1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG KHDN AGRIBANK

98 830 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 5,32 MB

Nội dung

Xét về vai trò của các ngân hàng thương mại đối với sự đổi mới và đi lên của nền kinh tế Việt Nam, các ngân hàng này cung ứng vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát tri

Trang 1

*****************************

BÀI TẬP NHÓM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG I

QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG

CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG AGRIBANK

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng AGRIBANK

A Giới thiệu về ngân hàng 6

B Sơ đồ cấp tín dụng: 6

C Quy trình thực hiện cụ thể: 6

I Hồ sơ tín dụng: 6

1 Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn: 6

2 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: 7

3 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin khách hàng và phản ánh sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư: 8

4 Kiểm tra, xác minh thông tin: 9

II Phân tích tín dụng: 9

1 Phân tích ngành: 9

2 Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn: 10

3 Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được duyệt: 16

4 Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư: 17

5 Các biện pháp đảm bảo tiền vay: 17

6 Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính: 17

Chấm điểm tín dụng: 19

7 Lập báo cáo thẩm định cho vay: 20

8 Tái thẩm định khoản vay: 38

9 Xác định phương thức nhu cầu cho vay: 38

10 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh: 39

III Phê duyệt khoản vay: 39

1 Phê duyệt khoản vay: 39

2 Ký hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo ( phụ lục 8) 41 3 Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay 41

IV Quy trình giải ngân: 42

V Giám sát tín dụng: 48

1 Kiểm tra, giám sát khoản vay: 48

2 Thu nợ lãi gốc, xử lý phát sinh: 50

VI Thanh lý hợp đồng tín dụng: 50

1 Thanh lý hợp đồng tín dụng: 50

Trang 3

2 Giải chấp tài sản đảm bảo: 51

D Tổng kết, đánh giá sự đầy đủ, đồng bộ và an toàn trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng Đưa ra kiến nghị đề xuất: 52

E Phụ lục 53

Phụ lục 1 Giấy đề nghị vay vốn 53

Phụ lục 2 Phương án sản xuất kinh doanh 55

Phụ lục 3 Danh mục hồ sơ vay vốn 60

Phụ lục 4 Giấy ủy quyền xử lý tài sản 61

Phụ lục 5 Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 62

Phụ lục 6 Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm 66

Phụ lục 7 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo nghĩa vụ của người khác 68

Phụ lục 8 Báo cáo tài chính 2015 81

Phụ lục 9 Báo cáo tài chính 2014 82

Phụ lục 10 Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu 83

Phụ lục 11 Quyết định bổ nhiệm Giám đốc 85

Phụ lục 12 Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng 86

Phụ lục 13 Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu 87

Phụ lục 14 Biên bản góp vốn 88

Phụ lục 15 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi lần 1 89

Phụ lục 16 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi lần 3 91

Phụ lục 17 Bảng tổng hợp phải trả người bán 93

Phụ lục 18 Bảng tổng hợp phải thu người mua 96

Phụ lục 19 Biên bản họp hội đồng thành viên 98

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam được biết đến với đặc điểm là nền kinh tế “Bank based”, cùng với

sự đi lên của nền kinh tế đất nước không thể phủ nhận vai trò đóp góp to lớn của ngành Ngân hàng nói chung và hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng – nơi đang nắm giữ khoảng 60 % hệ thống tài sản quốc gia Xét về vai trò của các ngân hàng thương mại đối với sự đổi mới và đi lên của nền kinh tế Việt Nam, các ngân hàng này cung ứng vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua

Trang 4

hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp và đặc biệt hơn, loại hình ngân hàng này còn là cây cầu kết nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Một thực tế là hiện nay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra rất quyết liệt, khiến môi trường tín dụng trong nhiều giai đoạn là rất bất ổn Chính vì thế bài toán Ngân hàng hoạt động tín dụng ngân hàng biện pháp phát triển nguồn vốn luôn là trăn trở của bản thân ngân hàng và các nhà phân tích chuyên môn Đối với các ngân hàng thương mại để có thể tồn tại và phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội, hệ thống ngân hàng thương mại luôn phải tìm cách nâng cao chiến lược tín dụng bằng cách mở rộng tín dụng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank là Ngân hàng

thương mại lớn nhất Việt Nam, được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng

ASEAN Để đạt được những thành tựu đó, Agribank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho các khách hàng qua các quy trình, chính sách, sản phẩm của mình Nhóm chúng em xin trình bày về quy trình tín dụng của Agribank và đánh giá về hiệu quả của quy trình này trong nghiệp vụ tín dụng : cho vay khách hàng doanh nghiệp

Với kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về thực tế còn hạn chế nên chúng em có tham khảo từ nhiều nguồn và bài thảo luận không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy,chúng em mong được sự góp ý của cô giáo nhằm giúp bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIC Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà Nước

Việt Nam

DN ĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

NHNoVN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam

HĐQT Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam TSC Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam TGĐ Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam

GĐ ĐVCV GĐ đơn vị trực tiếp cho vay

TPTD Trường phòng tín dụng/ Trưởng phòng kế hoạch kinh

doanh/ Tổ trưởng tín dụng tại Phòng giao dịch/ Trưởng Ban Tín dụng Doanh nghiệp (Trường hợp TSC trực tiếp cho vay)

CBTD Cán bộ tín dụng/ Chuyên viên Ban tín dụng doanh nghiệp

Trang 6

A Giới thiệu về ngân hàng

B Sơ đồ cấp tín dụng:

Quy trình tín dụng doanh nghiệp có thể phân chia thành các giai đoạn chính gồm:

1 Thẩm định – phê duyệt tín dụng:

2 Ký kết hợp đồng – giải ngân:

3 Kiểm soát sau khi cho vay và giải quyết các phát sinh sau giải ngân:

Sơ đồ quy trình tín dụng chung

C Quy trình thực hiện cụ thể:

I Hồ sơ tín dụng:

1 Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn:

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay

Trang 7

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo NHCV và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay)

- CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc:

+ Danh mục hồ sơ pháp lý

+ Danh mục hồ sơ kinh tế

+ Danh mục hồ sơ vay vốn

+ Danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay

2 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:

a Kiểm tra hồ sơ pháp lý CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý:

a.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: đã có

a.2 Biên bản góp vốn, danh sách thành viên: đã có

a.3 Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, hoặc đăng ký mã số xuất nhập khẩu: đã có a.4 Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp nhân (Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng: đã có

a.5 Các giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký ): đã có

b Kiểm tra hồ sơ kinh tế:

b.1 Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất: đã có

b.2 Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn: đã có

Trang 8

c.2.2 Báo cáo đề xuất giải ngân: xem tại quy trình giải ngân

c.2.3 Danh mục hồ sơ vay vốn ( phụ lục 3 )

c.3 Hồ sơ cả hai bên cùng lập:

c.3.1 Hợp đồng tín dụng: Xem tại quy trình ký hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

c.3.2 Giấy nhận nợ: Xem tại quy trình giải ngân

d Hồ sơ đảm bảo tiền vay

d.1 Giấy ủy quyền của bên thứ 3 ( phụ lục 4 )

- Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn

- Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay (nếu có)

3.2 Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:

Trang 9

- Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư (PASXKD/DAĐT)

- Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của PASXKD/DAĐT để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra

- Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy tính ); từ các cơ quan quản

lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp

- Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề

- Tìm hiểu từ các PASXKD/DAĐT cùng loại

4 Kiểm tra, xác minh thông tin:

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng

- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng

- Các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương)

- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/trước đó đã vay vốn

- Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật (công an, toà án)

- Xu hướng phát triển của ngành chè

- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật

- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

Trang 10

- Những thay đổi về điều kiện lao động

- Chính sách của Chính phủ

- Vị thế hiện tại của công ty trong ngành

- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của công ty

Để phân tích được những nội dung trên, CBTD cần tổng hợp những thông tin sau đây:

a) Sự chuyển đổi trong ngành

- Sự thay đổi về số lượng và giá cả trong cung và cầu sản phẩm

- Tình hình các công ty có thị phần lớn nhất trong ngành đó bao gồm những tiến bộ kỹ thuật và các sản phẩm có tính cạnh tranh

b) Nguyên vật liệu đầu vào: Các vấn đề định tính và định lượng, xu hướng giá cả và những triển vọng trong tương lai

c) Vị trí trong ngành

- Vị trí mỗi sản phẩm trong thị trường

- Doanh số của từng mặt hàng trong ngành

- Sự tin tưởng của khách hàng; trình độ kỹ thuật

d) Tính cạnh tranh quốc tế: Quy mô xuất, nhập khẩu, tình hình giá cả, doanh số bán trên thị trường quốc tế

e) Ý kiến của bên thứ ba

- Ý kiến, nhận định và thông tin từ các nhà quản lý, tập đoàn ngành, các công ty trong cùng ngành, các khách hàng là rất quan trọng khi điều tra tình hình của ngành Những thông tin quan trọng từ các khách hàng cần phải được lưu giữ một cách cẩn thận và bí mật

2 Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn:

2.1 Tìm hiểu phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều

hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp:

2.1.1 Tìm hiểu chung về khách hàng:

Trang 11

a Lịch sử công ty: Công ty TNHH Chè Á Châu thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101454070 do Sở kế hoach và đầu tư Thành phố

Hà Nội cấp ngày 20/02/2004 với trụ sở tại phòng 1702, nhà 17T3, ĐTM Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Công ty là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu ở Việt Nam

b Những thay đổi về vốn góp: ba lần

c Những thay đổi trong cơ chế quản lý: Không có sự thay đổi

d Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị: Luôn có sự thay đổi liên tục để theo kịp xu hướng của thị trường chè để xuất khẩu tại Việt Nam

e Những thay đổi trong sản phẩm: Biên bản vốn góp

f Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể: Không có sự thay đổi

h Loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

i Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này: Không

j Điều kiện địa lý: Trụ sở chính nằm hở Hà Nội – thủ đô của đất nước nên thuận tiện cho việc giao dịch, vận chuyển

2.1.2 Tìm hiểu chung về khách hàng:

Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý

a Khách hàng vay vốn không có trụ sở tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi NHNo & PTNT VN cho vay đóng trụ sở

b Khách hàng vay vốn là một tổ chức, chủ doanh nghiệp có đủ hành vi năng lực dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp

c Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn thể hiện rõ về phương thức

tổ chức, quản trị, điều hành

d Giấy phép đầu tư chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề vẫn còn hiệu lực trong thời hạn cho vay

2.1.3 Mô hình tổ chức bố trí lao động của doanh nghiệp:

a Quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa

b Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

c Số lượng, trình độ lao động:

200 công nhân làm việc tại nhà các nhà máy, trình độ lao động trung bình

15 nhân viên làm việc tại trụ sở chính doanh nghiệp, trình độ lao động cao

2 nhân viên quản lý tại kho, trình độ lao động cao

d Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức lương khởi điểm và trung bình:

Trang 12

- Tuổi trung bình: 28

- Thời gian công việc: 8 tiếng/ ngày

- Mức lương khởi điểm: 3 triệu/tháng

- Mức lương trung bình: 4 triệu/ tháng

e Chính sách thưởng và tăng lương: Không có

f Những khó khăn trong việc thuê công nhân ngoài: Không có

g Hiệu quả sản xuất:

- Lợi nhuận sau thuế năm 2013: 15902293159đ

- Lợi nhuận sau thuế năm 2014: 15722871841đ

- Lợi nhuận sau thuế năm 2015: 15.798.068.494đ

h Trình độ kỹ thuật

- Trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư chính trong công ty: Đều có trình độ chuyên môn cao

2.1.4 Tìm hiểu khả năng quản trị của ban lãnh đạo:

a) Danh sách ban lãnh đạo công ty:

Giám đốc: Lê Hồng Quang

Phó giám đốc: Phan Thái

Kế toán trưởng: Nguyễn Văn Quý

b) Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo công ty: tất cả đều có trình độ

chuyên môn cao, được đào tào bài bản tại các trường đại học

c) Tính cách, đặc điểm (sự sẵn sàng trả nợ) của cá nhân người đứng đầu/ban lãnh đạo: tất cả mọi người đều có uy tín trong ngành nghề, trung thực, sẵn sàng trả nợ dù cho kết quả kinh doanh không được như mong đợi

d) Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp: Có uy tín cao

e) Khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo

f) Những mối quan hệ giữa các cá nhân trong ban lãnh đạo và mức độ hợp tác lẫn nhau: Mối quan hệ là bạn đối tác làm ăn, đã làm việc với nhau lâu dài g) Ai là người ra quyết định thực sự (vai trò đầu tàu) của công ty: Ông Lã Hồng Quang

h) Những biến động về nhân sự lãnh đạo của công ty: Không biến động

i) Ban lãnh đạo có được thông báo kịp thời và chính xác về những thay đổi của bản thân công ty, về tình hình kinh tế và các xu hướng của ngành khách hàng hoạt động

k) Ban lãnh đạo có khả năng quản lý dựa vào các thông tin tài chính

l) Ban lãnh đạo là chủ sở hữu của công ty

m) Việc ra quyết định được tập trung vào một người

Trang 13

2.2 Phân tích khả năng tài chính của khách hàng:

Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính:

Kiểm tra báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Liệu có những khoản vay không thể thu hồi được nằm trong

phần các khoản phải thu?

x

Liệu hàng tồn kho được định giá chính xác? Liệu những hàng

hỏng hoặc không sử dụng được bị tính gộp vào phần ghi hàng

tồn kho này không?

x

Kiểm tra cẩn thận những khoản thanh toán/ những khoản thu

chờ xử lý có giá trị lớn

x

Kiểm tra lại cẩn thận các chi tiết về những tài sản cố định, đặc

biệt là những khoản có giá trị lớn

Liệu các hóa đơn mua thiết bị có được phân biệt từ những

khoản phải trả nói chung?

x

Liệu những khoản ứng trước đã thực sự được nhận hoặc

những khoản đặt cọc đã được thu? Liệu những khoản này có

bao gồm những khoản mục là những khoản vay ngân hàng?

Những chi phí trả trước hoặc những chi phí dồn có được hạch

toán?

x

Liệu những khoản thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng

và chi phí hành chính chung cũng như thu nhập/ chi phí phi

hoạt động được phân loại chính xác? Kiểm tra lại các chi tiết

của mỗi khoản mục này

x

Kiểm tra cẩn thận những chi tiết đằng sau những khoản thu

nhập/ chi phí phi hoạt động

x

Kiểm tra những chi tiết của những khoản thu nhập/ khoản lỗ

bất thường, đặc biệt là những khoản có giá trị lớn Đối với

những khoản lỗ từ việc bán tài sản cố định hữu hình, việc bán

tài sản phải được xác nhận

x

 Thông tin bổ sung:

o Hàng tồn kho được định giá chính xác

o Những hàng hỏng hoặc không sử dụng không bị tính gộp vào phần ghi hàng tồn kho

o Chi tiết các khoản vay/ trách nghiệm nợ chính xác

o Thông tin những khoản thanh toán/ những khoản thu chờ xử lý có giá trị lớn chính

xác

o Thông tin chi tiết về những tài sản cố định, đặc biệt là những khoản có giá trị lớn

chính xác

Trang 14

o Các hóa đơn mua thiết bị không được phân biệt từ những khoản phải trả nói chung

o Thông tin về những khoản thu nhập/ chi phí phi hoạt động chính xác

o Chi tiết của những khoản thu nhập/ khoản lỗ bất thường, đặc biệt là những khoản có giá trị lớn chính xác

Bước 2: Phân tích đánh giá hoạt động và tình hình khả năng tài chính

 Tình hình sản xuất và bán hàng:

o Tình hình sản xuất

a Các điều kiện về sản xuất

- Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị

- Danh sách các sản phẩm

- Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng/phần trăm giá trị sản phẩm chưa thực hiện được

- Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm và kết quả tạo ra từ nguyên liệu thô

- Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên liệu chính, chất lượng nguyên vật liệu

b Kết quả sản xuất

- Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm

- Những thay đổi về thành phần của sản phẩm

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi (như tăng, giảm cầu, số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá)

- Những thay đổi về hiệu quả sản xuất

c Phương pháp sản xuất hiện tại

d Công suất hoạt động

e Hiệu quả công việc : Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này

o Tình hình bán hàng:

a Những thay đổi về doanh thu

- Doanh thu các loại sản phẩm của các năm về số lượng và giá trị

- Những thay đổi về doanh thu với từng khách hàng và sản phẩm

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này (tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, v.v )

b Phương pháp và tổ chức bán hàng

- Tổ chức, các hoạt động bán hàng

- Doanh thu trực tiếp, gián tiếp

Trang 15

- Loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp (thông qua các đại lý phân phối tại địa phương, đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty thương mại)

c Các khách hàng

- Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong ngành

- Số lượng các giao dịch về sản phẩm của công ty với các khách hàng chính

- Sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty

- Chính sách khuếch trương sản phẩm đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới

d Giá bán của sản phẩm:

- Những thay đổi trong giá bán sản phẩm và phương pháp đặt giá

- Mối quan hệ với khách hàng

- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này

- Tình hình giảm giá (bao gồm hoặc loại trừ các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất)

- Các điều kiện của đơn đặt hàng (đơn giá, thời gian từ khi đặt đến khi giao hàng)

h Quản lý hàng tồn kho : Những thay đổi số lượng hàng tồn kho, cách quản lý i Tình hình xuất khẩu

- Những thay đổi về số lượng xuất khẩu khách hàng theo từng nước, vùng và từng sản phẩm

- Tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu

- Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu

- Phương pháp xuất khẩu (trực tiếp hoặc qua uỷ thác)

- Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với giá trong nước

- Phương pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai

k Mạng lưới, tổ chức công tác bán hàng

l Các mối quan hệ đối tác kinh doanh

Các đối tác bao gồm các công ty có mối quan hệ liên quan đến các sản phẩm đầu vào, sản phẩm đầu ra hoặc các mối liên hệ về vốn Đây là điều quan trọng để đánh

Trang 16

giá công ty tạo lập mối quan hệ với các đối tác cũng như mục đích của các mối quan

hệ này

 Tình hình về tài chính công ty: Sẽ được trình bày tại báo cáo thẩm định khoản vay

2.3 Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng:

CBTD xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau Lưu ý rằng việc tìm hiểu thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả tình hình trong quá khứ, bao gồm:

a) Xem xết quan hệ tín dụng:

- Đối với Chi nhánh cho vay và các Chi nhánh khác trong hệ thống NHNo & PTNT VN

+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn)

+ Mục đích vay vốn của các khoản vay

+ Doanh số cho vay, thu nợ

+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (nêu rõ nợ quá hạn)

+ Mục đích vay vốn của các khoản vay

+ Số dư bảo lãnh/thẻ tín dụng

+ Mức độ tín nhiệm

b) Xem xét quan hệ tiền gửi

- Tại NHNo & PTNT VN:

+ Số dư tiền gửi bình quân

+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu

- Tại các Tổ chức tín dụng khác

+ Số dư tiền gửi bình quân

+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu

3 Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được duyệt:

CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và/hoặc các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số

Trang 17

tiền giải ngân, thời hạn và lãi xuất dự tính) Còn nếu đây là khoản vay để làm mục đích khác, thì tương tự cũng có thể tính ra số lãi và số tiền phí (nếu có)

Cũng cần lưu ý xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng

4 Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư:

Mục tiêu:

- Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của PASXKD/DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc

từ chối cho vay

- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro

- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng

- Đánh giá khả năng ước định của khách hàng vay vốn

5 Các biện pháp đảm bảo tiền vay:

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của NHNo & PTNT VN dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng Tài sản bảo đảm là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn

6 Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính:

Các tiêu chuẩn kiểm tra Số liệu Đáp ứng yêu cầu

Vốn cổ phần:

46.545.767.364 100.865.766.977

Không thỏa mãn

2 Xu hướng tăng giảm của tổng doanh thu trong

hai năm gần nhất

Năm trước:

Năm nay: 157.759.141.850 154.708.284.866 Doanh thu giảm

3 Tổng doanh thu so với tổng vay nợ

(Tổng doanh thu ≥ Tổng vay nợ)

Tổng doanh thu:

Tổng vay nợ:

154.708.284.866 72.443.992.637

Thỏa mãn

4 Tổng vay nợ/(Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu)

không được lớn hơn hay bằng 50% trong hai năm

gần nhất

Tỷ suất theo năm không được thể hiển một xu

hướng gia tang

Năm trước:

Trang 18

5 Tỷ lệ vốn lưu động không được nhỏ hơn 0 trong

hai năm gần nhất

Tỷ lệ phần trăm theo năm không được cho thấy

một xu hướng âm liên tục

Tỷ lệ vốn lưu động = (Tài sản Có ngắn hạn - Tài

Trang 19

Chấm điểm tín dụng:

Trang 20

Nhận xét : Công ty TNHH Chè Á châu được xếp hạng AA

7 Lập báo cáo thẩm định cho vay:

Trang 21

VÀ PTNT HÀ NỘI CHI NHÁNH: LÁNG HẠ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH

CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH CHÈ Á CHÂU

- Căn cứ Quyết định số 66/QĐ-HĐTV- KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank;

- Căn cứ Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 1/8/2014 của Tổng giám đốc về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hệ thống Agribank;

- Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của: CÔNG TY TNHH CHÈ Á CHÂU

Tôi là: Trịnh Duy Ninh– Cán bộ thẩm định thuộc phòng kế hoạch kinh doanh Agribank chi nhánh Láng Hạ - Hà Nội báo cáo kết quả thẩm định khoản vay với nội dung như sau:

I KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ HỒ SƠ VAY VỐN

Bộ hồ sơ vay vốn theo danh mục kèm theo

nhận Số lượng

A Hồ sơ Pháp lý khách hàng

2 Điều lệ doanh nghiệp

3 Quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện theo pháp luật của cấp

5 Danh sách thành viên sáng lập, Danh sách thành viên HĐTV/HĐQT Chứng thực 1

Trang 22

6 Nghị quyết/Biên bản họp của cấp có thẩm quyền theo điều lệ v/v phê

duyệt Phương án SXKD, dịch vụ, Dự án đầu tư, việc vay vốn NH, bảo

3 Các tài liệu khác về tình hình tài chính (nếu có) Bản chính /chứng

II Hồ sơ Ngân hàng lập

5 Danh mục hồ sơ vay vốn (theo QĐ 311 giao nhận hồ sơ nội bộ) Bản chính 1

6 Các giấy tờ khác (nếu có)

Trang 23

III Tài liệu do Ngân hàng và khách hàng cùng lập

D Hồ sơ về đảm bảo tiền vay (theo quy định về giao dịch bảo đảm và

theo QĐ 311)

Đánh giá: Hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định

II NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN

1/ Giới thiệu khách hàng vay vốn

- Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH CHÈ Á CHÂU

Trang 24

+ Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch

+ Trồng rừng và chăm sóc rừng

+ Khai thác gỗ (Trừ loại nhà nước cấm)

+ Khai thác lâm sản khác trừ gỗ (Trừ loại nhà nước cấm)

+ Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác

+ Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

+ Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất, chế biến chè

+ Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

+ Bán buôn thực phẩm

- Vốn điều lệ: 30.000.000.000đ

- Tài khoản tiền gửi số: 3205211000302 tại Agribank chi nhánh Láng Hạ Hà Nội

- Tài khoản tiền vay số: 211101 tại Agribank chi nhánh Láng Hạ Hà Nội

2/Hồ sơ pháp lý của công ty TNHH CHÈ Á CHÂU:

- Đăng ký kinh doanh số: 0102011342 do phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/02/2004, sửa đổi lần thứ ba ngày 25/08/2014

- Các văn bản bổ nhiệm chức danh chủ tịch HĐTV, Giám đốc, kế toán trưởng

- Biên bản họp HĐTV công ty về việc vay vốn ngân hàng

Trang 25

- Người đại diện của Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU là ông Lã Hồng Quang - Giám đốc công ty, là người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý, điều hành trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ chè trong và ngoài nước

- Kết luận:

Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU là một doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Ban Lãnh đạo Công ty là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các công trình lớn

III THẨM ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG VAY

1/ Căn cứ thẩm định, đánh giá

- Báo cáo tài chính năm 2014, 2015

- Bảng kê nợ vay các TCTD đến ngày xin vay;

- Tài liệu khác: Các hợp đồng kinh tế

2/ Bảng cân đối tài khoản rút gọn (của năm 2014; 2015 và tài chính đến ngày

25/06/2015

2014 TỔNG TÀI SẢN 139,536,442,638 147,411,534,341 7,875,091,703

A Tài sản ngắn hạn 124,501,961,640 133,927,381,075 9,425,419,435

I Tiền và các khoản tương đương tiền 16,249,742,811 25,481,736,190 9,231,993,379

Tiền mặt tồn quỹ ( gồm cả ngân phiếu ) 16,249,742,811 25,481,736,190 9,231,993,379

III Các khoản phải thu ngắn hạn 15,404,911,697 8,731,850,836 -6,673,060,861

Trang 26

V Tài sản ngắn hạn khác 5,625,388,671 7,128,653,716 1,503,265,045

B Tài sản dài hạn 15,034,480,998 13,484,153,266 -1,550,327,732

So sánh giữa số liệu năm 2015 và năm 2014:

+ Tài sản lưu động: Tài sản lưu động năm 2014 tăng 9,425,419,435 đồng so với năm 2014 chủ yếu do hàng tồn kho tăng 5,363,221,872, tiền mặt tăng 9,231,993,379 đồng Các khoản phải thu ngắn hạn giảm

6,673,060,861 đồng Nhìn chung tài sản lưu động của công ty đang chuyển dịch theo hướng tích cực khi

mà việc đòi được các khoản phải thu đã làm tiền mặt tăng lên, hàng tồn kho tăng lên để chuẩn bị cho một đợt bán hàng lớn vào hè năm 2016

+ Về tài sản cố định: Giảm so với năm 2014 là 1,550,327,732 đồng chủ yếu do trích khấu hao

Trang 27

+ Về nợ phải trả năm 2015 tăng so với năm 2014 là 7,750,237,558 đồng do vay và nợ ngắn hạn tăng

+ Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 tăng 124,854,145 đồng so với năm 2014

+ Nợ phải thu chủ yếu là các khoản nợ từ việc bán chè của các doanh nghiệp như:

PT TRIJASA PRIMA INTERNATIONAL: 2.488.016.773 đồng

TONKIN LEGACY CORPORATION: 1.491.493.268 đồng

PT SARIWANGI AEA: 1.366.112.159 đồng

Vanree BV: 997.834.438 đồng

Lim Lam Thye Pte Ltd: 984.162.657 đồng

+ Nợ phải trả chủ yếu là các khoản nhập nguyên liệu, máy móc, để sản xuất chề biến chè như:

Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ: 21.364.200.000 đồng

DNTN Phú Thịnh: 1.433.128.730 đồng

Công ty TNHH chế biến và kinh doanh nông lâm sản Minh An: 743.226.000 đồng

Công ty TNHH Trường Giang: 505.956.000 đồng

Và một số đơn vị khác

3/ Kết quả hoạt động SXKD: (của năm 2013; 2014)

2014 (TĐ)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 157,901,914,970 154,708,284,866 -3,193,630,104

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 157,759,141,850 154,708,284,866 -3,050,856,984

4 Giá vốn hàng bán 11 122,693,605,054 138,672,336,654 15,978,731,600

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 35,065,536,796 16,035,948,212 -19,029,588,584

Trang 28

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 118,730,422 334,038,625 215,308,203

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 3,856,584,495 2,607,312,988 -1,249,271,507

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 2,477,160,318 2,615,731,065 138,570,747

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 20,166,329,667 20,253,993,967 87,664,300

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 4,436,592,526 4,455,878,673 19,286,147

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 15,722,871,841 15,798,068,494 75,196,653

4/ Các chỉ tiêu đánh giá tài chính (hai năm trước liền kề và thời điểm gần nhất,

* Hệ số vốn tự tài trợ của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 31.58% chỉ tiêu này

cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về

tài chính của đơn vị ở mức bình thường

* Các hệ số về khả năng thanh toán và sự ổn định của công ty:

Trang 29

- Hệ số thanh toán ngắn hạn của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 1.33>1 Đơn

vị có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn (khả năng thanh khoản tương

đối tốt), tình hình tài chính lành mạnh, khả quan

- Hệ số thanh toán VLĐ của đơn vị tại thời điểm vay vốn hiện tại đạt 0,19 chỉ

tiêu này cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động tại thời điểm

vay vốn thấp, nguyên nhân chủ yếu là vốn của doanh nghiệp hiện nay đang tồn tại

dưới dạng nợ phải thu và hàng tồn kho nhiều do tính mùa vụ của ngành nghề kinh

- Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh của đơn vị tại thời điểm vay

vốn là 0.41 < hệ số TT ngắn hạn ( 1,33) Điều này được lý giải do hàng tồn kho của

doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp , do hoạt động

sản xuất kinh doanh đặc thù theo mùa vụ

- Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời của đơn vị tại thời điểm

vay vốn là 0,25 Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán tức thời là chưa cao

Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho khá lớn của công ty để chuẩn bị cho việc sơ

chế, chế biến, đóng gói sản xuất chè để tiêu thụ vào mùa hè năm 2016 Tuy nhiên đây

cũng là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có sự đầu tư hiệu quả vào tài sản hiện

hành

Trang 30

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Số ngày tồn kho trung bình =

360

= 233 1.54

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm do ảnh hưởng tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh

Trung bình cứ 233 ngày hàng tồn kho của Công ty sẽ được đưa vào sử dụng

Trang 31

- Hệ số nợ vay ngắn hạn của đơn vị đạt 0,75 <1 đạt chỉ tiêu an toàn theo quy

- Hàng năm đơn vị đều đạt doanh thu và lợi nhuận ổn định, tạo công ăn việc làm

cho người lao động

- Nộp ngân sách cho Nhà nước hàng năm ổn định, không có nợ ngân sách, thu

nhập bình quân của cán bộ công ty đều đạt ở mức ổn định 4.000.000đ/tháng

5/ Tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD: Hiện tại Công ty TNHH CHÈ Á

CHÂU đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy thành phố

Hà Nội với dư nợ ngắn hạn hiện tại là 7.000.000.000 đồng

Trang 32

6/ Xếp loại khách hàng/xếp hạng tín dụng nội bộ: Căn cứ theo Qui định về

xếp loại khách hàng vay vốn thì Công ty TNHH CHÈ Á CHÂUđược xếp loại A

7/Nhận xét, đánh giá chung

- Nhận xét: Tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm 03/01/2016 là tương đối

lành mạnh, vốn sản xuất kinh doanh tồn tại dưới dạng tài sản lưu động, hàng tồn kho Hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu để sản xuất cho mùa vụ sau của doanh

nghiệp chứ không phải hàng ứ đọng, kém chất lượng không bán được

- Kết luận: Công ty TNHH xây dựng Việt Cường có đủ điều kiện vay vốn Ngân

 Chi phí nguyên nhiên vật liệu:

(đ)

Thành tiền (đ)

 Chi phí nhân công:

100 LĐ/tháng x 6 tháng x 4.000.000đ/ng = 2.400.000.000

Trang 33

 Chi phí khấu hao cơ bản: 200.000.000 đ

 Chi phí lãi vay: 870.000.000 đ

+ Tính lãi trên dư nợ bình quân năm của doanh nghiệp là 7.000.000.000đ với lãi suất vay 10% tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy thành phố Hà Nội:

7.000.000.000đ x 10%/năm =700.000.000đ

+ Tính lãi trên dư nợ bình quân năm của doanh nghiệp là 2.000.000.000đ với lãi suất vay 8.5%/năm tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Láng Hạ - Hà Nội:

2.000.000.000đ x 8.5%/năm = 170.000.000 đ

 Chi phí quản lý Doanh nghiệp: 1.600.000.000đ

 Chi phí khác (tiền điện, điện thoại, giấy tờ, ): 520.000.000đ

Tóm lại, chi phí sản xuất của công ty trong 1 năm như sau:

- Nhân công trực tiếp 2.400.000.000đ

B- Tổng doanh thu của công ty: 70.800.000.000 đồng

Trang 34

C- Lợi nhuận trước thuế TNDN: 60183500000đ

D- Thuế TNDN: 12036700000đ

E- Lợi nhuận sau thuế TNDN: 48146800000đ

G- Nhu cầu vay vốn lưu động:

 CP SXKD trong năm KH (không

bao gồm KHCB, lãi vay)

=

30.924.750.000 đ

= 20.616.500.000 đ Vòng quay VLĐ KH

1,5

Hạn mức TD =  Nhu cầu vốn SXKD trong năm KH - Vốn tự có - Vốn khác

= 20616500000 đ–18.616.500.000đ

Trang 35

= 2.000.000.000 đồng

Trong đó:

- Vốn tự có tham gia vào PASXKD: 18.616.500.000 đ

- Vốn vay BIDV tỉnh Nam Định: 0 đ

- Vốn vay Ngân hàng (HMTD): 2.000.000.000đ

- Thời hạn của HMTD: 6 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng

- Lãi suất: 8.5%/năm

- Phương thức trả gốc: Theo từng giấy nhận nợ

- Phương thức trả lãi: Theo kỳ hạn trả nợ gốc, có thể trả dần hàng tháng

2/ Tính khả thi của phương án

 Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU hiện đang cho xúc tiến chuẩn bị máy móc thiết bị cho đợt chế biến chè búp tươi để tiêu thụ trong nước và nước ngoài

 Thị trường cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu: Mua nguyên vật liệu các loại của các công

ty và các đại lý như: Công ty TNHH MTV chè á châu Phú Thọ

 Về nguồn nhân lực của Công ty: Công ty tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của địa phương, luôn chủ động tìm nguồn lao động có tay nghề cao (khối lượng lao động của công ty khoảng hơn

100 người)

Về cơ sở phương tiện vật chất kỹ thuật: Công ty có trụ sở giao dịch chính tại P.1603 nhà 17T3, ĐTM Trung Hòa – Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội

 Công ty có đầy đủ hệ thống máy móc, phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ quá trình

sơ chế sản xuất đóng gói và vận chuyển:

+ Máy sấy chè: 01 chiếc

+ Máy xúc đào: 03 chiếc

+ Máy lu: 4 chiếc

+ Máy cưa: 01 chiếc

+ Ô tô con: 8 chiếc

3/ Hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của phương án

3.1 Hiệu quả kinh tế của công ty:

Trang 36

- Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU có đủ khả năng để trả nợ vay

- Nguồn trả nợ của công ty từ doanh thu bán chè trong và ngoài nước và các nguồn thu khác của công ty để trả nợ vay ngân hàng Khả năng trả nợ của Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU đảm bảo

IV/ BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1/ Hình thức bảo đảm: Cho vay 100% có bảo đảm bằng tài sản: Tài sản của bên thứ ba là thành viên công ty

2/ Tài sản bảo đảm:

2.1 Tài sản của Ông Lã Hồng Quang và bà Ngô Thị Huyền tại Số 61- phố Hoàng Đạo Thúy – quận

Thanh Xuân – thành phố Hà Nội theo hợp đồng thế chấp số 0354222249A ngày 03 tháng 01 năm 2016 (đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 3/1/2016) cụ thể:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M380762 do UBND quận Thanh Xuân cấp ngày 19/02/1998, diện tích đất 431 m 2

- Nhà xây 7 tầng khép kín và nhà xây mái bằng cùng các công trình khác

- Giá trị tài sản: 10.498.000.000 đồng

- Phạm vi đảm bảo: 2.000.000.000 đồng

* Đánh giá về tài sản: Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tài sản thuộc

quyền sở hữu và quyền sử dụng của bên thế chấp

* Đánh giá về tài sản: Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tài sản thuộc

quyền sở hữu và quyền sử dụng của bên thế chấp, không có tranh chấp

Tổng giá trị tài sản đảm bảo: 10.498.000.000 đồng

Trang 37

Tổng phạm vi đảm bảo: 2.000.000.000 đồng

3/ Đánh giá chung về tài sản:

Các tài sản trên hiện không có tranh chấp, có khả năng chuyển nhượng khi phát mại tài sản

V ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT

1- Thuận lợi: Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khâu chè và tiêu thụ chè trong nước

2- Khó khăn:

Khả năng thanh toán nhanh, thanh toán tức thời của công ty còn yếu

3- Các rủi ro có thể xảy ra:

- Rủi ro về giá nguyên vật liệu đầu vào biến động

- Rủi ro về lãi suất tiền vay biến động

- Rủi ro từ khả năng thanh toán của các chủ đầu tư

4- Đề xuất: Sau khi thẩm định hồ sơ xin vay vốn của Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU Tôi cán bộ

tín dụng đồng ý duyệt cho vay:

- Phương thức cho vay: Theo Hạn mức tín dụng

- Mức dư nợ cao nhất: 2.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng chẵn) bao gồm cả Hạn mức dư nợ và hạn mức bảo lãnh (Trừ bảo lãnh vay vốn)

- Mục đích sử dụng vốn vay: Mua nguyên vật liệu và các chi phí khác của công ty phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu chè

- Ngày hết hạn HMTD: 6 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng

- Phương thức trả nợ gốc: Theo từng giấy nhận nợ

- Phương thức trả lãi: Cùng kỳ trả gốc, có thể trả dần hàng tháng

- Lãi suất cho vay: 8.5 % /năm

Bảo đảm tiền vay: Bảo đảm bằng tài sản của thành viên Công ty TNHH CHÈ Á CHÂU

Điều kiện ký hợp đồng và giải ngân: Ngân hàng cho vay 100% có tài sản bảo đảm, mỗi lần nhận tiền vay bên vay ký giấy nhận nợ, kèm theo các chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay

Trang 38

Hà Nội , ngày 04 tháng 02 năm 2016

CÁN BỘ TÍN DỤNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Duy Ninh

8 Tái thẩm định khoản vay:

- Tổng Giám đốc NHNo & PTNT VN quy định giá trị khoản vay phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ

- Ít nhất hai cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên Những thành viên này không phải là CBTD đã thẩm định lần đầu khoản xin vay này Giám đốc NHCV chịu trách nhiệm chỉ định thành phần của tổ thẩm định đối với từng khoản vay

- Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc cho vay / không cho vay để trình Giám đốc NHCV hoặc người được uỷ quyền xem xét quyết định

và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên

- Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến các quyết định khác nhau đều phải trình lên Giám đốc NHCV để ra quyết định cuối cùng

- Thời gian tái thẩm định không vượt quá 03 ngày đối với một khoản vay ngắn hạn

và 05 ngày đối với một khoản vay trung - dài hạn

9 Xác định phương thức nhu cầu cho vay:

Cho vay hạn mức tín dụng

- Loại tiền vay: VND

- Thời hạn tín dụng: tối đa 12 tháng

- Mức cho vay: thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn

Trang 39

- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận

10 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh:

CBTD cùng TPTD phối hợp với Ban/ Phòng Kế hoạch tổng hợp để:

- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn

- Mua bán chuyên đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài

- Xác định lãi suất áp dụng cho khoản vay

CBTD cùng TPTD phối hợp với Phòng Thanh toán quốc tế xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài

III Phê duyệt khoản vay:

1 Phê duyệt khoản vay:

Bước 1 Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập Báo cáo thẩm định kiêm Tê trình cho vay theo mẫu giống phần “phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư“ kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD Bước 2 Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Lãnh đạo

Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG KHKD

Đồng ý duyệt cho vay:

- Phương thức cho vay: Theo Hạn mức tín dụng

- Mức dư nợ cao nhất: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng chẵn) bao gồm cả Hạn mức dư nợ và hạn mức bảo lãnh (Trừ bảo lãnh vay vốn)

- Mục đích sử dụng vốn vay: Mua nguyên vật liệu và các chi phí khác của công ty phục vụ quá trình thi công các công trình xây dựng

- Ngày hết hạn HMTD: 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng

- Phương thức trả nợ gốc: Theo từng giấy nhận nợ

Trang 40

- Phương thức trả lãi: Cùng kỳ trả gốc, có thể trả dần hàng tháng

- Lãi suất cho vay: 8.5%/năm

Bảo đảm tiền vay: Bảo đảm bằng tài sản của thành viên Công ty TNHH xây dựng Việt Cường

Điều kiện ký hợp đồng và giải ngân: Ngân hàng cho vay 100% có tài sản bảo đảm, mỗi lần nhận tiền vay bên vay ký giấy nhận nợ, kèm theo các chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay

Ba Đình, ngày tháng năm 2015

TRƯỞNG PHÒNG KHKD

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Anh Dũng

Bước 3 Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định

Bước 4 Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo NHCV phê duyệt:

PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC

- Duyệt cho vay:

- Phương thức cho vay: Theo Hạn mức tín dụng

- Mức dư nợ cao nhất : 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng chẵn) bao gồm cả Hạn mức dư nợ và hạn mức bảo lãnh (Trừ bảo lãnh vay vốn)

Ngày đăng: 15/05/2016, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w