Tóm tắt Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện US – Shrimp đính kèm email: − Chỉ tóm tắt án lệ theo các vấn đề pháp lý có liên quan đến Điều XX của GATT 1994; − Chú ý làm rõ quan đ
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ
GV: ThS ĐÀO GIA PHÚC
LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hướng dẫn học tập
BÀI 7: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐIỀU XX)
Câu hỏi ôn tập:
1 Mô tả mối quan hệ giữa ‘tự do hoá thương mại’ và ‘bảo vệ sức khoẻ và môi trường’ ?
2 Khi nào một quốc gia thành viên sử dụng Điều XX của GATT 1994 trong các vụ kiện ?
3 Các giá trị cộng đồng nào được đề cập đến trong Điều XX ?
4 Tóm tắt Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện US – Shrimp (đính kèm email):
− Chỉ tóm tắt án lệ theo các vấn đề pháp lý có liên quan đến Điều XX của GATT 1994;
− Chú ý làm rõ quan điểm của Cơ quan phúc thẩm đối với các lập luận trước đó của Ban hội thẩm;
− Chú ý các điều kiện cơ quan giải quyết tranh chấp đặt ra để chứng minh một biện pháp có thể thoã Điều XX(g)
5 Tóm tắt Báo cáo của Ban hội thẩm trong vụ kiện Brazil – Retread Tyres (sử dụng tài liệu
của NYU từ trang 64 đến 120 – đính kèm email):
− Chỉ tóm tắt án lệ theo các vấn đề pháp lý có liên quan đến Điều XX của GATT 1994, không cần tóm tắt các vấn đề liên quan đến MERCOSUR;
− Chú ý các điều kiện cơ quan giải quyết tranh chấp đặt ra để chứng minh một biện pháp có thể thoã Điều XX(b)
Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)
Vào năm ngoái, Richland ban hành một quy định – thường được gọi với tên là ‘Đạo luật Tetra Pak’ trong đó quy định tất cả các loại đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra Pak1, trước thời điểm trên các loại nước uống giải khát không cồn tại Richland thường được đựng trong chai thuỷ tinh Theo Richland, việc tái chế vỏ hộp Tetra Pak thì thân thiện với môi trường hơn việc tái chế chai thuỷ tinh (không cần phải hao tốn nước và chất tẩy rửa công nghiệp) Ngoài ra, việc sử dụng vỏ hộp Tetra Pak thay cho chai thuỷ tinh sẽ giảm việc sử dụng silica (SiO2), theo như Richland, là loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt Newland cũng cho rằng mục
1Chi tiết về Tetra Pak xem tại http://www.tetrapak.com/vn
Trang 22
đích sử dụng chính của bao bì Tetra Pak cho các loại đồ uống không cồn là nhằm giúp cho người tiêu dùng nhận thấy được sự khác biệt giữa đồ uống có cồn và đồ uống không cồn và như vậy người tiêu dùng có thể tránh được sự nhầm lẫn khi lựa chọn, gián tiếp bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Richland củng cố việc ban hành ‘Đạo luật Tetra Pak’ của mình với rất nhiều những dẫn chứng nghiên cứu khoa học, tuy nhiên những nghiên cứu đó không phản ánh được quan điểm đa
số của cộng đồng nghiên cứu khoa học có liên quan
Newland là nhà xuất khẩu chính các loại đồ uống không cồn đựng trong chai thủy tinh đến Richland, do vậy ‘Đạo luật Tetra Pak’ gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành sản xuất nước giải khát của Newland Newland cho rằng Richland ban hành đạo luật này cơ bản là nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất bao bì đang phát triễn mạnh của mình Theo ý kiến của Newland, không tồn tại một cơ sở khoa học nghiêm túc nào cho việc Richland yêu cầu sử dụng bao bì Tetra Pak và mức độ bảo vệ môi trường đặt ra bởi Richland là quá cao Newland đồng thời cũng phát hiện ra rằng các loại đồ uống không cồn của Nearland, một quốc gia láng giềng của Richland, được dành cho một thời hạn
10 năm để chuẩn bị cho việc xuất khẩu của mình cho phù hợp với ‘Đạo luật Tetra Pak’ Newland
bổ sung thông tin thêm rằng vào năm ngoái Richland cũng đã từ chối lời đề nghị của Newland để tiến hành việc đàm phán đa phương về việc hạn chế dần việc sử dụng chai thuỷ tinh cho đồ uống không cồn
Cuối tuần trước, Newland đã yêu cầu tham vấn với Richland về sự phù hợp của ‘Đạo luật Tetra Pak’ với các quy định WTO Bạn là một luật sư trẻ đầy tiềm năng trong ban cố vấn pháp lý về các quy định của WTO cho chính phủ Newland Nhiệm vụ của bạn là soạn thảo một bản tư vấn pháp
lý có tính thuyết phục để yêu cầu Richland điều chỉnh lại đạo luật của mình