Tiểu luận so sánh hệ thống tài chính của việt nam và mỹ

40 3.5K 10
Tiểu luận so sánh hệ thống tài chính của việt nam và mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Bộ máy tổ chức NHNN Hình 2: Bộ máy tổ chức FED Hình 3: Bản đồ các khu vực quản lý của các Ngân hàng FED khu vực Bảng 1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt Nam từ 01/2008 – 01/2011. Bảng 2: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79 Bảng 3: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ở Mỹ tháng 12/2010 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH: Bảo hiểm BHTG: Bảo hiểm tiền gửi CK: chứng khoán CSHT: cơ sở hạ tầng FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ (federal reserve system) NGNN: Ngân hàng Nhà nước NHDT: Ngân hàng dự trữ NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHQG: Ngân hàng Quốc gia NHTK: Ngân hàng tiết kiệm NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung Ương TCNH: Tài chính – Ngân hàng TCTD: tổ chức tín dụng TTCK: Thị trường chứng khoán TTTC: Thị trường tài chính GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 1 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng vì tạo ra các kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn, cung cấp các dịch vụ tài chính như: chia sẻ rủi ro, tính lỏng, thông tin các giao dịch tài chính. Hoạt động của các tổ chức tài chính trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ…Tính ưu việt của các tổ chức tài chính này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trọng đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các tổ chức tài chính là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển công nghệ ở các nước, nhất là đối với các nước chậm phát triển. Đối với một số quốc gia trên thế giới thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Và để đáp ứng được nhu cầu này một số nước đã rất tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian qua vốn đầu tư còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có chính sác đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cần thiết. Chính vì vậy các tổ chức tài chính ra đời ở những nước này là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức tài chính này còn mới mẻ sơ khai chưa có môi trường pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu những văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Và tất nhiên để hoạt động ngày một hiệu quả hơn, các tổ chức tài chính đều mong muốn đất nước có một hệ thống tài chính rõ ràng, tối ưu và đi sát với thực tiễn hiện nay. Hệ thống tài chính Mỹ được cho là một hệ thống phức tạp về cấu trúc và chức năng. Đặc biệt nền kinh tế Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ năm 1930 không chỉ khiến cho nền kinh tế của Mỹ mà kinh tế của cả thế giới cũng lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Một nguyên nhân cơ bản là sự giám sát hệ thống tài chính. Tại Việt Nam, hệ thống tài chính còn non trẻ và ít nhiều cũng đã hứng chịu tác động tiêu cực theo xu thế suy thoái kinh tế của Mỹ và toàn cầu. Do đó đặt ra cơ hội có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong hệ thống tài chính ở Việt Nam, góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra từng ngày. Nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 2 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ đã chọn đề tài: “So sánh hệ thống tài chính của Việt Nam và Mỹ” làm đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài: - Cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống tài chính của Mỹ và Việt Nam. - Nắm được nét chính về hoạt động và công cụ tài chính của các thị trường tài chính. - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các định chế tài chính như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,… Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau. - So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống tài chính của Mỹ và Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu dựa trên phương pháp tư duy phân tích kinh tế. Đi từ tổng quan đến cụ thể cấu trúc mô hình thị trường tài chính. Do đây là một lĩnh vực có tính vĩ mô cao, cộng với trình độ nhóm viết còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong cô đóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm được hoàn chỉnh hơn. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Thị trường tài chính là một thị trường mà trong đó tài sản tài chính được giao dịch. Ngoài việc cho phép trao đổi tài sản tài chính phát hành trước đó, TTTC tạo điều kiện cho vay và cho vay bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán tài sản tài chính mới được ban hành. 2. Phân loại 2.1. Việt Nam GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 3 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ Dựa vào thời hạn tín dụng: Thị trường tiền tệ: là nơi các công cụ ngắn hạn được mua bán với số lượng lớn. Thị trường vốn: là nơi các công cụ vốn, công cụ nợ trung gian dài hạn (do các chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp phát hành) được trao dổi chuyển nhượng mua bán theo quy định của pháp luật Dựa vào loại tín dụng: hiện việt nam cũng đã có thị trường tín phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường vay nợ, ngân hàng Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp Thị trường tập trung, thị trường phi tập trung: số lượng doanh nghiệp giao dịch trên thị trường tập trung là rất ít, giao dịch trên thị trường phi tập trung là chủ yếu Thị trường chính thức và phi chính thức Thị trường chính thức: các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty chứng khoáng… Thị trường không chính thức: hợp tác xã tín dụng, các tổ chức tín dụng vi mô ở nông thôn 2.2. Mỹ Thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn • Thị trường tiền tệ Hoa Kỳ: liên quan đến vay ngắn hạn, cho vay, mua và bán với kỳ hạn ban đầu của một năm hoặc ít hơn. Kinh doanh trong thị trường tiền tệ được thực hiện qua truy cập, bán buôn. Cụ thể với những công cụ: trái phiếu kho bạc, thương phiếu, ngân hàng, chấp nhận, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, thỏa thuận mua lại, các quỹ liên bang, các chứng khoán ngắn hạn và tài sản thế chấp. Nó cung cấp tính thanh khoản tài trợ cho hệ thống tài chính toàn cầu. • Thị trường vốn Mỹ: người Mỹ tự hào về hiệu quả của thị trường chứng khoán và thị trường vốn khác, cho phép số lượng lớn người bán và người mua tham gia vào hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Chính phủ liên bang cũng đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo xử lý tính trung thực và công bằng qua các giao dịch. Việc thực hiện có hiệu quả vốn thị trường, cổ phiếu và trái phiếu được phát hành và giao dịch, tạo ra lợi thế rất lớn về kinh tế tài chính Mỹ nói chung, và thành phố New York nói riêng. GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 4 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ Ví dụ:về các thị trường tài chính bao gồm New York Stock Exchange (bán lại cổ phần chứng khoán phát hành trước đó), thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ (bán lại trái phiếu phát hành trước đó), và bán đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ (doanh số bán hàng-tín phiếu kho bạc mới ban hành). Tổ chức tài chính là một tổ chức có chính nguồn gốc của lợi nhuận thông qua các giao dịch tài sản tài chính. Ví dụ của các tổ chức tài chính bao gồm môi giới giảm giá (ví dụ, Charles Schwab và Associates), ngân hàng, các công ty bảo hiểm, và đa chức năng tổ chức tài chính phức tạp, chẳng hạn như Merrill Lynch. 2.3. Nhận xét Việt Nam và Mỹ đều chia thị trường tài chính thành hai thị trường chính: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên: Thị trường tiền tệ Hoa Kỳ rất hiệu quả ở chỗ nó cho phép một số tiền lớn để được chuyển giao một cách nhanh chóng và với chi phí thấp từ một đơn vị kinh tế (kinh doanh, chính phủ, ngân hàng, vv) sang một đơn vị kinh tế khác trong thời gian tương đối ngắn. II. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 1. Ngân hàng trung ương Trên thế giới hiện nay có hai mô hình tổ chức NHTW: một là mô hình ngân hàng trực thuộc Chính phủ như: NHTW Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam,…; hai là mô hình NHTW không trực thuộc Chính phủ như: FED,… 1.1. Thành lập - NHNNVN: sắc lệnh 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 6/5/1951. - FED: năm 1913 theo Federal Reserve Act (Đạo luật dự trữ liên bang) được Quốc Hội Mỹ thông qua. 1.2. Vị trí - NHNNVN: là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NHNNVN là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. - FED là tổ chức độc lập với chính phủ và Quốc hội Mỹ. Trụ sỡ chính của FED hiện nay ở Washington, D.C 1.3. Bộ máy tổ chức GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 5 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ - NHNNVN: thống đốc các cục trưởng, vụ trưởng và Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc Gia,… GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 6 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ - FED: Hội đồng thống đốc, ủy ban thị trường, các ngân hàng của FED và các ngân hàng địa phương. 1.4. Lãnh đạo GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 7 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ - NHNNVN: Thống đốc NHNN là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo NHNN; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thống đốc NHNN do thủ tướng chính phủ đề nghị quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm. Thống đốc của NHNNVN hiện nay là: Nguyễn Văn Bình. Từ khi thành lập đến nay thì NHNNVN đã trải qua 13 đời thống đốc: Nguyễn Lương Bằng (1951 – 1952), Lê Viết Lượng (1952 – 1963), Tạ Hoàng Cơ (1963 – 1974), Đặng Việt Châu (1974 – 1976), Hoàng Anh (1976 – 1977), Trần Dương (1977 – 1981), Nguyễn Duy Gia (1981 – 1986), Lữ Minh Châu (1986 – 1989), Cao Sỹ Liêm (1989 – 1997), Đỗ Quế Lượng (1997 – 1998), Nguyễn Tấn Dũng (1998 – 1999), Lê Đức Thúy(1999 – 2007), Nguyễn Văn Giàu (2007 – 2011), Nguyễn Văn Bình (2011 đến nay). - FED: Điều hành FED là Ủy ban Thống đốc gồm bảy thành viên do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, nhiệm kỳ kéo dài đến 14 năm để khỏi chịu tác động chính trị. Riêng chủ tịch và phó chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm. Chủ tịch FED do Tổng thống bổ nhiệm, 2 thành viên khác của FED đại diện cho Chính phủ là Bộ Tài chính và Kho bạc Mỹ, còn lại là các ông chủ ngân hàng tư nhân. Trong đó, Tổng thống chỉ được quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm 1 thành viên trong vòng 2 năm. Như vậy, 1 nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm thì Tổng thống chỉ được quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm 2 thành viên trong Hội đồng Thống đốc FED. Nếu nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài 8 năm (2 nhiệm kỳ) thì quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm chỉ được tối đa 4 người, và 4 người này phải được Thượng viện thông qua. Chủ tịch Hội đồng thống đốc của FED hiện nay là Giáo Sư Ben Bernanke. Từ khi thành lập - đến nay FED đã có 14 đời chủ tịch: Charles S. Hamlin (1914 - 1916), William P. G. Harding (1916 – 1922), Daniel R. Crissinger (1923 – 1927), Roy A. Young (1927 – 1930), Eugene Meyer ( 1930 – 1933), Eugene R. Black (1933 – 1934), Marriner S. Eccles (1934 – 1948), Thomas B. McCabe (1948 - 1951), William McChesney Martin, Jr (1951 – 1970), Arthur F. Burns (1970 – 1978), G. William Miller (1978 – 1979), Paul A. Volcker (1979 – 1987), Alan Greenspan (1987 – 2006), Ben BernanKe 2006 – nay) GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 8 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ 1.5. Tính độc lập: bao gồm độc lập về việc lựa chọn công cụ và độc lập về lựa chọn mục tiêu khi thực hiện chính sách tiền tệ) - NHNNVN: thấp do trực thuộc và phải nhận chỉ thị từ chính phủ( các chính sách cũng phải có chính phủ quyết định), ngân sách hoạt động cũng do chính phủ xét duyệt. - FED: Cao do độc lập với chính phủ ( để thay đổi quy chế của FED Quốc hội thậm chí còn phải sửa đổi cả hiến pháp), các lãnh đạo có nhiệm kỳ và không được tái cử, ngân sách hoạt động độc lập. 1.6. Các ngân hàng thành viên - NHNNVN: NHNNVN và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố. - FED: FED gồm 12 ngân hàng địa phương và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên chính thức mà nói, đây là hệ thống ngân hàng trung ương chứ không phải là một ngân hàng trung ương riêng lẻ. 12 ngân hàng của FED gồm: Boston, New York, philadelphia, Cleveland, Richmon, Atlanta, Chicago, St. Luois, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc hội là các chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương, có tổ chức giống một tổ chức tư nhân. Ví dụ, cổ phần của ngân hàng dự trữ liên bang khu vực do các ngân hàng thành viên sở hữu. Việc sở hữu cổ phần này khác với sở hữu cổ phần công ty thông thường. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực hoạt động không vì lợi nhuận và việc sở hữu cổ phần của nó là điều kiện để trở thành ngân hàng thành viên. Cổ phần không thể mua bán hay thế chấp. Cổ tức ấn định là 6% một năm. Đứng về mặt tài sản, ngân hàng Fed New York là ngân hàng lớn nhất với phạm vi hoạt động là quận 2 tiểu bang New York, thành phố New York, Puerto Rico và quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 9 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ 1.7. Đồng tiền phát hành - NHNNVN: Việt Nam đồng “đ” do NHNNVN phát hành - FED: đô la Mỹ (USD). Do các NHDT khu vực phát hành Mỗi ngân hàng khu vực của FED được ký hiệu bằng chữ cái. Những cái này in trên giấy bạc mà chúng phát hành. Boston (A), New York (B), philadelphia (C), Cleveland (D), Richmon (E), Atlanta (F), Chicago (G) , St. Luois (H) , Minneapolis (I) , Kansas City (J), Dallas (K), San Francisco (L) 1.8. Ngân sách hoạt động - NHNNVN: Được sử dụng các khoản thu để trang trải chi phí hoạt động của mình, chênh lệch thu chi sau khi trích quỹ được nộp vào ngân sách nhà nước - FED: độc lập về tài chính, doanh thu đến từ tiền lãi của các tài sản nắm giữ 1.9. Nhiệm vụ - NHNNVN: Phát hành tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý tiền tệ tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính Phủ Việt Nam •Phát hành tiền tệ: Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHTW trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp NHTW điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp.Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế. •Quản lý tham mưu chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính Phủ Việt Nam: Ngân sách có tác động khá quan trọng đến nền kinh tế vĩ mô vì nếu hoạt động của ngân sách không hài hòa với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô. Với lý do trên NHTW phải tham gia cố vấn cho chính phủ trong chính sách tài chính và kinh tế. Với vai trò này NHTW gián tiếp ảnh hưởng đến việc cung ứng trái phiếu của chính phủ và các hoạt động chi tiêu khác cho hợp lý với ngân sách. Đây là một cách để điều tiết kinh tế vĩ mô •Thực hiện chính sách tiền tệ:  Nghiệp vụ thị trường mở: Khái niệm: là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ. Qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng. GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 10 [...]... của mỗi nước là không giống nhau.Thông qua 4 thành phần chính của CSHT là: hệ thống luật pháp và quản lý của nhà nước; nguồn lực và thông lệ giám sát; cung cấp thông tin và hệ thống thanh toán, chúng ta hãy thử làm một vài nhận xét sơ bộ về CSHT tài chính của Việt Nam và Mỹ 1 Hệ thống luật pháp và quản lý của Nhà nước Tính đến thời điểm hiện tại, với bối cảnh và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam thì hệ. .. SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam Mới đây, Việt Nam cũng chính thức được cấp phép hoạt động cho Tập đoàn ACE và Tập đoàn Marsh Inc., tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn nhất thế giới, với 100% vốn của Mỹ, với thời hạn hoạt động 50 năm… Về triển vọng, quan hệ hợp tác kinh tế - bảo hiểm và những ngành khác như ngân hàng, tài chính nói riêng và các quan hệ song... Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia , giám sát và quản lý các tổ chức tín dụng, duy trì sự ổn định của nền kinh tế , cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 12 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ • Kiểm so t... Tuy nhiên, năm 1967 hệ thống bị đóng cửa vì bị coi là không cần thiết sau khi các ngân hàng tư nhân tăng lãi suất và cung cấp dịch vụ bảo đảm như hệ thống tiết kiệm bưu điện Ngày nay, đối mặt với khủng hoảng tài chính, USPS có thể nhìn vào tấm gương của các ngân hàng bưu GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 24 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ chính kiểu mẫu như Kiwi Bank và Japan Post Bank để... chỉ có 24h ở Mỹ có thỏa ước mua lại (RPs) do NHTM phát hành để vay trong 24h, có khi gọi là thỏa ước qua đêm GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 16 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ - Cho vay: là hình thức thông dụng nhất của các định chế tài chính nói chung và của ngân hàng nói riêng trên khắp thế giới Việt Nam hay Mỹ cũng vậy Tại Hoa Kỳ, cho vay chiếm gần 60% tổng tích tài sản của NHTM 2.2... bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) chiếm thị phần chủ yếu Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Bảo Việt, Prudential và AIA Các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 22 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ Quy mô thị trường: Tổng số thu phí bảo hiểm... hình thức trái phiếu 2.2 Trái phiếu Chính phủ 2.2.1 Việt Nam: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 30 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng... dài hạn Tuy nhiên năng lực của nó yếu hơn rất nhiều các định chế tài chính tư nhân 2 Các định chế tài chính 2.1 Ngân hàng thương mại 2.1.1 Về khái niệm Ở Việt Nam: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 15 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ số tiền đó để cho vay,... lại Trái phiếu được coi là một tài sản tài chính có mức độ an toàn cao Rủi ro chủ yếu mà người nắm giữ trái phiếu phải chịu là về mặt lãi suất giá cả phụ thuộc khá nhiều vào độ tin cậy tín dụng của người phát hành Tính thanh khoản của trái phiếu phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của nhà phát hành GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 33 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ Cổ phiếu là giấy chứng nhận... hơn 80% các giao dịch chứng GVHD: TS BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 20 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở thành thị trường chứng khoán quốc gia Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange - AMEX) là thị trường chứng khoán tập trung lớn thứ 2 ở Mỹ - Thị trường chứng khoán phi tập trung của Mỹ cũng rất phát triển, đó là Nasdaq Thị trường OTC qua mạng máy . vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 2 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ đã chọn đề tài: So sánh hệ thống tài chính của Việt Nam và Mỹ làm. đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài: - Cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống tài chính của Mỹ và Việt Nam. - Nắm được nét chính về hoạt động và công cụ tài chính của các thị trường tài chính. -. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ - NHNNVN: thống đốc các cục trưởng, vụ trưởng và Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc Gia,… GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 6 SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan