1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh chuyên luận thuốc Ibuprofen của Việt Nam, Anh, Mỹ

28 2,7K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 755,93 KB

Nội dung

thứ tư, gồm các Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc: Tiêu chuẩn về nguyên liệu hoá dược và thành phẩm hoá dược; Tiêu chuẩn về dược liệu và thuốc từ dược liệu; Tiêu chuẩn về chế phẩm vắc xin và

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

3 DƯỢC ĐIỂN ANH (BP) 6

4 DƯỢC ĐIỂN CHÂU ÂU (EP) 6

5 TỔNG QUAN VỀ IBUPROFEN 6

5.1 Lược sử tổng hợp 6

5.2 Cấu trúc 7

5.3 Tác dụng 7

5.4 Dược động học 7

5.5 Dược lực học 8

5.6 Dạng thuốc và hàm lượng 8

5.9 Tác dụng phụ 8

5.10 Liều dùng và cách dùng 9

5.11 Thận trọng 9

5.12 Quá liều và xử trí 10

5.13 Chế phẩm .10

CHƯƠNG 2 SO SÁNH DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV VÀ DƯỢC ĐIỂN ANH (BP) 10

IBUPROFEN TABLETS (BP 2013) 15

CHƯƠNG 3 SO SÁNH DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV VÀ DƯỢC ĐIỂN HOA KỲ (USP) 19

1 IBUPROFEN DĐVN IV VÀ BP2013 19

1.1 Tổng quan về kiểm nghiệm Ibuprofen (theo dược điển Việt Nam IV) 19

IBUPROFEN TABLETS (USP) 24

2 KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các Thầy, các Cô

Bộ môn Kiểm nghiệm của Trường Đại học Tây Đô, đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện

thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn Nguyễn Phước Định đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài “So sánh chuyên luận thuốc Ibuprofen của Việt Nam, Anh, Mỹ”, Thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, bạn bè và những người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để tôi có thể yên tâm học tập, vững vàng trong suốt thời gian hoàn thành bản Khóa luận

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và gián tiếp giúp

đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành Khóa luận này

Cần Thơ, Ngày tháng năm

Sinh viên

TRẦN TUẤN THÀNH

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm là phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch đối với các tổn thương gây ra do nhiễm khuẩn, tác nhân hóa học, vật lý hay yếu tố miễn dịch… với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau và làm giảm các chức năng ở vùng bị ảnh hưởng Các thuốc kháng viêm gồm nhiều nhóm khác nhau và được

sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm ở nhiều bệnh

Nhóm thuốc NSAID (ibuprofen, ketoprofen, meloxicam…) gồm nhiều loại thuốc có cấu trúc hóa học khác nhau nhưng giống nhau về tác dụng điều trị và tác dụng phụ của thuốc

Thuốc tác động không chọn lọc trên COX (Ibuprofen, ketoprofen, piroxicam, naproxen, diclophenac…) Các thuốc này tác động ức chế COX-1, nên khi sử dụng trong một thời gian dài thường gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa (gây viêm loét và xuất huyết dạ dày-tá tràng)

Ibuprofen là thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thời gian bán hủy ngắn (t1/2 = 2 giờ) Trên thế giới và Việt Nam hiện nay củng đã có rất nhiều các nghiên cứu về các phương pháp kiểm nghiệm đối với thuốc này

Do vậy cần một khóa luận để so sánh giữa các chuyên luận trên thế giới về Ibuprofen

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 4

Bộ Y tế vừa có quyết định ban hành Dược Điển Việt Nam lần thứ tư Dược điển Việt Nam lần

Trang 4

thứ tư, gồm các Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc: Tiêu chuẩn về nguyên liệu hoá dược và thành phẩm hoá dược; Tiêu chuẩn về dược liệu và thuốc từ dược liệu; Tiêu chuẩn về chế phẩm vắc xin và sinh phẩm y tế; Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm chung cho thuốc và nguyên liệu làm thuốc dùng cho người.

Dược Điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 Bãi bỏ các quy định

tại Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ nhất, thứ hai và thứ ba

Hội đồng Dược điển Việt nam được thành lập từ năm 1963, và Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ nhất vào năm 1971, Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ hai vào năm 1990, Dược điển Việt nam lần xuất bản thứ ba và nay là Dược điển Việt nam lần xuất bản thứ tư Trong hơn 45 năm qua, Hội đồng Dược điển Việt Nam đã không ngừng được củng cố, phát triển; Dược điển Việt Nam đã thường xuyên cập nhật, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng thuốc, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới

Dược điển Việt Nam là Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, quy định về tiêu chuẩn chất lượng

thuốc và các phương pháp chung về kiểm nghiệm thuốc, là văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng của ngành Y tế trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng thuốc phục vụ

sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Để từng bước triển khai thực hiện Chính sách thuốc quốc gia, chiến lược phát triển ngành Dược và Luật dược đã được ban hành; Bộ y tế, hội đồng Dược điển Việt Nam, các đơn vị trung ương tới địa phương, các chuyên gia trong và ngoài ngành Y tế đã tập trung nghiên cứu xây dựng, biên soạn, thẩm định và hoàn chỉnh Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc - Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư theo quy định taị Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và được ban hành theo quy định tại Luật Dược

Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư đã được biên soạn một cách khoa học, công phu, theo

một quy trình thống nhất, kết hợp xem xét sửa đổi các tiêu chuẩn đã ban hành và bổ sung cập nhật các tiêu chuẩn thuốc mới đảm bảo sự kế thừa truyền thống của Dược điển Việt Nam, đồng thời cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo tính thực thi áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước, phù hợp với quy định tại các Dược điển tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng dược phẩm trên thế giới

Bộ Y tế ban hành Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý, kỹ thuật, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dược để tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá chất lượng thuốc , đảm bảo chất lượng thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, cũng như sự hoà nhập với môi trường kinh doanh dược phẩm thế giới Dược phẩm Việt Nam là tài liệu kỹ thuật làm căn cứ để quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng lưu hành ở Việt Nam

Dược điển Việt Nam là dược điển do Hội đồng dược điển Việt Nam biên soạn Đây là tập hợp

tất cả các tiêu chuẩn cho dược phẩm của Việt Nam (và có mặt trên thị trường Việt Nam) và tiêu chuẩn

áp dụng sẽ căn cứ vào ấn bản mới nhất Không giống như các quốc gia khác là có các ấn bản theo chu

kỳ, Dược điển Việt Nam đến nay có 3 bản ấn hành vào các năm:

* 1970-1977: Dược điển Việt Nam I

* 1983: Dược điển Việt Nam I, tập 2

* 1990: Dược điển Việt Nam II, tập 1

* 1991: Dược điển Việt Nam II, tập 2

* 1994: Dược điển Việt Nam II, tập 3

* 2002: Dược điển Việt Nam III

* 2010: Dược điển Việt Nam IV

2 DƯỢC ĐIỂN HOA KỲ (USP)

Dược điển Hoa Kỳ (United States Pharmacopoeia) là TIÊU CHUẨN QUỐC GIA về thuốc được Hội đồng Dược điển Hoa Kỳ xuất bản HÀNG NĂM Bao gồm các tiêu chuẩn của từng loại chất

Trang 5

hóa học, sinh học (hoạt chất), làm thuốc, Nó cũng đề ra phương pháp thử nghiệm, kiểm tra chất lượng của hoạt chất Trong Dược Điển còn nêu các phương pháp thử nghiệm, thuốc thử, dụng cụ, máy móc

áp dụng cho các phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc Nó cũng được một số nước áp dụng khi các nước này chưa có dược điển (các nước chậm phát triển) hoặc một số nước trong dược điển của nước này chưa có các chuyên luận hoặc phương pháp kiểm tra chất lượng khi cần tham khảo

Với những người trong ngành, dược điển này được gọi đơn giản là USP Từ viết tắt chữ đầu USP cũng được thêm vào tên tên thuốc hay các nguyên liệu, hóa chất dùng làm thuốc để cho biết chúng tuân theo các quy định của USP (hay đạt tiêu chuẩn dược điển Hoa Kỳ)

USP là các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn chất lượng thuốc của chính phủ Mỹ và các phương pháp kiểm tra để thực hiện, nhưng cũng sản xuất thuốc, sử dụng, quản lý, kiểm tra, cơ sở pháp lý NF tái tạo Hoa Kỳ Pharmacopeia (USP) chưa nhận được các loại thuốc mới và các công thức mới

Lịch sử phiên bản

Trích dẫn định nghĩa Mỹ League, Mỹ Dược / Quốc Thuốc "Hoa Kỳ dược điển / Quốc Thuốc" (gọi tắt là USP / NF) Ủy ban Hoa Kỳ dược điển (Công ước Pharmacopeial Hoa Kỳ) theo công bố chính phủ nước Mỹ USP năm 1820 ấn bản đầu tiên, cập nhật hàng năm, xuất bản năm 2005 đã được

ra đến 29 NF1883 ấn bản đầu tiên, phiên bản 15, 1980 kết hợp USP, nó vẫn còn chia thành hai phần, phía trước của USP, trở lại NF

Giới thiệu

USP văn bản Danh sách thuốc là tên thuốc theo luật định trong thứ tự chữ cái, hầu hết tất cả các loại thuốc nhập danh sách tên của các loại thuốc, cơ cấu, Công thức phân tử, số đăng ký CAS, thành phần và mô tả nội dung, đóng gói và lưu trữ thông số kỹ thuật, phương pháp xác định, mất mát

về sấy khô, dư lượng trên lửa , phương pháp phát hiện và các dự án thông thường khác, sau khi các phần khác nhau của cơ thể cũng như các thuốc generic thử nghiệm các phương pháp và các yêu cầu cho các yêu cầu chung và các khoản chung của các loại thuốc khác nhau Theo cuốn sách có thể được tìm thấy trong cuốn sách kèm theo USP chỉ số chung và NF

USP 33 NF 28 phát hành lại:

Có hiệu lực ngày 01 Tháng Mười 2010

Thêm 1 phiên bản được công bố trong tháng 4 năm 2010, có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 2010

Bổ sung 2 công bố trong tháng 6 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 1 năm 2011

Đối với Hoa Kỳ sản xuất và bán các sản phẩm dược phẩm và liên quan về, USP-NF là duy nhất của thực phẩm và Cục Quản lý dược Mỹ (FDA) để thực thi các tiêu chuẩn pháp lý Hơn nữa, các thông số

kỹ thuật kiểm soát chất lượng dược phẩm cần thiết, chẳng hạn như thủ tục kiểm tra và tiêu chí chấp nhận, USP-NF cũng có thể phục vụ như là một rõ ràng từng bước hướng dẫn

Từ đầu USP 30 NF 25, sẽ được công bố trong ba khối lượng của phiên bản in của một hình thức Phiên bản này trong quá khứ trên cơ sở cải thiện khả năng đọc và dễ dàng hơn để sử dụng và hiểu, và để cung cấp không gian cho các nội dung sửa đổi trong tương lai Nổi bật bao gồm:

Giấy chất lượng cao mới

Mỗi tập có một bảng đầy đủ các nội dung và chỉ số

Đi kèm "Sử dụng In New USP-NF" (bằng cách sử dụng mới in USP-NF) CD-ROM hướng dẫn

Truy cập và lưu trữ thuận tiện lợi slipcase (tiếng Anh)

Trang 6

+ Bổ sung dinh dưỡng

+ Phụ kiện

+ NF chung

+ NF chuyên khảo

+ Danh mục đầy đủ của các chỉ số hoàn toàn

3 DƯỢC ĐIỂN ANH (BP)

Dược điển Anh (British Pharmacopoeia) là bộ sách có thẩm quyền tập họp các tiêu chuẩn cho dược phẩm của Anh Nó là tài liệu tham khảo chính yếu cho những ai làm trong ngành nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm Tài liệu này cũng bao gồm công thức chế tạo và thuốc dùng trong thú y

4 DƯỢC ĐIỂN CHÂU ÂU (EP)

Dược Điển Châu Âu Của Liên Minh EU liệt kê một loạt hoạt chất và tá dược được sử dụng ở Chau Âu Với hơn 2000 chuyên khảo bao gồm các chất hóa học khác nhau, các thuốc kháng sinh, hợp chất sinh học, vắc-xin để sử dụng cho con người hoặc thú y, Immunosera, sản xuất thuốc phóng xạ, thảo dược, các chế phẩm và nguyên liệu Homoeopathic Sách còn đề cập đến liều dùng, chuyên khảo chung, nguyên liệu và kho chứa, 268 phương pháp chung để xử lý

số liệu và sắc ký, cùng 2210 thuốc thử cho kiểm nghiệm Các tiêu chuẩn về chuyên luận chất lượng cho tất cả các loại thuốc chính được sử dụng ở Châu Âu là tất cả các loại thuốc được bán tại 36 nước thành viên Các thuốc này phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Dược Điển Châu

Âu người bệnh có sự đảm bảo cho các loại thuốc họ mua tại hiệu thuốc và các nhà cung cấp khác, Dược Điển Châu Âu được xem xét chỉnh sữa với Uỷ Ban Châu Âu về chất lượng thuốc (EDQM), là một phần của Liên Minh EU tại Stasbourg, Pháp Sách được xuất bản theo các qui định biên soạn Dược Điển Châu Âu từ năm 1964.Hiện tại đã có bản tiếng Anh, tiếng Pháp và Tây Ban Nha

5 TỔNG QUAN VỀ IBUPROFEN

5.1 Lược sử tổng hợp

Ibuprofen (INN) (phát âm / aɪbju ː proʊfɛn/ hay / aɪbju ː proʊfən /) là một thuốc chống viêm non-steroid (NSAID) ban đầu được giới giới thiệu là Brufen, và từ đó dưới nhiều nhãn hiệu khác (xem phần tên thương mại), thông dụng như Nurofen, Advil và Motrin Nó được dùng để giảm các triệu chứng viêm khớp, thống kinh nguyên phát, sốt, và như một thuốc

giảm đau, đặc biệt là nơi có viêm Ibuprofen còn được biết là một thuốc chống kết tập tiểu cầu, mặc dù tác dụng này tương đối yếu và ngắn so với aspirin hay các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác Ibuprofen là một thuốc cơ bản có trong danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho y tế cơ sở

Ibuprofen bắt nguồn từ propionic axit do Tập đoàn Boots nghiên cứu trong những năm

1960.[2] Nó được Stewart Adams cùng các đồng sự John Nicholson, Andrew RM Dunlop, Jeffery Bruce Wilson & Colin Burrows phát hiện và được cấp bằng sáng chế năm 1961 Thuốc được đưa vào điều trị cho viêm đa khớp dạng thấp tại Anh năm 1969, và tại Hoa Kỳ năm 1974 Adams sau đó đã được trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Anh vào năm 1987 Boots cũng được tặng

Trang 7

Giải thưởng của Nữ hoàng dành cho doanh nghiệp vì sự phát triển của thuốc vào năm 1987.5.2 Cấu trúc

và chỉ định Nói chung, liều uống khoảng 200–400 mg (5–10 mg / kg ở trẻ em) mỗi 4-6 giờ, liều tối đa hàng ngày thường là 800–1200 mg Liều 1200 mg được coi là liều tối đa hàng ngày với thuốc uống không đơn (OTC), còn ở cơ sở y tế, liều tối đa hàng ngày có thể tới 2.400 mg Không giống như aspirin, dễ bị phá hủy trong nước, ibuprofen ổn định, do đó ibuprofen có thể dùng ở dạng gel hấp thụ qua da, và có thể được sử dụng trong chấn thương thể thao, với ít rủi

ro về vấn đề tiêu hóa

Ibuprofen đôi khi được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá, vì tính chống viêm của nó,[5] và đã được bán tại Nhật Bản dưới dạng liên quan cho người bị trứng cá Như

các NSAID khác, ibuprofen có thể hữu ích trong điều trị chứng hạ huyết áp tư thế)

Trong một số nghiên cứu, ibuprofen cho thấy kết quả vượt trội so với một giả dược trong dự phòng bệnh Alzheimer, khi được dùng liều thấp trong một thời gian dài Những nghiên cứu thêm là cần thiết để xác nhận kết quả trước khi ibuprofen có thể được đề nghị cho chỉ định này

Ibuprofen có liên quan đến nguy cơ mắc Parkinson thấp hơn, nó có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn bệnh này Aspirin, một loại NSAID khác, và paracetamol không có hiệu lực đối với nguy cơ này Cần những nghiên cứu thêm để chắc chắn trước khi sử dụng tác dụng này của ibuprofen

5.4 Dược động học

Ibuprofen hấp thu tốt ở ống tiêu hóa Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ Thuốc gắn rất nhiều với protein huyết tương Nửa đời của thuốc khoảng 2 giờ Ibuprofen đào thải rất nhanh qua nước tiểu (1% dưới dạng không đổi, 14% dưới dạng liên hợp)

Trang 8

5.5 Dược lực học

- Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic Ibuprofen

có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế

prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận Cần phải để ý đến điều này đối với các người bệnh bị suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích huyết tương

- Tác dụng chống viêm của Ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém indomethacin Thuốc có tác dụng chống viêm tốt và

có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Điều trị các triệu chứng các bệnh lý gây sốt

Điều trị dài hạn triệu chứng các trường hợp thấp khớp mạn tính, một số bệnh lý hư khớp gây đau và tàn phế

Điều trị ngắn hạn các triệu chứng cấp như đau khớp, đau vai, viêm gân cơ, đau thắt lưng và đau rễ thần kinh nặng

5.8 Chống chỉ định

– Mẫn cảm với Ibuprofen, các thuốc kháng viêm không steroid khác hay Aspirin (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng Aspirin)

– Loét dạ dày– tá tràng tiến triển

– Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút)

– Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin

– Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận)

– Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn, cần chú ý là tất

cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn) 5.9 Tác dụng phụ

– Thường gặp: sốt, mỏi mệt, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại ban

– Ít gặp: phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay, đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, làm loét dạ dày tiến triển, lơ mơ, mất ngủ, ù tai, rối loạn thị giác, thính lực giảm, thời gian máu chảy kéo dài

– Hiếm gặp: phù, nổi ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc, giảm bạch

Trang 9

cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

5.10 Liều dùng và cách dùng

Người lớn: Liều uống thông thường để giảm đau: 1,2 - 1,8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ tuy liều duy trì 0,6 - 1,2 g/ngày đã có hiệu quả Nếu cần, liều có thể tăng lên, liều tối đa khuyến cáo là 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thường phải dùng ibuprofen liều cao hơn so với người bị thoái hóa xương - khớp

Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 - 400 mg, cách nhau 4 - 6 giờ/lần, cho tới tối đa là 1,2 g/ngày

Trẻ em: Liều uống thông thường để giảm đau hoặc sốt là 20 - 30 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ Tối đa có thể cho 40 mg/kg/ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên nếu cần

Ibuprofen thường không khuyến cáo dùng cho trẻ cân nặng dưới 7 kg và một số nhà sản xuất gợi ý liều tối đa hàng ngày là 500 mg đối với trẻ cân nặng dưới 30 kg

Một cách khác, liều gợi ý cho trẻ em là: Ðối với sốt, 5 - 10 mg/kg (phụ thuộc vào mức

độ sốt) và đối với đau, 10 mg/kg; liều có thể cho cách nhau 6 - 8 giờ/lần, liều tối đa hàng ngày

40 mg/kg

Ðể tránh thuốc tích lũy quá nhiều, nhà sản xuất khuyên nên giảm liều ibuprofen ở người

có tổn thương chức năng thận Chưa xác định được độ an toàn của thuốc ở người suy thận

Ðặt thuốc hậu môn: Phù hợp với người bệnh không uống được (ví dụ người lớn bị suy

hô hấp), cũng tác dụng như uống

5.11 Thận trọng

- Cần thận trọng khi dùng ibuprofen đối với người cao tuổi

- Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được

- Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen

- Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài

- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai Không dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ

- Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường được sử dụng ở mẹ cho con bú

- Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

+ Phụ nữ có thai: Các thuốc chống viêm có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ Các thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung Các thuốc chống viêm cũng ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu Có nguy cơ gây ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh

+ Phụ nữ cho con bú: Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho con khi mẹ dùng liều bình thường

- Tác động của thuốc khi lái tàu xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi dùng ở

người lái tàu xe, vận hành máy móc

Trang 10

5.12 Quá liều và xử trí

Thường điều trị triệu chứng và hỗ trợ Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc như rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối Nếu nặng thì thẩm tách máu hoặc truyền máu Vì thuốc gây toan hóa

và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu

Khối lượng phân tử: 206.28 gam

Hàm lượng ibuprofen, C13H18O2, từ 95,0 đến 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn

Tính chất

Viên nén bao phim có bề mặt nhẵn bóng, không nứt cạnh, không dính tay

Định tính

A Lắc một lượng bột viên đã nghiền mịn tương ứng khoảng 0,40 g ibuprofen với 15 ml

aceton (TT), lọc và để bay hơi dịch lọc tự nhiên tới khô Phổ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của cắn

thu được phải phù hợp với phổ hồng ngoại của ibuprofen chuẩn

Trang 11

B Cắn thu được ở trên, sau khi kết tinh lại với ether dầu hỏa (TT) (có khoảng sôi từ 40

đến 60oC), có nhiệt độ nóng chảy khoảng 75 – 78 oC

C Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic ibuprofen trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn

Độ hòa tan (phụ lục 11.4 )

Thiết bị: Kiểu cánh khuấy.

Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 7,2, được chuẩn bị bằng cách trộn

250 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M với 175 ml dung dịch natri hydroxyd 0,2 M, thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Tốc độ quay: 50 vòng/phút

Thời gian: 60 phút

Tiến hành: Lấy một phần dung dịch môi trường sau khi hòa tan, lọc, bỏ dịch lọc đầu Pha

loãng dịch lọc với môi trường hòa tan để có nồng độ thích hợp và đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 221 nm

Tính hàm lượng ibuprofen, C13H18O2,, đã hòa tan tính theo A (1%, 1 cm) Lấy 449 là giá trị A (1%, 1 cm) ở bước sóng cực đại 221 nm

Yêu cầu: Không ít hơn 85% lượng ibuprofen so với lượng ghi trên nhãn được hòa tan trong 60

phút

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi triển khai: n-Hexan - ethyl acetat - acid acetic băng (75 : 25 : 5).

Dung dịch 1: Chiết một lượng bột viên tương ứng khoảng 0,250 g ibuprofen với

cloroform (TT), chiết 3 lần, mỗi lần 10 ml cloroform (TT), bay hơi dịch chiết còn khoảng 1 ml, thêm cloroform (TT) cho vừa đủ 5 ml

Dung dịch 2: Pha loãng 1,0 ml dung dịch 1 thành 100 ml với cloroform (TT), lắc đều Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên Sau khi triển

khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng

Dung dịch thử: Cân 20 viên đã được loại bỏ lớp bao, tính khối lượng trung bình của

viên, nghiền thành bột mịn Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,2 g ibuprofen, thêm 60 ml pha động, lắc trong 20 phút, thêm pha động vừa đủ 100 ml và trộn đều Lọc qua màng lọc 0,45 m (hoặc ly tâm 25 ml dung dịch ở tốc độ 2500 vòng/phút trong 5

Trang 12

phút và sử dụng dung dịch lỏng trong ở lớp trên).

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm hoặc 10 µm)

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 224 nm

Tốc độ dòng: 1.5 ml/phút

Thể tích tiêm: 20 µl

Cách tiến hành:

Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung dịch

chuẩn Độ lệch chuẩn tương đối của các diện tích đáp ứng từ 6 lần tiêm lặp lại không được lớn 2%

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử

Tính hàm lượng ibuprofen, C13H18O2, dựa vào diện tích pic trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C13H18O2 trong ibuprofen chuẩn

Trang 13

của các dư lượng, Phụ lục II A, là phù hợp với phổ chuẩn của ibuprofen (RS 186).

B Nhiệt độ nóng chảy của các dư lượng thu được trong thử nghiệm A, sau khi kết tinh

từ tinh thần dầu khí (khoảng sôi, 40 ° đến 60 °), khoảng 75 °, Phụ lục V A

Trang 14

0,5 khối lượng của axit orthophosphoric, 340 khối lượng của acetonitrile và 600 khối lượng của nước pha loãng đến 1000 lượng nước sau khi cân bằng.

HỆ THỐNG PHÙ HỢP

Trên sắc ký đồ của dung dịch (3) đo chiều cao (a) của pic 2- (4-butylphenyl) axit -propionic

và chiều cao (b) của điểm thấp nhất của đường cong tách đỉnh cao này từ đó do ibuprofen Phép thử chỉ có giá trị khi một lớn hơn 1.5b Nếu cần thiết, điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động để có được những giải pháp cần thiết

Ngày đăng: 16/05/2016, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w