1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

88 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Bố cục đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh

tế hàng hóa, điều kiện để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuấtkinh doanh là phải có một số vốn nhất định Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kỳ hoạtđộng sản xuất kinh doanh nào Và nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng vốnsao cho có hiệu quả cao nhất Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì kết quả thu về từ lượng vốn

bỏ ra sẽ càng lớn

Quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan tọng, là điều kiệutiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm chỗ đứng vững chắctrong cơ chế mới Chính vì thế vấn đề quản lý và sử dụng vốn đang là một vấn đề rất nan giảiđặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp

Trong có chế bao cấp trước đây, vốn của doanh nghiệp hầu hết được Nhà nước tài trợqua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi Do được bao cấp vềvốn đã gây sự ỷ lại trông chờ vào Nhà nước của các doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồnvốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều doanh nghiệpkhông bảo toàn và phát triển được vốn

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều loại hình khácnhau, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tổ chức đảm bảo đủ vốn,đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi với tìnhhình mới, đã phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sảnphẩm và dịch vụ tăng lên rõ rệt Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,không ít doanh nghiệp ngày càng lúng túng trong việc quản lý và sử dụng vốn Nhiều doanhnghiệp không thể tái sản xuất giản đơn, vốn sản xuất bị mất dần đi sau mỗi chu kỳ kinh doanh.Thực tế này do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là công tác sử dụng vốn của doanh nghiệpcòn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp Do đó việc đẩy mạnh công tác sử dụng vốn

Trang 2

nghiệp

Trong thời gian nghiên cứu tại công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH, được

sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài chính- kế toán của Công ty, em đã bước vào làmquen với thực tế Đồng thời, từ thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đã học Qua đó thấyđược tầm quan trọng của vấn đề sử dụng vốn hiệu quả tại công ty Em đã đi sâu nghiên cứu

hiệu quả sử dụng vốn tại công ty và thực hiện đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH”.

Bố cục đề tài gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

Do trình độ lý luận cũng như khả năng thực tế còn hạn chế, nên đề chuyên đề nghiêncứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong muốn nhận được sự chỉ bảo đónggóp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Th.s Nguyễn Phương Anh và các cô chú, anh chịtrong công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tàinày

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

1.1 Cơ sở lý luận về vốn trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn

Đầu tư là việc huy động các nguồn lực nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trongmột khoảng thời gian đủ dài trong tương lai Một nguồn lực quan trọng mà mọi dự án đầu tưđều phải huy động đó là nguồn vốn

Theo K Marx, vốn là tư bản (Capital), là giá trị đem lại giá trị thặng dư Theo đó vốn đượcxem xét dưới giác độ giá trị, là một đầu vào của quá trình sản xuất Quan điểm này có tính kháiquát cao mang ý nghĩa thực tiễn đến tận ngày nay tuy nhiên nó hạn chế ở chỗ cho rằng vốnluôn tạo ra giá trị thặng dư và chỉ ở khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinhtế

Sau Marx, các nhà kinh tế học đại diện cho các trường phái kinh tế khác nhau đã đưa ranhiều quan điểm về vốn Trong các quan điểm đó phải kể đến quan điểm về vốn của P.Samuelson và của D Begg Theo P Samuelson vốn là những hàng hoá được sản xuất ra đểphục vụ cho quá trình sản xuất mới, là một trong ba yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp (vốn, lao động, đất đai) Như vậy vốn ở đây được xem xét dưới hìnhthái hiện vật, là tài sản cố định của doanh nghiệp Khác với Samuelson, trong cuốn "Kinh tếhọc " của David Begg, tác giả đưa ra hai định nghĩa về vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính.Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất ra hàng hoá khác Vốn tài chính

là tiền và các loại giấy tờ có giá khác của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, vốn được xem xét dưới góc độ là một yếu tố đầu vàocủa không chỉ một quá trình sản xuất riêng lẻ mà là của một quá trình sản xuất và tái sản xuấtdiễn ra liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, thậm chí ngay cả khi doanh

Trang 5

nghiệp không còn tồn tại thì vốn của nó lại được chuyển vào các quá trình sản xuất kinh doanhkhác Theo quan điểm này vốn là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo, vốnđược biểu hiện bằng cả tiền mặt lẫn các giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản của doanh nghiệp Vốn

ở đây khác với tiền tệ thông thường khác Tiền sẽ được coi là vốn khi chúng được bỏ vào sảnxuất kinh doanh, ngược lại nó không được coi là vốn khi chỉ được dùng để mua sản phẩm phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và xã hội

Quan điểm này kế thừa các quan điểm trước về vốn Quan điểm này chỉ rõ vốn là giá trịđược đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích đem lại lợi nhuận, tức là mang lại giá trịthặng dư Vốn có hình thái biểu hiện là các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh như nhàxưởng máy móc thiết bị, vật tư cũng như các loại hàng hoá dự trữ, các khoản nợ, tiền mặt (ngânquỹ) Đồng thời vốn tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc hình thái phi hiện vật

Vốn là giá trị ứng ra để bỏ vào sản xuất kinh doanh, hình thành lên các tài sản của doanhnghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải có vốn, vốn có vai trò rất quan trọng đốivới các doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về vốncũng như những đặc trưng cơ bản của vốn Đó là tiền đề cho việc quản lý sử dụng vốn mộtcách có hiệu quả Căn cứ vào khái niệm trên, ta có thể thấy vốn có những đặc trưng cơ bản sau:

 Vốn được biểu hiện bằng các tài sản của doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh hoặc các hoạt động khác, tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình Đó là các loạimáy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu hay vị trí kinh doanh, nhãn hiệu sản phẩm, bảnquyền phát minh

 Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh là nhằm mục tiêu sinh lời, đem lại lợi nhuận chodoanh nghiệp trong tương lai Do đó vốn phải được tích luỹ đến một mức độ nhất định

 Vốn có giá trị về mặt thời gian Nói chung một đồng vốn ngày hôm nay có giá trị caohơn một đồng vốn vào ngày mai Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán lùa chọnphương án đầu tư và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

 Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ Nếu khôngxác định rõ được chủ sở hữu vốn thì việc sử dụng vốn sẽ kém hiệu quả Đặc trưng này đòi hỏichủ sở hữu vốn phải thực hiện quản lý vốn

Trang 6

giá trị sử dụng và giá trị Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi lẽ quyền sở hữu và quyền sử dụng có thểtách rời nhau, tức là vốn có thể được đem ra trao đổi lấy quyền sử dụng trên thị trường (thịtrường vốn).

1.1.2 Phân loại vốn

Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà có nhiều tiêu thức phân loại vốn khác nhau như theonguồn hình thành, theo phương thức chu chuyển, theo thời gian huy động và sử dụng vốn Đểphân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, người ta thường phân loại vốn theo phươngthức chu chuyển, tức là phân chia vốn làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động, đồng thờikết hợp với các tiêu thức khác nhau để xem xét vốn dưới nhiều góc độ hơn

1.1.2.1 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển :

Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, vốn vận động một cách liên tục Nó biểu hiệnbằng những hình thái vật chất khác nhau, từ tiền mặt đến tư liệu lao động, hàng hoá dự trữ Sựkhác nhau về mặt vật chất này tạo ra đặc điểm chu chuyển vốn, theo đó người ta phân chia vốnthành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động

a Vốn cố định

Là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang pháthuy tác dụng trong sản xuất Khi xem xét những hình thái giá trị của những tư liệu lao độngđang nằm trong vốn cố định, không chỉ xét về mặt hiện vật mà quan trọng là phải xem xét tácdụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh Đối với tất cả các tư liệu lao động đangphát huy tác dụng trong sản xuất đều là vốn cố định, tuỳ theo tình hình thực tế, từng thời kỳ mà

có những quy định cụ thể khác nhau Hiện tại Nhà nước quy định các tư liệu sản xuất có đủ haiđiều kiện thời gian sử dụng lớn hơn một năm và giá trị tài sản lớn hơn 5 triệu đồng thì đượccoi là tài sản cố định

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định tham gia nhiều lần vào sản xuất, giá trịcủa tài sản cố định giảm dần, theo đó nó được tách ra làm hai phần: Một phần gia nhập vào chi

Trang 7

phí sản phẩm dưới hình thức khấu hao tương ứng với sự giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cốđịnh Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn lưu chuyển dần tăng lên thì phầnvốn cố định giảm đi tương ứng với mức suy giảm giá trị sử dụng của tài sản cố định Kết thúcquá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thànhmột vòng luân chuyển.

Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn cố định là phần vốn đầu tư mua sắm các loại tàisản cố định dưới hai hình thức: Ngân sách cấp phát và vay công ty ( một phần được trích từ quỹphát triển sản xuất) Vốn cố định giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyếtđịnh đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quyết định việc ứng dụngcác thành tựu khoa học tiên tiến Do có vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó có tínhquy luật riêng nên việc quản lý nâng cao hiệu quả vốn cố định được coi là công tác trọng điểmcủa quản lý tài chính doanh nghiệp

Để tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng vốn lưu động, người ta thường tiến hành phânchia tài sản cố định theo các tiêu thức sau:

 Theo mục đích sử dụng tài sản cố định gồm có:

- Tài sản cố định phục vụ mục đích kinh doanh

- Tài sản cố định phục vụ phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng

- Tài sản cố định bảo quản giữ hộ

 Theo hình thái biểu hiện có thể chia tài sản cố định thành hai loại:

 Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nó thểhiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh củadoanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu, chi phí mua bằng phátminh sáng chế…

Trong nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật kinh tế và để nâng cao khảnăng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đầu tư những khoản chi phí lớn cho phần tài sản vô

Trang 8

tài sản cố định khác.

 Tài sản cố định hữu hình bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc, đường xá, cầu cảng

Kết cấu tài sản cố định giữa các ngành sản xuất khác nhau hoặc cùng một ngành sản xuấtcũng khác nhau

Đối với các doanh nghiệp việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu tài sản cố định làviệc làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động biến đổi kết cấu tài sản cố định sao cho có lợinhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

b Vốn lưu động:

Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông được đầu tư vào sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy vốn lưu động bao gồm những giá trị của tài sảnlưu động như: Nguyên vật liệu chính, phụ; nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế; công cụ dụngcụ; thành phẩm; hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm; vật tư thuê ngoài chế biến;vốn tiền mặt; thành phẩm trên đường gửi bán…

Trang 9

Khác với tư liệu sản xuất, đối tượng lao động chỉ được tham gia vào một chu kỳ sản xuất đểgóp phần hợp thành giá trị và giá trị sử dụng của một sản phẩm Vì vậy vốn lưu động có đặcđiểm là luân chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong cùng một chu kỳ sản xuất.

Vốn lưu động trong các doanh nghiệp vận động liên tục qua các giai đoạn trong quá trìnhsản xuất, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Bắt đầu từ hình thái tiền tệ ban đầu Sự vậnđộng liên tục từ giai đoạn này sang giai đoạn khác giữa lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thôngtạo nên sự luân chuyển của vốn lưu động

Qua phân tích trên cho thấy vốn lưu động là hình thái giá trị của nhiều yếu tố tạo thành, mỗiyếu tố có tính năng, tác dụng riêng Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả ta phải tiến hànhphân loại theo một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn, vốn lưu động được chia làm

ba loại:

 Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế

và chuẩn bị đưa vào sản xuất

 Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như sảnphẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân

 Vốn lưu thông:Là phần vốn trực tiếp phục vụ cho việc lưu thông, tiêu thụ hàng hoá

 Căn cứ vào phương pháp xác lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại:

 Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiếtthường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó bao gồm vốn dự trữ,vốn trong sản xuất và thành phẩm hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoàichế biến

 Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được, chẳnghạn như thành phẩm trên đường gửi bán, vốn kết toán

 Phân loại theo hình thái biểu hiện: Vốn lưu động gồm:

Trang 10

cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

 Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt, đầu tư công ty…

 Căn cứ vào chủ sở hữu về vốn, vốn lưu động bao gồm:

 Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

 Vốn vay hay các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán

Tóm lại, từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu độngcủa mình theo những tiêu thức khác nhau Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần vàmối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp

Ở các doanh nghiệp Nhà nước khác nhau thì kết cấu vốn lưu động khác nhau Việc phântích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệphiểu rõ thêm những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng Từ

đó xác định đúng biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn Qua đó cũng có thể thấyđược những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lývốn lưu động của doanh nghiệp mình

1.1.2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành:

a Vốn chủ sở hữu:

Là phần giá trị do những người sở hữu doanh nghiệp, những nhà đầu tư ứng ra để thành lập

và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải camkết thanh toán Những người chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể là nhà nước hay chủ doanhnghiệp, các cổ đông hoặc các thành viên của doanh nghiệp Có thể chia vốn chủ sở hữu làm baloại là:

Vốn góp: là phần giá trị do các chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của doanh nghiệp đónggóp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nhà nước thì phần lớnvốn góp là do nhà nước đầu tư Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, vốngóp là do các thành viên hoặc cổ đông đóng góp được ghi trong điều lệ của công ty

Trang 11

Lợi nhuận không chia: là phần lợi nhuận không phân chia cho các chủ sở hữu như là lợi tức

mà được tái đầu tư vào doanh nghiệp, do đó làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Đây làmột nguồn vốn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là ở cáccông ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn

Vốn chủ sở hữu khác: là vốn nội bộ của doanh nghiệp lấy từ hoạt động sản xuất kinh doanhbằng cách lấy một phần từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, để đầu tư vào doanhnghiệp Ngoài ra đối với các Doanh nghiệp nhà nước còn có phần khấu hao tài sản cố địnhđược để lại doanh nghiệp để đầu tư, thay thế , đổi mới tài sản cố định

b Vốn huy động của doanh nghiệp:

Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường vốn chủ sở hữu đóng vai trò quantrọng nhưng không phải là tất cả nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp đều là vốn chủ sở hữu Đểđáp ứng nhu cầu vốn, doanh nghiệp có thể huy động dưới các hình thức khác nhau như: vay nợ,liên doanh liên kết, đi thuê , hình thành lên các nguồn vốn huy động khác nhau Đó là:

Vốn vay: là phần vốn huy động được bằng cách đi vay của các cá nhân, đơn vị kinh tế hoặc

đi vay trên thị trường tài chính dưới các hình thức khác nhau như vay ngắn, trung, dài hạn củangân hàng và các tổ chức tín dụng khác, vay qua phát hành trái phiếu Ưu điểm của hình thứcnày là không làm thay đổi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải trả chiphí cho việc sử dụng vốn (lãi suất) và các chi phí khác để đi vay

Vốn liên doanh liên kết: là phần vốn do các bên tham gia liên doanh, hợp tác sản xuất vớidoanh nghiệp đóng góp Thông qua hình thức này, tổng số vốn của doanh nghiệp được tăng lên

mà chất lượng, chủng loại của sản phẩm được cải thiện, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.Vốn tín dụng thương mại: là các khoản vốn có nguồn gốc từ các khoản mua chịu từ ngườicung cấp cho doanh nghiệp hay các khoản ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thờichiếm dụng

Vốn tín dụng thuê mua: là phần giá trị tài sản có được do đi thuê trên thị trường Có haihình thức đi thuê là thuê vận hành và thuê tài chính Với sự phát triển của thị trường, tài chính

Trang 12

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng:

Theo phương pháp này vốn được chia thành hai loại là:

Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp Đặcđiểm của nguồn vốn này là ổn định và dài hạn Doanh nghiệp có thể dùng nó để đầu tư muasắm tài sản cố định và một phần tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Phần tài sản lưu động được đầu tư bởi vốn thường xuyênđược gọi là tài sản lưu động ròng

Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sửdụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các

tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác

Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn một cách phùhợp với thời gian và mục đích sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trên đây là một số cách phân loại vốn cơ bản thường được sử dụng Ngoài ra còn có cáccách phân loại vốn khác tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và mục tiêu quản lý vốn Điều đóchứng tỏ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nóiriêng và đối với nền kinh tế nói chung

1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh

Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là sản phẩm Sản phẩm của doanhnghiệp có thể là hàng hoá dịch vụ, có thể tồn tại ở hình thái vật chất hay phi vật chất nhưng đều

là kết quả của quá trình dùng sức lao động và tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động

để làm biến đổi nó Tư liệu lao động và đối tượng lao động là điều kiện vật chất không thể

Trang 13

thiếu được của quá trình sản xuất và tái sản xuất Vì vậy có thể nói vốn (tư liệu lao động và đốitượng lao động) là tiền đề cho sù ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàxác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tếthị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừngcải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ tất cả những yếu tố này muốn đạtđược thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn

Việc đảm bảo đủ nguồn vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách thường xuyên liên tục, doanh nghiệp có thể chớp dược thời cơ và có lợi thếtrong cạnh tranh

Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Để

có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau mét chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệpphải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảotoàn và phát triển Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất, thâmnhập vào thị trường tiềm năng từ đó tăng khối lượng tiêu thụ, nâng cao uy tín của mình trênthương trường.Trong cơ chế bao cấp trước đây, mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp đềuđược bao cấp qua nguồn cấp phát của ngân sách nhà nước và qua nguồn tín dụng với lãi suất

ưu đãi của ngân hàng Hơn nữa các doanh nghiệp đều sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh bởi vậyvốn không được coi là vấn đề cấp bách, điều này đã làm thủ tiêu tính chủ động và sáng tạo củadoanh nghiệp trong việc sử dụng vốn

Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước với nhiều thành phần kinh

tế, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn là một bộ phận song song tồn tại với các thành phầnkinh tế khác Để duy trì hoạt động của mình, tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắm bắtnhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoásản phẩm của mình Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn Nhu cầu về vốn đã trởthành động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp Nó quyết định cơ cấuđầu tư, đảm bảo sự sống còn cho doanh nghiệp

Trang 14

đang còn là vấn đề mà tất cả các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp hết sức quan tâm Sau đây

ta sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động sử dụng vốn trong cácdoanh nghiệp

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản

lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp

là tối đa hóa lợi nhuận

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụngvốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ luân chuyển vốn…nó còn phản ánh giữa quan hệ đầu ra và đầuvào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay đây chính là mối tươngquan giữa kết quả lợi nhuận doanh thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh.Lợi nhuận thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

Kết quả lợi ích tạo ra sử dụng vốn phải thõa mãn yêu cầu: đáp ứng được lợi ích của doanhnghiệp, lợi ích của nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao lợi ích củanền kinh tế xã hội Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạtđộng kinh doanh mang lại lợi nhuận cho mình, nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích chung của nềnkinh tế xã hội sẽ không được phép hoạt động Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó hoạt động đemlại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân bị lỗ vì sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản Như vậykết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải kết hợp với lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nềnkinh tế xã hội

Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản vào hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn:

Trang 15

Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của nó không thể táchrời ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh cũng như đặc điểm của riêng nó Vì vậy, hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp cũng chịu tác động của các yếu tố đó một cách gián tiếp hoặc trựctiếp.

1.2.2.1 Các nhân tố khách quan:

a) Môi trường tự nhiên: bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên có tác động đến doanhnghiệp, như thời tiết, môi trường Ngày nay khoa học càng phát triển thì sự lệ thuộc của conngười vào tự nhiên ngày càng giảm đi, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng it hơn, trừcác doanh nghiệp hoạt động mang tính thời vụ hoặc các doanh nghiệp khai thác

b) Môi trường kinh tế: là tổng thể các biến số kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, như tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lãisuất, tỷ giá, tình trạng cạnh tranh Các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

c) Môi trường pháp lý: là hệ thống các chế tài pháp luật, các chủ trương chính sách liênquan đến hoạt động của doanh nghiệp Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tấtyếu và cần thiết nhưng tác động của nhà nước chỉ được thực hiên thông qua các chính sáchkinh tế vĩ mô, không can thiệp trực tiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho cácdoanh nghiệp ảnh hưởng của môi trường pháp lý thể hiện ở chỗ nó đưa ra các quy tắc buộcdoanh nghiệp phải tuân theo, nó bảo vệ những lợi Ých hợp pháp của doanh nghiệp Nếu môitrường pháp lý thuận lợi sẽ mang lại lợi Ých kinh tế cho các doanh nghiệp

d) Môi trường chính trị văn hoá xã hội: khách hàng của doanh nghiệp luôn tồn tại trongmột môi trường văn hoá xã hội nhất định, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, bán được sảnphẩm hay không phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hoá xã hội Nó ảnh hưởng đến việc raquyết định sản xuất sản phẩm nào, lùa chọn công nghệ sản xuất nào cũng như phân phối sảnphẩm như thế nào để đến được tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất Do đó, hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp cũng chịu tác động của yếu tố này

Trang 16

chuyển giao công nghệ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới Việc sửdụng vốn của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với sự tác động của các yếu tố này.

1.2.2.2 Các nhân tố chủ quan:

a) Lực lượng lao động:

Lực lượng lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên hai yếu tố là

số lượng và chất lượng lao động, của hai bộ phận lao động là lao động trực tiếp sản xuất kinhdoanh và cán bộ lãnh đạo Trình độ của người lao động cao sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng tàisản, kết quả kinh doanh cao hơn, do đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn Trình độ của cán bộđiều hành cao thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí khôngcần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng vàphát triển do đó hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao

b) Đặc điểm của sản xuất kinh doanh:

Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc điểm về chu kỳ sản xuất,

kỹ thuật sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu của thị trường khác nhau do đó cũng cóhiệu quả sử dụng vốn khác nhau Chẳng hạn nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốnnhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanhnghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay Nếu sản phẩm là

tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu, bia, thuốc lá thì sẽ có vòng đờingắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh Hơn nữa những máy mócdùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ cóđiều kiện đổi mới Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trêndây truyền công nghệ có giá trị lớn như ôtô, xe máy việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Trang 17

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đonăng lực nhà quản trị doanh nghiệp Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực mỗi ngàymột hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quảnguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

1.2.3.1.Các chỉ tiêu phân tích chung

Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của doanh nghiệp

Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được phân bổnhư thế nào cho tài sản của doanh nghiệp Sự phân bổ này thể hiện qua các tương quan tỷ lệgiữa nguồn vốn và tài sản được phản ánh qua cân đối chính sau:

 Tài sản A (I,IV) + B (I): những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp có ba tương quan tỷ

lệ với nguồn vốn B: chủ ở hữu của doanh nghiệp: bằng nhau, lớn hơn hoặc nhỏ hơn

 Nếu tài sản A (I,IV) + B (I) > nguồn vốn B: phản ánh nguồn VCSH của doanh nghiệpkhông đủ trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp mà phải sử dụng nguồn vốn của bênngoài Doanh nghiệp có thể thiếu vốn và rủi ro trong kinh doanh

 Nếu tài sản A (I,IV) + B (I) < nguồn vốn B: phản ánh nguồn VCSH của doanh nghiệpthừa trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp và có thể trang trải các tài sản khác của doanhnghiệp hoặc bị bên ngoài sử dụng

Hệ số quay vòng vốn ( S/A)

Chỉtiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn quay bao nhiêuvòng trong năm Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả

Sức sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận ( ròng hoặc trước thuế) chia cho bìnhquân giá trị tổng tài sản Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường dùng lợi nhuận

Trang 18

nhuận sau thuế Công thức xác định tỷ này như sau:

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 triệu đồng tài sản sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có thểtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế ROA càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp càng hiệu quả

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu( ROE) Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng VCSH

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một 100 triệu đồng VCSH bỏ ra tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ởdoanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào ta sử dụng phân tích Dupont

1.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động= Tài sản ngắn hạn- Các khoản phải trả ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc độ luânchuyển vốn lưu động, sức sinh lợi của đồng vốn

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Trang 19

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tài chính phản ánh năng lực sử dụng vốn hiệuquả của đồng vốn trong lưu thông Chỉ tiêu này gắn liền với hai nhân tố: số vòng quay vốn lưuđộng và số ngày chu chuyển vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh vốn được thực hiện trong một kỳ nhất định, thường tính trong mộtnăm Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu sốvòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại

Số ngày chu chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng Thời giancủa một vòng càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển càng lớn

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trongkỳ

Hàm lượng vốn lưu động

Đây là mức đảm nhận vốn lưu động, phản ánh số vốn lưu động cần có thể đạt được mộtđồng doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vàngược lại

Suất hao phí của vốn lưu động

Trang 20

phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.

Việc sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cũngđòi hỏi hết sức thận trọng bởi những chỉ tiêu tổng hợp Mỗi chỉ tiêu cũng có những mặt hạn chếnhất định Vấn đề phảỉ lựa chọn các chỉ tiêu phân tích để có thể bổ sung cho nhau nhằm đánhgiá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó cải tiến việc sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng các thành phần của vốn lưu động

Chỉ tiêu hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ

để tạo ra doanh thu

- Số ngày một vòng quay của hàng tồn kho

Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho của doanh nghiệp mất hết baonhiêu ngày

Kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu Nó cho biếtbình quân mất bao nhiều ngày để công ty có thể thu hồi khoản phải thu

Trang 21

- Vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu cho biết bình quân khoản phải thu quay được bao nhiêuvòng trong kỳ để tạo ra doanh thu Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bìnhquân càng thấp và ngược lại

- Số ngày của một vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu số ngày một vòng quay của khoản phải thu cho biết bình quân doanh nghiệp mấtbao nhiêu ngày cho một khoản phải thu

1.2.3.3 Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định ở doanh nghiệp, thể hiệnquy mô của doanh nghiệp Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, sửdụng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp

Vốn cố định = Giá trị tài sản dài hạn- Khấu hao tài sản cố định lũy kế

Trang 22

tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư Đây là mối quan hệhàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợinhuận trên vốn.

Bên trên của mô hình Dupont khai triển hệ số quay vòng vốn Nhìn vào đây chúng ta có thểthấy vòng quay toàn bộ vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào

Trang 23

Trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay vốn thì cần phải phân tích các nhân

tố quan hệ để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Bên dưới mô hình Dupont khai triển tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để thấy những nhân tốảnh hưởng đến tỷ suất này Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tham gia tăng tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu thì nhân tố chi phí của hàng tiêu thụ cần được quan tâm, cụ thể hơn có thể đi sâuphân tích các loại chi phí cấu thành để có biện pháp hợp lý

Trang 24

Hình 1.1: Sơ đồ phương trình Dupont

Tác dụng của phương trình:

- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhận tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của VCSHbằng các phương pháp loại trừ

- Đề ra các quyết định phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau củatừng nhân tố khác nhau để tăng năng suất sinh lời

Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ

Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, nếu được mở rộng và sử dụng cả tỷ số nợcho thấy mối quan hệ giữ tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu suất lợi nhuận trên vốn Côngthức sau cho thấy rõ ảnh hưởng của tỷ số nợ trên lợi nhuận của chủ sở hữu

Trang 25

Công thức trên cho thấy tỷ số nợ có thể sử dụng để tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu Tuy nhiên, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng tỷ số nợ sẽlàm cho tỷ số nợ tăng dần, các chủ nợ sẽ chống lại khuynh hướng này và do đó sẽ đạt tới giớihạn cho phương thức trên Hơn nữa, tỷ số nợ cao doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro đi đến phásản.

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

1.2.4.1 Vai trò của việc đảm bảo huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là kết quả tổng thể của hàng loạt cácyếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Việc đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho nhucầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Điều đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:

 Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất cứ quy mô, lĩnh vực nào đềucần thiết có một lượng vốn nhất định

 Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện khoahọc công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, đầy đủ và kịp thời Do

đó việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doan nghiệp

 Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời giúp cho các doanh nghiệp có thể chớp đượcthời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh

 Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp giúp giảm bớt được chiphí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đặcbiệt ở các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay lớn

Trong cơ chế bao cấp trước đây, mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nhà nước đềuđược bao cấp qua nguồn vốn cấp của ngân sách nhà nước và qua nguồn tín dụng ưu đãi củangân hàng Nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn thì có thể xin cấp phát thêm hoặc vayngân hàng với lãi suất ưu đãi Có thể nói vốn của doanh nghiệp được tài trợ toàn bộ, vì thế vai

Trang 26

doanh nghiệp Hoạt động huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên rất thụ động

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước cùng song song tồn tạivới các thành phần kinh tế khác, việc cấp phát vốn từ ngân sách nhà nước hạn chế hơn, doanhnghiệp phải bảo toàn vốn kể cả trong điều kiện trượt giá và phải đầu tư để mở rộng và pháttriển quy mô sản xuất kinh doanh Nhu cầu vốn ngày càng lớn trong môi trường cạnh tranh gaygắt Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng yêu cầuvốn, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ nhằm đa dạng hoá sản phẩm đápứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chỉ có như vậy doanhnghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được Vì vậy vốn trở thành dộng lực cho sự phát triểncủa doanh nghiệp và việc huy động, quản lý sử dụng hiệu quả vốn đã trở thành một yêu cầubức bách

1.2.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiẹu quả sử dụng vốn:

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng

và đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt là trong cơ chế hiện nay

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp,ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua đó các doanh nghiệp sẽđảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục cũmg như giảmbớt được những rủi ro trong kinh doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đểđáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mãsản phẩm doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậynâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tàisản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trênthị trường, nâng cao mức sống của người lao động Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợinhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người

Trang 27

lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện Điều đó giúp chonăng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp

và các ngành liên quan Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhànước

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG

TY TNHH VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI HTH

2.1 Khái quát về công ty và tình hình tài chính của công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

2.1.1 Khái quát về công ty

2.1.1.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập

Trang 28

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty ra đời là thành quả vô cùng to lớn của các thành viên Công ty TNHH vật liệu xâydựng và vận tải HTH, công ty hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có đầy đủ về tưcách pháp nhân ,có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng

Với địa thế của Công ty là điều kiện thuận lợi cho Công ty tiến hành thực hiện sản xuất,cung cấp các loại vật liệu xây dựng sau:

- Cung cấp các loại gạch

- Cung cấp các loại đất, cát vàng, cát đen để san lấp công trình

- Cung cấp các loại sắt thép, gỗ, gạch đá phục vụ cho công trình

- Vận tải hàng hóa

Khi mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là : Số công nhân viên ít,thiếukinh nghiệm Thế nhưng, Công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH đã từng bước khắcphục những khó khăn thiếu thốn ban đầu đưa việc kinh doanh vào ổn định, đồng thời khôngngừng vươn lên và tự hoàn thiện về mọi mặt

Trang 29

Mặc dù thị trường có nhiều biến động, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnhtranh, tuy vậy Công ty vẫn phát huy được những thế mạnh của mình, điều đó thể hiện ở mạnglưới hoạt động uy tín và quan hệ của Công ty với các bạn bạn hàng ngày càng tốt đẹp.

Kể từ khi thành lập cho đến nay (8 năm), với mục đích mở rộng thị trường và tìm kiếm lợinhuận,sản phẩm của công ty đã có mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và hầu khắp các tỉnh lâncận như Hà Nội, Tuyên Quang

Trải qua thời gian hoạt động cho đến nay, Công ty đã lớn mạnh về mọi mặt, quản lý và sửdụng có hiệu quả nguồn gốc của Công ty như : Tài sản, vốn,lao động

2.1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí của công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

Để đảm bảo phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ do Công ty đề ra, tạo lập năng lực hoạt động củaCông ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế, công ty

đã thiết lập bộ máy tổ chức quản lí như sau:

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ

TOÁN-TÀI

PHÒNG KĨ THUẬT

PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT

PHÒNG KINHGIÁM ĐÔC

Trang 30

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy của công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

Tổng số nhân viên hiện có đến năm 2015 là 55 người Trong đó nhân viên quản lý là 10người Là một công ty TNHH, bộ máy lãnh đạo của công ty bao gồm: Giám đốc, Phó giámđốc, và các phòng ban

Đặc điểm nguồn lực của công ty

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Công ty qua các năm 2013,2014 và 2015

DƯỠNG HỘ

KIỂM TRA CL

Trang 31

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH)

Nhận xét:Quan sát bảng 1 tình hình lao động của công ty trên ta thấy rõ: nhìn chung lượng

lao động qua các năm không có biến động lớn.Năm 2014 không có sự biến động Năm 2015

công ty nhận thêm 5 nhân viên tương ứng tỉ lệ tăng là 10%,điều đó cho thấy hoạt động củacông ty vẫn ổn định qua các năm

Xét theo giới tính: Lao động của công ty chủ yếu là lao động nam chiếm tỷ lệ trên 70% Sở

dĩ có sự chênh lệch như vậy vì do đặc thù của công việc quy định, hoạt động của công ty đòihỏi nhân viên phải sức khỏe, chịu đựng công việc nặng nhọc và đó là những tố chất thiên vềnam giới, chính vì vậy trong khâu tuyển dụng sử dụng lao động thường ưu tiên nam giới Xét theo trình độ: Có trình độ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ trên 60% do đặc thù hoạtđộng của công ty về xây dựng cơ sỡ hạ tầng và các công trình dân dụng Tuy nhiên công typhải có chính sách mới, nâng cao tay nghề cho người lao động để phù hợp với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật và kinh tế hội nhập

2.1.2 Khái quát tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh

ĐVT: đồng

Trang 32

2013 2014 2015 +/- % +/- %

DTT 25,762,923,375 30,018,042,677 33,625,245,393 4,255,119,302 14.2 3,607,202,716 10.7GVHB 16,959,097,963 19,171,478,177 21,986,858,390 2,212,380,214 11.5 2,815,380,213 12.8LNG 8,803,825,412 10,846,564,500 11,938,387,003 2,042,739,088 18.8 1,091,822,503 9.1

CP QLDN 509,405,432 592,876,819 771,450,048 83,471,387 14.1 178,573,229 23.1Chi phí

thuếTNDN 1,478,687,643 1,709,269,195 1,831,800,020 230,581,552 13.5 122,530,825 6.7LNST 5,242,619,825 6,060,136,237 6,494,563,706 817,516,412 13.5 434,427,469 6.7

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH)

Hình 2.2: Biểu đồ phản ánh tình hình doanh thu qua ba năm 2013- 2015

Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta nhận thấy doanh thu thuần của công ty có chiều

hướng tăng qua các năm

Doanh thu cao nhất là năm 2014 tăng 14,2% so với năm 2013(tương ứng tăng4,255,119,302 đồng) Sang năm 2015, công ty tập trung đầu tư vào trang thiết bị máy móc, đào

Trang 33

tạo nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của kỹ sư, công nhân đã giúp cho tình hìnhhoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, số lượng hợp đồng tăng trong năm này và chấtlượng sản phẩn dịch vụ sản xuất được nâng cao và công ty được nhiều khách hàng lựa chọn vàtin cậy, vì thế doanh thi tiếp tục tăng 10.7% ( tương ứng tăng 3,607,202,716 đồng), cao nhấttrong 3 năm

Với việc doanh thu tăng kéo theo chi phí sản xuất kinh doanh cũng gia tăng,điều này đã thểhiện qua việc tăng của giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp Giá vốn hàng bánqua ba năm tăng lần lượt là 11.5%; 12.8%( tương ứng với tăng 2,212,380,214; 2,815,380,213đồng) Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt là 14.1%; 23.1%( tương ứng tăng83,471,387; 178,573,229 đồng) Điều này chứng tỏ công ty đã tăng doanh thu bằng cách tăng

số lượng sản phẩm bán ra và giá bán không thay đổi nhiều

Lợi nhuận tăng qua các năm mặc dù giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệptăng.Tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2015 giảm nhiều so với năm 2014 Công ty cần xem xét đểtiết kiệm các loại chi phí Từ đó gia tăng lợi nhuận

Đánh giá chung: trong ba năm qua công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả bằng chứng làdoanh thu thuần tăng theo tình hình kinh tế chung, mức lợi nhuận sau thuế cũng tăng qua cácnăm Tuy nhiên tốc độ tăng có sự sụt giảm đáng kể công ty cần quan tâm xem xét, điều chỉnhcác chiến lược trong việc tiết kiệm, giảm trừ chi phí để hoạt động kinh doanh của công ty gặthái được những thành công và đạt được nhưng mục tiêu đã đề ra

2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công Ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH

2.2.1 Cơ cấu và diễn biến vốn của công ty

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty ngày càng lớn mạnh, quy mô vốn cũngngày càng lớn và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau

Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn của công ty thì việc xem xét cách tổ chức,

bố trí cơ cấu vốn và diễn biến nguồn là điều cần thiết Nó giúp ta có thể đánh giá được cơ cấu

Trang 34

động sản xuất của công ty?

Vốn kinh doanh của công ty tồn tại dưới hai hình thức: vốn lưu động và vốn cố định Vốnlưu động chủ yếu đảm bảo cho tài sản lưu động như mua nguyên vật liệu, công cụ lao động,…Vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm trang thiết bị máy móc, đầu tưxây dựng cơ bản,… Để thấy rõ hơn tình hình biến động và kết cấu vốn kinh doanh của công ty

ta tiến hành phân tích và xem xét qua các bảng tính toán sau:

Kết cấu vốn kinh doanh của công ty

Trang 35

Bảng 2.3: Kết cấu vốn kinh doanh của công ty

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH)

Hình 2.3: Biểu đồ kết cấu vốn kinh doanh

Trang 36

Qua kết quả phân tích trên ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty tăng qua 3 năm

Năm 2013 tổng vốn của công ty là 15,798,140,35 đồng, đến năm 2014 tổng vốn của

công ty đạt 20,185,421,053 đồng tương ứng tăng 21.7% so với năm 2013 Năm 2015

tổng vốn của công ty tiếp tục tăng lên thành 24,941,245,614 đồng hay tăng tương ứng

19.1% mức tăng tuyệt đối là 4,755,824,561 đồng so với năm 2014

Vốn lưu động đều tăng qua ba năm qua nhưng luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn

cố định Cụ thể, Năm 2013, vốn lưu động của công ty đạt 7,596,543,860 đồng, qua

năm 2014 vốn lưu động đạt 8,684,649,123đồng tăng giá trị tuyệt đối 1,088,105,263

đồng hay tương ứng tăng 12.5% so với năm 2013 Năm 2015, vốn lưu động của công

ty đạt 12,182,087,719 đồng tăng giá trị tuyệt đối 3,497,438,596 đồng hay tương ứng

tăng 28.7% so với năm 2014 Nguyên nhân chính khiến cho vốn lưu động của công ty

tăng qua các năm chủ yếu là do doanh nghiệp có sự thay đổi trong chính sách tín

dụng thương mại, mặc dù chính sách tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm

nhưng các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản tiền, tương đương tiền tăng làm cho

vốn lưu động của công ty tăng đáng kể

Vốn cố định của công ty có xu hướng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn lưu

động Cụ thể, năm 2014 tăng 3,299,175,439 đồng (tương ứng tăng 28.7%) so với năm

2013 Sang năm 2015, vốn cố định tiếp tục tăng 1,258,385,965 đồng nhưng tốc độ

tăng lại giảm chỉ còn 9.9% Nguyên nhân chính làm cho vốn cốđịnh của công ty tăng

qua các năm là do tài sản cốđịnh đang có chiều hướng ngày càng tăng Điều này cho

thấy công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mở rộng sản xuất Ta cũng biết TSCĐ

là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Vì

thế công ty cần phải tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho

TSCĐ

2.2.2 Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp mới

phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới Các doanh nghiệp hoàn

Trang 37

tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong những năm gần đây, nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng lên,

chủ yếu dựa vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Cơ cấu nguồn vốn của công ty:

Để thấy rõ hơn sự gia tăng đáng kể vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được tài

trợ từ nguồn nào và việc gia tăng đó có thật sự hiệu quả hay không ta đi sâu vào phân

tích cơ cấu nguồn vốn của công ty:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn công ty

Trang 38

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn

Nhận xét: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng hàng năm về số

tương đối và tuyệt đối và tỷ trọng của chúng có sự thay đổi qua các năm Năm 2013,

nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 42% nhưng đến năm 2014 tăng lên là 52% và có sự suy

giảm trong năm 2015 chỉ còn 44.69% Nguồn vốn vay ngắn hạn hàng năm có sự thay

đổi, cụ thể, vốn vay ngắn hạn năm 2014/2013 tăng 30.7%, năm 2015/2014 có sự giảm

nhẹ, giảm 2.5% Nguồn vốn vay dài hạn đều tăng mạnh: năm 2014/2013 tăng 80%,

năm 2015/2014 tăng 34.9% Việc tăng sử dụng nợdài hạn giúp công ty giảm thiếu

được vốn chủ sở hữu, từđó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn song ngược lại có nguy cơ

rủi ro cao bên cạnh đó công ty phải chịu thêm các chi phí mà cụ thể là chi phí lãi vay

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao( trong năm 2013 và

2015 đều chiếm trên 50%) Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng qua các năm

tạođiều kiện cho công ty hoạt động tốt hơn và chủ động hơn trong hoạt động kinh

doanh, rủi ro tài chính thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao

Phân tích tốc độ tăng trưởng vốn

Trang 39

Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2013

= (Tổng số vốn kỳ thứ i / Tổng số vốn kỳ gốc ) *100 (%) 127.8% 157.9%

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm

Vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% hoặc hơn 50%

trong tổng nguồn vốn Tốc độ tăng trưởng vốn của năm 2015/2013 so với năm

2014/2013 tăng Nguyên nhân chính do tốc độ tăng nợ phải trả thấp hơn tốc độ tăng

vốn chủ sở hữu Điều này cho thấy công có khả năng thanh toán các khoản nợ

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số nợ trên tồng tài sản của công ty thay đổi qua ba năm

Hệ số này cho biết, năm 2013 có 42% tài sản của công ty làđi vay, sang năm 2015 hệ

số này tăng lên là 52%, tăng 11% so với năm 2014 Đến năm 2015, tỷ số này giảm

xuống 45%, giảm 7% so với năm 2014 Tỷ số này khá nhỏ chứng tỏ công ty vay ít

Điều này hàm ý công ty có khả năng tự chủ tài chính cao, mức độ rủi ro của công ty là

thấp Song như vậy có thể hàm ý là công ty chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính

Phân tích hệ số tài trợ vốn

Trang 40

ĐVT: đồng

1.VCSH 9,238,456,140 9,684,526,316 13,795,192,982 446,070,176 4.6 4,110,666,666 29.8 2.Tổng NV 15,798,122,807 20,185,421,053 24,941,245,614 4,387,298,246 21.7 4,755,824,561 19.1 3.HS tài trợ=

(1/2) (lần) 0.59 0.48 0.55 -0.1 -11 7.3 7.3

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán công ty TNHH vật liệu xây dựng và vận tải HTH)

Nhận xét:

Dựa vào bảng có thể thấy mức độ độc lập tài chính của công ty có sự biến động

qua ba năm Năm 2013, trong 1 đồng tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của công ty thì

vốn chủ sở hữu chiếm 0.59 đồng, tức là trong tổng số nguồn vốn hình thành nên tài

sản của doanh nghiệp chỉ bỏ ra 0.59 đồng là vốn doanh nghiệp tự có còn lại 0.41 đồng

là phải đi vay bên ngoài

Năm 2014, hệ số tài trợ giảm 0.1 đồng tương ứng giảm 10.5% so với năm 2013

Điều này có nghĩa trong tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản thì doanh nghiệp chỉ

còn chiếm đến 48% vốn doanh nghiệp tự có Năm 2015, hệ số tài trợ của công ty tăng

trở lại( hệ số tài trợ là 0.55 lần)

Qua phân tích ta nhận thấy mức độ độc lập tài chính của công ty khá cao, nguồn

vốn hình thành nên tài sản của công ty chủ yếu là do vốn chủ sỡ hữu Để hiểu rõ hơn về

hệ số tài trợ của công ty ta tiếp tục xét chỉ tiêu hệ số tự tài trợ của tài sản dài hạn

Phân tích hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

Bảng 2.8: Phân tích hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

Ngày đăng: 18/05/2016, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w