1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập phương án kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty MT7 sang công ty TLPY ( anh )

24 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 40,77 KB

Nội dung

Phương án kinh doanh không chỉ là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường,khách hàng, đối thủ cạnh tranh,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một con thuyền nhỏ bé đứng trước biển cả rộng lớn mà không biết phải đi về đâu, không biết làm sao có thể tránh được những cơn bão dữ dội có thể ập xuống bất cứ lúc nào, không biết nơi nào là tốt nhất có thể cập bến… Doanh nghiệp cũng sẽ như vậy, sẽ mất phương hướng trước thị trường bao la và sẽ không vượt qua được những rủi ro, thách thức có thể xảy ra nếu không có một phương án kinh doanh hợp lý

Phương án kinh doanh không chỉ là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường,khách hàng, đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các phương hướng kinh doanh hợp lý

mà còn giúp doanh nghiệp thấy được trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, và có thể tìm ra giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa

Có thể nói lập phương án kinh doanh là một bước tiền đề quan trọng trong mỗi dự

án kinh doanh trong và ngoài nước Để hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi, vì đây là cơ sở cho việc ra quyết định xem doanh nghiệp có nên xuấtkhẩu hay không Hiện nay ở nước ta có khá nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm kim ngạch cao trong nền kinh tế quốc dân như: dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê, đặc biệt là mặt hàng gạo, bởi đây được coi là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam Mặt hàng gạo của Việt Nam đã từng bước phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ với các thị trường bạn như: Thái Lan , Ấn Độ Tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng gạo chiếm khá lớn, đem lại lượng ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà Nhà nước và Bộ công thương đã có những chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này Vì

vậy, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài : “ Lập phương án kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty MT7 sang công ty TLPY ( Anh ) ”

Trang 2

CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU

1 Căn cứ pháp lý

Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu gạo cho tháng 12 năm 2013 công ty chúng tôi căn cứ trên các quy định pháp lý sau :

_ Luật Thương Mại của nước CHXHCN Việt Nam 2005

_Nghị định 12 NĐ - CP ngày 23/01/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết việc hướng dẫn thực hiện Luật Thương Mại 2005 Cụ thể có thể kể đến như :

Điều 10 Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng

1 Xuất khẩu gạo các loại và lúa hàng hoá

Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đều được phép xuất khẩu gạo, lúa, hàng hoá

Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa, hàng hóa lớn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, điều hành việc xuất khẩu gạo hàng năm theo nguyên tắc:

Bảo đảm về an ninh lương thực

Tiêu thụ hết lúa, hàng hóa và bảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân, đồng thờiphù hợp mặt bằng giá cả hàng hoá trong nước

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khi các nguyên tắc này không được bảo đảm hài hoà

Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Namvới Chính phủ nước ngoài (hợp đồng Chính phủ), Bộ Thương mại trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng và giao hàng

Bộ Thương mại xây dựng Quy chế để từng bước tổ chức đấu thầu thực hiện các hợp đồng này

Trang 3

- Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu khác như Luật Hải Quan, nghị định 154/2005/NĐ- CP, thông tư 113/2005/TT – BTC

Add: Tower A Leon Street - Hamburg German

Trang 4

Quantity : 1.000 MTTotal : 300.000 USDWhich includes packing,The price will be valid within 10 days from the date of this letter.

Payment : to be made by an L/C Packing : The goods will be packed in single new jute bags of 30kgs net each

Delivery : No later than 30 days of receiving of our order

We’re looking forward to hearing from you

Add: lat A 3/F Central Tower

Trang 5

Commodity : Vietnam White RiceUnit price : 450USD/MT

Quantity : 10.000 MT

Total : 4.500.000 USDWhich includes packing, The price will be valid within 30 days from the date of this letter

Payment : to be made by an L/C at sight

Packing : The goods will be packed in single new jute bags of 50 kgs net each

Delivery : No later than 90 days of receiving of our order

We’re looking forward to receiving your reply in the near future

Trang 6

Ngày 25-10-2013, tờ Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã vươn lên thành cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt 5,9 triệu tấn, đứng thứ hai là Ấn Độ với 5,6 triệu tấn, và Thái Lan “rớt hạng” xuống vị trí thứ ba với 5,2 triệu tấn Còn theo Hiệp hội Lươngthực Việt Nam (VFA), gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 có thể lên tới 7,5 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm ngoái Trong khi đó năm 2013, gạo xuất khẩu Thái Lan cũng có thể đạt mốc 7,5 triệu tấn, ngang ngửa mức dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam Hơn nữa, theo nhận định của một quan chức Bộ Thương mại, ông Tikhumporn Natvaratat thì Thái Lan sẽ lấy lại vị trí số một về xuất khẩu gạo khi hai đối thủ là Ấn Độ đang gặp rắc rối trong vấn đề quá tải cảng xuất khẩu, còn Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề hạn hán.

Có một thực tế rất đáng suy nghĩ là về giá trị thì gạo Thái vẫn chiếm ưu thế

Thông tin trên báo The Nation (Thái Lan) cho thấy một tấn gạo trắng 5% tấm của

Thái Lan bán với giá 570 USD khi gạo Việt Nam chỉ bán được 490 USD Theo cách tính này, Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu với doanh số 3,5 tỉUSD, Việt Nam theo sau với 2,45 tỉ USD Như vậy, bài toán "giá trị thặng dư" của gạo Việt vẫn còn quá nan giải đối với Nhà nước

Thực tế hiện nay gạo Việt Nam không khác biệt quá xa so với gạo Thái Thậm chí, tính đến hết tháng 5-2013, gạo thơm và gạo cao cấp Việt Nam chiếm 35% thị phần London (Anh) đạt 40,4 triệu USD và được dự báo có thể lên đến 60%, thay thế gạo Thái Lan ở thị trường này Đó là chưa kể gạo Thái Lan gặp nhiều khó khăn do chính sách trợ giá của chính phủ Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn trên, gạo Thái vẫn nằm ở mức thặng dư cao Điều đó chứng minh giá trị hạt gạo không bị quyết định hoàn toàn bởi những yếu tố ngoại cảnh, mà là chính sách mua - bán trong xuất nhập khẩu theo cơ chế cung - cầu của thị trường

Nghị định về "Kinh doanh Xuất khẩu gạo" (số 109/2012/NĐ-CP) trong thời gian qua cũng có nhiều ưu điểm nhất định Cơ chế quản lý có thể huy động gạo tập

Trang 7

trung hướng đến mục tiêu co hẹp các cửa xuất khẩu nhằm giữ uy tín, chất lượng gạo Việt Tuy nhiên, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo dường như quá

"khắc nghiệt" khi phải đáp ứng cả ba điều kiện:

 Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

 Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa, phù hợp với quy chuẩn theo quy định

 Có ít nhất một cơ sở xay, xát lúa, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ, phù hợp quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thêm vào đó, Nghị định này còn yêu cầu "doanh nghiệp phải dự trữ tối thiểu 10% lượng gạo đã xuất khẩu sáu tháng trước đó" Chưa bàn đến sựthiếu hợp lý từ yêu cầu dự trữ tối thiểu 10% (vì vấn đề an ninh lương thực là nhiệm vụ của Cục Dự trữ quốc gia) thì Nghị định 109 có những bất cập

Thứ nhất, gạo Việt Nam liên tục rớt giá do thiếu "cửa ra" Cơ chế ràng

buộc các nhà xuất khẩu tư nhân trước các đơn hàng xuất khẩu khiến lượng gạo trong nước trở nên thừa thãi do đầu ra chỉ dựa vào hai cửa

"Bắc - Nam" là chủ yếu Tháng 8-2013, khi Nghị định 109 chuẩn bị chính thức có hiệu lực, Phó giám đốc Sở Công thương Long An, ông Nguyễn Xuân Hồng lo ngại rằng Long An hiện có nhiều doanh nghiệp công suất kho 40.000 tấn phải đối diện với thực trạng "nhường đơn hàngsang cho doanh nghiệp khác" do thiếu hệ thống sấy và gặp khó khăn khi thuê mặt bằng và vốn Trái lại, một số doanh nghiệp "đại gia" ngành lúa gạo sẽ "cố đấm ăn xôi" trong cuộc chạy đua xin giấy phép bằng cách tung ra lượng tiền lớn để trang bị cơ sở vật chất, mặt bằng, vốn nhằm thâu tóm các đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp nhỏ

Bàn về tính thực tế của Nghị định 109, đại diện Công ty Lương thực, thực phẩm Kiên Giang cho rằng Nghị định chưa theo sát với thực tế Đơn vị này chỉ ra

Trang 8

rằng nếu quy chiếu theo Nghị định 109, nhiều doanh nghiệp tuy không đảm bảo tính "cơ sở nhà xưởng khép kín" mà vẫn đảm bảo hiệu quả chế biến, cơ sở vật chất,vận chuyển gạo thì vẫn bị loại khỏi cuộc chơi Như thế, không chỉ các doanh nghiệp "có 5-7 tấn mang đi xuất khẩu" mới lâm vào cảnh "dẹp tiệm", mà những doanh nghiệp có công suất kho lớn, thậm chí là có đủ cơ sở vật chất, quy trình sản xuất vận chuyển cũng phải chịu thiệt thòi do chưa đảm bảo được yêu cầu cao từ Nghị định 109 đưa ra Như vậy, lượng tồn kho gạo tăng do thiếu cửa ra sẽ tỷ lệ nghịch với giá gạo, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của hạt gạo nội địa với hạt gạo của các quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, quyền lợi của người nông dân chưa được chia sẻ.Nghị định 109 vô

tình tạo nên cơ chế độc quyền cho một số "đại gia" ngành lúa gạo Điều này mang

về cho họ một khoản lời lớn trong khi nhà nông vẫn bị cái nạn "nông nghiệp giá rẻ" bám đuôi do bị ép giá vì cung vượt quá cầu Nghịch lý "trúng mùa mất giá" vẫnđang tồn tại như nỗi ám ảnh của bà con nông dân Ngay cả bản dự thảo về Quy chếthu mua tạm trữ lúa gạo hỗ trợ nông dân được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra bàn hồi tháng 8-2013 cũng chỉ dừng ở lợi ích tối thiểu "người nông dânđảm bảo có lời 30%" Trong khi đó, theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thì "dù Nhà nước đảm bảo mức lợi nhuận cho nông dân

là 100% thì họ cũng không khá lên được"

Thứ ba, Nghị định 109 còn phần nào làm hạn chế tính tự do hóa thương mại trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh vị thế trong sân chơi WTO Tính "cận độcquyền" trong xuất khẩu khiến uy tín Việt Nam không chỉ mất dần mà còn che lấp rất nhiều các cơ hội đổi đời cho gạo Việt Nam cũng như những hộ gia đình "hai lúa" thông qua các hợp tác quốc tế Hiện nay, gạo Việt Nam đang đứng trước nguy

cơ "ra rìa" trước các đối thủ trong và ngoài khu vực Việc Việt Nam bị ra rìa ở Hiệp hội Lúa gạo tư nhân ba nước Thái Lan, Philippines, Myanmar vừa qua là mộtbài học đáng nhớ cho sự bất cân xứng về chính sách xuất khẩu Trong WTO, trong

Trang 9

khi ba nước Thái Lan, Philippines, Myanmar và nhiều nước khác đang hướng đến

tự do hóa xuất khẩu gạo của tư nhân thì khu vực xuất khẩu gạo tư nhân của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế từ Nghị định 109

Chưa dừng ở đó, ngày 19-10-2013 vừa qua, tờ The Nation đưa tin Thái Lan

có kế hoạch hợp tác với Myanmar và các nhà sản xuất gạo trên thế giới nhằm nâng cao khả năng thương lượng của các nước ASEAN, đồng thời tăng giá trị hạt gạo trên thị trường thế giới Thái Lan muốn dựa vào uy tín các hiệp hội để tăng thặng

dư hạt gạo thông qua các biện pháp chia sẻ, tăng tính lan tỏa về khoa học kỹ thuật của gạo Thái đến các quốc gia có tiềm năng như Myanmar GS Võ Tòng Xuân nhận định " điều đầu tiên các nhà nhập khẩu thường làm là đánh giá uy tín nhà xuất khẩu Họ thường chọn hợp tác với tập thể hơn là nhà xuất khẩu đứng một mình" Trong khi đó, sáng kiến liên minh lúa gạo Việt Nam - Myanmar hay việc

hỗ trợ châu Phi phát triển lúa gạo trong tương lai vẫn chưa được Việt Nam xúc tiếnmạnh mẽ, thậm chí nhiều ý kiến trái chiều đánh giá "dẫn đàn đi buôn"

Xét trên khía cạnh hợp tác liên chính phủ hay hợp tác tư nhân thì Hiệp hội lúa gạo giữa các nước ASEAN đều đi đến mục tiêu cuối là đảm bảo chuỗi cung ứng lúa gạo cho khu vực và toàn thế giới, góp phần tăng sản lượng lẫn giá trị hạt gạo, thoát khỏi ám ảnh gạo giá rẻ Ở hiệp hội này, Việt Nam đóng vai trò quan trọng Chính Giám đốc điều hành Công ty Agrow Enterprise ở Bangkok (Thái Lan), ông Chiaki Furi nhận định rằng cần phải có sự góp mặt của Việt Nam trong Hiệp hội gạo ASEAN Tuy nhiên, nếu vẫn giữ cơ chế độc quyền xuất khẩu thì việc gia nhập hiệp hội lúa gạo của Việt Nam sẽ trái với cơ chế điều hành, quản lý; ảnh hưởng uy tín chung của cả hiệp hội Thế nên việc sử dụng yếu tố "tư nhân" nhằm

"loại khéo" Việt Nam không đơn thuần xuất phát từ tính cạnh tranh, mà là vì lợi ích chung lâu dài của cả hiệp hội khu vực

2.3 Tổng vốn để thực hiện phương án và các nguồn huy động

Dự kiến tổng số vốn đầu tư cho dự án là: 4.000.000 USD

Trang 10

Các nguồn huy động vốn bao gồm:

- Nguồn vốn của doanh nghiệp : 3.500.000 USD

-Nguồn vốn vay của Ngân hàng : 500.000 USD với mức lãi suất 5%/năm ; tuy nhiên sẽ được hưởng mức hỗ trợ lãi suất cho vay là 2%/năm Dự kiến thời hạn vay là 1 tháng

Do đó, dự kiến tiền lãi vay ngân hàng : 500.000 x (5% - 2%)/12 = 1.250 USD

2.4 Dự kiến doanh thu

Doanh thu : 450 USD/1 tấn

Suy ra doanh thu toàn bộ lô hàng = 450 x 10.000 = 4.500.000 (USD)

= 90.373.500.000 VND ( tính theo tỉ giá là 20083 VND/USD)

2.5 Dự kiến chi phí của lô hàng xuất khẩu

- Giá thu mua: 6.800 VND/kg x 10.000 tấn = 68.000.000.000 VND

Trang 11

Điều này cho ta thấy muốn thu được 1 USD công ty phải bỏ ra số tiền là 16.368 VND nhỏ hơn tỷ giá thực tế là 20083 có nghĩa là phương án xuất khẩu này hợp lý và đem lại lợi nhuận cho công ty.

CHƯƠNG II TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 2.1 Chọn bạn hàng, chọn thị trường

Từ những số liệu như đã phân tích, MT7 quyết định chọn thị trường Anh và

ký hợp đồng thương mại quốc tế với công ty TLPY Vì đơn đặt hàng của công ty TLPY đặt hàng với số lượng và giá cả thích hợp hơn so với công ty BB Products Bên cạnh đó , TLPY là một công ty lớn với uy tín lâu năm, khả năng tài chính lớn

và ổn định nên sẽ mang lại một khả năng thanh toán nhanh và chắc chắn hơn so với BB Products là một công ty nhỏ mới thành lập Hơn nữa công ty TLPY còn là một công ty lớn của thị trường Anh, nơi MT7 đang muốn thâm nhập và mở rộng thị phần nên tất nhiên MT7 sẽ ưu tiên đơn đặt hàng của TLPY

Trang 12

2.2 Tổ chức giao dịch ký hợp đồng

2.2.1 Hình thức giao dịch

MT7 là một doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại cùng đầy

đủ các thiết bị phục vụ liên lạc quốc tế cần thiết ( máy fax , điện thoại ,

Internet ), độ bảo mật cao Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ cán bộ ngoại thươngvới nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp cũng như trình độ ngoại ngữ tốt Vì vây, chúng tối quyết định thực hiện giao dịch thông qua thư điện tử và fax

So với việc gặp gỡ giao dịch trực tiếp thì giao dịch qua thư tín sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thời gian và nhân lực hơn.Từ đó lợi nhuận công ty sẽ tăng Hơn nữa, TLPY là một công ty có uy tín lâu năm với cơ sở đã có những giao dịch thành công khác với MT7 Do vậy, trong trường hợp này, lựa chọn giao dich

thông qua thư tín là hoàn toàn hợp lý.

2.2.2 Gửi thư chấp nhận order của đối tác

Add: lat A 3/F Central Tower

16 – 22 Central Road

Tel : +85 27117428

Fax : + 85 278117428

Trang 13

Dear Sir,

We have received your order and very pleasure that you agreed with all our requests about the goods with their specifications, the quantity, the delivery date and the payment made.

We are looking forward to receiving the confirmation from you.

Yours faithfully,

Director

2.2.3 Đối tác gửi thư xác nhận

TLPY LIMITED Add: lat A 3/F Central Tower

16 – 22 Central Road Tel: +85 27117428

Fax: + 85 278117428

CONFIRMATION To: MT7 Company

Add: 138 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam

Tel: +84 0313.854.548

Fax: +84 0313.854.548

Ngày đăng: 13/05/2016, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w