1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng.giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lí tài sản cố định tại công ty TNHH sắt Vũ Quang

68 434 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 324,5 KB

Nội dung

*Khái niệm về TSCĐ:Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học đều khẳng định tiêu thức nhận biết TSCĐ trong mọi quá trình sản xuất và việc xếp loại tài sản nào là TSCĐ dựa vào 2 chỉ ti

Trang 1

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN LÍ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.1 những vấn đề chung về tài sản cố định

1.1.1Khái niệm và đặc điểm của tái sản cố định.

*Khái niệm về TSCĐ:Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học đều

khẳng định tiêu thức nhận biết TSCĐ trong mọi quá trình sản xuất và việc xếp loại tài sản nào là TSCĐ dựa vào 2 chỉ tiêu đó là:

- Tài sản có giá trị lớn

- Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài

Hai chỉ tiêu này do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định

và nó phụ thuộc vào từng quốc gia khác nhau Tuy nhiên, sự quy định khácnhau đó thường chỉ về mặt giá trị, còn về thời gian sử dụng thì tương đốigiống nhau Đặc biệt là các quy định này không phải là bất biến, mà nó cóthể thay đổi để phù hợp với giá trị thị trường và các yếu tố khác

Ví dụ như theo quyết định số 507/TC ngày 22/7/1986 quy địnhTSCĐ phải là những tư liệu lao động có giá trị trên 100 ngàn đồng và thờigian sử dụng lớn hơn 1 năm Hiện nay, căn cứ vào trình độ quản lý và thực

tế nền kinh tế nước ta, Bộ tài chính đã quy định cụ thể 2 chỉ tiêu trên quaquyết định 166/1999/QĐ-BTC ra ngày 30/12/1999 Đó là:

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

- Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên

Những tư liệu lao động nào không thoả mãn hai chỉ tiêu trên thì đượcgọi là công cụ lao động nhỏ Việc Bộ tài chính quy định giá trị để xác địnhtài sản nào là TSCĐ là một quyết định phù hợp, tạo điều kiện dễ dàng hơn

Trang 2

cho quản lý và sử dụng TSCĐ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới trangthiết bị, công cụ dụng cụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

*đặc điểm của TSCĐ

Một đặc điểm quan trọng của TSCĐ là khi tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh nó bị hao mòn dần và giá trị hao mòn đó được dịch chuyểnvào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Khác với công cụ lao động nhỏ,TSCĐ tham gia nhiều kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu cho đến lúc hư hỏng

Tuy nhiên, ta cần lưu ý một điểm quan trọng đó là, chỉ có những tàisản vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hoádịch vụ thoả mãn 2 tiêu chuẩn trên, mới được gọi là TSCĐ Điểm này giúp

ta phân biệt giữa TSCĐ và hàng hoá Ví dụ máy vi tính sẽ là hàng hoá haythay vì thuộc loại TSCĐ văn phòng, nếu doanh nghiệp mua máy đó để bán.Nhưng nếu doanh nghiệp đó sử dụng máy vi tính cho hoạt động của doanhnghiệp thì máy vi tính đó là TSCĐ

Tài sản cố định cũng phân biệt với đầu tư dài hạn, cho dù cả hai loạinày đều được duy trì quá một kỳ kế toán Nhưng đầu tư dài hạn không phảiđược dùng cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp Ví dụ nhưđất đai được duy trì để mở rộng sản xuất trong tương lai, được xếp vào loạiđầu tư dài hạn Ngược lại đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng củadoanh nghiệp thì nó lại là TSCĐ

1.1.2 phân loại TSCĐ

Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện,tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuậnlợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhómtheo từng đặc trưng nhất định Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 3

việc khai thác tối đa công dụng của TSCĐ và phục vụ tốt cho công tácthống kê TSCĐ.

Tài sản cố định có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau,như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng vàtình hình sử dụng mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng được những nhucầu quản lý nhất định cụ thể:

1.1.2.1 Theo hình thái biểu hiện

Tài sản cố định được phân thành TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình

* Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có

hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vàonhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.Thuộc về loại này gồm có:

- Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bảnnhư nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống phục vụ cho SXKD

- Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong

sản xuất kinh doanh

- Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: Là các phương tiện dùng

để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và các phương tiện khác(ô tô, máy kéo, xe tải )

- Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục

vụ cho quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà

- Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: Gồm các loại cây lâunăm (càphê, chè, cao su ) súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo ) vàsúc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản )

Trang 4

- Tài sản cố định phúc lợi: Gồm tất cả TSCĐ sử dụng cho nhu cầuphú lợi công cộng (Nhà ăn, nhà nghỉ, nhà văn hoá, sân bóng, thiết bị thểthao )

- Tài sản cố định hữu hình khác: Bao gồm những TSCĐ mà chưađược quy định phản ánh vào các loại nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sáchchuyên môn kỹ thuật )

* Tài sản cố định vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật

chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đếnnhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Thuộc về TSCĐ vô hình gồmcó:

- Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quanđến việc thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang, như chi cho côngtác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn banđầu, chi phí đi lại, hội họp, quảng cáo, khai trương

- Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ

ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các côngtrình nghiên cứu, sản xuất thử, được nhà nước cấp bằng phát minh sángchế

- Chi phí nghiên cứu phát triển: Là các khoản chi phí cho việc nghiêncứu, phát triển doanh nghiệp do đơn vị đầu tư hoặc thuê ngoài

- Lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thương mại dodoanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình,bởi sự thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng hoặcdanh tiếng của doanh nghiệp

- Quyền đặc nhượng (hay quyền khai thác): Bao gồm các chi phídoanh nghiệp phải trả để mua đặc quyền khai thác các nghiệp vụ quan

Trang 5

trọng hoặc độc quyền sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm theo các hợpđồng đặc nhượng đã ký kết với Nhà nước hay một đơn vị nhượng quyềncùng với các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận đặc quyền (Hoa hồng,giao tiếp, thủ tục pháp lý )

- Quyền thuê nhà: Là chi phí phải trả cho người thuê nhà trước đó đểđược thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng hay theo luật định

- Nhãn hiệu: Bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để mualại nhãn hiệu hay tên một nhãn hiệu nào đó Thời gian có ích của nhãn hiệuthương mại kéo dài suốt thời gian nó tồn tại, trừ khi có dấu hiệu mất giá(sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu đó tiêu thụ chậm, doanh số giảm )

- Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ

ra có liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước trong mộtkhoảng thời gian nhất định

- Bản quyền tác giả: Là tiền chi phí thù lao cho tác giả và được Nhànước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình

Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi chongười tổ chức hạch toán TSCĐ sử dụng tài khoản kế toán một cách phùhợp và khai thác triệt để tính năng kỹ thuật của TSCĐ

1.1.2.2 Theo quyền sở hữu

Theo tiêu thức này TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐthuê ngoài

* TSCĐ tự có: Là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo

bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách Nhà nước cấp, do đi vaycủa ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh

* TSCĐ đi thuê lại được phân thành:

Trang 6

- TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê củacác đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng kýkết.

- TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của công

ty cho thuê tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất 1 trong 4 điều sauđây:

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhậnquyền sử hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của

+ Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua tàisản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thờiđiểm mua lại

+ Thời hạn thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết

để khấu hao tài sản thuê

+ Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương với giátrị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng

Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọngTSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng TSCĐ thuộc quyền quản

lý và sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tượng quan tâm Bên cạnh

đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại TSCĐ

1.1.2.3 Theo nguồn hình thành

Đứng trên phương diện này TSCĐ được chia thành:

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp haycấp trên cấp

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanhnghiệp (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi )

Trang 7

- TSCĐ nhận góp vốn liên doanh.

Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin

về cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐ Từ đó có phương hướng sử dụngnguồn vốn khấu hao TSCĐ một cách hiệu quả và hợp lý

1.1.2.4 Theo công dụng và tình hình sử dụng

Đây là một hình thức phân loại rất hữu ích và tiện lợi cho việc phân

bổ khấu hao vào tài khoản chi phí phù hợp Theo tiêu thức này, TSCĐđược phân thành:

- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh : Là những TSCĐ đang thực

tế sử dụng, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những tài sản này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuấtkinh doanh

- TSCĐ dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốcphòng: Là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mụcđích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng trong doanh nghiệp

- TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm các TSCĐ không cần dùng, chưa cầndùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi mớiquy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giảiquyết, những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng choviệc đầu tư đổi mới TSCĐ

- TSCĐ bảo quản, giữ hộ nhà nước: Bao gồm những TSCĐ doanhnghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất hộ nhà nước theo quyđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Mặc dù, TSCĐ được chia thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau,

Nhưng trong công tác quản lý, TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tượng ghi TSCĐ Đối tượng ghi

Trang 8

TSCĐ là từng đơn vị TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau, thực hiện 1 hay 1 số chức năng nhất định Trong sổ kế toán mỗi một đối tượng TSCĐ được đánh một số hiệu nhất định, gọi là số hiệu hay danh điểm TSCĐ.

1.1.3 đánh giá TSCĐ

Chỉ tiêu hiện vật của TSCĐ là cơ sở lập kế hoạch phân phối, sử dụng

và đầu tư TSCĐ Trong kế toán và quản lý tổng hợp TSCĐ theo các chỉtiêu tổng hợp phải sử dụng chỉ tiêu giá trị của TSCĐ, mà muốn nghiên cứumặt giá trị của TSCĐ, phải tiến hành đánh giá chính xác từng loại TSCĐthông qua hình thái tiền tệ

Đánh giá TSCĐ là 1 hoạt động thiết yếu trong mối doanh nghiệpthông qua hoạt động này, người ta xác định được giá trị ghi sổ của TSCĐ.TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sửdụng (doanh nghiệp chỉ đánh giá lại TS khi có quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền hay dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần, tiếnhành thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp).Thông qua đánh giá TSCĐ, sẽ cung cấp thông tin tổng hợp về TSCĐ vàđánh giá quy mô của doanh nghiệp

TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị cònlại

1.1.3.1 Nguyên giá TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐcho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường Nguyên giá TSCĐ làcăn cứ cho việc tính khấu hao TSCĐ, do đó nó cần phải được xác định dựatrên sơ sở nguyên tắc giá phí và nguyên tắc khách quan Tức là nguyên giá

Trang 9

TSCĐ được hình thành trên chi phí hợp lý hợp lệ và dựa trên các căn cứ cótính khách quan, như hoá đơn, giá thị trường của TSCĐ

Việc xác định nguyên giá được xác định cụ thể cho từng loại nhưsau:

* Đối với TSCĐ hữu hình:

- Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồmgiá thực tế phải trả, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào

sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trangtrước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phítrước bạ (nếu có)

- Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài):

Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu

tư và xây dựng hiện hành, các chi phí liên quan và lệ phí trước bạ ( nếu có)

- Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:

+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị cònlại trên sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giaonhận) và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ, lắpđặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐ vào sửdụng

+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc:Nguyên giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn

vị cấp Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phíkinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ

- Nguyên giá TSCĐ loại được cho, được biếu tặng, nhận góp vốnliên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa Bao gồm giá trị theo đánh

Trang 10

giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng(nếu có).

* Đối với TSCĐ vô hình.

Nguyên giá của TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế phải trả khi thựchiện như phí tổn thành lập, chi phí cho công tác nghiên cứu, phát triển

* Đối với TSCĐ thuê tài chính.

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê, như đơn vịchủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển bốc

dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chiphí lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)

Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê vànguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp vớithời hạn của hợp đồng thuê TSCĐ tài chính

Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể bị thay đổi, khi

đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ.Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ thay đổi trong các trường hợpsau:

- Đánh giá lại giá trị TSCĐ

1.1.3.2.Giá trị còn lại.

Trang 11

Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng nguyên giá trừ đi giátrị hao mòn Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng trạng thái kỹ thuật của TSCĐ,

số tiền còn lại cần tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao và là căn cứ đểlập kế hoạch tăng cường đổi mới TSCĐ

Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánh nhất định, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐtheo dõi cả 3 loại, nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục

vụ cho nhu cầu quản lý TSCĐ

1.2.Quản lí tài sản cố định

1.2.1 Quản lý đầu tư vào TSCĐ.

Các TSCĐ của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bịhao mòn sẽ đến lúc chúng không còn sử dụng được nữa hoặc có thể donhiều nguyên nhân mà cần thiết phải đổi mới TSCĐ hoặc phải thay thế,trang bị mới TSCĐ cho phù hợp với nhu cầu sản xuất Các doanh nghiệpthường tính toán một số chỉ tiêu cần thiết để xem xét tình hình sử dụngTSCĐ tại doanh nghiệp sau đó phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng loạiTSCĐ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp để lên kế hoạch đầu tưTSCĐ cho đúng

Việc đầu tư vào TSCĐ bao gồm các quyết định mua sắm, xây dựng, sửachữa nâng cấp… TSCĐ đạt được yêu cầu về thời gian hữu ích của chi phí

bỏ ra (tài sản mua sắm) và giá trị của tài sản mua sắm Khi doanh nghiệpquyết định đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh ở haikhía cạnh là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước mắt và lợi ích màdoanh nghiệp thu được trong tương lai Chi phí của doanh nghiệp sẽ tănglên do chi phí đầu tư phát sinh đồng thời phải phân bổ chi phí khấu hao(tuỳ theo thời gian hữu ích) Còn lợi ích đem lại là việc nâng cao năng lựcsản xuất, tạo ra được sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường

Trang 12

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất và tiêuthụ chịu sự tác động nghiệt ngã của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

Do vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp khi tiến hành việc đầu tưTSCĐ là phải tiến hành tự thẩm định tức là sẽ so sánh giữa chi tiêu và lợiích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định đầu tư như NPV, IRR… để lựachọn phương án tối ưu

Nhìn chung, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ vì nó là công tác khởi đầu khi TSCĐ được sử dụng tại doanh nghiệp.Những quyết định ban đầu có đúng đắn thì sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định Nếu công tác quản lý này không tốt, không có sự phân tích kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án đầu tư xây dựng mua sắm sẽ làm cho TSCĐkhông phát huy được tác dụng để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và như vậy việc thu hồi toàn bộ vốn

1.2.2.trích khấu hao TSCĐ

*Bản chất của khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định không phải là bền mãi với thời gian mà giá trị và giátrị sử dụng của nó bị giảm dần dưới tác động của nhiều nhân tố Sự giảmdần này là do hiện tượng hao mòn gây nên, bao gồm cả hao mòn vô hình vàhao mòn hữu hình

Hao mòn hữu hình là hao mòn TSCĐ do quá trình sử dụng bị cọ sát,

bị ăn mòn hay do điều kiện thiên nhiên tác động Mức độ hao mòn hữuhình tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ

Hao mòn vô hình là sự hao mòn TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học

kỹ thuật Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhiều thế hệ TSCĐ mới

Trang 13

với tính năng ưu việt hơn ra đời Sự hiện diện của những thế hệ hiện đạinày làm cho TSCĐ bị giảm giá trị.

Hao mòn TSCĐ là phạm trù có tính trừu tượng Vì vậy nó cần phảiđược thể hiện dựa trên một căn cứ cụ thể nào đó Trên thực tế, để thu hồilại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành tính khấu hao bằng cáchchuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra Như vậy,khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản đãhao mòn Khấu hao TSCĐ là một phạm trù có tính chủ quan và tính cụ thể:

Việc tiến hành khấu hao TSCĐ là xuất phát từ hao mòn thực tế củaTSCĐ Trong doanh nghiệp, TSCĐ được sử dụng thường xuyên, liên tụckhông có điều kiện để xác định hao mòn trên cơ sở khách quan Vì vậy haomòn TSCĐ được tính bằng mức khấu hao TSCĐ

Việc tính khấu hao TSCĐ có ý nghĩa rất lớn Trước hết khấu hao chophép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực tế của TSCĐ, ghi nhận sựgiảm giá TSCĐ Mặt khác khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp chodoanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ Tiền tính khấuhao là yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, do vậy tính khấuhao chính xác sẽ góp phần cho việc xác định giá thành chính xác hơn Hơnnữa khấu hao là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính trừ vào lợi tứcchịu thuế làm cho thuế thu nhập của doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nướcgiảm đi góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

* Các phương pháp tính khấu hao

Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp cho doanhnghiệp có ý nghĩa quan trọng Trước hết nó góp phần bảo toàn vốn cố định,tránh hao mòn vô hình một cách hữu hiệu và góp phần xác định giá thành

Trang 14

chính xác, tránh được hiện tượng lãi giả lỗ thật đang còn tồn tại ở cácdoanh nghiệp.

Trên thế giới tồn tại bốn phương pháp khấu hao cơ bản, đó làphương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo sản lượng, khấu haotheo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm

Các phương pháp khấu hao này phân bổ các số tiền khác nhau vàochi phí khấu hao cho các thời kỳ khác nhau Tuy vậy tổng số tiền khấu hao

là bằng nhau và bằng giá trị phải khấu hao qua suốt đời tồn tại cuả TSCĐ

* Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sửdụng, hay phương pháp tuyến tính Theo phương pháp này thì mức khấuhao hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau:

NG

Tsd

Trong đó: MKH: mức khấu hao hàng năm

Tsd: Thời gian sử dụng ước tínhNG: Nguyên giá TSCĐ

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đơn giản, dễ tính Mứckhấu hao được phân bổ vào giá thành này một cách đều đặn làm cho giáthành ổn định Tuy nhiên phương pháp này không phản ánh đúng giá trịhao mòn tài sản trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thíchhợp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐ lớn,chủng loại phức tạp vì nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượngtính toán nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý

* Phương pháp khấu hao nhanh

MKH =

Trang 15

Đây là phương pháp đưa lại số khấu hao rất lớn trong những nămđầu của thời gian sử dụng của TSCĐ và càng về những năm sau mức khấuhao càng giảm dần Theo phương pháp này bao gồm: Phương pháp khấuhao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số năm.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Đây là phương pháp khấu hao gia tốc nhưng mức khấu hao hàngnăm sẽ khác nhau theo chiều hướng giảm dần và được xác định như sau:

Mk(t) = T kh G CL (t)

Trong đó: Mk(t) : Mức khấu hao năm thứ t

T kh : Tỷ lệ khấu hao

G CL (t) : Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t

Tỷ lệ khấu hao này luôn lớn hơn tỷ lệ khấu hao tính trong phươngpháp khấu hao đường thẳng và thường được xác định như sau:

Tkh = Tỷ lệ khấu hao thường * TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao thường = 1

Thời gian sử dụngPhương pháp này có ưu điểm thu hồi vốn nhanh, do đó tạo khả năngđổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp Nhưng với phương phápnày, số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng của thời gian sử dụngTSCĐ sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ

* Phương pháp khấu hao theo tổng số năm

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định nhưsau:

MK(t) = TKH(t) * NGTrong đó: MK(t) : Mức khấu hao năm thứ t

*

Trang 16

TKH(t) : Tỷ lệ khấu hao năm thứ tNG: Nguyên giá TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao của phương pháp này không cố định hàng năm, sẽthay đổi theo chiều hướng giảm dần và được tính:

TKH(t)

=

Số năm còn lại kể từ năm thứ t đến hết thời

gian sử dụng của TSCĐTổng các số của các số có thứ tự từ 1 đến

số hạng bằng thời gian sử dụng của TSCĐPhương pháp này có ưu điểm là có khả năng thu hồi vốn nhanh, do

có thể phòng ngừa được hao mòn vô hình ở mức tối đa, mặt khác nó khắcphục được những nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảmdần Tức nó đảm bảo được số tiền khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng củathời gian sử dụng TSCĐ sẽ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ

Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh phải trongđiều kiện doanh nghiệp có 1 giá thành có thể chịu đựng được

* Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là thay đổi tuỳ thuộc vàosản lượng sản phẩm sản xuất ra bởi tài sản đó Nhưng số tiền khấu haođược cố định cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra được tạo bởi sản phẩm đó:

Mức khấu hao tính cho một

đơn vị sản phẩm =

Nguyên giá TSCĐTổng SP dự kiến

Mức khấu hao

Trích hàng năm =

Số lượng sản phẩmThực hiện (năm) *

Mức khấu hao tínhcho 1 đơn vị SP

Trang 17

Phương pháp này có ưu điểm: Mức khấu hao trên từng TSCĐ đượcxác định đúng theo công suất huy động thực tế của TSCĐ

1.2.3.Quản lý sử dụng, giữ gìn và sửa chữa TSCĐ.

TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chitiết khác nhau Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộphận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng Do vậy, để khôi phụcnăng lực hoạt động bình thường của TSCĐ và để đảm bảo an toàn trong laođộng sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộphận của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ.Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài vớiphương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấpTSCD

Có thể thực hiện kế hoạch sản xuất đúng thời hạn và sử dụng tối ưunguyên vật liệu ngay từ khi lập kế hoạch chất lượng hỗ trợ kỹ thuật và sửachữa TSCĐ của doanh nghiệp Khi sử dụng các tính năng của phân hệ quản

lý sửa chữa, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch và kế toán các hoạt động hỗtrợ kỹ thuật và sửa chữa thiết bị:

• lập cơ sở định mức đối với việc bảo dưỡng TSCĐ;

• lập kế hoạch bảo dưỡng TSCĐ và nguyên vật liệu để thực hiện;

• tính toán các kết quả bảo dưỡng TSCĐ;

• phân tích sai lệch theo thời hạn và khối lượng bảo dưỡng TSCĐ; Phân hệ tự động hóa tất cả các giao dịch kế toán điển hình TSCĐ:

• tiếp nhận vào kế toán;

• thay đổi trạng thái;

• tính khấu hao;

• thay đổi tham số và phương pháp định khoản chi phí khấu hao;

• kế toán sản lượng thực tế của TSCĐ;

Trang 18

• nâng cấp, điều chuyển, hiện đại hóa, ghi giảm và bán TSCĐ;

Hỗ trợ các phương pháp tính khấu hao sau:

• phương pháp đường thẳng;

• theo tỷ lệ khối lượng sản xuất;

• theo khấu hao chung;

• phương pháp giảm dần giá trị;

• theo tổng số thời gian sử dụng có ích;

• theo lịch biểu tính khấu hao riêng

Khi hạch toán khấu trừ công nợ, có thể thiết lập không chỉ phương pháp hạch toán mà còn sử dụng lịch biểu phân bổ tổng số khấu hao hàng năm theo các tháng

Phân hệ nhận thông tin chi tiết về tình trạng TSCĐ, phân tích mức hao mòn

và kìm hãm thực hiện công việc bảo dưỡng thiết bị

Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết,các phụ tùng bị hư hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình trạngkhông bình thường như nhờn ốc, vỡ van Ngoài việc phải giữ gìn, lau dầu, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng

Trang 19

lực sản xuất bình thường của TSCĐ Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữaTSCĐ là một biện pháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả.

Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa TSCĐ phải được tiến hành

có kế hoạch Việc sửa chữa TSCĐ nói chung chia ra làm sửa chữa lớn vàsửa chữa thường xuyên Trong khi sửa chữa phải thay đổi phần lớn phụtùng của TSCĐ, thay đổi hoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ nhưthân máy, giá máy, phụ tùng lớn Việc sửa chữa như vậy đều thuộc phạm

vi của sửa chữa lớn Sau khi sửa chữa lớn, thiết bị sản xuất có thể khôiphục được mức độ chính xác và công suất, có khi còn có thể nâng cao côngsuất Đặc điểm của công tác sửa chữa lớn là có phạm vi rộng, thời gian dài,cần phải có thiết bị kỹ thuật và tổ chức chuyên môn sửa chữa lớn

Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa có tính chất hàng ngày để giữ gìncông suất sử dụng đều đặn của TSCĐ Ví dụ như thay đổi lẻ tẻ những chitiết đã bị hao mòn ở những thời kỳ khác nhau Sửa chữa thường xuyên chỉ

có thể giữ được trạng thái sử dụng đều đặn của TSCĐ chứ không thể nângcao công suất của TSCĐ lên hơn mức chưa sửa chữa được Đặc điểm củasửa chữa thường xuyên là có phạm vi nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít, tiếnhành thường xuyên và đều đặn

Thực tiễn cho thấy rằng chế độ bảo dưỡng thiết bị máy móc là có nhiều

ưu điểm như khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng

hư hỏng bất ngờ cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ khiến cho tình hìnhsản xuất không bị gián đoạn đột ngột Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà mỗidoanh nghiệp thực hiện chế độ sửa chữa với các mức độ khác nhau

Thông thường khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ thường kết hợp vớiviệc hiện đại hoá, với việc cải tạo thiết bị máy móc Khi việc sửa chữa lớn,

kể cả việc hiện đại hoá, cải tạo máy móc, thiết bị hoàn thành thì nguồn vốnsửa chữa lớn TSCĐ giảm đi, vốn cố định tăng lên vì TSCĐ được sửa chữa

Trang 20

lớn đã khôi phục ở mức nhất định phần giá trị đã hao mòn, nên từ đó tuổithọ của TSCĐ được tăng thêm, tức là đã kéo dài thời hạn sử dụng Đây làmột nội dung cần thiết trong quá trình quản lý sử dụng TSCĐ, nếu đượctiến hành kịp thời, có kế hoạch kỹ lưỡng thì việc tiến hành sẽ đem lại hiệuquả kinh tế cao.

1.2.4 Quản lý công tác kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ

Trong doanh nghiệp, việc kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng

là công tác quan trọng trong việc quản lý sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp Căn cứ vào tài liệu của đợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực tếvới số trên sổ sách, qua đó xác định nguyên nhân gây ra số chênh lệch, xácđịnh người có trách nhiệm về tình hình mất mát, hư hỏng cũng như pháthiện những đơn vị, cá nhân giữ gìn, sử dụng tốt TSCĐ, đồng thời báo cáolên cấp trên về tình hình đã phát hiện ra để có những kiến nghị và giảiquyết nhất là đối với trường hợp thừa TSCĐ

Như vậy, thông qua công tác kiểm kê TSCĐ đã giúp cung cấp số liệu

về chủng loại của TSCĐ vừa tạo điều kiện để nắm vững tình hình chấtlượng chung trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụthể để tiến hành việc kiểm kê hàng năm Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểmtra vào lúc này cho phép doanh nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập

ra kế hoạch năm tới

Ngoài việc kiểm kê TSCĐ, doanh nghiệp còn tiến hành việc đánh giálại TSCĐ Trong quá trình sử dụng lâu dài các TSCĐ có thể tăng năng lựcsản xuất của xã hội và việc tăng năng suất lao động đương nhiên sẽ làmgiảm giá trị TSCĐ tái sản xuất, từ đó mà không tránh được sự khác biệtgiữa giá trị ban đầu của TSCĐ với giá trị khôi phục của nó Nội dung củaviệc đánh giá lại TSCĐ là việc xác định thống nhất theo giá hiện hành củaTSCĐ Có như vậy thì mới xác định được hợp lý mức khấu hao nhằm hạch

Trang 21

toán và tính giá thành sản phẩm được đúng đắn và như vậy việc tính toáncác hiệu quả về tài chính mới được chính xác.

Công tác đánh giá lại TSCĐ rất phức tạp, nó đòi hỏi trình độ cán bộ,thời gian cần thiết Vì vậy, khi tiến đánh giá lại TSCĐ cần phải thực hiệnnghiêm túc, chính xác thì mới đem lại quyền lợi cho bản thân doanhnghiệp

Tóm lại, kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu số lượng thực tế với sốlượng trên sổ sách hạch toán kế toán và thống kê, xác định giá trị hiện còncủa TSCĐ có tác dụng quan trọng đối với vấn đề quản lý TSCĐ

1.2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản.

Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng là nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu,

do vậy mà việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả tức là kinh doanh đạt

tỷ suất lợi nhuận cao.Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưa vào sử dụng hợp lý để kiếm lợi cao nhất đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, tăng TSCĐ hiện có để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra

1.2.5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

Kiểm tra tài chính hiệu quả sử dụng TSCĐ là một nội dung quan trọngtrong hoạt động tài chính doanh nghiệp Thông qua việc kiểm tra tài chínhdoanh nghiệp có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định vềmặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hayhiện đại hoá TSCĐ, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất củaTSCĐ hiện có, nhờ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ Thông

Trang 22

thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả sử dụngTSCĐ của các doanh nghiệp

*Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Doanh thu thuần trong kỳ

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ = x100%

TSCĐ bình quânTrong đó:

- TSCĐ bình quân =1/2 ( Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ ở cuốikỳ)

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần Hiệu suất càng lớn chứng

tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao

*Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên TSCĐ.

Lợi nhuận ròng

- Lợi nhuận ròng trên TSCĐ = x 100%

TSCĐ bình quânTrong đó:

- Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanhnghiệp thực hiện trong kỳ sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp Chú ý

ở đây muốn đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ thì lợi nhuận ròngchỉ bao gồm phần lơị nhuận do có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra

Vì vậy phải loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt động khác

- Ý nghĩa: Cho biết một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận ròng Giá trị này càng lớn càng tốt

*Hệ số trang bị máy móc thiết bị cho công nhân trực tiếp sản xuất:

Trang 23

Giá trị của máy móc, thiết bị

Hệ số trang bị máy móc, thiết bị =

cho sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị chomột công nhân trực tiếp sản xuất Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bịTSCĐ cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao

*Tỷ suất đầu tư TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ = x 100%

Tổng tài sản

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổnggiá trị tài sản của doanh nghiệp Nói cách khác một đồng giá trị tài sản củadoanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ Tỷ suất càng lớnchứng tỏ doang nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ

*Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp

Căn cứ vào kết quả phân loại, có thể xây dựng hàng loạt các chỉ tiêukết cấu TSCĐ của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này đều được xây dựng trênnguyên tắc chung là tỷ số giữa giá trị của một loại, một nhóm TSCĐ vớitổng giá trị TSCĐ tại thời điểm kiểm tra Các chỉ tiêu này phản ánh thànhphần và quan hệ tỷ lệ các thành phần trong tổng số TSCĐ hiện có để giúpngười quản lý điều chỉnh lại cơ cấu TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ

Trang 24

Việc tính toán các chỉ tiêu và phân tích một cách chính xác chúng sẽgiúp cho doanh nghiệp đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn,tránh lãng phí, đảm bảo tiết kiệm, tận dụng được năng xuất làm việc củaTSCĐ đó như vậy việc sử dụng TSCĐ mới đạt hiệu quả cao.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

1.3.1 Các nhân tố khách quan.

1.3.1.1.Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước.

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môitrường và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh Bất kỳ một sự thay đổ nào trong chế độ, chính sách hiện hành đềuchi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp Đối với việc quản lý và sửdụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư, tính khấu hao, sẽ quyết định khảnăng khai thác TSCĐ

1.3.1.2.Thị trường và cạnh tranh.

Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu thị trường.Hiện nay trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngànhnghề, giữa các sản phẩm ngày càng gay gắt do vậy các doanh nghiệp đềuphải nỗ lực để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình như tăng chấtlượng, hạ giá thành mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nângcao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm Điều này đòi hỏi doang nghiệpphải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâudài, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao,tốc độ phát triển công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi côngxây dựng,

Trang 25

Ngoài ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị.

1.3.1.3.Các yếu tố khác.

Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tốbất khả kháng như thiên tai, địch hoạ, Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng mà thôi

1.3.2 Các nhân tố chủ quan.

Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ củadoanh nghiệp Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việcnghiên cứu các nhân tố này là rất quan trọng thông thường người ta xemxét những yếu tố sau:

1.3.2.1 Ngành nghề kinh doanh.

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như địnhhướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại Với ngành nghề kinh doanh đãchọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tàisản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao Nguồn tàitrợ cho những TSCĐ đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sựhoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không?

1.3.2.2.Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.

Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một

số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy mócthiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất Nếu kỹ thuật sản xuất giản

Trang 26

đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh vớiyêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

1.3.2.3.Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp.

Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thìTSCĐ trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có

sự nghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinhdoanh tình hình sử dụng TSCĐ luôn được theo dõi một cách thường xuyên

và có những thay đổi kịp thời để tránh lãng phí Vì vậy quy trình tổ chứcquản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận đúngđắn về tình hình sử dụng TSCĐ từ đó đưa ra những đề xuất về biện phápgiải quyết những tồn tại để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơnnữa

1.3.2.4.Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm.

Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy mócthiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sửdụng máy móc của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hànhđược chúng Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanhnghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản

Có như vậy, TSCĐ mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được

sử dụng hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm

Trang 27

TP Hà Nội cấp trụ sở chính tại 62 Yên Phụ Ba Đình Hà Nội.Vạn lợi hiện lacông ty mẹ đầu tư tài chính cho 9 công ty thành viên thực hiện các chứcnăng như quản lí,giám sát các công ty con.Đầu tư tài chính ,tổ chức hoạtđộng xuất nhập khẩu thép và nguyên vật liệu sản xuất hẹ thống các công tycon được xây dựng thành mọt hệ thống sản xuất hoàn chỉnh từ khai thác

Trang 28

sàng lọc sơ chế và chế biến thép thành phẩm.năm 1996 công ty xúc tiếnđầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép lớn nhất tại miền bắc với công suâtlên tới 600.000 tấn với hệ thống dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ TrungQuốc.

Năm 2004 tập đoàn vạn lợi hợp tác với UBND tỉnh Hà Tĩnh,công tykhoáng sản va thương mại hà tĩnh và tập đoàn Vạn Lợi cảu Trung Quốcxây dựng tại KCN Vũng Áng Hà Tĩnh Một nhà máy luyện gang thép lớnnhất tại hà tĩnh lấy tên là công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh.Với số vốnđầu tư ban đầu la 1.700 tỷ đồng trên diện tích 35ha,Nhà máy đã tạo ra mộtluongj sản phẩm chiếm 10% số phôi thép samnr xuất ra và giảm 15% sốPhôi thép phải nhập từ nươc ngoài tạo tiền đề cho sự phát triển của ngànhsắt thép đất nước và ngành khai khoáng của địa phương

Với sự phát triển và yêu cầu của việc khai thác mỏ quặng năm 2006công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh mở thêm một cơ sở mới tại VũQuang_Hà Tĩnh.Với số vốn đầu tư ban đầu là 1.500 tỷ đồng trên diện tích30ha đồng tại xã Sơn Trường huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.tháng 9/2006công ty hoàn tất các thủ tục thánh lập doanh nghiệp và đi vào hoạtđộng.Với cơ sỏ vật chất đang trong quá trình đầu tư và xây dựng công tychỉ sở hửu 30 lao động kỹ thuật có tay nghề và 86 lao động phổ thông vớihoạt động chủ yế là khai thacf mỏ quặng và sơ chế thép phôi

*Sơ lược về công ty

Tên công ty :công ty TNHH sắt Vũ Quang

Tên viết tắt :VQSG

Trụ Sở : Xóm 4-Xã Sơn Trường_Huyện Vũ Quang_Tỉnh Hà Tĩnh Email:VanLoi_VQSG@gmail.com

Webside :dipihatinh.gov.vn

Trang 29

Ngày thành lập :6/9/2006

Công ty được khở công xây dựng từ đầu năm 2006 và bắt đầu đi vào hoạtđộng ngày 6/9/2006 theo giấy phép kinh doanh số 15034/UBND_Ht.Dotỉnh Há Tĩnh cấp.Với Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của công ty chỉ làmottj hệ thống nhà xưởng sơ sài và một dây chuyền khai thác phôithép.Dây chuyền này do tập đoàn vạn Lợi đầu tư và sự hổ trợ về kĩ thuậtcủa tập đoang Vạn Lơị Trung Quốc.bước đầu khó khăn về vốn và kĩthuật.thiếu nguyên liệu sản xuất ,thiếu nhân công co tay nghề làm cho hoạtđộng của công ty rơi vào bế tắc.Ban lãnh đạo đã phải tìm mọi cách huyđộng thêm vốn đầu tư vay vốn tín dụng cảu ngân hàng.Để giả quyết vấn đề

về đầu tư sản xuất cua công ty

tháng 3/2007 công ty đưa vào hoạt động dây chuyền sàng lọc thép nhạpkhẩu từ Trung quốc và khánh thành tòa nhà trụ sở của công ty.đẩm bảothống nhất cho hệ thống quản lí và sản xuất của công ty.với dây chuyềnsàng lọc thép này công ty ddar bắt đầu cho ra lò những tấn phôi thép sạchđầu tiên nâng cao doanh thu của công ty,nâng cao thu nhập cho công nhân

hệ thống sản xuất được phân chia rỏ ràng ,chuyên môn hóa sản xuất côngnhân được đưa vào làm việc với đúng chuyên môn của từng người.Mở ramột thời kì mới cho công ty

Cuối năm 2008 với sự hổ trợ của công ty mẹ và nguồn vốn tín dụng huyđộng được công ty đả đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất thép công suấtlớn với công suất vận hành 500.000 tấn /Năm.Đưa sản lượng sản xuất củadoanh nghiệp tăng lên gấp 2 lần.Nhận thêm Dược sự đầu tư của công ty cổphần gang thép Hà Tĩnh và công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh công

ty sắt Vũ quang đả đầu tư thêm dây chuyền sản xuất thép thành phẩm vớinguồn nguyên liệu sử dụng là luongj phôi thếp khai thác được.Sản xuất ra

Trang 30

những mẻ thép đầu tiên đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của công ty.

Đầu năm 2009 những mẻ thép đầu tiên được kiểm nghiệm chất lượng vàđưa ra thị trường đạt 86%chất lượng thép chuẩn về khối lượng và kichcở,đẩm bảo chất lượng tiêu th.Đưa hoạt động của công ty tăng trưởngmạnh,đa dạng hóa sản phẩm tiêu thụ,ra sức phất triển thanh thế và thịtrường tạo tên tuổi trong làng công nghiệp Hà Tĩnh và đất nước

Với sự nổ lực không ngừng đó hiện nay công ty đả xây dựng được một

cơ sở vật chất hiện đại về máy móc,nhà xưởng khang trang ,công nhân cótay nghề.Mổi năm cho ra lò 600.000 tấn thép phôi vận chuyển ra HảiPhòng chế biến và bắt đầu tạo ra một số sản phẩm thép căn bản như théptấm,thép phế liệu .Đưa doanh thu của doanh gnhieepj tăng lên vượtbậc.Công ty hiện đang sở hửu 70 lao đọng có tay gnheef kỹ thuật cao,100lao động có trình độ đào tạo từ trung cấp nghề trở lên và gần 200 lao đọngphổ thông.Để đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề cao công ty đã hợp tácđào tạo với trường dạy nghề Việt Đức đào tạo nghề cho con em trong ddiajbàn tỉnh đua vào lao động tại công ty.tạo công ăn việc làm cho hàng trămlao động địa phương tạo tiền đề phát triển mạnh cho nghành công nghiệp

Hà Tĩnh và ngành sắt thép đất nước

2.1.2.Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

GIÁM CĐỐPHÓ GIÁM CĐỐ

P.K TOÁN_TC Ế P.K HO CH Ế Ạ

V T TU Ậ P.KD_CH OSXỈ ĐẠ P.K THU TĨ Ậ

Trang 31

Giám đốc:Đại diện pháp nhân cho công ty chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ

hoạt động của công ty.Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngàycủa công ty,chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư và kế hoạch kinh doanh của công ty.Ban hành quy chế quản lí ,nội bộ công ty,bổ nhiệm miển nhiệm cách chức các chức năng quản lí trong công ty.Ký kết hợp đồng nhân danh công ty.Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty.báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên,kiếnnghị phương án sử dụng lợi nhuận,xử lí lổ ,tuyển dụng lao động

Phó giám đốc: được ủy quyền chỉ đạo sản xuất và điề hành các bộ phận

công việc được ủy quyền kiêm công tác quản lí nhân sự hành chính,lía xe,bảo vệ của công ty.giám sát hoạt động phân phối và tiêu thụ sản

phẩm ,Đảm nhận vai tro marketting và mở rộng thị trường cho công ty.Đại diện cho giám đốc trong các hợp đồng đại lí phân phối và quản lí hệ thống các đại lí phân phối này

Phòng kế toán tài chính:Có nhiện vụ thực hiện toàn bộ công tác kế

toán.Quản lí toàn bộ tài sản ,vốn của công ty.Thiwcj hiện các chính sách kinh tế tài chính,thống kê kịp thời chính xá tình hình biens động tài sản và nguồn vốn tổng hợp báo cáo giúp giám đốc khái quát thường xuyên hoạt động kinh doanh của công ty.Đế xuất các kế hoạch và biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cânđối thu chi ,giả quyết công nợ ,các nguồn vốn

để đáp ứng và phục vụ kịp thời cho hpoatj động snar xuất kinh doanh

N

Trang 32

.hướng dẫn các bộ phận trong công ty về nhiệm vụ thống kê kế toán để phục vụ cho công tác hạch toán kề toán của phòng.

Phòng kế hoạch vật tư: Thu thập xữ lí phân tích các tài liệu ,nắm bắt

nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh.Từ đó lập kế hoạch kinh doanh quản lí kênh phân phối của công ti.Xây dựng giá thành và tiêu thụ sản phẩm.Quản lí vật tư kho hàng.Quản lí giám sát các kho nghuyên liệu,xuất kho và quản lí kho hàng trong hoạt động xuất nguyên vật liệu sản xuất.Giám sát hoạt động sử dung nguyên nhiên liệu nà,thống kê hàng ngày báo cáo lên phòng kế toán để tổng hợp báo cáo định kì

Phòng kinh doanh và chỉ đạo sản xuất:Quản lí các đội,cơ sở sản xuất thi

công tổ chức sản xuất thi công theo kế hoạch.Đảm bảo về thời gian,số lượng,chủng loại,chất lượng mỹ thuật trong các hợp đồng đã kí kết.Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và an toàn trong sản xuất khai thác.Xây dựng

hệ thống,chủng loại các sản phẩm của công ty gửi tới khách hàng và nhận ýkiến để xây dựng hoàn chỉnh hơn các chủng loại thép đáp ứng thị

trường.Tiếp nhận các hợp đồng sản xuất,xây dựng kế hoạch sản xuaats cho twnghf hợp đồng về chủng loại sản phẩm chi phí sản xuất,kế hoạch sản xuất.Đảm bảo hoạt động sản xuất đúng yêu cầu và thời gian

Phòng kỹ thuật: Đảm bảo sự hoạt động tổng thể của nhà máy về yếu tố

máy móc thiết bị.Kiểm tra giám sát tái sản cố định các dây chuyền sản xuất.Bảo dưỡng chỉnh sữa thường niên đảm bảo hệ thống sản xuất được thông suốt.Kiểm kê và quản lí hệ thống TSCĐ của doanh nghiệp.Báo cáo định kì lên giám đốc để có các biện pháp quản lí và xữ lí kịp thời.Tổ chức thử nghiệm các dây chuyền sản xuất mới tìm ra các yế tố kĩ thuật cao đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty.Tham gia sản xuất trong các hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật phức tạp,vừa sản xuất vừa giám sát hoạt động của máy móc,đảm bảo yế tố kĩ thuật cho sản xuất

Trang 33

2.1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh và phương hướng cho thời gian tới.

2.1.3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sắt Vũ Quang

Trải qua quá trình hình thành và phát triển công ty dã tạo ra được mộtchổ đứng trong làng công nghiệp sắt thép.Tạo ra nhiều cơ hội mới cho tỉnh nhà và doanh nghiệp

Theo báo cáo thường niên của công ty lên hội đồng thành viên,tình hình tài sản của công ty năm 2009:

Trang 34

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy Tài sản dài hạn của doanh nghiệp chỉ chiếm 3% trong tổng tài sản của công ty.Đây chủ yếu là giá trị còn lại của các dây chuyền sản xuất,hệ thống phương tiện vận tải,và một số tài sản sử dụng trong khối văn phòng của công ty.Vỳ mới thành lập nên hệ thống tài sản dài hạn của công ty chỉ bao gồm tài sản hữu hình là chủ yếu chiếm 77%.Còn tài sản cố định vô hình chỉ chiếm 33% chủ yếu là quyền sữ dụng đất và một số quyền sở hưu dây chuyền sản xuất.Một số loại tài sản đầu tư dài hạn và tài sản đi thuê công ty đang cố gắng bổ sung.

Hạng mục tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm hàng tồn kho chiếm 53%.các khoản phả thu chiếm 35%và tiền mặt trong quỹ chiếm 12%.Đây là lượng tài sản luôn được duy trì để đảm bảo cho hoạt động sản xuất thường niên của công ty.Tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ chiếm 97% do đặ thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa ổn định lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn

Bên cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ta thấy vốn vay chiếm 74% do

sự đầu tư ban đầu vào sản xuất lớn nên doanh nghiệp sử dụng một lượng lớn vốn vay từ ngân hàng và người bán.Vốn chủ sở hữu của doanh gnhieepjchỉ đạt 26%

Tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh được phản ánh rõ trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh:

01 Doanh thu thuần 8.235.356.12

3

8.455.484.157

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:34

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w