1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

112 các quy định của pháp luật tố tụng dân sự việt nam về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm

8 411 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải

Trang 1

B NỘI DUNG

I Lý luận chung

1 Khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định

2 Đặc điểm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại

3 Ý nghĩa việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

II Các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm

1 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án dân sự cấp sơ thẩm

1.1 Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa

vụ của họ không được thừa kế

Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế được hiểu là quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật không được để lại thừa kế cho người khác Các quyền và nghĩa vụ này phải là quyền, nghĩa vụ nhân thân, không phải là quyền và nghĩa vụ về tài sản Do gắn liền với nhân thân nên khi đương sự chết, quyền và nghĩa vụ nhân thân đương nhiên chấm dứt, lúc này đương nhiên hoạt động tố tụng tại tòa sẽ chấm dứt Do đó, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Trang 2

Thứ hai, cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không

có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan,

tổ chức đó.

Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản thì tư cách pháp lý của các cơ quan, tổ chức này không còn, hoạt động trên thực tế sẽ chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ cũng chấm dứt theo Nếu không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Thứ ba, người khởi kiện rút đơn kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

* Trường hợp người khởi kiện rút đơn kiện và được Tòa án chấp nhận: Cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác khởi kiện với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác Hành vi khởi kiện của họ là

cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án Nhưng khi Tòa án đang xem xét yêu cầu khởi kiện mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện, không yêu cầu Tòa án giải quyết nữa

và được Tòa án chấp nhận thì cơ sở giải quyết vụ án không còn nữa Vì vậy, Tòa

án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

* Trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện:

Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác

“Người không có quyền khởi kiện” đối với cá nhân được hiểu là người

không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại, tranh chấp hoặc không phải là người đại diện của đương sự Còn với cơ

quan, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác, “người không có quyền khởi kiện” là

người không thuộc một trong các chủ thể: người đại diện hợp pháp cho đương

sự và người được ủy quyền theo quy định Việc người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không phải được xác định từ lúc nhận đơn khởi kiện, nếu sau khi thụ lý

vụ án mới phát hiện ra căn cứ này thì Tòa án đình chỉ giải quyết VADS

Trang 3

Thứ tư, Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.

Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vì quyền và lợi ích của người khác Nếu cơ quan, tổ chức đã khởi kiện, Tòa án có trách nhiệm thụ lý vụ án mà cơ quan, tổ chức đó lại rút văn bản khởi kiện thì Tòa án đình chỉ giải quyết VADS đó với điều kiện không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án

Thứ năm, các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

Các đương sự chủ động thỏa thuận về việc giải quyết vụ án trong quá trình

tố tụng mà không cần đến sự tác động của Tòa án Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ

án mà các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ

án đó vì lúc này đối tượng xét xử của vụ án không còn

Thứ sáu, nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Nguyên đơn là người cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm nên khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích đó Do vậy, họ phải có giấy triệu tập của Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình Nếu được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì họ đã từ quyền lợi đó Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ

án mà không cần đến việc vắng mặt của nguyên đơn có lý do chính đáng hay không chính đáng

Thứ bảy, đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Khi có quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì các quyền và nghĩa vụ được giải quyết thông qua thủ tục phá sản Các Tòa án khác không được nhận đơn khởi kiện, thụ lý VADS có liên quan đến nghĩa vụ tài sản

mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản đó là một bên đương sự Nếu

Trang 4

do không biết mà thụ lý thì Tòa án đã thụ lý phải đình chỉ giải quyết VADS, đồng thời phải chuyển hồ sơ cho Tòa án đang tiến hành mở thủ tục phá sản để giải quyết

Thứ tám, Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định

Đây là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS mà trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Ngoài ra, khoản 2 Điều 192 BLTTDS còn viện dẫn các căn cứ đình chỉ được quy định tại Điều 168 BLTTDS về những trường hợp trả lại đơn khởi kiện Cụ thể, trước khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án mà phát hiện những căn cứ quy định tại Điều 168 BLTTDS thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, tuy nhiên, nếu

vì một lý do nào đó mà Tòa án đã thụ lý rồi mới phát hiện những căn cứ đó thì phải đình chỉ giải quyết vụ án Những căn cứ được quy định tại Điều 168 bao gồm: (i) Thời hiệu khởi kiện đã hết; (ii) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (iii) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp

vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa

đủ điều kiện khởi kiện; (iv) Hết thời hạn được thông báo để nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp hoặc không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ

án, trừ trường hợp có lý do chính đáng; (v) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện; (vi)

Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1.2 Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 194 BLTTDS thì: “Thẩm phán được phân công

giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ

Trang 5

giải quyết vụ án dân sự đó.” Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định đình

chỉ giải quyết VADS trước phiên tòa xét xử sơ thẩm là Thẩm phán được Chánh

án phân công giải quyết vụ án

Theo quy định tại Điều 210 BLTTDS thì Hôi đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm

1.3 Hình thức của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm

Quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án sơ thẩm phải lập thành văn bản Mẫu, nội dung quyết định này được quy định cụ thể tại NQ 02/2006/NQ – HĐTP ngày 12/5/2006

1.4 Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm

* Hiệu lực của quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án cấp sơ thẩm

Quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở giai đoạn sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.Theo khoản 2 Điều 245 BLTTDS thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án Hết thời hạn trên mà không có kháng cáo, kháng nghị thì quyết định đình chỉ vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật ngay

và chấm dứt việc giải quyết vụ án tại đó Tuy nhiên, quyết định này vẫn có thể

bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ

* Hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa

án cấp sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 193 BLTTDS thì: Khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS thì hoạt động tố tụng chấm dứt.Về nguyên tắc, các đương

sự không có quyền khởi kiện lại để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS đó một lần nữa nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp Tuy nhiên, với các trường hợp ngoại lệ quy định tại điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 BLTTDS thì các đương sự vẫn có quyền khởi kiện trước Tòa

Trang 6

* Về tiền tạm ứng án phí:

Nếu đình chỉ vụ án theo khoản 1 Điều 192 BLTTDS thì tiền tạm ứng án phí sung công quỹ Nhà nước Nếu đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 2 Điều 192 BLTTDS thì Tòa án xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự, trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng phí ………

2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm

2.1 Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 278 BLTTDS thì căn cứ đình chỉ giải quyết VADS

của Tòa án cấp phúc thẩm: “HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ

giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, cụ

án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của Bộ luật này.”

Khi xem xét vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án phát hiện ra các căn cứ

mà lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải phát hiện ra các căn cứ đó và ra quyết định đình chỉ nhưng vụ án vẫn được giải quyết Do đó Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện ra các căn cứ này nên đã ra quyết định đình chỉ vụ án

Ngoài ra theo Điều 269 BLTTDS, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng

ý hay không Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Trong vụ án, ngoài nguyên đơn, bị đơn còn có người có quyền

và nghĩa vụ liên quan, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, bị đơn đồng ý nhưng người có quyền và lợi ích liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì theo hướng dẫn của Nghị quyết 05/2006/NQ – HĐTP ngày 4/8/2006: Nếu bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị hay không, Tòa án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án, văn bản rút đơn khởi kiện cho Tòa án cấp phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều

269 BLTTDS mở phiên tòa giải quyết vụ án theo thủ tục chung.Tuy nhiên quy

Trang 7

định này chưa hợp lý vì không có kháng cáo, kháng nghị mà Tòa án phúc thẩm vẫn tiến hành mở phiên tòa là không có cơ sở Do đó, BLTTDS cần quy định cụ thể về vấn đề này

2.2 Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Tại cấp phúc thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án chỉ được quy định thực hiện trong phiên tòa Vì vậy, thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về HĐXX

2.3 Hình thức của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết VADS phải lập thành văn bản Nội dung và hình thức của quyết định này phải tuân theo mẫu 17 tại Nghị quyết 05/2006/ NQ – HĐTP ngày 4/8/2006

2.4 Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án dân sự ở cấp phúc thẩm

* Hiệu lực quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Về nguyên tắc, mọi bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm nói chung và quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở cấp phúc thẩm nói riêng có hiệu lực pháp luật ngay Đương sự, Viện kiểm sát không thể kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, nếu có căn cứ, quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

* Hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Với trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 278 BLTTDS sau khi rút đơn khởi kiện, nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn Các đương sự vẫn phải chịu mọi án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí cấp phúc thẩm theo quy định của pháp luật Các trường hợp khác, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm vì căn cứ để đình

Trang 8

chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục phúc thẩm xuất hiện có nghĩa là bản án, quyết định sơ thẩm không có cơ sở Quyết định đình chỉ giải quyết VADS tại thủ tục phúc thẩm đồng nghĩa với việc hủy bản án sơ thẩm và chấm dứt tố tụng

Khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 269 BLTTDS thì căn cứ vào quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về án phí trong bản án sơ thẩm bị hủy, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đương sự nào phải chịu án phí và mức án phí sơ thẩm Đối với trường hợp này các đương sự còn phải chịu một nửa án phí phúc thẩm

III Kiến nghị

Ngày đăng: 16/05/2016, 07:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w