PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều tra vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường là một trong những hoạt động hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc xác định bản chất của vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra như: xác định có tội phạm hay không có tội phạm; hậu quả, tác hại; phương thức, thủ đoạn gây án; người thực hiện hành vi phạm tội; công cụ, phương tiện gây án; hiện trường chính hay giả tạo… Đây là một trong những hoạt động thu thập thông tin có hiệu quả được tiến hành tại chính nơi vụ việc đó xảy ra hoặc tại nơi phát hiện tội phạm. Khám nghiệm hiện trường là quá trình sử dụng các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật một cách phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện đánh giá dấu vết vật chứng và tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ, việc có tính hình sự góp phần làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa chứng minh làm rõ vụ án. Thực tiễn cho thấy, khám nghiệm hiện trường là khâu mở đầu và không thể thiếu trong quá trình điều tra tội phạm. Nó đóng vai trò trọng yếu, là một trong những nhân tố quyết định kết quả điều tra, khám phá tội phạm. Để nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm được nhanh chóng và toàn diện, vấn đề phát hiện, thu lượm dấu vết cũng như khai thác các giá trị thông tin từ dấu vết hình sự, vật chứng và xác lập chứng cứ tại hiện trường là một yêu cầu cấp thiết, trọng tâm của quá trình điều tra. Điều đó đòi hỏi hoạt động khám nghiệm hiện trường không ngừng được hoàn thiện trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các chiến thuật, phương pháp trong quá trình phát hiên, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá và khai thác giá trị thông tin từ các loai dấu vết, vật chứng cho quá trình điều tra, làm rõ vụ việc đã xảy ra. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy hoạt động điều tra này chưa được quan tâm nhiều. Vẫn còn nhiều bất cập trong các văn bản quy định về khám nghiệm hiện trường nói chung và khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người nói riêng. Ngoài ra, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về các hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự nhưng lại có quá ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Bên cạnh đó, các vụ án oan về giết người thường liên quan đến sai sót trong quá trình khám nghiệm hiện trường như vụ án oan của Nguyễn Thanh Chấn đã gây không ít bức xúc trong dư luận. Chính vì vậy em đã chọn đề tài“Khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người” để nghiên cứu, nhằm phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót cùng những vướn mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả trên thực tế của công tác khám nghiệm hiện trường vụ án giết người.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
NGUYỄN THỊ HUẾ K36 – 362133
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC
VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Chuyên ngành: Khoa học điều tra hình sự
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thu Hiền
Hà Nội, 03/2015
TRANG BÌA PHỤ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu khóa luận đạt được là trung thực và chưa được ai công bố tại bất kì một công trình nào khác
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Sinh viên
ThS Trần Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Pháp luật Hình sự trường Đại học Luật Hà Nội, các phòng ban, giáo viên trong và ngoài trường cùng toàn thể bạn bè đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm khóa luận này
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo ThS Trần Thị Thu Hiền đã tận tình động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Huế
Trang 4MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤi
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
5 Cấu trúc khóa luận 3
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 4 1.1 Khái niệm khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người 4
1.1.1 Khái niệm hiện trường vụ án giết người 4
1.1.2 Khái niệm khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 5
1.2 Đặc điểm hiện trường các vụ án giết người 6
1.3 Vai trò của khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 8
1.4 Phân loại hiện trường các vụ án giết người 8
1.5 Phương pháp khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 11
1.5.1 Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (phương pháp chia ô)… 11
Trang 51.5.2 Phương pháp khám nghiệm dựa vào phương thức gây án đã xác
định… 12
1.5.3 Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm hoặc từ ngoài trung tâm ra ngoài 13
1.5.4 Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu 13
1.5.5 Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song 14
CHƯƠNG 2 CHIẾN THUẬT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 18 2.1 Chuẩn bị khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 18
2.1.1 Chuẩn bị lực lượng trước khi đến hiện trường 18
2.1.1.1 Chuẩn bị lực lượng 18
2.1.1.2 Chuẩn bị phương tiện 20
2.1.2 Chuẩn bị đi đến hiện trường 21
2.2 Tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 22
2.2.1 Quan sát hiện trường (quan sát sơ bộ) 22
2.2.2 Khám nghiệm tỉ mỉ 23
2.3 Kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 27
2.4 Hồ sơ khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 28
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 32 3.1 Thực trạng hoạt động khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người… 32
3.1.1 Những kết quả đạt được 32
3.1.2 Những thiếu sót tồn tại trong hoạt động khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người 33
Trang 63.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động khám nghiêm hiện trường các vụ án giết người 393.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường vụ án giết người 433.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật 43
3.2.2 Thực hiện tốt công tác bảo vệ hiện trường trong các vụ án giết
người… 443.2.3 Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ điều tra viên 453.2.4 Trang bị phương tiện kỹ thuật hình sự hiện đại phục vụ công tác khám nghiệm hiện trường 453.2.5 Nâng cao công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường 46KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều tra vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường là một trongnhững hoạt động hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc xác định bảnchất của vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra như: xác định có tội phạm haykhông có tội phạm; hậu quả, tác hại; phương thức, thủ đoạn gây án; người thựchiện hành vi phạm tội; công cụ, phương tiện gây án; hiện trường chính hay giảtạo… Đây là một trong những hoạt động thu thập thông tin có hiệu quả đượctiến hành tại chính nơi vụ việc đó xảy ra hoặc tại nơi phát hiện tội phạm Khámnghiệm hiện trường là quá trình sử dụng các phương pháp khoa học, các phươngtiện kỹ thuật một cách phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm phát hiệnđánh giá dấu vết vật chứng và tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ, việc có tínhhình sự góp phần làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa chứng minh làm rõ vụ án
Thực tiễn cho thấy, khám nghiệm hiện trường là khâu mở đầu và khôngthể thiếu trong quá trình điều tra tội phạm Nó đóng vai trò trọng yếu, là mộttrong những nhân tố quyết định kết quả điều tra, khám phá tội phạm Để nângcao hiệu quả công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm được nhanh chóng vàtoàn diện, vấn đề phát hiện, thu lượm dấu vết cũng như khai thác các giá trịthông tin từ dấu vết hình sự, vật chứng và xác lập chứng cứ tại hiện trường làmột yêu cầu cấp thiết, trọng tâm của quá trình điều tra Điều đó đòi hỏi hoạtđộng khám nghiệm hiện trường không ngừng được hoàn thiện trong việc sửdụng các phương tiện kỹ thuật, các chiến thuật, phương pháp trong quá trìnhphát hiên, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá và khai thác giá trị thông tin
từ các loai dấu vết, vật chứng cho quá trình điều tra, làm rõ vụ việc đã xảy ra
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy hoạt động điều tra này chưa được quan tâmnhiều Vẫn còn nhiều bất cập trong các văn bản quy định về khám nghiệm hiện
Trang 8trường nói chung và khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người nóiriêng Ngoài ra, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về các hoạt động điều tra trong
tố tụng hình sự nhưng lại có quá ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Bêncạnh đó, các vụ án oan về giết người thường liên quan đến sai sót trong quá trìnhkhám nghiệm hiện trường như vụ án oan của Nguyễn Thanh Chấn đã gây không
ít bức xúc trong dư luận Chính vì vậy em đã chọn đề tài“Khám nghiệm hiện
trường trong các vụ án giết người” để nghiên cứu, nhằm phát hiện ra những
hạn chế, thiếu sót cùng những vướn mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp khắcphục, nâng cao hiệu quả trên thực tế của công tác khám nghiệm hiện trường vụ
án giết người
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạnghoạt độngkhám nghiệm hiện trường vụ án giết người từ đó đưa ra một số kiếnnghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường trongthực tế
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạngcủa công tác khám nghiêm hiện trường trong thời gian từ năm 2000 cho đến naytrên phạm vi cả nước
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản và thực trạng của công tác khámnghiệm hiện trường vụ án giết người một phần nhằm khẳng định tầm quan trọngcủa công tác này trong điều tra hình sự, đề cập đến những hạn chế, thiếu sót vàđưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy cao hơn nữa vai trò, hiệu quả của khámnghiệm hiện trường vụ án giết người
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học của chủ nghĩaMác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật cũng như quanđiểm của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh về phòng chống tội phạm
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp cụ thể được sử dụng gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp phân tích…
5 Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về khám nghiệm hiện trường vụ án giếtngười
Chương 2: Chiến thuật khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người
Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khámnghiệm hiện trường các vụ án giết người
Trang 10CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 1.1 Khái niệm khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người
1.1.1 Khái niệm hiện trường vụ án giết người
Hiện trường là nơi xảy ra sự việc [11] Đây là một khái niệm có tính kháiquát chung nhất, thể hiện rõ thuộc tính của hiện trường, có thể hiểu là mộtkhông gian nào đó đã xảy ra mà ta đang nói tới Có thể hiểu thuật ngữ “hiệntrường” với những đặc trưng sau:
Một là, hiện trường là “nơi”, đó là sự tồn tại của một địa điểm trongkhông gian xác định
Hai là, phải có sự việc xảy ra
Theo đó, mỗi sự việc, hiện tượng, quá trình nào đó xảy ra trong hiện thực kháchquan thì đều có hiện trường
Trong khoa học điều tra hình sự, hiện trường là đối tượng quan trọng vàthường là duy nhất tập trung những phản ánh vật chất của quá trình thực hiệnhành vi phạm tội của tội phạm Trong khoa học điều tra hình sự “hiện trườngđược hiểu là nơi xảy ra, nơi phát hiện các vụ phạm tội hoặc có vụ việc có tínhhình sự” [10, tr67] Khái niệm này đã chỉ rõ:
Hiện trường là một không gian nhất định, nó là nơi xảy ra, nơi phát hiện
ra vụ án phạm tội và vụ việc mang tính hình sự
Trang 11 Hiện tượng vật chất xảy ra ở đây phải là vụ việc mang tính hình sự Vụviệc mang tính hình sự là những vụ việc xâm hại đến những khách thể quy địnhtrong Bộ luật hình sự mà ở thời điểm phát hiện ra chúng chưa xác định được cótội phạm hay không là tội phạm.
Trên cơ sở khái niệm hiện trường đã phân tích ở trên, hiện trường vụ ángiết người là nơi xảy ra hành động phạm tội gây hậu quả là có người chết mà cơquan điều tra cần tổ chức khám nghiệm theo trình tự và thủ tục của Bộ luật tốtụng hình sự nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết vật chứng, các tintức tài liệu phục vụ điều tra làm rõ bản chất vụ việc
1.1.2 Khái niệm khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Khám nghiệm hiện trường
là hoạt động điều tra được thực hiện tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằmphát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩađối với vụ án…”
Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Khám nghiệm hiện trường
trong tố tụng hình sự là hoạt động điều tra nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án”.
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự “được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi
nhận, thụ lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự xảy ra” [10-tr75]
Tổng hợp các định nghĩa bên trên, ta có thể hiểu khám hiện hiện trườngtrong các vụ án giết người là hoạt động điều tra được tiến hành tại nơi xảy ra,nơi phát hiện các vụ án giết người nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quảnnghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và các tình tiết có ý nghĩa với vụ án
Trang 12Trong mọi trường hợp, các vụ án giết người xảy ra đều phản ánh tronghiện thực mà kết quả phản ánh là những thay đổi trong hiện thực khách quan.
Đó chính là những dấu vết vật chất, dấu vết tâm sinh lý, được thu thập theo trình
tự tố tụng hình sự sẽ trở thành những chứng cứ để chứng minh sự thật của vụ án,xác định tội phạm và người phạm tội Do vậy, việc phát hiện, thu thập, bảoquản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng ở loại hiện trường này cần đượcthực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ
1.2 Đặc điểm hiện trường các vụ án giết người
Hiện trường vụ án giết người là một loại hiện trường hết sức phức tạp, tồntại nhiều loại dấu vết khác nhau, thậm chí kết hợp nhiều loại hiện trường trongmột vụ do các phương thức thủ đoạn hoạt động khác nhau để lại Do vậy, hiệntrường các loại vụ án giết người thường mang những đặc điểm sau:
Dấu vết trên hiện trường vụ án giết người tập trung nhiều nhất ở tử thi, chỉ
có một số dấu vết có thể thu thập được, một số loại dấu vết trên tử thi phảichuyển hóa qua các văn bản như bản giám định pháp y, biên bản khám nghiệmhiện trường, các bản ảnh… chứ không thể thu giữ các dấu vết như trên các vậtthể khác
Hiện trường có người chết thường tồn tại nhiều dấu vết sinh vật Dấu vếtsinh vật trong điều tra hình sự là có nguồn gốc từ người, động vật, từ thực vật(gỗ, hoa, lá, quả, hạt, sợi…), từ vi sinh vật (tảo, nấm, vi khuẩn…); từ nhữngnguyên liệu, sản phẩm của ngành dệt (tơ, sợi, vải và các sản phẩm từ vải sợi…).Trong khoa học hình sự thì dấu vết máu người là quan trọng nhất bởi nó có giátrị truy nguyên trực tiếp con người qua giám định AND Các dấu vết sinh vật cóđặc điểm là thường tồn tại dưới dạng vi vết và hòa lẫn vào môi trường, dễ bịphân hủy, mất mát và biến đổi vì các yếu tố của môi trường, con người, do đóthường không nguyên vẹn Chính vì thế, các vụ án giết người được phát hiệncàng muộn thì càng khó khăn trong việc thu lượm, ghi nhận dấu vết sinh vật
Trang 13 Trong những vụ án mạng, thủ phạm thường tìm cách che giấu tung tíchnạn nhân hoặc giả tạo hiện trường bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhaunhư đốt xác, róc thịt, vứt xuống nước, thủ tiêu mọi hành lý, giấy tờ, làm giả hiệntrường do tai nạn rủi ro… do đó, hiện trường có người chết thường xuất hiện ởnhiều khu vực Hiện trường được phát hiện ra có thể là nơi phát hiện xác nạnnhân, nơi thực hiện hành động phạm tội, nơi phát hiện hành lý, tư trang của nạnnhân… Việc kết nối các thông tin giữa các hiện trường có liên quan với nhau sẽgiúp phát hiện ra manh mối, tìm được điểm mấu chốt của vụ án Trong công tácđiều tra vụ án giết người, việc tìm được thông tin nạn nhân là điều vô cùng quantrọng vì thông tin ấy sẽ giúp cho cơ quan điều tra nắm được lai lịch, tính cách,mối quan hệ của nạn nhân, dễ dàng hơn trong việc khoanh vùng đối tượng gâyán.
Các dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện trường có người chếtthường phản ánh động cơ, mục đích, tính chất và quá trình diễn biến của vụviệc Động cơ gây án khác nhau thì có biểu hiện cách thức gây án khác nhau, vìthế các dấu vết để lại cũng khác nhau… Mỗi loại dấu vết cùng với hệ dấu vếtcủa nó cho phép chúng ta xác định được một phương thức thủ đoạn đặc trưngcho nó Phát hiện dấu vết, phân tích động cơ gây án, tính chất vụ việc thông quacác thông tin tài liệu thu thập được tại hiện trường cần được thực hiện đồng thờitạo phương hướng điều tra thích hợp, nhanh chóng
Quá trình tìm dấu vết trên tử thi có khi gặp khó khăn do sự cản trở củachính thân nhân người chết hoặc do phong tục tập quán Có nhiều trường hợp,nạn nhân đã bị thay đổi tư thế, dáng điệu hay bị di chuyển ra chỗ khác Điềunày làm mất đi tính nguyên vẹn của dấu vết, gây khó khăn cho công tác khámnghiệm
Hiện trường có người chết thường có mùi hôi thối Dù vụ án mới xảy rahay đã xảy ra từ lâu, việc xác nạn nhân bị biến dạng do phương thức phạm tộihay có mùi là điều không tránh khỏi - một đặc điểm đặc thù của hiện trường cóngười chết Đặc điểm này dễ gây tác động mạnh tới sức khỏe, tâm lý của cán bộ
Trang 14làm công tác khám nghiệm hiện trường, dẫn đến tình trạng ngại khó, ngại khổ.Chính vì thế, bất kỳ một cán bộ khám nghiệm cũng phải các định tư tưởng choquá trình khám nghiệm hiện trường đối với loại hiện trường này.
Hiện trường có người chết thường rất đông người có mặt trong đó có cảthân nhân nạn nhân Có nhiều trường hợp, thân nhân nạn nhân không đồng cán
bộ khám nghiệm hiện trường tiếp xúc cũng như thu lượm, ghi nhân dấu vết trênxác nạn nhân.Có thể là do cảm xúc, tâm lý hay vì phong tục tập quán, họ muốnnạn nhân được an táng càng sớm càng tốt, không bị “quấy rầy” Công tác bảo vệ
và khám nghiệm đã gặp không ít khó khăn về điều này
1.3 Vai trò của khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Khám nghiệm hiện trường là một công đoạn quan trọng trong giai đoạnđiều tra, được bắt đầu ngay sau khi có vụ việc xảy ra, có vai trò quan trọng trongviệc truy nguyên thủ phạm thông qua những gì thu thập được tại hiện trường.Trong nhiều vụ án, hung thủ tìm cách để tiêu hủy chứng cứ, khai man gây khókhăn cho công tác điều tra Bằng khám nghiệm hiện trường thông qua dấu vết,vật chứng để lại, cơ quan điều tra có được cơ sở để tìm ra thủ phạm một cáchchính xác và thuyết phục Nhiều trường hợp, thủ phạm tạo chứng cứ ngoại phạmcho bản thân một cách chặt chẽ nhưng chỉ với một dấu vân tay để lại trên hiệntrường hay một sợi tóc, một sợi vải, một mẫu da người dính trên móng tay củanạn nhân… cơ quan điều tra vẫn có căn cứ để kết tội kẻ sát nhân
Kết quả khám nghiệm hiện trường đóng vai trò quan trọng trong việcquyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Bằng việckhám nghiệm hiện trường với những tiến bộ khoa học kĩ thuật mà nhiều dấu vếtkhông nhìn thấy bằng mắt thường có thể được nhận dạng, phát hiện, qua đó cóthể giúp nhận định có hay không dấu hiệu tội phạm, là một cơ sở không thểthiếu để cơ quan điều tra xem xét quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ ánhình sự
Trang 151.4 Phân loại hiện trường các vụ án giết người
Hiện trường các vụ án giết người đã xảy ra có nhiều loại khác nhau, nó đadạng về hình thức, phong phú về chủng loại Mục đích của phân loại hiện trườngcác vụ án giết người nhằm giúp cho quá trình bảo vệ và khám nghiệm hiệntrường một cách kịp thời, nhanh chóng, phát hiện và thu thập đầy đủ các dấuvết, vật chứng phục vụ tốt cho quá trình điều tra làm rõ vụ việc xảy ra
Xuất phát từ nhận thức trên, phân loại hiện trường các vụ án giết người cóthể dựa vào một số căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ địa điểm nơi xảy ra vụ việc có thể phân loại hiện trường
các vụ án giết người thành ba loại:
Hiện trường các vụ án giết người trong nhà là nơi xảy ra hoặc nơi pháthiện vụ việc ở phần trong của ngôi nhà
Hiện trường các vụ án giết người ngoài trời là nơi xảy ra hoặc nơi pháthiện vụ việc ở ngoài của ngôi nhà
Hiện trường các vụ án giết người trên các phương tiện giao thông là nơixảy ra hoặc nơi phát hiện vụ việc ở trên các phương tiện giao thông
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác đinh đặc điểm về sựhình thành, tồn tại và biến đổi của dấu vết mỗi loại hiện trường Nếu là hiệntrường các vụ án giết ngoài trời thì hệ thống dấu vết sẽ bị biến đổi rất nhanh bởicác yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, gió, độ ẩm… các yếu tố sinh vật và conngười Loại hiện trường này cần được bảo vệ chu đáo cẩn thận bằng các biệnpháp thích hợp để tránh bị hiện trường bị xáo trộn Nếu là hiện trường các vụ ángiết người trong nhà thì các dấu vết ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, sinhvật nhưng lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi con người, đặc biệt là thủ phạm và ngườithân thủ phạm do họ tìm mọi cách để xóa dấu vết và phi tang vật chứng Do vậy,khi nhận được tin báo lực lượng điều tra cần đến ngay hiên trường, yêu cầu mọi
Trang 16người ra khỏi khu vực hiện trường không cho ai ra vào đó cho đến khi lực lượngkhám nghiệm tiến hành khám nghiệm xong.
Như vậy, đối với mỗi loại hiện trường cần có cách thức bảo vệ, thu lượmphù hợp và hiệu quả
Thứ hai, căn cứ vào diễn biến của sự việc xảy ra: Một hiện trường có thể
được quy tụ lại ở một địa điểm, nhưng cũng có thể có nhiều địa điểm khácnhau, đó chính là những bộ phận của hiện trường Số lượng những bộ phận củahiện trường nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào diễn biến hành vi của kẻ phạmtội, do đó được chia thành: Nơi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội, nơi thựchiện hành vi phạm tội, nơi che giấu hành vi phạm tội
Thứ ba, căn cứ vào tình trạng của hiện trường ta có thể phân chia thành:
Hiện trường còn nguyên vẹn là hiện trường từ khi phát hiện triển khaicông tác bảo vệ đến khi khám nghiệm hiện trường các dấu vết chưa bị thay đổi,xáo trộn…
Hiện trường bị xáo trộn là hiện trường từ khi phát hiện triển khai công tácbảo vệ đến khi khám nghiệm các dấu vết, vật chứng đã bị biến đổi, mất mát…
Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong khi đánh giá các dấu vết thuđược trên mỗi loại hiện trường, từ đó nhận định về đối tượng gây án Do vậy,những dấu vết thu được ở hiện trường bị xáo trộn cần phải được phân tích thậntrọng và chính xác trong khi sử dụng chúng làm căn cứ
Thứ tư, căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra, hiện trường
được chia thành: hiện trường có người chết, hiện trường súng đạn, hiện trườngtai nạn giao thông…
Phân loại hiện trường theo cách này giúp cơ quan điều tra xác định đượcnhững loại dấu vết nào cần được phát hiện và thu lượm vì dấu vết bao giờ cũng
Trang 17được hình thành theo quy luật nhất định phù hợp với tính chất của sự việc Vídụ: Khi cơ quan điều tra xác định hiện trường một vụ án mạng mà nạn nhân bị
tử vong do bị sung đạn thì dấu vết cần phải tìm kiếm là vỏ đạn rơi lại tai hiệntrường…
1.5 Phương pháp khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Phương pháp khám nghiệm hiện trường vụ án giết người là cách thức tiếnhành hoạt động phát hiện, thu lượm vật chứng để lại trên hiện trường của các vụ
án hình sự Phương pháp khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người nhìnchung đều tuân theo những phương pháp khám nghiệm hiện trường nói chung.Khi lựa chọn những phương pháp cụ thể để khám nghiệm các loại hiện trườngkhác nhau cần căn cứ vào một số yếu tố sau để xác định:
Kết quả của quá trình quan sát hiện trường
Đặc điểm cấu trúc của hiện trường
Tính chất của sự việc xảy ra
Kinh nghiệm chuyên môn và thực tế khám nghiệm hiện trường của điềutra viên Nội dung của phương pháp khám nghiệm hiện trường là:
Tổ chức lực lượng khám nghiệm
Sử dụng những phương tiện kỹ thuật khám nghiệm có hiệu quả và phùhợp với những phản ánh vật chất trên hiện trường
Trình tự thực hiện công việc khám nghiệm để thu thập không những đầy
đủ các dấu vết, vật chứng đặc biệt là các dấu vết mà còn đảm bảo những thôngtin chứa đựng trong các dấu vết, vật chứng, vi vết không bị mất hoặc bị sai lệch,phục vụ tốt cho hoạt động điều tra vụ án
Có thể tổng hợp các phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể thành nămnhóm sau:
Trang 181.5.1 Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (phương pháp
chia ô)
Đây là phương pháp được tiến hành khi khám nghiệm các hiện trường cóphạm vi rộng nhưng được phân chia tự nhiên thành những khu vực độc lập vớinhau hoặc những hiện trường có cấu trúc phức tạp
Hiện trường được chia ra thành nhiều ô, khu vực khác nhau dựa vào điềukiện tự nhiên sẵn có của hiện trường sao cho hợp lý, sau đó tiến hành khámnghiệm từng ô, từng khu vực, tạo điều kiện tiến hành khám nghiệm một cách hệthống, tỉ mỉ tránh để sai sót, lọt dấu vết, vật chứng Khi thực hiện phương phápnày, các ô có thể được giao cho từng cán bộ quản lý khám nghiệm hoặc cả nhómkhám lần lượt từ khu vực này đến khu vực khác Dù thực hiện theo cách thứcnào thì toàn bộ quá trình khám nghiệm phải được tổ chức thống nhất và kết quảkhám nghiệm phải được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ trong tổng thể củahiện trường
1.5.2 Phương pháp khám nghiệm dựa vào phương thức gây án đã xác định
Phương pháp này được áp dụng khi trên hiện trường qua dấu vết, vậtchứng để lai xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và quá trình hoạt độngcủa chúng ở hiện trường
Đường vào hiện trường hay vị trí đột nhập của thủ phạm với dấu vết đã rõđược khám nghiệm đầu tiên, sau đó dựa vào mối quan hệ nhân quả giữa tácđộng của thủ phạm vào hiện trường mà tiến hành các thao tác khám nghiệm hiệntrường tiếp theo Vì đã nhận định được phương thức gây án, lối vào, lối ra củathủ phạm nên nơi nào để lại nhiều dấu vết sẽ được xem xét kĩ càng, cẩn thận, tỉ
mỉ hơn, qua đó tìm được những sơ hở mà thủ phạm để lại, tạo điều kiện để sửdụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên, đôikhi vì quá tập trung xem xét tại nơi để lại nhiều dấu vết mà những nơi có ít dấuvết lại bị xem nhẹ, tạo tâm lý chủ quan cho chủ thể khám nghiệm nên có nhiều
Trang 19trường hợp các tình tiết, dấu vết quan trọng bị bỏ qua Chính vì thế, khi sử dụngphương pháp này, Điều tra viên cần khám nghiệm tỉ mỉ, tự giác thực hiệnnghiêm chỉnh, đối với hiện trường quá lớn cần thực hiện kết hợp với các phươngpháp khám nghiệm khác.
1.5.3 Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm
hoặc từ ngoài trung tâm ra ngoài.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những hiện trường rộng,ngoài trời
Khi tiến hành phương pháp khám nghiệm này, quá trình khám nghiệmđược thực hiện từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài theo hình xoáy
ốc, có thể thuận chiều kim đồng hồ cũng có thể ngược chiều kim đồng hồ.Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài được áp dụngkhi đã xác định được trung tâm của hiện trường, tức là nơi tập trung nhiều dấuvết, vật chứng Ví dụ: Nơi có xác chết đối với hiện trường có tử thi… Cònphương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm được ápdụng với hiện trường khó xác định vùng trung tâm hiện trường
1.5.4 Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
Phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu được áp dụng để khámnghiệm những hiện trường tương đối bằng phẳng, có chiều ngang nhỏ
Khi được sử dụng phương pháp này, việc khám nghiệm hiện trường sẽ được làmtheo trình tự lần lượt từ đầu đến cuối hiện trường theo một trình tự thống nhất
Trang 20
Sơ đồ khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
Phương pháp này có ưu điểm là hiện trường được khám nghiệm có hệthống, tỉ mỉ, có thể phát hiện được hầu hết những dấu vết, vật chứng và đặcđiểm dễ thấy ở hiện trường Có thể nhận định được diễn biến của sự việc và tìm
ra cơ sở khách quan để đánh giá quá trình gây án thông qua những dấu vết,thông tin đã thu thập được có liên quan đến hành động phạm tội
Tuy nhiên, phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu cũng cónhược điểm Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều lực lượng, phương tiệnkhám nghiệm Do thiếu cơ sở để nhận định về quá trình gây án của thủ phạmnên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗ về nguyên nhân và quá trìnhhình thành dấu vết, vật chứng, về mối liên quan giữa các dấu vết, vật chứng vớinhau và với lời khai Từ đó thiếu cơ sở để nhận định về khả năng tồn tại của cácloại dấu vết ẩn, vi vết, vì vậy thường bỏ sót những dấu vết này [14]
1.5.5 Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song
Phương pháp này được áp dụng khi khám nghiệm những hiện trường cóđịa hình rộng, tương đối bằng phẳng, không có ranh giới tự nhiên để phân chiathành khu vực như hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy nổ…
Việc khám nghiệm theo phương pháp này được tiến hành theo các đườngthẳng song song, lần lượt cho đến hết toàn bộ hiện trường
Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện vì không có ranh giới tựnhiên để phân chia thành khu vực Vì được thực hiện với hiện trường rộng vàtương đối bằng phẳng nên cách thức thực hiện dễ dàng và khá phổ biến Việckhám nghiệm cũng được tiến hành theo các đường song song nên đảm bảo tínhtuần tự của biện pháp khám nghiệm, từ đó phát hiện, ghi nhận, thu lượm các dấuvết, vật chứng của vụ phạm tội được đầy đủ, có thứ tự, tránh bỏ sót các dấu vết
Trang 21Nhược điểm của phương pháp khám nghiệm này là vì không có ranh giới
tự nhiên phân chia thành khu vực nên thường phải sử dụng nhiều lực lượng,phương t, đồng thời hiệu quả đạt được không cao Do thiếu cơ sở nhânj định vềquá trình gây án của thủ phạm nên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗnguyên nhân và quá trình hình thành dấu vết và mối liên quan giữa các vậtchứng, dấu vết với nhau và lời khai [15]
Để đạt được kết quả trong công tác khám nghiệm hiện trường trước hếtngười chủ t khám nghiệm phải biết đánh giá tình hình hiện trường, tìm cơ sở vàđiểm xuất phát để xác định phương pháp khám nghiêm hiện trường cụ thể chophù hợp với loại hiện trường phải khám nghiệm Có thể sử dụng riêng rẽ từngphương pháp khám nghiệm cụ thể là tùy thuộc vào từng hiện trường cụ thể, phụthuộc vào những dụng cụ phương tiện và lực lượng khám nghiệm cụ thể đểquyết định cho phù hợp, đảm bảo sự tối ưu cho công tác khám nghiệm
Mặc dù có những quan điểm khác nhau về việc phân chia các phươngpháp khám nghiệm hiện trường, song khi tiến hành khám nghiệm, các cán bộlàm công tác khám nghiệm dựa vào đặc điểm của hiện trường có thể sử dụngnhững phương pháp khác nhau để có thể khám nghiệm hiện trường một cáchchính xác và hiệu quả nhất
Tuy nhiên, thực tế cho thấy khám nghiệm hiện trường có người chếtthường áp dụng phương pháp xoáy trôn ốc, điểm khởi đầu là tử thi Khámnghiệm hiện trường nơi tử thi tiếp xúc là vị trí phát hiện xác nạn nhân, vị trí này
bị xác nạn nhân đè lên, việc tiến hành khám nghiệm vị trí này khi xác nạn nhân
đã được chuyển đến vị trí khác Khám nghiệm nhằm phát hiện những dấu vết,vật chứng còn ẩn chưa dưới xác nạn nhân, do vậy, cần phải chú ý cả đến tìnhtrạng thực vật, đất đá tại vị trí tiếp xúc với tử thi, phát hiện các dấu vết, vậtchứng cso tại vị trí này như: dấu vết chân, giày dép, dấu vết máu, lông, tóc, bongvải sợi… Cần so sánh các tổn thương, vết hoen tử thi, mức độ co cứng tử thi so
Trang 22với các vật rắn có ở nơi tử thi nằm để xác định có phải nạn nhân chết tại nơi pháthiện hay là đã mang đến từ nơi khác.
Từ vị trí nạn nhân nằm, tiến hành khám nghiệm mở rộng ra các vùngxung quanh Việc tiến hành công tác khám nghiệm khu vực xung quanh nhằmphát hiện thu thập các dấu vết vật chứng phục vụ cho công tác điều tra Vì vậy,khi khám nghiệm vùng xung quanh cần chú ý:
Nghiên cứu toàn bộ địa hình, địa vật trên hiện trường như: quang cảnhcủa hiện trường, cảnh vật, sự sắp xếp các đồ vật, cây cối, đường mòn, đườnggiao thông công cộng, phân bố dân cư… trong trường hợp hiện trường xảy ra ởtrong nhà thì cần thiết phải nghiên cứu toàn bộ khu nhà và mối quan hệ của nóvới các khu vực xung quanh, nghiên cứu lối vào ra, sự sắp xếp các đồ vật có khảnăng do hoạt động của thủ phạm… đòi hỏi cần thiết phải phân tích được nhữngđiều kiện thuận lợi cũng như bất lợi khi thủ phạm hành động, nhằm phân tíchđược mối quan hệ trong hành động của thủ phạm, nạn nhân và hiện trường trongthực tế xảy ra [2]
Như vậy, mục đích của công tác khám nghiệm hiện trường các vụ án giếtngười không chỉ là việc phát hiện,, thu lượm một cách tối đa dấu vết, vật chứng
và những tài liệu nhằm củng cố chứng cứ pháp lý mà còn nghiên cứu đánh giáchúng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ giết người theo đúngtrình tự, thủ tục luật định cung cấp cho công tác điều tra tiếp theo
Kết luận chương 1
Khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người là hoạt động đượctiến hành tại nơi xảy ra, nơi phát hiện các vụ án giết người nhằm phát hiện, ghinhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và các tìnhtiết có ý nghĩa với vụ án Công tác khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Trang 23nhìn chung đều tuân theo những phương pháp khám nghiệm hiện trường nóichung Có thể tổng hợp các phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể thànhcác nhóm sau: Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực- phươngpháp chia ô, phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây
án đã xác định, phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trungtâm hoặc từ trung tâm ra ngoài, Phương pháp khám nghiệm hiện trường theocách cuốn chiếu, phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song
Công tác khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người là một hoạt động
vô cùng quan trọng Hoạt động này không chi nhằm mục đích phát hiện tộiphạm mà còn phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả
Trang 242.1 Chuẩn bị khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
2.1.1 Chuẩn bị lực lượng trước khi đến hiện trường
2.1.1.1 Chuẩn bị lực lượng
Lực lượng khám nghiệm hiện trường thông thường bao gồm:
Người chủ trì khám nghiệm hiện trường là Thủ trưởng hay phó thủ trưởng
cơ quan điều tra cấp tỉnh
Các điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án và các trợ lý điều tra
Cán bộ kỹ thuật chuyên môn trong ngành công an Tùy từng loại vụ việc
cụ thể mà yêu cầu các cán bộ có trình độ khác nhau như cán bộ kỹ thuật hình sự,cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát sử dụng chó chuyên nghiệp, kỹ sư xử
lý sự cố kỹ thuật… Ngoài ra còn có các cán bộ kỹ thuật chuyên môn ngànhngoài được triệu tập theo quy đinh của Bộ luật tố tụng hình sự như bác sĩ pháp
Chuẩn bị khám
nghiệm hiện
trường
Tiến hành khámnghiệm hiệntrường
Kết thúc khámnghiệm hiệntrường
Trang 25y, các giám định viên chuyên môn kỹ thuật- những chuyên gia thuộc các lĩnhvực khoa học cần thiết
Nhà chuyên môn là người có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực riêng,một ngành khoa học, kỹ thuật nhất định và phải được cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội thừa nhận Hiện trường luôn chưa đựng nhiều thông tin dấu vết phản ánhtội phạm, trong khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, bọn tội phạm cũngluôn tìm cách sử dụng những thành tựu khoa học mới vào hoạt động phạm tội
Do vậy, để có kiến thức chuyên sâu đánh giá nguyên nhân tính chất diễn biếncủa vụ việc xảy ra cũng như khai thác tối đa các thông tín dấu vết tại hiệntrường, cần phải mời các nhà chuyên môn để giải quyết làm rõ những vấn đềnày, nhất là với những loại hiện trường gắn với các chuyên ngành hẹp Việc mờinhà chuyên môn tham dự khám nghiệm không thể phụ thuộc vào ý muốn chủquan của Cơ quan điều tra mà phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng hiệntrường và đây là quy định của tố tụng hình sự đòi hỏi cả nhà chuyên môn vàĐiều tra viên khi tiến hành khám nghiệm phải nghiêm chỉnh chấp hành [8]
Đại diện Viện kiểm sát Sự có mặt của đại diện Viên kiểm sát là bắt buộctrong mọi trường hợp khi khám nghiệm hiện trường, điều này đã được quy định
tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự “… trong mọi trường hơp, trước
khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết, Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường…” Tuy cán bộ Viên kiểm sát không trực tiếp tham gia khám nghiệm
nhưng cần thông báo cho họ thực hiện chức năng theo luật định, sự tham gia củaViện kiểm sát trong khám nghiệm hiện trường nhằm đảm bảo cho hoạt độngkhám nghiệm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cũng như đảm bảo hiệuquả của hoạt động Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chủđộng nắm tình hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo sự việc xảy ra để tham gia
ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm, chủ động yêu cầu Điều tra viên tiếnhành khám nghiệm hiện trường và lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo
Trang 26đúng quy định tại Điều 150, Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự Nếu thấy ngườilàm chứng, người bị hại hoặc bị can có thể chết hoặc mất khả năng khai báo thìKiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai và ghi âm lời khai của họ.Trong thực tiễn đối với hiện trường có người chết, ví dụ như các vụ chết do ánmạng, kể cả chết chưa rõ nguyên nhân đều phải tiến hành khám nghiệm tử thi,
sự có mặt của Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khámnghiệm tử thi là bắt buộc trong mọi trường hợp Khi thấy cần thiết, đặc biệt đốivới các vụ có nhiều người chết, thủ đoạn phạm tội dã man… thì Viện trưởng,Phó viện trưởng có thể trực tiếp hoặc cùng Kiểm sát viên kiểm sát việc khámnghiệm
Người chứng kiến và những người khác có thể tham dự việc khámnghiệm theo khoản 2 Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự như bị can, người bị hại,người làm chứng Sự tham gia của người chứng kiến khi khám nghiệm là điềucần thiết đảm bảo tính khách quan của quá trình khám nghiệm Đồng thời, sựtham gia của những người khác như bị can, người bị hại, người làm chứng cũngthể hiện sự minh bạch công khai của quá trình khám nghiệm hiện trường, đó lànhững người tham gia tố tụng của vụ án, kết quả của công tác khám nghiệm hiệntrường có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ, bản thân những người đócũng mong muốn tham gia để biết được rằng lực lượng đã tiến hành khámnghiệm như thế nào, có khách quan hay không và luật định như vậy cũng hoàntoàn phù hợp
Lực lượng khám nghiệm hiện trường là lực lượng được tổ chức theo quyếtđịnh của giám đốc Công an các Tỉnh và thành phố, hoặc chỉ huy công an cấpQuận, huyện phù hợp với tính chất của vụ việc
2.1.1.2 Chuẩn bị phương tiện
Mỗi vụ án cần phải có phương tiện phục vụ cho việc khám nghiệm vớinhững loại hiện trường khác nhau sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất
Trang 27Thông thường, đối với các vụ án giết người, các phương tiện luôn phải chuẩn bịđầy đủ và mang đến hiện trường gồm: Các biên bản, máy ảnh, thước đo, biểumẫu, hộp sơn đánh dấu, các loại đèn pha, máy chiếu xiên, chó nghiệp vụ (nếucần) và các loại phương tiện hỗ trợ khác cho công tác khám nghiệm.
Khi nhận được tin báo, các lực lượng tham gia khám nghiệm phải bằngmọi phương tiện nhanh nhất có thể đi ngay đến hiện trường với đầy đủ thànhphần, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.Trên đây chỉ là những phương tiện thông dụng, cơ bản khi khám nghiệm, ngoài
ra từng hiện trường khác nhau thì có thể có các phương tiện khám nghiệm đặcthù của các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực riêng
2.1.2 Chuẩn bị đi đến hiện trường
Khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm, lực lượng khám nghiệmhiện trường cần thực hiện một số công việc sau:
Nghe báo cáo và kiểm tra lại toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường của lựclượng bảo vệ;
Gặp gỡ trao đổi với cơ quan chủ quản, với nhân thân nạn nhân, với chínhquyền địa phương, với người phát hiện ra sự việc đầu tiên… để nắm bắt tìnhhình về diễn biến vụ việc, về an ninh, trật tự địa phương v.v và cũng qua đóyêu cầu cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản giúp đỡ trong quátrình khám nghiệm và điều tra lại hiện trường;
Lựa chọn người đại diện chính quyền, cơ quan tham gia vào quá trìnhkhám nghiệm; lựa chọn người chứng kiến cuộc khám nghiệm;
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ tham gia khám nghiệm (lấydấu vết, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, lập biên bản …)
Trang 282.2 Tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Khám nghiệm hiện trường được tiến hành theo 2 giai đoạn gồm quan sát hiệntrường (khám nghiệm sơ bộ) và khám nghiệm tỉ mỉ
2.2.1 Quan sát hiện trường (quan sát sơ bộ)
Giai đoạn quan sát hiện trường là giai đoạn đầu tiên của quá trình khámnghiệm
Quan sát hiện trường là việc nắm bao quát vị trí, trạng thái chung của hiệntrường, cũng như các dấu vết vật chứng, tử thi… ở hiện trường Trên cơ sở đó
đề ra phương án tối ưu cho việc lựa chọn chiến thuật và kỹ thuật, các phươngtiện kỹ thuật và phương pháp tìm tòi, thu lượm dấu vết vật chứng, cũng như mọitin tức tài liệu nằm trong mối liên hệ với vụ án đã xảy ra
Quan sát hiện trường là một hoạt động điều tra không thể thiếu được củacán bộ điều tra, ngay cả trong trường hợp vụ việc xảy ra đã lâu nhằm nhận thứctrực quan quang cảnh và trạng thái chung của hiện trường cũng như các dấu vết,vật chứng có ở hiện trường Quan sát hiện trường bao quát đầy đủ là cơ sở để đề
ra kế hoạch khám nghiệm chi tiết, sát thực, hiệu quả, đồng thời qua đó sẽ xácđịnh được tính nguyên vẹn, sự giả tạo, xê dịch hoặc những dấu vết, vật chứng đã
bị biến dạng tiêu hủy… tại hiện trường Cán bộ điều tra chủ yếu dùng mắt đểquan sát, có thể sử dụng một số phương tiện hỗ trợ thông dụng như ống nhòm,kính lúp, đèn pin,… để quan sát toàn bộ khung cảnh hiện trường, từ đó nắm baoquát tình trạng hiện trường và diễn biến của vụ án trên cơ sở trực tiếp thụ cảm và
tư duy Sau đó, quyết định phương pháp khám nghiệm hiện trường và các biệnpháp trinh sát khác cần thiết phải tiến hành đồng thời với công tác khám nghiệmhiện trường Khi quan sát, cần chọn vị trí tiện lợi và tiến hành quan sát theonguyên tắc: quan sát từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ tổng thể đến bộ phận.Việc quan sát cần kết hợp với thông tin từ người báo tin tố giác hoặc chủ nhà,