1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG tác bổ SUNG tài LIỆU tại THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THANH mỹ

36 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

1.2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư việnTrường THCS Thanh Mỹ, tôi muốn đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm ranhững điểm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN

Tên đề tài:

CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI

THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THANH MỸ

Chuyên nghành:

THÔNG TIN THƯ VIỆN

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thanh Thủy Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Ngọc Lớp: THƯ VIỆN-K53 –ĐẠI HỌC TẠI CHỨC

Khóa: II

Nghệ An, tháng 11 năm 2012 PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích và lý do chọn đề tài

Trang 2

Thực hiện nghị quyết IX của Trung ương Đảng, để góp phần thúc đẩy nhanhchóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với chức năng và nhiệm vụ đặc thù củaNhà trường, Trường THCS Thanh Mỹ trong nhiều năm qua đặc biệt chú trọng đếnviệc đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứuphương pháp dạy và học có hiệu quả nhằm cung cấp, bồi dưỡng cho đất nướcnhững nhân tài cho tương lai có đầy đủ phẩm chất đạo đức, là con ngoan trò giỏi,những mầm non của đất nước trong giai đoạn đổi mới.

Cùng với hoạt động khác của Nhà trường, hoạt động thông tin – thư viện khôngngừng được chú trọng và đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho độingũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong và ngoài Trường Bên cạnh những thànhtích và kết quả mà Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đạt được việc bổ sung vốntài liệu, phát triển nguồn tin cũng đang còn nhều bất cập cần phải nghiên cứu và tìm

ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn tin Vì vậy, việc chọn đềtài nghiên cứu “Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS ThanhMỹ– Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Trường THCS Thanh Mỹ nóichung và Thư viện Trường nói riêng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư việnTrường THCS Thanh Mỹ, tôi muốn đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm ranhững điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn tin Từ đó, đưa

ra những kiến nghị, đề xuất và các giải pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệuquả hoạt động của công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện TrườngTHCS ThanhMỹ

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu và xem xét toàn bộ nội dung liên quanđến công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ: Thànhphần vốn tài liệu; Diện bổ sung; Kinh phí cho hoạt động bổ sung; Kế hoạch chínhsách bổ sung; Các nguồn bổ sung; Nhân lực thực hiện công tác bổ sung

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về mặt không gian là: công tác bổsung vốn tài liệu của Thư viện TrườngTHCS Thanh Mỹ; giới hạn về mặt thời gianlà: công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường trong giai đoạn hiện nay

1.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Cơ sở lý luận

Khoá luận dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thông tin, thư viện

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thưviện Trường THCS Thanh Mỹ – Thực trạng và giải pháp” tôi đã sử dụng nhiềuphương pháp như: Điều tra thực tế, quan sát; phỏng vấn, tọa đàm; Tổng hợp tài liệuliên quan đến nội dung đề tài; Thống kê và phân tích, đánh giá các số liệu thu thậpđược trong thời gian nghiên cứu

1.5 Đóng góp của đề tài

Trang 3

Về mặt lý luận: Báo cáo đã khẳng định được tầm quan trọng và giá trị thiết thựccủa công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu Ngoài ra, nó còn giúp chúng tahiểu được quy trình của công tác bổ sung vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thưviện

Về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng hoạt động bổ sung vốn tài liệu tại Thưviện TrườngTHCS Thanh Mỹ, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, đưa ra nhữngkiến nghị cho Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ, từ đó góp phần đẩy mạnh, pháthuy những mặt mạnh đồng thời hạn chế và khắc phục những mặt yếu để đưa Thưviện ngày càng phát triển hơn, góp phần đưa chất lượng của thư viện trường ngàymột đi lên

1.6 Bố cục Khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của Báo cáo được chia làm 3 chương :

Chương 1: Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục và

đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Trường

THCS Thanh Mỹ

Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát

triển nguồn vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: Thư viện trường THCS Thanh Mỹ trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1 Khái quát về Trường THCS Thanh Mỹ:

Trường THCS Thanh Mỹ được thành lập từ năm 2000 Hiện nay, trường có 4khối,14 lớp học, 2 phòng ban chức năng, tổ trực thuộc Trường Trường có 40 cán

bộ giáo viên, có trình độ Cao đẳng, Đại học Có 3 cán bộ làm công tác văn phòng.Trong nhiều năm qua Trường THCS Thanh Mỹ luôn luôn thực hiện chủ trương đổimới giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo

Trường THCS Thanh Mỹ là Trường có chất lượng đào tạo khá cao.tỷ lệ đỗ tốtnghiệp của học sinh vào cấp 3 cao Bên cạnh công tác đào tạo, công tác nghiên cứugiảng dạy của cán bộ giáo viên và học sinh cũng luôn được lãnh đạo Trường quantâm

1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ.

Thư viện được ra đời trên cơ sở đáp ứng nhu cầu nghiên cứu giảng dạy của giáoviên và học tập của học sinh trong trường Trong thời gian đầu, cơ cấu tổ chức củaThư viện còn đơn giản, số lượng tài liệu cũng còn rất hạn chế cả về nội dung lẫnthể loại Kho sách chỉ có khoảng mấy trăm cuốn gồm sách giáo khoa, giáo trình

và một số tài liệu tham khảo Đến năm 2009, Thư viện Trường đã nhận được sựquan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của BGH trường, PGD&ĐT huyện Thanh Chươngcho nên thư viện không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

Trang 4

1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ trước nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường.

1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Trường

Với vai trò là Thư viện trường THCS, Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ rađời nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng sau:

* Chức năng:

- Thư viện chuyên thực hiện chức năng giáo dục, tham gia vào việc giảng dạy, họctập của thầy, trò; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên và học sinhtrong Trường

- Với chức năng thông tin Thư viện luôn đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc trongTrường

- Ngoài chức năng giáo dục và thông tin Thư viện Trường còn là trung tâm vănhoá, giải trí cung cấp kiến thức xã hội và nâng cao tầm hiểu biết của độc giả

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức phục vụ cho các đối tượng bạn đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện, bố tríthời gian phục vụ phù hợp với điều kiện làm việc và học tập của giáo viên và họcsinh trong Trường; đẩy mạnh các hoạt động phục vụ tài liệu ngoài Thư viện nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng

- Phát triển vốn tài liệu phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ củaThư viện Thực hiện theo định kỳ việc thanh lọc ra khỏi kho các loại tài liệu khôngcòn giá trị sử dụng, tài liệu hư nát không thể phục hồi

- Thực hiện công tác nghiệp vụ: xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tinkhoa học, phân loại, mô tả ấn phẩm, dán nhãn, làm phích, xếp phích…

- Lưu giữ, bảo quản vốn tài liệu như: sách, báo, tạp chí; phương tiện, trang thiết bị,

cơ sở vật chất và các tài sản khác của Thư viện

- Phổ biến rộng rãi, kịp thời vốn tài liệu Thư viện bằng các hình thức thông tin thưmục; hướng dẫn tra cứu và các hình thức thông tin tuyên truyền khác, phát huy triệt

để nội dung vốn tài liệu có trong Thư viện phục vụ nhiệm vụ giáo dục và đào tạocủa Nhà trường

- Hướng dẫn cho tất cả học sinh mới vào Trường cách tra cứu thông tin

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trên đây trong hoạt động thông tin, Thư việnTrường THCS Thanh Mỹ đang cố gắng thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra để đưaThư viện ngày càng phát triển hơn

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện Trường

Đặc thù là một trường miền núi của huyện Thanh Chương cơ cấu tổ chức của Thưviện Trường THCS Thanh Mỹ còn đơn Bộ phận nghiệp vụ và phục vụ bạn đọcđều hoạt động dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng Trường Với hai cán bộ có trình độchuyên môn, bộ phận nghiệp vụ chuyên thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho côngtác phục vụ bạn đọc như bổ sung tài liệu, xử lý tài liệu, phân loại tài liệu, làmphích, xếp phích, làm số đăng ký cá biệt, làm thẻ cho học sinh… Bên cạch đó, 2cán bộ này còn phải xem xét các loại tài liệu mới mà các Nhà xuất bản gửi đến đểchọn ra các tài liệu thích hợp cần bổ sung

Tất cả các hoạt động của Ban quản lý Thư viện hay Bộ phận Nghiệp vụ đều nhằmmục đích thực hiện tốt công tác phục vụ bạn đọc Công tác này được chia ra 2phòng: Phòng Tổng hợp, Phòng mượn và đọc Phòng Tổng hợp gồm các loại báo,

Trang 5

tạp chí và các loại sách tham khảo được phục vụ tại chỗ cho nhu cầu tin và giảngdạy của cán bộ giáo viên Với mô hình cơ cấu tổ chức trên, Thư viện TrườngTHCS Thanh Mỹ đã thực hiện tốt công tác phục vụ bạn đọc Song, số lượng cán bộThư viện vẫn còn hạn chế so với quy mô của Trường nên ngoài giờ hành chính cán

bộ Thư viện còn phải làm thêm ngoài giờ để hoàn thiện công tác nghiệp vụ đưaThư viện Trường trở thành một trong những thư viện hiện đại trong nước và khuvực

1.3.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ.

Người dùng tin là đối tượng phục vụ của bất cứ Thư viện nào Người dùng tin

là người sử dụng thông tin đồng thời cũng là người sáng tạo, làm giàu nguồn tin,thoả mãn nhu cầu tin cũng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tin Sự thoả mãnthông tin của người dùng tin là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động thông tintrong thư viện

Hiện nay, Người dùng tin của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ phát triển rấtnhanh chóng về số lượng Trình độ của người dùng tin có rất nhiều cấp độ khácnhau do đó nhu cầu thông tin của họ cũng ở các cấp độ không giống nhau Đốitượng người dùng tin mà thư viện phục vụ là các Giáo viên, Cán bộ làm công táchành chính và học sinh trong trường Vì vậy, Nhu cầu tin của người đọc, ngườidùng tin cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn, đồng thời đòi hỏi những loại hìnhtài liệu hiện tại có chất lượng cao hơn

1.3.4 Đặc điểm nhu cầu tin của Người dùng tin tại Thư viện Trường.

Hiện tượng thông tin gia tăng đột biến vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đãtrở thành mối quan tâm của nhiều ngành trong xã hội Nhu câù tin là đòi hỏi kháchquan của con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì và phát triển

sự sống Nhu cầu tin xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người tăng lên cùngvới sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội và mang tính chất chu kỳ Nếu thoảmãn thông tin kịp thời, chính xác thì nhu cầu tin càng phát triển Ngược lại, nhucầu tin sẽ thoái hoá, triệt tiêu nếu như không được cung cấp thường xuyên Càngthoả mãn ở mức độ cao bao nhiêu thì chu kỳ càng được rút ngắn

Người dùng tin chủ yếu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ là học sinh và cán

bộ giảng dạy trong Trường Do là trường THCS

* Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy.

Cán bộ và giáo viên trong Trường là những người có trình độ Cao đẳng, Đạihọc Chính vì vậy loại hình tài liệu mà họ quan tâm chủ yếu là những tài liệu phục

vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn cấp Trường, cấp Bộ, cấp Nhànước

Nhu cầu tin của cán bộ và giáo viên trong Trường THCS Thanh Mỹ vừa mangtính chất tổng hợp vừa mang tính cụ thể vì các nghành khoa học ngày càng pháttriển có xu hướng chuyên sâu hoặc kết hợp với nhau nên họ phải thu thập thông tinvừa thích hợp vừa chi tiết Nội dung thông tin cần đầy đủ, kịp thời và có tính chínhxác cao

Ngoài các loại sách, báo, tạp chí tiếng Việt, 55% trong số cán bộ Trường đếnThư viện đều có nhu cầu đối với các loại sách tham khảo tiếng nước ngoài, đặc biệt

là tiếng Anh, Trung; 50% cán bộ có nhu cầu sử dụng tạp chí tiếng Anh Ngoài ra,cán bộ trong Trường còn sử dụng tài liệu dưới hình thức sao chép (30%) Hầu hết,

Trang 6

tài liệu sao chép là những tài liệu quý hiếm, tài liệu không công bố, các nguồn tặngbiếu, nguồn lưu chiểu…

Vì cán bộ giảng dạy là những người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạocủa Nhà trường nên Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đã đặc biệt quan tâm và tạomọi điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu tin đối với đối tượng này Đồng thời, Thư việncũng gửi các tài liệu mới đến từng Bộ môn để họ có cơ hội nắm bắt thông tin mộtcách nhanh nhất, cập nhật nhất

* Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là học sinh.

Học sinh là nhóm người dùng tin có số lượng đông đảo nhất chiếm 90-95% tổng

số người sử dụng tin của Thư viện Nhu cầu tin của học sinh được chia làm hai giaiđoạn:

Những năm đầu, khối lượng kiến thức ít hơn lên học sinh chủ yêú mượn các loạisách giáo khoa, sách tham khảo về các môn học như: toán, lý, hoá, anh ,văn, địalý

Hai năm cuối, khối lượng kiến thức nhiều nên học sinh chủ yếu mượn các loạisách giáo khoa và các tài liệu tham khảo và ít mượn các loai sách, báo tạp khác ítliên quan đến môn học hơn như

Ngoài các giáo trình bắt buộc, Thư viện còn đáp ứng các loại tài liệu giải trí đối vớihọc sinh như sách văn học, truyện ngắn, bách khoa toàn thư, báo, tạp chí…

Xác định đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thưviện, Thư viện THCS Thanh Mỹ đã đáp ứng nhu cầu tin của cán bộ, giáo viên vàhọc sinh một cách tối đa.Trong những năm gần đây, Thư viện đã thành công trongcông tác phục vụ bạn đọc và điều này được thể hiện qua số lượng bạn đọc đến Thưviện ngày càng đông Sau đây là biểu đồ hình 1.4.1 cho thấy lượt bạn đọc đến Thưviện ngày càng gia tăng trong 5 năm trở lại đây:

Trang 7

Biểu đồ số 1.4.1: Số lượt bạn đọc đến Thư viện trong 5 năm

Thông qua sơ đồ hình cột thống kê số lượt bạn đọc đến Thư viện trong 5 năm(2005 - 2009) ta đã thấy tốc độ bạn đọc đến Thư viện ngày một tăng đáng kể.Trong 2 năm2005, 2006 số lượt bạn đọc đến Thư viện tăng không đáng kể, nhưng

từ năm 2007 số lượt bạn đọc đã tăng vọt từ 20298 lượt bạn đọc trong năm 2008 đãtăng 25100 lượt trong năm Đến năm 2009, số lượt bạn đọc đến Thư viện là 31200lượt trong một năm Số lượt bạn đọc đến thư viện ngày càng đông đã thể hiện sựquan tâm của giới tri thức trẻ đối với thư viện và sự phát triển của Thư viện TrườngTHCS Thanh Mỹ trong 5 năm trở lại đây

Chương2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện Trường THCS Thanh Mỹ.

2.1 Vai trò của công tác phát triển vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện tại các Trường THCS nói chung và Trường THCS Thanh Mỹ nói riêng

2.1.1 Vai trò của công tác phát triển vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện của hệ thống các Trường THCS

Vốn tài liệu được coi là di sản văn hoá, tiềm lực và niềm tự hào của thư viện

Nó chỉ ra sự phát triển về trí tuệ, văn minh của một Quốc gia, một dân tộc Vốn tàiliệu chứa đựng những tri thức kinh nghiệm của loài người được truyền lại từ thế hệnày qua thế hệ khác, sự tiến bộ của loài người có được là nhờ tiếp thu, khai thác vàphát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại Nội dung của vốn tài liệu càng

Trang 8

phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu càng lớn

và nó càng có sức thu hút càng cao đối với người sử dụng Một thư viện sẽ có khốilượng bạn đọc đông đảo nếu Thư viện đó có vốn tài liệu phong phú, đa dạng, phùhợp với nhu cầu tin của bạn đọc và đặc biệt là phải cập nhật với trình độ phát triểnkhoa học công nghệ trong nước và thế giới

Vốn tư liệu là cơ sở, tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của thư viện.Pháp lệnh thư viện đã qui định, muốn thành lập một thư viện trong các trườngTHCS phải có bốn điều kiện: vốn tài liệu; độc giả; cơ sở vật chất và các trang thiết

bị chuyên dụng; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ Vốn tư liệu giúp thư viện hoànthành được chức năng, nhiệm vụ của mình, quan trọng nhất là phục vụ nhu cầu củađộc giả trong trường Trong đó, nhu cầu của độc giả luôn luôn thay đổi và khôngngừng phát triển, vì vậy cán bộ thông tin thư viện làm việc trong lĩnh vực nàykhông chỉ có tri thức rộng cần có chính sách bổ sung vốn tư liệu thường xuyên vàhợp lý

Phát triển vốn tài liệu được coi là quá trình làm cho các nhu cầu thông tin củangười dùng tin được đáp ứng kịp thời và tiết kiệm bằng cách sử dụng các nguồn lựcthông tin sinh ra bên trong và bên ngoài của tổ chức đó Để phát triển nguồn vốn tàiliệu, bất cứ cơ quan thông tin nào đều phải tiến hành thường xuyên công tác bổsung vốn tài liệu Bổ sung vốn tài liệu là quá trình lựa chọn có hệ thống và thu thậptheo kế hoạch những tài liệu đưa vào thư viện làm tăng cường về mặt số lượng vàchất lượng vốn tài liệu của thư viện đồng thời loại bỏ những tài liệu đã lỗi thời,không phù hợp

Theo thông tư số 30 – VH/TT ngày 17/03/1971 của Bộ Văn hoá hướng dẫn vềthi hành Quyết định số 178/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác thư viện đã đềcập đến vấn đề bổ sung sách báo của thư viện như sau : “Bổ sung sách báo cho thưviện là công tác then chốt về mặt chất lượng của kho sách thư viện , việc bổ sungsách báo phải được làm thường xuyên và có kế hoạch Uỷ ban hành chính các cấp,các ngành quản lý thư viện cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu trong loạithư viện để cung cấp kinh phí cho các thư viện có đủ điều kiện làm cho kho sáchcủa mình càng phong phú Ngoài các loại sách báo mới xuất bản, các thư viện còn

có nhiệm vụ bổ sung các loại sách quý cần thiết mà thư viện còn thiếu bằng cáchsưu tầm trong nhân dân hoặc trao đổi giữa các thư viện”

Hầu hết, mọi đối tượng vật chất nào truyền đạt thông tin tư tưởng hoặc cảmgiác đều có thể thuộc vào vốn tài liệu của thư viện Vốn tài liệu là một tập hợp có

hệ thống các xuất bản phẩm và các vật mang tin được lựa chọn phù hợp với thưviện và nhu cầu bạn đọc, được đưa ra sử dụng và bảo quản trong suốt thời gian mà

nó còn có ý nghĩa

Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, giáo dục đào tạo nói chung và giáodục THCS nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nghị quyết Hội nghị Lần thứ 2Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành côngnghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huynguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Thực sựcoi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạocùng tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết đinh tăng trưởng và pháttriển xã hội ”

Trang 9

Nhận thức rõ trách nhiệm lớn lao trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đấtnước ngành giáo dục nói chung và giáo dục đào tạo THCS nói riêng không ngừngđổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là quá trình đổi mới phươngpháp đào tạo: đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy và phương pháp học tạp củatrò, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu của học sinh.Phương pháp đào tạo mới sẽ giúp học sinh nắm vững phương pháp học, tự tin trongviệc tra tìm tài liệu, nghiên cứu tài liệu Với ý nghĩa như vây, hệ thống các trungtâm Thông tin – Thư viện trong các trường THCS có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Đây chính là giảng đường thứ hai cung cấp tài liệu cho sinh viên và là nơi lý tưởng

để học sinh tự học, tự nghiên cứu Như vậy, quá trình đổi mới giáo dục THCSphải đồng nghĩa với quá trình đổi mới hệ thống các trung tâm Thông tin – Thưviện Mà trước hết là quá trình nâng cao chất lượng nguồn tin và phương pháp phụcvụ

Hệ thống thư viện các trường THCS có chức năng giống như các thư viện khác đólà: Chức năng văn hoá; Chức năng thông tin; Chức năng giáo dục; Chức năng giảitrí Hệ thống các Trung tâm Thông tin – Thư viện của các trường THCS để thựchiện tốt chức năng của mình thì vấn đề cốt tử là phải chú trọng tới công tác chọnlọc, sưu tầm, bổ sung vốn tài liệu với số lượng bản lớn, phù hợp với nội dung đàotạo các môn học của trường để phục vụ nhu cầu thông tin khoa học cho cán bộ,giáo viên, học sinh trong hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu dạy và học

Từ sự phân tích trên, ta thấy bổ sung vốn tài liệu trong các trường THCS là mộtcông việc rất quan trọng Nêú bổ sung vốn tài liệu tốt, thư viện sẽ trở nên gần gũi

và gắn liền với đời sống xã hội, phục vụ tốt được nhu cầu của độc giả, củng cốniềm tin của độc giả, phát huy vai trò của thư viện và góp phần truyền tải thôngtin , tri thức để đào tạo tốt nhất cho những mầm non của đất nước

Ngược laị, nếu bổ sung vốn tư liệu không tốt, thư viện sẽ trở nên lạc hậu, lỗithời, không theo kịp sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, không phục vụđược nhu cầu của độc giả và tất yếu thư viện đó không thể tồn tại lâu dài Chính vìvậy, thư viện tại mỗi trường THCS cần xây dựng cho mình một chính sách bổ sungkhoa học, có kế hoạch, dựa theo những nguyên tắc nhất định (như nguyên tắc tính

tư tưởng, nguyên tắc tính khoa học), cũng như chức năng, nhiệm vụ, thực tế của cơquan mình

2.1.2 Vai trò của công tác phát triển vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện của Trường THCS Thanh Mỹ

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư việncác trường THCS nói chung, Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đã thực hiện côngtác phát triển vốn tài liệu thông qua chức năng, nhiệm vụ sau:

- Giúp tạo bộ sưu tập mới

- chỉnh sửa hoặc thêm mới

- Xoá bộ sưu tập đã có

- Tóm tắt nội dung các bộ sưu tập đã có trong hệ thống

Ngoài việc bổ sung các tài liệu về các môn học, Thư viện còn thường xuyên bổcác lĩnh vực khác như: văn hoá, chính trị, lịch sử, xã hội Do công tác bổ sung luônchịu sự tác động của chế độ xã hội của đất nước nên tính Đảng là nguyên tắc đầutiên và cũng là nguyên tắc chỉ đạo trong công tác bổ sung vốn tài liệu của các thư

Trang 10

viện Trường Nguyên tắc tính Đảng đòi hỏi cán bộ bổ sung Thư viện Trường phảilựa chọn đưa vào những tài liệu phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách củaĐảng Cộng sản Việt Nam như các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin;những văn kiện của Đảng và Nhà nước…

Là một Thư viện thuộc Trường THCS nên Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ

đã thực hiện những kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu phù hợp với đặc điểm ngườidùng tin và nhu cầu tin trong Trường Công tác phát triển nguồn vốn tài liệu tại Thưviện đã góp phần tích cực đối với hoạt động giáo dục, đào tạo trong Trường Giáoviên và học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại hình tài liệu hơn, thu thậpnhiều kiến thức hơn và hiệu quả học tập và giảng dạy chất lượng hơn Với hoạtđộng này, Thư viện đã đảm bảo tính chính xác, tính cập nhật và tần số sử dụngthông tin đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao cho người dùng tin trong vàngoài Trường

2.2 Đặc điểm vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ

Vốn tài liệu là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thư viện haynói cách khác sự tồn tại của thư viện luôn đi cùng với sự tồn tại và phát triển củavốn tài liệu Vốn tài liệu là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hàocủa thư viện Vốn tài liệu là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chứcnăng, loại hình và đặc điểm của từng thư viện Tuỳ theo diện bổ sung có thể phânra: vốn tài liệu tổng hợp, đa ngành, chuyên ngành hay chuyên biệt Vốn tài liệutrong Thư viện mỗi trường học đều có những đặc thù riêng phù hợp với chuyênngành đào tạo của Nhà trường

Hình 2.2.1: Tủ phích mục lục truyền thống

Vì Trường là một Trường THCS nên đã quyết định các loại hình và nội dung tàiliệu của Thư viện Sách là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thốngvốn tài liệu truyền thống của Thư viện Trong đó bao gồm các loại sách tiếng Việt

và tiếng nước ngoài như:

- Lịch sử kinh tế Quốc dân

- Lịch sử các thuyết kinh tế

- Toán cao cấp

- Toán sắc xuất thống kê

- Tin học

Trang 11

- Tư tưởng Hồ Chí Minh

Các loại sách giáo khoa tiếng Việt gồm 17230 bản chiếm 60%, sách tham khảotiếng Việt 5367 bản chiếm 8,9% Từ điển gồm 327 bản chiếm 3% Đối với các sáchnước ngoài thì sách tiếng Anh chiếm số lượng lớn nhất (7,9%), sách tiếng Trung,Ngoài các loại sách giáo khoa và tham khảo, 1,9% vốn tài liệu trong Thư việnTrường THCS Thanh Mỹ là báo, tạp chí trong nước Số lượng báo, tạp chí gồm cácloại như:

- Thiếu nhi dân tộc

- Công an Nhân dân

Nhìn chung, Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ được coi là một trong nhữngthư viện phát triển với số lượng tài liệu tương đối lớn, nội dung và hình thức đadạng, phong phú luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của bạn đọc cũng như đảm bảo tínhcập nhật của thông tin

2.3 Thành phần vốn tài liệu và diện bổ sung

2.3.1 Thành phần vốn tài liệu

Mỗi thư viện đều có số lượng vốn tài liệu nhất định và mang những nét đặc trưngriêng Về cơ bản vốn tài liệu của tất cả thư viện đều đựơc cấu thành bởi hai dạng tàiliệu đó là tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại

Trước đây, vốn tài liệu có trong thư viện chỉ dừng lại ở tài liệu truyền thốngnhư sách, báo, tạp chí Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,hàng loạt các tài liệu mới được ra đời và mang tính năng vượt trội Vật mang tinkhông chỉ đơn thuần là sách, báo mà nó còn bao gồm các băng, đĩa

Tài liệu truyền thống là loại hình tài liệu có từ lâu đời và được sử dụng phổ biến

và thường xuyên tại tất cả các thư viện Viêt Nam Hiện nay, Thư viện TrườngTHCS Thanh Mỹ đang phục vụ bạn đọc với trên 10527 các ấn phẩm truyền thốngtrong đó

Sách chiếm 22400 bản(75%)

Báo; tạp chí gồm 7800 bản(25%),

Trang 12

Thành phần vốn tài liệu truyền thống của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đượcthể hiện qua biểu đồ hình tròn 2.3.1 sau:

2 5 0 0 %

7 5 0 0

S¸c h B¸o, t¹p c hÝ Slic e 3

Biểu đồ số 2.3.1: Thành phần vốn tài liệu có trong Thư viện

STT Loại tài liệu Số bản sách Số đầu sách Tỷ lệ

Bảng thống kê số 4: Các loại sách

có trong Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ

Mỗi loại sách có một vai trò khác nhau trong việc đáp ứng ở mức cao nhất nhucầu của bạn đọc, đồng thời góp phần làm phong phú vốn tài liệu trong Thư viện.Nhìn chung, sách được chia làm hai loại: sách tiếng Việt và sách tiếng nước ngoài.Hiện nay, tại Thư viện, sách tiếng Việt chiếm 95%, sách tiếng nước ngoài chiếm5% Điều này đã cho thấy sự đầu tư của Nhà trường đối với các tài liệu nước ngoàichưa nhiều vì thông thường tại các trường THCS khác, sách nước ngoài chiếm sốlượng rất nhỏ

Trong các loại sách tiếng Việt thì sách giáo khoa tiếng Việt chiếm 5200 bảntương đương với 21 tên sách vì nó phục vụ hầu hết độc giả thuộc các bộ môn trongTrường Các sách tham khảo tiếng Việt cũng chiếm số lượng đáng kể 2167cuốntương đương 310 tên sách Đối với các loại sách nước ngoài, sách tiếng Anh cũngchiếm số lượng 50 bản tương đương với 10 tên sách Không phải các loại sách nàyđều được đông đảo bạn đọc quan tâm Nhìn vào biểu đồ số 4 ta có thể thấy rõ hơn

tỷ lệ các loại sách hiện có trong Thư viện:

Trang 13

Tõ ®i Ó n S¸c h g i ¸o khoa Tham kh¶o T.Vi Ö t

Tõ ®i Ó n S¸c h ng o¹i ng ÷ kh¸c

Biểu đồ số 2.3.2: Thành phần các loại sách trong Thư viện

Trường THCS Thanh Mỹ

*Báo-Tạp chí

Báo và tạp chí là hai loại hình tài liệu rất quan trọng vì khả năng cập nhật thôngtin nhanh chóng của nó Tại Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ báo, tạp chí luônđược phục vụ đông đảo bạn đọc tại phòng đọc tổng hợp và phòng dành cho họcsinh Trong đó, có 771 bản báo, tạp chí trong nước Kho báo, tạp chí được coi làkho tài liệu ổn định phản ánh đầy đủ nhu cầu tin của bạn đọc trên mọi lĩnh vực như:kinh tế, chính trị, thị trường, thương mại, văn hoá, thể thao, xã hội trong nước vàtrên thế giới

2.3.2 Diện bổ sung

Diện bổ sung hay còn gọi là kế hoạch loại hình - đề tài quy định tài liệu bổ sungphù hợp với mục đích, chức năng nhiệm vụ của thư viện Đây là mô hình cấu trúcvốn tài liệu theo những hệ đề tài, loại hình tài liệu và số lượng bản Diện bổ sunggồm 2 phần:

Phần 1 : gồm những thông tin về thư viện, cấu trúc, đặc điểm hình thành vốn tàiliệu, thành phần bạn đọc, các hướng phối hợp bổ sung

Phần 2: gồm những đề mục tri thức và những loại hình tài liệu cùng với số lượngbản cần bổ sung Trong bảng phân loại thư viện có chỉ ra loại hình tài liệu, thànhphần ngôn ngữ tài liệu

Diện bổ sung được thư viện xây dựng nhờ sự trợ giúp của cán bộ chuyên môn,giới bạn đọc và bảng phân loại Nó thường xuyên được xem xét, loại bỏ các đề mục

cũ, bổ sung các đề mục mới theo sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, xãhội… Điều quan trọng trong diện bổ sung là phải dự kiến đúng số lượng bản bổsung cho từng tên tài liệu Để xác định số lượng bản tài liệu của thư viện cần căn cứvào: cơ cấu cấu trúc của thư viện có kho chính, kho - mượn; thành phần và khốilượng bạn đọc; khả năng tài chính của thư viện dành cho công tác bổ sung; tầmquan trọng của các đề mục hay tiểu mục; mối quan hệ, hợp tác bổ sung của thư viện

và khả năng khai thác thông tin trên mạng thông tin trong nước và toàn cầu

Trang 14

Cán bộ thư viện cần xác định được những lĩnh vực khoa học cần thu thập.Những mặt mạnh hiện có của bộ sưu tập, nêu lên mức đội ưu tiên đối với mỗi lĩnhvực Tuỳ theo từng loại hình thư viện mà người ta đặt ra các mức độ ưu tiên lựachọn khác nhau Theo Liên hiệp các hiệp hội thông tin - thư viện thế giới (IFLA),

hệ thống lựa chọn tài liệu bổ sung gồm 5 mức sau:

Mức 1 Tối thiểu (minimum): chỉ bổ sung các từ điển, bách khoa toàn thư, các thưmục, những xuất bản chọn lọc về các công trình nghiên cứu quan trọng, những tạpchí quan trọng nhất

Mức 2 Cơ bản (basic): ngoài các dạng tài liệu như trong mức 1, bổ sung thêmnhững tài liệu chuyên khảo cơ bản, những bộ sưu tập hoàn chỉnh của những tác giảquan trọng, bổ sung những tạp chí tiêu biểu, những thư mục cơ bản trong các lĩnhvực khoa học, những tài liệu tham khảo bao gồm những tạp chí tóm tắt quan trọng.Mức 3 Học tập (study): ngoài các dạng tài liệu như mức 2, bổ sung thêm những tàiliệu chuyên khảo bao gồm tài liệu xuất bản đầu tiên, các lần tái bản, các công trìnhnghiên cứu hoàn chỉnh của những tác giả quan trọng, các bộ sưu tập lớn của nhữngtác giả ít nổi tiếng, những tạp chí chuyên ngành rộng, các văn kiện hội nghị, các thưmục chuyên ngành, tạp chí tóm tắt

Mức 4 Nghiên cứu (research): ngoài các nguồn tài liệu như mức 3 còn bổ sung hồi

cố các nguồn tài liệu quan trọng xuất bản trong quá khứ, báo cáo nghiên cứu, kếtquả thực nghiệm, nguồn tài liệu chuyên khảo toàn diện hiện tại, những bộ sưu tập

ấn phẩm tiếp tục, kho tài liệu nước ngoài tiêu biểu, những bộ sưu tập về các tài liệuviết tay, các bộ thư mục đầy đủ

Mức 5 Đầy đủ, toàn diện (comphrehensive): ngoài các dạng tài liệu như mức 4 thuthập càng rộng càng tốt, tất cả công trình nghiên cứu có giá trị

Việc định ra các mức ưu tiên khi lựa chọn tài liệu là tuỳ thuộc vào mục đích sửdụng của kho tài liệu Thư viện các trường đại học thường có mức lựa chọn nhiềuhơn từ 6 đến 7 mức

Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ, căn cứ vào quá trình hoạt động, xây dựng vàphát triển vốn tài liệu, Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đã xác định diện bổ sungtài liệu như sau:

*Tài liệu truyền thống

Dựa theo thành phần vốn tài liệu, ta thấy tài liệu truyền thống của Thư viện

Trường THCS Thanh Mỹ bao g m các xu t b n ph m nh : sách; báo, t p chí ồm các xuất bản phẩm như: sách; báo, tạp chí ất bản phẩm như: sách; báo, tạp chí ản phẩm như: sách; báo, tạp chí ẩm như: sách; báo, tạp chí ư: sách; báo, tạp chí ạp chí.

H ng n m, v i ngu n b sung không ph i tr ti n Th vi n Tr ới nguồn bổ sung không phải trả tiền Thư viện Trường đã nâng ồm các xuất bản phẩm như: sách; báo, tạp chí ổ sung không phải trả tiền Thư viện Trường đã nâng ản phẩm như: sách; báo, tạp chí ản phẩm như: sách; báo, tạp chí ền Thư viện Trường đã nâng ư: sách; báo, tạp chí ện Trường đã nâng ư: sách; báo, tạp chí.ờng đã nâng ng ã nâng đã nâng

d n s l ư: sách; báo, tạp chí ng t i li u ng y c ng phong phú a d ng theo chi u h ện Trường đã nâng đã nâng ạp chí ền Thư viện Trường đã nâng ư: sách; báo, tạp chí.ới nguồn bổ sung không phải trả tiền Thư viện Trường đã nâng ng t ng d n.

S l ư: sách; báo, tạp chí ng t i li u b sung trong 5 n m tr l i ây t i Th vi n Tr ện Trường đã nâng ổ sung không phải trả tiền Thư viện Trường đã nâng ở lại đây tại Thư viện Trường được ạp chí đã nâng ạp chí ư: sách; báo, tạp chí ện Trường đã nâng ư: sách; báo, tạp chí.ờng đã nâng ng đã nângư: sách; báo, tạp chí c

th ng kê nh sau: ư: sách; báo, tạp chí.

STT Loại tài liệu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng

3 Tham khảo ngoại

Trang 15

Bảng thống kê số 6: Số lượng sách, báo, tạp chí bổ sung qua các năm

- Sách: là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số vốn tài liệu truyềnthống và luôn được ưu tiên trong diện bổ sung Với số lượng 23670 bản, sách đangphục vụ đông đảo số lượng bạn đọc trong Trường

Sách giáo khoa bao gồm giáo trình tiếng Việt và giáo trình tiếng nước ngoài.Trong đó sách giáo khoa tiếng Việt vẫn được bổ sung nhiều hơn tiếng nước ngoàibởi đặc tính thông dụng của nó Số lượng sách giáo khoa bổ sung qua các nămkhông đồng đều vì công tác bổ sung của Thư viện hầu như phụ thuộc vào danh mụctài liêụ mới của Nhà xuất bản Đối với giáo trình tiếng nước ngoài khối lượng sách

bổ sung hàng năm chỉ vào khoảng từ 50 đến 100 cuốn, còn đối với các giáo trìnhtiếng Việt số lượng bổ sung vào khoảng từ 400 đến gần 3000 cuốn trong một năm Sách tham khảo tiếng Việt cũng trong diện bổ sung nhưng số lượng bổ sunghàng năm không đồng đều Nếu năm 2005 Thư viện chỉ bổ sung 150 cuốn thì năm

2006 đã lên tới 2060 cuốn gấp 13 lần so với năm trước Đối với sách tham khảotiếng nước ngoài số lượng sách được bổ sung hàng năm cũng tăng lên đáng kể.Trong vòng 5 năm (từ năm 2005 đến năm 2009), số tài liệu tham khảo ngoại ngữ

bổ sung vào khoảng 1069 cuốn Trong đó chỉ tính riêng năm 2009, số lượng tài liệu

bổ sung vào khoảng 504 cuốn chiếm gần một nửa tổng số tài liệu bổ sung trong 5năm

Sách Văn học được coi là một loại hình tài liệu trong công tác bổ sung Với sốlượng không đáng kể (341 cuốn) sách Văn học chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,8%) trongtổng số các loại sách có trong Thư viện Trong 3 năm trở lại đây, sách Văn họckhông được bổ sung thêm đầu sách hay bản sách Điều này đã gây khó khăn chođộc giả có nhu cầu đối với các tác phẩm văn học mới

- Báo, Tạp chí

Những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên tính thời sự và tínhcập nhật của thông tin được coi là vấn đề then chốt quyết định chất lượng tài liệutrong thư viện Trong đó, báo, tạp chí là phương tiện hữu ích và thuận tiện nhất đốivới bạn đọc trong việc tiếp nhận những thành tựu khoa học

Nhận thức được lợi ích của báo, tạp chí, Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đãthường xuyên bổ sung nguồn tài liệu này bằng cách đặt mua tài liệu theo số, theotuần, theo quý… để cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho bạn đọc Đây làthành phần tài liệu mang tính chất ổn định về số lượng trong diện bổ sung Nhìnchung, kho báo, tạp chí của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ được bổ sung kháphong phú và đa dạng về số lượng cũng như hình thức Phản ánh toàn diện mọi lĩnhvực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá trong nước và thế giới cộng với nguồn tài liệuđược đặt mua ổn định nên vốn tài liệu trong Thư viện đã đáp ứng phần nào nhu cầu

thông tin, giải trí của bạn đọc.

Trang 16

Hình 2.3.1 Kho sách đóng

2.4 Kinh phí cho hoạt động bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ

2.4.1 Nguồn ngân sách Nhà nước

Công tác bổ sung vốn tài liệu là một trong những hoạt động quan trọng có tínhchất quyết định đến chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin thư viện nói chung

và của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ nói riêng Vốn tài liệu phản ánh trình độphát triển khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật và tri thức của nhân loại Ngàynay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng ồ ạt của cácxuất bản phẩm nên vốn tài liệu nhanh chóng rơi vào tình trạng lạc hậu lỗi thời.Chính vì vậy, Thư viện Trường luôn phải tìm tòi các nguồn tài liệu để thoả mãnnhu cầu người dùng tin và đảm bảo chất lượng của Thư viện

Để đảm bảo nguồn kinh phí cho thư viện phát triển nguồn vốn tài liệu Chínhphủ đưa đã ra nghị định số 72/2002/NĐ-CP về chính sách đầu tư đối với thư viện.Theo chương IV điều số 14 “ Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tàiliệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hoá, từng bước thực hiệnđiện tử hóa, tự động hoá, xây dựng thư viện điện tử, mở rộng hoạt động thư viện;tạo cảnh quan môi trường văn hoá nhằm nâng cao chất lượng người đọc; tổ chứckhai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theođúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” [Vềcông tác Thư viện – Các văn bản pháp quy hiện hành về Thư viện.- H.: Vụ Thưviện, 2002.- tr 48]

Do nhu cầu đời sống xã hội, hoạt động thông tin thư viện đã trở thành một bộphận trong nền kinh tế đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nghiêncứu khoa học, học tập… đối với mọi thành phần trong xã hội, với nhu cầu đa dạngngười dùng tin Do đó, vấn đề ngân sách có quyết định đến sự sống còn của hoạtđộng thông tin thư viện Nhà nước đã đề ra các chiến lược phát triển sự nghiệp thưviện thông qua các văn bản pháp quy về thư viện như thông tư liên bộ của Bộ tàichính và Bộ văn hoá thông tin hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sáchđầu tư của Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện ở nước ta

Trang 17

Nhận thức được vai trò của nguồn tài liệu và phát triển nguồn tài liệu nên hàngnăm lãnh đạo Trường THCS Thanh Mỹ đã giành một khoản kinh phí vào khoảng

50 triệu đồng để phục vụ cho mọi hoạt động thông tin thư viện của Trường

Vì đây là Thư viện trực thuộc trường nên khoản kinh phí này được quản lý bởiNhà trường và không giới hạn một khoảng nhất định trong năm Hàng năm, Hiệutrưởng xét duyệt những yêu cầu của Thư viện về: Kinh phí cho công tác bổ sungvốn tài liệu, các trang thiết bị máy móc hay kinh phí cho việc tiến hành các dự ánphát triển Thư viện… Kinh phí bổ sung vốn tài liệu theo ngân sách Nhà nướckhông ổn định Việc bổ sung tài liệu hay trang thiết bị chỉ được Lãnh đạo Nhàtrường xét duyệt khi có yêu cầu của các cơ quan phát hành sách hay yêu cầu củanhân viên Thư viện

2.4.2 Nguồn kinh phí khác

Theo chương IV điều 23 quy định trong Pháp lệnh Thư viện do Chủ tịch nước

ký về đầu tư phát triển thư viện như sau: “Thư viện hoạt động bằng ngân sách Nhànước được thu phí với các dịch vụ sao chụp, nhân bản tài liệu, biên dịch phù hợpvới pháp luật về bảo hộ quyền tác giả; biên soạn thư mục; phục vụ tài liệu tại nhàhoặc gửi qua bưu điện và một số dịch vụ khác theo yêu cầu của người sử dụng vốntài liệu thư viện” [Về công tác Thư viện- Các văn bản pháp quy hiện hành về Thưviện.- H.: Vụ Thư viện, 2002.- tr.32]

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khiến các xuất bản phẩm nhanh chóngrơi vào tình trạng lỗi thời Chính vì vậy, các cán bộ thông tin thư viện của Trườngđang cố gắng hết sức để bổ sung vốn tài liệu một cách khoa học nhất sao cho vừađáp ứng nhu cầu bạn đọc vừa tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà nước một cách tối đanhất

2.5 Hình thức và nguyên tắc bổ sung

Bổ sung vốn tài liệu là hoạt động khởi điểm cho sự phát triển của thư viện,công việc này được tiến hành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thưviện Trong quá trình bổ sung thư viện cần áp dụng một số các hình thức bổ sungnhư bổ sung ban đầu, bổ sung hiện tại, bổ sung hoàn chỉnh

Ngay từ khi mới thành lập Trường THCS Thanh Mỹ (1967), Thư viện đã bắt tayvào công tác phát triển vốn tài liệu dưới hình thức bổ sung ban đầu (hình thức bổsung bắt đầu xây dựng thư viện) Bổ sung khởi đầu có vai trò đặt nền móng xâydựng và tạo điều kiện cho các hoạt động của thư viện Bổ sung khởi đầu sẽ quyếtđịnh cơ cấu, thành phần, số lượng cũng như chất lượng ban đầu của kho tài liệu thưviện Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc mà Thư viện xây dựngcho được vốn sách hạt nhân của mình Vốn sách hạt nhân bao gồm số lượng tốithiểu bắt buộc của những tài liệu có giá trị nhất về khoa học, nghệ thuật đáp ứngđúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, nguồn tin bổ sung phải phù hợpvới đặc điểm của Trường Đây là vốn sách đặc biệt quan trọng của Thư viện vì nó

là cơ sở để tồn tại của Thư viện trong thời kỳ mới thành lập

Bổ sung ban đầu sẽ kết thúc khi Thư viện bắt đầu mở cửa phục vụ bạn đọc vàbắt đầu cho hình thức bổ sung mới là bổ sung hiện tại Bổ sung hiện tại được Thưviện Trường THCS Thanh Mỹ tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình hoạtđộng cung cấp cho thư viện một khối lượng tài liệu lớn, cập nhật giúp thư viện luôntheo kịp bước tiến của thời đại, phản ánh được những chuyển biến của xã hội,

Trang 18

những thành tựu mà con người đã đạt được Sự phát triển của một thư viện nóichung đều phụ thuộc vào sự cập nhật tài liệu thường xuyên này Đối tượng mà Thưviện hướng tới trong quá trình bổ sung hiện tại là những xuất bản phẩm trong năm

và một vài năm trước đó, hiện vẫn bán trên thị trường Bổ sung hiện tại phải thựchiện kịp thời để tránh tạo ra lỗ hổng trong vốn tài liệu của Thư viện Đồng thời phải

bổ sung những tài liệu có giá trị theo đúng chuyên ngành giáo dục của Nhà trường Ngoài việc bổ sung thường xuyên vốn tài liệu, Thư viện Trường THCS Thanh

Mỹ còn áp dụng hình thức bổ sung hoàn chỉnh (hoàn bị) nhằm bổ sung những sáchthư viện cần nhưng còn thiếu hay những tài liệu đã có nhưng mất hoặc hỏng màđang có yêu cầu sử dụng Để bổ sung hoàn bị, xây dựng vốn tài liệu có chất lượngtốt Thư viện đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn lần hai nhằm tăng cường luânchuyển tài liệu ít sử dụng nhưng vẫn còn giá trị, giải phóng khỏi kho những tài liệu

vô ích

Để lựa chọn các tài liệu phù hợp trong quá trình bổ sung, Thư viện TrườngTHCS Thanh Mỹ phải dựa trên một số các nguyên tắc như: Đảm bảo tính Đảngtrong thành phần vốn tài liệu; bổ sung thường xuyên có kế hoạch, chính sách cụthể; căn cứ vào đặc điểm, chức năng của Thư viện Chế độ chính trị – xã hội củađất nước là một trong những nhân tố tác động đến công tác bổ sung vốn tài liệu nênThư viện đã đưa vào vốn tài liệu của mình những tài liệu phù hợp với quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngoài những Văn kiện củaĐảng và Nhà nước, Thư viện còn quan tâm tới các tài liệu liên quan đến lĩnh vựckinh tế, ngoại giao để phục vụ cho giáo dục và đào tạo của Nhà trường

Thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu thông qua các hình thức và nguyêntắc chung Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đã phản ánh được những chuyển biếnmới của xã hội và thành tựu mới của khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tếtrên thế giới

2.6 Kế hoạch, chính sách và quy trình bổ sung vốn tài liệu

Để thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu mỗi cơ quan thông tin thư viện nên lậpcho mình kế hoạch bổ sung hàng quý, hàng năm trên cơ sở diện bổ sung Tuỳ thuộcvào nhiệm vụ chức năng của thư viện mà kế hoạch bổ sung chia ra: kế hoạch bổsung hiện tại và kế hoạch bổ sung tương lai

Kế hoạch bổ sung hiện tại là kế hoạch được bổ sung hàng quý, hàng năm của thưviện dựa trên cơ sở diện bổ sung Kế hoạch bổ sung hiện tại phải xác định đượcnguồn bổ sung, ngân sách chi phí cho mỗi bộ phận của kho, dự kiến số lượng tênsách và bản bổ sung cho các bộ phận kho của thư viện

Kế hoạch bổ sung tương lai (từ 5 năm trở lên) xác định mục tiêu chủ yếu và kếtquả cần đạt tới của công tác bổ sung

Nếu kế hoạch bổ sung cho biết chiến lược phát triển của thư viện trong tương laithì chính sách bổ sung xác định những nguyên tắc, phạm vi, tiêu chuẩn bổ sung củathư viện Để xây dựng được vốn tài liệu đủ lớn về số lượng, phong phú về chủngloại với chất lượng tốt thì không thể bổ sung ồ ạt các tài liệu có trên thị trường màphải tiến hành lựa chọn cân nhắc kỹ càng từng loại tạp chí, từng cuốn sách Cơ sởcủa việc lựa chọn đó là các nguyên tắc lựa chọn tài liệu được thể hiện trong chínhsách lựa chọn tài liệu Những nguyên tắc này dựa trên chức năng chuyên ngành củatừng loại thư viện

Ngày đăng: 14/05/2016, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w