TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG ĐỀ TÀI HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VÀTHỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CÔNG CHỨCNHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CA
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VÀTHỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CÔNG CHỨCNHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở NƯỚC TA
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Nghi thức nhà nước
Giảng viên giảng dậy: ThS : Đinh Thị Hải Yến
Sinh viên thực hiện : Lữ Tuấn Vũ
Lớp: Đại học Quản trị văn phòng 13A
Khóa : 2013- 2017
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VÀTHỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CÔNG CHỨCNHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở NƯỚC TA
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Nghi thức nhà nước
Giảng viên giảng dậy: ThS : Đinh Thị Hải Yến
Sinh viên thực hiện : Lữ Tuấn Vũ
Lớp: Đại học Quản trị văn phòng 13A
Khóa : 2013- 2017
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Trang 3DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 6Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được hình thành và phát triển phải
là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất, bao gồm các ảnh hưởng khách quan
và tác động chủ quan của toàn xã hội Trong những tác động xã hội ảnh hưởng đến việc rèn luyện, giáo dục đạo đức công vụ có những tác động của nhà trường, của các đoàn thể, của gia đình, của các đồng nghiệp, các nhóm bạn, của các cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường, của các cơ quan thông tin đại chúng trong đó
nhà trường là khâu quan trọng trong việc giáo dục đạo đức công vụ cho người học
Đạo đức công vụ được hiểu là đạo đức thực thi công vụ của cán bộ, côngchức; là những giá trị và chuẩn mực đạo đức được áp dụng cho một nhóm ngườinhất định trong xã hội Cán bộ, công chức trong lĩnh vực hoạt động cụ thể là công
vụ Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực quy định nhận thức và hành độngđược xem là tốt hay xấu, là nên hay không nên làm trong hoạt động công vụ củangười cán bộ, công chức nhằm xây dựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyênnghiệp và trong sạch, tận tụy, công tâm Đạo đức công vụ của người cán bộ, côngchức gắn liền với đạo đức xã hội, những chuẩn mực được xã hội coi là giá trị,nhưng đồng thời đạo đức công vụ là đạo đức nghề nghiệp đặc biệt thực thi công
vụ của cán bộ, công chức, do đó đạo đức công vụ gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ,trách nhiệm những điều cán bộ, công chức không được làm, cách ứng xử của cán
bộ, công chức khi thi hành công vụ do pháp luật quy định Vì vậy, đồng thời với
Trang 7những cố gắng để biến những quy định pháp luật đối với cán bộ, công chức thànhnhững chuẩn mực đạo đức công vụ, nêu cao tính tự giác, trách nhiệm phục vụ nhândân của cán bộ, công chức, cần thể chế hoá những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đứcthàn những quy phạm pháp luật.
Đây là một đề tài hay và là vấn đề nóng trong trong các tổ chứ
c, hiện nay tôi đang học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội và định hướng bản thân mình vào hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Hiện nay các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và đia phương cũng đang thực hiện hoat động nâng cao đạo đức trong thực hiên công vụ
Hiện nay tôi là một sinh viên của ngành Quản trị văn phòng trường Đại họcNội Vụ, theo tôi thấy đạo đức công vụ là vấn đề cần được chú trọng và hết sức quan trọng trong hoạt động của cơ quan,tổ chức Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn
đề tài Hệ thống các văn bản quy định về đạo đức ông vụ và thực trạng thực đạo đức công vụ của người cán bộ công chức và những giải pháp nâng cao đạo đức công cụ ở nước ta”” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : đạo đức công vụ của cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp Đề tài tập chung
nghiên cứu vấn đề đạo đức công vụ, thực trạng của đạo đức công vụ và đưa ra cácgiải pháp khắc phục nhằm nâng cao vấn đề đạo đức công vụ trong văn hóa công
sở của nước ta hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu.
Chủ đề đạo đức công vụ là một chủ đề lớn, bao gồm đạ đức công vụ của cán bộ, công chức của cá nhân khi được nhà nước trao quyền thực thi công vụ vì
Trang 8vậy đề tài tập chung nghiên cứu về đạo đức công vụ của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính.
4 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận về đạo đức công vụ, đạo đức công vụ và của cán bộ, công chức, trong thực thi đạo đức công vụ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động thực thi công vụ của cán bộ công chức, là cơ sở để đề ra nhiệm
vụ xây dựng hệ thống quy chuẩn đạo đức cong vụ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan ở trung ương và địa phương
5 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứ làm rõ những vấn đề về lý luận về đạo đức công vụtrong nhà nước pháp quyền; đánh gía thực trạng đạo đức công vụ của cán bộ, côngchức, viên chức, ở việt nam hiện nay; đề xuất một số phương hướng, giải phápnhằm nâng cao đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay
- Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay.Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Hằng – viện triết học năm 2008
- Trách nhiệm công chức , viên chức và đạo đức công vụ ở nước ta, Luận
án tiến sỹ của Cao Minh Công – Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2012
Trang 9- Pháp lệnh cán bộ,công chức Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số:48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005: Luật hống tham nhũng 2005; Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo quyết định số: 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật viên chức số : 58/2010/QH 12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Chỉ thị số 03/CT-
TW ngày 14/5/2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vàThủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011, về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
7 Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Là cơ sở để định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ để đáp ứngnhu cầu xã hội , nâng cao tính hiệu quả công tác quản lý
Đề tài đã chỉ ra những ưu điểm, kết quả đã đạt được và những hạn chế củacông tác nâng cao ý thức trách nhiệm về đao đức công vụ cho CBCC
Trang 10Đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm tài liệu nâng cao tính hiểu biết cho sinhviên nghành quản lý nhà nước và đội ngũ CBCC khu vực hành chính.
9 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Những lý luận chung về đạo đức công vụ.
Chương 2: Thực trạng đạo đức của cán bộ công chức trong thực thi công
vụ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đạo đức công vụ ở
Việt Nam hiện nay
Trang 11CHƯƠNG INHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
1.1Công vụ công chức và đạo đức công vụ.
1.1.1 khái quát về công vụ.
Công vụ là khái niệm mang tính lịch sử được sử dụng rộng rãi trong khoa họcchính trị, nhất là trong hoạt động nhà nước Công vụ là thuật ngữ để chỉ một dạnghoạt động mang tính quyền lực nhà nước do các công chức viên chức nhà nướctiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ củanhà nước, phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội
Khái niệm công vụ gắn chặt vói nền hành chính nước ta Là một loại laođộng đặc thù thể hiện bộ phận quản ly nhà nước : thực thi pháp luật ; đưa phápluật vào đời sống ; Quản lý và sử dụng hiệu quả công sản và ngân sách nhà nướcphục vụ cho nhân dân và xã hội Đề cập đến công vụ là đề cập đến trách nhiệmcủa công chức thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ nhân dân và
xã hội Về mặt pháp lý trách nhiệm thường được xem xét trong mối quan hệ thốngnhất giữa quyền và nghĩa vụ Do đó công vụ chính là trách nhiệm của chủ thểquyền lực công thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định của pháp luật Với
ý nghĩa quan trọng như vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng xây dựng một nền công vụ
có hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến chất lượng công vụ Các quốc gia có thểchế chính trị và tổ chức bộ máy khác nhau nên quan niệm về công vụ cũng cóđiểm khác nhau Tuy nhiên bản chất của hoạt động công vụ đều giống nhau
Khái niệm công vụ có thể được xem xét và tiếp cận dưới nhiều góc độ vàphạm vi khác nhau Thứ nhất có thể hiểu hoạt động của công chức thực hiện cáchoạt động hành chính nhà nước Thứ hai, công vụ được hiểu là hoạt động của côngchức trong các cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp của nhà nước và lực lượng vũtrang Thứ 3 công vụ được hiểu là công việc của nhà nước, có nghĩa hoạt động
Trang 12thiết chế , tổ chức nhà nước đều thực hiện công vụ Thứ tư, công vụ được hiểu là
sự hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong mọi cơ quan đơn vị
sự nghiệp của nhà nước và cả cán bộ, chiến sĩ làm việc trong lực lượng vũ trang
Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theoquy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhândân và xã hội( Từ điển bách khoa toàn thư wikipedia).Mục đích của công vụ làphục vụ nhân dân và xã hội.Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội,đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hộikhông vì mục đích lợi nhuận.Chủ thể thực thi công vụ là công chức
Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà cònbao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷquyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân Các hoạt động này đều do công chức,nhân danh nhà nước tiến hành Nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực vàcác hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền Ở các nước trên thế giới,khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thườngchỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước Bởi lẽ, phápluật là công cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban hành.Công vụ được tiến hành theochức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước và tuân theo pháp luật.Hoạt độngcông vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp
Công chức: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức: “Côngchức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhândân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
Trang 13chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theoquy định của pháp luật”.
Tổng hợp số liệu thống kê về đội ngũ của Bộ Nội vụ, hiện nay, số lượngviên chức khoảng 1,6 triệu người, CBCC khoảng 580.000 người kể cả số CBCCcấp xã Cơ cấu đội ngũ CBCC có nhiều thay đổi, so với trước đây số chuyên viêncao cấp đã phát triển nhiều, nhưng về cơ bản có cơ cấu sau:
- Chuyên viên cao cấp: 3,7%,
Trang 14Số CBCCVC kể cả lực lượng vũ trang hiện nay chiếm khoảng gần 3% tổng dân số Nhìn chung, đội ngũ CBCCVC hiện nay phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày cao của công vụ từng bước chuyển đổi nền hành chính theo hướng phục vụ, hướng trọng tâm vào người dân, doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm về đạo đức công vụ
Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xãhội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống Nhờ đó con ngườiđiều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con ngườitrong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin
cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Từ kháiniệm trên, chúng ta thấy đạo đức có một số đặc trưng sau: Đạo đức là một hìnhthái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xãhội Đạo đức là tiêu chuẩn phản ánh mối tương quan giữa lợi ích chung của xã hội
và lợi ích riêng của từng người, phù hợp với sự phát triển của xã hội Đạo đứcđược thể hiện ở hành vi đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện và vì lợi ích củangười khác
Đạo đức bao gồm các yếu tố cấu thành là: Ý thức đạo đức, hành vi đạo đức
và quan hệ đạo đức Ý thức đạo đức Con người không thể sống bên ngoài các mốiquan hệ xã hội Để tồn tại, con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi ích
cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng Những nguyên tắc bảođảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quanđiểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức Mọi hành vi được thực hiện dothôi thúc của một động cơ nào đó Khi hành vi được thực hiện do thôi thúc của ýthức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo đức Hành vi đó thể hiện ý thức đạo
Trang 15đức và văn hoá đạo đức của cá nhân Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến conngười và gắn liền với ý thức đạo đức Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã được
ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và
xã hội Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xãhội, những phong tục, tập quán vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặtkhác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức
Đạo đức công vụ trước hết là một dạng của đạo đức nói chung, được dựa trênđạo đức nói chung Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối động rộng, đượchiểu là đạo đức thực thi công vụ của cán bộ, công chức; là những giá trị và chuẩnmực đạo đức được áp dụng cho một nhóm người nhất định trong xã hội, cán bộ,công chức trong lĩnh vực hoạt cụ thể là công vụ Đạo đức công vụ là hệ thống cácchuẩn mực quy định nhận thức và hành động được xem là tốt hay xấu, là nên haykhông nên làm trong hoạt động công vụ của người cán bộ, công chức nhằm xâydựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp và trong sạch, tận tụy, côngtâm Đạo đức công vụ bao hàm đạo đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ, công chứckhông chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thường mà còn trong phạm vi thựchiện nhiệm vụ công
1.1.3 Vai trò của đạo đức công vụ.
Đạo đức có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, nhóm và tậpthể, tổ chức: Chức năng điều chỉnh hành vi, Chức năng giáo dục, Chức năng nhậnthức Trước hết ta cần khẳng định đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức của chúng
ta đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thànhnhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng , có ý thức tổ chức kỷ luật tinhthần trách nhiệm, chấp hành phân công công tác tổ chức, lối sống lành mạnh, giản
di, gắn bó với nhân dân Mặc dù còn nhiều khó khăn và tác động phức tạp của nềnkinh tế thị trường nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần đóng vai trò quyếtđịnh trong những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước
Trang 16Vậy đạo đức công vụ có vai trò cực kì quan trọng phù hợp với điều kiện cụthể và thể chế chính trị ở Việt Nam Bên cạnh đó, việc quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập là phù hợp với Hiến phápcủa Việt Nam, thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức cung cấpcác dịch vụ công thiết yếu và cơ bản cho người dân, bảo đảm sự phát triển cân đốigiữa các vùng, lãnh thổ có mức sống chênh lệch, thực hiện mục tiêu dân chủ vàcông bằng xã hội
Tuy nhiên, vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đang bị suy thoái với những biểu hiện khác nhau như: sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực Chưa thực sự lấyviệc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình Lợi dụng chức vụ, vị trí để ức hiếp gây khó dễ với người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính Ngoài ra, số lượng cấn bộ công chức bị xử lý kỷ luật những năm gần đây ngày càng tăng… Thực trạng này
đã và đang ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng
1.2 Hệ thống các văn bản quy định về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
1.2.1Hệ thống văn bản quy định đạo đức công vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đọa đực, nất là đạođức công vụ của người công chức Đạo đức theo quan điểm của người là đạo đứcmới, đạo đức cách mạng, coi đạo đức là gốc nền tảng của cách mạng
Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đực và giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức chi nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội mà đạo đức là một yếu tố cấu thành quan trọng
Trang 17của nó.Thể chế hóa quan điểm của đảng, nhà nước đã ban hành nhiều quy định về đạo đức công chức.
Sắc lệnh số 76/SL của Chủ Tịch nước : Sắc lệnh ban hành Quy chế Công chức(20/5/1950) Quy chế công chức, Hiến pháp năm 1992; Pháp lệnh cán bộ,công chức Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số:48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005: Luật hống tham nhũng 2005; Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo quyết định số: 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm
2007 Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật viên chức số : 58/2010/QH 12 ngày
15 tháng 11 năm 2010 Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vàThủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011, về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Ngoài ra đạo đức công vụ còn được quy định rõ tại những ngành cụ thể như:Luật công an nhân dân số: 73/2014/QH13 ngày 07/01/2015 quy định vềnguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chínhsách đối với Công an nhân dân
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo : Ban hànhQuy định về đạo đức nhà giáo
Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng
12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửađổi, bổ sung Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửađổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệulực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008; Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân độinhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015
Trang 18Đồng thời, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức của một số tổ chức, Bộ,ngành đã được ban hành như: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chứclàm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy tắc ứng xử của cán bộ, côngchức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Quy tắc ứng xử của cán bộ,công chức, viên chức ngành giao thông vận tải; Quy tắc ứng xử của cán bộ, côngchức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trongcác cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nội vụ; Quy tắc ứng xử của cán
bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp
1.2.2 Nội dung của những quy định đạo đức công vụ
Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự ra đời của hệ thống pháp luật mới Vớibản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, những giá trị đạo đức nghề nghiệphướng tới xây dựng một nền công vụ mới, phục vụ nhân dân được chú trọng, hìnhthành và phát triển trên nền tư tưởng đạo đức mới, pháp luật mới Trong hệ thốngpháp luật mới đã xuất hiện và ngày càng hoàn thiện hệ thống các quy phạm phápluật về công chức, công vụ Nhiều nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới của xã hộimới được thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực hành vi củacán bộ, công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xâydựng nền công vụ mới, gắn với nhà nước của dân, do dân và vì dân
Quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến nền công vụ, được phản ánh quamột trong những nội dung cốt yếu của nền công vụ, đó là đội ngũ cán bộ, côngchức Bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra những chuẩn mực đạo đức trong nềncông vụ của mình Ngoài những nội dung chuẩn mực mà nhiều quốc gia sử dụngtương tự như nhau, thì tuỳ theo đặc điểm văn hoá, tâm lý xã hội mỗi quốc gia lại
có những chuẩn mực đạo đức đặc thù riêng trong nền công vụ của mình Chuẩn
Trang 19mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam được Chủ tịch Hồ ChíMinh, Nhà nước và nền công vụ nước ta coi là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ cán
bộ, công chức và được gói gọn trong 4 chữ “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suyrộng ra là “nhân, nghĩa, liêm, trí, dũng, tín” Ngay từ năm 1950, trong điều kiệnkhó khăn, gian khổ của công cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắclệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam Với văn bảnnày có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hànhmột hệ thống các quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho việcxây dựng đội ngũ công chức cách mạng Việt Nam Trong đó, tại Lời nói đầu, nộidung về công chức và đạo đức công vụ đã được thể hiện rất rõ: “Công chức ViệtNam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyềnnhân dân… Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúngđường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc” Điều 2 củaQuy chế quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành vớiChính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc cóhại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước Côngchức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Điều 3 Quy chế côngchức Việt Nam quy định quyền lợi của công chức và tại các điều tiếp theo quy địnhviệc tuyển dụng, tổ chức, quản trị, sử dụng công chức Từ những quy định trên cóthể thấy, ngay trong Quy chế công chức đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Nhànước ta đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức pháp lý rất quan trọng đối với côngchức nhà nước Lần đầu tiên những giá trị đạo đức truyền thống: cần, kiệm, liêm,chính được thể chế hoá thành những giá trị chuẩn mực pháp lý đối với công chứcViệt Nam Điều này có ý nghĩa quan trọng và vượt qua thời gian, đến nay nhữngquy định này vẫn còn nguyên giá trị
Kế thừa và phát huy những quy định pháp luật về công chức và đạo đứccông vụ và nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức trong
Trang 20tình hình mới, Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 8: “Tất cả các cơ quan nhànước và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặtchẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”Như vậy, với quy định của Hiến pháp 1980, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ViệtNam, Nhà nước ta đã ban hành những chuẩn mực về đạo đức Pháp lý cho côngchức và cơ quan nhà nước trong đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lýcao nhất Hiến pháp 1992 tại Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán
bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệchặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiênquyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.Như vậy với quy định này, Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 nhưng đồngthời phát triển thêm lên để không ngừng hoàn thiện những nguyên tắc, những quyđịnh hiến định đối với đạo đức công vụ và các chuẩn mực pháp lý cho công chứcnhà nước
Căn cứ vào Hiến pháp 1992, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cóphẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trungthành với Tổ quốc, Nhà nước ta đã ban hành Luật cán bộ, công chức, trong đó,những chuẩn mực đạo đức - pháp lý được thể hiện một cách tập trung và rất cụ thể
ở các quy định về nghĩa vụ của công chức, như: trung thành với Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổquốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân; liên hệchặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấphành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước Luật cán bộ, công chức cũng quy định: trong khi thi hành công vụ, cán
bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quảthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp
Trang 21hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyềnkhi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bímật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoànkết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệmtài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên Đối với cán bộ,công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổchức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ củacán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng,quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy raquan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiệncác quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức,đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý cóhành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gâyphiền hà cho công dân Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định côngchức và đạo đức công vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lậpcác chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam trong tiến trìnhxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh Luật Phòng, chốngtham nhũng cũng có những quy định phản ánh những nội dung về chuẩn mực côngchức, công vụ, trong đó xác định cụ thể cán bộ, công chức là một trong những đốitượng là người có chức vụ, quyền hạn Xác định tham nhũng là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để tham ô, hối lộ hoặc
cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tậpthể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Những hành
vi tham nhũng được xác định là: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; nhận hối lộ; lợidụng chức quyền để đưa hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửdụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa Để đảm bảo các nguyên tắc về chuẩn mựcđạo đức trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và nhằm chống lãng phí,