CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Tiểu luận so sánh hệ thống tài chính của việt nam và mỹ (Trang 35)

CSHT tài chính là tập hợp của các tổ chức cho phép hoạt động có hiệu quả của các trung gian tài chính. Nó bao gồm các yếu tố như hệ thống thanh toán, văn phòng thông tin tín dụng và đăng ký tài sản thế chấp. Nói rộng hơn, CSHT tài chính là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các bên (tiết kiệm – cho vay; đi vay – đầu tư ) lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.

CSHT tài chính giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và ổn định nền kinh tế của một nước. Nó cung cấp một cơ chế hiệu quả để đánh giá rủi ro, lợi nhuận đầu tư, giúp quản lý phân bổ rủi ro và phân bổ nguồn lực trên toàn nền kinh tế.

Các văn phòng tín dụng giúp cung cấp các thông tin cần thiết với độ chính xác cao và phân tích rủi ro kịp thời, đặc biệt là đối với tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ thống tài sản thế chấp cung cấp thông tin để cảnh báo đến người cho vay về sự tồn tại tiềm năng của lãi suất ưu tiên trong tài sản thế chấp và cung cấp cho các chủ nợ đã đăng ký bảo đảm sự ưu tiên của họ trong tài sản thế chấp, làm giảm rủi ro cho người cho vay và tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, hệ thống thanh toán, chuyển tiền và chứng khoán tạo điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và chuyển giao quỹ an toàn vượt qua khoảng cách giữa các tổ chức. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tài chính của mỗi nước là không giống nhau.Thông qua 4 thành phần chính của CSHT là: hệ thống luật pháp và quản lý của nhà nước; nguồn lực và thông lệ giám

sát; cung cấp thông tin và hệ thống thanh toán, chúng ta hãy thử làm một vài nhận xét

sơ bộ về CSHT tài chính của Việt Nam và Mỹ.

1. Hệ thống luật pháp và quản lý của Nhà nước

Tính đến thời điểm hiện tại, với bối cảnh và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam thì hệ thống luật pháp được đánh giá là tương đối đầy đủ để hệ thống tài chính hoạt động. Hiện đã có Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm. Dự kiến năm 2006 Luật chứng khoán sẽ ra đời (hiện tại văn bản cao nhất quy định về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán là Nghị định của chính phủ). Tuy nhiên vấn đề quản lý nhà nước chưa thực sự đồng bộ và thống nhất. Một số tổ chức có quy mô hoạt động tín dụng rất lớn nhưng không chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự giám sát của Ngân hàng nhà nước như Quỹ Hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tổng tài sản của Quỹ hỗ trợ phát triển có thể lớn hơn tổng tài sản của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhìn chung hệ thống luật pháp của Mỹ là khá chặt chẽ, đầy đủ và ổn định với vô số các bộ Luật về tài chính. Điều này đã giúp cho hệ thống tài chính Mỹ hoạt động một cách liên tục và hiệu quả

2. Nguồn lực và thông lệ giám sát

Thị trường tài chính Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thường trong khi công tác giám sát vĩ mô thị trường tài chính hiện còn không ít bất cập. Trên thực tế,

việc giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa hoàn thiện, nhất là giám sát dựa trên rủi ro. Giám sát rủi ro chéo với các thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán còn lỏng lẻo do thiếu sự phối hợp, liên thông trong giám sát toàn bộ thị trường tài chính giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành. Do đó, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính hợp nhất ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một bộ chỉ tiêu phục vụ cho việc giám sát hợp nhất thị trường tài chính dựa trên các tiêu chí giám sát tài chính hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Theo đánh giá thì nguồn lực và các thông lệ giám sát chưa đáp ứng nhu cầu cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Cơ chế giám sát thực thi hệ thống tài chính của Mỹ tương đối chặt chẽ và thông minh. Nước này đã áp dụng, theo dõi và giám sát triệt để các tiêu chí giám sát tài chính như các chỉ tiêu an toàn vĩ mô, vi mô; chỉ tiêu thị trường chứng khoán, chỉ tiêu giám sát các định chế kinh doanh chứng khoán, chỉ tiêu giám sát các định chế bảo hiểm, các chỉ tiêu dự báo khủng hoảng tài chính…Chính những điều này đã giúp cho hệ thống tài chính Mỹ ngày một phát triển bền vững

3. Cung cấp thông tin

Hiện nay các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính nói chung đang từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định về kiểm toán vẫn chưa thực sự đầy đủ và được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Hiện vẫn chưa có hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng và tổ chức xếp loại tín dụng đủ độ tín cậy. Hiện trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đảm nhận nhiệm vụ này. Tuy nhiên để trở thành một tổ chức có độ tin cậy cao thì CIC còn rất nhiều việc phải làm.

Các tổ chức thông tin tín dụng ở Mỹ như Equifax, Experian, TransUnion đang ngày một phát triển và hoạt động hiệu quả

4. Hệ thống thanh toán

Trước năm 2000, hầu hết các tổ chức tài chính ở Việt Nam sử dụng hệ thống thanh toán phân tán. Nhưng từ năm 2000 đến nay, các tổ chức tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại đã xây dựng hệ thống thanh toán tập trung. Từ năm 2002,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đây là một bước tiến trong việc áp dụng công nghệ thanh toán của hệ thống tài chính Việt Nam. Khi tất cả các ngân hàng xây dựng xong hệ thống này thì công nghệ thanh toán của hệ thống tài chính Việt Nam là đảm bảo.

Hệ thống thanh toán ở Mỹ rất đa dạng. Hầu hết các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mai đều áp dụng hệ thống thanh toán tập trung. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng ở Mỹ phát triển khá rầm rộ. Mới đây, hệ thống thanh toán của Mỹ đã hợp tác với ControlScan (một nhà cung cấp hàng đầu của ngành công nghiệp thẻ thanh toán PCI) để tập trung chủ yếu vào khách hàng là những thương gia với những tiện ích đặc sắc và độ bảo mật cao khi họ sử dụng hệ thống thanh toán này

Một phần của tài liệu Tiểu luận so sánh hệ thống tài chính của việt nam và mỹ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w