1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện

10 450 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Theo cách hiểu chung nhất, các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự (LTTDS) là những nguyên lí, tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng và thi hành pháp luật TTDS, chúng được thực hiện thông qua các quy phạm pháp luật và mang tính phổ biến, bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Hiện nay hoạt động tố tụng dân sự được bảo đảm thực hiện bởi rất nhiều nguyên tắc trong đó nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng đắn, vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc này đối với hoạt động tố tụng nói chung và đối với hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, em đã lựa chọn đề tài “Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện” làm đề bài lớn học kì của mình. Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, bài làm không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét đánh giá của Thầy cô để bài làm được hoàn chỉnh hơn ạ

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự…… ……1

1 Khái niệm cấp xét xử 1

2 Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự 2

3 Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử 3

4 Ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử 4

II Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự 5 III Hướng hoàn thiện pháp luật 7

C KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Theo cách hiểu chung nhất, các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự (LTTDS) là những nguyên lí, tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng và thi hành pháp luật TTDS, chúng được thực hiện thông qua các quy phạm pháp luật và mang tính phổ biến, bắt buộc chung đối với toàn xã hội Hiện nay hoạt động tố tụng dân sự được bảo đảm thực hiện bởi rất nhiều nguyên tắc trong đó nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng đắn, vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc này đối với hoạt động tố tụng nói chung và đối với hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, em đã lựa chọn đề tài

“Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện” làm đề bài lớn học kì của mình.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, bài làm không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét đánh giá của Thầy cô để bài làm được hoàn chỉnh hơn ạ!

B NỘI DUNG

I Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự.

1 Khái niệm cấp xét xử.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một khái niệm pháp lý chính thức về cấp xét xử.Tuy nhiên, khái niệm cấp xét xử trong khoa học pháp lý Liên Xô được thừa nhận

khá phổ biến ở nước ta Theo đó cấp xét xử được hiểu là : “giai đoạn xem xét vụ án tại

Toà án với thẩm quyền xác định”1

Để bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc vụ án có thể được tổ chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Toà án để thực hiện nguyên tắc đó

1 Từ điển bách khoa pháp lý - NXB Bách khoa Xô Viết 1984, tr126.

Trang 3

trong thực tế Cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tố tụng; nó còn liên quan nhiều đến cách tổ chức tố tụng, tổ chức Toà án để thực hiện việc xét xử lại vụ án Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử Tức vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn định luật được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm Còn các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

2 Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự.

Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là quan điểm chung có hướng chỉ đạo trong tổ chức tố tụng Nguyên tắc này được tổ chức thực hiện bằng các quy định cụ thể của thủ tục tố tụng trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia Thủ tục tố tụng càng chính xác thì nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử càng phát huy hiệu quả của

nó trong bảo đảm xét xử đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ có hiệu quả quyền của người tham gia tố tụng

Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được quy định tại Điều 17 - BLTTDS:

“1 Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

….2 Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Bộ luật này”.

Ngoài ra, nguyên tắc này còn được quy định thêm về thời hạn kháng cáo và kháng nghị tại Điều 245, 247, 252 – BLTTDS2 Từ các quy định của BLTTDS có thể hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc này như sau :

Thứ nhất, các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo kháng nghị

theo quy định của pháp luật tố tụng thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Theo đó các bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay

mà được trù liệu một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát

2 Tham khảo thêm quy định cụ thể trong phần phụ lục đính kèm

Trang 4

kháng nghị Hết thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm

Tuy nhiên, phạm vi phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết Toà phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử

Thứ hai, bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và

phải được thi hành Quy định này nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ

án, pháp luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị một lần.Theo đó, những bản án, quyết định của tòa án phúc thẩm là chung thẩm và được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành

Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định

3 Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Phương diện lập pháp:

Để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, các quy định về thủ tục tố tụng cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Để vụ án được xét xử một cách khách quan, toàn diện, chính xác, phải đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc xét xử sơ thẩm vụ án Cùng với đó tòa án cấp sơ thẩm phải đảm bảo giái quyết mọi vấn đề liên quan đến vụ án

- Pháp luật phải đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của các đương sự đối với bản án, quyết định sơ thẩm Đó là các quy định liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị, liên quan đến quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm

- Tính chất của phúc thẩm là xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định Thủ tục phiên tòa phúc thẩm phải được tiến hành như xét xử sơ

Trang 5

thẩm, Tòa phúc thẩm có quyền quyết định về thực chất vụ án, nhằm thể hiện đầy đủ rằng cấp phúc thẩm là một cấp xét xử

Phương diện thực hiện pháp luật:

- Một trong những điều kiện cần thiết và rất quan trọng giúp cho việc nhận thức pháp luật được đúng đắn, việc áp dụng được thống nhất và dễ dàng là việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật phải nhanh chóng, kịp thời Bởi lẽ, muốn thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật, trước tiên phải làm cho các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng

- Quy định rõ trách nhiệm của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc đảm bảo quyền kháng cáo, kháng nghị của đương sự Đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất để chủ thể

có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án quyết định sơ thẩm một cách kịp thời và đầy

đủ quyền của mình

Phương diện tổ chức.

- Tổ chức hệ thống tòa án và quy định về thẩm quyền xét xử của các tòa án phải phù hợp khả năng thực tế của từng cấp xét xử, trình độ tổ chức, khả năng chuyên môn cũng như về điều kiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử, đảm bảo xét xử kịp thời, chính xác và khách quan

- Nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiễn của công tác xét xử ở từng cấp, cần tăng cường chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xét xử

4 Ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử

- Quy định nguyên tắc hai cấp xét được xem là một sự đảm bảo pháp lý cần thiết

cho việc xét xử của Tòa án được chính xác và đúng đắn Bởi lẽ, qua hai cấp xét xử

khác nhau, những vấn đề thuộc nội dung vụ án sẽ một lần nữa được xem xét, phân tích

và đánh giá đầy đủ, kỹ càng hơn

- Góp phần nâng cao trách nhiệm của Hội đồng xét xử sơ thẩm, giúp họ có thái độ thận trọng và có trách nhiệm hơn trước khi đưa ra phán quyết của mình, pháp luật đã quy định một vụ việc dân sự có thể được xét xử ở hai cấp cũng như quy định về việc quyết định ở cấp sơ thẩm có thể bị sửa hoặc bản án có thể bị hủy, quyết định ở cấp

Trang 6

phúc thẩm sẽ kịp thời sửa chữa những sai lầm hoặc các vi phạm pháp luật mà cấp sơ

thẩm đã mắc phải

- Việc xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sẽ giúp tìm ra nguyên

nhân dẫn đến những sai lầm hay những vi phạm pháp luật trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung Từ đó tìm ra

các giải pháp thích hợp để sửa chữa, khắc phục về phương diện lập pháp cũng như vấn

đề hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là hoàn thiện tổ chức Tòa án đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc hai cấp xét xử

II Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự

Thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động xét xử của Toà án Chính vì vậy mà việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử ở nước ta còn nhiều hạn chế, các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này đã và đang bộc lộ những điểm chưa hợp lý dẫn đến vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và làm kéo dài quá trình tố tụng

Hiện nay, tình trạng một vụ án bị xét xử kéo dài nhiều năm vẫn còn khá phổ biến ở nước ta, thậm chí có những vụ án trải qua hàng chục lần xét xử và kéo dài hàng chục năm Ví dụ: vụ án tranh chấp nhà và đất ở giữa bị đơn là ông Trương Gia Hải và nguyên đơn là bà Trương Thị Bản, trú tại 27 phố Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội) với những chứng cứ rõ ràng nhưng qua 14 năm (1995-2009) với 13 phiên tòa vẫn chưa kết thúc Ngày 13/01/2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng Thẩm phán xét lại bản

án theo trình tự giám đốc thẩm Hội đồng Giám đốc thẩm đã quyết định hủy cả bản án

sơ thẩm và bản án phúc thẩm, chuyển giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố

Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm Có nghĩa là, vụ án lại quay về điểm xuất phát

Cơ quan tố tụng từ địa phương đến trung ương đã mất quá nhiều công sức và thời gian, người tham gia tố tụng thì tán gia bại sản3

3 Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người trong tố tụng dân sự - TS.Nguyễn Quang Hiền -

TAND TP.Hồ Chí Minh / Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử.

Trang 7

Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng trên là do cách quan niệm cũng như việc

áp dụng trên thực tế nguyên tắc hai cấp xét xử ở nước ta chưa đúng với bản chất của nguyên tắc này Cụ thể là:

Một vụ án được xét xử đi, xét xử lại nhiều lần ở các cấp tòa án khác nhau có nhiều nguyên nhân, như từ sự phức tạp của đời sống dân sự; từ năng lực, trình độ, phẩm chất của người xét xử; từ sự bất cập của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Về mặt luật pháp, có thể nói, chính các quy định về thẩm quyền của hội đồng xét xử

phúc thẩm “hủy bản án và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại

vụ án” 4 , thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm “hủy bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại” 5 là nguyên nhân

trực tiếp khiến rất nhiều vụ án phải xét xử đi, xét xử lại nhiều lần

Tòa án cấp sơ thẩm hay tòa án cấp phúc thẩm làm nhiệm vụ thu thập chứng cứ hay chứng minh những vấn đề liên quan đến vụ án Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xét lại vụ án trên hồ sơ do tòa án cấp sơ thẩm hay phúc thẩm chuyển giao, phiên họp giám đốc thẩm là họp kín không có sự tham gia của đương sự, người làm chứng, hơn nữa các thẩm phán giám đốc thẩm không tham gia thu thập chứng cứ, không tham gia phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm Vậy việc kiểm định sự thu thập chứng cứ không đầy

đủ, không phù hợp, không đúng thủ tục có nên chăng quy định cho Hội đồng giám đốc thẩm Thêm vào đó, một trong những căn cứ hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét

xử phúc thẩm lại là “kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết

khách quan của vụ án” 6 Thực tế đã chứng minh ở đây không có sự khác biệt rõ rệt giữa tính chất của phúc thẩm và giám đốc thẩm, do đó giám đốc thẩm bị biến dạng thành cấp xét xử thứ ba

Ở nước ta thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm được trao cho nhiều đơn vị xét xử, có thể là một cấp tòa án hoặc một bộ phận chuyên môn của tòa án nhưng có thẩm quyền xét xử độc lập Cùng với đó hệ thống tòa án lại được tổ chức

4 Tham khảo thêm tại Điều 277 - BLTTDS

5 Tham khảo thêm tại Điều 299 - BLTTDS

6 Tham khảo thêm tại Khoản 1 – Điều 299 - BLTTDS

Trang 8

thành ba cấp nên khi kết hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử đã khiến mỗi cấp tòa án có

sự chồng chéo thẩm quyền Ngoài tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm thì tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử cả sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; TAND tối cao cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm Đặc biệt hơn, trong mỗi cấp tòa án lại có nhiều đơn vị xét xử và các đơn vị xét

xử này có quyền xét lại những bản án, quyết định của đơn vị xét xử khác mặc dù chúng đều thuộc một cấp tòa án Tình trạng này đã làm biến dạng nguyên tắc hai cấp xét xử

III Đề xuất 1 số giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc hai cấp xét xử.

1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

a. Về xét xử sơ thẩm.

Thứ nhất, về tính chất của XXST: BLTTDS chưa xác định tính chất của XXST

để có những quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm của thủ tục xét xử này, đồng thời làm cơ sở để phân biệt về tính chất giữa thủ tục XXST và XXPT trong TTDS, nên

bổ sung như sau: XXST là xét xử lần đầu VADS sơ cấp xét xử thứ nhất – cấp sơ thẩm Bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm khi tuyên án hoặc sau khi ra quyết định có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của bộ luật này để xét xử lại ở cấp xét xử thứ hai – cấp phúc thẩm Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của bộ luật này có hiệu lực pháp luật từ ngày ra quyết định

Thứ hai, sửa đổi quy định về thành phần HĐXXST dân sự.

Với cơ cấu và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong thành phần HĐXXST như hiện nay sẽ dẫn đến nhiều khả năng chất lượng xét xử và chất lượng nghị án không được đảm bảo, do đó Điều 52 BLTTDS nên được sửa đổi theo hướng HĐXXST vụ án dân

sự gồm hai Thẩm phán và một Hội thẩm nhân dân; trong trường hợp đặc biệt thì HĐXXST có thể gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân

Trang 9

Thứ ba, Đối với trường hợp phải giám định bổ sung, giám định lại khi cần thiết

theo khoản 4 Điều 230 BLTTDS

Xét về tính chất của hoãn và tạm ngừng phiên tòa thì việc giám định lại, giám định bổ sung là căn cứ tạm ngừng phiên tòa vì hoãn phiên tòa thực hiện ở phần bắt đầu phiên tòa khi tòa án chưa giải quyết về nội dung vụ án còn tạm ngừng phiên tòa có thể hiểu là phiên tòa đã diễn ra nhưng xuất hiện căn cứ không thể tiếp tục xét xử vụ án

Do vậy cần quy định đây là căn cứ tạm ngừng phiên tòa

b Về xét xử phúc thẩm.

- Một là, không quy định quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADSS là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự Theo đó, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là các bản án, quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án của tòa án cấp sơ thẩm

- Hai là, cần có hướng dẫn cụ thể như thế nào là không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu

- Ba là, hạn chế kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự của Viện kiểm sát bởi trong TTDS, quyền tự định đoạt của đương sự được tôn trọng và trách nhiệm chứng minh của các đương sự được đề cao cũng như để đảm bảo tính độc lập xét xử của tòa án nên cần thiết phải hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quy trình giải quyết VADS

- Bốn là, sửa đổi, bổ sung các quy định và thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

2 Một số kiến nghị khác.

- Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn, áp dụng pháp luật: Để đảm bảo xét xử VADS đạt được hiệu quả cần phải nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến PLTTDS, làm cho mọi người hiểu rằng việc giải quyết các VADS tại tòa án không những chỉ là việc của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà còn là việc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức

- Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng:

Trang 10

+ Tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm

+ Làm tốt hơn nữa công tác tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác xét xử của các tòa án + Khuyến khích tòa án các cấp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin ttrong công tác tòa án, đặc biệt là soạn thảo các bản án, quyết định và các văn bản tố tụng nhằm khắc phục việc chậm phát hành các văn bản này

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xét xử

C KẾT LUẬN

Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự Việc thực hiện nguyên tắc này không chỉ thể hiện sự thận trọng của Tòa án trong việc xét xử và tôn trọng quyền của đương sự mà nó còn là một trong những biểu hiện của dân chủ và tiến bộ trong tố tụng dân sự nước ta.Tuy nhiên trên thực tế do những quy định của pháp luật còn chưa thực sự hợp lý nên nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được áp dụng ở nước ta còn nhiều hạn chế Do đó, chúng ta cần khắc phục những hạn chế của pháp luật quy định về nguyên tắc này góp phần đảm bảo ý nghĩa của nó trong tố tụng dân sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Luật tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004

2 Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội

3 Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người trong tố tụng dân

sự - TS.Nguyễn Quang Hiền - TAND TP.Hồ Chí Minh / Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

điện tử

4 http://text.123doc.org/document/264668-nguyen-tac-thuc-hien-che-do-hai-cap-xet-xu-trong-to-tung-dan-su-va-thuc-tien-thuc-hien.htm

5 Tạp chí pháp luật

6 Báo Pháp luật và đời sống

Ngày đăng: 16/05/2016, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w