp xỉ 87,84 triệu người, trong đó khu vực nông thôn chiếmkhoảng 60,96 triệu người, tương đương 69,40% số dân cả nước Với lực lượng dân
cư đông đảo như thế, nông thôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triểnđất nước Đầu tiên, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thựcphẩm cho tiêu dùng của toàn xã hội Thêm vào nữa, đây cũng chính là nơi tập trungnguồn nguyên liệu dồi dào, chủ yếu đối với các ngành công nghiệp và sản xuấthàng hóa xuất khẩu Song song với đó, nông thôn đóng vai trò như một thị trườngquan trọng để tiêu thụ sản phẩm được tạo thành từ khu vực đô thị, và đặc biệt là từ
Trang 17các ngành công nghiệp Nguồn nhân lực vô cùng lớn cho đô thị phần lớn xuất phát
ở nông thôn Chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vậtcủa Tổ quốc, nên sự phát triển bền vững tại đây có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo
vệ môi trường sinh thái quốc gia Cuối cùng, khu vực này thường có các dân tộckhác nhau sinh sống, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần đa dạng, phong phú;mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực ở nông thôn đều mang tác động mạnh mẽđến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của cả nước
Nói chung, nông thôn là một phần không thể thiếu, không thể tách rời vớimỗi quốc gia Khu vực này vẫn đã, đang và sẽ là một chủ đề thu hút được suy nghĩcủa những ngòi bút tâm huyết và có trách nhiệm Sự phát triển biền vững của ViệtNam phụ thuộc chủ yếu vào bước đi chuẩn xác, mạng dạn và sáng tạo của nôngnghiệp - nông thôn trong giai đoạn hiện tại, cũng như tương lai
1.2.2 Nông thôn mới
1.2.2.1 Quá trình hình thành chủ trương xây dựng nông thôn mới và khái niệm nông thôn mới
Đã có cả một quá trình trăn trở, bỏ công bỏ sức nghiên cứu, áp dụng vàothực tế trong nhiều năm, để Đảng, Nhà nước ta, dưới sự vào cuộc hăng hái của toànthể nhân dân, mới có thể rút ra sự hiểu biết, quan niệm tương đối đầy đủ, rõ ràng về
hai cụm từ “nông thôn mới” và “xây dựng nông thôn mới” như ngày hôm nay Vậy
chủ trương xây dựng nông thôn mới là gì? Xuất phát từ đâu, được hình thành nhưthế nào? Câu trả lời trước hết phải đi từ cái nhìn vĩ mô Với những nước có xuất phátđiểm thấp, bất kỳ một sự biến động nào từ bên ngoài cũng làm cho nền kinh tếchao đảo, thế nhưng Việt Nam đã may mắn không bị ảnh hưởng nhiều do 3 đợtkhủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực những năm gần đây Tất cả là nhờ dựavào nông nghiệp Nguồn lực của nước ta rất hạn chế, nên chỉ có thể chọn một đến
hai vấn đề ưu tiên để làm “đòn bẩy” phát triển nền kinh tế Và nông nghiệp, nông
thôn chính là một trong những hướng đi vững chắc cho sự đi lên của đất nước Mộtnguyên nhân sâu xa nữa xuất phát từ những giá trị tốt đẹp, cần khôi phục mà nôngthôn Việt Nam luôn mang trong mình Nguồn tài sản vô giá đó không phải một
Trang 18sớm một chiều mà xây đắp nên được, thế nhưng hiện nay hình như chúng đang bịmai một, biến đổi một cách chóng mặt Do đó, khôi phục, làm giàu thêm hồn víacủa làng quê Việt Nam, gìn giữ nét đặt trưng của nông thôn Việt Nam đang là nhiệm
vụ cực kì quan trọng với cuộc cách mạng làm mới nông thôn hiện nay ở nước ta
Sau một thời gian dài rút kinh nghiệm, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy rõkhông thể đưa nông thôn tiến lên bằng những dự án, chương trình rời rạc, đơn lẻđược; nên ngay từ năm 2001, ý tưởng về mô hình nông thôn mới đã được manhnha hình thành và đưa vào thử nghiệm, nhưng kết quả còn hạn chế Mốc quantrọng, có ý nghĩa đánh dấu tiền đề cho việc ra đời Chương trình Mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới chính là ở Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008 củaHội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn.Văn kiện được coi như là một bảo bối soi sáng cho con đường pháttriển của nông thôn Việt Nam phía trước Để cụ thể hoá đường lối đó, ngày16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ra Quyết định số 491/QĐ-TTg banhành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (gồm 19 tiêu chí) Quyết định nàykhông chỉ là cơ sở để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, mà còn
có ý nghĩa bước ngoặt đánh dấu sự bắt đầu của một chương trình tổng thể nhằmthay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực Gần đây là Quyết định800/QĐ-TTg cũng của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/2010 phê duyệt Chươngtrình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với 11nội dung được vạch ra chi tiết, kĩ lưỡng sẽ phấn đấu thực hiện trong giai đoạn sắptới; như vậy các địa phương đã chính thức có hành lang pháp lí đầy đủ để tiến hànhxây dựng nông thôn mới Ngoài ra, vì đây là một chương trình có tính bao quátrộng lớn trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nên có nhiềuchính sách mới cũng đã được ban hành kèm theo Đó là: Quyết định 3447/QĐ-BYTban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định 315/QĐ-BGTVT ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kĩ thuật đường giao thông nông thônphục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020; Quyết định 6286/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tiêu chí số
Trang 194 (điện nông thôn) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn) thuộc Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định 22-QĐ/TTg
về Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020… Ở đâyngười nghiên cứu, người quan tâm tới vấn đề nông thôn vô cùng ấn tượng với cácvăn bản mang tính hệ thống, liên hoàn và có tính logic rõ ràng; điều này khẳngđịnh Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn rất đúng đắn, chuẩn xác về định hướng pháttriển nông thôn
Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa: “Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố Mô hình này bao gồm tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng khác so với với mô hình nông thôn cũ (truyền thống đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” [16, Tr 5].
1.2.2.2 Các tiêu chí và mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì quá trình xâydựng nông thôn mới sẽ dựa vào 19 tiêu chí, chia thành 5 nhóm
Thứ nhất, nhóm Quy hoạch (tiêu chí 1), tập trung vào nội dung quy hoạch và
thực hiện quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch các khu dân cư
Thứ hai, nhóm Hạ tầng kinh tế kĩ thuật (từ tiêu chí 2 đến tiêu chí 9), gồm các
vấn đề về giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ, bưuđiện và nhà ở dân cư
Thứ ba, nhóm Kinh tế và Tổ chức sản xuất (từ tiêu chí 10 đến tiêu chí 13), là
thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất
Thứ tư, nhóm Văn hoá xã hội - Môi trường (từ tiêu chí 14 đến tiêu chí 17),
có tiêu chí giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường
Thứ năm, nhóm Hệ thống chính trị, gồm tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính
trị xã hội vững mạnh và tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội
Trang 20Trong từng tiêu chí có các chỉ tiêu cụ thể cho từng vùng, miền, từng ngành,lĩnh vực Cùng thời gian này, 11 xã phân bố trên địa bàn cả nước đã được chọn làmthí điểm cho xây dựng mô hình xã nông thôn mới.
Để thực hiện tốt Chương trình, Ban Chỉ đạo Trung ương và Văn phòng điềuphối của Chương trình cũng đã được thành lập; và thông qua một số mục tiêu,nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng cần hoàn thành khi triển khai Chương trình Cụ thể
là không ngừng đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới đểphấn đấu đến năm 2030 cả nước cơ bản hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới.Trong năm 2012, trên 90% số xã có đề án nông thôn mới được phê duyệt Khoảng50% số cán bộ xã (thôn, bản, ấp) được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nôngthôn mới, đến năm 2020 con số này đạt 100% Trước mắt, phấn đấu trong cả nước
sẽ có hơn 20% (trong tổng số gần 10 nghìn xã) đạt chuẩn nông thôn mới vào năm2015; thu nhập dân cư nông thôn tăng gấp hơn 1,5 lần; giảm tỉ lệ hộ nghèo xuốngdưới 8%; năm 2020, số xã (tương đương 5 nghìn xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là50%; thu nhập dân cư tăng gấp 2 lần và tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 30%
1.2.2.3 Đặc trưng, giải pháp xây dựng nông thôn mới
Sau khi Chương trình này thành công, nông thôn mới sẽ mang sáu đặc trưng
cơ bản Trước tiên, đó sẽ là một nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầnghiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ Tiếp đến, kinh tế phát triển, đời sống vậtchất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao Thứ ba, các lĩnh vực sản xuấtluôn bền vững, theo hướng hàng hoá Thứ tư, dân trí được nâng cao, bản sắc văn hoádân tộc được giữ gìn và phát triển Thứ năm, xã hội nông thôn được quản lí tốt vàdân chủ Cuối cùng, hệ thống chính trị được nâng cao, đi vào hoạt động hiệu quả
Muốn hoàn thành trọn vẹn những tiêu chí, mục tiêu ở trên, cần thực hiệnmột số giải pháp sau Đầu tiên là không ngừng bổ sung, hoàn thiện các văn bản,
hình thành thể chế, chính sách “thông minh” phục vụ cho Chương trình; tổ chức
tập huấn công tác triển khai chương trình; có kế hoạch xây dựng khoa học, sát thực
tế với từng địa phương, từng lĩnh vực Đồng thời luôn chú ý khơi dậy tinh thầnđoàn kết, ý chí, nỗ lực thay đổi cuộc sống của mình từ chính người dân Phát huy
Trang 21triệt để vai trò trung tâm của mô hình “Liên kết bốn nhà” Phân tích, rút kinh
nghiệm từ mô hình nông thôn mới ở các nước phát triển và đang phát triển trên thếgiới Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; đảng viên luôn tiênphong, gương mẫu trong thực hiện xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm
cụ thể, đầu tàu trong các mô hình sản xuất để nhân dân làm theo, như sinh thời Bác
Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
1.2.2.4 Nguyên tắc và kết quả bước đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới
Đề cập tới nguyên tắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì nguyên
tắc có tính chất “kim chỉ nam” cần nhắc đến đầu tiên là dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Chương trình đặt người dân ở vị trí trung tâm; các cấp ở cơ sở chỉ đóng vai trò lànhà đầu tư, điều hành, chỉ dẫn và hỗ trợ Thứ hai, phải tập trung quán triệt đây làchủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, là nhiệm vụ trọng tâm,xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Thứ ba, xây dựng nông thônmới, nhất thiết là phải có cái mới, gồm nhận thức mới, cách làm mới, kết quả mới
và cả đời sống mới thực sự được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần cho ngườidân nông thôn Thứ tư, nội dung Chương trình luôn hướng tới thực hiện Bộ tiêu chíQuốc gia được quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủtướng Chính phủ Thứ năm, đảm bảo tính kế thừa, lồng ghép giữa Chương trìnhvới các phong trào, dự án, các cuộc vận động khác đang tiến hành tại địa bàn nôngthôn Sau cùng, cần công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; thựchiện nghiêm túc cơ chế dân chủ cơ sở trong từng bước thực hiện Chương trình
Cho đến nay, chỉ sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong tràorộng khắp, được người dân hết sức quan tâm và kỳ vọng Dựa vào số liệu của BanChỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,đến nay đã có 100% số tỉnh, thành phố thành lập được Ban Chỉ đạo xây dựngnông thôn mới; 38/63 tỉnh thành phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai
Trang 22đoạn 2011 - 2015; 1,2% số xã đạt 15 - 16 tiêu chí; 3,3% số xã đạt từ 11 - 14 tiêuchí; 13% số xã đạt từ 7 - 10 tiêu chí; 82,5% số xã đạt dưới 7 tiêu chí.
Hiện tại, muốn xây dựng thành công nông thôn mới, có lẽ cần cách nhìn vàkhả năng đánh giá toàn diện, đầy đủ hơn về nông thôn cổ truyền trong sự biến đổitừng ngày, từng giờ từ nhiều hướng, nhiều yếu tố Đẩy lùi những cái cũ lạc hậu;khôi phục, gìn giữ những cái cũ tốt đẹp đã và đang bị mai một; hình thành các giátrị mới tích cực về nông thôn là một trong những vấn đề cần bàn bạc, tính toán kĩlưỡng Điều quan trọng, đó là đừng biến một chủ trương đúng đắn thành nhữnghoạt động phong trào Bởi chúng ta đã có quá nhiều phong trào cho nông nghiệp,nông thôn; trong đó có không ít phong trào chưa đem lại hiệu quả, thậm chí còn đểlại nhiều di chứng nặng nề về sau, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinhthần của gần 70% người dân Việt Nam đang sinh sống tại khu vực này Cho nênnhất thiết xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất, có chất lượng rõ ràng
Sau khi làm rõ các khái niệm “tuyên truyền”, “nông thôn” và “nông thôn mới”, có thể hiểu: “Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là hoạt động nhằm giới thiệu chủ trương, nội dung chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến với tất cả nhân dân cả nước, đặc biệt là với người dân ở nông thôn; giúp họ có cái nhìn tổng thể, sâu sắc hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào này; tạo đòn bẩy thúc đẩy người dân tham gia một cách tích cực vào phong trào, đồng thời xây dựng được cho họ ý thức, vị thế làm chủ trong công cuộc kiến tạo nông thôn mới”.
1.3 Sự cần thiết phải tiến hành công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
Theo phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi xem xét mốiliên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, hoạt động xã hội, cần nhìn chúng trong sự tácđộng qua lại, tính chất phản ánh lẫn nhau Do đó, nói tới sự cần thiết của công táctuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới, cần có cách đánh giá tổng thể, tránhphiến diện, phải coi đây như là mối tương tác từ cả hai phía - công tác tuyên truyền
và chương trình xây dựng nông thôn mới
Trang 23Ở đất nước ta, Đảng đại diện cho quần chúng nhân dân lãnh đạo xã hội.Trong các công tác Đảng, thì công tác tư tưởng được ví như sợi dây vô cùng hữuhiệu kết dính khối đoàn kết máu thịt giữa Đảng và nhân dân Là bộ phận của côngtác tư tưởng, công tác tuyên truyền luôn thể hiện được vai trò trọng yếu của mình, làmột trong những con đường ngắn nhất, kênh thông tin đáng tin cậy nhất của Đảng vàNhà nước Do đó, theo lẽ hiển nhiên, với chương trình lớn như xây dựng nông thônmới, thì rất cần sự vào cuộc tham gia của đa dạng các lực lượng, tổ chức, trong đócông tác tuyên truyền là một nhân tố không thể thiếu Chương trình này được coi làchủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn nông thôn trong thờigian hiện tại và sắp tới; vì vậy, nhiệm vụ tiên phong, mở đường tư tưởng và bámsát, vận động tích cực quần chúng của công tác tuyên truyền sẽ đảm bảo sự thànhcông cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới khi triển khai tại từng địa phương.
Thực tế sau một thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cảnước, công tác tuyên truyền đã đem lại những kết quả khả quan bước đầu choChương trình Hệ thống tuyên truyền đã có thể lay chuyển, tác động sâu sắc vào tưtưởng của từng người dân nông thôn tạo cho họ sự hiểu biết đầy đủ, niềm tin mạnh
mẽ và ý chí hành động khi thực hiện Chương trình này ở chính quê hương mình
Nhờ sự “khai thông” tinh thần, Chương trình đã được triển khai nhanh chóng, hiệu
quả trên địa bàn cả nước, nông thôn Việt Nam đang từng ngày khang trang, sạchđẹp hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện,bầu không khí chính trị ở làng quê luôn toát lên sự phấn khởi, tin tưởng Tuy nhiên,công tác này cũng vấp phải không ít khó khăn, hạn chế khi thực hiện, tất cả đềuđược bộc lộ rõ ràng Đó là sự lúng túng trong triển khai Chương trình như ở một sốđịa phương, hay phát triển theo kiểu tự phát, tầm nhìn hạn chế, thiếu đồng bộ vàbền vững, thậm chí còn đánh mất đi bản sắc vốn có Không ít cấp uỷ, chính quyền
và người dân chưa nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của Chương trình cũng nhưvai trò chủ thể của chính người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới;công tác hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thiếu chủ động; bộ máy quản lý, điều hànhchưa thống nhất; năng lực của cán bộ còn bất cập; sự phối hợp giữa các bộ, ngành
Trang 24còn lỏng lẻo Khó nhất là làm thế nào hình dung được phương pháp thực hiện khingay cả khái niệm nông thôn mới cũng không đơn giản, không có sẵn Lý luận vềnông thôn mới bắt nguồn từ tổng kết thực tiễn, đòi hỏi vừa làm thực địa, vừa phảikhái quát lên Tức là để có một mô hình chung, chuẩn là rất khó và không đơngiản Nông thôn mới xây dựng trên tiến trình lịch sử lâu dài, chứ không chỉ ở giaiđoạn này Ngày nay, việc tuyên truyền, làm công tác tư tưởng có nhiều thuận lợi vìnhận thức của người dân đã được nâng lên; các kênh tuyên truyền ngày càng phongphú và hiện đại đã thâm nhập vào tận những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất nên khôngquá khó khăn để người dân tiếp thu những chủ trương mới, những quyết sách đúngđắn của Đảng, Nhà nước Tuy nhiên, trong quá trình tuyên truyền xây dựng nôngthôn, công tác này đôi khi còn chậm trễ, đi sau thực tiễn
Về bản chất, xây dựng nông thôn mới không phải theo kiểu dự án, chínhsách mà Đảng, Nhà nước sẽ trực tiếp bắt tay vào thực hiện, vai trò của hệ thốngchính trị ở đây chỉ là hỗ trợ, hướng dẫn Người dân mới chính là những ngườitrực tiếp thực hiện Chương trình này, quyết định bộ mặt môi trường sống sau nàycủa họ Mà người dân nông thôn, chủ yếu là nông dân đa phần có trình độ họcvấn hạn chế, có đóng góp to lớn cho xã hội, nhưng lại đang gặp nhiều khó khăntrong đời sống và ít được hưởng lợi nhất từ các thành quả của cách mạng; do vậycông tác tuyên truyền phải đi theo sát sao quá trình xây dựng nông thôn mới nhưhình với bóng, nhanh chóng và đầy đủ định hướng tư tưởng, hướng dẫn cáchthức, phổ biến chủ trương tới mọi tầng lớp nhân dân, để họ dễ dàng hiện thực hoáchương trình một cách đúng đắn hơn
Từ tất cả những dẫn chứng, nguyên do trên, cho thấy tuyên truyền là yếu tố
vô cùng cần thiết để đưa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới đi vào cuộc sống nhanh chóng, hiệu quả nhất
Khép lại Chương 1, hàng loạt phạm trù đã được khóa luận làm rõ Đầu tiên
là khái niệm tuyên truyền cùng các yếu tố lịch sử, phân loại, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ; tiếp đến nông thôn với khái niệm, phân loại, đặc trưng, vai trò và nông thôn mới được cụ thể thông qua việc nghiên cứu về quá trình hình thành chủ
Trang 25trương xây dựng nông thôn mới, khái niệm nông thôn mới, các tiêu chí, mục tiêu,đặc trưng, giải pháp, nguyên tắc, phương châm, kết quả bước đầu của Chươngtrình này Ngoài ra, khóa luận còn tổng kết, đưa ra định nghĩa về tuyên truyền xâydựng nông thôn mới Sau đó nêu bật sự cần thiết phải tiến hành công tác tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới Những khái niệm, phạm trù, cũng như bản chấtcủa sự cần thiết trên đã phần nào làm sáng tỏ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc đi sâuvào nghiên cứu đề tài tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiệnnay.
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Một số yếu tố tác động đến công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
2.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Với vị trí một tỉnh ven biển nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sôngHồng, Thái bình giáp vịnh Bắc bộ ở phía đông, phía tây và tây nam giáp tỉnhNam Định và Hà Nam, phía bắc giáp tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và thành phốHải Phòng Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ; tỉnh vào loại nhỏ so với cáctỉnh trong toàn quốc (từ tây sang đông dài 54 km, từ bắc xuống nam dài 49 km)
Thái Bình là tỉnh duy nhất của miền Bắc không có đồi núi, địa hình tươngđối bằng phẳng dốc từ tây bắc xuống đông nam, độ cao phổ biến 1 - 2 m trên mựcnước biển, ở đây vừa có cảnh quan vùng trung tâm đồng bằng vừa có cảnh quanmiền duyên hải Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa duyên hải rõ rệt, nhiệt độ trung bìnhtrong năm của tỉnh là 23 - 240C Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 2.200
mm, với độ ẩm duy trì ở mức 80 - 90%
Ðất Thái Bình được hình thành do phù sa bồi đắp và chia làm 4 nhóm đấtchính: Đất phù sa, đất cát, đất phù sa nhiễm mặn, đất phèn Trong đó đất phù sa làchủ yếu Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 1.546 km2 - bằng 0,5% diện tíchđất đai của cả nước Đất canh tác nông nghiệp chiếm 106.000 ha Đặc biệt với lợi
Trang 26thế miền duyên hải, hiện nay tỉnh còn trên 16 nghìn ha đất vùng triều ven biểnthuộc 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải, trong đó đã đưa vào nuôi trồng thuỷ sản trên4.000 ha và trồng 7.000 ha rừng ngập mặn.
Về thuỷ văn, bao bọc xung quanh tỉnh là hệ thống sông, biển khép kín Bốncon sông lớn lần lượt là sông Hóa dài 35,3 km ở phía bắc và đông bắc, phía bắc vàtây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn
hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng)chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km Phía đông là bờ biển dài 52 km củabiển Đông Tổng chiều dài các con sông của Thái Bình lên tới 8492km, mật độbình quân từ 4 - 6km/km2 Diện tích ao hồ của tỉnh gần 6.575ha, chiếm 4,25% đấtđai Có hệ thống thuỷ văn dày đặc, chia cắt như thế, mảnh đất Thái Bình vừa như
một hòn đảo nổi mà lại vừa như một “chiếc võng” được đan bởi các dòng sông.
Với đặc trưng không có đồi núi nên nhóm cây tự nhiên của tỉnh rất nghèonàn chủ yếu là cây trồng (lúa, cam, ổi, chuối, nhãn…) Điểm đáng chú ý nhất làtỉnh có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dựtrữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng từ năm 2004; bao gồm: Rừng ngậpmặn Thái Thụy và Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải Ngoài ra còn có Cồn Đen,Cồn Thủ, Cồn Vành và nhiều bãi sú, vẹt, với gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắnsóng, vừa tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển TháiBình có trên 200 loại hải sản như tôm, cua, cá và tảo biển; 149 loài chim, trong đó
có nhiều loài chim quí hiếm như hạc trắng, cò thìa, mồng biển đầu đen Đặc điểmđịa lý Thái Bình ít có quỹ đất cho thực vật tự nhiên phát triển, vì vậy khó có chỗ trú
ẩn cho các loài thú tự nhiên chỉ có một vài loài cáo, chồn nhưng rất hiếm
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1969, tỉnh chính thứcđược sáp nhập thành 7 huyện (Vũ Thư, Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, KiếnXương, Tiền Hải, Thái Thụy), và một thị xã (nay là thành phố Thái Bình) như bâygiờ Hiện nay, Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã
Trang 27Theo thống kê, tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2010 đạt gần 12.500 tỉđồng (chỉ số giá năm 1994) Hệ thống giao thông của tỉnh rất thuận lợi, số kmđường giao thông ô tô đi được là 1200 km Cảng Diêm Điền là cảng quốc gia,đang đầu tư xây dựng để tàu 1000 tấn có thể ra vào Thái Bình có mỏ khí đốt TiềnHải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệum³ khí thiên nhiên Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m, trữ lượng khoảng 12triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nướckhoáng Tiền Hải Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 của tỉnh ước đạt trên20.000 tỷ.
Là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt cánh đồng 5 tấn/ha trong thời kì chống Mĩ.Ngày nay, Thái Bình vẫn là một tỉnh nông nghiệp trọng điểm của đồng bằng sôngHồng, nhân dân Thái Bình vẫn mệt mài, cặm cụi từng ngày bám đất, xây dựng quê
hương Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do
được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Diện tích cây hàng năm là94.187 ha Hầu hết đất trồng lúa có thể cấy được 3 - 4 vụ/năm, diện tích có khảnăng làm vụ đông khoảng 40.000 ha Ngoài ra, đất đai Thái Bình rất thích hợp chocác loại cây: Cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu), câycông nghiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây cói), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo,
ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh…
Tiềm năng về nguồn thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh TháiBình có 3 thủy vực khác nhau Nước mặn chiếm khoảng 17 km2, tổng trữ lượnghải sản vùng ven biển tương đương 26.000 tấn Vùng nước lợ là 20.705 ha, hiện đãđưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích vùng nước ngọt
có khả năng nuôi thủy sản là 9.256 ha, đưa vào sử dụng khoảng 6.020 ha
Hiện nay ở Thái Bình có tất cả 229 làng nghề, trong đó ngoài những nghềtruyền thống (chạm bạc ở làng Đồng Xâm, dệt lụa ở làng Bộ La, dệt chiếu ở làngHới) còn du nhập thêm nghề đan, làm hương, đan hạt cườm, chế tác đá mỹnghệ….Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng
Trang 28bằng ven biển Đặc biệt là biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, với bãi biển dài
5 km, bầu không khí trong lành rất thích hợp cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng
2.1.3 Dân số - dân tộc, văn hóa - xã hội
Quy mô dân số của tỉnh lớn, trên 1.814.500 người, đứng thứ 9 toàn quốc;mật độ dân số đông - 1205 người/km2 (đứng thứ 3 cả nước), trong đó có 86% dân
số sống ở nông thôn; thu nhập bình quân theo đầu người năm 2010 đạt khoảng16,1 triệu/năm Thái Bình cũng là một trong 9 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cậpgiáo dục THCS đầu tiên vào năm 2002
Trong điều kiện môi trường của một vùng đồng bằng sông nước với cư dânsinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước, đánh bắt thuỷ hải sản và một số nghềphụ tiểu thủ công nghiệp khác; thành phần dân cư chủ yếu của tỉnh là nông dân,ngư dân Dân tộc trong tỉnh có độ thuần nhất cao, đa số là dân tộc Kinh, các dântộc khác chỉ có khoảng trên dưới 100 người
Qua số liệu thống kê di tích toàn tỉnh vào tháng 7/2007, Thái Bình hiện còn
2176 di tích văn hoá, tiêu biểu có Chùa Keo (Thần Quang Tự) tọa lạc tại xã DuyNhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong 10 kiến trúc cổ tiêu biểu và làmột trong ba ngôi chùa tiêu biểu của Việt Nam; đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyệnQuỳnh Phụ) được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18), làngôi đền có quy mô kiến trúc lớn nhất Thái Bình, được xây dựng trên diện tích
6000 m2; đình Nho Lâm (Đông Lâm, Tiền Hải), là địa điểm xuất phát cuộc biểutình nông dân Tiền Hải 14/10/1930 Trong các di tích khảo cổ ở Thái Bình, khuphế tích của nhà Trần thuộc địa phận xã Tiến Đức (Hưng Hà) - vùng đất NgựThiện xưa là mang nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị khoa học nhất Đặc biệt, tỉnh còn
là một trong những cái nôi của các làn điệu chèo tinh tế, dung dị (nổi tiếng nhất là
chiếu chèo làng Khuốc), với không khí ngày hội rộn ràng “sáng rối - tối chèo”.
Tất cả những giá trị vật chất - tinh thần đó đã làm nên một phong vị rất riêng
và thú vị cho Thái Bình - miền quê lúa của đồng bằng sông Hồng
2.2 Thực trạng công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Trang 29Nắm bắt được chủ trương xây dựng nông thôn mới, ngay từ tháng 10/2008,Thái Bình đã chủ động, tích cực xúc tiến thực hiện Chương trình này; với mốcđánh dấu là việc ra đời Chương trình hành động số 23- CTr/TU của Ban Thường
vụ Tỉnh Uỷ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Ban đầu, tỉnh
chọn 8 xã thuộc 8 huyện, thành phố trong toàn tỉnh để làm điểm xây dựng nôngthôn mới; đó là: An Ninh, Hồng Minh, Nguyên Xá, Thanh Tân, Thụy Trình, TrọngQuan, Quỳnh Minh, Vũ Phúc Đến ngày 02/04/2011, sau quá trình tiến hành xâydựng, tổng kết, rút kinh nghiệm tại 8 xã điểm, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định banhành Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, địnhhướng đến năm 2020 và áp dụng xây dựng mô hình nông thôn mới trên phạm vi 67
xã của tỉnh (trong đó có 8 xã điểm) Với những bước đi có căn cơ, kế hoạch cụ thểnhư vậy, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình, Thái Bình đã thu được nhiều kếtquả khá vững chắc, trở thành một trong những điểm sáng của cả nước
Để đánh giá một cách khách quan, chân thực tình hình của công tác tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cũng như tronggiai đoạn hiện nay; tác giả quyết định tiến hành cuộc nghiên cứu, thu thập thôngtin trên địa bàn 4 xã điểm đầu tiên xây dựng nông thôn mới của tỉnh (trong tổng
số 8 xã đã được chọn làm xã điểm), là: An Ninh, Nguyên Xá, Thanh Tân, ThụyTrình Đối tượng lựa chọn để phát bảng hỏi gồm: Cán bộ làm công tác tuyêntruyền, đảng viên, người dân, với 160 phiếu phát ra trong 4 xã (mỗi xã 40 phiếu).Ngoài ra, tác giả còn tổ chức phỏng vấn sâu 5 đối tượng của 4 xã (3 cán bộ làmcông tác tuyên truyền, 2 người dân) nhằm thu thập những thông tin sâu hơn, phục
vụ cho khóa luận Cùng với đó, kèm theo quá trình tổng kết, xem xét kĩ lưỡng vấn
đề, thâm nhập thực địa bằng nhiều phương pháp, cách thức, khoá luận đã tổnghợp, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhâncủa công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới diễn ra ở các xã điểm của tỉnh
2.2.1 Những kết quả đạt được của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và nguyên nhân của kết quả
Trang 302.2.1.1 Những kết quả đạt được
* Về mặt nhận thức
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Cán bộ là gốc của mọi công việc” Do đó, muốn công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới thực sự
đem lại hiệu quả trong thực tế, việc làm trước tiên là phải bồi dưỡng, trang bị đầy đủ
về hiểu biết, chuyên môn cho đội ngũ làm công tác này Và các cấp ủy Đảng, Chínhquyền, đặc biệt là hệ thống các Ban tuyên giáo của Thái Bình đã thực hiện rất tốt vấn
đề đó Hiện nay, về cơ bản, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng nôngthôn mới các cấp trong tỉnh đều có hiểu biết căn bản, kĩ lưỡng đối với mục tiêu, nộidung, kế hoạch, kết quả cần đạt được của Chương trình Ngoài ra, các cấp lãnh đạotrong tỉnh luôn dành sự quan tâm, chú trọng đặc biệt đối với công tác tuyên truyềnxây dựng nông thôn mới Rõ ràng con đường, biện pháp đi đến một mô hình chuẩnxác, toàn diện cho Chương trình mà tỉnh xác định đầu tiên chính là xây dựng mộtnông thôn mới trên mặt trận tư tưởng Sau đây là số liệu tác giả tổng hợp được:
Bảng 1 – Đánh giá của người dân về bước quan trọng nhất trong các bước triển
khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương
quả
Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và địa
phương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng thí
điểm mô hình nông thôn mới; về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân
Xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy
hoạch chi tiết các lĩnh vực để xây dựng mô hình nông thôn mới
8,75%
Tổ chức hội thảo với các ngành và đại diện các thôn, xóm; lấy ý kiến của
nhân dân tham gia để xây dựng và hoàn chỉnh chủ trương, chính sách
22,5%
Tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án, dự án thành phần 31,87%
Sơ kết rút kinh nghiệm các bước trong quá trình thực hiện 2,5%
Trang 31Như vậy, trong các bước triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thái
Bình, hai bước quan trọng nhất được người trả lời lựa chọn là: “Tổ chức xây dựng
và thực hiện các đề án, dự án thành phần” (với 31,87% ý kiến lựa chọn); “Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và địa phương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân” (với 30% ý kiến lựa chọn),
54,16% (tương đương 26 người) chọn phương án này thuộc nhóm đối tượng đảngviên và cán bộ, công chức Như thế, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là độingũ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới về vai trò, vị trí của côngtác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình cơ bản đã đượcnâng cao, bảo đảm
Thứ hai, đa số người dân đều có hiểu biết cần thiết, nhất định về các mặt của
Chương trình Đó là sự thấm nhuần những tiêu chí, chủ trương, quan điểm, chínhsách, mục tiêu xây dựng nông thôn của Trung ương và địa phương Hay tầm quantrọng, đặc điểm, nguyên tắc, tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh.Điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1: Nhận thức của người dân về chủ trương xây dựng mô hình
nông thôn mới tại địa phương
Không hiểu Không quan tâm
Như thế, chỉ có 3,75% số ý kiến “Có hiểu nhưng một số vấn đề chưa rõ”
và 3,75% “Không hiểu” Con số 92,5% người được hỏi “Hiểu rất rõ” về chủ
trương xây dựng điểm mô hình nông thôn mới, chứng tỏ công tác tuyên truyền,
Trang 32giáo dục chủ trương này ở tỉnh Thái Bình thời gian qua đã có tác động tích cựcđến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong tỉnh.
Thứ ba, ưu điểm của công tác này còn được thể hiện qua việc người dân đã
có sự tự ý thức cao độ về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với quá trìnhtriển khai xây dựng nông thôn mới tại địa phương; được phản ánh qua kết quả củaBảng 2:
Bảng 2 - Nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân khi triển
khai mô hình nông thôn mới
quả
Có quyền tham gia xây dựng, quản lý và thực hiện các quy hoạch, đề án,
dự án trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới và phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương
37,5%
Được cải thiện điều kiện sống, việc làm và thu nhập 99,37%Được đầu tư tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển điều kiện sản xuất
đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn
81,25%
Được đào tạo nghề và nâng cao kiến thức phát triển sản xuất, kinh doanh 71%
Về trách nhiệm, nghĩa vụ
Tích cực tìm hiểu, đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng mô hình
nông thôn mới của địa phương
14,37%
Tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng mô
hình nông thôn mới của địa phương (dồn đổi diện tích canh tác; hiến đất,
vật tư, công sức, tiền của làm đường, các công trình công cộng; xây dựng
nếp sống văn hoá mới )
70%
Tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đóng góp công sức, vật tư để thực hiện
mô hình
30%
Trang 33Thực hiện nghiêm các đề án sản xuất của địa phương; chủ động phương
án sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới
78,75%
Học tập, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao
hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh
của quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ là “Được cải thiện điều kiện sống, việc làm
và thu nhập” (99,37%) và “Học tập, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh” (92,5%), thì tỉ lệ nhóm đối
tượng nông dân luôn số lượng lớn, lần lượt là 44,02% và 39,18% Đây là dấu hiệutích cực, vì nhóm đối tượng này chiếm số lượng đông đảo nhất ở các vùng nôngthôn trong tỉnh; khi họ ý thức được quyền và nghĩa vụ lớn nhất của Chương trìnhđem lại cho bản thân chính là những giá trị thiết thực liên quan đến cuộc sống hàngngày, thì chắc chắn quá trình xây dựng nông thôn mới của Thái Bình sẽ được rútngắn rất nhiều Những con số trên thể hiện kết quả thành công bước đầu của côngtác tuyên truyền trong việc quảng bá, giới thiệu những lợi ích toàn diện mà Chươngtrình này đem lại cho cuộc sống ở nông thôn trong tỉnh
Tóm lại, với Thái Bình, bao giờ mà công tác tuyên truyền thực hiện đượcđúng như đề xuất, mong muốn của bác Hoàng Thị Bé, một cán bộ về hưu, hiện đangtham gia sản xuất nông nghiệp ở thôn Trình Nhất, xã An Ninh (Tiền Hải) trong cuộc
phỏng vấn về vấn đề này của tác giả tại xã là: “Làm sao để tất cả mọi người đều biết được chủ trương này, và ai ai cũng được hưởng lợi từ chủ trương này”, thì khi đó quá trình xây dựng nông thôn mới trong tỉnh mới thực sự “xuôi chèo mát mái”.
* Về mặt thái độ
Trang 34Thứ nhất, với đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhờ có ý thức giác ngộ cao nên họ
luôn giữ được thái độ đúng đắn, tích cực đối với công tác này Các đồng chí trựctiếp đảm nhận công tác, mỗi người đều cảm thấy được trọng trách, nhiệm vụ to lớn
mà Đảng, Nhà nước giao phó: Phải làm sao cho người dân thực sự thay đổi được
tư tưởng, đứng lên, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới của chính mình Họ luônsẵn sàng chuẩn bị tâm lí vững vàng, tinh thần cầu thị, học hỏi, ý chí tiến công,không ngại khó, ngại khổ để bước vào một công việc khó khăn, dài lâu, và đôi khiphải chấp nhận cả những hi sinh thầm lặng như tuyên truyền xây dựng nông thônmới
Thứ hai, nhờ có công tác tuyên truyền, mà niềm tin vào tính đúng đắn, khả
năng hiện thực của Chương trình này từ người dân mới có thể tăng lên đáng kể.Nhất là hi vọng lớn lao được họ gửi gắm đối với vào sự thành công của việc xâydựng mô hình nông thôn mới được thể hiện trong kết quả điều tra sau:
Biểu đồ 2: Mức độ tin tưởng của người dân về sự thành công
của việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương
Như vậy, số ý kiến “Rất tin tưởng” vào sự thành công của Chương trình chiếm tỷ lệ khá cao (71,88%), trong khi ý kiến“Không tin tưởng” chỉ chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ (1,87%) Đây là một động lực quan trọng giúp các địa phương huy động
“sức dân” xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời gian tới Có tới 100% những người từ 30 tuổi trở xuống đều trả lời là “Rất tin tưởng”, một tín hiệu cực kì
đáng mừng; bởi xây dựng nông thôn mới là công việc dài lâu, chưa biết ngày hoàn
Trang 35thành, những người trẻ tuổi sẽ trực tiếp kế tục và thực hiện nhiệm vụ to lớn này trongtương lai, niềm tin của họ là một sự đảm bảo cho thành công của Chương trình.
Thứ ba, từ sự tin tưởng ấy, các tầng lớp nhân dân đã bộc lộ, biểu hiện thái độ
ủng hộ nhiệt thành với những chủ trương lớn của Trung ương và những mục tiêu
cụ thể, thiết thực gắn liền với nội dung xây dựng nông thôn mới của tỉnh Trước
hết, với chính sách chung, đa phần người trả lời đều “Tán thành” (đạt tỷ lệ 98%).
Điều đó chứng tỏ, chủ trương xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới đã đặt lợi
ích của nhân dân vùng nông thôn là mục tiêu hàng đầu nên rất phù hợp giữa “ý Đảng, lòng dân” Về mục tiêu riêng của tỉnh, theo Biểu đồ 3:
Biểu đồ 3: Ý kiến của người dân về mục tiêu xây dựng mô hình nông
thôn mới của tỉnh: "Sản xuất phát triển - đời sống sung túc - diện
mạo sạch sẽ - thôn xóm văn minh - quản lí dân chủ"
91,25%
3,13% 5,62%
Tán thành Không tán thành
Ý kiến khác
91,25% ý kiến “Tán thành” với mục tiêu xây dựng mô hình nông thôn mới
mà tỉnh đề ra Kết quả này cho thấy mục tiêu trên là rất phù hợp với xu thế pháttriển và nguyện vọng của nhân dân Nó mang tầm bao quát lớn, đề cập tới nhiềukhía cạnh của cuộc sống nông thôn trong tỉnh
Thái độ là một khâu trung gian, một mắt xích quan trọng trong chuỗi quátrình để đưa lí luận trở thành thực tiễn Thái độ đứng ở vị trí trung tâm, là sản phẩmcủa nhận thức đúng đắn, mạch lạc; đồng thời là tiền đề, sinh ra hành động chuẩnxác, hiệu quả Do đó cần luôn có tác động hợp lí, liên tục để thay đổi thái độ vềnông thôn mới của các nhóm đối tượng trong tỉnh từ công tác tuyên truyền
Trang 36* Về hành động
Thứ nhất, bản thân công tác tuyên truyền được chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất
từ tỉnh đến cơ sở; các cơ quan, đơn vị thuộc binh chủng tư tưởng đã phát huy vaitrò tích cực trong việc thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy hànhđộng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ
và giải pháp của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới Đồng thời, để đội ngũ báo cáoviên, tuyên truyền viên ở cấp huyện và cơ sở có kiến thức sâu hơn về xây dựng môhình nông thôn mới; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tổ chức hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên cho trên 200báo cáo viên các huyện, Thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, Tuyên huấn Mặttrận, các đoàn thể chính trị - xã hội và trên 150 cán bộ hưu trung, cao cấp của tỉnh (ởCâu Lạc bộ Lê Quý Đôn) tuyên truyền về chủ đề xây dựng mô hình nông thôn mới.Tại hội nghị báo cáo viên cơ sở 6 tháng đầu năm 2011 (ngày 29/6/2011), Ban tiếptục triển khai, quán triệt nội dung này tới 286 đồng chí báo cáo viên xã, phường, thịtrấn Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành khác cũng không ngừng phát huy ưu thế củamình, đóng góp sức mạnh vào công tác này Đánh giá về vai trò tuyên truyền củacác cơ quan, sở, ban, ngành này được thể hiện thông qua Bảng 3 như sau:
Bảng 3 - Đánh giá của người dân về vai trò của hệ thống chính trị ở địa phương và các ban, ngành chức năng trong việc tiến hành tuyên truyền xây dựng
mô hình nông thôn mới
Hệ thống chính trị và các ban,
cực
Bình thường
Chưa tích cực
Lúng túng
Khó trả lời
Cấp uỷ Đảng địa phương
Trang 37thôn mới của địa phương %
Người dân đánh giá “Tích cực” về tinh thần, trách nhiệm của các cấp uỷ
Đảng, Chính quyền ở hầu hết địa phương với tỷ lệ lần lượt là 95,65% và 86,88%.Bên cạnh đó, ở cơ sở, nhiều địa phương đã có những giải pháp chỉ đạo khá đồng
bộ, sáng tạo, góp phần tăng cường hiệu quả tuyên truyền, vận động Tiêu biểu nhưBan Tuyên giáo Huyện ủy Thái Thụy phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn huyện, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp tập huấn vềxây dựng nông thôn mới cho 500 đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn của 48 xã, thịtrấn trong huyện; huyện ủy Vũ Thư chỉ đạo mỗi đoàn thể và các ngành đều xâydựng một đĩa phát thanh thời lượng 90 phút, một đĩa phóng sự truyền hình về mụcđích, ý nghĩa của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, tiến hành in và gửitới 30 xã, thị trấn, 214 thôn, xóm trên địa bàn huyện; Ban Tuyên giáo và Trung tâmvăn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ dàn dựng chương trình văn nghệ tổng hợp tuyêntruyền về xây dựng nông thôn mới và tổ chức biểu diễn lưu động ở 36/36 xã…
Thứ hai, một điều dễ nhận thấy trong quá trình triển khai công tác tuyên
truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình, đó là hiệu quả thực tế của côngtác tuyên truyền không phải nằm ở số lượt tuyên truyền, mà ở chính hành động tíchcực, thể hiện sự giác ngộ cách mạng của quần chúng Nhờ có sự tác động thườngxuyên, liên tục của công tác này, mà quần chúng trong tỉnh đã nhiệt tình, hăng saytham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới với vị thế của người làm chủ, tinhthần cầu thị, sự quan tâm sát sao tới mọi diễn biến trong quá trình xây dựng Dướiđây là một số kết quả có được thông qua quá trình thăm dò ý kiến, thu thập thông tin
Khi được hỏi “Để triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương, theo ông (bà) cần ưu tiên cho những vấn đề nào”, thì vấn đề mà người dân cho rằng cần phải ưu tiên là quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất như: “Quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông nội đồng” 93,12% (An Ninh và Thanh Tân
có 100 % người chọn), “Tu bổ, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn” 86,25%
Trang 38(Thụy Trình có 100% người chọn); “Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn” 91,25% (Nguyên Xá, Thanh Tân có 100% người chọn); “Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn” 88,75% (Nguyên Xá, Thanh
Tân, Thụy Trình có 100% người chọn) Đây là những vấn đề bức thiết ở tất cả cácđịa phương, cần được chú trọng thực hiện đầu tiên, để tạo tiền đề cho các bước khác
Đến với nội dung của Biểu đồ 6:
Biểu đồ 4: Các giải pháp cần tập trung thực hiện để xây dựng thành
công mô hình nông thôn mới theo nhận định của người dân
Làm tốt công tác tư tưởng nhằm tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong
nhân dân
Bàn bạc dân chủ, phát huy trách nhiệm của cộng đồng, thực hiện tốt phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm
Tổ chức thăm quan, học tập ở các địa phương đã có mô hình.
Chỉ đạo tốt các xã điểm, từ đó rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng trong phạm vi toàn
tỉnh
Chỉ đạo triển khai xây dựng đồng bộ các quy hoạch Trên cơ sở đó, xây dựng và
thực hiện các đề án, dự án thành phần, kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn
Giải pháp khác
Tất cả các giải pháp trên đều phải tiến hành đồng bộ Tuy nhiên, kết quả
khảo sát cho thấy giải pháp “Chỉ đạo triển khai xây dựng đồng bộ các quy hoạch Trên cơ sở đó, xây dựng và thực hiện các đề án, dự án thành phần, kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn” (chiếm tỷ lệ phiếu lựa chọn 91,25%) và “Làm tốt công tác
tư tưởng nhằm tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân”
(chiếm tỷ lệ phiếu lựa chọn 90%) cần được tập trung chỉ đạo thực hiện trước tiên
“Vạn sự khởi đầu nan”, để phấn đấu cho mục tiêu trở thành một tỉnh nông
thôn mới của Thái Bình còn là cả một quá trình đầy chông gai Nhưng với nhữngkết quả khả quan đã đạt được của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở
Trang 39trên, thì ắt hẳn toàn thể các cấp lãnh đạo và nhân dân Thái Bình sẽ có được sự đồnglòng đồng sức, vượt qua những chướng ngại ấy, để sớm về đích vào năm 2020.
2.2.1.2 Nguyên nhân của kết quả
Công tác này ở tỉnh Thái Bình sở dĩ đạt được những thành tựu, bước tiến đángghi nhận như vậy bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ quan, khách quan sau đây:
Thứ nhất, công tác này được tiến hành thuận lợi trong bối cảnh đất nước
đang đạt được những thành tựu to lớn từ công cuộc Đổi mới; tình hình chính trị ổnđịnh; nền kinh tế thị trường phát huy tốt vai trò và tác dụng; con đường chủ nghĩa
xã hội ngày càng sáng tỏ; nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.Còn trên địa bàn Thái Bình, tỉnh cũng đạt được rất nhiều bước phát triển tích cựctrên tất cả các lĩnh vực Chính những yếu tố từ thực tiễn đã tạo nên mảnh đất màu
mỡ cho “hạt mầm” của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bám rễ vững
chắc, ăn sâu vào tư tưởng của quần chúng nhân dân Thái Bình trong thời gian qua
Thứ hai, như lời của đồng chí Đinh Thế Huynh - Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương nói trong Hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2011, triển khai
nhiệm vụ năm 2012 ngày 14/1/2012: “Chính sách mà đúng thì công tác tư tưởng nhẹ nhàng…” Với 19 tiêu chí rạch ròi, cụ thể, cùng nhiều văn bản, chính sách có
tính phổ quát cao, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ngay
từ khi ra đời đã thể hiện là một chủ trương vô cùng đúng đắn, thiết thực Khi đượctriển khai tại Thái Bình, Chương trình này còn được cụ thể hóa một cách chi tiết hơnthành các nghị quyết, chương trình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, hiện trạng củatỉnh Tất cả những chuẩn xác trong chủ trương, chính sách ấy, đã tạo tiền đề chocông tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đạt được tính thuyết phục, hiệu quả
Thứ ba, sự quyết liệt, mạnh dạn của các cấp lãnh đạo của tỉnh Thái Bình trong
xây dựng nông thôn mới và thực hiện tuyên truyền cho chủ trương này cũng là mộtnguyên nhân rất quan trọng Khi cả nước mới chỉ chọn 11 xã điểm để thí điểm xâydựng mô hình nông thôn mới, thì Thái Bình tuy là một tỉnh nhỏ nhưng đã chủ động,mạo hiểm thực hiện thí điểm tại 8 xã trên địa bàn tỉnh Chính từ những bước đi táobạo, những kết quả đáng nể trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Ban Chỉ đạo
Trang 40Trung ương của Chương trình đã quyết định chọn tỉnh nằm trong số 5 tỉnh được chỉđạo xây dựng điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 Và trong nhữngthành công ấy của Thái Bình, luôn có sự hiện diện của công tác tuyên truyền.
Thứ tư, đó là lòng tin của nhân dân trong tỉnh, trước hết đó là tin tưởng vào
sự lãnh đạo, các quyết sách của các cấp lãnh đạo trong tỉnh đã giúp công tác này dễdàng tác động tới tư tưởng của họ Tiếp theo, rõ ràng Chương trình này đã đáp ứngđược những đòi hỏi, nhu cầu bức xúc lâu nay của người dân nông thôn, nên họ đặt
hi vọng rất lớn vào sự thành công và những kết quả tốt đẹp mà Chương trình nàyhứa hẹn sẽ đem đến cho vùng nông thôn của tỉnh trong tương lai Ngoài ra, sự tinyêu bấy lâu nay của quần chúng đối với công tác tuyên truyền, coi đây là một trongnhững kênh thông tin xã hội chính thống nhất, cũng là một nhân tố làm nên nhữngkết quả của công tác này khi tiến hành xây dựng nông thôn mới
Thứ năm, bản thân công tác tuyên truyền này thời gian qua cũng có những
đột phá, chuyển biến tích cực, chi phối tốt tới hiệu quả hoạt động của công tác Độingũ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới vững mạnh toàn diện về các mặt, côngtác được triển khai có kế hoạch, mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm hợp lí Các hìnhthức tuyên truyền không ngừng đổi mới, đa dạng, mạng lưới của công tác bao phủdày đặc trên khắp địa bàn tỉnh với sự giúp sức đắc lực của các yếu tố công nghệthông tin và khoa học - công nghệ Theo kết quả khảo sát, hiệu quả của hầu hết các
hình thức tuyên truyền này hầu hết đều được đánh giá là “Tốt” với tỷ lệ % lựa chọn cao Nhất là hình thức tuyên truyền “Thông qua các hình thức văn hóa - văn nghệ” được đánh giá cao nhất, với tỷ lệ 93,96% lựa chọn “Tốt” Điều này thể hiện đặc thù
của người dân nông thôn Thái Bình là rất yêu thích các hình thức văn hóa - vănnghệ, và khả năng vận dụng linh hoạt hình thức này của các thiết chế tuyên truyềntrong tỉnh, như một cách đi đầy sáng tạo của Thái Bình trong quá trình thực hiện chủ
trương này Với tỷ lệ 85% người được hỏi đánh giá “tốt”, hình thức “Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí” đã chứng tỏ đây là một phương
thức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vô cùng hấp dẫn,
có sức lan toả rộng Rõ ràng, việc lựa chọn đúng đắn và hợp lý các hình thức tuyên