Cô và Dũng yêu nhau nhưng cả hai không ai chịu bày tỏ tình cảm với nhau…trong lúc này thì Thầy Mẹ của Loan ép gả Loan cho Thân một chàng trai giàu có, thất học, cổ hửu tầm thường con bà
Trang 1Nhóm 2: Tác phẩm Đoạn Tuyệt của Nhất Linh.
1 Đôi nét về tác giả
Nhất Linh (1906 – 1963) tên thật là Nguyễn Tường Tam, ông sinh ra tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Sau sống ở làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Ông là nhà văn, nhà báo (chủ bút báo Ngày Nay, Phong Hóa) và đặc biệt là nhà chính trị gia nổi tiếng thế kỉ XX Ông là người sáng tác ra nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Đại Việt Dân Chính Đảng và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như bí thư trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Bộ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Về hoàn cảnh gia đình, cũng có nhiều tác động không nhỏ đến sáng tác của ông, Bố mất sớm Nhất Linh sống với mẹ và bà ruột trong cảnh nghèo khó bần cùng, thấu hiểu nỗi cơ cực của người nông dân nên trong một phần sáng tác của ông đều có sự vị tha, đồng cảm ông căm ghét những thứ quyền qui, danh lợi trưởng giả Ông là người đi tiên phong trong suy nghĩ và hành động thế nên được xem là con người đi trước thời đại
2 Đôi nét về tự Lực Văn Đoàn
Tự Lực văn đoàn là một câu lạc bộ viết văn do Nguyễn Tường Tam sáng lập và ông cũng là cây bút chủ lực của nhóm Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của VN do những con người thường dân sáng lập mà không có sự nhúng tay từ vua quan Các thành viên trong câu lạc bộ bao gồm 02 nhà thơ
và 06 nhà văn:
1 Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam)
2 Khái Hưng (Nhị Linh)
3 Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
4 Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)
5 Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
6 Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)
Sau này có thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em của Khái Hưng)
Trái với các nhà văn cùng thời như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Kim khi sáng tác vẫn có pha lẫn yếu tố truyền thống thì nay các nhà văn trong TLVĐ đã có thể thoát li ra thế giới bên ngoài, quan niệm của họ là nhân sinh
và xã hội của phương Tây Họ bắt đầu đề cao quyền sống và hạnh phúc của
Trang 2cá nhân những sáng tác của họ đã bắt đầu có sự cách tân mới mẻ đầy sáng tạo đầy tính hiện đại về nội dung và nghệ thuật nhất là trong tiểu thuyết và TLVĐ đã mở đầu cho trào lưu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Xu hướng sáng tác chính trong tiểu thuyết của TLVĐ là lãng mạn, thể hiện
rõ từ việc chọn đề tài, chủ đề, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ…
3 Tác phẩm Đoạn Tuyệt.
- Tác phẩm Đoạn Tuyệt đươc xuất bản năm 1936 là một tiểu thuyết luận
đề (Một hình thức văn chương mau lẹ, kém phần chải chuốt nhưng xác thực hơn và không có sở vọng tri thức hay đạo đức, tiểu thuyết luận đề
là nêu lên một lý thuyết để tán dương tuyên truyền cái gì tác giả cho là tốt đẹp, đả đảo những thứ xấu xa)
- Tóm tắt tác phẩm:
Nhân vật trung tâm câu truyện là Loan một cô gái được theo học và chịu ảnh hưởng Phương Tây nên trong tư tưởng của cô không bao giờ bị ràng buộc bởi mớ giáo lí, hủ tục xưa Cô và Dũng yêu nhau nhưng cả hai không
ai chịu bày tỏ tình cảm với nhau…trong lúc này thì Thầy Mẹ của Loan ép
gả Loan cho Thân một chàng trai giàu có, thất học, cổ hửu tầm thường con
bà Phán Lợi người đàn bà khó khăn đầy hủ tục, ngày nhà trai mang lễ nghi qua nhà Loan, cô trốn đi tìm Dũng để nói hết tâm sự của lòng mình nhưng không được Loan trở về chấp nhận lấy Thân và cũng chính từ đó cuộc đời
cô đã bước sang một ngã rẽ khác, những tháng ngày làm vợ Loan là chuỗi ngày cô chìm trong ác mộng bởi sự đay nghiệt từ Thân và bà Phán Lợi, một lần cô vô tình sảy thai và không thể có con được cô bắt buộc phải chấp nhận để thân lấy Tuất làm vợ lẽ, chưa được yên thân Loan vẫn bị Thân hành hạ trong một lần cãi nhau cô vô tình giết Thân, Loan bị tòa án bắt và mẹ Loan cũng qua đời, không lâu sau cô được tòa án cho về Cô phải bán nhà để trả nợ cho bà Phán Lợi vì vô tình cô biết được Thầy Mẹ cô năm xưa ép gả cô vì họ thiếu nợ bà Phán Lợi cũng ngay lúc này Dũng không thể quên Loan, anh tìm gặp lại Loan để nối lại duyên xưa
4 Chủ nghĩa lãng mạn trong Đoạn Tuyệt
4.1 Chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân.
TLVĐ ngay từ khi thành lập đã lấy tôn chỉ là chống lại những lễ giáo
Trang 3phong kiến, tôn trọng quyền tự do cá nhân Và đúng như tôn chỉ của nhóm Nhất Linh đã xây dựng cốt truyện của tác phẩm Đoạn Tuyệt khá đơn giản thế nhưng thực chất ý nghĩa sâu xa của tác phẩm đã phản ánh những xung đột trong xã hội thường ngày Loan bị cha mẹ cô ép gả cho Thân một chàng trai giàu có ngay từ khi cô mới để tóc, cô không yêu Thân, cô không muốn kết hôn với Thân Nhưng cô biết rằng trong cái xã hội bấy giờ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không tới lượt cô quyết định và cô cũng là một người con
có hiếu nếu nàng cưỡng tất có sự rắc rối trong gia đình” vì muốn gia đình được yên ắng và cha mẹ cô không phải bẽ mặt cô đã chấp nhận lấy Thân và
cô cũng đã cố gắng sống “hòa hợp” với gia đình chồng để được yên thân Quả thật chính lễ giáo phong kiến và những tôn ti trật tự đã trói buộc Loan, cuộc đời cô, hạnh phúc của cô nhưng không do cô quyết định Suy cho cùng
cô giống như một cỗ máy chỉ biết vâng lời và làm cho người khác vui lòng Còn cha mẹ cô, gia đình chồng cô chỉ biết đến danh lợi vì hai từ lễ giáo mà không hề nghĩ ngợi đến suy nghĩ của con mình Ngay cả trong việc chữa chay bệnh cho con của Loan bà Phán Lợi vẫn còn mê muội đến viêc mê tính không chịu chạy chưa bằng thuốc Tây mà chạy chữa bằng thuốc ta “mợ phải biết, con mợ nhưng nó là cháu tôi.mợ muốn giết nó thì giết hay sao? Mợ không có quyền” thương con xót con bản năng bảo vệ của một người mẹ biết cách chữa mẹ chồng chữa chạy là sai thế nhưng Loan vẫn không có quyền lên tiếng, hậu quả cho sự mê muội ấy là con của Loan mất, lỗi lầm đâu phải do Loan ấy vậy mà mọi chuyện lại trút hết lên cô Tuy Loan đã chấp nhận số phận mình như thế nhưng Loan là người tiếp thu những tư tưởng mới tiến bộ cô không chấp nhận được sự cổ hủ cũng như những lời lăng mạ, xỉ nhục từ gia đình chồng, cô đã phản kháng lại, sự phản kháng của một người phụ nữ mạnh mẽ tự bảo vệ mình “Xin ai đừng nói động đến mẹ tôi” sự phản kháng ấy cũng chính là sự phản kháng đấu tranh lại những chế
độ hà khắc, những thối nát của gia đình đại phong kiến, những lễ giáo phong kiến đã đè nặng lên đôi vai người phụ nữ Và Loan cũng trở thành hóa thân của tác giả mạnh mẽ đấu tranh cho mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới Loan
đã mạnh mẽ đòi lại quyền làm người của mình và phê phán trực tiếp đến những con người hay cái xã hội thối nát kia đã đẩy cuộc đời cô vào bế tắc bởi chính câu nói của cô với mẹ chồng “không ai có quyền chửi tôi, không ai
Trang 4có quyền đánh tôi Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai” Hay câu nói của Loan với em chồng “Cô Bích! Cô phải biết vì sao nó chết? chính cái thầy bùa nó đã đánh chết con tôi, cô đã rõ chưa? Xin cô đừng
đổ cho tôi cái tội giết con mà tội nghiệp cô thử nghĩ xem, ai giết con tôi? Ai giết?
Bên cạnh chống lại những lễ giáo phong kiến thì việc đề cao hạnh phúc cá nhân cũng được Nhất Linh chú trọng Trong tác phẩm yếu tố lãng mạn được Nhất Linh chú trọng nhiều nhất là câu chuyện tình giữa Loan và Dũng Mặc
dù, cuộc sống vợ chồng của cô và Thân không hạnh phúc nhưng cô cũng từng có một mối tình đẹp đẽ đầy lãng mạn với Dũng, Dũng một người đàn ông mang nhiều phẩm chất tốt đẹp anh không chịu ảnh hưởng từ những lễ giáo phong kiến thay vào đó anh là người có nhiều tư tưởng mới và tiến bộ
từ phương tây “sống phóng khoáng mãnh liệt phiêu du” Nhất Linh dường như luôn ưu ái trong việc miêu tả xoay quanh Loan và Dũng, trái với tâm trạng căng thẳng, hoàn cảnh u ám khi ở nhà chồng thì khi nhắc đến Loan và Dũng, Nhất Linh điều đặt nhân vật mình trong một tâm trạng, hoàn cảnh đẹp
đẽ, lãng mạn Trước khi lấy chồng Loan đã đi tìm gặp Dũng trong một căn gác nhỏ xinh, Dũng pha cho Loan một tách chè như chính lời anh đã hứa với Loan, hình ảnh hai tấm ảnh lồng vào nhau trong hành lí của Dũng như chính trái tim của cả hai đang hòa quyện…Tuy Dũng và Loan không thổ lộ tình cảm với nhau nhưng thực chất cả hai cũng đã hiểu trong nửa kia đã có hình ảnh của mình, mối tình cứ thế yên ả trong cơn mưa chiều lất phất, để rồi khi
ở khu vườn đầy cảnh sắc thiên nhiên ở nhà Thân hay khu rừng ở Yên Bái Loan lại nhớ đến Dũng, nhớ đến mối tình “có duyên không nợ” của cô
Nhất Linh đã đặt nhân vật của mình vào nhiều mâu thuẫn khác nhau khi thì hạnh phúc yên ả, khi thì bế tắc tuyệt vọng tưởng chừng như không lối thoát thì cũng chính ông đã mở ra một hướng đi mới cho nhân vật của mình chính hành động ngộ sát Thân đã giải quyết mọi rắc rối cô đã chiến thắng được những hủ tục phong kiến, định kiến trong xã hội, sự chiến thắng ấy cũng là sự chiến thắng giữa cái cũ và cái mới, giữa mớ giáo lí phong kiến chèn ép con người với những tư tưởng mới mẻ, con người phải được theo đuổi hạnh phúc của riêng mình Chi tiết cuối tác phẩm cũng đầy lãng mạn khi câu nói của Thảo thốt ra “hiện giờ có một người sung sướng, người đó
Trang 5đang đi ngoài mưa gió, quên cả mưa ướt gió lạnh” kết thúc đã đọng lại cho người đọc nhiều viễn tưởng tốt đẹp rằng Dũng và Loan lại có thể tiếp tục duyên xưa, nối lại một tình yêu đẹp đẽ lãng mạn những cổ hủ phong kiến như chính Thầy mẹ Loan, bà Phán Lợi hay Thân phải được bại trừ và không còn đè nặng lên những con người như Loan và Dũng, họ phải được sống vì chính họ để mưu cầu hạnh phúc
Bên cạnh những nét tính cách mạnh mẽ thì thế giới nội tâm của Dũng và Loan cũng được Nhất Linh đi sâu vào miêu tả một cách chân thật mà không kém phần lãng mạn, phong phú Nhất là trong những lời giãi bày tâm sự của
cô với Thảo về những điều cô đã trãi qua ở nhà chồng hay sự nhớ thương người yêu cũ “em không muốn nói với chị, vì sợ xấu hổ Em nhầm đã hơn sáu năm nay Em yêu Dũng, cái tình đối với Dũng chị đã biết” Tình yêu của Loan và Dũng là mối tình điển hình cho tư tưởng mà Nhất Linh và nhóm TLVĐ theo đuổi đề cao tình yêu trong sáng của những chàng trai cô gái, đề cao hạnh phúc lứa đôi mặc dù ái tình không đến được bến bờ của hạnh phúc song vẫn đấu tranh, vượt qua biết bao những ràng buộc khắc khe của lễ giáo phong kiến để bảo vệ quan niệm mới của mình về tình yêu đôi lứa cũng như hạnh phúc cá nhân
4.2 Nhân vật người hùng
Nhóm TLVĐ có tham vọng dùng ngòi bút của mình làm ngọn giáo chống lại đế quốc tuy tác phẩm Đoạn Tuyệt mang chủ nghĩa lãng mạn thế nhưng các nhân vật chính diện thường là các nhân vật anh hùng như Dũng, Dũng
là một chàng trai dám chống lại những hủ tục của gia đình chàng bỏ đi theo cách mạng, nhưng chàng hoạt động cách mạng một cách đơn phương độc mã, ngày đây mai đó thậm chí là ở trong một căn gác xếp chung với những con người lao động nghèo khổ ngay cả khi Loan đến tìm gặp Dũng
cô còn phải ái ngại Nhưng dù thế Loan vẫn rất ngưỡng mộ Dũng vì dám theo đuổi lí tưởng của mình “nếu có gặp cái chết chăng nữa, cái chết cũng không đáng thương bằng cái chết dần, chết mòn” Mang trong mình sứ mệnh cao cả mặc dù anh cũng yêu Loan và cũng hiểu được nỗi long của Loan nhưng Dũng không thể nào đón nhận được tình cảm này, anh đành
để Loan lấy Thân Và khi biết được Loan sống không hạnh phúc anh đã bắt đầu hối hận và âm thầm quan tâm Loan giờ đây con người cách mạng
Trang 6ở Dũng lại thu mình trong những tính toán thiệt hơn Dũng không còn cái
vẻ hăng hái của người cách mạng thuở ban đầu “lúc đó Dũng chỉ muốn Loan trông ra phía chàng để trong giây lát chàng được hưởng cái nhìn âu yếm của Loan, rõ ràng bây giờ dũng đã không còn là chiến sĩ mà trở thành một người tương tư, ảo mộng Dũng tự nhận mình “không có đủ can đảm
để thoát ly” và Dũng cũng không muốn mất mát một cái gì nữa “chàng không dám nghĩ đến một đời ở xa Loan” Từ một người anh hùng khí thế hiên ngang ấy vậy mà lại không thoát khỏi ái tình đấy cũng là điển hình cho những anh hùng tiểu tư sản không mục đích, lí tưởng rõ ràng tuy thế những anh hùng như Dũng vẫn có khí khái, tự trọng và tôn trọng lẽ phải dám đấu tranh chống lại những lễ giáo phong kiến lúc bấy giờ
5 Nghệ Thuật
5.1 đề tài, chủ đề.
- Đề tài: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và khát khao hạnh phúc
- Chủ đề: Thân phận bị vùi dập của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
và khát khao hạnh phúc mãnh liệt
Đề tài, chủ đề cũng đã thể hiện được sự lãng mạn mặc dù không hạnh phúc về hôn nhân, nhưng những ấp ủ về tình yêu, những khát khao bùng cháy trong tâm hồn người phụ nữ cụ thể là Loan luôn được Nhất Linh miêu
tả một cách đẹp đẽ, trong sáng
5.2 Thời gian và không gian nghệ thuật
Thời gian trong tác phẩm là thời gian tuyến tính không bị xáo trộn giữa các sự việc với nhau Và trong thời gian nghệ thuật này Nhất Linh không chỉ xây dựng thời gian xoay quanh cuộc sống của nhân vật Loan mà còn là thời gian của cả một xã hội phong kiến bao trùm toàn bộ tác phẩm
Không gian trong tác phẩm là vô cùng phong phú và dường như chia ra làm hai mảng lớn:
- Không gian của Loan và Dũng đẹp đẽ, thơ mộng, lãng mạn đại diện cho niềm hạnh phúc của cá nhân mà chính Loan, Dũng đang đấu tranh
để dành lấy đây là một bức tranh đầy màu sắc tươi sáng
- Không gian của Loan ở nhà chồng một không gian đẫm máu và nước mắt nơi mà Loan phải đối mặt với tủi nhục, với sự đày đọa lên thân xác
Trang 7cô, mâu thuẫn vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu thậm chí là mâu thuẫn về tư tưởng của cả một xã hội phong kiến thối nát đã đẩy Loan rơi vào bế tắc và tuyệt vọng Nhưng khi con người bị đẩy vào đường cùng thì họ sẽ đứng lên “nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh”
cô đã vùng dậy mạnh mẽ quyết liệt để dành lại những gì vốn dĩ thuộc
về cô và “đoạn tuyệt” với gia đình chồng, với xã hội phong kiến bấy giờ
5.3 Ngôn ngữ
TLVĐ luôn đề cao xu hướng bình dân để có thể phần nào gắn bó với nhân dân thế nên trong sáng tác của Nhất Linh ta đều thấy từ cốt truyện, xây dựng tính cách nhân vật hay ngôn ngữ đều rất đơn giản, bình dân và trong sáng “một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên, đợi gió” Ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu nhưng không gây nên sự nhàm chán cho người xem, bởi Nhất Linh đã kĩ càng trong việc chọn lựa từ ngữ đưa người xem đến nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm như: e ấp, mơ màng, ngượng ngùng, bâng khuâng…hay rạo rực, ngẹn ngào…đây là những trạng thái đầy lãng mạn của con người khi yêu Tất cả đều được Nhất Linh diễn tả chân thật
và sinh động
Yếu tố lãng mạn đã trở thành sợi chỉ nam xuyên suốt tác phẩm thế nên từng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật đều được Nhất Linh chú trọng đều ấy cũng phần nào đưa người xem hiểu rõ từng tính cách nhân vật Loan một cô gái sống theo lối tư tưởng Phương Tây thế nên trong suy nghĩ
cô đã không chịu sự chi phối của nhân vật, với cô yêu là phải được bộc lộ đây cũng là điểm mới trong sáng tác của Nhất Linh “em đố anh biết môi
em đâu”, “môi em là đóa hoa”, “em hôn anh” mạnh bạo nhưng không kém phần lãng mạn đó là những gì Nhất Linh đã thể hiện thành công
6 Kết luận
Tiểu thuyết “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh đã đạt nhiều thàng công về nội dung và nghệ thuật Mâu thuẫn giữa Loan và gia đình chồng cũng điển hình hóa cho mâu thuẫn của cái mới với cái cũ Mớ giáo lí, định kiến phong kiến
đã không còn áp đặt lên những tư tưởng và con người tiến bộ như Loan và
Trang 8Dũng, Loan và Dũng phải được tự do yêu và hạnh phục, mưu cầu cuộc sống
cá nhân Tất cả đều được Nhất Linh xây dựng thành công không khô khan nhàm chán mà vô cùng lãng mạn đúng như xu hướng mà TLVĐ đặt ra, bằng nghệ thuật điêu luyện Nhất Linh xứng đáng trở thành một cây bút chủ lực trong sáng tác tiểu thuyết hiện đại Việt Nam