LỜI CẢM ƠN Trong chiến lược kiểm soát lũ ĐBSCL, vùng ven biên giới được xem là chìa khoá chính hình thành và xây dựng các giải pháp kiểm soát lũ, và điều này cũng không kém phần quan trọ
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LŨ VÙNG VEN BIÊN GIỚI VIỆT NAM-CAMPUCHIA PHỤC VỤ ỔN ĐỊNH
AN NINH-QUỐC PHÒNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI DẢI BIÊN GIỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CNĐT : TÔ VĂN TRƯỜNG
9207 TP.HCM – 2009
Trang 2DANH MỤC TÀI LIỆU
I BC01-KC08.08 Báo cáo Tổng kết khoa học Kỹ thuật
II BC02-KC08.08 Báo cáo tóm tắt
III BC03-KC08.08 Tổng quan tình hình lũ và thực trạng quản lý lũ biên giới
IV BC04-KC08.08 Tác động môi trường lũ xuyên quốc gia và biện pháp giảm
thiểu
V BC05-KC08.08 Giải pháp khoa học quản lý lũ phi công trình dải biên giới
Đồng bằng sông Cửu Long
VI BC06-KC.08.08 Quy hoạch chiến lược hệ thống công trình quản lý lũ vùng
biên giới Đồng bằng sông Cửu Long
Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM
Chủ nhiệm đề tài: TS TÔ VĂN TRƯỜNG
Với sự cộng tác của: Uỷ Ban sông Mê Công Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh An Giang
Các cán bộ tham gia: ThS Nguyễn Ngọc Anh, Viện QHTLMN
ThS-NCS Đặng Thanh Lâm, Viện QHTLMN
TS Bùi Đạt Trâm, Đài KT-TV tỉnh An Giang
CVcc Nguyễn Nhân Quảng, Uỷ ban sông Mê Công VN
TS Vũ Văn Nghị, Viện KHTL Miền Nam
ThS-NCS Tô Quang Toản, Viện KHTL Miền Nam ThS Phạm Văn Mạnh, Phòng Địa hình - Địa chất
KS Trần Đức Đông, Chuyên gia mô hình toán
ThS Nguyễn Đình Đạt, Chuyên gia Ủy hội sông Mê Công ThS Phạm Gia Hiền, Trung tâm Chất lượng nước&Môi trường
ThS Lê Anh Tú, Chuyên gia Quy hoạch thuỷ lợi
và các cán bộ kỹ thuật Viện QHTLMN
q
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong chiến lược kiểm soát lũ ĐBSCL, vùng ven biên giới được xem là chìa khoá chính hình thành và xây dựng các giải pháp kiểm soát lũ, và điều này cũng không kém phần quan trọng với việc cấp nước mùa kiệt Không thể đề cập đến kiểm soát lũ ĐBSCL
mà không nói đến kiểm soát lũ vùng ven biên giới Hơn nữa, vùng ven biên giới lại là vùng nhạy cảm nhất trong quan hệ 2 nước Việt Nam-Campuchia, cũng như việc thực thi Hiệp định Phát triển bền vững hạ lưu vực sông Mê Công 1995 Trong khi việc lấy nước mùa kiệt cho tưới dọc dải biên giới 2 nước còn nhiều việc phải làm thì kiểm soát lũ vùng ven biên giới cũng đang và sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề cần được xem xét và cân nhắc kỹ trong chiến lược lâu dài, cả về mặt kỹ thuật kiểm soát lũ cũng như về ổn định chính trị-
xã hội và an ninh-quốc phòng, nhằm tiến đến xây dựng một vùng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển Vì thế, nghiên cứu một cách tổng thể các giải pháp quản lý lũ vùng biên giới Việt Nam-Campuchia không những là cơ sở vững chắc để khẳng định các giải pháp đã để xuất và sẽ được điều chỉnh đối với kiểm soát lũ ĐBSCL, mà còn để phục
vụ hiệu quả sự ổn định về an ninh-quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế-xã hội dải biên giới
Tuy phần lớn vùng biên giới Việt Nam-Campuchia thuộc vùng lũ ngập sâu rất nhạy cảm về chế độ thuỷ văn, thuỷ lực lũ, về tác động môi trường và tác động về an ninh-quốc phòng và chính trị-xã hội nhưng đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu về kiểm soát và quản lý lũ, vừa đáp ứng được yêu cầu chung sống với
lũ của ĐBSCL, tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững theo Hiệp định Mê Công 1995, vừa đảm bảo quan điểm xây dựng vùng biên giới hoà bình và hữu nghị
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý lũ vùng ven biên giới Việt Nam- Campuchia phục vụ ổn định an ninh-quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội dải biên giới Đồng bằng sông Cửu Long”, mã số KC08.08/06-10, nằm trong Chương trình Khoa học-Công nghệ “Phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý được đề xuất và thực hiện trong giai đoạn 2005-2010 nhằm giải quyết những vấn đề trên đây Đề tài do Tiến sĩ Tô Văn Trường làm Chủ nhiệm và Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam là cơ quan Chủ trì
Nhân dịp này, thay mặt Ban Chủ nhiệm Đề tài KC08.08/06-10 xin chân thành cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình KC08 và sự cộng tác nhiệt tình, có hiệu quả của các cơ quan, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã trực tiếp và gián tiếp góp phần vào thành công của đề tài
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS Tô Văn Trường
Viện trưởng Viện QHTLMN
q
Trang 4TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI KC08.08/06-10
(1) Tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý lũ vùng ven biên giới Việt Nam -
Campuchia phục vụ ổn định an ninh-quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội dải biên giới Đồng bằng sông Cửu Long”
(2) Mã số: KC08.08/06-10
(3) Cơ quan chủ trì: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
(4) Chủ nhiệm đề tài: TS Tô Văn Trường
(5) Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ 1/2007 đến 12/2008
(6) Địa bàn: Dải biên giới Việt Nam-Campuchia, có chiều dài đường biên là 350
km, chiều rộng bình quân khoảng 3 km, tổng diện tích 5.290 km2 và dân số 1.299.500 người
Về đơn vị hành chính: Vùng nghiên cứu bao gồm phần đất của bốn tỉnh Long
An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với 14 đơn vị cấp huyện/thị
(7) Kinh phí thực hiện: 2.550 triệu đồng (Hai tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng) (8) Mục tiêu của đề tài:
- Xác định cơ sở khoa học cho giải pháp quản lý lũ ven biên giới;
- Đề xuất giải pháp quản lý lũ để phát triển bền vững vùng ven biên giới Việt
Nam-Campuchia và giảm nhẹ thiên tai vùng ĐBSCL phù hợp với chiến lược kiểm soát lũ toàn ĐBSCL và chiến lược kiểm soát lũ hạ lưu vực Mê Công, phù hợp với chiến lược phát triển tài nguyên nước ĐBSCL và chiến lược phát triển tài nguyên nước hạ lưu vực Mê Công, phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể lưu vực Mê Công của Ủy hội sông Mê Công Quốc tế và chiến lược quản lý lưu vực sông của Việt Nam;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các ngành và địa phương liên quan
xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch kiểm soát lũ và giảm nhẹ thiên tai, quy hoạch phát triển thuỷ lợi, quy hoạch phát triển dân cư và
cơ sở hạ tầng…) của ngành và địa phương mình, cũng như giúp các cơ quan chức năng có cơ sở điều chỉnh sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Campuchia
về những vấn đề biên giới liên quan nhằm xây dựng một dải biên giới ổn định, hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển
(9) Nội dung và Phương pháp nghiên cứu:
a Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, phân tích và đánh giá tài liệu địa hình, khí hậu, thuỷ văn, môi trường, sử dụng đất, các ngành kinh tế, đặc biệt chú ý đến dòng chảy lũ tràn biên giới Tìm hiểu nguyên nhân hình thành và các tác động
q
Trang 5(thiên nhiên, con người) lên sự biến đổi và diễn biến dòng chảy lũ tràn
b Nghiên cứu tổng quan vùng ven biên giới VN-CPC về các lĩnh vực địa hình-địa mạo, khí tượng-thuỷ văn, cảnh quan-môi trường, kinh tế-xã hội, nông nghiệp-nông thôn, lâm nghiệp, dân cư, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản…
c Nghiên cứu hiện trạng những tác động môi trường như tác động thuỷ văn, chất lượng nước, bồi lắng và xói lở lòng dẫn, dân sinh, xã hội, sản xuất, nguồn thuỷ sản, sử dụng đất, cứu trợ, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế… vùng ven biên giới
d Phân tích thông tin và tài liệu về hiện trạng và các dự án phát triển liên quan đến tài nguyên nước và kiểm soát lũ ở thượng lưu vực Mê Công, bao gồm 2 nước thượng lưu vực là Trung Quốc và Myanmar và 4 nước hạ lưu vực là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam Đánh giá quy mô và độ lớn của tác động xuyên biên giới đối với dòng chảy lũ của các dự án này
e Nghiên cứu những giải pháp công trình, bao gồm công trình kiểm soát lũ, công trình thuỷ lợi, giao thông, cụm tuyến dân cư… trên mục tiêu chung quản lý lũ ven biên giới
f Nghiên cứu các giải pháp phi công trình như chuyển đối cơ cấu sản xuất, bố trí sản xuất thích nghi với lũ, dự báo-cảnh báo lũ, tránh lũ và di dời dân cư, cứu trợ-cứu nạn, quản lý lũ ven biên giới Phân tích các cơ chế, chính sách, luật lệ hiện áp dụng và thực thi ở vùng biên giới
g Phát triển công nghệ mô hình toán và ứng dụng các phân tích các giải pháp/kịch bản quản lý lũ về mặt công trình như xây dựng mô hình thuỷ lực
h Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu, phân tích sự thích ứng (hay điều chỉnh) của cơ chế, chính sách… đối với quản lý lũ
i Xây dựng cơ sở dữ liệu đề tài, bao gồm công trình thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, khí tượng-thuỷ văn, địa hình…
j Xây dựng báo cáo tổng hợp về giải pháp tổng thể quản lý lũ vùng ven biên giới Việt Nam-Campuchia phục vụ ổn định an ninh-quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội dải biên giới ĐBSCL
k Ứng dụng thử nghiệm các công nghệ của đề tài như mô hình toán, cơ sở dữ liệu trong quản lý lũ; chuyển giao cho các cơ quan liên quan Lồng ghép các giải pháp quản lý lũ trong các nghiên cứu quy hoạch, thiết kế công trình kiểm soát lũ vùng ven biên giới
(11) Sản phẩm của đề tài:
(i) Báo cáo Tổng quan tình hình lũ và thực trạng quản lý lũ ven biên giới;
(ii) Báo cáo Tác động môi trường lũ xuyên quốc gia và biện pháp giảm thiểu;
(iii) Báo cáo: Giải pháp khoa học quản lý lũ phi công trình dải biên giới ĐBSCL; (iv) Báo cáo: Quy hoạch chiến lược hệ thống công trình quản lý lũ vùng biên giới ĐBSCL;
Trang 6(v) Dự án chuẩn bị đầu tư: Hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng biên giới CPC vùng ĐBSCL;
VN-(vi) Công nghệ mô hình toán lũ và cơ sở dữ liệu quản lý lũ,
(vii) Quản lý lũ ven biên giới góp phần ổn định và phát triển bền vững dải biên giới Việt Nam-Campuchia hoà bình và hữu nghị;
(viii) Sách chuyên khảo về đề tài lũ
(12) Những ứng dụng kết quả nghiên cứu:
(i) Về khoa học:
- Đề tài đề cập rất chi tiết các biện pháp giảm thiếu các tác động xuyên biên giới
trên cơ sở các biện pháp công trình và phi công trình Các chương trình, dự án của các ngành ở trung ương và địa phương đều phải quan tâm lồng ghép yếu tố kiểm soát lũ biên giới, đồng thời quan tâm đến bài toán mùa kiệt trong đánh giá tác động môi trường
- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở để kiến nghị với Bộ Khoa học công
nghệ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quan tâm xem xét, nghiên cứu các vấn đề bức xúc nhất xuất phát từ thực tế ở ĐBSCL và yêu cầu phát triển chung trong khu vực hạ lưu sông Mê Công
(ii) Về thực tiễn:
- Nghiên cứu các giải pháp công trình quản lý lũ biên giới và lồng ghép vào
chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ của Ủy hội sông Mê Công
- Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro ngập lũ tỉnh Đồng Tháp phục vụ việc bảo
hiểm rủi ro lũ cho nông nghiệp
- Đánh giá tác động môi trường kênh nối dự án Khu kinh tế Phnom Den (tỉnh
Takeo, Campuchia) với kênh Vĩnh Tế (tỉnh An Giang, Việt Nam)
- Đề xuất kịp thời chương trình nghiên cứu tổng hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống
(iii) Hợp tác quốc tế:
- Thu thập tài liệu, thông tin liên quan từ Uỷ hội sông Mê Công Quốc tế
- Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro ngập lũ tỉnh Đồng Tháp phục vụ việc bảo hiểm rủi ro lũ cho nông nghiệp
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI KC08.08/06-10 iii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xv
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU xvi
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DẢI BIÊN GIỚI VN-CPC 1
1.1 Đặc điểm tự nhiên dải biên giới VN - CPC vùng ĐBSCL 1
1.1.1 Vị trí, giới hạn vùng nghiên cứu 1
1.1.2 Đặc điểm địa hình 1
1.1.3 Đặc điểm địa chất 2
1.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng 3
1.1.5 Đặc điểm khí tượng 3
1.2 Đặc điểm nguồn nước 4
1.2.1 Hệ thống sông kênh và vấn đề quản lý khai thác nguồn nước 4
1.2.2 Đặc điểm thuỷ văn 10
1.2.3 Nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp 11
1.2.4 Nguồn nước cho dân sinh 12
1.2.5 Tình hình ngập lũ vùng ven biên giới 15
1.2.6 Tình hình sử dụng nước dọc biên giới 18
1.3 Hiện trạng và phương hướng phát triển nông nghiệp 21
1.3.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 21
1.3.2 Hạn chế trong sử dụng đất thời gian qua 23
1.3.3 Hiệu quả các loại hình sử dụng đất 23
1.3.4 Cơ cấu mùa vụ, diện tích, năng suất và sản lượng một số loại cây trồng 24
1.3.5 Phương hướng phát triển nông nghiệp 27
1.4 Hiện trạng công trình thuỷ lợi và kiểm soát lũ 32
1.4.1 Hiện trạng công trình thủy lợi và kiểm soát lũ dải biên giới phía Việt Nam 32
1.4.2 Hiện trạng công trình thuỷ lợi và kiểm soát lũ dải biên giới phía Campuchia 35
1.4.3 Hiện trạng hệ thống công trình kiểm soát lũ toàn vùng ĐBSCL 37
1.5 Các yêu cầu của công tác thuỷ lợi đối với sản xuất nông nghiệp 43
q
Trang 81.5.1 Các yêu cầu chung 43
1.5.2 Yêu cầu về đảm bảo mùa vụ sản xuất 43
1.6 Hiện trạng và định hướng phát triển KT-XH vùng biên giới 45
1.6.1 Hiện trạng dân sinh-kinh tế các huyện biên giới 45
1.6.2 Đánh giá chung và định hướng phát triển kinh tế-xã hội 48
1.7 Hiện trạng quản lý và giảm nhẹ thiên tai-lũ lụt 54
1.7.1 Thiệt hại do lũ lụt 54
1.7.2 Những thành tựu và tồn tại trong quản lý và giảm nhẹ lũ các tỉnh biên giới 56
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ LŨ DẢI BIÊN GIỚI VIỆT NAM-CAMPUCHIA 62
2.1 Mục tiêu quản lý lũ ĐBSCL và dải biên giới 62
2.1.1 Mục tiêu lâu dài 62
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 62
2.2 Đánh giá các nghiên cứu trước đây 62
2.3 Phương pháp luận và hướng tiếp cận quản lý lũ 66
2.4 Một số vấn đề cơ bản về quy hoạch lũ ĐBSCL 68
2.5 Chiến lược phát triển thuỷ lợi ĐBSCL 69
2.5.1 Những khó khăn 69
2.5.2 Những trọng tâm cần giải quyết 70
2.6 Chiến lược, mục tiêu và tiêu chuẩn quản lý lũ vùng ĐBSCL 72
2.6.1 Chiến lược quản lý lũ ĐBSCL 72
2.6.2 Mục tiêu kiểm soát lũ đối với các ngành 73
2.6.3 Tiêu chuẩn quản lý lũ 75
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ LŨ BIÊN GIỚI BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH 76
3.1 Quy hoạch hệ thống công trình kiểm soát lũ ven biên giới 76
3.1.1 Vùng TGLX 76
3.1.2 Vùng giữa sông Tiền-sông Hậu 79
3.1.3 Vùng Đồng Tháp Mười: 81
3.2 Xác định hình thức, vị trí, quy mô các công trình quản lý lũ 85
3.2.1 Cơ sở khoa học 85
3.2.2 Hình thức, quy mô các công trình kiểm soát lũ 87
3.2.3 Quy hoạch bố trí dân cư 89
3.2.4 Phát triển giao thông 91
3.3 Trình tự thực hiện giải pháp quy hoạch công trình kiểm soát lũ 95
3.3.1 Quan điểm và nguyên tắc 95
3.3.2 Trình tự thực hiện dự án 95
Trang 9CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ LŨ DẢI BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA BẰNG
GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH 96
4.1 Phương pháp luận giải pháp phi công trình trong quản lý lũ dải biên giới Việt Nam-Campuchia ở ĐBSCL 96
4.2 Giải pháp phi công trình đối với quản lý lũ dải biên giới Việt Nam-Campuchia ở ĐBSCL 100
4.2.1 Quản lý phát triển và khai thác hợp lý vùng ngập lũ ven biên giới 100
4.2.2 Những áp dụng đối với vùng ngập lũ dải biên giới ĐBSCL- Trường hợp của tỉnh An Giang 102
4.2.3 Kiểm soát lũ theo hướng thân thiện với lũ 107
4.2.4 Thực thi các giải pháp dự báo, cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn 112
4.3 Tổ chức cứu trợ Khôi phục và thực thi bảo hiểm lũ để chia sẻ tổn thương do lũ Tăng cường giáo dục cộng đồng 123
4.3.1 Nâng cao nhận thức cộng đồng về rủi ro do lũ 123
4.3.2 Hiểu biết về hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng chống đỡ trước lũ125 4.3.3 Quá trình xuất hiện tình trạng dễ bị tổn thương 127
4.3.4 Hiểu biết về khả năng và nguồn lực tại từng địa phương 128
4.4 Lập kế hoạch dự phòng cho tổn thất lũ Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công trình kiểm soát lũ 130
4.5 Những kết luận về giải pháp phi công trình 136
CHƯƠNG 5. CÁC KỊCH BẢN QUẢN LÝ LŨ BIÊN GIỚI 139
5.1 Chiến lược phát triển tài nguyên nước của Vương quốc Campuchia 139
5.1.1 Các mục tiêu của Campuchia trong lĩnh vực tài nguyên nước 139
5.1.2 Chính sách và mục tiêu của Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia 140
5.1.3 Các dự án và công trình có tác động đến tài nguyên nước 140
5.2 Chiến lược phát triển tài nguyên nước ở các nước thượng lưu 146
5.2.1 Hiện trạng phát triển thuỷ lợi-thuỷ điện 146
5.2.2 Quy hoạch phát triển thuỷ điện trên lưu vực sông Mê Công 150
5.3 Phân tích các kịch bản 155
5.3.1 Mô tả các kịch bản 155
5.3.2 Công cụ và mô hình toán phân tích kịch bản 155
5.3.3 Tác động của các kịch bản sử dụng nước tại Campuchia đến hạ du 158
5.3.4 Ảnh hưởng của kịch bản phát triển hệ thống thuỷ điện Trung Quốc 159
5.3.5 Ảnh hưởng của kịch bản biến đổi khí hậu 160
5.3.6 Ảnh hưởng của kịch bản phát triển cao về thuỷ điện trong lưu vực và gia tăng 40% diện tích tưới trên toàn lưu vực trong quy hoạch sử dụng nước giai đoạn 2020 161
5.3.7 Nhận xét chung 161
Trang 10CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT
NAM - CAMPUCHIA 165
6.1 Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên nước vùng biên giới 165
6.1.1 Tác động của việc phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia 165
6.1.2 Hiện tượng sạt lở tại khu vực biên giới 165
6.1.3 Vấn đề vận hành kiểm soát lũ 166
6.1.4 Vấn đề mâu thuẫn trong sử dụng nước biên giới 167
6.2 Những tác động xuyên biên giới khác lên môi trường ngập lũ 167
6.2.1 Thay đổi diện tích canh tác đất nông nghiệp 167
6.2.2 Thay đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản 167
6.2.3 Cải tạo chất lượng đất trong khu vực 167
6.2.4 Thay đổi chất lượng nước mặt 168
6.2.5 Thay đổi hệ sinh thái 168
6.2.6 Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội hợp tác hữu nghị nhân dân hai nước 168
6.2.7 Tăng cường an ninh-quốc phòng bảo vệ vùng biên giới 168
6.2.8 Nâng cao điều kiện sống của nhân dân 168
6.2.9 Phát triển giao thông thuỷ, bộ 169
6.2.10 Các tác động tiêu cực khi phát triển hệ thống kiểm soát lũ và hạ tầng trong vùng ngập lũ biên giới 169
6.3 Lựa chọn các dự án đánh giá 170
6.3.1 Cơ sở lựa chọn công trình/dự án đánh giá 170
6.3.2 Dự án rạch Sở Hạ- Cái Cỏ 170
6.3.3 Dự án đập cao su Tha La-Trà Sư 172
6.3.4 Công trình kênh Vĩnh Tế 172
6.3.5 Dự án Phnom Den 173
6.4 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 175
6.4.1 Các giải pháp phi công trình 175
6.4.2 Giải pháp công trình 177
CHƯƠNG 7. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ LŨ 178
7.1 Giới thiệu chung về cơ sở dữ liệu 178
7.1.1 Khái quát chung 178
7.1.2 Mục tiêu, chức năng của cơ sở dữ liệu 178
7.1.3 Nhiệm vụ cụ thể cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm 178
7.1.4 Tiêu chuẩn Cơ sở dữ liệu 179
7.2 Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu 179
7.2.1 Xác định các loại dữ liệu 179
7.2.2 Dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu 181
7.2.3 Khuôn dạng chuẩn 182
7.3 Nội dung thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu 182
Trang 117.3.1 Hướng tiếp cận xây dựng cơ sở dữ liệu 182
7.3.2 các bước thực hiện xây dựng CSDL 182
7.4 Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu 183
7.4.1 Dữ liệu trong Access 183
7.4.2 Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS 184
7.4.3 Đánh giá kết quả CSDL 185
7.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình vùng ven biên giới 189
7.5.1 Nội dung yêu cầu biên soạn 189
7.5.2 Tài liệu địa hình Mê Công 189
7.5.3 Tài liệu địa hình Campuchia 191
7.5.4 Tài liệu địa hình vùng Đồng bằng sông Cửu Long 191
7.5.5 Đánh giá, nhận xét 193
7.6 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất và sử dụng đất 194
7.6.1 Tài liệu Mê Công 194
7.6.2 Tài liệu đất và sử dụng đất ở ĐBSCL 200
7.7 Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng 201
7.7.1 Tài liệu khí tượng ở Mê Công 201
7.7.2 Tình hình phát triển mạng lưới trạm khí tượng ở ĐBSCL 202
7.8 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuỷ văn 204
7.8.1 Tài liệu thuỷ văn trên lưu vực Mê Công 204
7.8.2 Tài liệu thuỷ văn ở ĐBSCL 206
CHƯƠNG 8. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 211 8.1 Nghiên cứu các giải pháp công trình quản lý lũ biên giới và lồng ghép vào chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ của Uỷ hội sông Mê Công 211
8.2 Chuyển giao công nghệ Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro ngập lũ tỉnh Đồng Tháp cho dự án “Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam” 212
8.3 Phối hợp nghiên cứu đánh giá tác động môi trường kênh nối dự án Khu kinh tế Phnom Den (tỉnh Takeo, Campuchia) với kênh Vĩnh Tế 216
8.4 Đề xuất kịp thời chương trình nghiên cứu tổng hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc sống 220
CHƯƠNG 9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 221
TÀI LIỆU THAM KHẢO 224
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Bản đồ địa hình vùng ven biên giới phía Campuchia 2
Hình 1-2: Bản đồ địa hình vùng ven biên giới thuộc ĐBSCL của Việt Nam 2
Hình 1-3: Bản đồ các nhóm đất chính ven biên giới thuộc ĐBSCL của Việt Nam 4
Hình 1-4: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000 15
Hình 1-5: Lưu lượng max thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000 tràn biên giới 17
Hình 1-6: Bản đồ độ ngập lũ dải biên giới ĐBSCL lũ năm 2000-Ảnh vệ tinh MRC 17
Hình 1-7: Thời gian ngập lũ năm 2000 trên dải biên giới Việt Nam-Campuchia 18
Hình 1-8: Thời gian xuất hiện lũ năm 2000 trên dải biên giới Việt Nam-Campuchia 19
Hình 1-9: Độ ngập sâu nhất lũ năm 2000 trên dải biên giới Việt Nam-Campuchia 19
Hình 1-10: Hình thức lấy nước trên sông Sở Hạ-Cái Cỏ hiện nay ở phía bờ Campuchia 20
Hình 1-11: Bản đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2010 vùng ven biên giới ĐBSCL 30
Hình 1-12: Bản đồ hệ thống công trình thuỷ lợi vùng biên giới 35
Hình 1-13: Một số hình ảnh về hoạt động trên rạch Sở Hạ - Cái Cỏ 36
Hình 1-14: Hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX 42
Hình 1-15: Hoạt động KTXH khu vực biên giới Dinh Bà-rạch Sở Hạ thuộc H.Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp 47
Hình 1-16: Tuyến dân cư ven kênh 79 thuộc huyện Tân Hưng tỉnh Long An 51
Hình 1-17: Thiệt hại do lũ gây ra trong các năm ở vùng ĐBSCL 55
Hình 3-1: Hệ thống công trình kiểm soát lũ dự kiến ở vùng TGLX 79
Hình 3-2: Hệ thống công trình kiểm soát lũ dự kiến ở vùng giữa sông Tiền-sông Hậu 81
Hình 3-3: Hệ thống công trình kiểm soát lũ dự kiến ở vùng ĐTM 85
Hình 3-4: Sơ đồ mẫu bố trí hệ thống công trình KSL trên kênh Tân Thành-Lò Gạch 88
Hình 4-1: Các phương án giảm nhẹ thiệt hại lũ bằng giải pháp phi truyền thống 99
Hình 4-2: Tiếp cận các bước quản lý lũ bằng giải pháp phi công trình 100
Hình 4-3: Sơ đồ nghiên cứu quản lý lũ bằng giải pháp phi công trình 101
Hình 4-4: Tổ chức thể chế quản lý thiên tai ở Việt Nam 101
Hình 4-5: Nhà ở được nâng cao bằng các cột hoặc trụ và bằng các ụ đất cao 110
Hình 4-6: Sàn nhà được nâng cao 110
Hình 4-7: Xây dựng bờ bao giữa công trình và nước lũ 110
Hình 4-8: Các giai đoạn trong thực hiện cảnh báo lũ 113
Hình 4-9: Mô tả các bước cảnh báo lũ 115
q
Trang 13Hình 4-10: Phân cấp lũ tại các trạm thượng lưu 118
Hình 5-1: Sơ đồ chuyển nước dự án Vaico 143
Hình 5-2: Sơ đồ các phương án kiểm soát lũ Châu thổ sông Mê Công 144
Hình 5-3: Bờ bao ngăn lũ sớm vùng hữu sông Bassac 145
Hình 5-4: Bờ bao ngăn lũ sớm vùng tả sông Mê Công 145
Hình 5-5: Sơ đồ vị trí các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Mê Công 148
Hình 5-6: Các dự án phát triển thuỷ điện trên sông Mê Công (Trung Quốc) 150
Hình 5-7: Quá trình lưu lượng trung bình ngày BQNN các tháng mùa kiệt - Tân Châu 157
Hình 5-8: Quá trình dòng chảy trung bình ngày BQNN các tháng mùa kiệt- Châu Đốc 158
Hình 6-1: tạch Sở Hạ - Cái Cỏ đang được nạo vét 171
Hình 6-2: Đập Trà Sư trước mùa lũ 172
Hình 6-3: Khu vực dự án Phnom Den 174
Hình 6-4: Hiện trạng khu chợ biên giới Tịnh Biên 174
Hình 6-5: Mặt cắt ngang đoạn kênh đã được đào phía Việt Nam 175
Hình 7-1: Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu 178
Hình 7-2: Yêu cầu số liệu và thông tin cho vùng nghiên cứu 181
Hình 7-3: Kết nối cơ sở dữ liệu với công cụ mô hình 182
Hình 7-4: Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu 183
Hình 7-5: Giao diện bộ Cơ sở dữ liệu mô hình toán lũ dải biên giới VN-CPC 184
Hình 7-6: Dữ liệu hiển thị trong Sheet Form 184
Hình 7-7: Xuất dữ liệu cho mô hình 185
Hình 7-8: Cơ sở dữ liệu trên nền Arcview 185
Hình 7-9: Nguồn số liệu của lưu vực sông Mê Công 190
Hình 7-10: Nguồn gốc số liệu địa hình của vùng Biển Hồ và ĐBSCL 191
Hình 7-11: Bản đồ tài liệu địa hình sông kênh và đường giao thông ĐBSCL 194
Hình 7-12: Bản đồ đất châu thổ sông Mêkông 195
Hình 7-13: Bản đồ sử dụng đất châu thổ sông Mêkông 200
Hình 7-14: Phân bố các trạm mưa trên toàn lưu vực (358 trạm) 201
Hình 7-15: Các trạm đo lưu lượng trên toàn lưu vực (132 trạm) 205
Hình 8-1: Mô hình thuỷ lực VRSAP- phần cho tỉnh Đồng Tháp 215
Hình 8-2: Bản đồ ngập lũ tỉnh Đồng Tháp vào ngày 10/7/2000 216
Hình 8-3: Sơ đồ bố trí kênh nối Vĩnh Tế - Đặc khu kinh tế Phnom Den 218
Hình 8-4: Độ sâu ngập lũ năm 2000 vùng ven biên giới phần Tứ giác Long Xuyên 219
Hình 8-5: Sơ đồ tổng quát nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH, nước biển dâng ĐBSCL 220
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Thống kê các nhóm đất chính thuộc các huyện trong vùng biên giới 3
Bảng 1-2: Hệ thống sông kênh trong dải biên giới VN-CPC thuộc vùng ĐBSCL 7
Bảng 1-3: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp năm 2004-2006, ha 22
Bảng 1-4: Diễn biến sản xuất lúa năm 2004 - 2006 trên dải biên giới ĐBSCL 25
Bảng 1-5: Diễn biến sản xuất hoa màu và cây cây công nghiệp từ 2004 -2006 26
Bảng 1-6: Bố trí sử dụng đất đến năm 2010 dải biên giới theo Phương án I, ha 29
Bảng 1-7: Bố trí sử dụng đất đến năm 2010 dải biên giới theo Phương án II 31
Bảng 1-8: Danh mục công trình kiểm soát lũ chính vùng biên giới từ 1996-2007 41
Bảng 1-9: Thiệt hại do lũ gây ra trong các năm lũ lớn vùng ĐBSCL 56
Bảng 2-1: Mực nước- lưu lượng lớn nhất một số trận lũ tại Tân Châu và Châu Đốc 66
Bảng 3-1: Kích thước các công trình kiểm soát lũ dọc tuyến Tân Thành-Lò Gạch 88
Bảng 3-2: Kích thước các công trình kiểm soát lũ dọc kênh Vĩnh Tế 88
Bảng 4-1: Bảng tổng hợp vai trò và nhiệm vụ của những tổ chức tham gia cảnh báo lũ 115
Bảng 4-2: Những yếu tố ảnh hưởng trong các giai đoạn chuyển thông tin cảnh báo lũ 116
Bảng 4-3: Bảng mẫu thể hiện hiểm hoạ lũ 127
Bảng 4-4: Hệ số triết giảm đỉnh lũ chính vụ thời kỳ 1990-2002 133
Bảng 5-1: Các công trình hồ chứa lớn ở các nước trong lưu vực (tính đến năm 2000) 147
Bảng 5-2: Thông số các công trình thuỷ lợi-thuỷ điện lớn thượng lưu sông Mê Công 149
Bảng 5-3: Các nhà máy thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công ở Trung Quốc 151
Bảng 5-4: Các công trình thuỷ điện hiện có và quy hoạch của Campuchia 151
Bảng 5-5: Các công trình thuỷ điện hiện có và quy hoạch của Lào 152
Bảng 5-6: Các công trình thuỷ điện hiện có và quy hoạch của các nước trong tiểu vùng 153
Bảng 5-7: Lưu lượng trung bình ngày BQNN tại một số trạm ứng với các kịch bản 156
Bảng 5-8: Lưu lượng trung bình ngày nhỏ nhất BQNN tại một số trạm ứng với các kịch bản156 Bảng 5-9: Lưu lượng trung bình ngày lớn nhất BQNN tại một số trạm ứng với các kịch bản157 Bảng 7-1: Bảng dữ liệu tổng quát 186
Bảng 7-2: Chuyển đổi mã số, chú thích giữa các loại bản đồ thảm phủ/sử dụng đất 196
Bảng 7-3: Danh sách số liệu khí tượng nhận từ các nước 202
Bảng 7-4: Thống kê tài liệu khí tượng ĐBSCL 202
Bảng 7-5: Thống kê tài liệu mưa ĐBSCL 203
q
Trang 15Bảng 7-6: Danh sách file số liệu nhận từ các nước 204
Bảng 7-7: Tổng số trạm thuỷ văn trong lưu vực 204
Bảng 7-8: Danh sách số liệu lưu lượng nhận từ các nước 204
Bảng 7-9: Thống kê tài liệu mực nước H tại các trạm cơ bản vùng ĐBSCL 206
Bảng 7-10: Thống kê tài liệu mực nước trạm dùng riêng ở ĐBSCL 208
Bảng 7-11: Thống kê tài liệu lưu lượng Q tại trạm cơ bản vùng ĐBSCL 209
Bảng 7-12: Thống kê tài liệu lưu lượng các dự án 210
Trang 16DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIT Asian Institute Technology- Viện Công nghệ Á Châu
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CPC
CLN
Campuchia Chất lượng nước
DEM
ĐTM
Digital Elevation Map- Bản đồ cao độ số Đồng Tháp Mười
GDP Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội
GIS Geographical Information System- Hệ thống thông tin địa lý
MDMP Mekong Delta Master Plan-Quy hoạch tổng thể châu thổ Mekong
Ban thư ký Uỷ hội sông Mekong Phân Viện KSQHTLNB Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ
Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNICEF United Nations Children’s Fund- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
WHO World Health Organization- Tổ chức Y tế thế giới
q
Trang 17TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Sông Mê Công là con sông lớn nhất vùng Đông Nam á với chiều dài 4.200 km và diện tích lưu vực 795.000 km2, chảy qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần cuối cùng của châu thổ sông Mê Công thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 39.000 km2, chiếm 5% diện tích toàn lưu vực, nhưng hàng năm, phải hứng chịu một lượng nước rất lớn (432 tỷ m3), trong đó dòng chảy mùa lũ (từ tháng 6-11) khoảng 350-400 tỷ m3, lưu lượng đỉnh lũ từ 35.000-42.000 m3/s, từ thượng lưu đổ về Lũ vào ĐBSCL bởi các hướng (i) Theo dòng chính
sông Tiền và sông Hậu khoảng 80-85%; (ii) Tràn dọc biên giới khoảng 15-20% Hàng
năm, ở ĐBSCL, lũ thượng lưu về làm ngập 1,4-1,6 triệu ha, bao gồm toàn bộ các tỉnh
Đồng Tháp, An Giang, phần lớn các tỉnh Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, một phần các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, với độ sâu 0,5-4,0 m, thời gian từ 3-5 tháng Lũ phối hợp với mưa nội đồng và triều cường Biển Đông làm tăng mức độ ngập lụt
Nước lũ tràn vào vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) theo 2 hướng: (i) từ vùng ngập lụt trên đất Campuchia qua kênh Sở Hạ-Cái Cỏ chiếm 85-90%; và (ii) từ sông Tiền vào chiếm 10-15% tổng lượng nước vào vùng này Nước lũ ở ĐTM chủ yếu thoát ra sông Tiền qua Quốc lộ 30 từ Đốc Vàm Hạ đến An Hữu, và qua Quốc lộ 1 từ An Hữu đến Long Định và khoảng 1/3 thoát ra 2 sông Vàm Cỏ
Nước lũ chảy vào Tứ giác Long Xuyên (TGLX) cũng theo 2 hướng: (i) từ vùng ngập lụt Campuchia qua 7 cầu trên đường Châu Đốc-Tịnh Biên và dọc kênh Vĩnh Tế chiếm 75-80% và (ii) từ sông Hậu vào chiếm 20-25% tổng lượng lũ vào vùng này Khoảng 80% lượng nước lũ vào TGLX chảy ra biển Tây, 15% thoát xuống vùng Tây sông Hậu và khoảng 5% chảy trở lại sông Hậu ở đoạn hạ lưu
Như vậy, tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia với tổng chiều dài 330 km tuy chỉ
đóng vai trò khiêm tốn trong chuyển tổng lượng lũ xuống hạ châu thổ và vùng cửa sông (15-20%), nhưng lại có vai trò quan trọng trong tải lũ vào 2 vùng ngập lũ chính
là ĐTM và TGLX (80-85%) Vì thế, kiểm soát lũ tuyến biên giới không chỉ dừng ở dải ven biên giới mà còn là giải pháp cơ bản cho kiểm soát lũ ĐTM và TGLX
Trong 2 thập kỷ qua, nhận thức được vị trí đặc biệt quan trọng của ĐBSCL trong sản xuất lương thực và là chìa khoá chính cho chiến lược an ninh lương thực Quốc gia, Đảng và Chính phủ đã tập trung với nỗ lực đầu tư cao nhằm khai thác tiềm năng to lớn của vùng này Trên nền tảng phát triển thuỷ lợi với mục tiêu dẫn ngọt, tiêu chua, xổ phèn, ngăn mặn, tiêu úng, kiểm soát lũ, việc áp dụng các giống lúa mới và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp không những đã tạo nên những bước nhảy vọt có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội mà còn là tiền đề vững chắc để chuyển dần sang cơ cấu sản xuất hợp lý hơn cả về giống cây con cũng như mùa vụ theo cơ chế thị trường Vài năm trở lại đây, cùng với xu thế chuyển mình theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ĐBSCL lại đang tiến hành một "cuộc cách mạng mới" trong tư duy kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, với sự kết hợp nhuần nhuyễn và khôn ngoan
q
Trang 18hơn trong các mô hình sản xuất nông-lâm-ngư Những mô hình sản xuất mới đang từng bước ra đời, tạo nên bộ mặt và diện mạo mới cho vùng ngập lũ nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung ở vùng ngập lũ, kiểm soát lũ đã được xem là con đường tất yếu để phát triển, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về cách thức và diễn đạt cụm từ "sống chung với lũ" Không kiểm soát lũ thì không thể ổn định và phát triển, song, kiểm soát lũ như thế nào để phát triển bền vững lại là câu hỏi mà chúng ta luôn quan tâm đi tìm lời giải Trong những năm gần đây, lũ trên sông Mê Công cũng như ở ĐBSCL có xu thế ngày càng lớn hơn, cường suất cao hơn, thời gian dài hơn, tần suất lũ lớn xảy ra dày hơn
do hậu quả của những biến đổi ngày càng bất lợi về khí hậu và môi trường mang tính toàn cầu
Tháng 12-1995, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ Định hướng quy hoạch lũ ĐBSCL Những kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để Thủ tướng ra Quyết định 99/TTg ngày 9/2/1996 “Về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn ĐBSCL” Một trong những nhiệm vụ quan trọng được nêu trong Quyết định này là nghiên cứu phương án thuỷ lợi cơ bản cho chiến lược phòng chống lũ lụt ĐBSCL Ngày 21/6/1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án “Quy hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng ĐBSCL đến 2010” Thông qua dự án này, hàng loạt các công trình kiểm soát lũ đã được xây dựng ở vùng ĐTM và TGLX, góp phần vào việc hạn chế tác hại của lũ lụt, đặc biệt ở TGLX Trong hầu hết các giải pháp và phương án được đề xuất trong quy hoạch kiểm soát lũ, dải biên giới luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ là việc đóng góp lượng
lũ vào ĐTM và TGLX, mà còn kiểm soát lũ vùng ven biên giới có nghĩa là kiểm soát lũ cho 2 vùng này Chính vì thế mà khi tiến hành xây dựng hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX, các công trình vùng ven biên giới được ưu tiên xây dựng sớm Những công trình
đã xây dựng ven biên giới như đập cao su Trà Sư, Tha La, kênh Vĩnh Tế và tràn Xuân
Tô (vùng TGLX), kênh Tân Thành-Lò Gạch (vùng ĐTM), và các đê bao bảo vệ các thị trấn vùng ven biên giới như Tân Hồng, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Khu dân cư 7
xã, thị xã Châu Đốc, thị trấn Tần Châu, Hồng Ngự, An Phú… đã phát huy hiệu quả tốt, không những từng bước khẳng định sự đúng đắn trong quy hoạch kiểm soát lũ, mà còn cho thấy tầm quan trọng của kiểm soát lũ vùng ven biên giới
Trong quy hoạch lũ, tuy đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp kiểm soát lũ cho toàn ĐBSCL, song bản thân dải biên giới lại được đề xuất thực thi mô hình không kiểm soát lũ, hay kiểm soát lũ theo hướng phi công trình, kiểm soát lũ trên quan điểm
“thích nghi” Chính vì thế, để đảm bảo một giải pháp toàn diện theo phương châm “ổn
định vùng thượng lưu, thích nghi vùng biên giới, kiểm soát vùng hạ lưu” là một bài toán rất phức tạp với lời giải đa chiều và đa tiêu chí
Sau trận lũ năm 2000 và năm 2001, có nhiều vấn đề mới phát sinh, đó là sự kết hợp xây dựng các công trình thuỷ lợi với dân cư, giao thông, cũng như việc xây dựng các công trình bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng, trong đó có vùng ven biên giới, còn nhiều bất cập Trận lũ năm 2000 xảy ra sớm và với tổng lượng rất lớn, gần với lũ thiết kế, lũ trên
hệ thống sông Tà Keo- Giang Thành và sông Cửu Long xảy ra hầu như trùng nhau, dòng
Trang 19chảy tràn từ phía Campuchia vào ĐTM rất phức tạp, nên diễn biến mực nước nội đồng
có nhiều điểm bất lợi, do vậy, một số công trình kiểm soát lũ đề xuất chưa đảm bảo yêu cầu thoát lũ cũng như điều khiển lũ Hơn thế nữa, khi nghiên cứu quy hoạch lũ năm 1999 chưa có dự án quy hoạch lũ Châu thổ Mê Công, nhưng hiện nay dự án này do Nam Triều Tiên tài trợ đã thực hiện xong Đặc biệt, sau các trận lũ năm 2000, 2001 và 2002, chúng
ta đã có thêm nhiều tài liệu khảo sát đo đạc, đảm bảo đủ thông tin cho việc nhận định các giải pháp kiểm soát lũ và công trình kiểm soát lũ hiện nay, trong đó có dòng lũ tràn biên giới và tác động của các công trình kiểm soát lũ đã xây dựng ven biên giới đến lũ ĐBSCL
Trong chiến lược kiểm soát lũ ĐBSCL, vùng ven biên giới được xem là chìa khoá chính trong việc hình thành và xây dựng các giải pháp kiểm soát lũ, và điều này cũng không kém phần quan trọng với việc cấp nước mùa kiệt Không thể đề cập đến kiểm soát
lũ ĐBSCL mà không nói đến kiểm soát lũ vùng ven biên giới Hơn nữa, vùng ven biên giới lại là vùng nhạy cảm nhất trong quan hệ 2 nước cũng như thực thi Hiệp định Mê
Công 1995 Trong khi việc lấy nước mùa kiệt cho tưới dọc dải biên giới 2 nước còn
nhiều việc phải làm thì kiểm soát lũ vùng ven biên giới cũng đang và sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề cần được xem xét và cân nhắc kỹ trong chiến lược lâu dài, cả về mặt kỹ thuật kiểm soát lũ cũng như về ổn định chính trị-xã hội và an ninh-quốc phòng, nhằm tiến đến xây dựng một vùng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển
Vì thế, việc nghiên cứu một cách tổng thể các giải pháp quản lý lũ vùng biên giới Việt
Nam-Campuchia không những là cơ sở vững chắc để khẳng định các giải pháp đã để xuất và sẽ được điều chỉnh cho kiểm soát lũ ĐBSCL, mà còn để phục vụ hiệu quả sự ổn định về an ninh-quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế-xã hội dải biên giới
Tuy vùng biên giới VN-CPC thuộc vùng lũ ngập sâu rất nhạy cảm về chế độ thuỷ văn, thuỷ lực lũ, về tác động môi trường và tác động về an ninh-quốc phòng và chính trị-
xã hội như vậy nhưng đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu khẳng định các giải pháp hữu hiệu về kiểm soát và quản lý lũ vừa đáp ứng được yêu cầu chung sống với lũ chung của ĐBSCL, vừa tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững theo Hiệp định Mê Công 1995, vừa đảm bảo quan điểm xây dựng vùng biên giới hoà bình và hữu nghị Hầu hết các giải pháp đang vướng mắc vấn đề tác động xuyên biên giới trong theo Hiệp định Mê Công nhất là đối với hệ thống kiểm soát lũ tràn vùng Đồng Tháp Mười Hơn nữa tầm nhìn những nghiên cứu trước đây chưa có điều kiện xem xét đầy đủ những kịch bản phát triển các nước thượng lưu được nghiên cứu trong Quy hoạch phát triển lưu vực Mê Công (BDP) mới được xây dựng và những giải pháp công trình quản lý lũ, những cơ chế hoà giải vấn đề tác động xuyên biên giới do Chương trình quản lý lũ (FMMP) đang thực hiện
Trang 20CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DẢI BIÊN GIỚI VN-CPC
1.1 Đặc điểm tự nhiên dải biên giới VN - CPC vùng ĐBSCL
1.1.1 Vị trí, giới hạn vùng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu được xác định là các huyện dọc biên giới
Việt Nam-Campuchia thuộc ĐBSCL, với chiều dài đường biên là 301 km, chiều rộng mỗi bên từ 5-10 km (gần trùng với khu vực biên giới), tổng diện tích tự nhiên 5.290 km2
và dân số phía Việt Nam 1.299.500 người Về đơn vị hành chính, vùng nghiên cứu liên quan đến địa phận các tỉnh:
- Phía Việt Nam là Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, với 14 đơn vị cấp huyện, thị:
+ Tỉnh Long An (5 huyện): Đức Huệ, Thạnh Hoá, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng và Tân
Hưng
+ Tỉnh Đồng Tháp (2 huyện): Tân Hồng và Hồng Ngự
+ Tỉnh An Giang (5 huyện/thị): Tân Châu, An Phú, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri
Tôn
+ Tỉnh Kiên Giang (2 huyện/thị): Kiên Lương và TX Hà Tiên
- Phía Campuchia là các tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot
Hệ thống công trình: Nghiên cứu các công trình vùng biên giới hoặc có tác dụng
kiểm soát lũ tràn biên giới
Phạm vi tác động: Điều kiện KT-XH, công trình kiểm soát lũ và cơ sở hạ tầng,
chế độ thuỷ văn-thuỷ lực dòng chảy lũ của dải biên giới Việt Nam-Campuchia thuộc ĐBSCL nói riêng và toàn bộ vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung
Yếu tố gây tác động: Yếu tố gây tác động đến lũ biên giới là diễn biến lũ và các
phát triển tác động đến lũ từ thượng lưu và sự phát triển hệ thống công trình kiểm soát lũ-cơ sở hạ tầng vùng ngập lũ ĐBSCL
Diễn biến thuỷ văn và tác động môi trường: Nghiên cứu những diễn biến dòng
chảy lũ và tác động môi trường chủ yếu trên dải biên giới ngập lũ và toàn bộ vùng ngập
lũ thuộc châu thổ sông Mê Công
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Dải biên giới có nền địa hình khá cao so với toàn đồng bằng, với cao độ bình quân khoảng 1,5-3,0 m, ngoại trừ các khu vực Bảy Núi (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang) Toàn vùng có hướng dốc chính thấp dần từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam Tuy nhiên, sự biến đổi địa hình dải biên giới là khá lớn Trong khi đoạn biên giới kẹp giữa 2
q
Trang 21sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An chỉ có địa hình từ 1,0-1,5 m, thì đoạn biên giới gần thị trấn Xa Rài (huyện Tân Hồng) có cao trình trên 3,0 m và vùng sát với khu vực Bảy Núi (An Giang) cao trên 10 m
Hình 1-1: Bản đồ địa hình vùng ven biên giới phía Campuchia
Hình 1-2: Bản đồ địa hình vùng ven biên giới thuộc ĐBSCL của Việt Nam
1.1.3 Đặc điểm địa chất
ĐBSCL được hình thành bởi trầm tích bở rời Kanozoi với chiều dày khá lớn Theo tài liệu nghiên cứu của Liên đoàn địa chất 8, trừ các khu đồi núi ở phía Tây-Bắc, phần lớn diện tích vùng ngập lũ có lớp đá gốc cách mặt đất khoảng từ 100-1.000 m Càng đi về phía hạ lưu chiều dày lớp trầm tích càng lớn Khu vực Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn là khu vực có tầng đá gốc dưới 100 m Vùng ven biên giới, khu vực phía Bắc vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) là sản phẩm phong hoá và phía Bắc vùng Đồng Tháp
Trang 22Mười (ĐTM) là thềm phù sa cổ, phần lớn được hình thành dưới 2 dạng trầm tích Holocen và trầm tích cổ Pliocen
Nhóm đất phèn
Nhóm đất phù
sa
Nhóm đất lầy, than bùn
Nhóm đất khác Địa danh D.tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
D.tích (ha)
Tỷ lệ (%)
D.tích (ha)
Tỷ lệ (%)
D.tích (ha)
Tỷ lệ (%)
D.tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Trang 23Trong năm hình thành 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông-Bắc từ tháng XI đến tháng IV và gió mùa Tây-Nam từ tháng V đến tháng X Tốc độ gió dọc dải biên giới bình quân 1,6-1,8 m/s, cao nhất từ 18-20 m/s
Hình 1-3: Bản đồ các nhóm đất chính ven biên giới thuộc ĐBSCL của Việt Nam
Lượng bốc hơi trung bình năm trên ống Piche từ 1.150-1.250 mm Bình quân ngày từ 3,1-3,3 mm/ngày (mùa khô 3,1-4,6 mm/ngày và mùa mưa 2,3-3,3 mm/ngày)
Dải biên giới có lượng mưa trung bình khoảng 1.600 mm, biến đổi từ nơi thấp dưới 1.400 mm (Châu Đốc-1.360 mm), đến nơi cao trên 2.000 mm (Hà Tiên-2.118 mm)
Mùa mưa từ tháng V-XI, lượng mưa chiếm 90-95% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa khô chỉ chiếm từ 5-10% Mưa lớn trong năm chủ yếu tập trung vào các tháng VIII-
X, trùng với thời gian lũ thượng nguồn tràn về đồng bằng, vì vậy làm gia tăng thêm sự ngập lụt
Trong những tháng kiệt, do lưu lượng thượng lưu về ít, lượng mưa lại không đáng kể, dẫn đến tình trạng khô hạn và thiếu nước sản xuất, nhất là cuối vụ lúa Đông-Xuân, đầu
vụ Hè-Thu Thực tế cho thấy ở những nơi cuối nguồn như Kiên Lương, Hà Tiên (Kiên Giang) và Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ (Long An) ngay cả nước sinh hoạt cũng rất khó khăn
1.2 Đặc điểm nguồn nước
1.2.1 Hệ thống sông kênh và vấn đề quản lý khai thác nguồn nước
a Hệ thống sông rạch phía Việt Nam:
Dải biên giới Việt Nam-Campuchia có nhiều sông, rạch tự nhiên và kênh đào Căn
cứ vào vị trí và tầm quan trọng đối với dải biên giới, có thể chia các sông, rạch biên giới thành 03 nhóm chính là (1) Sông, rạch chảy dọc biên giới (sông, rạch là biên giới), (2)
Trang 24Sông, rạch, kênh cắt ngang biên giới hay nối với sông, rạch biên giới và (3) Sông, rạch, kênh nằm trong dải biên giới Lưu ý rằng, nếu đứng về mặt quản lý biên giới thì chỉ có sông, rạch thuộc nhóm (1) và (2) được xem là sông, rạch biên giới Nhóm (3) là những sông, rạch, kênh đào không phải là sông, rạch biên giới, nhưng do có liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội thuộc dải biên giới nên được xem xét trong Đề tài này mà thôi và chúng cũng chỉ có ý nghĩa về mặt cấp nước-kiểm soát lũ đơn thuần, không ảnh hưởng đến sự quản lý tuyến biên giới
(1) Sông, rạch chảy dọc biên giới:
Ở vùng ĐBSCL, tuy có 4 tỉnh giáp biên giới Việt Nam-Campuchia, song chỉ có 3 tỉnh là có sông, rạch biên giới là Long An, Đồng Tháp và An Giang:
- Tỉnh Long An có 06 sông, rạch biên giới là rạch Đìa Gai, rạch Kompông Rô, rạch
Cá Rô, rạch Chanh, rạch Long Khốt và rạch Cái Cỏ Tổng chiều dài sông, rạch chảy dọc biên giới là 37,289 km
- Tỉnh Đồng Tháp có 05 sông, rạch biên giới là sông Tam Ly (sông Trabek), sông
Sở Hạ, rạch Cái Xu, rạch Không tên-Mộc Rạ và sông Sở Thượng Tổng chiều dài sông, rạch chảy dọc biên giới là 40,717 km
- Tỉnh An Giang có 02 sông, rạch biên giới là sông Hậu và rạch Bình Ghi Tổng chiều dài sông, rạch chảy dọc biên giới là 12,148 km
(2) Sông, rạch cắt ngang biên giới:
- Tỉnh Long An: Ngoài những sông, rạch chảy dọc biên giới, trải qua nhiều năm phát triển và do quản lý đường biên giới theo thực trạng trong thời gian dài, nên hiện nay dải biên giới thuộc tỉnh Long An có nhiều kênh, rạch cắt ngang biên giới Một số kênh, rạch đáng kể cắt ngang biên giới là rạch Đường Xuồng, kênh 61 cũ, kênh Ma Reng cũ, kênh Ma Reng Mới, rạch Than Bùn, 2 kênh nhỏ nối vào kênh Đoàn 5 (huyện Đức Huệ), các kênh nhỏ nối vào kênh Đường Băng, kênh Nông Trường (huyện Mộc Hoá), rạch Prêk May, kênh Hữu Nghị, rạch Me Con (2 điểm cắt), rạch O A Khvin, rạch Không tên gần vị trí rạch Long Khốt chuyển hướng từ Việt Nam sang rạch biên giới ở khu vực Bình Tứ (huyện Vĩnh Hưng) Đặc biệt, rạch Mây là rạch khá lớn, được Việt Nam nạo vét năm 1994 với đáy rộng 20 m, cao trình đáy -2,0 m, cắt biên giới tại vị trí cách cầu Rạch Mây khoảng 800 m về phía hạ lưu, sau đó nhập vào sông Vàm Cỏ Tây Ngoài ra, để phát triển sản xuất, phía Việt Nam cũng đào nhiều kênh nối thông rạch Cái Cỏ vào phía Việt Nam như các kênh Hưng Điền, Sông Trăng (phía đối diện Campuchia là rạch Prêk Krăng Lêay, Việt Nam gọi là rạch Tân Lèo), kênh 79, kênh Cái Bát (trước đây là rạch Cái Bát)…
- Tỉnh Đồng Tháp: Không có sông, rạch cắt ngang biên giới, nhưng có các kênh, rạch nối vào sông, rạch biên giới như kênh Lộ 10, kênh Tân Thành, kênh Tân Hoà, kênh Sa Rài, kênh Tân Công Chí, kênh Chẹn (nối với sông Sở Hạ), rạch Hồng Ngự, sông Cầu Muống, rạch Cửa Đại, rạch Củ Sách (nối với sông Sở Thượng) Đặc biệt, kênh Mộc Rạ được đào vào năm 1989 để nối 2 sông Sở Thượng và Sở
Hạ nhưng đồng thời cũng cắt đường biên giới trên 2 rạch Cái Xu và Mộc Rá tại nhiều điểm và phân đất đai biên giới của 2 rạch tự nhiên này thành 2 phần nằm 2
Trang 25bên biên giới
- Tỉnh An Giang: An Giang cũng có nhiều sông, rạch cắt ngang biên giới, mà đáng
kể nhất là sông Tiền, sông Châu Đốc (Prêk Moat Chruk), sông Tà Keo (Stong Ta Kèv), rạch Seo Tre (chảy vào bên phải sông Châu Đốc), mương Số 2, mương Số 1, rạch Hành Tượng (chảy vào bờ trái sông Tà Keo), Kâmpông Krăsăng (Prêk Tahil Lịch), rạch Trắc Kê, rạch Trắc Ri, mương Bà Tý, rạch Vàm Định (chảy vào bên phải sông Châu Đốc), Prêk Koal Buon (rạch Miếu Ngòi Lớn), cống Cây Dương (chảy sang kênh Vĩnh Tế) Ngoài ra còn rất nhiều rạch và kênh nhỏ khác cắt ngang biên giới hướng về sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế
- Tỉnh Kiên Giang: Tuy không có sông, rạch chảy dọc biên giới nhưng tỉnh Kiên Giang có nhiều sông, rạch, kênh chảy cắt ngang biên giới, sông Ton Hon, rạch Cầu Dài, rạch Nhà Sập, Prêk Tnuop Chnôg Srăng, rạch Dứa, Prêk Ta Pan, rạch Su…
(3) Sông, kênh, rạch nằm trong dải biên giới:
Hai bên dải biên giới Việt Nam-Campuchia đều có những sông, kênh, rạch tự nhiên và nhân tạo phục vụ cho tưới, tiêu và giao thông thuỷ Những sông, kênh, rạch đáng kể trong dải biên giới (nằm trong khoảng 5-10 km dọc biên giới) gồm:
- Tỉnh Long An: Nằm trong dải biên giới với khoảng cách 5-10, tỉnh Long An có rất nhiều sông, rạch và kênh đào, đặc biệt trong giai đoạn từ 1975-1985 Một số kênh, rạch có quy mô đáng kể là kênh Biên Phòng (cách biên giới khoảng 300-500 m), kênh Trung Tâm (cách biên giới khoảng 500-1.000 m), kênh 61 (cách khoảng 1.000-1.200 m), rạch Long Khốt (cách khoảng 800-2.500 m), kênh KT8 (cách khoảng 1.500 m), kênh KT10 (cách khoảng 2.200 m)
- Tỉnh Đồng Tháp: Các kênh nằm trong dải biên giới gồm Thường Phước-Ba Nguyên (cách biên giới 150-200 m), kênh Tứ Thường-rạch Đìa Cát (cách khoảng 1.000-2.500 m)
- Tỉnh An Giang: Nằm gần dải biên giới gồm các kênh Năm Xã (chạy từ sông Tiền sang, kênh có vị trí đầu và cuối nằm gần sát biên giới với phía sông Tiền cách khoảng 50 m và phía sông Hậu cách khoảng 200 m), rạch Bình Ghi (sau khi chấm dứt đoạn rạch biên giới trên sông Bình Ghi, nằm cách biên giới khoảng 200-300 m), sông Châu Đốc (nằm cách biên giới 500-1.200 m), kênh Vĩnh Tế (nằm cách biên giới 1.000-1.200 m)
Có một điểm lưu ý là ngay tại vị trí biên giới cắt sông Ta Keo bên bờ phải (nhìn từ thượng lưu sông Ta Keo xuống hạ lưu), phía Campuchia đã đào kênh Bao Ngạn và gần trùng với đường biên giới trên đất liền Kênh có chiều dài khoảng 2,3 km, rộng mặt 30 m, sâu 1,0-1,5 m
Ngoài ra, An Giang còn có các hồ tự nhiên là Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ nằm giữa 2 sông Bình Ghi và sông Hậu tại xã Khánh Bình huyện An Phú
- Tỉnh Kiên Giang: Tuy không có sông, rạch chảy dọc biên giới nhưng Kiên Giang
Trang 26cũng có một số kênh, rạch chảy dọc biên giới, trong đó có kênh Vĩnh Tế (đoạn qua tỉnh Kiên Giang có nơi chỉ cách biên giới 100 m), sông Giang Thành (cách biên giới 100-500 m, thậm chí có đoạn chỉ cách khoảng 50 m), kênh Hà Giang (cách biên giới 1.000-5.000 m)
Bảng 1-2: Hệ thống sông kênh trong dải biên giới VN-CPC thuộc vùng ĐBSCL
TT Tên sông, suối, rạch Tỉnh Chiều dài
(km)
Mô tả chung
I Sông, rạch là biên giới
1 Rạch Sóc Nốc Long An 0,730 Rạch nhỏ, thoái hoá, cạn nước mùa khô.
2 Rạch O Kâmpong Rou Long An 11,488
Rạch vừa Ảnh hưởng triều nhẹ Đoạn thượng lưu gần cạn nước mùa khô Hạ lưu có nước quanh năm nhưng chân triều rất thấp
Rạch vừa Ảnh hưởng triều nhẹ Có nước quanh năm nhưng chân triều rất thấp
4 Prêk Kâmpong Rôtêh Long An 0,572
Rạch vừa Ảnh hưởng triều nhẹ Có nước quanh năm nhưng chân triều rất thấp
Rạch vừa Việt Nam mới nạo vét Ảnh hưởng triều nhẹ Có nước quanh năm nhưng chân triều rất cạn
Rạch vừa Việt Nam mới nạo vét Ảnh hưởng triều nhẹ Có nước quanh năm nhưng chân triều rất cạn
7 Sông Tam Ly (Sở Hạ) Long An 0,720
Sông vừa Việt Nam mới nạo vét Ảnh hưởng triều nhẹ Có nước quanh năm nhưng chân triều rất cạn
Rạch vừa Việt Nam mới nạo vét Ảnh hưởng triều nhẹ Có nước quanh năm nhưng chân triều rất cạn
9 Rạch Cái Xu Đồng Tháp 0,646 Rạch thoái hoá, chỉ còn những đoạn ngắn còn ít nước Mùa lũ ngập sâu
10 Không tên (Mộc Rạ) Đồng Tháp 2,343
Rạch thoái hoá, đoạn tiếp giáp với sông
Sở Thượng cạn khô, chỉ một đoạn ngắn cuối rạch còn ít nước Mùa lũ ngập sâu
11 Sông Sở Thượng Đồng Tháp 9,166
Sông vừa Ảnh hưởng triều nhẹ Khá sâu ngay cả khi chân triều Không cù lao Tàu thuyền vừa có thể đi lại được
12 Sông Hậu An Giang 9,418 Sông lớn Ảnh hưởng triều nhẹ Khá sâu ngay cả khi chân triều
13 Rạch Bình Gi An Giang 2,740 Sông vừa Ảnh hưởng triều nhẹ Khá sâu ngay cả khi chân triều
II Kênh cắt-nối sông, rạch biên giới
1 Phước Xuyên-28 Đồng Tháp -Tiền Giang 74,60 Bđáy=25 m, Bmặt=50 m, cao trình đáy= -2,5 đến -3,5 m
2 Mười Hai Long An - Tiền Giang 46,00 Bđáy=20 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy= -2,0 đến -5,0 m
3 Sông Trăng-Cái Bát- Kênh 79 Long An 70,00 Bđáy=25 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy = -1,0 đến -2,0 m
4 Kháng Chiến Đồng Tháp 37,00 Bđáy=15 m, Bmặt=25 m, cao trình
Trang 27TT Tên sông, suối, rạch Tỉnh Chiều dài
(km)
Mô tả chung đáy= -1,0 đến -1,5 m
5 Hưng Điền Long An 22,00 Bđáy=12 m, Bmặt=25 m, cao trình đáy=-3,0 m
6 Sa Rài Đồng tháp 18,00 Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-3,0 m
7 Số 5 Tiền Giang 20,00 Bđáy=25 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy =-1,0 đến -3,0 m
8 Số 6 Tiền Giang 21,00 Bđáy=25 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy=-1,0 đến -3,0 m
9 Số 7 Tiền Giang 25,00 Bđáy=18 m, Bmặt=30 m, cao trình đáy=-2,3 đến -3,0 m
10 Hà Giang Kiên Giang 23,00 Bđáy=18 m, Bmặt=25 m, cao trình đáy=-1,3 đến -1,5 m
11 Nông Trường Kiên Giang 25,00 Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-1,0 m
12 T3 Kiên Giang 27,00 Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-3,0 m
13 T4 Kiên Giang 28,00 Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-3,0 m
14 T5 An Giang - Kiên Giang 28,70 Bđáy=20 m, Bmặt=35 m, cao trình đáy=-3,0 m
15 T6 An Giang - Kiên Giang 28,50 Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-2,0 m
III Sông, kênh nằm trong dải biên giới
3 Rạch Long Khốt-sông Vàm Cỏ Tây Long An 38,50
Từ điểm cắt biên giới (Bình Tứ) đến cầu Bình Châu Sông rộng 40-100 m, cao trình đáy=-2,5 đến -5,0 m
4 Kênh Ba Nguyên-Thường Phước Đồng Tháp 10,45 Bđáy=12 m, B mặt=20 m, cao trình đáy=-1,5 m
5 Kênh Năm Xã An Giang 12,80 Bđáy=12 m, Bmặt=30 m, cao trình đáy=-1,5 m
Từ điểm cắt biên giới đến sông Châu Đốc Rạch có rộng 80-100 m, cao trình đáy=-4,0 đến -6,0 m
7 Sông Châu Đốc An Giang 47,55
Từ điểm cắt biên giới đến Châu Đốc Sông rộng 100-200 m, cao trình đáy= - 4,0 đến -10,0 m
8 Kênh Vĩnh Tế An Giang - Kiên Giang 89,50 Bđáy=30 m, Bmặt=50 m, cao trình đáy=-1,5 đến -4,5 m
9 Sông Giang Thành Kiên Giang 37,24
Từ kênh Vĩnh Tế đến đầu đầm Đông
Hồ Sông rộng từ 70-140 m, cao trình đáy=-3,0 đến -5,0 m
b Hệ thống sông rạch phía Campuchia:
- Sông, rạch phía Tả sông Tiền:
Trang 28Phía tả sông Tiền, có 6 sông, rạch chảy trực tiếp và gián tiếp nối với các sông,
rạch ven biên giới nước ta là:
(1) Sông Vaico: Là phần thượng lưu của sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ vùng đồng
bằng tỉnh Prey Veng, có cao trình 10-15 m, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam qua
thị xã Svay Rieng và sang tỉnh Long An của Việt Nam Diện tích lưu vực 1.720 km2,
chiều dài 110 km Sông này đã bị thoái hoá vì sau khi đắp đập Svay Rieng, dòng sông
không còn nguồn mà dòng chảy hạ lưu đập chủ yếu do sông Mê Công chuyển sang và
thuỷ triều từ biển Đông lên Về mùa khô, dòng chảy cơ bản rất nhỏ do không có nguồn
sinh thuỷ, hạ lưu chủ yếu do sông Tiền chuyển sang, nhưng trong mùa lũ lưu vực sông
chính là khu trữ và chuyển lũ tràn từ sông Mê Công sang Việt Nam Một số mặt cắt
(2) Sông Prek Tate: Là phần thượng lưu của sông Vàm Cỏ Đông, phát nguồn từ vùng
đồi thấp tỉnh Prey Vieng có cao trình khoảng 7-10 m, chảy theo hướng Tây Bắc -Đông
Nam qua thị trấn Kam Chaimea, Romihec thuộc tỉnh Prey Vieng, Svay Rieng sang tỉnh
Tây Ninh của Việt Nam Chiều dài sông chính trong phần đất của Campuchia là 54 km,
diện tích lưu vực tương ứng là 1.380 km2 Đoạn chảy gần vào Việt Nam lòng sông còn
khá sâu và bị ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông Sau đây là một số mặt cắt ngang điển
hình:
Vị trí Cao trình đáy sông (m) Độ rộng mặt (m) Độ rộng đáy (m)
Phum Tuon Tamoc 6,46 15 0
Phum Prey Taprum 4,77 65 40
Phum Tuon Donon 4,74 60 40
(3) Sông Tonle Toch: Nằm ở phía Tây-Bắc vùng biên giới, nối 2 vị trí của sông Mê
Công, cửa vào tại Phum Peam Prathnoud, cách thị xã Kompong Cham về phía Nam 10
km, và cửa ra tại Ba Nam, cách bến phà Niek Luong chừng 5 km Trong mùa lũ, nước
sông Mê Công chảy vào sông Tonle Toch và chứa dần vào vùng đầm ngập nước rồi chảy
về phía hạ lưu Lòng sông khá sâu và rộng, đáy rộng tới 100 m, chỗ hẹp gần 40 m, sâu
6-8 m Chiều dài sông chính 120 km, diện tích lưu vực 1.900 km2
(4) Sông Tonle Prasat: Nằm ở phía Tây vùng biên giới Cửa vào nối với hạ lưu của
Tonle Toch tại Toeng Lost và chảy lượn dòng theo hướng Bắc-Nam và nối với sông Sở
Thượng của Việt Nam Chiều dài sông chính là 62 km ứng với diện tích lưu vực là 650
km2 Là một con sông đồng bằng chuyển nước của sông Mê Công nên lòng sông rộng và
sâu, độ dốc đáy sông thấp nhưng biến đổi nhiều Đặc trưng lòng dẫn:
Vị trí Cao trình đáy sông (m) Độ rộng mặt (m) Độ rộng đáy (m)
Trước cầu Hữu nghị -6,94 102 30 Ngang thị trấn Piencho -5,86 125 30
Trang 29Vị trí Cao trình đáy sông (m) Độ rộng mặt (m) Độ rộng đáy (m)Giáp Sở Thượng -8,82 120 30
(5) Sông Tra Bek: Là con sông nối sông Tonle Prasat với sông Sở Hạ của Việt Nam Cửa vào tại cầu Hữu Nghị, theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến cầu Trabek chuyển hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Sở Hạ tại Thông Bình huyện Hồng Ngự Chiều dài dòng chính 57 km và diện tích lưu vực 575 km2 Tra Bek là con sông đồng bằng chuyển nước, mùa khô ảnh hưởng của thuỷ triều tại Trabek với biên độ lớn nhất (tháng V) khoảng 0,4-0,5 m Độ rộng và độ dốc lòng sông thay đổi nhiều Đặc trưng lòng dẫn tại vài vị trí như sau:
Vị trí Cao trình đáy sông (m) Độ rộng mặt (m) Độ rộng đáy (m)
Như vậy, các sông suối phía Campuchia có liên quan chặt chẽ đến các sông rạch ven biên giới Việt Nam Trong mùa khô, do không có nguồn sinh thuỷ nên dòng chảy cơ bản rất nhỏ Trong mùa lũ, các lưu vực trên lại chính là các khu chứa và chuyển lũ về Việt Nam, góp phần làm phức tạp thêm chế độ lũ cũng như các biện pháp kiểm soát lũ cho vùng ĐTM
- Sông, rạch phía Hữu sông Hậu:
Hữu sông Hậu gồm có các sông nhỏ phát nguyên từ dãy Núi Bà thuộc tỉnh Ta Keo, Kongpong Spư và Kandal, một vài suối chảy trực tiếp ra sông Bassac, một vài suối khác chảy xuống các vùng trũng ven biên giới rồi nhập vào kênh Vĩnh Tế Các khu trũng dọc sông Bassac và biên giới có cao độ từ 1,2-2,0 m, rộng 3-10 km, tạo thành các vùng ngập lụt rộng hàng ngàn ha, có độ sâu từ 0,5-3,0 m
1.2.2 Đặc điểm thuỷ văn
Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Công với hai mặt tiếp giáp biển Đông và biển Tây, nên hệ thống sông, kênh trong vùng nghiên cứu ngoài chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn và mưa trong khu vực, còn chịu tác động mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều, trong đó chủ yếu là thuỷ triều từ biển Đông Ngoài ra, hệ thống công trình hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống công trình giao thông, thuỷ lợi, các cụm tuyến dân cư cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong vùng nghiên cứu
Trong mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 4, do lưu lượng thượng nguồn nhỏ nên tác động của thuỷ triều biển Đông vượt qua cả dải biên giới trên cả hệ thống sông, kênh Tác động của thuỷ triều biển Tây yếu hơn, chỉ có thể lên tới phần cuối kênh Vĩnh Tế (đầu sông Giang Thành) Biên độ triều trong dải biên giới biến đổi từ 0,3-1,0 m, tuỳ theo vị trí
và thời điểm trong mùa kiệt Dưới tác động của dòng chảy thượng nguồn và thuỷ triều,
Trang 30dòng chảy từ các sông chính theo kênh, rạch dọc biên giới vào sâu trong nội vùng cung cấp nước cho các hoạt động phát triển và sinh hoạt của người dân sống dọc biên giới Tuy nhiên, do nguồn nước chủ yếu là lấy từ sông Tiền và sông Hậu (các sông kênh khác chảy từ phía Campuchia qua biên giới nhưng có lưu lượng không đáng kể), trong khi vùng biên giới trải dài hàng trăm km, nên trong mùa kiệt, kênh, rạch ở các vùng xa sông lớn thuộc các tỉnh Kiên Giang và Long An đều có lưu lượng và mực nước xuống rất thấp, hạn chế lấy nước tưới và cấp nước sinh hoạt
Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, nước lũ từ sông Tiền, sông Hậu và từ các vùng ngập của Campuchia tràn qua biên giới sang làm ngập toàn bộ dải biên giới hai nước Độ sâu ngập lũ tại vùng biên giới biến thiên từ 2,0-4,0 m, thời gian ngập kéo dài từ 3,5-4,5 tháng Lũ lụt là một trong những hạn chế điều kiện tự nhiên cơ bản trên suốt dải biên giới và đây cũng là đối tượng chính của nghiên cứu này
1.2.3 Nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vùng biên giới được cung cấp chủ yếu từ hai sông chính là sông Tiền và sông Hậu, phần còn lại là từ nước mưa và nước ngầm
- Đoạn biên giới thuộc vùng TGLX (ở các tỉnh Kiên Giang và An Giang):
+ Nguồn nước phục vụ sản xuất được lấy từ sông Hậu vào theo trục kênh Vĩnh Tế
có cao trình đáy -3,0 m, bề rộng đáy 30 m, chiều dài 89,5 km từ Châu Đốc đến đầu sông Giang Thành Từ kênh Vĩnh Tế, nước được chuyển tiếp vào nội đồng bằng hệ thống kênh cấp hai và cấp ba, rồi đưa lên ruộng bằng các loại bơm nhỏ D10, D12 Đoạn biên giới dọc sông Giang Thành (dài 37,24 km), nguồn nước cũng được khai thác chủ yếu bằng bơm nhỏ trực tiếp từ sông Nhìn chung, dải biên giới vùng TGLX có nguồn nước cho sản xuất khá ổn định, kể cả trong mùa kiệt Riêng khu vực xã Mỹ Đức (TX Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) do phần lớn diện tích ven biên giới được sử dụng nuôi tôm, nguồn nước mặn lấy từ Đông Hồ (cửa sông Giang Thành), nên chỉ sản xuất lúa một vụ chủ yếu sử dụng nước
+ Chất lượng nước: Do nước mặn từ biển Tây xâm nhập qua các cửa chính như
Giang Thành, Hà Giang… nên nguồn nước đoạn biên giới tỉnh Kiên Giang bị nhiễm mặn, đồng thời nội đồng cũng bị ảnh hưởng chua phèn Từ năm 1997 đến nay đã xây dựng nhiều công trình ngăn mặn và tình hình xâm nhập mặn đã được kiểm soát, đồng thời với hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây thì việc thau chua, rửa phèn cũng được cải thiện đáng kể
- Đoạn biên giới giữa hai sông Tiền và sông Châu Đốc/sông Hậu (thuộc hai huyện
An Phú và Tân Châu, tỉnh An Giang):
+ Đây là vùng nằm giữa hai con sông lớn nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ
thủy văn của sông Tiền và sông Châu Đốc/sông Hậu Vấn đề cấp, thoát nước ở vùng này đều tương đối tốt Nguồn nước dồi dào được cung cấp từ cả 2 sông, nhưng về mùa kiệt, nguồn nước lấy từ sông Tiền nhiều hơn Nguồn nước từ sông Tiền được cung cấp cho dải biên giới bằng kênh Năm Xã Đây là tuyến kênh quan
Trang 31trọng nối 2 sông Tiền và Hậu, với chiều dài 12,8 km, chiều rộng đáy 12 m, tuy nhiên, do nằm vào vùng trán lũ nên cao trình đáy chỉ ở mức -1,5 m, nhiều đoạn khá nông Đoạn dải biên giới dọc sông Hậu (dài 9,42 km) nguồn nước được lấy trực tiếp từ sông Hậu bằng các loại bơm nhỏ đến vừa Đoạn dải biên giới dọc rạch Bình Ghi (cả đoạn biên giới trên rạch và đoạn biên giới sát rạch, dài 13,8 km) nguồn nước được lấy trực tiếp từ rạch Bình Ghi cũng bằng các loại bơm vừa và nhỏ Đoạn dải biên giới dọc sông Châu Đốc (dài 47,55 km) nước được lấy chủ yếu bằng bơm nhỏ
+ Chất lượng nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước sông nên tương đối tốt
- Đoạn biên giới thuộc vùng ĐTM (thuộc hai tỉnh Đồng Tháp và Long An):
+ Nguồn nước vùng này chủ yếu được cung cấp từ sông Tiền, từ hai sông Vàm Cỏ
và một phần từ nước mưa Vùng biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa của Long An nước được lấy chủ yếu từ sông Tiền qua sông Sở Thượng (dài 9,17 km), kênh Ba Nguyên-Thường Phước (dài 10,45 km), Sở Hạ (28,3 km), Cái Cỏ-Long Khốt (33,1 km) và Long Khốt-sông Vàm Cỏ Tây (38,5 km) Huyện Đức Huệ của Long An chủ yếu là lấy nước từ sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thông qua các kênh 61, Bo Bo, Rạch Tràm-
Mỹ Bình và nước mưa
+ Chất lượng nước: Nguồn nước vùng biên giới ĐMT bị ảnh hưởng chua từ nguồn
đất phèn nội tại Tuy nhiên, so với trước đây, do quá trình cải tạo liên tục chủ yếu
là từ biện pháp thủy lợi nên chua phèn ở vùng này giảm đi nhiều, cả về mức độ và thời gian
1.2.4 Nguồn nước cho dân sinh
Trước đây, nguồn nước sinh hoạt cho vùng biên giới ĐBSCL chủ yếu được lấy từ sông, kênh lên và không qua xử lý, do vậy chất lượng nước không đảm bảo, dễ lây lan bệnh tật đường ruột và ngoài da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người dân Hiện nay, do được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước với nguồn vốn từ các Chương trình khác nhau, cùng với sự góp mặt của một số tổ chức xã hội trong và ngoài nước, nên hình hình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở dải biên giới nhìn chung đã được cải thiện đáng kể Theo đánh giá của các xã vùng biên giới thì đã có khoảng 60-70% số hộ dân trong vùng được sử dụng nước sạch Đặc biệt một số xã và thị trấn như TT.Tịnh Biên, TT.Long Bình (An Giang), xã Mỹ Đức (Kiên Giang) đã đạt 100% số hộ dùng nước sạch Hình thức cấp nước sạch là giếng khoan (do UNICEF) tài trợ hoặc nước được cấp từ trạm cấp nước tập trung (được xây dựng theo chương trình
135 của Chính phủ)
Đến nay, vùng ven biên giới đã có khoảng 30% số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh
và 15% số hộ chăn nuôi có chuồng trại vệ sinh Tuy nhiên, với hơn 60-65% dân số nông thôn không được sử dụng nước sạch, thậm chí ô nhiễm ngày càng cao và hơn 70% hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh là điều đáng lo ngại Nhiều bệnh tật liên quan đến nước
và vệ sinh như tiêu chảy, giun, đường ruột, đau mắt, ngoài da rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh thường gặp ở vùng nông thôn ven biên giới
Trang 32Trên dải biên giới, trong mùa khô, phần lớn người dân nông thôn sử dụng nước trên kênh rạch được lắng và đánh phèn, một phần nhỏ sử dụng nước giếng khoan và hệ thống cấp nước chung Do ảnh hưởng thuỷ triều và nguồn nước ngọt khá thuận lợi do hệ thống kênh các cấp được trải rộng, việc lấy nước trực tiếp từ kênh khi triều lên khá thuận lợi và chất lượng tuy chưa thật đảm bảo nhưng qua sơ xử lý cũng có thể đáp ứng cho nhu cầu người dân Tuy nhiên, với nơi kênh bị bồi lấp nhiều và gặp năm khô hạn thì khả năng cấp nước từ kênh cũng rất hạn chế, thậm chí là nguy cơ cao cho các bệnh truyền nhiễm và đường ruột Chỉ những nơi sử dụng nước giếng khoan và hệ thống cấp nước chung, đặc biệt là những khu dân cư ở gò cao và nâng nền vượt lũ được đầu tư đồng bộ, thì tình hình cấp nước sạch mới được cải thiện đáng kể Vào mùa lũ, đa phần người dân gặp nhiều khó khăn trong cấp nước sinh hoạt do ngập lũ sâu và dài ngày Phần lớn các giếng khoan không thể sử dụng Nước trong kênh rạch cũng bị ô nhiễm nặng nề do phù
sa và các chất nhiễm bẩn từ thượng lưu và từ phía Campuchia tràn sang, kể cả hậu quả
do ngập nước lâu ngày Nước mưa được đa số người dân sử dụng nhưng chỉ ở những gia đình có mái nhà kiên cố, đủ rộng, có hệ thống thu gom và bể chứa đủ lớn mới có thể đủ nước dùng trong các tháng mùa mưa-lũ Hơn nữa, do dải ven biên giới nhìn chung có lượng mưa nhỏ (dưới 1.600 mm), số ngày mưa ít, nên việc tích trữ, điều tiết nước mưa
đủ dùng cũng không phải đơn giản Chính vì thế, nhiều nơi vẫn phải sử dụng nước lũ lắng phù sa và phèn Bên cạnh đó, vào những năm lũ lớn, việc chuyển dân tránh lũ vào những khu gò cao và ven các trục lộ cũng gặp khó khăn không nhỏ trong cấp nước sinh hoạt, vì hầu hết người dân chỉ ở tạm trong các lều nhỏ, không đủ phương tiện hứng nước mưa Đối với vùng chua phèn, việc cấp nước sinh hoạt còn khó khăn hơn Nước sinh hoạt ở vùng phèn chỉ chủ yếu dựa vào nước mưa và một phần nước kênh được đánh phèn, do hầu như các giếng khoan đều bị ảnh hưởng phèn Tuy nhiên, người dân vùng chua phèn phải luôn đối mặt với tình hình khan hiếm nước do kênh, rạch bị ô nhiễm và
độ phèn trong nước cao Hầu như việc tắm giặt đều dựa vào nước kênh và chỉ ăn uống mới sử dụng nước đánh phèn Cũng nên lưu ý là nước kênh khi lấy lên chỉ mới được đánh phèn làm trong, còn về ô nhiễm thì hầu như rất ít được xử lý, nên bệnh đường ruột vẫn luôn là nguy cơ hàng đầu Ở vùng gần biển ảnh hưởng mặn (chủ yếu là 2 huyện Kiên Lương và Hà Tiên của Kiên Giang), hầu hết người dân sử dụng nước ăn uống lấy từ giếng khoan các cấp, mặc dù một số giếng cũng đã bị nhiễm mặn Hệ thống công trình thuỷ lợi đưa ngọt ra càng sát biển, khả năng nâng mực nước ngầm và cấp ngọt trong giếng càng cao Một điểm đáng quan tâm là trong những năm khô hạn nghiêm trọng, mặn xâm nhập sâu, thì các công trình thuỷ lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cấp nước tưới chứ chưa nói là nước sinh hoạt Đặc biệt, từ năm 2000 trở lại đây, với phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, những vùng được ngọt hóa trước đây nay
đã và đang có nguy cơ mặn hóa trở lại để phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, nên việc cấp nước sinh hoạt từ các công trình thuỷ lợi càng gặp nhiều khó khăn Nước mưa đến nay vẫn là nguồn cấp quan trọng cho cư dân vùng mặn vào mùa mưa nhưng do rất ít gia đình
có đủ phương tiện tích trữ nên ngay cả trong mùa mưa cũng khó có thể đủ nước dùng, huống hồ là trong mùa khô
Từ năm 1982 đến nay, được sự giúp đỡ của cơ quan Unicef (Liên hiệp Quốc) và nhất là từ năm 1995 với chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường, một chương trình cấp nước sạch cho nông thôn đã được tiến
Trang 33hành rộng khắp trên toàn vùng ĐBSCL nói chung và dải biên giới vùng ĐBSCL nói riêng, dưới sự chỉ đạo của Ban Quản lý cấp nước sạch nông thôn các tỉnh và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp Dọc theo dải biên giới các tỉnh ĐBSCL đã khoan hàng loạt các giếng cỡ nhỏ Ø50, sâu <100 m, dùng bơm tay kéo nước lên sử dụng đã góp phần giải quyết nước sinh hoạt hợp vệ sinh và cải thiện điều kiện sống cho người dân Ngoài ra, có khoảng 1% dân số nông thôn được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, đưa tổng tỷ lệ dân được cấp nước sạch cho nông thôn dải biên giới lên khoảng trên 60% Việc thực hiện chương trình khoan giếng cấp nước sạch cho nông thôn là một tiến bộ lớn
đã cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảm tỷ lệ dịch bệnh, tuy nhiên do chất lượng nước không đồng đều nên một số giếng khoan đã không sử dụng được
Do đặc điểm địa hình khá bằng phẳng, sông rạch dày đặc, hệ thống kênh mương phát triển từ lâu đời và qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, lại ảnh hưởng bởi lũ thượng lưu và thuỷ triều từ Biển Đông-Biển Tây, nên việc cấp thoát nước nông thôn dải biên giới ĐBSCL tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không
ít khó khăn, đặc biệt là về nhận thức của người dân Mối quan tâm của các cấp chính quyền đối với cấp nước nông thôn ở dải biên giới ĐBSCL cũng khác nhau Ở vùng ngập
lũ, cấp nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt mùa lũ, đặc biệt là những năm lũ lớn, kéo dài Trong chừng mực nào đó, trên dải biên giới ĐBSCL, hệ thống công trình thuỷ lợi, trong đó có công trình kiểm soát lũ, có tác động tốt đến cấp, thoát nước nông thôn
Lũ ở vùng ĐBSCL nói chung và vùng ven biên giới nói riêng đều có 2 mặt lợi và hại/tích cực và tiêu cực Mặt hại là đe dọa đến tính mạng và nguy hại đến tài sản của nhân dân trong vùng ngập lũ, làm gián đoạn hay ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế-xã hội, ngập lụt khu dân cư… Về nông nghiệp, lũ sớm đe dọa đến thu hoạch vụ Hè-Thu, lũ muộn ảnh hưởng đến gieo trồng vụ Đông-Xuân Lũ lớn làm hư hại các vườn cây ăn trái, khó phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững Mặt lợi là nước lũ về làm vệ sinh đồng ruộng, rửa các độc tố, đem lại nguồn thuỷ sản phong phú và bồi đắp nguồn phù sa giàu dưỡng chất Hạn chế mặt gây hại và lợi dụng triệt để mặt có lợi của lũ chính là một nội dung của phương châm “chung sống với lũ” ở ĐBSCL Với đà phát triển kinh tế-xã hội của các nước trong lưu vực nói chung và ĐBSCL nói riêng, với xu thế bất lợi trong biến đổi khí hậu thì mặt hại của lũ ngày càng có chiều hướng vượt trội hơn so với mặt lợi Do vậy, ở đây không đặt vấn đề triệt tiêu lũ, chống lũ triệt để mà làm thế nào để hạn chế đến mức cao nhất có thể những tác động tiêu cực của lũ, trong đó có giải pháp thích nghi, thích ứng, kiểm soát có mức độ đảm bảo chủ động phát triển sản xuất và ổn định dân cư vùng ven biên giới Tùy từng khu vực, với điều kiện tự nhiên và ngập lũ, với khả năng đầu tư và ý nguyện của người dân, sẽ nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lũ hợp lý bằng công trình và phi công trình, ứng xử với lũ từ mức thấp là thích nghi/thích ứng đến mức cao hơn là kiểm soát từng phần/từng thời gian đến toàn phần/cả mùa lũ Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của vùng biên giới, đồng thời với sự tuân thủ cao những điều khoản trong Hiệp định phát triển bền vững lưu vực Mê Công 1995, thì giải pháp phi công trình được xem là chìa khóa quan trọng nhất trong quản lý lũ dải biên giới Việt Nam-Campuchia vùng ĐBSCL
Trang 341.2.5 Tình hình ngập lũ vùng ven biên giới
a Các hướng truyền lũ vào dải biên giới:
Lũ vào ĐBSCL nói chung và dải biên giới nói riêng đều theo 2 hướng là (1) tràn qua biên giới Việt Nam-Campuchia vào ĐTM và TGLX và (2) từ dòng chính sông Tiền
và sông Hậu
Lũ tràn từ Campuchia vào ĐTM và TGLX là hướng truyền lũ có tác động mạnh nhất đến suốt cả dải biên giới:
- Ở vùng ĐTM, có thể chia ảnh hưởng của tràn lũ từ biên giới thành 2 đoạn:
+ Đoạn 1 (Bắt đầu vùng ĐBSCL thuộc huyện Đức Hòa đến đầu rạch Long Khốt):
Đây là đoạn ngập chủ yếu do lũ từ biên giới sang làm dâng mực nước trên rạch Long Khốt-Vàm Cỏ Tây rồi từ đây chuyển dần về vùng kẹp giữa 2 sông Vàm Cỏ, kết hợp với lũ sông Vàm Cỏ Đông làm ngập dải biên giới Lũ đoạn biên giới này lên chậm và muộn hơn trên sông Tiền từ 1,0-1,5 tháng, tức phải cuối tháng 8 hay giữa tháng 9 lũ mới đến đây
SÔNG HẬU SÔNG TIỀN
3.800-4.200 2.500-2.800 4.800-5.200 1.200-1.400 18-20 10-12 21-23 6-8
TỨ GIÁC LONG XUYÊN ĐỒNG THÁP MƯỜI
2.500-2.700
15-17 800-1.000 3.500-3.700
4-6 19-22
Ghi chú: - Số trên là tổng lưu lượng thoát qua tuyến, m 3 /s;
- Số dưới là tổng lượng mùa lũ, từ tháng VII-XII, tỷ m 3 ;
- Có điều chỉnh theo lưu lượng đồng thời toàn tuyến
Hình 1-4: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000
(Tài liệu kết hợp từ nhiều nguồn)
+ Đoạn 2 (Từ bờ sông Tiền đến đầu rạch Long Khốt):
Đoạn này lũ từ Campuchia trực tiếp tràn sang biên giới vào ĐTM bằng nhiều hướng Sau khi vượt qua các vùng trũng thấp sát biên giới phía Campuchia, lũ băng qua sông Sở Thượng-Sở Hạ và Cái Cỏ-Long Khốt, rồi một phần chảy theo các cửa kênh dọc,
Trang 35một phần lớn hơn tràn đồng theo nhiều hướng vào ĐTM Dòng lũ vào sông Sở Thượng phần lớn chảy ngược lại sông Tiền qua rạch Hồng Ngự và các rạch nhỏ khác qua cù lao
Tứ Thường, chỉ một phần nhỏ chảy sang sông Sở Hạ để bổ sung cho dòng lũ tràn vào trung tâm ĐTM Lượng lũ chính tràn vào ĐTM chủ yếu là từ sông Trabek và tràn đồng
từ phía Campuchia sang Các kênh Bình Thành, Tân Công Chí, Sa Rài… đều là những kênh dẫn lũ với lưu lượng đáng kể, đặc biệt là sông Cái Cái Những năm lũ lớn dòng lũ tràn qua bờ kênh Sở Hạ-Cái Cỏ có phần chiếm ưu thế Sau khi tuyến đường bờ Nam kênh Tân Thành-Lò Gạch (TT-LG) được hình thành và đắp cao vượt lũ thì diễn biến lũ tràn ở khu vực từ biên giới tới kênh Hồng Ngự trở nên phức tạp hơn Lũ tràn, sau khi qua tuyến Sở Hạ-Cái Cỏ tới gặp bờ kênh TT-LG, do gặp sức cản lớn, một phần lũ tràn qua
bờ rạch Cái Cái để hợp với dòng lũ dọc rạch Cái Cỏ về chảy qua khu vực từ Cái Cái tới Hưng Điền Từ đây một phần qua các kênh vào trung tâm ĐTM và một phần bổ sung vào đầu sông Vàm Cỏ Tây (VCT) để qua Mộc Hóa hay tràn qua khu vực kẹp giữa 2 sông Vàm Cỏ Thời gian truyền lũ từ Tân Châu đến Mộc Hóa thay đổi từ 3-10 ngày, tùy năm và tùy trận lũ, song có xu thế là ngày càng nhanh dần
- Ở vùng TGLX, dòng lũ được hợp thành từ 2 nguồn và cùng từ dải biên giới phía Campuchia chảy sang Việt Nam với diễn biến như sau:
+ Do hiện nay vùng ven biên giới TGLX đã có hệ thống kiểm soát lũ nên cho đến
trước 30/8 (thời điểm xả lũ qua 2 cống Trà Sư và Tha La) lũ từ sông Châu Đốc chảy theo kênh Vĩnh Tế và tràn đồng, hợp cùng với lũ sinh ra trong vùng núi của tỉnh Tà Keo vào vùng trũng thấp ven biên giới dọc theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế, băng qua tràn cạn Xuân Tô để chuyển dần về phía Hà Tiên, trong đó phần lớn chảy vào Tứ giác Hà Tiên bằng các kênh nối T1-T5 Cũng thời gian này, một phần nhỏ lũ từ sông Hậu được đưa vào TGLX nhờ các kênh trục nối với sông Hậu Do không được thoát nhanh vào TGLX nên mực nước lũ ven biên giới phía Bắc kênh Vĩnh Tế lên khá nhanh, tương ứng và chênh lệch không nhiều so với mực nước tại Châu Đốc trên sông Hậu
+ Sau 30/8, khi vụ lúa Hè-Thu đã thu hoạch xong, 2 cống Trà Sư và Tha La được
mở để đón lũ vào TGLX Tuy nhiên, do 2 cống Trà Sư-Tha La chỉ được thiết kế
để tháo lũ với lưu lượng khoảng 500-800 m3/s, nên phần lớn lũ vẫn chảy về phía Nam theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế với lưu lượng khoảng 1.200-1.500 m3/s Sau đó, cộng với lượng lũ sinh ra dọc theo vùng núi tỉnh Tà Keo, lưu lượng lũ chảy vào vùng TGHT khoảng 1.800-2.300 m3/s Ứng với năm lũ lớn như lũ năm 2000, lưu lượng lũ theo các hướng còn lớn hơn nhiều (Hình 1-5)
b Tình hình ngập lũ vùng ven biên giới:
Trong vùng ngập lũ ĐBSCL, dải biên giới là nơi tiếp nhận lũ sớm nhất (từ đầu tháng 7), ngập sâu nhất (từ 2,0-4,0 m), thường xuyên nhất (năm nào cũng ngập) và thời gian cũng gần dài nhất (3,5-4,5 tháng) Vì thế, ngập lũ trở thành hiện tượng bình thường
ở dải biên giới Tuy nhiên, do nằm ngay trán lũ, nên sự biến đổi của lũ hàng năm cũng thể hiện rõ nhất ở đây: Sự chênh lệch mực nước giữa những năm lũ lớn và những năm lũ nhỏ khá lớn, từ 1,5-2,0 m (trong khi đó, ở cuối vùng ngập lũ chỉ từ 0,5-1,0 m) Căn cứ vào mức độ ngập hàng năm, có thể chia dải biên giới ĐBSCL thành 4 vùng ngập tương
Trang 36ứng với 4 cấp độ ngập rất sâu, ngập sâu, ngập trung bình và ngập nông sau đây:
Hình 1-5: Lưu lượng max thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000 tràn biên giới
- Vùng ngập rất sâu (>3 m): Vùng ngập sâu ven biên giới chủ yếu nằm ở các huyện gần dòng chính sông Tiền và sông Hậu, bao gồm 2 huyện của tỉnh Đồng Tháp là Tân Hồng và Hồng Ngự, 3 huyện của tỉnh An Giang là TX Châu Đốc, An Phú và Tân Châu Đặc biệt, vùng ngập ở khu Tứ Thường kẹp giữa sông Tiền và rạch Hồng Ngự có độ sâu xấp xỉ 4,0 m Đây là khu vực đầu nguồn và hứng chịu trực tiếp nước tràn từ Campuchia sang Do ngập sâu nên hàng năm vùng này đều bị ngập lũ, năm lũ nhỏ cũng ngập đến hơn 2,0 m Thời gian ngập lũ cũng kéo dài, gần 5 tháng, từ giữa/cuối tháng 7 đến đầu/giữa tháng 12
Hình 1-6: Bản đồ độ ngập lũ dải biên giới ĐBSCL lũ năm 2000-Ảnh vệ tinh MRC
- Vùng ngập sâu (2-3 m): Vùng ngập lũ sâu chủ yếu thuộc các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa (tỉnh Long An), Tịnh Biên, Tri Tôn (tỉnh An Giang) Trên dải biên
Trang 37giới, đây cũng là những nơi ngập lũ thường xuyên, nằm kề ngay 2 bên vùng ngập lũ rất sâu Trong những năm lũ lớn, vùng này bị ngập sâu từ 2,0-3,0 m và ngay cả những năm
lũ nhỏ cũng ngập từ 1,0-2,0 m Thời gian ngập lũ từ 3,5-4,5 tháng, từ cuối tháng 7/đầu tháng 8 đến giữa/cuối tháng 12
- Vùng ngập trung bình (1,0-2,0 m): Vùng ngập trung bình trên dải biên giới chủ yếu thuộc các huyện Mộc Hóa, Thạnh Hóa (tỉnh Long An) và Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) Đây là vùng ngập trung bình, với mức ngập ứng với năm lũ lớn từ 1-2 m Như vậy, với những năm lũ nhỏ, vùng này chỉ ngập dưới 1,0 m Thời gian ngập từ 2,5-3,5 tháng, từ cuối tháng 8/giữa tháng 9 đến giữa/cuối tháng 12
- Vùng ngập nông (<1,0 m): Vùng ngập này thuộc các huyện Đức Huệ (Long An)
và TX Hà Tiên (Kiên Giang) Đây là vùng ngập xa nhất, và hầu như cũng chỉ bị ngập ứng với lũ lớn Thời gian ngập trong những năm lũ lớn ngắn, thường dưới 2,5 tháng, từ giữa/cuối tháng 9 đến đầu/giữa tháng 12
Hình 1-7: Thời gian ngập lũ năm 2000 trên dải biên giới Việt Nam-Campuchia
1.2.6 Tình hình sử dụng nước dọc biên giới
Do có những thay đổi trong phân định đường biên giới trên sông, rạch theo Hiệp ước 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005, tình hình sử dụng nước dọc biên giới được phân làm 2 giai đoạn: Trước năm 2005 và sau năm 2005
- Trước năm 2005: Theo Hiệp ước 1985, do hầu hết các sông, rạch biên giới vùng ĐBSCL có đường biên nằm phía bờ Campuchia (trừ sông Hậu và sông Sở Thượng đường biên giới nằm giữa dòng), nên việc quản lý sông, rạch biên giới tương đối thuận lợi Việc mở rộng sông, rạch hay bố trí trạm bơm lấy nước các tỉnh chỉ cần thông báo cho phía Campuchia biết trước khi tiến hành, vì thế, các sông, rạch Sở Hạ, Cái Cỏ, Long Khốt tuy là sông, rạch tự nhiên vùng biên nhưng được nạo vét, mở rộng trong các năm
Trang 38từ 2005-2007 với độ rộng đáy từ 25-30 m, mặt từ 50-60 m (đoạn Sở Hạ-Cái Cỏ) và đáy
từ 12-15 m, mặt từ 25-35 m (đoạn Cái Cỏ-Long Khốt), với cao trình đáy từ -2,0 đến -3,0
m Để lấy nước tưới, phía Việt Nam sử dụng hàng trăm trạm bơm nhỏ D10/D12 rải đều dọc các tuyến sông/rạch Sở Hạ-Cái Cỏ-Long Khốt, Sở Thượng, Mộc Rá, Bình Ghi Ngoài ra, để tưới cho vùng sâu hơn trong nội đồng, phía Việt Nam cũng đã chủ động đào hàng chục kênh cấp 2, cấp 3 nối ra các tuyến sông, rạch biên giới như các kênh Hưng Điền, Sông Trăng, 79, Tân Công Chí, Thống Nhất, Kháng Chiến, Bình Thành (hệ thống Sở Hạ-Cái Cỏ-Long Khốt), Ba Nguyên-Thường Phước (Sở Thượng) Cũng theo Hiệp ước 1985, do các sông, rạch được phía Việt Nam quản lý nên phía Campuchia không đào các kênh nối vào đất Campuchia Khi phía Campuchia có nhu cầu lấy nước tưới bằng bơm phải đề nghị phía Việt Nam cho phép, vì thế, số lượng bơm phía bờ Campuchia không nhiều
Hình 1-8: Thời gian xuất hiện lũ năm 2000 trên dải biên giới Việt Nam-Campuchia
Hình 1-9: Độ ngập sâu nhất lũ năm 2000 trên dải biên giới Việt Nam-Campuchia
Trang 39- Sau năm 2005, với Hiệp ước biên giới bổ sung, tất cả các sông, rạch biên giới đều
là sông, rạch chung (đường biên giới đi giữa dòng), thì việc lấy nước trên sông, rạch biên giới đã có nhiều thay đổi Dọc hệ thống Sở Hạ-Cái Cỏ-Long Khốt, phía Campuchia đã bắt đầu đào thêm một số kênh nối mới để đưa nước vào sâu trong nội đồng Số lượng trạm bơm dầu cũng tăng lên đáng kể, với hàng trăm chiếc bố trí dọc các sông, rạch biên giới Vì thế, nhiệm vụ tạo nguồn dẫn ngọt tưới cho 28.000 ha lúa trên đất Việt Nam bằng việc mở rộng và đào sâu hệ thống Sở Hạ-Cái Cỏ-Long Khốt và thông qua các kênh nối
sẽ trở nên khó khăn hơn khi phía Campuchia tăng nhanh lượng nước lấy trong 2-3 năm gần đây và những năm sắp đến Trên sông Sở Thượng, sông Hậu và rạch Bình Ghi, tình hình lấy nước cũng xảy ra tương tự
Nguyên-Việc sử dụng nước chung trên các sông, rạch biên giới sẽ trở nên phức tạp hơn và
để lại những vấn đề tiêu cực cần được nhìn nhận ngay để có những giải pháp giảm thiểu, đấy là:
- Khi thực hiện Hiệp ước bổ sung 2005, do toàn bộ sông, rạch biên giới là sông, rạch chung, nên nguồn nước phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội sẽ bị ảnh hưởng lớn vì phải chia sẻ cho nước bạn Campuchia Trong đó, đặc biệt là kênh Mộc Rá (mới) và sông Sở Hạ-Cái Cỏ, vì đây là những sông, rạch nhỏ rất dễ bị bồi lắng, lại rất khó mở rộng trong tương lai nên có thể sẽ không đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho cả khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia
- Do nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp tăng, đặc biệt là đối với phía Campuchia, nên chắc chắn nguồn nước hồi quy trở lại sông, rạch biên giới và nước lũ đầu mùa tràn biên giới vào nước ta sẽ là nguồn nước bị ô nhiễm cao hơn do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và sinh hoạt tăng
- Do phía Campuchia đào thêm nhiều kênh nối vào sông, rạch biên giới nên vào mùa lũ, nước lũ từ Campuchia sẽ chuyển nhanh hơn, nhiều hơn sang biên giới và vào
Trang 40ĐBSCL, dẫn đến tình hình ngập lụt dải biên giới sẽ nghiêm trọng hơn
- Việc mở rộng, nạo vét sông, rạch biên giới sẽ khó khăn hơn hiện nay do phải được sự đồng ý của cả 2 nước, do sự phức tạp hơn trong phân chia nguồn vốn đầu tư và cách thức chia sẻ nguồn nước, do sự xói lở bờ sông, rạch và việc xây dựng các công trình chống sạt lở ở mỗi nước, cũng như sự phối hợp quản lý trong quá trình khai thác,
sử dụng nguồn nước và những tác động của những công trình kiểm soát lũ ở mỗi quốc gia
Riêng đối với các sông, rạch cắt biên giới, đặc biệt là sông Tiền và sông Hậu, do
có Hiệp định phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công 1995 nên việc phối hợp quản lý
và khai thác, sử dụng nguồn nước giữa 2 nước cũng không nằm ngoài những vấn đề đã
đề cập trong Hiệp định
1.3 Hiện trạng và phương hướng phát triển nông nghiệp
1.3.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
a Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 2004-2006:
Nhìn chung, đất nông nghiệp của các huyện nằm trong dải biên giới trong giai đoạn 2004-2006 tăng giảm không đáng kể Đất trồng lúa cả năm tăng nhẹ từ 462.473 ha năm 2004 lên 470.718 ha vào năm 2005 Sự chuyển biến mạnh mẽ theo chiều hướng tăng vụ lúa, đất 2 và 3 vụ tăng nhanh, từ 1.269 ha năm 2005 lên 2.137 ha năm 2006 Chứng tỏ, tăng vòng quay của đất là nhu cầu khách quan, có vị trí to lớn trong phát triển nông nghiệp trong những năm qua và kể cả trong giai đoạn 2006-2010, trong đó hệ thống công trình thủy lợi là công cụ đắc lực, đã đóng vai trò quyết định cho tăng vụ trong những năm qua và kể cả những năm tiếp theo
Từ năm 2004 đến giữa năm 2005, giá lúa bị giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm Từ cuối 2005 đến nay, tuy giá lúa có tăng, thậm chí đầu năm 2007 tăng kỷ lục (15.000 đ/kg) nhưng hiệu quả của các loại hình độc canh lúa vẫn còn thấp, việc đẩy nhanh đa dạng hóa trên đất lúa để tăng nguồn thu nhập cho nông dân với loại hình chủ lực lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là yêu cầu khách quan và cần thiết, hợp với quy luật kinh tế và phát triển bền vững Từ đó, kéo theo yêu cầu tăng cường đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phù hợp với yêu cầu của các loại hình sử dụng đất mới Các loại hình sử dụng đất ngày càng đa dạng với nhiều loại hình cho năng suất và hiệu quả cao biểu hiện tính sáng tạo của nông dân vùng ven biên giới trong việc khai thác hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên đất và nước