1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÁO CÁO CHỈ dẫn địa lý

74 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 138,06 KB

Nội dung

Tuy nhiên, khác với một nhãn hiệu thông thường, là dấu hiệu bất kỳ do các nhà sản xuất tự nghĩ ra để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh, chỉ dẫn

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế và tự do hóa về thương mại, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm hơn tới việc bảo vệ sản phẩm của mình khi thâm nhập vào thị trường các nước khác thông qua việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên, thực tế đã minh chứng, bên cạnh những lợi ích đáng kể mà chỉ dẫn địa lý mang lại cho đối tượng mà

nó phục vụ , mục đích lợi nhuận có thể khiến cho các chủ thể khác sẵn sàng tìm mọi cách

để gây thiệt hại đáng kể cho các quốc gia sở hữu chỉ dẫn địa lý Bởi vì thế mà nhu cầu

về tăng cường bảo hộ các chỉ dẫn địa lý trong thương mại thông qua các điều ước quốc tế được các quốc gia đặc biệt chú ý từ những nuớc thuộc Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Australia cho tới những quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc đều nhận thức được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và có những hệ thống luật bảo hộ rất chặt chẽ

Ở Việt Nam Việt ta, các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ đang ngày càng thu hút được sự

quan tâm của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong

cả nước Chỉ dẫn địa lý cũng là một đối tượng sở hữu trí tuệ và đây là khái niệm được

dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể, có danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính riêng biệt, đặc thù do điều kiện tự nhiên hoặc con người của vùng địa lý đó quyết định Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ đem lại sự bảo đảm cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị cho nhà sản xuất, phát triển và ổn định kinh tế nông nghiệp - nông thôn, mà đồng thời còn tạo ra những giá trị to lớn về mặt

xã hội Chính vì những ý nghĩa này mà quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang ngày càng được quan tâm trên thế giới

Là một nước nông nghiệp và có nhiều sản phẩm truyền thống, hầu như địa phương nào trên đất nước ta cũng có những sản phẩm mang "hồn" của địa phương mình, chính vì thế việc phát triển chỉ dẫn địa lý lại càng trở nên quan trọng Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng kí xác lập quyền còn ít, trong khi đó việc kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý đã được Nhà nước công nhận lại chưa đạt hiệu quả

Hệ thống văn bản pháp quy về chỉ dẫn địa lý nói chung và vấn đề kiểm soát chất lượng

Trang 3

những điều trên, nhóm quyết định chọn đề tài “Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và liên hệ với một số nước trên thế giới” để nghiên cứu Qua bài viết, nhóm nghiên cứu muốn đưa đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống luật pháp Việt Nam về chỉ dẫn địa lý cũng như liên

hệ với quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước có nền pháp lý phát triển

Từ đó, nhóm sẽ học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra các đề xuất để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn địa lý để thực sự việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý được hiệu quả, tăng

số lượng các chỉ dẫn được bảo hộ ở trong và ngoài nước Trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong được nhận sự góp ý và hướng dẫn từ thầy để có thể chỉnh sửa và rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận về sau Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1.1 Chỉ dẫn địa lý

1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý và lịch sử hình thành

Trong đời sống thông thường việc nhận biết sản phẩm thông qua các dấu hiệu gắn với nơi sản xuất là tập quán đã có từ lâu đời cả ở trên thế giới và ở Việt Nam Những dấu hiệu chỉ dẫn nơi sản xuất của hàng hóa được xem là loại nhãn hiệu đầu tiên nhằm phân biệt sản phẩm của các vùng sản xuất khác nhau Tuy nhiên, khác với một nhãn hiệu thông thường, là dấu hiệu bất kỳ do các nhà sản xuất tự nghĩ ra để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh, chỉ dẫn địa lý thường mang các dấu hiệu có thể giúp phân biệt sản phẩm của những khu vực sản xuất khác nhau, các dấu hiệu

về mặt địa lý có chức năng chỉ định đến một địa danh nhất định Dấu hiệu đó có thể là tên gọi một quốc gia (Made in Japan, Swiss made, Made in Vietnam, Scotch Whisky ), một thành phố (Paris, Bordeaux, California ) hay một địa danh bất kỳ (Phú Quốc, Parma, Camebert, ); cũng có khi dấu hiệu đó là một hình ảnh đặc trưng của một khu vực (hình ảnh gấu trúc của Trung Quốc, kanguru của Australia hay biểu tượng chùa một cột của Việt Nam ), một công trình kiến trúc biểu tượng cho một địa danh (London Bridge biểu

tượng của London, tháp Eiffel gợi nhớ đến nước Pháp, lụa Pisa của Ý, Paris Parfum của Pháp), hay những nhân vật nổi tiếng của một quốc gia, khu vực (rượu mạnh Napoléon, sôcôla Mozart, xì gà Che Guevara)

Như vậy, chỉ dẫn địa lý được sử dụng trong đời sống với ý nghĩa ban đầu là bất kỳ dấu hiệu nào có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với một khu vực địa lý nhất định, được

sử dụng để phân biệt sản phẩm của khu vực sản xuất đó với các khu vực sản xuất khác Khi giao thương giữa các khu vực diễn ra phổ biến hơn, người ta đã nhận ra những đặc trưng về điều kiện địa lý của mỗi địa phương như các yếu tố về khí hậu, thổ nhưỡng hay

Trang 5

sản phẩm của địa phương đó Cách tốt nhất để phân biệt sản phẩm của khu vực này với sản phẩm cùng loại của một khu vực khác là sử dụng chính địa danh đó để đặt tên cho sản phẩm

Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế, có ba thuật ngữ liên quan đến chỉ dẫn nguồn gốc được thừa nhận: chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý

Khái niệm chỉ dẫn địa lý được đưa ra lần đầu trong Hiệp định TRIPs, theo đó “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc

từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định” [ điều 22.1] Ví dụ về chỉ dẫn địa lý từ Hoa Kỳ

có thể kể đến: "FLORIDA"cho cam; "IDAHO" cho khoai tây; "Vidalia" cho hành tây; và

"WASHINGTON STATE" cho táo Chỉ dẫn địa lý có giá trị, lợi ích đối người sản xuất tương tự như thương hiệu Chỉ dẫn địa lý có thể có các chức năng tương tự như thương hiệu vì nó là: công cụ xác định nguồn gốc xuất xứ; đảm bảo chất lượng; có giá trị lợi ích

về mặt kinh doanh

Như vậy, Hiệp định TRIPs là văn bản đầu tiên đề cập đến chỉ dẫn địa lý Trước đó, các vấn đề liên quan đến chỉ dẫn nguồn gốc địa lý được xác định theo các thuật ngữ: chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ Nói cách khác chỉ dẫn địa lý là thuật ngữ có nguồn gốc

từ hai thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá Theo đó:

Chỉ dẫn nguồn gốc (Indications of source) là thuật ngữ xuất hiện sớm nhất trong ba

thuật ngữ trên Từ xa xưa, trong giao lưu thương mại, các chủ thể thông qua việc gắn các dấu hiệu trên sản phẩm để phân biệt sản phẩm hàng hoá của mình với các sản phẩm hàng hoá của các chủ thể khác khi đưa chúng lưu thông trên thị trường Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo ra sản phẩm đó, có thể bao gồm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó tạo ra Chỉ dẫn nguồn gốc lần đầu tiên được đề cập đến trong công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng công ước này chưa đưa ra khái niệm cũng như các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc Kế thừa và phát triển công ước Paris, thoả ước Madrid (1891) về việc chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc “Bất kì sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà qua

đó, một trong số các quốc gia thành viên của thoả ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước

đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ hàng nhập khẩu

Trang 6

vào bất kì quốc gia thành viên nào của thảo ước đều bị tịch thu” Chỉ dẫn nguồn gốc được quy định trong thoả ước Madrid phải là dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốc gia mà tại đó, hàng hoá được tạo ra Mặt khác, chỉ dẫn nguồn gốc thuần túy chỉ nói lên nguồn gốc địa lý, thông tin về nơi sản phẩm được sản xuất mà không đòi hỏi hàng hóa đó phải có một chất lượng hoặc danh tiếng nhất định, cũng không cần có sự liên quan nào giữa chất lượng của hàng hóa và nơi sản xuất ra hàng hóa đó, như Made in Gernamy ( sản xuất tại Đức), Product of France ( sản phẩm của Pháp)…

Trước Hiệp định TRIPS, tại Thỏa ước Lisbon năm 1958, sửa đổi bổ sung năm 1979,

chỉ dẫn địa lý được biết đến dưới thuật ngữ “tên gọi xuất xứ” (applelation of origin) và

được định nghĩa là “tên gọi địa lý của quốc gia, khu vực, địa phương nơi mà hàng hóa được sản xuất và hàng hóa đó mang tính chất, chất lượng đặc thù của môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người” Tên gọi xuất xứ được dùng để chỉ tên của một vùng, một khu vực nhất định hoặc một quốc gia có sản phẩm được bắt nguồn từ vùng, khu vực hoặc quốc gia đó; chất lượng hoặc những đặc điểm đặc thù (khó có thể tìm thấy ở hàng hoá cùng loại từ các khu vực khác) của sản phẩm này là do môi trường địa lý đặc biệt tạo ra Những sản phẩm này được sản xuất, chế biến, chuẩn bị trong một vùng địa lý xác định đã được quy định và có sử dụng những bí quyết công nghệ truyền thống đã được công nhận bởi các cơ quan chức năng

Theo thoả ước Lisbon thì tên gọi xuất xứ hàng hoá cần có 4 điều kiện: thứ nhất, là

tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên gọi của một khu vực địa lý hoặc một quốc gia cụ thể Thứ hai là tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hoá Hay nói ngược lại thì hàng hoá phải được sản xuất ra từ khu vực địa lý hay nước mà nó mang chỉ dẫn xuất xứ Thứ ba, hàng hoá mang tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chất lượng, tích chất đặc thù riêng biệt Thứ tư, chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi trường địa lý, bao gồm các yếu tố tự nhiên ( khí hậu, điều kiện thổ

nhưỡng, nguồn nước…) và các yếu tố con người ( ký năng, kinh nghiệm sản xuất truyền thống, quy trình sản xuất…)

Trang 7

Như vậy, khái niệm chỉ dẫn địa lý theo cách hiểu của Hiệp định TRIPs khác với khái

niệm chỉ dẫn nguồn gốc (quy định trong Công ước Paris 1883) và khái niệm tên gọi xuất

xứ (quy định trong Thoả ước Lisbon 1958)

Nếu như chỉ dẫn nguồn gốc nhấn mạnh khía cạnh xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn rằng hàng hóa đến từ một quốc gia, một khu vực hoặc một nơi cụ thể mà không cần thiết phải chỉ ra đặc tính chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý tạo nên Còn chỉ dẫn địa lý không những chỉ ra nơi xuất xứ hàng hoá mà còn thể hiện chất lượng, uy tín hoặc đặc tính riêng biệt của hàng hoá có được nhờ môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố con người Hơn nữa, yếu tố “con người” của một vùng tạo cho sản phẩm đặc tính "khu vực"

của vùng đó thường là yếu tố truyền thống trong kỹ thuật sản xuất Như vậy, khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc bao hàm cả khái niệm chi dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý cũng khác với tên gọi xuất xứ ở một số đặc điểm Thứ nhất, chỉ dẫn

địa lý khác tên gọi xuất xử ở mức độ quan hệ giữa sản phẩm và nguồn gốc lãnh thổ Nếu như tên gọi xuất xứ chỉ những sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ, khách quan với địa phương mà nó mang tên, (thể hiện ở nguyên liệu sản xuất và chế biến thành phẩm phải diễn ra trong một vùng lãnh thổ nhất định mà sản phấm mang tên; và chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm có được là nhờ vào các yếu tố về địa lý của địa phương đó), thì đối với chỉ dẫn địa lý, mối liên hệ giữa sản phẩm và địa phương giảm nhẹ hơn Chỉ cần một công đoạn của quá trình sản xuất diễn ra ở một khu vực địa lý nhất định, ví dụ nguyên liệu sản

xuất có thể nhập từ một nơi khác Thứ hai, tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là tên các địa

danh, trong khi chỉ dẫn địa lý có thể là những dấu hiệu bất kỳ chỉ dẫn nguồn gốc địa lý

của sản phẩm Thứ ba, về khía cạnh pháp lý, quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá phát

sinh trên cơ sở đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc xin phép sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được người khác đăng ký từ trước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Như vậy trong trường hợp xảy ra vi phạm, nếu như đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá do người

sử dụng đã được cấp văn bằng bảo hộ nên sẽ không phải có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá đó, còn người sử dụng chỉ dẫn địa lý trong trường họp này sẽ phải chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của mình

Trang 8

Như vậy, tên gọi xuất xứ có thể được hiểu là một dạng đặc biệt, một phạm trù hẹp

hơn của chỉ dẫn địa lý Một tên gọi xuất xứ là chỉ dẫn địa lý, nhưng không phải chỉ dẫn địa lý nào cũng là tên gọi xuất xứ

Theo luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại

khoản 22 điều 4: “chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc tù khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”

Chỉ những dấu hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mới

có thể được sử dụng là chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý có thể ở dưới dạngcác dấu hiệu về từ ngữ: là chỉ dẫn phổ biến nhất,

trực tiếp cung cấp thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa Tuy nhiên, khác với nhãn hiệu có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả những từ không có nghĩa, dấu hiệu từ ngữ chỉ có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ đến một khu vực nhất định Đó là tên gọi trực tiếp của quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tên của một thành phố, một địa phương, thậm chí tên một con sông, ngọn núi, thung lũng, hải đảo hay một địa danh bất kỳ

Đối với tên gọi quốc gia, hiện nay vẫn còn khá nhiều quan điểm khác nhau về tên nước có khả năng bảo hộ như một chỉ dẫn địa lý không, bởi vì thực tế tên nước thường được sử dụng như những chỉ dẫn nguồn gốc - những dấu hiệu để chỉ xuất xứ sản phẩm như “Made in Vietnam”, “product of the USA”…Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật quốc tế

và một số quốc gia vẫn thừa nhận tên quốc gia là chỉ dẫn địa lý nếu quốc gia đó là quê hương của những sản phẩm có tính chất, chất lượng dặc thù, khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác, và những đặc tính đó là do điều kiện địa

lý của quốc gia mang lại Thực tế hiện nay mới chỉ có một số chỉ dẫn là tên quốc gia được xem là chỉ dẫn địa lý như “Swiss made” dùng cho các sản phẩm đồng hồ của Thụy Sĩ,

“Thai’silk” cho các sản phẩm lụa của Thái hay Coffee Columbia cho cà phê của

Columbia Nhiều quốc gia hiện nay đang xây dựng chỉ dẫn địa lý là tên gọi quốc gia như một chiến lược dài hạn để đưa các sản phẩm của quốc gia đó tiếp cận với thị trường thế giới Điển hình là Thái Lan Từ thành công và lợi ích kinh tế thu được đối với chỉ dẫn địa

lý gạo Jasmine Thái, Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến chương trĩnh “Mỗi làng một sản phẩm” (OTOP) nhằm bảo vệ và phát triển các sản phẩm truyền thống của Thái Lan, đặc biệt là nông phẩm và các di sản văn hoá Hiện nay, Thái Lan đã xây dựng thêm được một

Trang 9

số chỉ dẫn địa lý mang tên quốc gia như Lụa Thái, hoa lan Thái và các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật hay rượu làm từ các loại men [83].

Ngoài tên gọi quốc gia, chỉ dẫn địa lý còn là tên của thành phố, khu vực hay địa phương nơi xuất xứ sản phẩm Ví dụ, Đoan Hùng (bưởi), Hải Hậu (gạo tám xoan),

Bordeaux (rượu vang) Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi của một thung lũng, một dãy núi hay một hòn đảo, ví dụ, Napa để chỉ dẫn cho sản phẩm rượu vang ở thung lũng Napa (nam California); Murano để chỉ loại thủy tinh sản xuất ở đảo Murano, gần Venice (Italy); Phú Quốc để chỉ loại nước mắm sản xuất ở huyện đảo Phú Quốc (Việt Nam) hay Mau Sơn chỉ loại rượu được chưng cất từ gạo và men lá từ vùng núi Mầu Sơn (Việt Nam)

Ngoài những tên địa lý trực tiếp như trên, một số tên gọi không phải là tên địa lý trực tiếp nhưng đã trở thành chỉ dẫn địa lý thông qua tập quán sử dụng lâu đời của người dân địa phương như gạo Jasmine của Thái Lan; xoài Alphonso được trồng ở bang

Maharashtra, gạo Basmati của Ấn Độ; pho mát Feta của Hy Lạp hay Khadi cho loại vải dệt thủ công ở vùng Nam Ẩn Độ

Chỉ dẫn địa lý dưới dạng dấu hiệu về hình ảnh hay biểu tượng mô tả mọt khu vực địa lý Những dấu hiệu này thường thường là những biểu tượng, hình ảnh có mối liên hệ

với một địa danh nhất định Tuy nhiên, những hình ảnh hoặc biểu tượng phải thực sự nổi tiếng và được biết đến rộng rãi thì mới đảm bảo được khả năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm Ví dụ, tháp Eiffel là hình ảnh gắn vói hàng hóa sản xuất ở Pháp, kim tự tháp là biểu tượng đối với hàng hóa của Ai Cập hay tượng nữ thần tự do là biểu tượng cho hàng hóa của Hoa Kỳ Trong một số trường hợp, hình ảnh của một cá nhân cũng có thể giúp liên tưởng đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm Ví dụ, hình ảnh của vị lãnh tụ Cuba Che Guevara thường được sử dụng cho các sản phẩm xì gà có nguồn gốc xuất xứ từ Cuba, hình ảnh Napoleon gắn với một loại rượu mạnh của Pháp hay hình ảnh của Mozart cho sô cô la

1.1.2 Chức năng của chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý có bốn chức năng cơ bản, bao gồm:

Trang 10

Chức năng thông tin và chỉ dẫn

Đây là chức năng quan trọng nhất của chỉ dẫn địa lý Thông qua những chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng tên gọi, hình ảnh, biểu tượng hoặc các chỉ dẫn khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc địa lý của hàng hoá và danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính mà hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng Tuỳ vào mức độ nổi tiếng của chỉ dẫn địa lý mà xác định lượng thông tin được truyền đạt đến với người tiêu dùng Mặc dù cách thức thể hiện chỉ dẫn địa lý không phong phú như nhãn hiệu, chủ yếu dưới dạng tên địa danh nhưng nội dung mà chỉ dẫn địa lý truyền tải luôn phong phú và mang đặc trưng riêng của từng chủng loại sản phẩm có được nhờ đặc trưng của mỗi khu vực địa lý đó Ví

dụ, cùng chủng loại rượu vang nhưng nếu được sản xuất ở mỗi khu vực địa lý khác nhau

sẽ có đặc tính khác nhau, Champagne chỉ loại rượu vang trắng sủi bọt của vùng

Champagne của Pháp Vang Bordeaux chỉ dẫn đến loại rượu vang đỏ, có chât lượng đặc biệt, được lên men từ loại nho trồng ở vùng Bordeaux Hay nhắc đến vang Alsace, người tiêu dùng có thể biết đó là loại rượu vang trắng được làm từ loại nho trồng ở bờ Đông sông Rhine sát biên giới Đức Như vậy danh tiêng của môi khu vực địa lý là nguồn thông tin và chỉ dẫn cho người tiêu dùng về các danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính khác của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Chức năng nhận biết và phân biệt

Khác với một nhãn hiệu được sử dụng với mục đích nhận biết và phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau, chỉ dẫn địa lý được dùng để phân biệt sản phẩm của các khu vực sản xuất khác nhau Sự khác biệt nằm ở ý nghĩa của các dấu hiệu phân biệt cấu thành nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý Nếu nhãn hiệu có thể tạo thành bởi các dấu hiệu có khả năng phân biệt, không mang tính mô tả thì chỉ dẫn địa lý thường là các chỉ dẫn, trực tiếp hoặc gián tiếp, mang tính mô tả nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá Vì vậy, chỉ dẫn địa lý có thể đươc coi là một dấu hiệu phân biệt mang tính tập thể, cho cả một khu vực sản xuất Thông qua chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Tuy nhiên, các chỉ dẫn địa lý thường được sử dụng cùng với các nhãn hiệu để tăng tính phân biệt cho từng nhà sản xuất riêng lẻ trong khu vực địa lý Ví

dụ cùng sản xuất ở vùng Bordeaux nhưng có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau như Médoc,

Trang 11

Haut Médoc, Graves Barsac Sautemes St Emillion, Pomerol, Cérons, Loupiac, Fronsac, Bourg

Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy

Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy là chức năng quan trọng nhất của chỉ dẫn địa

lý Chất lượng, danh tiếng và đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có được là nhờ vào các yếu tố tự nhiên và con người của khu vực địa lý Các yếu tố đó có thể là các kiến thức được tìm tòi, tích lũy và phát triển qua rất nhiều thế hệ của một cộng đồng dân cư

Và cũng nhờ truyền thống đó mà có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng danh tiếng và những đặc tính đặc trưng của một vùng địa lý Vì vậy, chỉ dẫn địa lý là việc thừa nhận giá trị của kiến thức truyền thống cũng như giá trị mà kiến thức đó đem lại như yêu

tố văn hóa của địa phương nơi sản xuất sản phẩm hay yếu tố kỹ năng, tay nghề của người sản xuất cũng như yếu tố đặc biệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên kêt tinh trong quá trình sản xuât để tạo ra sản phẩm có những nét đặc trưng riêng Các chỉ dẫn địa lý tạo sự cảm nhận cho người tiêu dùng về chất lượng, sự khác biệt và cao hơn là một cảm nhận về

an toàn, thoải mái và tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hóa đó Nếu như chức năng cảm nhận và tin cậy chỉ có ở những nhãn hiệu nổi tiếng, đã được chấp nhận trên thị

trường thì đối với chỉ dẫn địa lý, danh tiếng của sản phẩm mang lại sự tin cậy cho người tiêu dùng khiến họ sẵn sàng lựa chọn hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó

Chức năng kinh tế

Chỉ dẫn địa lý được sử dụng cho hàng hoá có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính nhờ điều kiện địa lý mà các sản phẩm cùng loại khó có thể tìm thấy Vì vậy, chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản có giá trị của khu vực địa lý và là một thương hiệu tập thể đặc biệt, có thể mang lại giá trị kinh tế cho người sử dụng nó nếu được khai thác một cách họp lý.Nhờ danh tiếng của chỉ dẫn địa lý được lưu truyền từ nhiều thế hệ vì vậy, khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng không có chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý góp phần tạo ra thương hiệu mạnh cho hàng hóa, từ đó sẽ giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng hóa hơn Ngoài ra, sự nổi tiếng của chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định

Trang 12

cho nhà sản xuất trong quá trình lưu thông, phân phối, mà còn vừa tạo điều kiện, vừa là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ công chúng Danh tiếng của nước mắm Phú Quốc đã thu hút Unilever và nhiều nhà đầu tư khác vào khu vực này Điều này

sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà sản xuất góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và danh tiếng cho khu vực địa lý

1.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với một số chỉ dẫn thương mại

Cùng với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như nhãn hiệu, tên thương

mại…, chỉ dẫn địa lý được sử dụng trên nhãn sản phẩm như là một dạng chỉ dẫn thương mại đặc biệt Vì vậy, việc phân biệt chỉ dẫn địa lý với các đối tượng trên là cần thiết

2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là những dấu hiệu phân biệt được sử dụng rộng rãi trong thương mại để chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Bên cạnh những điểm chung về chức năng thông tin và chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm hay nguyên tắc bảo hộ nhằm chống lại việc sử dụng bất hợp pháp và bảo vệ người tiêu dùng, hai đối tượng này cũng có một số khác biệt

Thứ nhất, sự khác biệt nằm ở ý nghĩa của các dấu hiệu phân biệt cấu thành nhãn

hiệu và chỉ dẫn địa lý Nếu nhãn hiệu có thể tạo thành bởi các dấu hiệu có khả năng phân biệt, không mang tính mô tả hoặc lừa dối thì chỉ dẫn địa lý thường là các chỉ dẫn mang tính mô tả nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Các tên gọi chỉ nguồn gốc địa lý thường bị loại ra khỏi các dấu hiệu được đăng ký làm nhãn hiệu vì mang tính mô tả Thực tế, pháp luật các quốc gia vẫn cho phép các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đăng ký làm nhãn hiệu

Trang 13

khi nó không gây nhầm lẫn và được xem như một sự liên tưởng độc đáo hay khi danh tiếng của công ty đủ lớn giúp các chỉ dẫn địa lý lột tả ý nghĩa thứ yếu này Ví dụ, nhãn hiệu "Bia Hà Nội", "Hồng Hà" cho văn phòng phẩm hay "Mont Blanc" cho loại bút viết chất lượng cao

Thứ hai, nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu giúp nhận biết hàng hóa, dịch vụ của một

doanh nghiệp cụ thể và không bị giới hạn về mặt lãnh thổ Ngược lại, khu vực địa lý là yếu tố quan trọng trong các chỉ dẫn địa lý Chỉ những sản phẩm được sản xuất trong khu vực địa lý xác định, thỏa mãn yêu cầu về chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính chủ yếu có được nhờ nguồn gốc địa lý đó mới được mang chỉ dẫn địa lý

Thứ ba, chỉ dẫn địa lý không phải là tài sản riêng của một doanh nghiệp cụ thể

nào mà tất cả doanh nghiệp trong khu vực địa lý, đáp ứng được yêu cầu đặt ra đều có quyền được sử dụng chỉ dẫn địa lý Nghĩa là chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu tập thể, tuy nhiên vẫn bị giới hạn bởi số lượng nhất định các nhà sản xuât trong khu vực Vì vậy, dưới góc độ kinh tế, chỉ dẫn địa lý có thể xem như một dạng độc quyền tập thể, hợp pháp loại bỏ rào cản xâm nhập với các nhà sản xuất trong và ngoài khu vực địa lý Còn nhãn hiệu là loại tài sản tư, thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nhất định Riêng đối với nhãn hiệu tập thể, các thành viên của tổ chức tập thể cũng có quyền sử dụng nhãn hiệu như một tài sản chung

Thứ tư, chỉ dẫn địa lý là tài sản tập thể nên không thể chuyển giao còn nhãn hiệu có

thể được chuyển giao Mặt khác, chỉ dẫn địa lý liên quan mật thiết với một khu vực địa lý nhất định, vì vậy, việc chuyển giao chỉ dẫn địa lý sẽ không đảm bảo được yêu cầu về mặt lãnh thổ đối với sản phẩm

1.2.2 Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận có nguồn gốc từ các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law), được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Australie Hiện nay, nhãn hiệu chứng nhận đã được đưa vào hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận được hiểu nhất quán trong pháp luật các quốc gia, theo đó nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu đặc biệt được chủ sở hữu cho

Trang 14

phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó nhằm chứng nhận các đặc tính về chất lượng, xuất xứ, hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn

Nhãn hiệu chứng nhận có hai đặc điểm cơ bản Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và dịch vụ của mình mà chỉ cấp giấy phép sử dụng cho những doanh nghiệp khác và đứng ra đảm bảo hàng hóa hay dịch

vụ được cấp phép có những đặc tính thỏa mãn những tiêu chuẩn và yêu cầu do người chủ

sở hữu đặt ra cho nhãn hiệu của mình thông qua những biện pháp kiểm tra, kiểm soát Thứ hai, nhãn hiệu chứng nhận không nhằm mục tiêu chính để chỉ ra nguồn gốc thương mại của sản phẩm hay quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu mà dùng để chứng nhận hàng hóa hay dịch vụ đã được kiểm tra, thử nghiệm, thẩm định và đáp ứng được tiêu chuẩn do chủ

sở hữu nhãn hiệu đặt ra

Như vậy, việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm hay dịch vụ chỉ ra rằng mặc dù sản phẩm được sản xuất và kiểm tra bởi các chủ thể khác nhau nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với các quy trình đặt ra bởi người chứng nhận hay chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận

1.2.3 Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể do một tổ chức sử dụng để xác định hàng hóa hay dịch vụ của các doanh nghiệp thành viên tổ chức đó với một đặc điểm chung về chất lượng, đặc điểm, nguồn gốc địa lý hay các đặc tính khác do tổ chức đó đặt ra

Nhãn hiệu tập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể như hiệp hội thương mại hay hiệp hội các nhà sản xuất sở hữu và các thành viên của hiệp hội sẽ có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể này Thông thường, tổ chức trên được thành lập để đảm bảo các thành viên tuân thủ theo một số quy định vê tiêu chuẩn chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm và khi thành viên tuân thủ những quy định này, họ sẽ được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể Như vậy, chức năng của nhãn hiệu tập thể là chỉ ra tư cách địa vị thành viên của người sản xuất mang nhãn hiệu tập thể đó Chỉ những thành viên của hiệp hội hay hợp tác xã mới được quyền gắn nhãn hiệu tập thể lên sản phẩm của mình Ví dụ: nhãn hiệu tập thể

Melinda được sử dụng bởi 5200 thành viên của 16 hợp tác xã sản xuất táo tại Valle di Non

Trang 15

và Valle di Sole (Italia) Nhãn hiệu tập thể Melinda thuộc sở hữu của Consortiụm

Melinda Bên cạnh đó nhãn hiệu tập thể còn được sử dụng nhằm mục đích thông báo cho công chúng những đặc điểm riêng biệt của hàng hoa sử dụng nhãn Ví dụ bưởi Phúc Trạch

là một nhãn hiệu tập thể do Hội nông dân Hương Khê đăng ký và được sử dụng bao gồm những người sản xuất tại bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên thuộc huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh Nhãn hiệu này chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đồng thời thông báo cho người tiêu dùng về đặc tính của loại bưởi "có vị ngọt mà thanh, pha một chút vị the mà không chua, không đắng"

Khi sử dụng cho một sản phẩm nào đó thì nhãn hiệu tập thể sẽ đảm bảo nhà sản xuất hay cung cấp sản phẩm là thành viên của một hiệp hội hay một tổ chức sở hữu nhãn hiệu đó và đáp ứng những tiê u chuẩn do tổ chức đó đặt ra Nhãn hiệu tập thể cũng có thể được sử dụng cho những sản phẩm mang những đặc tính của một vùng đất nào đó nhưng cũng có những nét khác biệt so với chỉ dẫn địa lý

Như vậy, chỉ dẫn địa lý có điểm khác biệt so với nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, thể hiện ở nội dung, bản chất, chủ sở hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng Việc so sánh chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho thấy các đối tượng này có thể sử dụng để chỉ các sản phẩm có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính riêng, có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc xuất xứ, tùy vào tập quán thương mại và đặc điểm pháp luật của mỗi quốc gia

Bảng 1.1: Bảng so sánh chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể

Tiêu chí Chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu tập thể

1 Nội

dung Sản phẩm được sản xuất tại một địa danh

cụ thể và mang những đặc trưng của vùng đất đó như khí hậu, đất đai, kinh nghiệm, tay nghề người sản xuất

Sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nguyên liệu sử dụng, phương pháp sản xuất

do người sở hữu nhãn hiệu đưa ra, có thể nhưng không bắt buộc phải gắn với nguồn gốc xuất xứ

Chỉ ra tư cách địa vị thành viên của doanh nghiệp thuộc hiệp hội; xác định chất lượng, đặc tính chung sản phẩm, có thể nhưng không bắt buộc phải gắn với nguồn gốc xuất xứ

2 Chức

năng

Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, có chất lượng, danh tiếng và những đặc tính khác

Chỉ hàng hóa hay dịch

vụ mang nhãn hiệu có những đặc tính nhất định đáp ứng được

Chỉ hàng hóa và dịch

vụ mang nhãn hiệu

có đặc tính, chất lượng hay tiêu chuẩn

Trang 16

Thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức không mang tính thương mại.

Thuộc quyền sở hữu của tập thể, thường

là các hiệp hội thương mại hay hội các nhà sản xuất

Luôn có xu hướng hạn chế số lượng thành viên sử dụng

Có thể trao cho bất kỳ đối tượng nào miễn là đáp ứng được những điều kiện quy định đối với nhãn hiệu chứng nhận

Không hạn chế số lượng thành viên sử dụng

Chỉ giới hạn trong số thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu đó

Có xu hướng hạn chế số lượng thành viên sử dụng

6 Mối liên

hệ với nơi

sản xuất

Chất lượng phụ thuộc vào các yếu tố địa lý bao gồm tự nhiên và con người

Có thể nhưng không nhất thiết chất lượng phải gắn với nguồn gốc xuất xứ

Có thế nhưng không nhất thiết chất lượng gắn với nguồn gốc xuất xứ

7 Kiểm tra

và giám sát Gồm hai hoạt động kiểm tra nội bộ do

chính Hiệp hội các nhà sản xuất thực hiện và kiểm tra bên ngoài do một cơ quan độc lập hoặc cơ quan chức năng của nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Chủ sở hữu nhãn hiệu

sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra cho nhãn hiệu của các người sử dụng nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra

và giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra cho nhãn hiệu của các doanh nghiệp thành viên

Trang 17

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 2.1 Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

2.1.1 Khái niệm

Chỉ dẫn địa lý có thể làm gia tăng giá trị và uy tín cho sản phẩm và vì thế nó là một loại tài sản có giá trị kinh tế của các nhà sản xuất Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý là tài sản chung, được sử dụng không chỉ bởi một mà một nhóm các nhà sản xuất trong cùng một lãnh thổ, một khu vực, chính vì vậy, chỉ dẫn địa lý dễ bị lợi dụng để sử dụng bất hợp pháp nhằm thu lợi Điều này làm tổn hại đến danh tiếng của quốc gia và uy tín của sản phẩm Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tể cho các nhà sản xuất, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà còn gây thiệt hại cho cả cộng đồng Do vậy, việc bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế là rất cần thiết

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Hiệp định TRIPs là công ước quốc tế đầu tiên đề cập đến chỉ dẫn địa lý như một đối tượng bảo hộ độc lập và có một mục riêng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý quy định tại điều 22 bao gồm các tiêu chuẩn bảo hộ chung cho mọi loại hàng hoá, tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn cho rượu vang và rượu mạnh Các quy định về bảo

hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định TRIPs được xây dựng theo hai mục tiêu là (i) chống lại việc làm giả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ nhà sản xuất và (ii) chống lại việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý sai lệch nhằm bảo vệ người tiêu dùng Vì vậy Hiệp định TRIPs chú trọng đặc biệt đến những quy định yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những biện pháp pháp lý nhằm ngăn ngừa những chỉ dẫn địa lý lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ thật của hàng hoá và hành vi cạnh tranh không lành mạnh Ngoài ra, các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn nhằm thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế

Dưới góc độ pháp luật quốc gia, cũng giống như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, nếu việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của chủ thể thì chưa đủ, cần có cơ chế hiệu quả bao gồm các phương thức và biện pháp nhất định để có thể ngăn chặn và chống lại hành vi xâm phạm, đặc biệt là khai thác thương mại bất hợp

Trang 18

pháp từ các chủ thể khác Yếu tố quan trọng của chỉ dẫn địa lý so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đó là sự kết hợp của ba yếu tố sản phẩm, nơi xuất xứ, các nhân tố liên quan tới chất lượng Vì vậy, điểm mấu chốt của bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính là cơ chế đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc địa lý của sản phẩm và đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm thông qua quy trình kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm Hơn nữa, nếu các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như nhãn hiệu hay sáng chế thường thuộc quyền

sở hữu cá nhân, việc quản lý và phát triển các đối tượng đó do các chủ sở hữu là các cá nhân đó tiến hành Chỉ dẫn địa lý là tài sản tập thể, quyền sở hữu thuộc về nhà nước nhưng quyền sử dụng lại thuộc tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh tại địa phương Vì vậy, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không dừng lại ở việc xác lập quyền, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cần được tiếp cận rộng hơn, nghĩa là sau khi được Nhà nước công nhận là chỉ dẫn địa lý, cần có cơ chế quản lý nhằm đảm bảo khả năng truy suất nguồn gốc sản phẩm, bảo

vệ lợi ích cho người sản xuất và lợi ích xã hội cho cộng đồng

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới được thực hiện rõ ràng nhất ở khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Theo đó: bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là việc Nhà nước, các

cơ quan chức năng ban hành các chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật liên quan đến việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý, tạo hành lang pháp lý cho việc khai thác, bảo vệ các chủ thể chổng lại các hành vi xâm phạm.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ độc quyền của cư dân thuộc một vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng đó và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đặc tỉnh nhất định

2.1.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL), thực tế đã chứng minh và chỉ ra rất rõ vai trò, lợi ích của nó, như là:

- Những sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì thường được biết đến như những thương hiệu nổi tiếng và giá trị kinh tế mà nó mang lại bao giờ cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại thông thường Chẳng hạn như gà Gresse – đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – của Pháp được bán với giá đắt gấp 5 lần so với những con gà bình thường nhưng lượng

Trang 19

khách hàng tìm đến với nó thì không ngừng tăng lên Do đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn trước.

- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu quả tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các mắt xích tham gia quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Ðặc biệt, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương; phát triển giá trị tài sản quốc gia; phát triển ngành, nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp, nông thôn, hạn chế di dân tự do về thành thị, gìn giữ và khẳng định bản sắc dân tộc, bảo vệ sự thật, quyền lợi người tiêu dung và bảo vệ quyền lợi người sản xuất, kinh doanh

- Về mặt chiến lược, chỉ dẫn địa lí có nhiều tác dụng kinh doanh mạnh mẽ giống như tác dụng của nhãn hiệu hàng hóa Tầm cỡ của những đặc sản địa phương có thể được nâng lên trong con mắt người tiêu dùng khi một cộng đồng người địa phương và các thành viên của cộng đồng được hưởng độc quyền để sử dụng một chỉ dẫn địa lí riêng biệt Ngoài ra, chỉ dẫn địa lí có thể bổ sung cho sản phẩm khả năng marketing rất năng động, đặc biệt khi chất lượng làm nên sự nổi tiếng của một vùng được bảo hộ thực sự bằng kinh nghiệm của người sử dụng qua thời gian vì chỉ dẫn địa lí vốn dĩ thuộc sở hữu tập thể nên chúng là công cụ tuyệt vời đối với sự phát triển kinh tế khu vực và kinh tế dựa trên cộng đồng Ngoài việc tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thương trường, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng có sản phẩm đặc sản đó

- Xét về khía cạnh pháp lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trước hết nó sẽ trao cho bạn quyền được ngăn cấm những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý

đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý Từ đó, nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình Một khi người tiêu dùng biết chắc chắn hàng hóa định mua là sản phẩm thật sự được bảo đảm về nguồn gốc, họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó Tuy nhiên, để có được điều đó cũng đòi hỏi bản thân các nhà sản phẩm phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để có thể đưa ra thị

Trang 20

trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng Mặt khác, bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng không trở thành một tên gọi chung, làm mất đi tính phân biệt với các hàng hóa thông thường khác.

- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp cho việc bảo hộ tốt hơn đối với các sản phẩm đặc sản không chỉ trong nước mà trên trường quốc tế Các sản phẩm cần được bảo vệ quyền

sở hữu không chỉ tại thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế: các mặt hàng xuất khẩu, các hàng thực phẩm, nông sản; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt may và y học cổ truyền Chỉ dẫn địa lý là cơ hội có một không hai để gắn tên địa danh trực tiếp lên sản phẩm mà nhờ đó mang lại sự bảo hộ hợp pháp cho sản phẩm không chỉ trong nước

mà còn ở các nước khác trên thế giới Ví như Nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã được xuất khẩu và trở nên nổi tiếng trên thế giới Việc sản xuất kinh doanh của ngư dân tại Phú Quốc và cả những doanh nghiệp "ăn theo" làm phân phối, đóng chai rất phát đạt Hơn thế, các cơ sở sản xuất nước mắm đã trở thành những địa chỉ

du lịch, đảo Phú Quốc càng trở nên nổi tiếng nhờ thương hiệu nước mắm được nhiều người biết đến

- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cơ chế quản

lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động của địa phương đó, khắc phục tình trạng thất nghiệp Khi chỉ dẫn địa lý đã được thừa nhận và biết đến một cách rộng rãi trên thị trường, nó sẽ là phương tiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho không chỉ người sản xuất của địa phương mà cả những nhà kinh

doanh, nhà sản xuất nguyên liệu thô, phụ phẩm, các công ty vận tải… Thanh long Bình Thuận là một ví dụ điển hình cho vấn đề này Hiện nay, nông dân Bình Thuận sống tốt, sống khỏe nhờ thanh long Bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm phát triển theo như xây dựng, dịch vụ nông nghiệp, ăn uống,

Trang 21

2.2 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế

Trong số các đối tượng SHCN, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế là các đối tượng được quan tâm nhiều hơn vì những lợi ích thương mại mà các đối tượng này mang lại cho chủ sở hữu Vì vậy, ngoài các điều ước quốc tế chung về SHTT hay SHCN,

có rất nhiều các điều ước quốc tế riêng điều chỉnh các đối tượng này Đối với chỉ dẫn địa

lý, trước kia nó được xem là công việc của một số ít các chuyên gia, là mối quan tâm của

số ít các quốc gia sản xuất rượu vang và pho mát Vì vậy, chỉ xuất hiện trong các điều ước quốc tế về SHCN như một đối tượng được bảo hộ, trước khi Hiệp định TRIPS ra đời đã

có một số điều ước quốc tế coi chỉ dẫn nguồn gốc địa lý như là một đối tượng cần được bảo hộ quyền SHCN, như Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN, Thoả ước Madrid 1891

về chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc, Thoả ước Lisbon 1958 về bảo

hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ

Công ước Paris lần đầu tiên nhắc đến thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” và sau đó được quy định cụ thể trong thỏa ước Marid Theo đó một chỉ dẫn nguồn gốc thuần túy chỉ nói lên nguôn gốc địa lý, thông tin về nơi sản phẩm được sản xuất mà không đòi hỏi hàng hóa

đó phải có một chất lượng, danh tiếng nhất định, cũng không cần có sự liên quan giữa chất lượng của hàng hóa với nơi sản xuất ra hàng hóa đó Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn nguồn gốc khá đơn giản, không đòi hỏi yêu cầu về tính chất, chất lượng của sản phẩm cũng như mối quan hệ với điều kiện địa lý

Công ước Paris quy định một thuật ngữ liên quan đó là “ Tên gọi xuất xứ”, trước đó

đã được nhắc đến trong Thỏa ước Lisbon Đối với tên gọi xuất xứ, điều kiện về mối liên quan chặt chẽ giữa đặc tính của sản phẩm với các yếu tố địa lý , bao gồm cả tự nhiên và con người rất khắt khe, thường chỉ có thể đạt được với các sản phẩm nông nghiệp Mặc

dù Hiệp định Lisbon đã khắc phục được nhược điểm của hai công ước quốc tế trước đó là đưa ra quy định thủ tục bảo hộ tên gọi xuất xứ ở phạm vi quốc tế, nhưng chính những quy định chặt chẽ của Thoả ước Lisbon về tên gọi xuất xứ đã làm hạn chế số lượng quốc gia thành viên tham gia Chỉ các quốc gia Châu Âu với truyền thống lịch sử lâu đời và hệ thống thực thi pháp luật quốc gia hiệu quả mới có khả năng tham gia thoả ước Lisbon, bởi vào thời điểm này, hầu hết các quốc gia chưa biết nhiều đến khái niệm tên gọi xuất xứ

Trang 22

Chính vì vậy, ảnh hưởng của công ước này trong hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý trên bình diện quốc tế là khá hạn chế.

Để khắc phục những nhược điểm của các công ước trên, đồng thời đưa ra khái niệm chỉ dẫn địa lý theo hướng gần với một chỉ dẫn thương mại đặc biệt

Hiệp định TRIPS là công ước quốc tế đầu tiên đề cập đến chỉ dẫn địa lý như một đối tượng bảo hộ độc lập và có một mục riêng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý quy định tại điều 22 bao gồm các tiêu chuẩn bảo hộ chung cho mọi loại hàng hóa, tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn cho rượu vang và rượu mạnh quy định tại điều 23 Các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định TRIPS được xây dựng theo hai mục tiêu là: Chống lại việc làm giả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ nhà sản xuất và chống lại việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý sai lệch nhằm bảo vệ người tiêu dùng Theo đó, Hiệp định TRIPs quy định:

“Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định ” [39, điều 22]

Hiệp định TRIPs chỉ đưa ra các quy định tối thiểu mang tính chuẩn mực về chỉ dẫn địa lý, thực chất là ghi nhận một hình thức SHCN đã tồn tại trong thương mại từ rất lâu như một loại tài sản trí tuệ mới và cũng là phương thức bảo vệ cho lợi ích của các chủ thể của loại tài sản đó Quan trọng hơn, Hiệp định TRIPs là bước đột phá về nhận thức của các quốc gia về vai trò cũng như lợi ích trị kinh tể, xã hội mà các chỉ dẫn địa lý mang lại cho thương mại quốc tế Theo đó, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực được chỉ dẫn tới Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý giảm nhẹ hơn so với tên gọi xuất xứ, chỉ cần hàng hóa có chất lượng, đặc tính hoặc uy tín nhất định chủ yếu do các yếu tố của xuất xứ địa lý quy định Ngoài những quy định về mức bảo hộ chung cho các chỉ dẫn địa lý, Hiệp định TRIPS còn có một quy định về mức bảo hộ cao hơn cho các chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh Nếu như việc bảo

hộ chỉ dẫn địa lý theo mức bảo hộ chung dựa trên nguyên tắc ngăn chặn việc sử dụng chỉ dẫn địa lý gây ra sự nhầm lẫn về xuất xứ thực của hàng hoá hoặc cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì đối với tiêu chuẩn bảo hộ bổ sung, người sử dụng hợp pháp chỉ cần chứng minh chỉ dẫn địa lý được sử dụng cho các sản phẩm không có xuất xứ từ khu vực địa lý đó là đủ Điều này có nghĩa việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm không có nguồn gốc từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó sẽ bị ngăn chặn kể cả

Trang 23

trong trường họp đã nêu xuất xứ thật của sản phẩm hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy Ví dụ năm 196.1, toà án của Anh đã không cho phép một nhà sản xuất rượu của Tây Ban Nha Costa Brava Wine Co Ltd sử dụng chỉ dẫn Spainish Champagne cho loại rượu được sản xuất tại Tây Ban Nha mặc dù tuyên bố “Spainish Champagne” không hề gây nhầm lẫn về xuất xứ thật của sản phẩm Năm 1993, công ty sản xuất đồ uống Allbev Ltd & Anr cũng bị buộc phải ngừng sử dụng nhãn hiệu

Elderflower Champagne cho một loại đồ uống của mình” Ngoài ra, Champagne còn được bảo vệ trong rất nhiều trường hợp sử dụng cũng các thuật ngữ mang tính mô phỏng như Australian Champagne, Champagne from Australia, Champagne style Australian wine, Made in Australia by Methode Champenoise

Việc quy định mức bảo hộ cao hơn cho hai sản phẩm rượu vang và rượu mạnh thể hiện ý chí của các quốc gia Châu Âu, những nước có thế mạnh thực sự trong lĩnh vực này

và là nhóm nước có ảnh hưởng lớn tới việc thành lập Hiệp định TRIPs Mức bảo hộ bổ sung này, xét dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ thật sự thoả đáng cho các chỉ dẫn địa lý Chủ sở hữu hợp pháp chỉ dẫn địa lý không cần chứng minh việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của người khác đó có thực sự gây nhầm lẫn và cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh không, mà chỉ cần chứng minh sản phẩm không xuất xứ thực từ khu vực đó Tuy nhiên, xét dưới góc độ thương mại, việc quy định này chỉ áp dụng riêng cho rượu vang và rượu mạnh thực sự thể hiện sự không công bằng về lợi ích của các quốc gia trong hệ thống thương mại đa biên Điều này có nghĩa là chỉ những quốc gia có thế mạnh về sản xuất rượu vang và rượu mạnh được hưởng lợi từ các quy định này

Các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPS chú trọng đặc biệt đến những quy định yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những biện pháp pháp lý nhằm ngăn ngừa những chỉ dẫn lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ thật của hàng hóa và hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Như vậy, vấn đề bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý từ lâu đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm đến Khái niệm và điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được quy định ngày càng hoàn thiện qua các điều ước quốc tế Việt Nam đã nội luật hóa các điều ước quốc tế để vận dụng phù hợp theo điều kiện hoàn cảnh nước nhà

Trang 24

2.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam.

Với chức năng là những dấu hiệu được sử dụng để chỉ dẫn sản phẩm hàng hóa đến

từ một khu vực địa lý đặc biệt Chỉ dẫn địa lý phải là các dấu hiệu mang thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 79, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Thứ nhất, Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

Đây là một điều kiện rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như điều kiện cho người sử dụng chỉ dẫn địa lý Nền tảng cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

là chất lượng và uy tín của sản phẩm Yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến một khu vực địa lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuất tại một khu vực địa lý khác thì sẽ không bảo đảm được chất lượng, uy tín như vậy

Có nguồn gốc từ khu vực địa lý được hiểu là sản phẩm phải được sản xuất, gia công, chế biến từ khu vực địa lý đó Mỗi sản phẩm có đặc thù khác nhau, các bước trong quá trình sản xuất cũng có ảnh hưởng khác nhau đối với sản phẩm Có những sản phẩm mà chỉ có thể lấy nguyên liệu sản xuất, chế biến ở một địa phương nhất định và không thể thay thế, và nếu có thay thế thì chất lượng không được như trước đó Cũng có những sản phẩm khác thì nguyên liệu sản xuất, chế biến không quyết định đến chất lượng sản phẩm

mà là phương pháp chế biến Quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều bước, công đoạn, mỗi công đoạn ảnh hưởng khác nhau tới sản phẩm Vấn đề ở đây là hiểu thuật ngữ

“nguồn gốc” như thế nào? “nguồn gốc” là toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến hàng hoá phải được tiến hành tại lãnh thổ, khu vực địa lý đó hay chỉ cần một công đoạn, một khâu trong quá trình sản xuất, chế biến được thực hiện tại khu vực địa lý đó là đủ? Do mục tiêu của Hiệp định TRIPs là nhằm đưa ra các quy định mang tính chất tối thiểu, vì vậy, hầu hết các quốc gia giải thích thuật ngữ “bắt nguồn” theo hướng chỉ cần một công đoạn, một khâu trong quá trình sản xuất chế biến được thực hiện ở một lãnh thổ, một khu vực địa lý xác đinh là có thể được coi như là một chỉ dẫn địa lý Pháp luật nước ta cũng quy định điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ cần một hoặc một số công đoạn sản xuất như sản xuất nhiên liệu, chế biến nguyên liệu, tạo ra sản phẩm… có ý nghĩa quyến định đến chất

lượng, uy tín của sản phẩm được tiến hành tại địa phương đó đã đủ điều kiện tạo nên đặc

Trang 25

Tóm lại, sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi toàn bộ hoặc một số công đoạn chính trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và duy trì tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn Người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trong bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng sản phẩm phải chỉ ra và chứng minh những công đoạn bắt buộc phải được thực hiện tại khu vực địa lý được chỉ dấn và công đoạn đó quyết định đến tính chất, chất lượng, và

uy tín của sản phẩm

Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý chủ yếu của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Trước tiên, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc

tính chủ yếu Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể hiểu là tổng thể các thuộc tính bao gồm: các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật, các đặc trưng về cảm quan, bảo quản… cùng với các chỉ dẫn quy trình sản xuất để xác định phẩm chất riêng biệt của sản phẩm Chất lượng, đặc tính được quy định tại khoản 2, điều 81 Luật SHTT: “

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số tiêu chí định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng các phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.”

Danh tiếng của sản phẩm có thể gắn với các yếu tố lịch sử Luật SHTT quy định:

“Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến

và chọn lựa sản phẩm đó.”(khoản 1, điều 81, LSHTT) Danh tiếng xuất phát từ đặc tính

khác biệt của sản phẩm, khả năng tự phân biệt của sản phẩm với những sản phẩm khác Những sản phẩm có danh tiếng thường là những sản phẩm có chất lượng, đặc tính riêng biệt so với những sản phẩm khác cùng loại mà qua thời gian lâu dài, nó đã được người tiêu dùng nhận biết và thừa nhận rộng rãi chất lượng đặc biệt của chính mình

Danh tiếng, chất lượng và đặc tính chủ yếu là một điều kiện rất quan trọng, bởi nó đáp ứng được vai trò của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm đó là bảo vệ uy tín

Trang 26

của người sản xuất, chống cạnh tranh không lành mạnh cũng như bảo hộ cho những người tiêu dùng đã tín nhiệm và sử dụng sản phẩm.

Tiếp theo, phải có mối liên hệ phụ thuộc giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính

của sản phẩm với các điều kiện địa lý của nơi xuất xứ Điều kiện này đòi hỏi người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải chứng minh các yếu tố đặc thù của khu vực địa lý đã ảnh hưởng, tác động như thế nào đến chất lượng, đặc tính hoặc danh tính của sản phẩm

Điều này có nghĩa chỉ dẫn địa lý không những chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá mà còn quyết định chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính riêng biệt của hàng hoá Nói cách khác, yếu tố thứ ba khẳng định chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác của hàng hóa được quyết định bởi nguồn gốc địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước và yếu tố con người như kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, chế biển sản phẩm hay một nét văn hóa truyền thống của địa phương đó Khoản 1, điều

82, Luật SHTT quy định: “ Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu

tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn đó”

- Các yếu tố tự nhiên: bao gồm khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái… được quy định tại khoản 2, điều 82, Luật SHTT Ví dụ như chỉ dẫn địa lý Chè Tân Cương Nhờ

có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất ở Tân Cương có chứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, về khí hậu, vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển được cho là điều kiện

lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện, sự bức xạ nhiệt phù hợp tất cả góp phần làm cho chè Tân Cương mang một hương vị đặc biệt

- Các yếu tố về con người: “ bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống ở địa phương” (khoản 3, điều 82, Luật SHTT)

Quy định về mức độ liên hệ này là điểm quan trọng trong khái niệm chỉ dẫn địa lý Chỉ cần một trong ba yếu tố chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác là đủ làm nên một chỉ dẫn địa lý Vì vậy, bên cạnh những sản phẩm có đặc tính nhờ điều kiện tự nhiên như khí hậu hay thổ nhưỡng, chỉ dẫn địa lý có thể sử dụng cho các hàng hóa có danh tiếng từ các sáng kiến của địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ hay các mặt hàng công nghiệp

Ví dụ Sheffield là chỉ dẫn địa lý dùng cho các sản phẩm dao kéo được sản xuất ở vùng Sheffield Đây là vùng đất được bao quanh bởi những dãy đồi và là nơi hội tụ của năm

Trang 27

nhánh sông nên Sheffield khá giàu khoáng sản như sắt và than, hai nguyên liệu chính để sản xuất dao kéo Giàu tài nguyên lại có dòng chảy cung cấp sức nước là những điều kiện thuận lợi để Sheffield trở thành một trung tâm sản xuất thép từ thế kỷ XIV Qua thời gian, dao kéo sản xuất ở khu vực này trở nên nổi tiếng và tinh sảo, hiện nay đang được bảo vệ như nhãn hiệu chứng nhận tại Anh Ngoài ra, còn một số sản phẩm công nghiệp có danh tiếng đã trở thành chỉ dẫn địa lý như đồng hồ Thuỵ Sỹ hay dao kéo Thuỵ Sỹ (Swiss

2.4 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật về nhãn hiệu

2.4.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý với danh nghĩa là một nhãn hiệu thông thường.

Do chỉ dẫn địa lý có nhiều chức năng giống nhãn hiệu, do vậy, ở một số quốc gia đã bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua pháp luật về nhãn hiệu như Anh, Hoa Kỳ, Ca-na-da, Australie…Họ không quá chú trọng vào quyền chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn xác nhận rằng sản phẩm thực sự có nguồn gốc từ một vùng địa lý cụ thể, có các yếu tố đặc trưng do điều kiện tự nhiên mang lại mà chú trọng xác định tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bảo hộ Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thực hiện dựa trên các đạo luật có sẵn áp dụng để bảo hộ nhãn hiệu Điểm đ, Khoản 2, Điều 74, Luật SHTT cũng có dành một trường hợp ngoại lệ cho việc đăng ký nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý nếu “ dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của Luật này” Như vậy, theo

Trang 28

quy định này của Luật SHTT, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý có thể được chấp nhận bảo hộ nếu nó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu.

Mặc dù những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa bị coi là không có khả năng phân biệt nhưng trên thực tế, nhiều nhãn hiệu có chứa thành phần mô tả nguồn gốc địa lý vẫn được chấp nhận đăng ký bảo hộ Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật SHTT, nhiều nhãn hiệu là các tên địa danh đã được đăng ký bảo hộ như: Nhãn hiệu “vang Đà Lạt” của công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng; nhãn hiệu “bia Sài Gòn” của Công ti bia

Hà Nội; nhãn hiệu “bánh phồng tôm Sa Đéc” của công ty thực phẩm Đồng Tháp… Các nhãn hiệu này được bảo hộ vì rất nhiều lý do khác nhau “Bia Hà Nội” được bảo hộ có lẽ

vì nhãn hiệu này đã được sử thừa nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian khá lâu( từ thời kỳ Pháp thuộc); hay “Sa Đéc” không phải là một địa danh quá nổi tiếng đối với công chúng và địa danh này không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm bánh phồng tôm Về cơ bản, việc đăng ký những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý làm nhãn hiệu rất khó khăn nhưng Luật SHTT cũng dành ra trường hợp đặc biệt, khi dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ đã được người nộp đơn sử dụng và được biết đến một cách rộng rãi trong một khoảng thời gian nhất định Trong trường hợp này, do dấu hiệu đã trở nên quen thuộc và phổ biến với người tiêu dùng nên khi dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa, người tiêu dùng có thể không có lý do để nghĩ hay liên tưởng rằng dấu hiệu đó chỉ ra nơi sản xuất hay nguồn gốc sản phẩm mà chỉ đơn giản xem nó như một dấu hiệu để phân biệt hành hóa trên thị trường

Để bảo vệ chỉ dẫn địa lý cũng như tránh gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm hàng hóa và để xác định lại một cách chắc chắn việc đăng ký các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa làm nhãn hiệu thông thường sẽ không gây tổn hại đến việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này cần bổ sung thêm một số tiêu chí để xem xét việc đăng ký các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa Ngoài việc người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu chứng minh dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như một nhãn hiệu theo điểm đ, khoản 2, điều 74, các tiêu chí sau cũng cần được đưa ra để cân nhắc, xem xét:

- Khu vực địa lý mà dấu hiệu chỉ dẫn tới không phải là một địa danh nổi tiếng hoặc được biết dến rộng rãi đối với quảng đại công chúng;

Trang 29

- Khu vực địa lý không có mối liên hệ gì giữa các điều kiện địa lý của nơi đó với chất lượng, tính chất mang tính đặc thù hoàn toàn so với các địa phương khác của sản phẩm mang nhãn hiệu.

2.4.2 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý với danh nghĩa là một nhãn hiệu tập thể.

Ở nhiều quốc gia không có hệ thống bảo hộ riêng cho chỉ dẫn địa lý thì các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm vẫn được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể Khoản

17 điều 4 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch

vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.” Khoản 3 Điều 87 Luật này cũng quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể: “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.”

Trên thực tế ở nước ta có một số lượng không nhỏ các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý được đăng ký như là nhãn hiệu tập thể, thường là xác định nguồn gốc xuất xứ địa lý của các loại nông sản, thực phẩm như: Gạo Nàng Thơm chợ Đào; chè Thái Nguyên…

Vì những tiêu chuẩn của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý khá khắt khe nên không phải sản phẩm của địa phương nào cũng đạt được Để kịp thời bảo vệ các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý cho sản phẩm địa phương, tránh bị người khác đăng ký độc quyền trước, việc đăng

ký nhãn hiệu tập thể là sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chuyển sang đăng ký chỉ dẫn địa lý, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ cần làm thủ tục xin hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và chuyển sang đăng ký chỉ dẫn địa lý

2.4.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý với danh nghĩa là một nhãn hiệu chứng nhận.

Nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu mới được quy định Theo đó, pháp luật quy định có hai loại nhãn hiệu chứng nhận, đó là: nhãn hiệu chứng nhận chất lượng và nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hóa, dịch vụ Do có một số điểm giống với nhãn hiệu chứng nhận nên các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hóa, dịch vụ

Trang 30

Để tránh việc đăng ký tùy tiện, điều 9 thông tư số 05/2013/TT-BKHCN đã quy định những điều kiện nhất định:

a) Văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc các dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc một địa phương);

- Tất cả các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc nhiều địa phương)

b) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý đó và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền”

Kết luận: có thể thấy, nhãn hiệu có thể là bất kỳ dấu hiệu nào nhìn thấy được, tự nó

có khả năng phân biệt Những dấu hiệu của chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ được xếp vào loại những dấu hiệu mang tính chất mô tả, đã mất đi khả năng tự phân biệt Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất có xu hướng chọn những dấu hiệu liên quan đến nguồn gốc địa lý, mặc dù họ biết việc được chấp nhận bảo hộ là rất khó khăn Thông thường, khi sử dụng những dấu hiệu có chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, nhà sản xuất muốn người tiêu dùng có sự liên tưởng giữa sản phẩm đó và khu vực địa lý trên nhãn hiệu để việc sử dụng có thể khiến cho khách hàng có

sự tin tưởng về chất lượng hay danh tiếng của sản phẩm Nếu việc đăng ký những loại nhãn hiệu này là nhằm lợi dụng danh tiếng của khu vực địa lý thì đó là hành vi nhằm tư hữu hóa tài sản chung, gây ảnh hưởng tới lợi ích công cộng và cần phải loại trừ

Tuy nhiên, vì những điều kiện để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý không dễ gì đạt được, nhằm mục đích bảo vệ các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý cho sản phẩm địa phương, tránh bị người khác đăng ký độc quyền trước thì việc bảo hộ các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý dưới dạng nhãn hiệu lại là một lựa chọn đúng đắn

Trang 31

Bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý theo hệ thồng bảo hộ nhãn hiệu là mô hình khá hiệu quả, trên thực tế việc áp dụng bảo hộ nhãn hiệu cho chỉ dẫn địa lý có nhiều thuận lợi vì phát huy được ưu điểm của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời vẫn bảo đảm được tính tập thể cũng như việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm Do đó, việc nghiên cứu đặc thù về điều kiện áp dụng và ưu, nhuợc điểm của mỗi hình thức, từ đó đối chiếu với tình hình thực tế tại địa phuơng là thực sự cần thiết

2.5 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.

Mặc dù luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã đưa ra các điều kiện để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý nhưng có những đối tượng cho dù có đáp ứng được các điều kiện tại điều 79 Luật sở hữu trí tuệ 2005 vẫn không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Đó là các trường hợp quy định tại điều 80 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

1 Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

2 Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ,

đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

3 Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc

sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

4 Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó

Phân tích cụ thể từng trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

+ Trường hợp thứ nhất là tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá

ở Việt Nam

Một trong các chức năng của chỉ dẫn địa lý là chức năng nhận biết và phân biệt, tức

là chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng biết nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Danh tiếng, chất lượng của sản phẩm chủ yếu do nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó quyết định Đối với những chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung thì sẽ khiến cho chỉ dẫn đó mất hoàn toàn khả năng phân biệt nguồn gốc hàng hóa

Ngoài ra, khi chỉ dẫn địa lý trở thành tên gọi chung của hàng hoá, điều này có nghĩa là bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có quyền sử dụng chỉ dẫn đó cho sản phẩm của mình Nếu chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó đồng nghĩa với việc ngăn cấm tất cả các

Trang 32

nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp tục sử dụng chỉ dẫn cho hàng hoá của họ sản xuất ra Việc này mang lại những bất lợi cho cá nhà sản xuất trong nước.

+ Trường hợp thứ hai, chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng

Tương tự như trường hợp thứ nhất, khi chấp nhận bảo hộ đối với một chỉ dẫn địa

lý nước ngoài tức là ngăn cấm tất cả doanh nghiệp trong nước gắn chỉ dẫn địa lý đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo

hộ Những điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang tạo lợi thế cho các sản phẩm nước ngoài cạnh tranh với những sản phẩm trong nước trong khi ở nước của họ thì không

+ Trường hợp thứ ba là đối với khoản 3 điều 80 Luật sở hữu trí tuệ “Chỉ dẫn địa

lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa

lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm”

Mục 45.3 Thông tư 01/2007 có quy định “nếu tìm thấy một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một chỉ dẫn địa lý, Cục SHTT thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có

ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ký thông báo, trong đó nêu rõ quyền phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu” Danh

tiếng của một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đuợc xác định bằng mức độ tín nhiệm của nguời tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ nhiều người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó Thí dụ nuớc mắm Phú Quốc hay chè San Tuyết Mộc Châu

Trường hợp cùng một dấu hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu lại được đăng ký chỉ dẫn địa lý cho cùng một sản phẩm giống nhau, nếu có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm thì chỉ dẫn địa lý đó không được bảo hộ Ví dụ, MONT BLANC là nhãn hiệu của một hãng sản xuất bút máy nổi tiếng, nhưng cũng là tên một ngọn núi của Thụy Sỹ

+ Trường hợp loại trừ cuối cùng là “Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó” Mục 45.3 thông tư 01/2007 có giải thích “chỉ dẫn địa lý gây sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó khi bị coi là trùng hoặc tương tự tới mức không thể phâm biệt được với những dấu hiệu đang được người tiêu dùng Việt Nam

Trang 33

biết đến với danh nghĩa là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ” Chức năng

quan trọng và cơ bản của chỉ dẫn địa lý là chức năng thông tin, chỉ dẫn và chức năng nhận biết, phân biệt Nhờ vào những tên gọi, biểu tượng, hình ảnh hoặc các chỉ dẫn khác người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc hàng hóa, uy tín chất lượng, đặc tính sản

phẩm Những chỉ dẫn không đáp ứng được chức năng này thì không thể bảo hộ là chỉ dẫn đia lý Trường hợp tại khoản 4 điều 80 loại trừ khả năng bảo hộ đối với những chỉ dẫn gây

ra nhận thức sai lệch hoặc nhầm lẫn của công chúng về xuất xứ thật của hàng hóa Khả năng nhầm lẫn xảy ra trong các trường hợp sau:

- Sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn địa lý không đúng với xuất xứ thực Dấu hiệu được

sử dụng trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của khu vực địa lý khác với xuất xứ thực của sản phẩm Ví dụ sản phẩm rượu Việt Nam đăng lý dấu hiệu là chữ Chi-lê (chỉ dân trực tiếp) hay hình con đại bàng trắng(chỉ dân gián tiếp) sẽ làm người tiêu dùng lầm tưởng đó là rượu của Chi-Lê hoặc Mỹ

- Chỉ dẫn có thể đúng với nghĩa đen về lãnh thổ, khu vực hoặc địa phương nơi hàng hóa được sản xuất nhưng lại làm công chúng hiểu rằng hàng hóa đó bắt nguồn từ khu vực địa lý khác Đây là trường hợp đối với những chỉ dẫn địa lý đồng âm được quy định trong hiệp định Trips do thế giới có nhiều khu vực địa lý khác nhau

nhưng có cùng tên gọi

2.6 Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

2.6.1 Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.

* Quyền đăng ký chỉ dẫn đại lý.

Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó

Theo Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký

Trang 34

chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó

* Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định tại khoản 4 điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu chỉ dẫn địa

lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho

tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cụ thể:

Thứ nhất, nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Theo khoản 1 điều 19 nghị định 103/2006, các cơ quan tổ chức đó bao gồm:

a Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa

phương;

b Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;

c Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa

lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ hai, theo điểm a khoản 2 điều 123 Luật sở hữu trí tuệ, các tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa

lý Sử dụng chỉ dẫn địa lý tức là thực hiện các hành vi:

a Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

Trang 35

b Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

c Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.(Khoản 7 điều 124 Luật

sở hữu trí tuệ 2005)

Thứ ba, các tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý có thể thực hiện quyền tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 điều 19 nghị định 103/2006 và điều 198 Luật sở hữu trí tuệ khi có các hành vi xâm phạm quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Thứ tư, Luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng có tham khảo trường hợp ngoại lệ tại điều 24.4 của Hiệp định Trips khi quy định tại điểm g khoản 2 điều 125 rằng các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó

Nhận xét: Theo nghiên cứu cũng như so sánh với các đối tượng sở hữu sở hữu công

nghiệp khác thì ta thấy có sự khác nhau Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì chủ thể đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp( chủ đơn) và người được cấp văn bằng bảo hộ thường là đồng nhất với nhau, tuy nhiên đối với chỉ dẫn địa lý thì không có

sự đồng nhất giữa người nộp đơn và người được cấp văn bằng bảo hộ

2.6.2 Trình tự thực hiện:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý, chủ đơn sẽ tiến hành nộp đơn và đơn sẽ được xem xét theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Cụ thể:

- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ

sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP

Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối

với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không Các thủ tục thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại điểm 13 và điểm 14 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

Trang 36

- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn

- Công bố đơn: Đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý được chấp nhận là hợp lệ được công bố

trên Công báo Sở hữu Công nghiệp Nội dung công bố đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý

- Thẩm định nội dung đơn: Đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là hợp

lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ

Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được tiến hành theo trình tự chung quy định tại điểm 15 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN và các quy định cụ thể tại điểm này

- Ra quyết định cấp, đăng bạ, công bố Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý:

Các thủ tục ra quyết định cấp, đăng bạ, công bố Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo quy định chung tại điểm 18 và điểm 19 của Thông tư số

01/2007/TT-BKHCN

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục

Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ

2.6.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:

*Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ khai :theo mẫu 05-CDĐL quy định tại Phụ lục A của Thông tư số BKHCN

Trang 37

01/2007/TT Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản) : Yêu cầu đối với Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm

(a) Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải có các thông tin chủ yếu sau đây:

(i) Liệt kê các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa

lý do điều kiện địa lý quyết định - được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định lượng về vật lý, hoá học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương pháp thử xác định; và/hoặc

(ii) Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định - được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được; và

(iii) Điều kiện địa lý tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm các yếu tố độc đáo về khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác; các yếu tố độc đáo

về kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương (có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất/chất lượng, danh tiếng của sản phẩm), nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thông tin rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được (nếu trong các thông tin nêu trên có các thông tin bí mật, bí quyết kỹ thuật chưa được bộc lộ hoặc chưa được biết đến một cách rộng rãi bên ngoài địa phương thì người nộp đơn có quyền từ chối cung cấp các thông tin chi tiết về bí mật, bí quyết đó nếu không được cam kết bảo mật các thông tin đó theo yêu cầu của mình); và

(iv) Mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nêu tại các điểm 43.4.a (i) và (ii) với điều kiện địa lý nêu tại điểm 43.4.a (iii) trên đây

Ngày đăng: 14/05/2016, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w